Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Nghiên cứu phát triển giao thông xanh trong quy hoạch trường đại học quốc gia hà nội tại hòa lạc (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.9 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ CHÂU LOAN

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG XANH
TRONG QUY HOẠCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA
HÀ NỘI TẠI HÒA LẠC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

Hà Nội - Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ CHÂU LOAN
KHOÁ 2011-2013

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG XANH
TRONG QUY HOẠCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA
HÀ NỘI TẠI HÒA LẠC
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP


MÃ SỐ: 60.58.02.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. VŨ THỊ VINH

Hà Nội - Năm 2013


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo, PGS.TS Vũ Thị
Vinh là người trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình tác giả trong suốt thời
gian thực hiện luận văn này.

Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến khoa Đào tạo sau Đại học
của trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả
trong 2 năm học cao học tại trường.

Từng là một sinh viên chuyên ngành hạ tầng kĩ thuật đô thị của trường Đại
Học Kiến Trúc Hà Nội. Trong thời gian học 5 năm tác giả cũng học hỏi được
rất nhiều dưới sự hướng dẫn tận tình của toàn thể các thầy cô giáo bộ môn.
Đó cũng là nền tảng giúp tác giả tiếp tục học tập và hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể các thầy cô giáo và ban
giám hiệu trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội.

Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các bạn trong lớp và đồng nghiệp đã
giúp đỡ tác giả rất nhiều trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn.


Cuối cùng, con xin cảm ơn Bố Mẹ và gia đình luôn ở bên và ủng hộ con có
được ngày hôm nay.

Hà nội, tháng 10 năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng tài liệu,
thông tin được đăng trên các tác phẩm, tạp chí và các trang wed theo danh
mục tài liệu tham khảo của luận văn.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Châu Loan


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................
MỤC LỤC .......................................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .....................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ..........................................................................
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIAO THÔNG XANH , TRÊN THẾ GIỚIỞ VIỆT NAM VÀ KHU ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ............................. 5
1.1.


Một số khái niệm. ............................................................................... 5

1.1.1 Cuộc sống xanh ................................................................................. 5
1.1.2 Môi trường xanh ............................................................................... 6
1.1.3. Giao thông xanh ............................................................................... 6
1.1.4. Giao thông công cộng ...................................................................... 7
1.2.

Khái quát giao thông xanh ở Việt Nam và trên Thế giới ..................... 7

1.2.1. Khái quát giao thông xanh trên Thế giới ........................................... 8
1.2.2.Khái quát giao thông xanh ở Việt Nam ............................................ 15
1.3

Phân tích hệ thống giao thông trong quy hoạch khu ĐHQGHN tại Hòa

Lạc hướng tới giao thông xanh ..................................................................... 19
1.3.1 Giới thiệu khái quát về khu Đại Học Quốc Gia Hà Nội ................... 19
1.3.2 Hiện trạng mạng lưới đường trong khu đại học. ( đường ô tô, đường
xe đạp, đường đi bộ) ................................................................................. 30
1.3.3 Hệ thống giao thông công cộng ....................................................... 38


1.3.4 Vấn đề sử dụng năng lượng trong chiếu sáng mạng lưới đường ...... 38
1.3.5 Không gian đường với cảnh quan và mặt nước................................ 39
1.3.6 Đánh giá thực trạng mạng lưới giao thông trong Quy hoạch Trường
Đại Học Quốc Gia Hà Nội trên quan điểm giao thông xanh...................... 41
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC GIAO THÔNG XANH CỦA
KHU ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ......................................................... 42
2.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................ 42

2.1.1 Những quan điểm xanh trên thế giới và Việt Nam ........................... 42
2.1.2 Tác động giao thông xanh đến sự phát triển bền vững khu ĐHQGHN48
2.1.3 Những yếu tố tạo nên giao thông xanh ............................................. 48
2.2 Cơ sở pháp lý ......................................................................................... 57
2.2.1. Các văn bản của nhà nước liên quan đến giao thông Xanh.............. 57
2.2.2. Các văn bản của thành phố Hà Nội liên quan đến giao thông xanh . 59
2.2.3. Các văn bản đối với khu Đại học Quốc gia ..................................... 59
2.3 Cơ sở thực tiễn – Bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng Giao thông
xanh trên thế giới và tại Việt Nam ................................................................ 61
2.3.1. Kinh nghiệm trên thế giới ............................................................... 61
2.3.2.Kinh nghiệm trong nước .................................................................. 64
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIAO THÔNG
XANH TRONG KHU ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ............................... 74
3.1. Quan điểm nghiên cứu ......................................................................... 74
3.1.1. Đặc tính của sự đi lại đối với khu trường đại học Quốc Gia Hà Nội 74
3.1.2. Đánh giá tổng hợp tiềm năng của Đại học quốc gia Hà Nội để xác
định đúng đề xuất ..................................................................................... 75
3.2 Giải pháp xây dựng hệ thống giao thông xanh ...................................... 77


