Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Một số đề xuất quy hoạch phát triển hệ thống giao thông công cộng thành phố bắc ninh theo định hướng đô thị bền vững (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.72 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
------------*****----------

LÊ XUÂN ĐOÀN

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
GIAO THÔNG CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ BẮC NINH THEO
HƯỚNG ĐÔ THỊ BỀN VỮNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

Hà Nội, Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
------------*****----------


LÊ XUÂN ĐOÀN
KHÓA 2012-214

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
GIAO THÔNG CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ BẮC NINH THEO
HƯỚNG ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

Chuyên ngành : kỹ thuật cơ sở hạ tầng đô thị
Mã số
: 60.58.02.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. VŨ ANH

Hà Nội, Năm 2014


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến
TS. Vũ Anh - người đã truyền thụ những kinh nghiệm, phương pháp nghiên
cứu khoa học và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn

này.
Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy cô trong Khoa Sau Đại Học Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội đã tận tâm truyền đạt kiến thức cũng
như kinh nghiệm thực tế trong 2 năm học cao học tại trường.
Tôi cũng xin được cảm ơn Viện Quy hoạch, Kiến trúc Bắc Ninh, Sở
Xây dựng Bắc Ninh, Sở Giao thông Vận tải Bắc Ninh và Sở Văn hóa thể thao
và du lịch Bắc Ninh đã giúp tôi tiếp xúc với các nguồn tài liệu quý liên quan
đến nội dung đề tài.
Xin được gửi lời cảm ơn đến Viện Quy hoạch, Kiến trúc Bắc Ninh đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn thành chương trình học và
luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng, xin được gửi lời chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã ủng hộ về vật chất cũng như tinh thần để tôi hoàn thành được

khóa học cao học này.

HỌC VIÊN

Lê Xuân Đoàn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Xuân Đoàn


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị

MỞ ĐẦU ....................................................... Error! Bookmark not defined.
* Lý do và sự cần thiết: ................................ Error! Bookmark not defined.
* Mục tiêu nghiên cứu .................................. Error! Bookmark not defined.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............. Error! Bookmark not defined.
* Phương pháp nghiên cứu .......................... Error! Bookmark not defined.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . Error! Bookmark not defined.
* Một số khái niệm cơ bản ........................... Error! Bookmark not defined.
- Giao thông công cộng: .............................. Error! Bookmark not defined.
- Phát triển bền vững: .................................. Error! Bookmark not defined.
* Cấu trúc luận văn ...................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG I: ................................................. Error! Bookmark not defined.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIAO THÔNG CÔNG

CỘNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG
TRÊN THẾ GIỚI, Ở VIỆT NAM VÀ TẠI THÀNH PHỐ BẮC NINH
....................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Thực trạng phát triển hệ thống GTCC theo định hướng phát triển đô
thị bền vững trên thế giới và ở Việt Nam .... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Thực trạng phát triển hệ thống GTCC theo định hướng phát triển đô
thị bền vững trên thế giới ............................ Error! Bookmark not defined.


1.1.2. Thực trạng phát triển hệ thống GTCC theo định hướng phát triển đô
thị bền vững ở Việt Nam ............................. Error! Bookmark not defined.
1.2. Giới thiệu chung về thành phố Bắc Ninh ........... Error! Bookmark not

defined.
1.2.1. Vị trí địa lý ........................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Ninh Error! Bookmark
not defined.
1.3. Hiện trạng giao thông thành phố Bắc Ninh ....... Error! Bookmark not
defined.
1.3.1. Giao thông đường bộ ......................... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Giao thông đường sắt ........................ Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Giao thông đường thủy...................... Error! Bookmark not defined.
1.3.4. Giao thông đường hàng không .......... Error! Bookmark not defined.
1.4. Hiện trạng phát triển hệ thống GTCC thành phố Bắc Ninh...... Error!
Bookmark not defined.

