Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp cho hệ thống giao thông đô thị linh đàm hướng tới đô thị xanh (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.98 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC TOÀN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
CHO HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ LINH ĐÀM
HƯỚNG TỚI ĐÔ THỊ XANH

Chuyên ngành: Kỹ thuật hạ tầng đô thị
Mã số: 60.58.02.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

Hà Nội - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC TOÀN
KHÓA: 2012 – 2014

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
CHO HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ LINH ĐÀM
HƯỚNG TỚI ĐÔ THỊ XANH



Chuyên ngành: Kỹ thuật hạ tầng đô thị
Mã số: 60.58.02.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PSG.TS CÙ HUY ĐẤU
2.TS. NGUYỄN HỮU THỦY

Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập cao học khóa 2012 - 2014, Tôi xin cảm ơn Ban
giám hiệu trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Ban chủ nhiệm khoa Sau Đại
học, các thầy cô giáo đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học và trang bị
cho tôi kiến thức để hoạt động nghề nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Cù Huy Đấu và TS. Nguyễn Hữu
Thủy đã quan tâm giảng giải, hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến - Cục Hạ
tầng, Bộ Xây Dựng và GS.TS.KTS. Nguyễn Hữu Dũng - Viện Môi trường đô
thị và Khu Công nghiệp Việt Nam đã góp ý, hỗ trợ tài liệu cho luận văn của
tôi.
Cuối cùng xin cảm ơn bạn bè, người thân và các bạn học viên cùng lớp
đã hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn này.
Với khuôn khổ của luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong được sự đóng góp quan tâm giúp đỡ của Quý Thầy, Cô và các bạn đồng
nghiệp.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, Ngày…. Tháng … năm 2014
Người viết

KS. Nguyễn Đức Toàn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan cuốn Luận Văn là nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và dữ liệu được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn trung thực.
Tác giả
Nguyễn Đức Toàn


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài. ....................................................................................... 1
Mục đích nghiên cứu. ................................................................................. 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 3
Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN HỆ THỐNG GIAO THÔNG KHU ĐÔ THỊ
LINH ĐÀM HƯỚNG TỚI GIAO THÔNG ĐÔ THỊ XANH. ........................ 4

1.1. Một số khái niệm cơ bản. ...................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm đô thị Xanh......................................................................... 4
1.1.2. Khái niệm Đô thị kiểu mẫu. ............................................................... 12
1.1.3. Giao thông trong đô thị xanh .............................................................. 15
1.2. Tổng quan về phát triển đô thị xanh trên thế giới và Việt Nam. ............ 16
1.2.1. Phát triển đô thị xanh trên thế giới. .................................................... 16
1.2.2. Phát triển đô thị xanh tại Việt Nam. .................................................... 18
1.2.3. Thuận lợi và khó khăn của xây dựng đô thị xanh tại Việt Nam. ......... 19
1.3. Giới thiệu chung về đô thị Linh Đàm, Hà Nội. ..................................... 20
1.3.1 Vị trí địa lý: ......................................................................................... 20
1.3.2 Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 21
1.3.3 Cơ cấu quy hoạch ................................................................................ 21
1.3.4 Tổ chức không gian Quy hoạch – Kiến trúc......................................... 23


1.3.5 Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật ................................................................ 25
1.4. Hiện trạng hệ thống giao thông của đô thị Linh Đàm ............................ 26
1.4.1. Khái quát mạng lưới giao thông đô thị Linh Đàm ............................... 26
1.4.2. Giao thông cá nhân trong đô thị Linh Đàm ......................................... 27
1.4.3. Giao thông công cộng trong đô thị Linh Đàm ..................................... 29
1.4.4. Bãi đỗ xe khu vực Linh Đàm .............................................................. 31
1.4.5. Ô nhiễm và ách tắc giao thông tại đô thị Linh Đàm ............................ 32
1.4.6. Đánh giá hệ thống giao thông đô thị Linh Đàm hướng tới đô thị xanh 35
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIAO THÔNG
ĐÔ THỊ LINH ĐÀM HƯỚNG TỚI ĐÔ THỊ XANH ................................... 37
2.1 Cơ sở lý luận để phát triển hệ thống giao thông khu đô thị Linh Đàm
hướng tới đô thị xanh ................................................................................... 37
2.1.1 Nguyên tắc quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ đô thị theo mục
tiêu phát triển đô thị xanh ............................................................................. 37
2.1.2 Vai trò của hệ thống giao thông trong phát triển đô thị xanh............... 40