3.2.1 Quy hoạch mạng lưới đường............................................................ 77
3.2.2 Đề xuất một số chỉ tiêu mạng lưới đường ........................................ 81
3.3 Quy hoạch hệ thống giao thông công cộng ........................................... 83
3.3.1 Tổ chức tuyến giao thông xe buýt trong khu vực trường .................. 83
3.3.2 Các trạm đỗ phương tiện giao thông ................................................ 87
3.4 Các giải pháp thân thiện với môi trường ............................................... 91
3.4.1 Các giải pháp chống ồn và khói bụi ................................................. 91
3.4.2 Vật liệu đèn chiếu sáng .................................................................... 95
3.4.3 Vật liệu mái che ............................................................................... 96
3.4.4 Vật liệu biển báo chỉ dẫn ................................................................. 99

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ......................................................................... 103


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do và sự cần thiết lựa chọn đề tài:
Với mục tiêu phát triển hệ thống đào tạo đại học cao đẳng, đáp ứng nhu
cầu đào tạo nguồn nhân lực của quốc gia. Dự án đầu tư Khu đại học
quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc được ra đời nhằm hình thành khu vực đô thị
đặc thù với hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ phục vụ cho hoạt
động nghiên cứu - đào tạo – ứng dụng chất lượng cao . . . trên cơ sở học
tập các kinh nghiệm tiên tiến của quốc tế về phát triển khu đại học tập
trung.
Từ năm 2004 đến năm 2009, 8/13 dự án thành phần đã được nghiên cứu
triển khai quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trên nền tảng của quy hoạch
chung năm 2004 làm cơ sở cho triển khai các dự án đầu tư thành phần
như: dự án bồi thường giải phóng mặt bằng ( 01), dự án hạ tầng khung
(02), dự án các trường thành viên ( ĐH KHTN và ĐH XH&NV), dự án
trung tâm TDTT và GDQP, dự án Ký túc xá sinh viên, dự án nhà công
vụ, dự án viện – trung tâm nghiên cứu, dự án khu trung tâm . . . . Các dự
án đã có những nghiên cứu cụ thể ở mức độ quy hoạch tỷ lệ 1/500 và
thiết kế cơ sở của dự án đầu tư. Tuy nhiên việc quản lý và nghiên cứu
độc lập của từng dự án đã không đảm bảo sự kết nối về không gian, kết
cấu hạ tầng và không có một ngôn ngữ chung cho kiến trúc cảnh quan
toàn khu, không đáp ứng được yêu cầu hình thành khu đại học biểu
tượng cho sự đổi mới và phát triển giáo dục đại học của quốc gia. Trong
đó thiếu đi một nghiên cứu quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 ở bình diện
tổng thể toàn khu đại học trong đó có hệ thống giao thông nhằm kết nối

các dự án trong toàn bộ khu vực , làm cơ sở điều chỉnh, định hướng cho
các nghiên cứu chi tiết của các dự án thành phần.