1.4.1. Hiện trạng mạng lưới GTCC ............. Error! Bookmark not defined.
1.4.2. Các dự án phát triển hệ thống GTCC tại thành phố Bắc Ninh... Error!
Bookmark not defined.
1.4.3. Đánh giá hệ thống GTCC Bắc Ninh theo mục tiêu phát triển đô thị
bền vững. .................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG II ................................................. Error! Bookmark not defined.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIAO
THÔNG CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ BẮC NINH THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG ........ Error! Bookmark not
defined.
2.1. Cơ sở lý luận để phát triển hệ thống GTCC Bắc Ninh theo định
hướng phát triển đô thị bền vững ................ Error! Bookmark not defined.



2.1.1. Một số quan điểm về phát triển đô thị bền vững và giao thông đô thị
phát triển bền vững ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Vai trò của hệ thống GTCC trong phát triển đô thị bền vững ... Error!
Bookmark not defined.
2.1.3. Các yêu cầu cơ bản trong Quy hoạch phát triển hệ thống GTCC theo
mục tiêu đô thị phát triển bền vững. ............ Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn phương tiện GTCC trong đô thị
theo mục tiêu đô thị phát triển bền vững: .... Error! Bookmark not defined.
2.1.5. Các mô hình “Thành phố GTCC”...... Error! Bookmark not defined.
2.1.6. Xu thế phát triển GTCC trên thế giới và Việt Nam Error! Bookmark

not defined.
2.2. Hệ thống văn bản pháp lý có liên quan tới việc thiết kế, tổ chức hệ
thống GTCC trong các đô thị ở nước ta...... Error! Bookmark not defined.
2.3. Kinh nghiệm thế giới về phát triển GTCC theo định hướng phát
triển đô thị bền vững .................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Kinh nghiệm các nước phát triển ....... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Kinh nghiệm các nước trong khu vực Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Kinh nghiệm các thành phố trong nước ........... Error! Bookmark not
defined.
2.3.4. Những bài học rút ra cho thành phố Bắc Ninh . Error! Bookmark not
defined.
CHƯƠNG III ................................................. Error! Bookmark not defined.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIAO THÔNG CÔNG
CỘNG THÀNH PHỐ BẮC NINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ
THỊ BỀN VỮNG ........................................... Error! Bookmark not defined.


3.1. Quan điểm và nguyên tắc phát triển hệ thống GTCC thành phố Bắc
Ninh theo định hướng phát triển đô thị bền vững:... Error! Bookmark not
defined.
3.1.1. Quan điểm phát triển hệ thống GTCC thành phố Bắc Ninh theo định
hướng phát triển đô thị bền vững: ............... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Nguyên tắc phát triển hệ thống GTCC thành phố Bắc Ninh theo định
hướng phát triển đô thị bền vững: ............... Error! Bookmark not defined.

3.2. Mục tiêu phát triển hệ thống GTCC thành phố Bắc Ninh theo định
hướng phát triển đô thị bền vững ................ Error! Bookmark not defined.
3.3. Đề xuất giải pháp quy hoạch mạng lưới GTCC: Error! Bookmark not
defined.
3.3.1. Nguyên tắc trong truy hoạch mạng lưới GTCCError! Bookmark not
defined.
3.3.2. Điều chỉnh và quy hoạch mạng lưới tuyến GTCC . Error! Bookmark
not defined.
3.4.2. Lựa chọn phương tiện GTCC ............ Error! Bookmark not defined.

3.4. Đề xuất vị trí các điểm kết nối GTCC .. Error! Bookmark not defined.
3.5. Giải pháp quản lý phát triển GTCC Bắc Ninh theo định hướng phát

triển đô thị bền vững .................................... Error! Bookmark not defined.
3.5.1. Về tổ chức quản lý. ........................... Error! Bookmark not defined.
3.5.2. Về nâng cao năng lực điều hành. ...... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................... Error! Bookmark not defined.
1. Kết luận: ................................................... Error! Bookmark not defined.
2. Kiến nghị: ................................................. Error! Bookmark not defined.


