Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM xã hội về AN TOÀN sức KHỎE LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH xây DỰNG ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.94 KB, 32 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

2

Từ viết tắt
TNXH
DN
AT,SKLĐ
AT-VSLĐ
TNLĐ
NLĐ
NSDLĐ
BNN

Giải thích
Trách nhiệm xã hội
Doanh nghiệp


An toàn, sức khỏe lao động
An toàn, vệ sinh lao động
Tai nạn lao động
Người lao động
Người sử dụng lao động
Bệnh nghề nghiệp


LỜI MỞ ĐẦU
Xây dựng là một ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, chiếm tỉ trọng lớn
trong thu nhập kinh tế quốc dân (khoảng 13,5%) và lực lượng lao động chiếm khoảng
10% trong tổng số lực lượng lao động. Tuy nhiên, đây là một trong những ngành sản
xuất có nhiều yếu tố nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại, việc thực hiện công tác ATVSLĐ
trong ngành này cũng rất phức tạp và khó khăn bởi đây là ngành công nghiệp đa ngành
nghề từ sản xuất vật liệu xây dựng (khai thác đá, cát sỏi, sắt thép, đồ dùng nội thất...)
đến thi công, lắp đặt bảo dưỡng công trình… với đủ các lĩnh vực (lắp ráp, thiết bị, máy
móc, điện, nước, thông gió...); Số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ rất lớn; Điều
kiện và môi trường lao động đa dạng, phức tạp như làm việc trên cao, dưới nước, trên
bộ, trong đường hầm... Luôn luôn tiềm ẩn các nguy cơ dẫn đến TNLĐ và BNN.
Ngành xây dựng là ngành đứng đầu trong danh sách ngành gây tai nạn lao động
lớn nhất. Theo số liệu được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố năm 2016,
cả nước xảy ra gần 8.000 vụ tai nạn lao động, làm 8.251 người bị nạn, trong đó có 862
người chết, 1.952 người bị thương nặng. Trong đó, ngành xây dựng để xảy ra nhiều vụ
nhất, chiếm gần 24% tổng số vụ và gần 25% tổng số người chết.
Vấn đề AT,SKLĐ luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn của Nhà nước và đã
được đề cập khá chi tiết và rõ ràng trong Bộ Luật lao động (LĐ) và Pháp lệnh bảo hộ LĐ.
Có thể khẳng định rằng, các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề AT,SKLĐ là khá
chặt chẽ, phần lớn phù hợp với quy định quốc tế. Tuy nhiên, ngành xây dựng mặc dù cũng
nhận được sự quan tâm cũng như thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong việc bảo đảm
AT,SKLĐ cho NLĐ những vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề tồn đọng cần giải quyết. Do đó, để

hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn đề tài: “: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH
NHIỆM XÃ HỘI VỀ AN TOÀN SỨC KHỎE LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH XÂY
DỰNG Ở VIỆT NAM” làm đề tài nghiên cứu cho bài luận này.
Bài tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong an toàn,
sức khỏe lao động
Chương 2: Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn, sức khỏe lao
động ngành xây dựng ở Việt nam hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam thực
hiện tốt TNXH trong lĩnh vực AT,SKLĐ

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP TRONG AN TOÀN SỨC KHỎE
LAO ĐỘNG
1.1 Một số khái niệm:

• Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Theo Hội đồng Kinh doanh Thế giới về Phát triển bền vững (World Business
Council for Sustainable Development) vào năm 1998 định nghĩa “Trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế
bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người
lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi
cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội.”
Như vậy, có thể thấy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đề cập đến cách thức
ứng xử của doanh nghiệp đối với các đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động
kinh doanh gồm mối quan hệ với chính phủ, cổ đông, người lao động, khách hàng cho
đến cộng đồng xã hội.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể phân loại như sau:
+ Trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng.
+ Trách nhiệm bảo vệ môi trường hoặc ít nhất không vì lí do kinh tế mà
gây hại môi sinh.
+ Trách nhiệm với người lao động hoặc ít nhất với công viên trong phân
xưởng của mình (lương bổng, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ).
+ Trách nhiệm chung với cộng đồng gần nhất là địa phương nơi doanh
nghiệp hoạt động.

• An toàn, vệ sinh lao động là tổng hợp các quy định của nhà nước về các biện pháp bảo
đảm an toàn và vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
và khác phục những hậu quả của tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều
kiện cho người lao động.
• Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ
thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc
thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (điều 142 Bộ luật Lao động năm 2012).
• Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác

4


động đối với người lao động. Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến Tổng liên đoàn lao
động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động (điều 143 Bộ luật Lao động
năm 2012).
• Điều kiện lao động tổng thể các yếu tố về kỹ thuật – công nghệ, tổ chức lao động,
kinh tế, xã hội, tư nhiên thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng
lao động, môi trường lao động, năng lực của con người lao động và sự tác động qua lại
giữa các yếu tố đó tạo nên những điều kiện cần thiết cho hoạt động lao động sản xuất
của con người.

• Các yếu tố nguy hiêm và có hại trong lao động là những yếu tố của điều kiện lao động
xấu, chúng phát sinh và tồn tại trong quá trình làm việc, có khả năng đe doạ tính mạng
và sức khoẻ người lao động, đây là nguy cơ chính gây tai nạn đối với người lao động.
Các yếu tố nguy hiểm bao gồm: các bộ phận truyền động và chuyển động như
những trục máy, bánh răng, sự chuyển động của bản thân máy móc như ô tô máy trục;
nguồn điện; nguồn nhiệt; vật rơi, đổ sập, vật văng bắn; nguy cơ nổ.
1.2 Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về vấn đề an toàn, sức khỏe
lao động.
An toàn và sức khỏe lao động mang ý nghĩa to lớn đối với việc bảo toàn nguồn
nhân lực, đồng thời có tác động trực tiếp tới hiệu quả của doanh nghiệp. Cứ 15 giây,
trên thế giới, lại có một người lao động bỏ mạng vì tai nạn hoặc hoặc bệnh nghề
nghiệp. Cứ 15 giây, lại có 153 công nhân bị tai nạn lao động.
DN cần có cam kết của lãnh đạo về vấn đề đảm bảo AT-BVSK cho NLĐ, thiết
lập hệ thống chính sách đảm bảo thực hiện tốt vấn đề này, đưa ra yêu cầu với các nhà
cung cấp, nhà thầu, nhà thầu phụ của mình nhằm thực hiện tốt các nội dung ATBVSKLĐ và thiết lập cơ chế giám sát các đối tác nói trên trong việc thực hiện các quy
định về AT-BVSKLĐ.
DN cần đảm bảo một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh để phòng ngừa
những tai nạn và thương tích có hại đến sức khoẻ của NLĐ.
DN phải đào tạo cho NLĐ về an toàn lao động trong sản xuất, có những biện
pháp và hệ thống quản lý thích hợp đảm bảo an toàn cho NLĐ.
DN phải phổ biến kiến thức ngành và các nguy hiểm có thể xảy ra cho NLĐ, phải
cung cấp môi trường làm việc an toàn và vệ sinh, phải có các biện pháp thích hợp để

5


ngăn ngừa tai nạn lao động và hạn chế việc gây tổn hại đến sức khoẻ NLĐ. DN cần
xây dựng và tổ chức thực hiện các biên pháp nhằm giảm thiểu các nguyên nhân gây
nguy hiểm trong môi trường làm việc ở mức tối đa.
DN phải chỉ định đại diện lãnh đạo chịu trách nhiệm về AT-BVSK và chịu trách

nhiệm đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho NLĐ.
DN phải đảm bảo tất cả NLĐ đều được huấn luyện về an toàn, khám sức khoẻ
định kỳ và thiết lập hồ sơ huấn luyện. Việc huấn luyện phải được thực hiện đối với tất
cả nhân viên mới hoặc chuyển công tác từ nơi khác đến.
DN phải thiết lập hệ thống theo dõi, phòng ngừa hoặc xử lý các nguy hiểm tiềm
ẩn đối với sức khoẻ và an toàn của NLĐ.
DN phải cung cấp cho NLĐ phòng tắm sạch sẽ, đồ nấu nước và nếu có thể là các
trang thiết bị hợp vệ sinh để lưu trữ thức ăn. Nếu DN cung cấp chỗ ở cho NLĐ thì phải
đảm bảo nơi đó sạch sẽ, an toàn và đảm bảo các yêu cầu cơ bản của họ.
1.3.

