Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Nghiên cứu giải pháp chuẩn bị kỹ thuật trong quy hoạch chung thị xã cửa lò tỉnh nghệ an có tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÖC HÀ NỘI
-----------------------------

NGUYỄN THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ KĨ THUẬT
TRONG QUY HOẠCH CHUNG THỊ XÃ CỬA LÕ TỈNH NGHỆ AN CÓ TÍNH ĐẾN ẢNH HƢỞNG CỦA
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KĨ THUẬT

Hà Nội, năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÖC HÀ NỘI
-----------------------

NGUYỄN THỊ THẢO
KHÓA: 2011 - 2013

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ KĨ THUẬT
TRONG QUY HOẠCH CHUNG THỊ XÃ CỬA LÕ TỈNH NGHỆ AN CÓ TÍNH ĐẾN ẢNH HƢỞNG CỦA
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU



Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
Mã số: 60.58.02.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KĨ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. KTS. LƯU ĐỨC CƯỜNG

Hà Nội, năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Khoa Sau Đại học - Trường Đại
học Kiến Trúc Hà Nội, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kỹ
thuật hạ tầng đô thị.
Lời đầu tiên tôi xin cảm ơn sâu sắc thầy giáo TS. KTS. Lưu Đức Cường
đã tận tình hướng dẫn và động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Sau Đại học - Trường đại học Kiến
Trúc Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, tận tâm truyền đạt những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu, cũng như cơ quan tôi đang công tác, các bạn đồng nghiệp và
gia đình đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, động viên tôi trong quá trình học
tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Do trình độ và thời gian có hạn, chắc chắn luận văn còn có những hạn
chế cần được hoàn thiện thêm. Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp
của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để hoàn thiện và nâng cao đề tài
nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thảo


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Thảo


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƢƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ KĨ THUẬT VÀ
ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI THỊ XÃ CỬA LÕ TỈNH NGHỆ AN ............................................................................................. 5
1.1. Các khái niệm cơ bản .............................................................................. 5
1.1.1. Khái niệm CBKT cho khu đất xây dựng ......................................... 5
1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu ................ 5
1.2. Giới thiệu chung về Thị xã Cửa Lò - tỉnh Nghệ An ............................... 6
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 6
1.2.2. Đặc điểm hiện trạng ........................................................................ 11
1.3. Thực trạng công tác CBKT trong QH chung xây dựng Thị xã Cửa Lò 18

1.3.1. Thực trạng công tác lựa chọn đất .................................................... 18
1.3.2. Thực trạng nền xây dựng ................................................................ 19
1.3.3. Thực trạng thoát nước mưa ............................................................. 20
1.3.4. Thực trạng các công trình phòng lũ và các công trình điều tiết


chống ngập, lụt .......................................................................................... 22
1.3.5. Thực trạng công tác phòng chống thiên tai ..................................... 24
1.4. Ảnh hưởng của BĐKH đối với Việt Nam, tỉnh Nghệ An và Thị xã Cửa
Lò ................................................................................................................. 26
1.4.1. Ảnh hưởng của BĐKH đối với Việt Nam ..................................... 26
1.4.2. Ảnh hưởng của BĐKH đối với tỉnh Nghệ An ................................ 33
1.4.3. Ảnh hưởng của BĐKH đối với Thị xã Cửa Lò ............................... 36
CHƢƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC CHUẨN BỊ KĨ
THUẬT TRONG QUY HOẠCH CHUNG THỊ XÃ CỬA LÕ - TỈNH
NGHỆ AN CÓ TÍNH ĐẾN ẢNH HƢỞNG CỦA BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU 39
2.1. Định hướng Quy hoạch phát triển Thị xã Cửa Lò ............................... 39
2.1.1. Định hướng phát triển không gian, sử dụng đất ............................. 39
2.1.2. Định hướng Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật ......................... 44
2.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 53
2.2.1. Tiêu chuẩn đánh giá đất theo điều kiện tự nhiên ............................ 53
2.2.2. Kịch bản BĐKH đối với Việt Nam và Thị xã Cửa Lò ................... 54
2.3. Cơ sở lý thuyết - lý thuyết tính toán thiết kế quy hoạch CBKT cho các
Đô thị có tính đến ảnh hưởng của BĐKH.................................................... 60
2.3.1. Tính toán mực nước lũ thiết kế ...................................................... 60
2.3.2. Tính toán thoát nước mưa .............................................................. 66
2.4. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 67
2.4.1. Kinh nghiệm ứng phó với BĐKH trong QHXD Đô thị trên thế giới .. 67
2.4.2. Kinh nghiệm ứng phó với BĐKH trong QHXD Đô thị ở Việt Nam ..69



CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ KĨ THUẬT TRONG QUY
HOẠCH CHUNG THỊ XÃ CỬA LÕ – TỈNH NGHỆ AN CÓ TÍNH ĐẾN
ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU................................................ 74
3.1. Giải pháp lựa chọn đất xây dựng .......................................................... 74
3.1.1. Đánh giá đất xây dựng theo điều kiện tự nhiên có tính đến ảnh
hưởng của BĐKH...................................................................................... 74
3.1.2. Giải pháp lựa chọn đất xây dựng có tính đến ảnh hưởng của BĐKH .. 82
3.2. Giải pháp bảo vệ Đô thị khỏi ngập lụt .................................................. 85
3.2.1. Giải pháp cải tạo, nâng cấp đê, kè .................................................. 85
3.2.2. Giải pháp tăng cường khả năng thoát lũ khu vực cửa sông ............ 87
3.3. Giải pháp chống ngập úng cho Đô thị .................................................. 87
3.3.1. Giải pháp điều tiết dòng chảy ......................................................... 87
3.3.2. Giải pháp quy hoạch mạng lưới thoát nước mưa ............................ 91
3.4. Giải pháp quy hoạch chiều cao có tính đến ảnh hưởng của BĐKH ..... 99
3.4.1. Giải pháp nền xây dựng khu vực ven biển ..................................... 99
3.4.2. Giải pháp nền xây dựng khu dân cư phía trong ............................ 101
3.4.3. Giải pháp cải tạo địa hình ............................................................. 102
3.5. Giải pháp gia cố, bảo vệ bờ sông, bờ biển .......................................... 103
3.5.1. Giải pháp sử dụng thảm thực vật để gia cố bờ sông, bờ biển ....... 103
3.5.2. Giải pháp ứng dụng một số vật liệu mới trong công trình bảo vệ bờ
sông, biển ................................................................................................ 105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài

Trong 10 năm trở lại đây, sự phát triển của hệ thống đô thị và quá trình
đô thị hoá ở nước ta đã diễn ra nhanh chóng trên phạm vi cả nước. Nhiều Đô
thị cùng với hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị như: Hệ
thống giao thông, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, thu gom và xử
lý chất thải rắn... được cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới đã phát triển khá
nhanh góp phần tạo dựng bộ mặt đô thị đổi mới, từng bước nâng cao chất
lượng đô thị, cải thiện đời sống của người dân đô thị, góp phần xoá đói giảm
nghèo và tạo lập một nền tảng phát triển bền vững đô thị.
Tuy nhiên, trong thực tế quy hoạch xây dựng đô thị rất khó có thể tìm
được một khu đất có các điều kiện tự nhiên, đáp ứng được ngay yêu cầu xây
dựng, đặc biệt có những khu vực có điều kiện tự nhiên bất lợi: xói lở, lũ quét,
ngập lụt… Chính vì thế công tác CBKT cho khu đất xây dựng là một trong
những nhiệm vụ quan trọng và không thể thiếu trong công tác quy hoạch xây
dựng Đô thị. Công tác này ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển đô
thị, đến hình thái, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan và tính chất đô thị.
Ngày 12/3/2009 thị xã Cửa Lò chính thức được công nhận là Đô thị
loại III trực thuộc tỉnh Nghệ An, nằm ở phía Đông Nam tỉnh Nghệ An,
cách Thành phố Vinh, tỉnh lị tỉnh Nghệ An 16 km về phía Đông, sân bay
Vinh 10 km về phía Tây, Thủ đô Hà Nội gần 300 km về phía Bắc và Thành
phố Hồ Chí Minh 1.400 km về phía Nam. Cửa Lò là một dải đất song song
với bờ biển, nằm giữa 2 con sông lớn là Sông Lam ở phía Nam và Sông Cấm
ở phía Bắc. Khu vực Thị xã Cửa Lò nằm ở vùng đồng bằng ven biển địa hình
tương đối bằng phẳng. Ngoài ra trên địa bàn còn có một số ngọn núi nhỏ, đảo,
bán đảo và các vùng cát nhô cao, đặc điểm hình thái của địa hình mang lại


