Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Nghiên cứu lựa chọn giải pháp thoát nước phù hợp cho thành phố hoà bình (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.18 KB, 21 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

-------------------NGUYỄN THỊ HỒNG
KHÓA: 2010 - 2012

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP
THOÁT NƯỚC PHÙ HỢP CHO
THÀNH PHỐ HÒA BÌNH
Chuyên ngành: Cấp Thoát nước
Mã số: 60.58.70

LUẬN VĂN THẠC SĨ CẤP THOÁT NƯỚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TS. HOÀNG HUỆ
2. TS. NGUYỄN BÁ THẮNG

Hà Nội – Năm 2012


2
PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam, là cửa ngõ của
vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và đồng bằng sông Hồng. Hòa Bình vừa nằm


trong vùng Tây Bắc nhưng cũng nằm trong vùng Thủ đô Hà Nội nên tỉnh Hòa
Bình chiếm một vị trí rất quan trọng trong khu vực, đặc biệt là sau khi Bộ
Chính trị ra Nghị quyết số 37/NQ-TW về việc phát triển kinh tế xã hội, bảo
đảm an ninh quốc phòng cho vùng trung du miền núi Bắc Bộ.
Thành phố Hòa Bình có vị trí thuận lợi là trung tâm kinh tế chính trị của
Tỉnh và nằm trong vùng chiến lược phát triển không gian của Hà Nội, có quốc
lộ 6 chạy qua là đường xuyên á trong tương lai, có trục đường thủy Sông Đà rất
giàu tiềm năng và nhà máy thủy điện Hòa Bình là công trình thủy điện lớn nhất
Việt Nam. Vì vậy, trong môi trường phát triển mới, thành phố Hòa Bình sẽ trở
thành đô thị hạt nhân - động lực thúc đẩy sự phát triển năng động của cả vùng
Tây Bắc.
Với vai trò quan trọng như vậy, tốc độ đô thị hóa của thành phố Hòa Bình
đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ. Điều đó chắc chắn sẽ gây ra những tác động tiêu
cực tới môi trường sống của người dân đô thị. Nguy hại hơn, nó có khả năng
gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng của các nguồn nước trong khu vực, đặc biệt
là sông Đà – nguồn cấp nước chính không chỉ riêng cho tỉnh Hòa Bình mà còn
là một trong ba nguồn cấp nước mặt lớn nhất của Thủ đô Hà Nội. Vậy để bảo
vệ môi trường sống của người dân trong khu vực cũng như để bảo vệ nguồn
nước sông Đà không bị tác động xấu bởi quá trình đô thị hóa thì trong lĩnh vực
thoát nước và vệ sinh môi trường, Thành phố Hòa Bình cần có những giải pháp
nào?


3
Để giải đáp vấn đề này, đề tài đã tiến hành nghiên cứu lựa chọn một số
giải pháp thoát nước phù hợp và khả thi với điều kiện phát triển của thành phố
Hòa Bình. Đây thực sự là vấn đề cần thiết, có ý nghĩa rất thực tiễn và khoa học.
MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu lựa chọn một số giải pháp thoát nước phù hợp và khả thi với

điều kiện phát triển của thành phố Hòa Bình.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Đánh giá tổng quan về các giải pháp thoát nước của các đô thị ở Việt
Nam và trên thế giới.
- Phân tích các cơ sở khoa học về các mô hình tổ chức thoát nước và xử lý
nước thải.
- Phân tích các cơ sở khoa học về giải pháp thoát nước luân lưu.
- Nghiên cứu đề xuất các tiêu chí lựa chọn giải pháp thoát nước phù hợp
cho thành phố Hòa Bình.
- Lựa chọn và đề xuất giải pháp quy hoạch, giải pháp kỹ thuật, giải pháp
quản lý hệ thống thoát nước phù hợp cho thành phố Hòa Bình.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Giải pháp quy hoạch và một số giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý cho
hệ thống thoát nước.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Thành phố Hòa Bình
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Thu thập số liệu thực tế và lí thuyết
- Phân tích đánh giá và tổng hợp số liệu
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước
- Đề xuất giải pháp


4
Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN ĐỀ TÀI:
Từ kết quả nghiên cứu, các nhà thiết kế và quản lý có thể tham khảo để
lựa chọn ra giải pháp qui hoạch, giải pháp kỹ thuật và biện pháp quản lý cho hệ
thống thoát nước phù hợp với điều kiện của thành phố Hòa Bình và có thể áp
dụng cho các Thành phố có điều kiện tương tự.
CẤU TRÚC LUẬN VĂN:


Mở đầu

Chương I

Chương II

Chương III

Kết luận

Giới thiệu chung về đề tài
- Lý do chọn đề tài
- Mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và
phương pháp nghiên cứu
Tổng quan về giải pháp thoát nước của các đô
thị
- Tổng quan giải pháp thoát nước của các đô thị ở
Việt Nam và trên thế giới
- Đánh giá chung về giải pháp thoát nước của các
đô thị
Cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiên cứu lựa
chọn giải pháp thoát nước cho Thành phố Hòa
Bình
- Cơ sở khoa học, các căn cứ về mô hình tổ chức
HTTN, các sơ đồ HTTN và các dây chuyền xử lý
nước thải
- Cơ sở khoa học về giải pháp thoát nước luân lưu
- Một số kinh nghiệm về giải pháp thoát nước trên
thế giới

Lựa chọn giải pháp thoát nước cho Thành phố
Hòa Bình
- Đánh giá chung về hiện trạng thoát nước của
Thành phố Hòa Bình
- Các tiêu chí lựa chọn giải pháp thoát nước phù
hợp cho Thành phố Hòa Bình
- Lựa chọn và đề xuất giải pháp qui hoạch HTTN
cho Thành phố Hòa Bình, trong đó đề xuất giải
pháp thoát nước luân lưu
- Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật và quản lý cho
HTTN Thành phố Hòa Bình


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN
1/ Đối với giải pháp thoát nước đã sử dụng ở Việt Nam: phần lớn các khu
đô thị cũ vẫn duy trì HTTN chung. Trong đó, phổ biến nhất là giải pháp sử

dụng HTTN chung hiện có để dẫn nước mưa ra nguồn, xây dựng thêm hệ thống
cống bao có nhiệm vụ thu gom nước thải từ HTTN chung đưa tới trạm xử lý
trước khi ra nguồn xả. Ngoài ra, việc thu gom và xử lý nước thải ở các đô thị
thường theo phương án tập trung với quy mô lớn. Trong đó, giải pháp công
nghệ xử lý nước thải thường sử dụng công nghệ xử lý sinh học với bùn hoạt
tính (Aeroten…) hoặc sử dụng các hồ sinh học kỵ khí và hiếu khí.
2/ Đối với kinh nghiệm về thu gom, vận chuyển nước thải ở nước ngoài:
Giải pháp thoát nước hỗn hợp đang được lựa chọn ở nhiều nước. Trong đô thị
tồn tại cả hai hệ thống: HTTN chung và HTTN riêng. HTTN chung vẫn được
duy trì chủ yếu ở các đô thị cũ, còn HTTN riêng thường được áp dụng cho các
đô thị mới hoặc mở rộng. Ngoài ra, để quản lý nước thải hiệu quả với chi phí
thấp, nhiều nước đã phát triển mô hình tổ chức hệ thống thoát nước thải tại chỗ
và phân tán, đặc biệt là những vùng có mật độ dân cư thấp.
Bên cạnh đó, mô hình thoát nước mặt bền vững cũng ngày càng phát triển
rộng rãi nhằm giảm lưu lượng đỉnh và xử lý sơ bộ nước thải vào mùa mưa,
thông qua các giải pháp như: Tăng cường khả năng tự thấm một phần nước
mưa qua các bề mặt phủ của sân, vườn, đường dạo, vỉa hè…Tăng cường khả
năng chứa nước bằng cách: xây dựng các bể chứa, hồ chứa nước…Sử dụng
lượng nước này cho các nhu cầu cấp nước.
Đối với kinh nghiệm về công nghệ xử lý nước thải ở nước ngoài: các đô
thị thường sử dụng công nghệ hóa lý hoặc xử lý sinh học với bùn hoạt tính
(Aeroten…) đối với mức độ xử lý cấp hai và thường áp dụng hồ sinh học hoặc
xử lý bằng đất ướt (tưới, thấm …) đối với mức độ xử lý cấp ba.