Mục đích và ý nghĩa của công tác ATVSLĐ :
Người lao động khi làm việc sẽ chịu tác động của các yếu tố điều kiện lao động,

trong đó có những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại gây bất lợi cho bản thân người lao
động, có thể gây ra tai nạn lao động, ảnh hưỏng xấu đến sức khỏe người lao động. Do
đó cần phải được bảo vệ tránh những tác động của các yếu tố này.
Các yếu tố điều kiện lao động là tồn tại khách quan. Do đó bảo hộ lao động là
yêu cầu khách quan của hoạt động sản xuẩt kinh doanh.

• Mục đích công tác AT-VSLĐ :
- Bảo đảm an toàn thân thể của người lao động, không để xảy ra tai nạn lao động.
- Bảo đảm người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh nghề nghiệp do tác
động nghề nghiệp.
- Bồi dưỡng hồi phục kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động.

• Ý nghĩa công tác AT-VSLĐ :
- Thể hiện quan điểm chính trị: xã hội coi con người là vừa là động lực, vừa là
mục tiêu của sự phát triển, con người là vốn quý nhất của xã hội phải luôn luôn được
bảo vệ và phát triển.

- Ý nghĩa về mặt xã hội: người lao động là tế bào của gia đình, tế bào của xã hội.
Bảo hộ lao động là chăm lo đến đời sông, hạnh phúc của người lao động là góp phần

6


vào công cuộc xây dựng xã hội,
- Lợi ích về kinh tế : thực hiện tốt bảo hộ lao động sẽ mang lại lợi ích kinh tế rõ
rệt, sản xuất có năng suất cao, hiệu quả, giảm chi phí do chữa bệnh, chi phí thiệt hại do
tai nạn lao động.v.v…
Như vậy thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động là thể hiên quan tâm đầy đủ về
sản xuất, là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển bền vững và đem lại hiệu quả
cao.
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng về TNXH trong an toàn sức khỏe lao động của doanh
nghiệp:

• Quy định của pháp luật.
Quy định của pháp luật là cơ sở, là nền tảng của trách nhiệm xã hội. Đây là tiêu
chí ràng buộc cho các doanh nghiệp phải hướng tới và phải thực hiện để đạt được hiệu
quả kinh tế cao. Các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp khi đã tuân thủ theo các quy
định của pháp luật thì sẽ tạo được một môi trường pháp lý, trong đó các doanh nghiệp
hoạt động theo một mục tiêu đúng đắn, tạo nên môi trường kinh doanh công bằng,
bình đẳng, thông thoáng và tạo sự gần gũi giữa các doanh nghiệp với nhau. Tuy nhiên,
pháp luật không thể là căn cứ phán xét một hành động là có đạo đức hay vô đạo đức
trong những trường hợp cụ thể mà nó chỉ thiết lập những quy tắc cơ bản cho những
hành động được coi là có trách nhiệm trong kinh doanh.

• Nhận thức của Xã hội.
Khi xã hội phát triển cao đồng nghĩa với mức sống của cộng đồng được nâng
cao, do đó nhu cầu của con người cũng phát triển theo. Theo Abraham Maslow thì con

người càng cố gắng thỏa mãn những nhu cầu và khi nhu cầu nào đó được thỏa mãn lại
xuất hiện những nhu cầu tiếp theo, ban đầu là nhu cầu sinh lý (ăn, mặc, ở,…); sau đó
đến nhu cầu an toàn, được bảo vệ; nhu cầu xã hội (các vấn đề về tình cảm); nhu cầu
được tôn trọng, được công nhận, có địa vị; cuối cùng là nhu cầu tự khẳng định, tự phát
triển và tự thể hiện mình.

• Quá trình toàn cầu hóa và sức mạnh của thị trường.
Sức mạnh của thị trường mà điển hình là thị hiếu người tiêu dùng lại đã và đang
đặt ra cho các nhà kinh doanh sự cạnh tranh khốc liệt về trách nhiệm xã hội dựa trên
nền tảng sự tác động tổng hợp hành vi ứng xử, tới quyết định lựa chọn của người tiêu

7


dùng. Lúc đó, trách nhiệm xã hội là nguồn lực, nguồn vốn mới cho doanh nghiệp trong
cạnh tranh quốc tế. Chính nguồn lực này sẽ tác động và thúc đẩy người tiêu dùng thay
đổi quan niệm tiêu dùng của họ.

• Chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực bao gồm chất lượng quản lý, cơ cấu, trình độ lao động… góp
phần quan trọng trong sự thành bại của doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến hiệu quả
của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Yếu tố nhân lực được coi là
tài sản vô cùng quý báu cho sự phát triển thành công của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc
gia nói chung cũng như hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói riêng.
Doanh nghiệp có một đội ngũ nhân lực tốt có thể làm tăng các nguồn lực khác cho
doanh nghiệp lên một cách nhanh chóng, tạo ra những sản phẩm dịch vụ có chất lượng
cao, ưu việt hơn với giá thành thấp nhất, đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng, nhà cung
cấp, đối tácvà các bên hữu quan khác. Một đội ngũ lãnh đạo, quản lý giàu kinh
nghiệm, trình độ cao, năng động, linh hoạt và hiểu biết... sẽ đem lại cho doanh nghiệp
không chỉ là lợi ích trước mắt như tăng doanh thu, tăng lợi nhuận mà cả uy tín của

doanh nghiệp đồng nghĩa với việc tăng cường hiệu quả việc thực hiện trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp.

• Trình độ công nghệ
Trình độ công nghệ có ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp, là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thể hiện năng lực sản xuất,
chất lượng và giá thành sản phẩm dịch vụ của mỗi doanh nghiệp. Với trình độ công
nghệ cao và phù hợp với xu thế phát triển bền vững hiện nay, doanh nghiệp có khả
năng giảm thiểu các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bầu khí quyển, bảo vệ môi
trường sống cho cộng đồng góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững cho chính
doanh nghiệp. Doanh nghiệp có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cùng công
nghệ tiên tiến phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp chắc chắn sẽ nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm dịch vụ kéo theo sự
giảm giá bán trên thị trường.

8


1.5 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
về vấn đề an toàn, sức khỏe lao động.
Để đánh giá hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội cả doanh nghiệp có thể đánh
giá qua một số tiêu chí sau:







Tỷ lệ gắn bó của người lao động với doanh nghiệp.