2

Điều chỉnh quy hoạch chung Khu đại học quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc
đã được nghiên cứu năm 2009 và phê duyệt tháng 1/2010 trên cơ sở điều
chỉnh Định hướng phát triển Đại học quốc gia Hà Nội, kế thừa các quy
hoạch đã có và yêu cầu phát triển mới của khu vực Hòa Lạc sau khi mở
rộng thủ đô Hà Nội. Để từng bước cụ thể hóa điều chỉnh Quy hoạch
chung đã được phê duyệt và làm cơ sở điều chỉnh, định hướng các dự án
thành phần, cần thiết phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đại học
Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc tỷ lệ 1/2000. Trong quy hoạch chung của
khu đại học thì hệ thống giao thông là bộ khung của khu đại học cũng đã
được thiết kế nhưng mới chi dựa trên những quy định như các khu dân
cư mà chưa xét tới tính đặc thù của khu vực đó là hệ thống các trường
đại học tiên tiến hàng đầu của đất nước. Vì vậy NGHIÊN CỨU PHÁT
TRIỂN GIAO THÔNG XANH TRONG QUY HOẠCH TRƯỜNG ĐẠI
HỌC QUỐC GIA TẠI HÒA LẠC sẽ góp phần nhằm hướng tới một khu
đại học phát triển bền vững và hình thành trung tâm về đào tạo nguồn
nhân lực của quốc gia.
Quy hoạch Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội tại Hòa Lạc đã được phê
duyệt năm 2011. Tuy nhiên, trên quan điểm giao thông xanh em đề xuất
một số phương án để góp phần xây dựng hệ thống giao thông xanh,
thuận tiện, an toàn đối với con người và thân thiện với môi trường.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu hệ thống Giao thông khu đại học quốc gia là khu vực hiện
đại, hướng tới giao thông Xanh góp phần xây dựng khu đại học văn
minh hiện đại và phát triển bền vững

3. Nội dung nghiên cứu


3

- Đánh giá Thực trạng hệ thống giao thông khu Đại học Quốc gia Hà
Nội tại Hòa Lạc
- Xác định cơ sở khoa học để quy hoạch hệ thống giao thông của khu
Đại học hướng tới giao thông xanh
- Đề xuất một số giải pháp để hệ thống giao thông khu đại học hướng
đến giao thông xanh
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp quy hoạch và tổ chức mạng lưới
giao thông theo định hướng giao thông xanh nhằm phát triển bền vững.
Phạm vi nghiên cứu: Khu vực quy hoạch trường Đại học quốc gia Hà
Nội tại Hòa lạc, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, được giới hạn như
sau:
- Phía Đông giáp QL 21 (không bao gồm hành lang bảo vệ và cách ly
150m)
- Phía Bắc cách đường băng sân bay Hòa Lạc khoảng 1000m
- Phía Nam giáp đường Láng Hòa Lạc (không bao gồm hành lang bảo
vệ và cách ly 150m)
- Phía Tây giáp núi Thằn Lằn
Quy mô lập quy hoạch: 1000 ha
Thời gian : Đến năm 2050.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong quá trình nghiên
cứu gồm:
- Thu thập tài liệu tổng hợp và phân tích;



4

- Thực địa, điều tra khảo sát ;
- Phương pháp chuyên gia;
- Phương pháp kế thừa.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
- Bước đầu hệ thống hóa quan điểm giao thông xanh trong lý luận và
thực tiễn.
- Đề xuất giải pháp tổ chức mạng lưới giao thông ĐHQG hướng tới
giao thông xanh. Tạo cảnh quan xanh , sạch, đẹp và thân thiện với
môi trường.
- Kết quả nghiên cứu góp phần xây dựng và phát triển bền vững mạng
lưới giao thông ĐHQGHN.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


101

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
- Giao thông xanh hiện nay là vấn đề còn mới và được quan tâm trên toàn
thế giới. Đối với Việt Nam cũng cần phát triển giao thông xanh để góp
phần xây dựng môi trường xanh, bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ sự an
toàn, thuận lợi mọi người khi tham gia giao thông và xây dựng hệ thống
giao thông thân thiện môi trường.
- Những yếu tố tạo nên giao thông xanh gồm các tiêu chí: quy hoạch giao
thông tốt, hệ thống xanh trên đường phố, sử dụng tối đa GTCC hạn chế
phương tiện cá nhân, phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu thân thiện
môi trường và mạng lưới giao thông phải chất lượng, thông thoáng, sạch
sẽ đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.
- Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội tại Hòa Lạc là trường đại học mang
tầm cỡ Quốc tế. Trường có diện tích 1000ha và bao gồm 14 các trường đại
học thành phần và các khu nhà nghiên cứu, khu kí túc xá...Mạng lưới giao
thông hiện tại của quy hoạch trường ĐHQGHN cũng tương đối tốt. Tuy
nhiên chưa chú trọng phát triển hệ thống thuận lợi xe đạp, đi bộ, xe buýt
và các vật liệu xây dựng thân thiện môi trường theo hướng giao thông
xanh. Phát triển giao thông trong khu Đại học Quốc Gia Hà Nội theo
hướng giao thông xanh là cần thiết và rất quan trọng để hướng tới khu đại
học phát triển bền vững và hình thành trung tâm đào tạo nguồn lực Quốc
Gia.
- Một số giải pháp đề xuất xây dựng giao thông xanh đối với trường
ĐHQGHN tại Hòa Lạc: Xây dựng mạng lưới đường đảm bảo chất lượng
theo tiêu chuẩn Việt Nam và đặc biệt lưu ý mở rộng mạng lưới đường đi
bộ, đường xe đạp, đường xe buýt và các trạm đỗ phương tiện giao thông