2.1.3 Các yếu tố cấu thành hệ thống giao thông trong đô thị xanh ................ 41
2.2. Cơ sở pháp lý để phát triển hệ thống giao thông khu đô thị hướng tới đô
thị xanh ........................................................................................................ 47
2.2.1 Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm
nhìn đến 2050 (Quyết định 1393_QD_TTG ngày 25 tháng 9 năm 2012)...... 47
2.2.2 Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 (Quyết
định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012) ........................................ 49
2.3 Kinh nghiệm thế giới về phát triển giao thông trong đô thị xanh. ........... 51
2.3.1.Quy hoạch giao thông đô thị của Singapore. ........................................ 51
2.3.2 Khu đô thị Vauban, TP. Freiburg, Tây Nam nước Đức [5] ................. 54
2.3.3 Kinh nghiệm của Copenhagen – Đan Mạch ......................................... 56
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO HỆ THỐNG GIAO THÔNG
KHU ĐÔ THỊ LINH ĐÀM HƯỚNG TỚI ĐÔ THỊ XANH ......................... 58


3.1 Điều chỉnh, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị Linh Đàm
theo hướng giao thông đô thị xanh ............................................................... 58
3.1.1. Tăng tỷ lệ diện tích dành cho giao thông ........................................... 58
3.1.2 Quy hoạch sử dụng đất định hướng giao thông công cộng ................... 59
3.2 Đề xuất giải pháp phát triển giao thông công cộng cho khu đô thị Linh
Đàm ............................................................................................................ 60
3.2.1 Nâng cao nhận thức của người dân để sử dụng giao thông công cộng . 60
3.2.2 Cải thiện dịch vụ và cơ sở hạ tầng vận tải công cộng ........................... 61
3.2.3. Đề xuất phương án sử dụng phương xe điện trong đô thị Linh Đàm ... 67
3.3 Đề xuất giải pháp phát triển giao thông cá nhân trong khu đô thị Linh
Đàm. ............................................................................................................ 70
3.3.1. Chính sách phát triển giao thông bằng xe đạp . .................................. 70
3.3.2. Thiết kế hạ tầng giao thông cho phương tiện xe đạp. .......................... 73
3.3.4. Bãi đỗ xe đạp ..................................................................................... 76
3.4 Giải pháp tăng cường giao thông đi bộ tại Linh Đàm ............................. 80

3.4.1. Quy hoạch tuyến phố đi bộ cho Linh Đàm.......................................... 80
3.4.2. Xây dựng đường phố an toàn cho người đi bộ .................................... 83
3.5. Đề xuất giải pháp thiết kế đỗ xe trong Linh Đàm................................... 84
3.5.1 Lựa chọn hình thức bãi đỗ xe............................................................... 84
3.5.2 Sử dụng có hiệu quả sức chứa của bãi đỗ: ........................................... 86
3.6. Đề xuất giải pháp khắc phục những bất cập của tuyến đường tiếp cận với
khu đô thị Linh Đàm .................................................................................... 87
3.6.1. Giải pháp khắc phục tắc nghẽn giao thông .......................................... 87
3.6.2.Giảm mức độ ô nhiễm bụi và tiếng ồn. ................................................ 88
3.6.3 Tận dụng không gian gầm đường cao tốc trên cao ............................... 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99


CHỮ VIẾT TẮT
BVMT:

Bảo vệ môi trường

GTCC:

Giao thông công cộng

VN:

Việt Nam

VTCC:

Vận tải công cộng


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng
Bảng 1.1

Tên bảng
Mức ồn của một số phương tiện giao thông.