1
MỞ ĐẦU
* Lý do và sự cần thiết:
GTCC trong TP có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình phát

triển của đô thị, góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội...
của mỗi đô thị. Mức độ sử dụng phương tiện giao thông công cộng và giao
thông cá nhân của TP có liên quan rất mật thiết với nhau và ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển của TP. Hệ thống GTCC trong TP được hầu hết các nước
trên thế giới quan tâm, nó đóng góp rất lớn trong việc phát triển kinh tế, đảm
bảo an toàn giao thông đô thị, đảm bảo vệ sinh môi trường giao thông. Với
những lợi thế và ưu điểm của mình nếu hệ thống GTCC trong TP được tổ
chức tốt nó sẽ là phương tiện giao thông chủ yếu của người dân trong đô thị.
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, nằm trong tam
giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là cửa ngõ phía
Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các
tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông và Đông Nam, Hưng

Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây. Theo thống kê năm 2012, tỉnh
Bắc Ninh có diện tích 822,71 km2 với tổng dân số 1.079.900 người.
Bắc Ninh ở vị trí rất thuận lợi về giao thông đường bộ, đường không và
đường thủy. Các tuyến đường huyết mạch: QL 1A, QL 18, QL 38, QL 3, VĐ4
Hà Nội, đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Quảng Ninh nối liền Bắc
Ninh với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của khu vực phía Bắc
Việt Nam, với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và liên thông với hệ thống
các trục đường quốc lộ đến mọi miền trong nước.
Bắc Ninh là một trong những nơi hội tụ nhiều nhất các di tích lịch sử,
văn hóa, là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”. Tiêu biểu là chùa, đền, đình, miếu,
các loại hình nghệ thuật dân gian gắn liền với các lễ hội, các làng nghề truyền
thống.



2
Bắc Ninh có tiềm năng để trở thành một trung tâm kinh tế - văn hóa,
một thành phố vệ tinh quan trọng cho Thủ đô Hà nội. Nơi đây vừa là thị
trường tiêu thụ, vừa là khu vực cung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm nông sản,
hàng thủ công mỹ nghệ… cho các vùng lân cận.
Nhìn lại chặng đường gần 15 năm xây dựng và phát triển, Dù còn
không ít khó khăn thử thách, song nhịp độc phát triển kinh tế luôn giữ ở mức
cao. Tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân 15,1%/năm, trong đó công nghiệpxây dựng tăng 18,3%, dịch vụ tăng 19,1%, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
1,2%. Đây là mức tăng trưởng bình quân cao nhất trong các kỳ thực hiện kế
hoạch 5 năm từ khi tái lập tỉnh tới nay. Năm 2010, GDP bình quân đầu người

đạt 1.800USD vượt 38% mục tiêu Đại hội. Thu nhập bình quân đầu người
năm 2010 ước đạt 20,4 triệu đồng, trong đó nông thôn 16,4 triệu đồng. [36]
Tuy là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước, với dân số chỉ hơn một triệu
người (đứng thứ 8 trong khu vực), nhưng Bắc Ninh có tốc độ tăng trưởng
GDP cao. Về môi trường đầu tư, chỉ số năng lực cạnh tranh đứng thứ 12 trong
số 63 tỉnh thành trên toàn quốc (thống kê năm 2013). Nhiều tập đoàn công
nghiệp lớn như Canon, Samsung, Nikon Seiki…đã đầu tư, mở cơ sở sản xuất
tại Bắc Ninh.
Nhìn chung, tỉnh Bắc Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý,
điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, nhân văn; nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội kèm theo sự cần thiết về phát triển không gian đô thị và nông thôn. Chính
vì vậy, các định hướng phát triển cũ trước đây không còn phù hợp. Quy hoạch

xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh nhằm tổ chức không gian kinh tế - xã hội và hệ
thống hạ tầng dịch vụ, kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được sau
15 năm tái lập Tỉnh; khớp nối các quy hoạch, dự án đầu tư trong Vùng Thủ
đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các quy hoạch ngành trên địa bàn
Tỉnh và các địa phương có liên quan đã được cơ quan nhà nước có thẩm


3
quyền phê duyệt; giúp khai thác các thế mạnh, cơ hội cho phát triển kinh tế xã
hội của Tỉnh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; đóng góp giải pháp
thực hiện các chủ trương của Chính phủ, Bộ xây dựng, tỉnh Bắc Ninh và
Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh.