Tỷ lệ xin nghỉ việc, khiếu nại.
Tỷ lệ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Tỷ lệ bồi thường, hỗ trợ, giải quyết bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Tỷ lệ bị xử lý vi phạm khi bị thanh, kiểm tra về thực hiện pháp luật lao động

9


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI VỀ AN TOÀN SỨC KHỎE LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH
XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng ngành xây dựng tại Việt Nam hiện nay
2.1.1 Lịch sử phát triển ngành xây dựng ở Việt Nam

• Giai đoạn trước 1975: Từ năm 1954 hoà bình lập lại, miền Bắc được giải phóng, lực
lượng xây dựng đã tích cực tham gia vào việc thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế.
Đồng thời, đây cũng là thời kỳ vừa xây dựng, vừa trực tiếp chiến đấu chống chiến
tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ đối với miền Bắc, và vừa dồn sức chi viện
cho chiến trường miền Nam.
• Giai đoạn 1976-1985: Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, Việt Nam bắt đầu
vào giai đoạn khôi phục sau chiến tranh và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Tuy
nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn bao cấp.
• Giai đoạn 1986-1990: Chính phủ bắt đầu thực hiện những chủ trương và chính sách
“đổi mới”, ngành Xây Dựng đã có những chuyển biến quan trọng. Từ việc thiết kế quy
hoạch, thiết kế nhà ở chuyển sang cơ chế mới là quy hoạch xây dựng đô thị. Bên cạnh
đó, bước đầu thực hiện phương thức đấu thầu đã có tác dụng tích cực thúc đẩy các đơn
vị chú ý sắp xếp lại lực lượng lao động, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, máy
móc thi công để nâng cao chất lượng công trình và hiệu quả xây lắp.
• Giai đoạn 1991-2000: Trong giai đoạn này thị trường BĐS đã trải qua đợt sốt nhà đất
đầu tiên vào 1993-1994, và đây cũng là thời kỳ tăng trưởng vượt bật của ngành với tốc

độ tăng trưởng bình quân 10,5%/năm. Bên cạnh đó, đây là giai đoạn có nhiều chuyển
biến về chất trong sự phát triển của ngành. Nhiều cơ chế chính sách được hình thành
tạo nên khung pháp lý khá đồng bộ. Các công ty mạnh tiếp tục đầu tư chiều sâu để đổi
mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, và khả năng cạnh tranh. Tốc độ thi công
các công trình lớn về hạ tầng, công nghiệp, dân dụng nhanh gấp 2-3 lần so với thời kỳ
trước.
• Giai đoạn 2001-nay: Kinh tế cả nước trong giai đoạn này đã bắt đầu hội nhập sâu rộng
hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới với điểm nhấn là việc gia nhập WTO (2006).
Các đợt sốt nhà đất vào 2000-2001 và 2007-2008 cũng đã tạo ra sự tác động mạnh tới
tốc độ tăng trưởng ngành. Luật Xây dựng, Luật Nhà Ở và Luật Kinh Doanh Bất Động
Sản, Luật Quy Hoạch Đô Thị đã được ban hành tạo khung pháp lý hoàn thiện cho các

10


công tác quản lý quy hoạch, phát triển đô thị, nhà ở và thị trường bất động sản. Chất
lượng và trình độ xây dựng cũng đã được cải thiện đáng kể. Đến nay, các doanh
nghiệp xây dựng Việt Nam đã làm chủ công nghệ thiết kế, thi công các công trình cao
tầng, công trình nhịp lớn, công trình ngầm, công trình trên nền địa chất phức tạp có
khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
2.1.2 Tình hình phát triển

• Nguồn lực con người ngành xây dựng hiện Việt Nam có khoảng 9.000 kỹ sư/triệu dân,
gấp 3 lần so với mức bình quân của thế giới là 3.000 kỹ sư/triệu dân. Theo Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, năm 2016 nhu cầu lao động ngành xây dựng trong
nước tăng 375.000 người và tiếp tục tăng trong thời gian tới.
• Nhóm doanh nghiệp tư nhân luôn chiếm trên 80% trong cơ cấu sản xuất của ngành
Xây Dựng trong giai đoạn 2014-2017.
• Với Luật Nhà Ở (sửa đổi) 2014 và những chính sách hỗ trợ kích cầu, tình hình thị
trường BĐS đang ấm dần lên và kéo theo đó là sự đi lên của phân khúc xây dựng dân

dụng.
• Kỳ vọng các Hiệp Định FTAs đã và sắp được ký kết sẽ đẩy mạnh nguồn vốn FDI vào
Việt Nam và thúc đẩy sự phát triển của ngành xây dựng công nghiệp.
• Từ nay tới 2020, Việt Nam cần thu hút khoảng 202.000 tỷ đồng/năm để phát triển hạ
tầng GTVT và khoảng 125.000 tỷ đồng/năm cho các dự án hạ tầng điện. Do đó, áp lực
về vốn đầu tư là rất lớn trong thời gian sắp tới
• Khung pháp lý cho hình thức PPP ngày càng được cải thiện hơn, tạo điều kiện thu hút
vốn đầu tư tư nhân vào lĩnh vực đầu tư công.
Theo kết quả Hội nghị Tổng kết công tác năm 2016, triển khai nhiệm vụ kế
hoạch năm 2017 ngành Xây dựng của Bộ Xây dựng diễn ra ngày 6/1/2017, ngành Xây
dựng tại Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ, góp phần tích cực vào sự phát
triển kinh tế, xã hội của đất nước. Cụ thế như sau:
Năm 2016, giá trị sản xuất ngành Xây dựng theo giá hiện hành ước đạt khoảng
1.089,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4% so với năm 2015 đạt 104% kế hoạch năm; tính theo
giá so sánh năm 2010 đạt khoảng 862,5 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so với năm 2015.
Theo giá so sánh năm 2010, giá trị tăng thêm của ngành Xây dựng năm 2016 đạt
khoảng 189,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2015, chiếm tỷ trọng 6,19% GDP
cả nước (năm 2015 chiếm 5,97% GDP). Tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 36,6%,

11


tăng 0,9% so với năm 2015, đạt 99,5% kế hoạch năm; tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung
xây dựng đô thị đạt 100%, quy hoạch phân khu đạt khoảng 75%, tăng 3% so với năm
2015, quy hoạch chi tiết đạt khoảng 35%, tăng 2% so với năm 2015, đều đạt kế hoạch
năm; quy hoạch xây dựng nông thôn đạt 99%, tăng 1% so với năm 2015, thấp hơn kế
hoạch đề ra là 100%;
Trong khi đó, tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp
nước tập trung đạt khoảng 83,5%, tăng 2,0% so với 2015, đạt 102% kế hoạch năm; tỷ
lệ thu gom và xử lý rác thải tại đô thị đạt khoảng 85%, tương đương với 2015, đạt kế

hoạch năm; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch giảm còn khoảng 23,5%, giảm 1,5% so
với 2015, đạt 102% kế hoạch năm. Năm 2016, Bộ Xây dựng đã tập trung triển khai
các chương trình phát triển nhà ở xã hội trọng điểm đạt nhiều kết quả tích cực, giúp
cho hàng trăm ngàn hộ gia đình chính sách, người nghèo, người thu nhập thấp có điều
kiện cải thiện chỗ ở. Tính đến hết tháng 12/2016, diện tích bình quân nhà ở toàn quốc
đạt khoảng 22,8 m2 sàn/người (tăng 0,8m2 sàn/người so với năm 2015); năm 2016, cả
nước phát triển thêm khoảng 0,5 triệu m2 nhà ở xã hội khu vực đô thị, đưa tổng diện
tích nhà ở xã hội khu vực đô thị đạt khoảng 3,3 triệu m2.
Cũng trong năm 2016, thị trường bất động sản tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn
định, thể hiện qua các yếu tố: Giá cả ổn định; thanh khoản duy trì ở mức khá cả về số
lượng và giá trị giao dịch; Cơ cấu hàng hóa bất động sản ngày càng đa dạng, phong
phú cả về chủng loại và phân khúc sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân
và xã hội, hướng tới nhu cầu thực và khả năng thanh toán thực của thị trường; tồn kho
bất động sản giảm mạnh, tính đến 20/11/2016 đã giảm 75,23% so với quý I/2013; tín
dụng trong lĩnh vực bất động sản tiếp tục tăng trưởng khá, tính đến 31/10/2016 đạt dư
nợ 425.521 tỷ đồng tăng 8,33% so với cùng kỳ năm 2015; tốc độ giải ngân gói tín
dụng hỗ trợ nhà ở xã hội 30.000 tỷ đồng tăng mạnh, tính đến hết ngày 31/12/2016 đã
giải ngân hết đối với 51 dự án và khoảng 56.000 hộ gia đình, cá nhân.
2.1.3 Thực trạng TNLĐ trong ngành xây dựng tại Việt Nam hiện nay
Ngành xây dựng là ngành đứng đầu trong danh sách ngành gây tai nạn lao động
lớn nhất. Theo số liệu được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố năm 2016,
cả nước xảy ra gần 8.000 vụ tai nạn lao động, làm 8.251 người bị nạn, trong đó có 862
người chết, 1.952 người bị thương nặng. Trong đó, ngành xây dựng để xảy ra nhiều vụ