104
3/ Sau khi tiến hành nghiên cứu, với đặc điểm tự nhiên và xã hội của một
đô thị thuộc vùng trung du miền núi, có hệ thống ao, hồ, kênh, ngòi chằng chịt,
đặc biệt có dòng sông Đà (nguồn cấp nước chính cho cả khu vực), bên cạnh đó,
cùng với định hướng qui hoạch sẽ xây dựng thành phố trở thành một thành phố

xanh – mặt nước, thành phố du lịch, nghỉ dưỡng với những cụm nhà vườn, nhà
biệt thự …thì những giải pháp thoát nước sau đây được coi như là phù hợp với
Thành phố Hòa Bình:
- Lựa chọn HTTN kiểu hỗn hợp cho Thành phố Hòa Bình. Trong đô thị
sẽ xây dựng cả hai hệ thống: Hệ thống thoát nước chung cho các khu đô thị cũ
và hệ thống thoát nước riêng cho các khu đô thị mới, khu đô thị mở rộng.
- Lựa chọn mô hình thoát nước và xử lý nước thải tập trung cho các khu
đô thị cũ và các khu đô thị mở rộng, còn đối với các khu đô thị mới nên áp
dụng mô hình thoát nước và xử lý nước thải phân tán (trừ khu đô thị Trung
Minh).
- Áp dụng giải pháp thoát nước luân lưu (thấm và chứa nước) cho các khu
đô thị mới và các khu đô thị mở rộng.
Việc áp dụng giải pháp thoát nước luân lưu mang lại hiệu quả thoát nước
cao, điều đó thể hiện qua các kết quả tính toán như sau: khoảng 6 – 12% lượng
nước thấm qua khu vực cây xanh, 11% - 33% lượng nước mưa được thấm qua
các kết cấu vỉa hè thấm nước và mương thấm, 16% - 36% lượng nước mưa
được chứa trong hồ, kênh, ngòi (đối với hồ khô là 5%) và 6% - 9% chứa trong
vườn nhà, 4% - 31% các bể chứa của các ngôi nhà vườn hoặc liền kề. Còn lại,
11% - 37% là lưu lượng dòng xả, xả ra sông Đà.
4/ Một số giải pháp kỹ thuật thoát nước cho Thành phố Hòa Bình:
- Xây dựng các giếng tràn tách nước tại các vị trí miệng xả cũ của HTTN
chung (đối với các khu đô thị cũ).
- Đối với dây chuyền xử lý nước thải: đề xuất dây chuyền xử lý nước thải
bậc 2 với bể Aeroten cho các khu đô thị cũ và khu đô thị mở rộng. Còn đối với


105
khu đô thị mới, lựa chọn dây chuyền xử lý nước thải bậc 2 với bể BASTAF và
hồ sinh học (trừ khu đô thị Trung Minh).
- Đề xuất xây dựng hệ thống rãnh bao dọc quanh sườn và chân đồi. Hệ

thống rãnh này chạy theo đường vuông góc với đường dòng chảy.
5/ Đối với giải pháp quản lý: mỗi công trình cần xây dựng hệ thống tái sử
dụng nước mưa có hiệu quả đồng thời hình thành các không gian trữ nước hòa
hợp với cảnh quan kiến trúc, tạo ra không gian sống , làm việc, vui chơi, giải trí
cho con người. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình
thoát nước luân lưu, cần tiến hành bảo trì, bảo dưỡng các công trình thường
xuyên, theo đúng định kỳ và theo đúng kỹ thuật.
KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu, các nhà thiết kế và quản lý có thể tham khảo để
lựa chọn ra giải pháp qui hoạch, giải pháp kỹ thuật và biện pháp quản lý cho hệ
thống thoát nước phù hợp với điều kiện của thành phố Hòa Bình và có thể áp
dụng cho các Thành phố có điều kiện tương tự. Tuy nhiên, để áp dụng có hiệu
quả, luận văn có kiến nghị như sau:
1/ Do điều kiện địa chất của Thành phố không ổn định và hệ số thấm chỉ
được nghiên cứu ở mức sơ bộ, vì vậy khi tiến hành cụ thể, cần khảo sát kỹ địa
chất để xác định rõ hệ số thấm của từng khu vực.
2/ Tiến hành thí điểm xây dựng khu vực Yên Mông trước vì khu vực này
ở vị trí cách xa khu vực trung tâm Thành phố cũ, nằm ở phía hạ lưu sông Đà,
cách xa hồ Hòa Bình và không có các nhà máy nước nên sẽ không gây ảnh
hưởng nhiều cho khu vực lân cận nếu bước triển khai có sự cố. Từ đó, đánh
giá, rút ra những kinh nghiệm khi áp dụng cho các khu vực khác.
3/ Nhà nước cần sớm ban hành tiêu chuẩn thiết kế và qui phạm quản lý
kỹ thuật cho các công trình thoát nước bằng giải pháp kỹ thuật luân lưu.


TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1].

Nguyễn Việt Anh (20/3/2003) Thoát nước đô thị bền vững và khả năng


áp dụng tại Việt Nam, Trung tâm KTMT ĐT&KCN (CEETIA), Trường Đại
học Xây dựng - Trung tâm Kỹ thuật Nước và Phát triển (WEDC), Đại học tổng
hợp Loughborough, Anh quốc
[2].

Nguyễn Việt Anh (2009) Bể tự hoại và bể tự hoại cải tiến, NXB Xây

Dựng.
[3].

Hoàng Huệ (2001), Mạng lưới thoát nước, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

[4].

Hoàng Huệ (2009), Xử lý nước thải, NXB Xây Dựng.

[5].

Hội cấp thoát nước Việt Nam (2001), Tài liệu hội thảo và triển lãm quốc

tế thoát nước đô thị Việt Nam, Hà Nội.
[6].

Nguyễn Hoàng Lân (1/2004), Thoát nước và xử lý nước thải tại Nhật

Bản, Tạp chí xây dựng.
[7].

Trần Văn Mô (2002), Thoát nước đô thị – Một số vấn đề lý thuyết và


thực tiễn ở Việt Nam, NXB Xây Dựng.
[8].

Trần Thị Kim Thư (2002), Nghiên cứu lựa chọn một số giải pháp thoát

nước phù hợp và hiệu quả cho các đô thị ven biển, Luận văn Thạc sỹ.
[9].

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam: TCVN 7957:2008, Thoát nước đô thị

mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế, NXB Xây Dựng
[10]. QCVN 08:2008/BTNMT, Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt, NXB Xây Dựng
[11]. QCVN 14:2008/BTNMT, Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt, NXB Xây Dựng
[12]. QCVN 40:2011/BTNMT, Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp, NXB Xây Dựng
[13]. QCXDVN 01:2008/BXD, Qui chuẩn xây dựng Việt Nam 2008, NXB
Xây Dựng.


[14]. QCXDVN 02:2008/BXD, Qui chuẩn xây dựng Việt Nam số liệu điều
kiện tự nhiên dùng trong xây dựng, NXB Xây Dựng.
[15]. Qui hoạch xây dựng thành phố Đà Nẵng, Bộ Xây Dựng
[16]. Qui hoạch xây dựng thành phố Hải Phòng, Bộ Xây Dựng
[17]. Qui hoạch xây dựng thành phố Hòa Bình, Bộ Xây Dựng
[18]. André Lamouche (2008), Công nghệ xử lý nước thải đô thị, NXB Xây
Dựng
[19]. City and Country of San Francisco 2030 Sewer System Master Plan

(2009), Combined vs Separate sewer and stormwater quality, Technical
memorandum No.507
[20]. David Butler and John W.Davies, Urban Drainage, Spon Press
[21]. Gebhard Weiss (2007), Today practice in stormwater management in
Germany – Statistics, NoVatech
[22]. Institute of Technology, Australia (2007), Separate and combined
sewers – Experience in France and Australia
[23]. IWAS VietNam, Integrated water resources management in VietNam,
German Federal Ministry of Education and Research.
[24]. The Society of

Urban Technology (2000), Urban waste water

Management in the United States: Past, Present, and Future
[25]. CIRIA SUDS website, www.Ciria.org.uk/suds


PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ GIẢI PHÁP THOÁT NƯỚC CỦA CÁC
ĐÔ THỊ

4

1.1 Tổng quan giải pháp thoát nước của các đô thị trên thế giới ................. 5
1.1.1 Giải pháp sơ đồ hệ thống thoát nước ........................................................ 5
1.1.2 Giải pháp về mô hình tổ chức hệ thống thoát nước và xử lý nước thải…. 9
1.1.3 Giải pháp về mô hình thoát nước bền vững …………………………….10
1.2 Tổng quan giải pháp thoát nước của các đô thị ở Việt Nam …………12
1.2.1 Các giải pháp qui hoạch và kỹ thuật…………………………………12
1.2.1 Các giải pháp quản lý hệ thống thoát nước……………………………17