Quyết định số 2171/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt
Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2050. Bắc Ninh sẽ trở thành đô thị loại II trước những năm 2020 và trở
thành đô thị loại I vào những năm 2020.
Để thành phố Bắc Ninh phát triển phù hợp với định hướng chiến lược
đã đề ra việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa Bắc Ninh với các vùng lân cận
đặc biệt TP Hà Nội là hết sức quan trọng. Trong đó phát triển hệ thống GTCC
nhằm đón đầu, tránh tắc nghẽn giao thông như các thành phố lớn hiện nay tại
Việt Nam là hết sức cần thiết. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài nghiên cứu:
“Một số đề xuất quy hoạch phát triển hệ thống giao thông công cộng thành
phố Bắc Ninh theo hướng đô thị bền vững” là hết sức cần thiết, nhằm giải
quyết một số tồn tại hiện nay và góp phần cho hệ thống GTCC phát triển phù

hợp với điều kiện của vùng.
* Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định nguyên tắc phát triển hệ thống GTCC thành phố Bắc Ninh
theo định hướng phát triển đô thị bền vững.
- Đề xuất giải pháp lựa chọn phương tiện GTCC thành phố Bắc Ninh.
- Đề xuất giải pháp quy hoạch mạng lưới tuyến GTCC thành phố Bắc
Ninh.
- Đề xuất vị trí các điểm kết nối GTCC thành phố Bắc Ninh.
- Đề xuất các giải pháp khuyến khích GTCC thành phố Bắc Ninh phát
triển bền vững.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu



4
- Đối tượng nghiên cứu : Hệ thống GTCC thành phố Bắc Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian : Thành phố Bắc Ninh.
+ Về thời gian

: Giai đoạn từ năm 2014 - 2030.

* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin.
- Phương pháp kế thừa.

- Phương pháp điều tra thực tế.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp so sánh đối chứng.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn sẽ đưa ra những quan điểm mới trong việc xây dựng hệ thống
GTCC thành phố Bắc Ninh theo định hướng phát triển đô thị bền vững nhằm
xây dựng và phát triển đô thị Bắc Ninh trở thành Thành phố văn hóa, sinh
thái, hướng tới kinh tế tri thức, đô thị thông minh trong tương lai.
* Một số khái niệm cơ bản
- Giao thông công cộng:
Theo từ điển “dictionary.cambridge” thì giao thông công cộng (GTCC)
là một hệ thống các phương tiện như xe buýt, tàu điện…được tổ chức theo

một thời gian đều đặn trên các tuyến đường cố định và sử dụng chung cho tất
cả mọi người.
Theo “Nghiên cứu hướng dẫn lập quy hoạch GTCC trong các đồ án
quy hoạch chung xây dựng đô thị” của Viện quy hoạch đô thị và nông thôn
(Bộ xây dựng) thì GTCC là giao thông vận tải hành khách công cộng bằng
các phương tiện giao thông chạy theo tuyến đường nhất định được quy hoạch
trước, có lộ trình (có điểm đầu, điểm cuối) nhằm phục vụ chung cho toàn đô


5
thị như: ô tô buýt, xe buýt chạy nhanh, tàu điện trên cao, tàu điện
ngầm.....[39]

Hiện nay trong GTVT (trong các văn bản quy định của Bộ GTVT) thì
người ta thường sử dụng khái niệm vận tải hành khách công cộng. Nếu theo
tính chất phục vụ của vận tải (không theo đối tượng phục vụ) thì VTHKCC là
loại hình vận chuyển trong đô thị có thể đáp ứng khối lượng lớn nhu cầu đi lại
của mọi tầng lớp dân cư một cách thường xuyên, liên tục theo thời gian xác
định, theo hướng và theo tuyến ổn định trong từng thời kỳ nhất định. [39]
Theo “Quy định tạm thời về VCHKCC trong các thành phố” của Bộ
GTVT thì: VTHKCC là tập hợp các phương thức, phương tiện vận tải vận
chuyển hành khách đi lại trong thành phố với cự ly < 50km và có sức chứa >
8 hành khách (không kể lái xe).
GTCC được phân thành 2 loại chính: GTCC trên mặt đường (buýt, xe
điện bánh hơi, bánh sắt) và ngoài mặt đường (tàu điện nhẹ, tàu điện trên