12


nhất, chiếm gần 24% tổng số vụ và gần 25% tổng số người chết.
Đáng chú ý, trên thực tế chỉ có 9,5 % tổng số các doanh nghiệp báo cáo tình hình
thực tế TNLĐ tại doanh nghiệp, cho thấy con số thống kê về số vụ TNLĐ còn thấp

hơn rất nhiều so với thực tế.
Những năm gần đây, ngành xây dựng không chỉ là một trong những ngành tạo ra
nhiều việc làm (với hơn 3,3 triệu người lao động) mà còn là lĩnh vực để xảy ra các
nguy cơ mất an toàn lao động (ATLĐ) và các vụ tai nạn lao động (TNLĐ) chết người
nhiều nhất. Vì thế, thay đổi hành vi của người sử dụng lao động trong công tác
ATVSLĐ tại các công trình xây dựng và doanh nghiệp xây dựng sẽ mang lại nhiều lợi
ích cho doanh nghiệp.
Cụ thể, đoàn thanh tra đã phát hiện 147 sai phạm tại các 16 nhà thầu đang tiến
hành xây dựng. Trong đó, có 9 doanh nghiệp chưa thực hiện Báo cáo định kỳ 6 tháng
và hằng năm về tình hình TNLĐ với cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương; 7 DN
chưa xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động theo quy định; 4 DN chưa
xây dựng kế hoạch ATVSLĐ và cải thiện điều kiện lao động hằng năm; 10 DN chưa
đo, kiểm tra môi trường lao động tại nơi làm việc theo quy định; 5 DN chưa đậy kín
những giếng, hầm, hố trên mặt bằng và những lỗ trống trên các sàn tầng hoặc rào ngăn
chắc chắn; chưa phân công cụ thể người ra tín hiệu cẩu tháp...
Đoàn Thanh tra cũng phát hiện 6 DN chậm nộp tiền BHXH bắt buộc, bảo hiểm
thất nghiệp, BHYT đối với cơ quan bảo hiểm xã hội. Đoàn thanh tra đã lập 3 biên bản
vi phạm hành chính về lao động đối với 3 DN, tham mưu trình Chánh thanh tra ban
hành 3 Quyết định Xử phạt hành chính về lao động với tổng số tiền 44 triệu đồng.
Bởi chiến dịch này sẽ tập trung thanh tra ít nhất là 630 đơn vị trên toàn quốc với
các nội dung thanh tra trọng điểm bao gồm: Thời giờ làm việc, làm thêm giờ; tiền
lương; xây dựng nội quy và đào tạo về an toàn vệ sinh lao động; phương tiện bảo vệ cá
nhân; tổ chức mặt bằng; sử dụng xe, máy, giàn giáo, giá đỡ, điện và thiết bị điện; công
tác cốp pha, cốt thép và bê tông...
2.1.4 Nguyên nhân của TNLĐ ngành xây dựng
Theo các chuyên gia lao động phân tích, nguyên nhân của tình trạng mất ATLĐ
trong ngành xây dựng nói riêng và trong các lĩnh vực khác nói chung phần lớn do chủ
sử dụng lao động là các doanh nghiệp, nhà thầu chưa thực sự nhận thức đúng và quan

13



tâm đến công tác giám sát, huấn luyện, trang bị kiến thức về ATLĐ cho người lao động
trong bối cảnh phần lớn lao động trong ngành xây dựng là lao động phổ thông, trình
độ văn hóa thấp, ý thức kỷ luật lao động kém và ít được đào tạo bài bản, không được
trang bị kiến thức cũng như những kỹ năng cơ bản khi làm việc trong môi trường nguy
hiểm.
Trong khi đó, công tác quản lý Nhà nước về an toàn lao động tại các công trình
còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Bên cạnh đó, vai trò giám sát công trình, trong đó có
giám sát về công tác ATLĐ của tư vấn giám sát, nhà thầu lại chưa làm hết trách nhiệm
của mình nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân NLĐ và chính DN.
Thống kê của Cục An toàn lao động (Bộ LĐTBXH) về nguyên nhân số vụ TNLĐ
chết người năm qua cho thấy, nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm tới
52,8%.
Trong đó, do người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm
việc an toàn chiếm 25,2% tổng số vụ; thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm
14,3% tổng số vụ; người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động cho
người lao động chiếm 9,7% tổng số vụ và do tổ chức lao động và điều kiện lao động
chiếm 2,6% tổng số vụ, do người sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ
cá nhân trong lao động chiếm 1%...
2.1.5. Việc thực hiện làm công tác AT,SKLĐ và công tác huấn luyện AT,SKLĐ
ngành xây dựng tại Việt Nam hiện nay
Xây dựng là một ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, chiếm tỉ trọng lớn
trong thu nhập kinh tế quốc dân (khoảng 13,5%) và lực lượng lao động chiếm khoảng
10% trong tổng số lực lượng lao động. Tuy nhiên, đây là một trong những ngành sản
xuất có nhiều yếu tố nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại, việc thực hiện công tác AT,SKLĐ
trong ngành này cũng rất phức tạp và khó khăn bởi đây là ngành công nghiệp đa ngành
nghề từ sản xuất vật liệu xây dựng (khai thác đá, cát sỏi, sắt thép, đồ dùng nội thất...)
đến thi công, lắp đặt bảo dưỡng công trình… với đủ các lĩnh vực (lắp ráp, thiết bị, máy
móc, điện, nước, thông gió...); Số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ rất lớn; Điều

kiện và môi trường lao động đa dạng, phức tạp như làm việc trên cao, dưới nước, trên
bộ, trong đường hầm... Luôn luôn tiềm ẩn các nguy cơ dẫn đến TNLĐ và BNN.
Ngoài ra, vị trí, địa điểm lao động không ổn định gây làmkhó khăn cho công tác

14


quản lý AT,SKLĐ rất khó khăn; tổ chức quản lý sản xuất trong lĩnh vực xây dựng của
một số đơn vị xây dựng rất lỏng lẻo do phân thầu, khoán thầu, bán thầu;…
Thời gian qua việc thực hiện công tác AT,SKLĐ trong lĩnh vực xây dựng có
nhiều chuyển biến tích cực hơn và đạt được những kết quả đáng kể, trước hết do công
tác quản lý của các Bộ, Ngành tốt hơn, các văn bản pháp luật cũng được hoàn thiện
hơn. Mặt khác nhận thức về AT,SKLĐ của người SDLĐ và NLĐ cũng dần được nâng
cao. Tuy nhiên, trong lĩnh vực xây dựng, công tác AT,SKLĐ cũng còn một số thách
thức và tồn tại sau đây:

• Điều kiện và môi trường lao động của Ngành xây dựng có nhiều nguy cơ gây TNLĐ
và BNN: như đã nêu ở trên cộng với đặc thù riêng của nó là tồn tại rất nhiều đơn vị
cánhỏ lẻ, thiếu quản lý với lực lượng lao động không nhỏ nhưng trình độ văn hóa thấp,
không được đào tạo nghề, huấn luyện về AT,SKLĐ có chuyên môn nghề nghiệp nên
bất kỳ ở đâu, lúc nào cũng tiền ẩn các nguy cơ dẫn đến TNLĐ và BNN.
• Hiện tượng Tình trạng vi phạm các qui trình của Nhà nước pháp luật về AT,SKLĐ
trong Ngành xây dựng còn rất nghiêm trọng: Xây dựng là lĩnh vực mà các cấp, các
ngành rất quan tâm đến công tác AT,SKLĐ. Hiện nay, Các văn bản pháp luật về
AT,SKLĐ khá đầy đủ. Bộ máy quản lý công tác AT,SKLĐ từ Trung ương, địa phương
cũng như các doanh nghiệp Tổng công ty và các đơn vị cơ sở trực thuộc không ngừng
được củng cố, tăng cường.Tuy nhiên, việc thực hiện các qui định của Nhà nước về
AT,SKLĐ ở nhiều đơn vị còn chưa nghiêm, đặc biệt ở những doanh nghiệp tư nhân, nhà
thầu nhỏ, việc chấp hành các quy định về AT,SKLĐ còn rất hạn chế, thậm chí nhiều đơn
vị không thực hiện. Hiện tượng vi phạm phổ biến là: xây dựng và thi công không đúng

thiết kế cũng như yêu cầu kỹ thuật xây dựng, vi phạm hành lang lưới điện... dẫn đến sập
đổ công trình; nhiều đơn vị xây dựng không xây dựng kế hoạch BHLĐ, không xây dựng
đầy đủ nội qui, qui trình ATVSLĐ và PCCN; không thực hiện đúng các qui định về
đăng ký, kiểm định các máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về
AT,SKLĐ; không thực hiện việc huấn luyện về AT-VSLĐ cho người lao động (Huấn
luyện trước khi giao việc, huấn luyện định kỳ); không tổ chức khám sức khỏe định kỳ và
khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động;...
• Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp xảy ra trong lĩnh vực xây dựng có chiều hướng
gia tăng và luôn đứng đầu trong danh sách ngành gây TNLĐ. Theo số liệu được Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội công bố năm 2016, cả nước xảy ra gần 8.000 vụ tai

15


nạn lao động, làm 8.251 người bị nạn, trong đó có 862 người chết, 1.952 người bị
thương nặng. Trong đó, ngành xây dựng để xảy ra nhiều vụ nhất, chiếm gần 24% tổng
số vụ và gần 25% tổng số người chết (đây là số liệu thống kê chưa đầy đủ). Còn theo
Kết quả phân loại sức khỏe người lao động trong ngành xây dựng của các tổ chức y tế
cho thấy: số người có sức khỏe loại 4 và 5 là 6%; số người có sức khỏe loại 3 là 35%.
Như vậy trong Ngành xây dựng có 41% tổng số người lao động trong ngành không đủ
sức khỏe để làm việc trong lĩnh vực xây dựng.
2.2 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực AT, SKLĐ ngành xây
dựng ở Việt Nam
2.2.1 Khái quát chung về TNXH trong lĩnh vực AT,SKLĐ
Vấn đề AT,SKLĐ luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn của Nhà nước và đã
được đề cập khá chi tiết và rõ ràng trong Bộ Luật lao động (LĐ) và Pháp lệnh bảo hộ
LĐ. Có thể khẳng định rằng, các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề AT,SKLĐ
là khá chặt chẽ, phần lớn phù hợp với quy định quốc tế.
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu với khu vực và thế giới, các
DN Việt Nam buộc phải có quan hệ với các đối tác nước ngoài. Để có mối quan hệ

chặt chẽ với các đối tác này, các DN Việt Nam phải thực hiện một số quy định về
TNXH trong lĩnh vực AT,SKLĐ do các đối tác nước ngoài dựng lên. Một số bộ quy tắc
ứng xử (CoC) quốc tế được áp dụng khá phổ biến ở Việt Nam đã đề cập khá rõ về vấn
đề AT,SKLĐ như Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 và WRAP; Hệ thống quản
trị môi trường ISO 14000; Hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ OHSAS 18001 v.v…
Có thể tóm tắt các quy định của TNXH trong lĩnh vực AT,SKLĐ với một số điểm
chính sau:

• DN cần có cam kết của lãnh đạo về vấn đề đảm bảo AT,SKLĐ cho NLĐ, thiết lập hệ
thống chính sách đảm bảo thực hiện tốt vấn đề này, đưa ra yêu cầu với các nhà cung
cấp, nhà thầu, nhà thầu phụ của mình nhằm thực hiện tốt các nội dung AT,SKLĐ và
thiết lập cơ chế giám sát các đối tác nói trên trong việc thực hiện các quy định về
AT,SKLĐ.
• DN cần đảm bảo một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh để phòng ngừa những
tai nạn và thương tích có hại đến sức khoẻ của NLĐ.
• DN phải đào tạo cho NLĐ về an toàn lao động trong sản xuất, có những biện pháp và
hệ thống quản lý thích hợp đảm bảo an toàn cho NLĐ.
• DN phải phổ biến kiến thức ngành và các nguy hiểm có thể xảy ra cho NLĐ, phải

16


cung cấp môi trường làm việc an toàn và vệ sinh, phải có các biện pháp thích hợp để
ngăn ngừa tai nạn lao động và hạn chế việc gây tổn hại đến sức khoẻ NLĐ. DN cần
xây dựng và tổ chức thực hiện các biên pháp nhằm giảm thiểu các nguyên nhân gây
nguy hiểm trong môi trường làm việc ở mức tối đa.

• DN phải chỉ định đại diện lãnh đạo chịu trách nhiệm về AT,SKLĐ và chịu trách nhiệm
đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho NLĐ.
• DN phải đảm bảo tất cả NLĐ đều được huấn luyện về an toàn, khám sức khoẻ định kỳ

và thiết lập hồ sơ huấn luyện. Việc huấn luyện phải được thực hiện đối với tất cả nhân
viên mới hoặc chuyển công tác từ nơi khác đến.
• DN phải thiết lập hệ thống theo dõi, phòng ngừa hoặc xử lý các nguy hiểm tiềm ẩn đối
với sức khoẻ và an toàn của NLĐ.
• DN phải cung cấp cho NLĐ phòng tắm sạch sẽ, đồ nấu nước và nếu có thể là các trang
thiết bị hợp vệ sinh để lưu trữ thức ăn. Nếu DN cung cấp chỗ ở cho NLĐ thì phải đảm
bảo nơi đó sạch sẽ, an toàn và đảm bảo các yêu cầu cơ bản của họ.
Nếu nghiên cứu kỹ các yêu cầu của các bộ quy tắc ứng xử (CoC) quốc tế và so
sánh các yêu cầu đó với quy định của pháp luật Việt Nam, có thể thấy trong các quy
định này có một số quy định cao hơn, gây khó khăn hơn cho DN, có những quy định
mà pháp luật Việt Nam chưa đề cập đến. Tuy nhiên, để thực sự hội nhập với khu vực
và thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam không thể không cố gắng vượt qua các rào cản
này.
2.2.2 Thực trạng thực hiện TNXH trong lĩnh vực AT,SKLĐ ngành xây dựng tại Việt
Nam hiện nay
Theo kết quả điều tra xã hội học với 75 doanh nghiệp thuộc thuộc 5 ngành Da
Giày – Dệt May, Thuỷ sản, Khai thác mỏ, Xây dựng và Dịch vụ – Thương mại năm
2015 để làm rõ việc thực hiện TNXH đối với nội dung AT,SKLĐ, kết quả cho thấy:
Phần lớn các DN (63,2%) đều đã có cam kết của lãnh đạo thực hiện các quy định về
AT,SKLĐ. Tỷ lệ này đạt rất cao ở ngành Da Giầy – Dệt May (82,9%), sau đó đến Khai
thác mỏ (61,7%) và thấp nhất ở ngành Xây dựng (54,2%). Điều này khá dễ hiểu bởi
phần lớn các DN ngành Da Giầy – Dệt May phải thực hiện các quy định của SA 8000
hoặc WRAP, trong đó nội dung AT,SKLĐ là một trong những nội dung quan trọng.
Kết quả trên cho thấy, mặc dù là nhóm ngành dẫn đầu về tỉ lệ TNLĐ nhưng phần
lớn các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng vẫn chưa thực hiện đúng trách nhiệm xã
hội của mình đối với vấn đề AT,SKLĐ cho NLĐ. Việc lỏng lẻo trong xây dựng các quy