1.3 Đánh giá chung về giải pháp thoát nước của các đô thị...................... 198
1.3.1 Các đô thị trên thế giới…………………………………………………18
1.3.2 Các đô thị ở Việt Nam………………………………………………….19
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ NGHIÊN CỨU
LỰA CHỌN GIẢI PHÁP THOÁT NƯỚC CHO THÀNH PHỐ HÒA
BÌNH ............................................................................................................. 21
2.1 Các tiêu chuẩn cho phép xả thải chất gây ô nhiễm nguồn nước ......... 21
2.1.1 Ở trong nước…………………………………………………………….21
2.1.2 Trên thế giới…………………………………………………………….23
2.2 Các sơ đồ hệ thống thoát nước và các dây chuyền xử lý nước thải ...... 24
2.2.1 Các sơ đồ hệ thống thoát nước………………………………………….24
2.2.2 Các dây chuyền xử lý nước thải………………………………………...25
2.3 Các mô hình tổ chức hệ thống thoát nước ............................................ 27
2.3.1 Mô hình tổ chức thoát nước và xử lý nước thải tập trung………………27
2.3.2 Mô hình tổ chức thoát nước và xử lý nước thải phân tán…………….…28
2.3.3 Các giải pháp công nghệ thoát nước và xử lý nước thải phân tán, tại
chỗ……………………………………………………………………………29


2.4 Cơ sở khoa học về giải pháp thoát nước luân lưu (giải pháp thoát nước
chậm)………………………………………………………………………….32
2.4.1 Các nhược điểm của giải pháp thoát nước nhanh……………………....32
2.4.2 Nội dung chủ yếu của giải pháp luân lưu…………………………….32
2.4.3 Giải pháp thoát nước luân lưu bằng kỹ thuật thấm..………………..33
2.4.4 Giải pháp thoát nước luân lưu bằng kỹ thuậtchứa..…………………39
2.5 Một số kinh nghiệm về giải pháp thoát nước đô thị trên thế giới…...41
2.5.1 Giải pháp thoát nước luân lưu của các đô thị tại Đức…………………..41
2.5.2 Mô hình tổ chức hệ thống thoát nước và xử lý nước thải phân tán của một
số nước trên thế giới ………………………………………………………….41
CHƯƠNG III: LỰA CHỌN GIẢI PHÁP THOÁT NƯỚC CHO

THÀNH PHỐ HÒA BÌNH ........................................................................... 44
3.1 Đặc điểm tự nhiên và xã hội của thành phố Hòa Bình……………..44
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên của thành phố Hòa Bình …………………………...44
3.1.2 Đặc điểm xã hội của thành phố Hòa Bình ……………………………..47
3.2 Hiện trạng về giải pháp thoát nước của Thành phố Hòa Bình............ 48
3.2.1 Giải pháp qui hoạch và kỹ thuật hệ thống thoát nước…………………..48
3.2.2 Tình trạng quản lý hệ thống thoát nước…………………………………51
3.2.3 Đánh giá chung về giải pháp thoát nước của Thành phố Hòa Bình ........ 52
3.3 Định hướng qui hoạch phát triển thành phố Hòa Bình đến
năm 2025………………………………………………………………….....52
3.3.1 Định hướng về phát triển đô thị ............................................................. 53
3.3.2 Định hướng qui hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng.................... 54
3.4 Các tiêu chí lựa chọn giải pháp thoát nước phù hợp cho Thành phố
Hòa Bình……………………………………………………………………...60
3.4.1 Tiêu chí lựa chọn giải pháp qui hoạch hệ thống thoát nước ………..60
3.4.2 Tiêu chí lựa chọn giải pháp kỹ thuật hệ thống thoát nước………….60


3.5 Lựa chọn và đề xuất giải pháp qui hoạch hệ thống thoát nước cho
thành phố Hòa Bình………………………………………………………..61
3.5.1 Lựa chọn, đề xuất sơ đồ hệ thống thoát nước………………………...61
3.5.2 Lựa chọn, đề xuất mô hình thoát nước và xử lý nước thải…………..65
3.6 Đề xuất giải pháp thoát nước luân lưu trong qui hoạch hệ thống thoát
nước …………………………………………………………………………..68
3.6.1 Mô hình tính toán …………………………………………………….70
3.6.2 Giải pháp thoát nước luân lưu cho từng khu vực ……………………74
3.7