không, tàu điện ngầm). GTCC ngoài mặt đường là loại phương tiện tốc độ
nhanh và có khối lượng vận chuyển lớn
- Phát triển bền vững:
Khái niệm phát triển bền vững (PTBV) được đề cập đến lần đầu tiên ở
Hội nghị Quốc tế của Liên hiệp quốc về môi trường từ năm 1972 tại
Stockhomlm, Thuỵ Điển. Ngày nay có nhiều định nghĩa về PTBV được đưa
ra trong đó định nghĩa của Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển
(World Commission on Environment and Development, WCED, 1987) được
sử dụng phổ biến nhất: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu
cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến các thế hệ tương lai trong việc đáp
ứng các nhu cầu của họ”. Trong đó, khái niệm về “nhu cầu” cần được hiểu
theo nghĩa rộng, bao gồm các mục tiêu liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội

và môi trường sinh thái. Đặc biệt là các nhu cầu thiết yếu của người nghèo mà


6
trước đây không hề được đề cập sẽ cần được ưu tiên xem xét trong các chính
sách PTBV.
Theo chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNCEP) thì “PTBV là
quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân loại trong phạm vi đáp
ứng được của hệ sinh thái’’. [40]
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) thì PTBV gồm 3 mục tiêu: kinh tế, xã
hội và môi trường hài hoà với nhau. [40]
Sơ đồ 1.1: Mô hình phát triển bền vững


Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 của nước ta thì “PTBV là phát
triển đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến
khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt
chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi
trường”. [40]
Tất cả các định nghĩa về PTBV đòi hỏi cần phải nhìn nhận toàn bộ
thế giới như là một hệ thống có tính liên kết, liên tục về không gian và thời
gian để đánh giá được sự tương tác giữa các khu vực trên toàn cầu khi có một
hiện tượng nào đó xảy ra. Đây là một quá trình biến đổi mạnh mẽ, liên tục,
cân bằng và lồng ghép trên cả 3 phương diện: kinh tế, xã hội và môi trường
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống con người.



7
* Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm Phần mở đầu, Phần kết luận - kiến nghị và Phần nội
dung bao gồm 3 chương sau:
Chương I: Thực trạng phát triển hệ thống giao thông công cộng theo
định hướng phát triển đô thị bền vững trên thế giới, ở việt nam và tại thành
phố Bắc Ninh
Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển hệ thống giao thông
công cộng thành phố bắc ninh theo định hướng phát triển đô thị bền vững
Chương III: Một số giải pháp phát triển hệ thống giao thông công

cộng thành phố bắc ninh theo định hướng phát triển đô thị bền vững
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:


TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Bắc Ninh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh, là một trong những thành phố
trẻ và năng động với quy mô dân số khoảng 182.375 dân đang từng bước thực
hiện mục tiêu "trở thành Thành phố văn hóa, sinh thái, hướng tới kinh tế tri
thức, đô thị thông minh trong tương lai ". Tuy nhiên một trong những trở ngại
lớn nhất chính là hệ thống GTCC của thành phố. Thực trạng phát triển GTCC