Trang
33

DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình
Hình 1.1

Tên hình

Trang

Các công trình kiến trúc xanh

9

Hình 1.2

Đô thị xanh Ecopark – Hưng Yên

11


Hình 1.3

Không gian đi bộ và đi xe đạp trong các đô thị xanh

16

Hình 1.4

Thành phố xanh Curitiba (Brazil)

17

Hình 1.5

Tuyến phố đi bộ tại Freiburg - Đức

17

Hình 1.6

Công trình kiến trúc của khu đô thị Linh Đàm

21

Hình 1.7

Không gian xanh trong đô thị Linh Đàm

22


Hình 1.8

Bố trí khu ở cao cấp, văn phòng cao tầng của Linh Đàm

23

Hình 1.9

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất bán đảo Linh Đàm

24

Hình 1.10 Khu vực nhà ở cao tầng của Linh Đàm

25

Hình 1.11 Không gian mặt nước thuộc hồ Linh Đàm

25

Hình 1.12 Phối cảnh tổng thể quy hoạch đô thị Linh Đàm

27

Hình 1.13 Xu hướng thay đổi loại hình giao thông ở Hà Nội(1995-

28

2008)(tính theo % mức độ tham gia giao thông của các



loại phương tiện)
Hình 1.14 Bản đồ hành trình tuyến xe Bus 05, Linh Đàm – Trại

29


Hình 1.15 Vị trí bãi đỗ xe Linh Đàm

31

Hình 1.16 Tắc nghẽn giao thông tại khu vực Linh Đàm

32

Hình

Ảnh hưởng của tiếng ồn giao thông đường vành đai III

34

1.17.

đến hoạt động của người dân.

Hình 1.18 Người dân tận dụng gầm đường vành đai 3 tránh nắng.

34


Ảnh kienthuc.net
Hình 2.1

Đi bộ và xe đạp tại thành phố Amsterdam – Hà Lan

45

Hình 2.2

Giao thông công cộng tốc độ cao tại Singapore

53

Hình 2.3

Xe đạp là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân

55

Hình 2.4

Người dân đi bộ, có thể vui chơi dưới lòng đường trong

56

khu đô thị
Hình 3.1

Hình thức trạm thông tin giao thông đề xuất đặt tại


61

công viên Linh Đàm
Hình 3.2

Bến xe bus và xe bus có sự kết nối để sử dụng cho

62

người tàn tật
Hình 3.3

Sơ đồ mở rộng tuyến xe bus hiện đại được đề xuất

63

Hình 3.4

Thiết kế làn đường dành riêng cho xe bus

63

Hình 3.5

Hình thức trạm xe bus hiện đại đựoc đề xuất

64

Hình 3.6


Giải pháp tích hợp xe đạp và VTCC

64

Hình 3.7

Bến xe có vị trí tiếp cận thuận lợi trên đường Nguyễn

65

Hữu Thọ
Hình 3.8

Phương án thiết kế các bến xe bus hiện đại, tiện nghi

66

Hình 3.9

Cơ cấu nạp điện cho động cơ

68


Hình 3.10 Xe được nạp điện tại các trạm sạc lấy từ mạng điện

68

trong đô thị
Hình 3.11 Đề xuất xe điện 10 chỗ cho Linh Đàm


69

Hình 3.12 Bản đồ tuyến xe điện đề xuất cho Linh Đàm

69

Hình 3.13 Đề xuất tuyến đường xe đạp tại Linh Đàm

71

Hình 3.14 Đề xuất hình thức thiết kế làn riêng cho xe đạp và đi bộ

72

Hình 3.15 Biển báo chú thích dành cho xe đạp

74

Hình 3.16 Thiết kế làn riêng cho xe đạp tại đường Nguyễn Duy

75

Trinh
Hình 3.17 Làn xe đựơc sơn và có biểu tượng trên đường đề xuất

76

áp dụng đại trà cho linh Đàm
Hình 3.18 Đề xuất hình thức bãi đỗ xe đạp trên đường Nguyễn