102

phải an toàn hợp lý. Áp dụng các giải pháp thân thiện môi trường như: sử

dụng vật liệu lát hè, vật liệu đèn chiếu sáng mặt trời, vật liệu mái che thân
thiện môi trường và các giải pháp chống ồn, giảm khói bụi.
2. Kiến nghị
- Đề nghị khi triển khai các dự án thành phần tăng thêm diện tích giao
thông và mở rộng một số tuyến giao thông để đảm bảo các tiêu chuẩn về
tỷ lệ đất giao thông. Chú trọng đến mạng lưới đi xe đạp, đi bộ và hệ
thống xe công cộng, bên cạnh đó đưa các vật liệu sử dụng thân thiện với
môi trường và trồng nhiều cây xanh để xây dựng môi trường xanh, sạch,
đẹp bảo vệ sức khỏe con người.
- Để phát triển mạng lưới giao thông theo hướng giao thông xanh cần
xây dựng mạng lưới xe công cộng như xe buýt, xe điện an toàn hợp lý và
kết nối với các trục đường bên ngoài thuận lợi để thúc đẩy nhu cầu sử
dụng xe công cộng của người tham gia giao thông tối đa nhất.
- Đề nghị Đại học Quốc gia Hà Nội và các đơn vị thành viên tiếp tục cụ
thể hóa Chiến lược phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050
của từng đơn vị trên cơ sở thống nhất với chiến lược phát triển chung của
Đại học Quốc Gia Hà Nội tại Hòa Lạc theo hướng giao thông xanh
hướng đến phát triển bền vững.


103

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Bùi Xuân Cậy (2009), Đường đô thị và Tổ chức giao thông, Nhà xuất
bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
2. Nguyễn Khải (1999), Đường và giao thông đô thị, Nhà xuất bản Giao
thông vận tải, Hà Nội.
3. TS. Chu Công Minh (2008), Quy hoạch mạng lưới đường, Nhà xuất
bản Xây dựng, Hồ Chí Minh.

4. Phạm Kim Giao, Hàn Tất Ngạn, Đỗ Đức Viêm(1991), Quy hoạch đô
thị, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
5. PGS.TS Vũ Thị Vinh (2002), Quy hoạch mạng lưới giao thông, Nhà
xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
6. Thales Sareco (2000) Nghiên cứu dự án giao thông công cộng đồng bộ
và bền vững cho thành phố Hà Nội và các hoạt động đi kèm, Hà Nội.
7. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
Hà Nội.
8. Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 (2009), Luật quy hoạch đô thị,
Quốc hội khóa XII, Hà Nội.
9. Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
10. Hồ sơ thi công khu đô thị Ecopark – Văn Giang – Hưng Yên.
11. Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 trường ĐHQG Hà Nội.
12. TCXDVN 104-2007 – Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
13. Trung tâm xây dựng – Bộ xây dựng (2005), Giao thông xanh và phát
triển bền vững, Hà Nội.


104

14. Thông tư quy định về bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ
trợ vận tải đường bộ, số 24/2010/TT-BGTVT

Tiếng Anh:
15. CJ Messer ct al (2004), traffic flow theory, TRB special report 165
16. FTA (2004), Bus rapid transit vehicle demand analysis, New York.

Các trang Wed :
17. vọng nào cho xe buýt xanh
18. />19. bus ở Singapore

20. transport
21.
22.
23. triển bền vững giao thông
công cộng đô thị
24. điệp giao thông xanh
25. thông công cộng trong thành phố là vấn đề chính
26. phát triển giao thông công cộng là vấn đề chiến lược
27.
28. Nha trang khu đô thị mới xanh Venesia
29. sống xanh


105

30. giao thông xanh Hàn Quốc
31. tiện giao thông sử
dụng nhiên liệu sạch
32. tiện giao thông sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
33. vật liệu thân thiện môi trường



×