17



chế, áp dụng đối phó các quy định của pháp luật là những yếu tố làm gia tăng tỉ lệ tai
nạn lao động, khiến các DN ngành xây dựng vi phạm những quy định về TNXH của
doanh nghiệp ngành về vấn đề AT,SKLĐ.
Bên cạnh đó, việc xây dựng chính sách để thực hiện cam kết vẫn còn tồn tại
nhiều khiếm khuyết. Tính trung bình chỉ có 54,7% tổng số DN đã có cam kết có chính
sách để thực hiện các cam kết về AT,SKLĐ. Tỷ lệ này cao nhất ở ngành Khai thác mỏ
(76,7%), sau đó đến Da Giầy – Dệt May (61%) và riêng ngành xây dựng tỉ lệ này chỉ
đạt 47,6%. Điều này nói lên khoảng cách quá lớn giữa “nói” và “làm” trong các DN
hiện nay.
Về bộ máy phụ trách công tác AT,SKLĐ, phần lớn các DN quan tâm đến việc
thiết lập bộ máy phụ trách công tác AT,SKLĐ cho NLĐ. Có 93,2% số ý kiến khẳng
định DN có phân công lãnh đạo phụ trách AT,SKLĐ. Xét theo ngành, ngành có tỷ lệ
cao nhất là Khai thác mỏ (97,9%), sau đó đến Da Giầy – Dệt May (97,6%), Thuỷ sản
(96,9%), Xây dựng (91,5%) và thấp nhất là ngành Dịch vụ – Thương mại (84,3%).
Như vậy, theo báo cáo, thì các DN ngành xây dựng đã quan tâm đến việc thiết lập bộ
máy phụ trách công tác AT,SKLĐ cho NLĐ. Tuy nhiên, con số 8,5% DN xây dựng còn
lại chưa quan tâm đến vấn đề này, cũng là một con số đáng quan ngại cho vấn đề
AT.SKLĐ cho NLĐ.
Bảng 1: Bộ máy làm công tác AT,SKLĐ và huấn luyện AT,SKLĐ

Nguồn: Bộ LĐ-TBXH

18


Bảng trên cho thấy một số DN rất quan tâm đến việc huấn luyện AT-VSLĐ cho
NLĐ: huấn luyện theo định kỳ 6 tháng 1 lần. Tỷ lệ này chiếm 29,2% ở ngành xây
dựng, đây là một việc làm rất đáng hoan nghênh.
Bảng 2: Các yếu tố ĐKLĐ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người lao động
STT

1

ĐKLĐ có ảnh
hưởng xấu đến sức
khoẻ NLĐ

2

Các yếu tố điều
kiện lao động gây
ảnh hưởng xấu đến
sức khoẻ của người
lao động

3

Có yếu tố nguy
hiểm dễ gây tai nạn

4

Chung tất cả
5 ngành

Tiêu chí đánh giá

Các yếu tố nguy
hiểm dễ gây tai nạn
cho người lao động
trong quá trình làm

việc

Ngành
xây
dựng



46,8

Không
Bụi
ồn
Rung
Hơi khí độc
Độ ẩm cao
Nóng, khó chịu
Khác

53,2
70,4
52,8
26,9
18,5
23,1
53,7
13,0

37,5
62,5

61,1
55,6
33,3
5,6
5,6
66,7
22,2



31,0

36,2

Không
Sàn trơn, gồ ghề

69,0
7,7

63,8
9,1

Máy móc không che chắn

3,8

18,2

Không có biển báo an toàn

Đường hẹp

9,6
38,5

27,3
72,7

Hàng dễ đổ

32,7

36,4

Vật liệu nổ

51,9

9,1

Nguồn: Bộ LĐ-TBXH
Bảng 2 cho thấy, nếu xét theo ngành thì ngành xây dựng có các yếu tố ĐKLĐ
gây ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ chiếm tỉ lệ tương đối cao, đặc biệt phải quan tâm
đến các yếu tố bụi( 61,1 %), Ồn (55,6 %) và nóng bức khó chịu ( 66,7%) để các doanh
nghiệp ngành xây dựng có thể thực hiện tốt TNXH của mình.
Bên cạnh các yếu tố ĐKLĐ không thuận lợi, còn một số yếu tố nguy hiểm dễ
gây tai nạn lao động trong quá trình làm việc cần được các DN quan tâm để tránh

19



những tình huống xấu có thể xảy ra đối với sức khoẻ của NLĐ. Kết quả điều tra cho
thấy, chỉ có 31% số ý kiến khẳng định DN của họ có các yếu tố nguy hiểm dễ gây tai
nạn lao động, trong đó tỷ lệ cao nhất là ngành Khai thác mỏ (50%) và của ngành Xây
dựng là 36,2%. Những yếu tố gây nguy hiểm ở tình trạng đáng báo động nhất trong
các DN xây dựng là:






Xếp hàng quá cao, dễ đổ, dễ gây tai nạn: 36,4%
Không có biển báo an toàn: 27,3%
Sàn trơn, gồ nghề: 9,1%
Máy móc không có bộ phận che chắn:18,2%
Kết quả điều tra này, so với một số kết quả điều tra do Viện Khoa học Lao động
và Xã hội tiến hành trước đây cho thấy một tình trạng khả quan hơn của các yếu tố
ĐKLĐ và các yếu tố gây nguy hiểm đến NLĐ. Nó chứng tỏ trong những năm vừa qua,
các DN ngành xây dựng đã quan tâm chú ý đến việc đầu tư làm giảm thiểu các mối
nguy hại đến NLĐ. Tuy nhiên, thực trạng trên cũng chứng tỏ trong các DN ngành xây
dựng còn nhiều yếu tố ĐKLĐ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ NLĐ hoặc gây nguy
hiểm cho họ. Điều này cho phép đánh giá việc thực hiện TNXH đã dần có tính hội
nhập cao hơn song mức độ hội nhập vẫn chưa được như mong muốn.
Trong tình trạng các yếu tố ĐKLĐ có gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cho NLĐ
khá nghiêm trọng như vậy, vấn đề cải tiến các yếu tố ĐKLĐ đã được quan tâm đáng
kể. Tính trung bình, có 92,1% số ý kiến hỏi khẳng định DN thường xuyên cải tiến hoặc
lôi cuốn mọi người cùng tham gia cải tiến liên tục các yếu tố ĐKLĐ. Chỉ có 7,5% số ý
kiến cho rằng việc cải tiến là không thường xuyên và 0,4% cho rằng DN của họ không
cải tiến. Tuy nhiên, trên thực tế, tỉ lệ này ở các doanh nghiệp xây dựng còn rất thấp,

chứng tỏ các doanh nghiệp này vẫn chưa thật sự quan tâm đến vấn đề cải thiện ĐKLĐ
để đảm bảo ATLĐ cho NLĐ.
Nếu như việc cải tiến các yếu tố ĐKLĐ có mục tiêu đảm bảo NLĐ ít chịu các
ảnh hưởng xấu của môi trường làm việc thì việc trang bị phương tiện bảo hộ lao động
(BHLĐ) cho họ giúp NLĐ có khả năng tránh các rủi ro xảy ra trong quá trình LĐ. Tuy
nhiên, kết quả phỏng vấn lại cho thấy tỷ lệ các ý kiến được hỏi khẳng định DN trang bị
phương tiện BHLĐ ở mức tốt và rất tốt ở mức khá khiêm tốn: 64,5%. Có 34,6% khẳng
định ở mức bình thường và chỉ có 1,9% khẳng định ở mức: “Hơi kém”. Ngành xây
dựng đã thực hiện tương đối tốt việc trang bị phương tiện BHLĐ như mũ bảo hộ, quần