77

Duy Trinh và Nguyễn Hữu Thọ
Hình 3.19 Hình thức các giá để xe trên các tuyến phố

78

Hình 3.20 Địa điểm bãi đỗ xe đạp có tầm nhìn thích hợp đề xuất

79

Hình 3.21 Bản đồ quy hoạch tuyến giao thông đi bộ cho Linh

80

Đàm
Hình 3.22 Vỉa hè rộng và thông suốt

81

Hình 3.23 Các vạch sang đường được kẻ sơn và thiết kế sáng tạo

82

đề xuất áp dụng tại Linh Đàm
Hình 3.24 Trang thiết bị bố trí trên đường đi bộ

83


Hình 3.25 Đường kẻ vạch và sơn đánh dấu dành riêng cho đi bộ

83

Hình 3.26 Hình thức đỗ xe cho Linh Đàm

85

Hình 3.27 Sử dụng làn sát lề đường ngoài giờ cao điểm để đỗ xe

86

Hình 3.28 Sử dụng làn sát lề đường ngoài giờ cao điểm để đỗ xe

87

Hình 3.29 Cơ chế tường chắn ồn

89


Hình 3.30 Phương án 1 tường chắn ồn đường vành đai III

90

Hình 3.31 Phương án 2 tường chắn ồn đường vành đai III

92

Hình 3.32 Lan can bằng rào kết hợp cây xanh đảm bảo an toàn,


94

hạn chế ồn, bụi và tạo thẩm mỹ cho khu vực gầm cầu
Hình 3.33 Các giải pháo tận dụng không gian gầm đường vành
đai III

95


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
Quá trình đô thị hóa của nước ta đang diễn ra nhanh chóng. Dân số đô
thị năm 1986 mới chỉ chiếm 19% tổng dân số cả nước, đến năm 2012 tỷ lệ
dân số đô thị nước ta đã đạt 32,45%. Tính đến tháng 12 năm 2013, Việt Nam
có khoảng 765 đô thị từ loại V đến loại đặc biệt. Các đô thị nước ta đang đóng
vai trò là đầu tàu cho phát triển kinh tế xã hội của các nước. Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả đạt được, đô thị tại Việt Nam còn nhiều hạn chế và chưa
đáp ứng yêu cầu phát triển. Số lượng đô thị tăng lên nhưng chất lượng chưa
được quan tâm đúng mức. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội yếu
kém, quá tải, không đồng bộ. Bên cạnh đó, đô thị Việt Nam cũng đang phải
đối mặt với những vấn đề mới nảy sinh khi Việt Nam là một trong năm quốc
gia chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng theo
thống kê của Liên Hợp Quốc. Đây là những thách thức lớn, ảnh hưởng không
nhỏ đến diện mạo đô thị, môi trường sống của người dân, đảm bảo yêu cầu
phát triển bền vững, và đặt ra nhiều vấn đề mới trong công tác quy hoạch,
xây dựng, phát triển đô thị hiện nay.
Để ứng phó với các thách thức của thực tế phát triển, Chính phủ Việt

Nam đã ban hành Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia (2003), Định
hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21
năm 2004), Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và
tầm nhìn đến 2050, trong đó đặt ra yêu cầu xây dựng, phát triển công trình
xanh, đô thị xanh, đô thị sinh thái (eco-city) nhằm hướng đến mục tiêu phát
triển đô thị Việt Nam nhanh và bền vững. Như vậy, phát triển “đô thị xanh” là
một trong nhiều giải pháp giúp các đô thị Việt Nam phát triển thịnh vượng,
bền vững, có bản sắc và thân thiện với môi trường.