Một số giải pháp kỹ thuật cho hệ thống thoát nước thành phố


Hòa Bình ……………………………………………………………………89
3.7.1 Giải pháp kỹ thuật về giếng tràn tách nước cho HTTN chung (đối với các
khu đô thị cũ) …………………………………………………………………89
3.7.2 Giải pháp kỹ thuật về thấm và chứa cho HTTN mưa (đối với các khu đô
thị mới) ……………………………………………………………………….90
3.7.3 Giải pháp kỹ thuật cho công nghệ xử lý nước thải …………………94
3.7.4 Các giải pháp kỹ thuật khác ………………………………………….95
3.8

Một số giải pháp quản lý hệ thống thoát nước cho thành phố

Hòa Bình .……………………………………………………………………96
3.8.1 Những giải pháp sử dụng nước mưa có hiệu quả ……………………96
3.8.2 Bảo trì, bảo dưỡng các công trình thoát nước bằng kỹ thuật
luân lưu……………………………………………………………………….98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 102
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………102

KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………. 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu
BAST

Tiếng Anh
Baffled Septic Tank


Tiếng Việt
Bể tự hoại với các vách ngăn mỏng
dòng hướng lên

BASTAF Baffled Septic Tank with

BOD

Bể tự hoại cải tiến với ngăn lọc kỵ

Anaerobic Filter

khí

Biochemical Oxygen

Nhu cầu ôxy sinh hoá

Demand
COD

Chemical Oxygen Demand

Nhu cầu ôxy hoá học

DWM

Decentrailised waste water

Mô hình hệ thống xử lý nước thải


treatment system

phân tán

HTTN

Hệ thống thoát nước


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA

Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1

Hệ thống thoát nước ở San Francisco

Hình 1.2

Tỷ lệ (%) phân bố HTTN chung giữa

Trang
05
07

các miền ở Đức
Hình 1.3

Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6

Hình 1.7
Hình 2.1
Hình 2.2

Hồ chứa nước tại Nhật Bản
Tỷ lệ (%) phân bố HTTN chung và
HTTN riêng ở Thủ đô Tokyo
Tăng cường khả năng thấm và chứa
nước trong mùa mưa ở San Francisco
Mạng lưới vận chuyển với các khoang
chứa được xây dựng xung quanh chu vi
Thành phố
Hệ thống sông, hồ ở Thành phố Hà Nội
Các sơ đồ hệ thống thoát nước
Dòng chảy tập trung do bề mặt phủ bị

08
08
10
11

14
25
33

thay đổi

Hình 2.3

Dòng chảy trở về trạng thái tự nhiên

33

ban đầu nhờ các giải pháp làm chậm
dòng chảy bề mặt
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7

Các thiết bị thấm nước
Bãi lọc trồng cây
Bãi đỗ xe có kết cấu vỉa hè thấm nước
Gạch Block

34
40
36
36


Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 2.10
Hình 2.11
Hình 2.12
Hình 2.13

Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5

Kết cấu điển hình của vỉa hè thấm nước
Kết cấu vỉa hè thấm nước có hệ thống
chứa nước
Giải pháp “mái nhà xanh” và bể chứa
nước trên mái
Hồ ướt
Hồ khô
Bể Johkasou
Sơ đồ vị trí, mối liên hệ vùng
Bình đồ hiện trạng Thành phố Hòa Bình
Sơ đồ phân khu chức năng
Sơ đồ tổ chức HTTN cho khu đô thị cũ
Sơ đồ tổ chức HTTN cho khu đô thị mới

37
37
39
40
40
43
44
49
53
62

63

và khu đô thị mở rộng
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11

Hình 3.12

Giải pháp thoát nước cho Thành phố
Hòa Bình
Kết cấu vỉa hè thấm nước cho Thành
phố Hòa Bình
Kết cấu mương thấm nước cho Thành
phố Hòa Bình
Giếng tràn tách nước
Nước mưa được chứa trong vườn và
thấm qua mương thấm nước
Mẫu nhà vườn sử dụng sân có kết cấu
thấm nước và trong vườn có đặt mương
thấm nước
Tiêu thụ nước trong hộ gia đình