với mạng lưới tuyến ít, số lượng phương tiện hạn chế, chất lượng phương tiện
xuống cấp, các điểm đừng đón trả khách còn chưa được đầu tư, bến xe quy
mô không đáp ứng được, khu vực bảo dưỡng phương tiện thì chưa cóđang
đặt ra nhiều thách thức trong việc cải thiện tình hình GTCC ở Bắc Ninh.
Chính vì vậy luận văn “Một số đề xuất quy hoạch phát triển hệ thống giao
thông công cộng thành phố Bắc Ninh theo hướng đô thị bền vững” nhằm mục
tiêu đưa ra những định hướng phát triển hệ thống GTCC tại Bắc Ninh đến
2030 dựa trên những phân tích hiện trạng; các cơ sở khoa học thiết thực và
kinh nghiệm của các thành phố tiên tiến trên thế giới về phát triển GTCC:
Đưa ra các nguyên tắc phát triển chung về hệ thống GTCC. Đồng thời
dựa trên từng yếu tố về phương tiện GTCC, mạng lưới GTCC, vị trí BXB
TTC để đề xuất những nguyên tắc riêng nhằm làm rõ hơn về các chiến lược

phát triển trong tương lai.
Đề xuất các loại phương tiện GTCC sẽ được sử dụng tại Bắc Ninh trên
cơ sở phân tích rõ khả năng hoạt động của từng loại phương tiện. Trong đó có
dự kiến số lượng phương tiện tính tới năm 2020 và 2030.
Đề xuất mạng lưới GTCC cho toàn bộ thành phố Bắc Ninh (nội đô và
đối ngoại), trong đó có phân tích rõ từng tuyến: hình dạng, lộ trình, chiều
dài.


117
Đề xuất vị trí các BXB, TTC nhằm kết nối GTCC một cách liên hoàn.
Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm hỗ trợ hệ thống GTCC hoạt

động hiệu quả. Những giải pháp đưa ra được tác giả cân nhắc so sánh để phù
hợp với điều kiện thực tế của Bắc Ninh, đặc biệt là chú trọng đến tính bền
vững của hệ thống GTCC. Đây chính là điểm nhấn của toàn bộ luận văn. Tác
giả hy vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của toàn bộ hệ thống
GTCC Bắc Ninh trong thời gian tới và đến 2030 sẽ có một hệ thống GTCC
bền vững.
2. Kiến nghị:
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả xin được đưa ra một số
kiến nghị như sau:
a/Cải tiến chất lượng hoạt động của các tuyến xe buýt hiện có. Đồng
thời điều chỉnh lộ trình tuyến như trong đề xuất để tăng phạm vi phục vụ của
hệ thống. Đồng thời khẩn trương xây dựng các trạm xe buýt tại các địa điểm

thích hợp (như trong đề xuất) để tạo tiên đề cho việc kết nối các tuyến GTCC
nội thị và các tuyến xe buýt lân cận.
b/Xây dựng các tuyến GTCC mới theo lộ trình như đã đề xuất, trong đó
cần đặc biệt ưu tiên các tuyến xe buýt chính, có lưu lượng hành khách lớn.
c/UBND thành phố cần có nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp
tham gia khai thác, vận hành trên các tuyến xe buýt (chính sách trợ giá) để
kêu gọi nhiều hơn nữa các đơn vị tư nhân đầu tư vào lĩnh vực GTCC này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Vũ Anh (2009), Mô hình quy hoạch giao thông công cộng cho Hà

Nội, Tạp chí Quy hoạch Xây dựng, số 41/2009.
2. Vũ Anh (2008), Một số chỉ tiêu và giải pháp cho quy hoạch phát
triển hệ thống giao thông công cộng thành phố Hà Nội đến năm 2020 và tầm
nhìn sau
3. Vũ Anh (2011), “Nghiên cứu quy hoạch phát triển hệ thống giao
thông công cộng thành phố Hà Nội theo mục tiêu đô thị phát triển bền vững”
chuyên ngành Kỹ thuật hạ tầng đô thị”, luận án tiến sỹ.
4. Bộ Giao thông vận tải (1999), “ Chiến lược phát triển và các giải
pháp hiện đại hoá trong giao thông đô thị ở các thành phố lớn Việt Nam” mã
số :KHCN 10.02 – Chương trình Khoa học công nghệ cấp Nhà nước “Công
nghiệp hoá và hiện đại hoá giao thông vận tải”- Chủ nhiệm đề tài PGS.TS
Nguyễn Văn Thụ, Hà Nội.