2

Khu đô thị Linh Đàm được xây dựng năm 1997, đây là khu đô thị mới
được xây dựng đầu tiên của Việt Nam. Sự thành công của dự án đã tạo tiền đề
cho hàng loạt Khu đô thị mới được nhân rộng trên cả nước. Hiện tại Linh
Đàm cùng Phú Mỹ Hưng là một trong hai đô thị kiểu mẫu trên tổng số hơn
765 đô thị cả nước đáp ứng các điều kiện về cơ sở hạ tầng, quy hoạch xây
dựng các công trình kiến trúc, chất lượng môi trường văn hóa đô thị theo tiêu
chí đô thị kiểu mẫu đề ra.Tuy nhiên, hiện tại Linh Đàm cũng đang gặp phải
những hạn chế chưa có câu trả lời để hướng tới phát triển đô thị mang tính
bền vững trong tương lai. Một trong các vấn đề cốt lõi chính là giải pháp phát
triển giao thông, khắc phục hạn chế của hệ thống giao thông, tìm kiếm mô
hình quy hoạch giao thông hiện tại để hướng tới nâng cấp Linh Đàm từ đô thị
Kiểu mẫu lên đô thị xanh là điều cần thiết.
Sự phát triển mạnh mẽ kinh tế-xã hội luôn đặt ra các yêu cầu phát triển
đô thị có môi trường sống tốt, bảo đảm tiện nghi và sức khỏe cho người dân.
Đô thị xanh vẫn là một khái niệm khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng với những
lợi ích của nó mang lại, sự phát triển trên thế giới và sự thúc đẩy của Chính
Phủ thì đô thị xanh sẽ là một trong nhiều giải pháp giúp các đô thị Việt Nam
phát triển bền vững. Do đó, phát triển giao thông xanh, phát triển được Linh

Đàm theo hướng đô thị Xanh sẽ là cơ sở, cung cấp kinh nghiệm cho các đô thị
khác học hỏi, tiếp tục phát triển và nhân rộng mô hình cho các đô thị của Việt
nam.
Chính vì vậy đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp cho hệ thống giao
thông đô thị Linh Đàm hướng tới đô thị xanh” là thiết thực và cần thiết.
Mục đích nghiên cứu.
- Thực trạng về tình hình giao thông tại khu đô thị Linh Đàm
- Định hướng phát triển và đề xuất các giải pháp cho hệ thống giao
thông tại khu đô thị Linh Đàm hướng tới đô thị xanh


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Linh Đàm là đô thị kiểu mẫu với rất nhiều đặc điểm thuận lợi về hạ
tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật. Tuy nhiên, hiện tại Linh Đàm cũng đang gặp
phải những hạn chế cần điều chỉnh để đô thị trở nên Xanh trong tương lai.
Trong đó giao thông là một trong các yếu tố then chốt: Tỷ lệ diện tích đất giao
thông trên tổng diện tích đô thị mới đạt 11%, diện tích bãi đô xe thiếu, chỉ