64
69
69
89

91
91

92


Hình 3.13

Hình 3.14
Hình 3.15
Hình 3.16
Hình 3.17
Hình 3.18
Hình 3.19

Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước
thải cho khu đô thị cũ và khu đô thị mở
rộng
Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước
thải cho khu đô thị mới
Rãnh bao quanh sườn và chân đồi
Hệ thống tái sử dụng nước mưa
Hòa hợp không gian trữ nước vào cảnh
quan đô thị
Những trang thiết bị để vệ sinh kết cấu
vỉa hè thấm nước
Kiểm tra những chỗ kết cấu vỉa hè bị
nứt, lún hoặc hư hỏng

94


95
96
97
98
99
99

DANH MỤC BẢNG

Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Giá trị giới hạn các thông số và nồng
độ chất gây ô nhiễm

21

Bảng 2.2

Giá trị giới hạn các thông số chất

22

lượng nước mặt

Bảng 2.3

Tiêu chuẩn xả nước thải ở một số nước

23

phát triển
Bảng 2.4

Các giải pháp công nghệ thoát nước và

30

xử lý nước thải tại chỗ, phân tán
Bảng 2.5

Tốc độ thấm của các vật liệu điển hình

38

Bảng 3.1

Cơ cấu sử dụng đất của khu vực Bờ

54

Trái


Bảng 3.2


Cơ cấu sử dụng đất của khu vực Bờ
Phải

55

Bảng 3.3

Cơ cấu sử dụng đất của khu vực Yên

56

Mông
Bảng 3.4

Cơ cấu sử dụng đất của khu vực Chăm

58

Mát
Bảng 3.5

Cơ cấu sử dụng đất của khu vực Trung

59

Minh
Bảng 3.6

Các thông số cơ bản của các loại bề


72

mặt phủ
Bảng 3.7

Bảng tính toán lưu lượng nước mưa khi

84

áp dụng các giải pháp luân lưu (Khu đô
thị mới Yên Mông)
Bảng 3.8

Bảng tính toán lưu lượng nước mưa khi

85

áp dụng các giải pháp luân lưu (Khu đô
thị mới Trung Minh)
Bảng 3.9

Bảng tính toán lưu lượng nước mưa khi

86

áp dụng các giải pháp luân lưu (Khu đô
thị mới Chăm Mát)
Bảng 3.10


Bảng tính toán lưu lượng nước mưa khi

87

áp dụng các giải pháp luân lưu (Khu đô
thị mở rộng bờ trái)
Bảng 3.11

Bảng tính toán lưu lượng nước mưa khi
áp dụng các giải pháp luân lưu (Khu đô
thị mở rộng bờ phải)

88


DANH MỤC BIỂU

Số hiệu biểu
Biểu đồ 1.1
Biểu đồ 3.1

Biểu đồ 3.2

Biểu đồ 3.3

Biểu đồ 3.4

Biểu đồ 3.5

Tên biểu

Biểu đồ sự gia tăng thể tích lưu giữ
nước mưa theo thời gian ở Đức
Biểu đồ lưu lượng thoát nước mưa sau
khi áp dụng các giải pháp thoát nước
luân lưu cho khu đô thị mới Yên Mông
Biểu đồ lưu lượng thoát nước mưa sau
khi áp dụngcác giải pháp thoát nước
luân lưu cho khu đô thị mới Trung Minh
Biểu đồ lưu lượng thoát nước mưa sau
khi áp dụngcác giải pháp thoát nước
luân lưu cho khu đô thị mới Chăm Mát
Biểu đồ lưu lượng thoát nước mưa sau
khi áp dụngcác giải pháp thoát nước
luân lưu cho khu đô thị mở rộng Bờ trái
Biểu đồ lưu lượng thoát nước mưa sau
khi áp dụng các giải pháp thoát nước
luân lưu cho khu đô thị mở rộng Bờ
phải

Trang
06
75

77

79

81

83



LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, động
viên của các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn các
thầy cô giáo trong bộ môn Cấp thoát nước của khoa Đô thị trường Đại học kiến
trúc Hà Nội, các thầy cô và các cán bộ của khoa Sau đại học đã giúp đỡ tôi để
hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến thầy giáo hướng dẫn
GS.TS. Hoàng Huệ và thầy TS.Nguyễn Bá Thắng - những người đã hướng dẫn
tận tình và có nhiều góp ý quý báu cho tôi trong quá trình nghiên cứu.
Do thời gian nghiên cứu và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên đề tài
này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được các ý
kiến đóng góp để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 11 năm 2012
Học viên

Nguyễn Thị Hồng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Học viên


Nguyễn Thị Hồng



×