2
những nét đặc trưng rất riêng cho không gian cảnh quan Đô thị. Thị xã Cửa
Lò hiện nay là một trong những Đô thị du lịch hấp dẫn trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển Đô thị đã cho thấy sự thiếu

phối hợp chặt chẽ giữa công tác CBKT với quy hoạch và quản lý xây dựng
Đô thị dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ, tại một số điểm ở mức độ trầm
trọng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người dân Đô thị cũng như
kìm hãm sự phát triển của nên kinh tế địa phương.
Bên cạnh đó, hiện tượng BĐKH xẩy ra ngày càng rõ rệt và mạnh mẽ
trên toàn thế giới. BĐKH cùng với suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường
là những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21, đã, đang và sẽ làm
thay đổi toàn diện, sâu sắc các hệ sinh thái tự nhiên, đời sống kinh tế - xã hội,
quá trình phát triển, đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh môi trường, năng
lượng, nguồn nước, lương thực trên phạm vi toàn cầu. Theo ghi nhận của các
cơ quan hữu quan, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn
nhất của hiện tượng khí hậu khắc nghiệt trong hai chục năm gần đây (là 1
trong 5 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất, thậm chí đứng thứ 3 vào năm 2008).
Biến đổi khí hậu đã làm gia tăng các loại hình thiên tai cả về số lượng, cường
độ và mức độ ảnh hưởng. Trong thời gian 10 năm, từ 1997 đến 2006, thiệt hại
mỗi năm ở Việt Nam chiếm khoảng 1.5% GDP và cướp đi mạng sống của
khoảng 750 người [11]. Hậu quả của thiên tai vô cùng lớn gây thiệt hại về
người, phá hoại cơ sở hạ tầng, không chỉ làm ảnh hưởng đến nhiều thành quả
phát triển kinh tế xã hội, gia tăng tình trạng đói nghèo mà còn gây thiệt hại
cho quá trình xây dựng và phát triển đô thị.
Những tác động của hiện tượng BĐKH đối với Thị xã Cửa lò được dự
báo là không thể xem nhẹ. Công tác quy hoạch cải tạo và chỉnh trang cho Đô
thị cần phải tính đến những ảnh hưởng của BĐKH để có những giải pháp phù
hợp, đặc biệt là đối với công tác chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng đô thị nhằm


3
đáp ứng được mục tiêu phát triển đô thị bền vững. Chính vì vậy, đề tài
“Nghiên cứu giải pháp chuẩn bị kỹ thuật trong quy hoạch chung Thị xã
Cửa Lò – tỉnh Nghệ An có tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu” là

thực sự cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhằm đáp ứng với yêu cầu
xây dựng và phát triển Đô thị hiện nay.
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và hiện trạng công tác CBKT của một số
đô thị điển hình ở Việt Nam, sự ảnh hưởng của BĐKH tới sự hình thành và
phát triển của các đô thị. Từ đó rút ra kết luận và đề xuất các giải pháp CBKT
cho Thị xã Cửa Lò và các đô thị tương tự, đáp ứng được điều kiện xây dựng
và phát triển đô thị, nâng cao giá trị kiến trúc cảnh quan, bảo vệ môi trường
sinh thái và giảm đáng kể chi phí thiết kế, xây dựng đồng thời giảm thiểu tối
đa những tác động tiêu cực do hiện tượng BĐKH.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác CBKT trong quy hoạch chung có tính
đến ảnh hưởng của BĐKH.
Phạm vi nghiên cứu: Thị xã Cửa Lò – Tỉnh Nghệ An
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Điều tra khảo sát: Bằng việc điều tra, quan sát trực tiếp để khảo sát
về hiện trạng nền xây dựng, tình hình thực hiện đồ án quy hoạch chung đã
được phê duyệt của Thị xã Cửa Lò.
- Thu thập thông tin: Điều tra, phỏng vấn trực tiếp thu thập số liệu
thực tế về điều kiện tự nhiên, diễn biến thiên tai xảy ra đối với Thị xã Cửa Lò.
- Phân tích, tổng hợp: Tổng hợp các số liệu thu thập được và xử lý số
liệu.


4
- Kế thừa, chuyên gia: Kế thừa các kết quả đã được nghiên cứu, chứng
minh trong các Luận án, Luận văn, các bài báo khoa học, các chuyên đề và
tham khảo các ý kiến của các chuyên gia trong vấn đề CBKT, biến đổi khí
hậu, phòng chống thiên tai … để đưa ra giải pháp CBKT tốt nhất cho Thị xã
Cửa Lò trước diễn biên phức tạp của BĐKH.

Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận - Kiến nghị và phần Phụ lục, nội
dung luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Thực trạng công tác chuẩn bị kĩ thuật trong quy hoạch chung
và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Thị xã Cửa Lò - tỉnh Nghệ An.
Chương 2: Cơ sở nghiên cứu về giải pháp chuẩn bị kĩ thuật trong quy
hoạch chung Thị xã Cửa Lò – tỉnh Nghệ An có tính đến ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu
Chương 3: Giải pháp CBKT trong quy hoạch chung Thị xã Cửa Lò Tỉnh Nghệ An có tính đến ảnh hưởng BĐKH


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


108
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
- Quá trình xây dựng và phát triển của Thị xã Cửa Lò luôn gắn với công
tác CBKT của Đô thị ven biển. Với lợi thế thiên nhiên đã ban tặng: là một dải
đất song song với bờ biển, nằm giữa 2 con sông lớn là Sông Lam ở phía Nam
và Sông Cấm ở phía Bắc, nằm ở vùng đồng bằng ven biển địa hình tương đối
bằng phẳng, ngoài ra Thị xã còn có một số ngọn núi nhỏ, đảo, bán đảo và các

vùng cát nhô cao, đặc điểm hình thái của địa hình mang lại những nét đặc
trưng rất riêng cho không gian cảnh quan Đô thị. Vì vậy, việc nghiên cứu và
áp dụng các giải pháp CBKT đảm bảo được yêu cầu về cảnh quan môi trường
Đô thị có vai trò rất quan trọng. Làm được như vậy, Thị xã Cửa Lò mới có
điều kiện để được phát triển cân đối, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên.
- Trong những năm gần đây, hiện tượng BĐKH diễn ra rõ rệt và ảnh
hưởng mạnh mẽ trên toàn thế giới. Thị xã Cửa Lò là Đô thị rất nhạy cảm, chịu
ảnh hưởng khá lớn của hiện tượng này, thiên tai lũ lụt, sạt lở đất và xâm nhập
mặn xảy ra với mật độ và cường độ ngày càng tăng. Vì vậy việc nghiên cứu
các giải pháp CBKT có tính đến ảnh hưởng của BĐKH trong công tác QHXD
Thị xã Cửa Lò là một đòi hỏi cấp thiết và cấp bách nhằm đảm bảo cho sự phát
triển ổn định bền vững trong tương lai.
- Kịch bản BĐKH cho vùng Bắc Trung Bộ và các nguyên tắc thiết kế
CBKT là cơ sở để lựa chọn giải pháp CBKT có tính đến ảnh hưởng của
BĐKH đối với Thị xã Cửa Lò. Giải pháp điều tiết dòng chảy, quy hoạch chiều
cao và thoát nước mưa nhằm tăng khả năng phòng và chống ngập lụt được
xem là giải pháp hiệu quả và khả thi để giảm thiểu các thiên tai gây ra cho Thị
xã Cửa Lò. Ngoài những giải pháp CBKT tổng thể, cần nghiên cứu các giải
pháp cải tạo địa hình, các biện pháp gia cố, bảo vệ bờ sông, kênh và bờ biển


109
cũng cần được quan tâm nghiên cứu kỹ lưỡng trên quan điểm đề cao yếu tố
cảnh quan môi trường đô thị.
- Mỗi một công nghệ hay giải pháp khi được áp dụng đều phải qua quá
trình đánh giá lâu dài tác dụng của nó dưới các điều kiện cụ thể ở từng địa
phương cụ thể. Do thời gian nghiên cứu luận văn có hạn, nên các giải pháp
CBKT có tính đến ảnh hưởng của BĐKH chưa có các đánh giá kết quả thực
nghiệm. Do vậy, tùy theo từng điều kiện cụ thể tại Thị xã Cửa Lò để qua kiểm
chứng trên thực tế từ đó rút ra kinh nghiệm áp dụng sau này.

KIẾN NGHỊ
Nội dung của luận văn tập trung vào việc lồng ghép nghiên cứu ứng phó
với BĐKH trong các giải pháp CBKT khu đất xây dựng cho TX. Cửa Lò theo
quan điểm hiệu chỉnh các bài toán chuyên môn có liên quan. Để nghiên cứu
được hoàn chỉnh và có thể ứng dụng trong thực tế, cần có những nghiên cứu
sâu hơn và rà soát lại các công thức sử dụng trong tính toán thiết kế và định
lượng cụ thể về mức độ thay đổi các thông số kỹ thuật sử dụng trong tính toán
dưới tác động của BĐKH. Ngoài ra tác giả xin đề xuất một số kiến nghị khác
cho việc lập kế hoạch ứng phó với BĐKH cho Thị xã Cửa Lò như sau:
- Nghiên cứu sâu đối với khu vực dải ven viển về mức độ tác động do
BĐKH.
- Cải thiện năng lực, tổ chức và thiết bị cho Ủy ban Phòng chống lụt bão
và Tìm kiếm cứu nạn của Thị xã. Tổ chức các chương trình nâng cao nhận
thức, các chỉ dẫn, biển cảnh báo cho cộng đồng có nguy cơ dễ bị lũ lụt.
- Đầu tư nghiên cứu thiết kế, sửa chữa và nâng cấp hệ thống đê sông, đê
biển để không chỉ làm vững chắc mà còn bảo đảm an toàn cho Thị xã trong
điều kiện cực đoan trong tương lai.