chiếm 0,8% diện tích đô thị dẫn đến viêc đỗ xe lòng lề đường. Các phương
tiện và hình thức di chuyển trong đô thị chưa đa dạng. Giao thông công cộng
với 3 tuyến chưa phục vụ hết được nhu cầu của người dân. Cùng với đó là
chưa hình thành thói quen đi bộ và xe đạp cho người dân tại đô thị Linh Đàm
dẫn tới ô nhiễm môi trường giao thông, bụi, ồn và ảnh hưởng tới sức khỏe của
người dân.
Với các tiêu chí giao thông trong đô thị Xanh và ví dụ thực tế về đô thị
xanh Singapore, đô thị Vauban - TP. Freiburg - Đức, Copenhagen – Đan
Mạch sẽ là cơ sở khoa học và kinh nghiệm quý báu để áp dụng và hoàn thiện
cho hệ thống giao thông của Linh Đàm.
Luận văn “ Nghiên cứu đề xuất giải pháp cho hệ thống giao thông đô
thị Linh Đàm hướng tới đô thị xanh ” đã giải quyết được các vấn đề còn tồn
tại và đưa ra những giải pháp phát triển, tìm kiếm mô hình quy hoạch giao
thông thân thiện với môi trường, đặt mục tiêu đến 2030 Linh Đàm sẽ trở
thành một đô thị xanh.
Tác giả có một số đề xuất và kiến nghị sau:
1. Đề xuất:
- Điều chỉnh, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị Linh Đàm
theo hướng giao thông đô thị xanh: Tăng tỷ lệ diện tích dành cho giao thông
bằng cách giải phóng các điểm tắc nghẽn, các vị trí quy hoạch không hợp lý,
tăng diện tích bãi đỗ xe với kiến trúc hiện đại;


97

- Đề xuất giải pháp phát triển giao thông công cộng cho khu đô thị Linh Đàm
như nâng cao nhận thức của người dân để sử dụng giao thông công cộng, mở
rộng thêm lộ trình tuyến đường xe bus cho các tuyến 05, 12, 36. Cải thiện
dịch vụ và cơ sở hạ tầng vận tải công cộng như tăng cường bến đỗ, các bến
thuận lợi và dễ tiếp cận cho người sử dụng. Đề xuất phương án sử dụng

phương xe điện trong đô thị Linh Đàm.
- Đề xuất giải pháp phát triển giao thông cá nhân trong khu đô thị Linh Đàm:
Chính sách phát triển giao thông bằng xe đạp; Thiết kế hạ tầng giao thông cho
phương tiện xe đạp; Bãi đỗ xe đạp trong đô thị Linh Đàm.
- Giải pháp tăng cường giao thông đi bộ tại Linh Đàm: Quy hoạch tuyến phố
đi bộ cho Linh Đàm; Xây dựng đường phố an toàn cho người đi bộ;
- Đề xuất giải pháp thiết kế đỗ xe trong Linh Đàm: Lựa chọn hình thức bãi
đỗ xe nổi 5 tầng tại vị trí bãi đỗ xe hiện tại của Linh Đàm để giải quyết sự
thiếu hụt ngày càng cao chỗ đỗ. Đồng thời đưa giải pháp để sử dụng có hiệu
quả sức chứa của vị trí đỗ tại các tuyến đường vào những giờ cao điểm. Qua
đó giảm áp lức về đỗ xe cho đô thị này
- Đề xuất giải pháp khắc phục những bất cập của tuyến đường tiếp cận với
khu đô thị Linh Đàm: Khắc phục tắc nghẽn giao thông; giảm mức độ ô nhiễm
bụi và tiếng ồn; Tận dụng không gian gầm đường cao tốc trên cao của tuyến
đường vành đai III đi qua Nguyễn Xiển để làm nơi đỗ xe, thể dục thể thao, đi
bộ và không gian cảnh quan tô điểm cho Linh Đàm.
2. Kiến nghị:
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả xin được đưa ra một số kiến
nghị như sau:
a/ Linh Đàm cần xây dựng cơ quan quản lý chịu trách nhiệm chính trong
việc hoạch định chính sách và định hướng phát triển giao thông đô thị theo


98

định hướng đô thị xanh để từ đó có thể thực hiện và thúc đẩy nhanh hơn các
kế hoạch trở thành đô thị xanh của Linh Đàm.
b/ Cải tiến chất lượng hoạt động của các tuyến xe buýt hiện có. Định hướng
để phát triển nhanh và mạnh giao thông công cộng với đa dạng hình thức
phương tiện đi lại. Đồng thời cũng phải thức đẩy để xây dựng các tuyến đi xe

đạp và đi bộ để khuyến khích và tạo thói quen cho người dân.
d/ Chính quyền đô thị Linh Đàm cần có nhiều chính sách hỗ trợ các doanh
nghiệp tham gia khai thác, vận hành trên các tuyến xe buýt , xây dựng các
tuyến đi bộ, xe đạp, cải tạo cảnh quan đường vành đai III (chính sách trợ giá,
ưu đãi) để kêu gọi nhiều hơn nữa các đơn vị tư nhân đầu tư vào xây dựng
Linh Đàm trở thành một đô thị xanh trong thời gian sớm nhất.