20


áo, dây cáp treo,... Tuy nhiên, những thiết bị này vẫn còn nhiều hạn chế về chức năng
và một số doanh nghiệp chỉ trang bị đối phó, thậm chí là không trang bị thiết bị bảo hộ
cho NLĐ.
Vấn đề đảm bảo vệ sinh nơi làm việc cho công nhân được các bộ quy tắc ứng xử
phổ biến trên bình diện quốc tế đề cập đến ở 3 nội dung chủ yếu: Vệ sinh nhà ở tập thể
mà DN cấp cho công nhân; Nhà vệ sinh tại nơi làm việc cho công nhân; Nhà tắm cho
công nhân.
Trước hết về vấn đề nhà ở tập thể cho công nhân, tính bình quân chỉ có 54% số ý
kiến khẳng định DN có cung cấp nhà ở cho NLĐ. Tỷ lệ này cao nhất ở ngành Khai
thác mỏ (83,7%), sau đó đến ngành Xây dựng (57,6%). Như vậy, ngành xây dựng đã
tạo điều kiện cho NLĐ để họ hoàn thành công việc của mình. Thực ra, tỷ lệ cung cấp
nhà ở cho công nhân cao hay thấp không khẳng định DN có thực hiện tốt hay không
tốt TNXH, bởi tuỳ thuộc điều kiện cụ thể mà DN có thể cung cấp hay không cung cấp
nhà ở. Vấn đề chính là nhà ở được cung cấp cho NLĐ phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn
và đảm bảo vệ sinh. Các bộ CoC nổi tiếng như SA 8000, WRAP, FLA, ... đều đề cập
đến vấn đề này.
Tuy đã quan tâm tạo điều kiện về vấn đề nhà ở cho NLĐ nhưng theo kết quả điều

tra của Bộ LĐ-TBXH, 100% số ý kiến cho rằng nhà ở do DN cung cấp không rơi vào
tình trạng mất vệ sinh nghiêm trọng, song vẫn có ý kiến đánh giá nhà ở “chưa đạt”
(19,8%). Xét theo ngành, chỉ có 2 ngành có đánh giá “chưa đạt” là Khai thác mỏ
(33,3%) và Xây dựng (21%). Điều này cũng dễ hiểu bởi các DN thuộc hai ngành này
chịu ảnh hưởng xấu do bụi mà nhà ở tập thể của công nhân lại thường có vị trí gần
DN. Như vậy, vấn đề vệ sinh nơi nhà ở nhìn chung chưa đáp ứng các yêu cầu của
TNXH, song 100% nhà ở được cung cấp đảm bảo an toàn.
Về vấn đề nhà vệ sinh cho công nhân, tính trung bình có 4,9% số ý kiến khẳng
định ở mức “rất tốt”; 56,8% - “tốt”; 35,8% - “bình thường” và chỉ có 2,5% ở mức “hơi
kém”. Không có ý kiến nào lựa chọn mức “rất thiếu thốn”. Ngành có tỷ lệ người đánh
giá khu vệ sinh ở mức tốt và rất tốt cao nhất là ngành Dịch vụ – Thương mại (85,3%),
sau đó đến ngành Xây dựng (62,8%) và thấp nhất ở ngành Khai thác mỏ (48,8%). Như
vậy, có thể thấy, việc đảm bảo tính sạch sẽ cho khu vực vệ sinh (WC) cho công nhân
đang là vấn đề cần có sự nỗ lực cao của các DN.

21


Về vấn đề nhà tắm cho công nhân, Luật lao động quy định nếu DN có lao động
nữ cần có nhà tắm riêng cho nữ công nhân. Các bộ CoC quốc tế quy định ở mức cao
hơn – cần có nhà tắm riêng cho cả nam và nữ và nhà tắm phải đảm bảo sạch sẽ. Tuy
nhiên, có 15,4% số ý kiến được hỏi khẳng định DN không có nhà tắm nào; 15,4%
khẳng định chỉ có nhà tắm cho nữ công nhân trong khi các DN có cả lao động nữ và
lao động nam. Điều bất cập này chắc chắn sẽ cần phải khắc phục nếu các DN thực sự
muốn thực hiện tốt TNXH để hội nhập. Đặc biệt chú ý đến vấn đề này là Xây dựng
(20,6% - Không có nhà tắm nào và 17,6% - Chỉ có nhà tắm cho nữ).
Vấn đề có nhà tắm bẩn, mất vệ sinh cũng là một vấn đề nổi cộm. Ngành có tỷ lệ
ý kiến đánh giá nhà tắm “có nhưng bẩn” nhiều nhất là Khai thác mỏ (27,9%), kế tiếp là
Xây dựng (14,7%) và Da Giầy – Dệt May (11,1%). Thực ra, việc đảm bảo nhà tắm
sạch sẽ là vấn đề không khó và không mất nhiều kinh phí, nếu DN chú ý quan tâm đến

vấn đề này, việc đảm bảo nhà tắm sạch sẽ là điều hoàn toàn có thể làm được.
Bảng 3: Vấn đề y tế – bảo vệ sức khoẻ cho công nhân

Nguồn: Bộ LĐ-TBXH
Nhìn chung, vấn đề đảm bảo các dịch vụ y tế cho công nhân được thực hiện khá
tốt. Bảng 3 cho thấy, tỉ lệ đảm bảo các dịch vụ y tế công nhân cho ngành xây dựng là
35,6 %. Tỉ lệ này tuy chưa cao, nhưng nó đã phản ánh phần nào mức độ quan tâm và ý
thức thực hiện TNXH của các DN ngành xây dựng.
Thực ra, theo các bộ CoC quốc tế và pháp luật lao động Việt Nam, DN chỉ phải

22


bắt buộc thành lập trạm y tế khi quy mô đủ lớn. Do vậy,các số liệu không chứng minh
được rằng loại hình DN nào thực hiện TNXH tốt hơn và loại hình nào kém hơn. Song,
điều quan trọng trong việc thực hiện TNXH là việc cứu chữa và cấp phát thuốc men
cho NLĐ phải rất kịp thời, đầy đủ. Kết quả điều tra cho thấy rằng, tỷ lệ ý kiến khẳng
định DN thực hiện cứu chữa, cấp phát thuốc men cho NLĐ “rất đầy đủ, kịp thời”
không cao: chỉ 69,5%. Tỷ lệ này cao nhất ở ngành Da Giầy – Dệt May (87,9%), ngành
Xây dựng đạt 68,8% và thấp nhất ở ngành Khai thác mỏ (52,9%). Như vậy, trong vấn
đề cứu chữa và cấp phát thuốc men cho NLĐ, ngành Xây dựng đã có nhiều nỗ lực để
đạt được chỉ tiêu theo quy định của pháp luật.
Pháp luật lao động Việt Nam và các bộ CoC nổi tiếng cũng đều quy định các DN
buộc phải mua bảo hiểm y tế (BHYT) cho tất cả NLĐ (trừ 1 số đối tượng đặc biệt).
Tuy nhiên, tình hình mua BHYT cho NLĐ không hoàn toàn khả quan. Chỉ có 77,1%
số ý kiến được hỏi khẳng định DN có mua BHYT cho trên 80% công nhân; 10,4% cho
rằng DN mua BHYT cho từ 51-80% số công nhân; 5,6% cho rằng các DN mua BHYT
cho từ 31-50% số công nhân; 5,2% cho rằng tỷ lệ này là dưới 30% và 1,7% khẳng định
là chưa ai được mua BHYT. Bảng 3 cho thấy, ngành Xây dựng và Dịch vụ – Thương
mại có tình trạng thực hiện TNXH trong vấn đề này kém rất kém và có DN chưa mua