5. Bộ Giao thông vận tải, UND thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan hợp
tác Quốc tế Nhật bản JICA (2003), Báo cáo cuối kỳ quy hoạch tổng thể và
nghiên cứu khả thi về giao thông vận tải khu vực thành phố Hồ Chí Minh
nước Cộng hoà Xã hội Chur nghĩa Việt Nam- Houtrans, Công ty Almec,
Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Bộ Giao thông vận tải (2006), “ Nghiên cứu xây dung lộ trình phát
triển và nguyên tắc vận hành mạng lưới đường sắt đô thị của Thủ đô Hà
Nội”, Đề tài nghiên cứu khoa học Công nghệ Chủ nhiệm GS-TSKH Lã Ngọc
Khuê, Hà Nội.
7. Bộ Xây dựng (1999) , Quy hoạch xây dựng các đô thị Việt Nam,
Nhà xuất bản Xây dựng,



8. Bộ Xây Dựng (1999), Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô
thị và định hướng phát triển cấp nước đô thị Việt Nam đến năm 2020, Nhà
xuất bản Xây Dựng .
9. Bộ Xây dựng (2008), Hội thảo “Phát triển đô thị bền vững ở Việt
Nam”, Hà Nội.
10. Bộ Xây dựng (6/11/2009), Báo cáo tham luận phát triển đô thị giai
đoạn 1999 – 2009, Hội nghị đô thị toàn quốc 2009, Hà Nội.
11. Bùi Xuân Cậy (2000), Đường đô thị và tổ chức giao thông, NXB
Giao thông vận tải
12. Chính phủ (2004), Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở
Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam), Hà Nội.

13. Công ty Tư vấn Đầu tư xây dựng Sở Giao thông công chính Hà Nội
(2000), “Quy hoạch chi tiết hệ thống các bãi đỗ xe trong phạm vi thành phố
Hà Nội”Thuyết minh tổng hợp, Hà Nội.
14. Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật bản (JICA) và Uỷ ban nhân dân
thành phố Hà Nội (HPC) (2005),“Chương trình phát triển Đô thị Tổng thể
Thủ đô Hà Nội (HAIDEP), Hà Nội.
15. Cục Đường bộ, Bộ Giao thông vận tải (2008), Đề án” Phát triển
vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt”, Hà Nội.
16. Lâm Quang Cường (1993) Giáo trình “Giao thông đô thị và quy
hoạch đường phố, Trường Đại học Xây dựng..
17. Lâm Quang Cường (2008), Các giải pháp cấp bách giảm ách tắc
giao thông ở hai đô thị lớn Việt nam Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Kỷ

yếu Phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam, Hà Nội;
18. Lê Anh Đức (2007),“Phát triển mạng lưới giao thông và hiệu quả
quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Hồ Chí Minh”, Luận án tiến sỹ kiến
trúc, Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh.


19. Lưu Đức Hải (1995), Vai trò của các loại phương tiện giao thông
cá nhân và ty lệ thich hợp của chúng trong chiến lược phát triển giao thông
đô thị lớn, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, Hà Nội;
120. Lưu Đức Hải (1998), “Những chính sách giao thông đô thị nhằm
hướng tới giao thông bền vững” Tạp chí Giao thông vận tải số 7/1998- Bộ
Giao thông vận tải.

21. Lưu Đức Hải (2000), Giao thông đô thị và môi trường ở Hà Nội,
Tạp chí Xây dựng (5/2000), Hà Nội;
22. Lưu Đức Hải (2001), Ảnh hưởng của giao thông và vấn đề bảo vệ
môi trường đô thị, Tạp chí Xây dựng 1/2007, Hà Nội;
23. Lưu Đức Hải, (2008), Tiêu chí, chỉ tiêu và chỉ số phát triển đô thị
bền vững của Việt Nam, Kỷ yếu Phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam, Hà
Nội;
24. Lê Hồng Kế (2008), Phát triển hệ thống đô thị Quốc gia bền vững,
Kỷ yếu phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam, Hà Nội;
25. Lê Hồng Kế (2009), “ Quy hoạch môi trường đô thị và phát triển
đô thị bền vững”, Nhà xuất bản Xây dựng .
26. Nguyễn Xuân Thuỷ (1983), “ Giao thông thành phố “, NXB Hà