99

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Huy Côn (2006), “Những bài học về quản lý môi trường đô thị ở
Singapore”, Tạp chí Sài Gòn đầu tư & Xây dựng, (1), tr.9-10.
2. GS.TS.KTS. Nguyễn Hữu Dũng, KS. Nguyễn Đức Toàn (2010), Đánh
giá tình hình sử dụng năng lượng tại các khu đô thị mới, khu dân cư, kiến
nghị giải pháp đảm bảo sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và đề
xuất tiêu chí đánh giá đô thị kiểu mẫu về tiết kiệm năng lượng, Đề tài
nghiên cứu khoa học, Bộ Xây Dựng.
3. GS.TS.KTS. Nguyễn Hữu Dũng, KS. Nguyễn Đức Toàn (2011), Bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững, Giáo trình giảng dạy, Đại học Kinh
Doanh và Công Nghệ Hà Nội, Hà Nội.
4. GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng (2012), Bàn về xây dựng phát triển đô thị
Xanh ở Việt Nam, Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam.
5. GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng (2013), Các giải pháp thiết kế công trình
xanh ở Việt Nam, Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội.
6. Đỗ Thị Hân, Dương Hiểu Quang (2010), “Nghiên cứu giao thông xe máy
và các biện pháp cải thiện giao thông tại Hà Nội”, Tạp chí giao thông vận
tải, (10), tr.5-6
7. TS.Nguyễn Ngọc Quang (2013), “Thúc đẩy chuyển đổi từ phương tiện cá

nhân sang giao thông công cộng”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam,(số 8).
8. Đinh Quốc Thái (2009), Nghiên cứu và xây dựng khung tiêu chí quy
hoạch giao thông đô thị theo mục tiêu phát triển bền vững, Luận văn thạc
sỹ Kỹ thuật hạ tầng đô thị, Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Hà Nội.
9. PGS. Nguyễn Hồng Tiến (2006), “Đô thị kiểu mẫu – Yêu cầu về hạ tầng
kỹ thuật đô thị”, Tạp chí Người Xây Dựng, (9),


100

10. Trung tâm khoa học và môi trường (2007), Sự đông đúc: các giải pháp
đỗ xe để thay đổi sự hấp dẫn, Báo cáo dự thảo, Hà Nội.
11. Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (1999), Thuyết minh tóm tắt thiết kế
quy hoạch chi tiết khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm tỷ lệ
1/500, Hà Nội.
Tiếng Anh
12. Andrea Broaddus (2009), Deutsche Gesellschaft Für Technische
Zusammenarbeit, Germany.
13. Phil Sayeg (2009), Hệ Thống Giao Thông Thông Minh, Hội nghị bàn tròn
về giao thông vận tải Australia.
14. Kojima (2012), IEA Clean Vehicle Workshops, Paris.
15. Robert Cervero (2011), “Tìm kiếm sự hài hòa cho giao thông công cộng”,
Tạp chí Khoa học & Phát triển, (248), tr.13-15
16. Rudofl (2004), Land Use Planning and Urban Transport , Wuppertal
Institute, Germany.
17. Yang Xiaoguang, Baiyu, Ma Wanjing (2010) Traffic Design China
Communications Press, Beijing.
Trang thông tin điện tử
18. www.kienviet.net
19. www.hud.com.vn

20. />21. />


×