BHYT cho bất kỳ công nhân nào.
2.3 Đánh giá thực trạng thực hiện TNXH về AT,SKLĐ ngành xây dựng ở Việt
Nam hiện nay
2.3.1 Mặt đạt được
Trên thực tế, ngành xây dựng ở Việt Nam đã quan tâm đến thực hiện trách
nhiệm xã hội về AT,SKLĐ cho NLĐ. Nhìn chung, các doanh nghiệp đã quan tâm đến
các vấn đề như trang bị thiết bị bảo hộ lao động, trang bị nhà ở đạt chuẩn, nhà vệ sinh
đạt chuẩn, vấn đề y tế , thuốc men cho công nhân đã được chú trọng.
2.3.2 Hạn chế

• Khiếm khuyết trong công tác đào tạo an toàn sản xuất:
Thiếu đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp đào tạo về an toàn sản xuất, nên khó mà
đảm bảo hiệu quả đào tạo. Do tài liệu đào tạo không có tiêu chuẩn thống nhất, nên nội
dung đào tạo sẽ không thể nào phù hợp với trình độ kiến thức thực tế của người lao
động; thiếu các chương trình giảng dạy và đi đôi với thực hành, khiến cho người lao

23


động không thể hiểu được các lý thuyết, càng chưa nói đến việc nắm bắt các kỹ năng,
như vậy sẽ không thể đạt được mục đích cơ bản trong công tác đào tạo an toàn và đạt
kết quả như dự kiến. Do sát hạch đào tạo đơn giản, nên đơn vị đào tạo không nghiêm
chỉnh chấp hành theo tiêu chuẩn đào tạo, trên thực tế, chỉ cần tham gia đào tạo là có
thể đáp ứng điều kiện vào làm, thậm chí còn bỏ qua cả khâu kiểm tra trực tiếp.

• Không đóng bảo hiểm xã hội
Có rất nhiều đơn vị thi công xây dựng chưa thực hiện tốt công tác bảo hiểm xã
hội, ngoài tỷ lệ tham gia bảo hiểm hưu trí cao, thì thực trạng bảo hiểm xã hội không
mấy lạc quan. Có rất nhiều đơn vị thi công xây dựng còn tồn tại những hiện tượng bất
công, như chỉ chọn lọc những đối tượng lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm

ứng phó với cơ quan quản lý cấp cao hơn khi đột xuất kiểm tra. Có khi đơn vị thi công
chỉ vì lợi ích kinh tế trước mắt, đã hối lộ cơ quan bảo hiểm xã hội, làm giả hợp đồng
bảo hiểm, để tránh phải đóng bảo hiểm lao động trong một thời gian dài, trên giấy tờ
sổ sách vẫn có báo cáo về tình hình đóng bảo hiểm, nhưng thực chất chỉ là hình thức
mà thôi.

• Không thực hiện hợp đồng lao động
Rất nhiều công ty dịch vụ lao động, để ứng phó với đơn vị thi công và cơ quan
quản lý cấp trên kiểm tra, họ đã ký hợp đồng với một bộ phận nhỏ người lao động,
hoặc làm bảng danh sách giả mạo. Có những công ty dịch vụ lao động đã chọn cách ký
hợp đồng lao động tập thể với mục đích đơn giản hóa các bước thủ tục, tiết kiệm thời
gian. Vì chỉ cần đàm phán với một người đứng ra đại diện cho một nhóm người lao
động, nên các điều khoản trong hợp đồng không phải đều được người lao động hài
lòng chấp thuận. Các công ty dịch vụ lao động luôn kéo dài thời gian làm việc, trả
lương thấp, người lao động luôn đứng ở vị trí yếu thế hơn, kết hợp cùng với những
điều khoản trong hợp đồng không đúng với ý nguyện của người lao động, tất cả những
điều này sẽ chỉ làm phát sinh thêm tranh chấp về sau.

• Tần suất thanh tra lao động chưa cao
Công tác quản lý lao động tại các đơn vị thi công xây dựng vẫn chưa được kiện
toàn, có một số nhân viên đã tự ý giảm kinh phí bảo hộ lao động, từ đó thiếu công tác
bảo trì hoặc không trang bị các thiết bị bảo hộ lao động, thậm chí là mua những sản
phẩm bảo hộ lao động giả, chính những việc làm này đã dẫn đến các sự cố về an toàn.

24


Trách nhiệm quản lý của các cơ quan chức năng chưa thực hiện triệt để, tần suất kiểm
tra tại các công trường thi công còn thấp, chủ yếu là dựa vào những báo cáo điều tra an
toàn sản xuất bằng văn bản để nắm tình hình an toàn sản xuất tại các doanh nghiệp thi

công. Đồng thời, hình thức xử phạt đối với các công ty vi phạm quy định còn nhẹ,
cũng không có những quy định nghiêm ngặt đối với những hành vi vi phạm nghiêm
trọng và lặp đi lặp lại nhiều lần.
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế

• Nhận thức của người lao động về vấn đề an toàn còn hạn chế
Do người lao động có trình độ học vấn thấp, tư tưởng nhận thức đối với an toàn
sản xuất không cụ thể và sâu sắc, thậm chí không có hứng thú với các giáo trình bồi
dưỡng an toàn mà đơn vị thi công xây dựng thực hiện, không hiểu rõ kiến thức về an
toàn sản xuất và nắm bắt được kỹ năng bảo hộ lao động. Thực tế, trong quá trình bồi
dưỡng, đơn vị thi công thường bỏ qua khâu kiểm tra và xem xét trình độ nhận thức của
người lao động, đa số chỉ là những lý thuyết nhàm chán, không có tính thực tiễn.

• Đơn vị thi công thiếu trách nhiệm
Có một số doanh nghiệp thi công có cơ cấu quản lý an toàn sản xuất yếu kém,
đội ngũ nhân viên không đáp ứng với yêu cầu quy định. Khi tuyển dụng lao động, đơn
vị thi công bỏ qua khâu sát hạch các điều kiện có liên quan và kiểm tra sức khỏe, vội
vàng nhận vào làm, dẫn đến những lao động có sức khỏe kém không thể đứng vào
hàng ngũ lao động xây dựng chuyên nghiệp. Ngoài ra, đơn vị tổng thầu không có cơ
chế quản lý giám sát hoàn thiện đối với nhà thầu nhân công xây dựng, chính điều này,
vô hình đã thúc đẩy công ty dịch vụ lao động có những hành vi vi phạm, xâm hại
quyền và lợi ích của người lao động.

• Cần tăng cường quản lý giám sát
Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp thi công xây dựng đã nhiều, nhưng đội ngũ
lao động còn lớn hơn, điều này đồng nghĩa với việc càng làm tăng thêm áp lực công
việc đối với các cơ quan quản lý giám sát. Nhưng do hạn chế cả về nguồn tài lực và
nhân lực, nên cơ quan quản lý an toàn không thể nghiêm ngặt giám sát đối với từng
công trường thi công, cũng không thể nắm được toàn bộ và chi tiết tình hình bảo hộ
đối với từng người lao động. Có một số nhân viên quản lý còn thiếu tinh thần trách

nhiệm trong công việc. Khi người lao động gặp các trường hợp cần có sự giúp đỡ như:

25


×