Nội.
27. Nguyễn Xuân Thuỷ (2005), “Giao thông đô thị”, NXB Giao thông
vận tải, Hà Nội.
28. Nguyễn Hồng Tiến (2008), Một số vấn đề phát triển giao thông đô
thị bền vững ở nước ta, Kỷ yếu Phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội
29. Nguyễn Hồng Tiến (2008), Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng
kỹ thuật đô thị ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Hội thảo khoa học Quy
hoạch phát triển đô thị Việt Nam cơ hội và thách thức, Hội Quy hoạch Phát
triển đô thị Việt Nam, Hà Nội


30. Nguyễn Hồng Tiến (2009), Quản lý không gian xây dựng nhằm góp

phần phát triển đô thị bền vững, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đô thị Việt Nam
Quy hoạch và quản lý phát triển bền vững, Hà Nội;
31. Sở Giao thông Công chính Thành phố Hồ Chí Minh (2004) Báo cáo
cuối kỳ hoàn chỉnh mạng lưới xe buýt thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2003
– 2005 – 2010, Thành phố Hồ Chí Minh.
32. Sở Xây dựng Bắc Ninh (2005), Đồ án quy hoạch chung thị xã Bắc
Ninh đến năm 2020.
33. Sở Xây dựng Bắc Ninh (2013), Đồ án quy hoạch xây dựng vùng
tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
34. Sở giao thông vận tải Bắc Ninh (2010), Quy hoạch phát triển vận
tải hành khách công cộng bằng xe buýt tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020.

35. Sở giao thông vận tải Bắc Ninh (2010), Đề án tổ chức giao thông
tại thành phố bắc ninh và thị xã từ sơn giai đoạn đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020.
36. Tình hình kinh tế xã hội

năm 2010 tỉnh Bắc Ninh.

/>37.

Giới

thiệu


chung

về

thành

phố

Bắc

Ninh


/>38.

Mười

nguyên



phát

triển


đô

thị

của

Singapore.

Trích dẫn 29/5/2013 báo xây dựng.
39. Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Bộ Xây dựng (2005),"Nghiên
cứu hướng dẫn lập quy hoạch GTCC trong các đồ án quy hoạch chung xây

dựng đô thị (từ đô thị loại 3 trở lên)", mã số RD 12- 05, Chủ trì Lưu Đức Hải
và NNK, Hà Nội.


40. Vũ Thị Vinh (2011), Bài giảng "Giao thông đô thị bền vững", Lớp
cao học ĐH Kiến trúc Hà Nội.
41. Vũ Thị Vinh (1979), giáo trình “ Giao thông thành phố “, Trường
Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
42. Vũ Thị Vinh (2001) giáo trình “Quy hoạch mạng lưới giao thông
đô thị” Nhà xuất bản Xây dựng.

Tài liệu tiếng Anh

43. Andrea Cinquinia (2008), Sustainable pulic urban transport
systems: The case of Curitiba, Lund University.
44. Anne

Golden, Natalie Brender (5/2007), ustainable Urban

Transportation: A Winning Strategy for Canada, The report of the conference
board of Canada.
45. Debra Efroymson (2009), Giao thông công cộng trong thành phố:
Một số vấn đề chính, www.ashui.com/chuyenmuc/quyhoachxaydung, trích
dẫn 2/07/2009.
46. Samuel Petros Sebhatu, Bo Enquist, Mikael Johnson (Karlstad

University-Sweden)

(2010),

Sustainable

public

transport

network


development in Developing countries.
47. Seet Shu Ling (2009), Efficient and Sustainable land transport in
Singapore, Ministerial Conference on Global Environment and Energy in
Transport, Hakodate, Japan.
48. Robert Cervero (1998), The Transit Metropolis: A Global Inquiry,
Island press, Washington DC, Covelo - California.



×