110
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Vĩnh Bảo (2005), Một vòng quanh các nước: Hàn Quốc, NXB Văn
hoá Thông Tin.
2. Bộ tài nguyên và môi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển
dâng cho Việt Nam.
3. Bộ xây dựng, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - quy hoạch xây dựng,
QCXDVN 01: 2008/ BXD.
4. Bộ xây dựng, Quy hoạch xây dựng Đô thị, TCVN 4449 - 1987.
5. TS. KTS. Lưu Đức Cường (2012), “Vai trò của quy hoạch đô thị trong
việc giải quyết tình trạng ngập lụt và thích ứng với biến đổi khí hậu tại thành

phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Hội Quy hoạch phát triển Đô thị.
6. Dự thảo công trình thủy lợi - yêu cầu kĩ thuật thiết kế đê biển (2013)
7. Phạm Hồng, Nguyễn Cẩm Vân (2011), Đánh giá ảnh hưởng của nước biển
dâng do biến đổi khí hậu ở tỉnh Nghệ An bằng công nghệ GIS, Hội thảo ứng
dụng GIS toàn quốc.
8. Trần Thị Hường (2002), Chuẩn bị kĩ thuật cho khu đất xây dựng Đô thị,
Nhà xuất bản xây dựng.
9. PGS.TS.Trần Thị Hường, Chuyên đề xác định cao độ xây dựng, Trường
ĐH Kiến Trúc Hà Nội.
10. Hướng dẫn thiết kế đê biển, 14 TCN 130 – 2002
11. Mai Thanh Sơn, Lê Đình Phùng, Lê Đức Thịnh (2011), Biến đổi khí hậu:
Tác động, khả năng ứng phó và một số vấn đề chính sách, nghiên cứu trường
hợp đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc, Nhóm công tác biến đổi
khí hậu CCWG và nhóm cộng tác dân tộc thiểu số EMWG, Hà Nội.
12. Thiết kế công trình chịu động đất, TCVN 9386:2012.
13. Tiêu chuẩn nghành, Tính toán đặc trưng dòng chảy lũ, 22TCN - 95


111
14. Tiêu chuẩn quốc gia, Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài Tiêu chuẩn thiết kế, TCVN 7957 : 2008
15. Trung tâm nghiên cứu và Quy hoạch môi trường Đô thị - nông thôn
(2012), Báo cáo tổng hợp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước
biển dâng đến hệ thống hạ tầng kĩ thuật Đô thị giai đoạn I.
16. Trung tâm nghiên cứu và Quy hoạch môi trường Đô thị - nông thôn
(2013), Báo cáo tổng hợp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước
biển dâng đến hệ thống hạ tầng kĩ thuật Đô thị giai đoạn II.
17. Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Ngọc Đẳng (2012), Chuyên đề: Giới thiệu
một số giải pháp công nghệ mới trong công trình bảo vệ bờ sông, Phòng thí
nghiệm trọng điểm quốc gia về động lực học sông biển.
18. Phạm Bá Trung, Lê Đình Mầu (2011), “Hiện trạng xói lở - bồi tụ biển tỉnh

Bình Thuận”, Tạp chí khoa học về trái đất, (324).
19. Ủy ban nhân dân Thị xã Cửa Lò (2011), Bảng tổng hợp số liệu hiện trạng
hạ tầng kĩ thuật thị xã Cửa Lò.
20. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An - Sở Xây Dựng (2011), Báo cáo hiện
trạng hệ thống hạ tầng kĩ thuật và các thông tin liên quan tới biến đổi khí hậu
tại thị xã Cửa Lò.
21. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (25/09/2008), Quyết định số 4181/
QĐ.UBND.CN về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng
thị xã Cửa Lò và vùng phụ cận.
Tài liệu tham khảo từ Internet:
22. . “Bão Sơn Tinh với sức gió đạt tới cấp 11
hoành hành khắp các huyện ven biển”, Tin tức sự kiện - khí tượng thủy văn.



×