Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu tại công ty cổ phần sông đà 4 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.66 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HIỀN

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH TRONG ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HIỀN
KHÓA: 2015- 2017
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH TRONG ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ
Chuyên ngành: Quản lý đô thị

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. TRẦN CHỦNG

HÀ NỘI, NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu, đến nay luận văn thạc sĩ “Đề xuất một số giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu tại Công ty cổ phần Sông
Đà 4” đã hoàn thành.
Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn đến các thầy, cô giáo Khoa Sau Đại học Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến
thức chuyên môn quý báu trong suốt quá trình học tập và các thầy cô trong tiểu
ban đã góp ý góp phần cho tác giả hoàn thành bản luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân
thành tới thầy giáo PGS.TS. Trần Chủng đã dành nhiều thời gian, tận tình hướng
dẫn, cung cấp tài liệu tham khảo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn này.
Xin cảm ơn tới Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ nhân viên Công ty cổ
phần Sông Đà 4 đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu của mình
tại Công ty.
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn chắc chắn khó tránh
khỏi những thiếu sót nhất định, tác giả rất mong muốn được sự đóng góp ý kiến
chân tình của các thầy cô giáo và cán bộ khoa học, đồng nghiệp để luận văn đạt
chất lượng cao.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Hiền



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Hiền


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, sơ đồ
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài……………………………………………………………. 1
Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………...........

2

Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………….

2


Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………

2

Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………….. 2
Phương pháp nghiên cứu……………………………………………...........

2

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài …………………………………. 2
Cấu trúc luận văn……………………………………………………...........

3

NỘI DUNG
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU TẠI VIỆT NAM VÀ THỰC
TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG
ĐÀ 4…………………………………………………………………………….. 4
1.1.
1.1.1.

Thực trạng về hoạt động đấu thầu xây dựng tại Việt Nam ………

Kết quả hoạt động đấu thầu xây dựng ở nước ta trong những năm gần
đây.......................................................................................................... 4

1.1.2. Những tồn tại trong hoạt động đấu thầu xây dựng……………………
1.2.

4


8

Thực trạng công tác đấu thầu của Công ty cổ phần Sông Đà 4

10

1.2.1.

Giới thiệu về Công ty cổ phần Sông Đà 4…………………………….

10

1.2.2.

Thực trạng công tác đấu thầu tại của Công ty cổ phần Sông Đà 4….

20

1.3.
1.3.1.

Về năng lực cạnh tranh trong đấu thầu các gói thầu xây lắp của
Công ty cổ phần Sông Đà 4…………………………………………. 22
Mô hình tổ chức hoạt động hiện tại của Công ty cổ phần Sông Đà 4..

22


1.3.2.


Năng lực thực hiện ngành nghề kinh doanh trong từng phân khúc….

23

1.3.3.

Năng lực xe máy, thiết bị, công nghệ của thiết bị…………………….

24

1.3.4.

Trình độ nhân lực……………………………………………………... 25

1.3.5.

Năng lực quản trị của các cấp quản lý điều hành công ty…………….. 27

1.3.6.

Năng lực tiếp thị đấu thầu, tìm hiểu thị trường và đối thủ cạnh tranh... 28

1.3.7.

Tình hình tài chính……………………………………………………. 28

1.3.8.

Giá dự thầu……………………………………………………………. 30


1.3.9.

Cạnh tranh bằng chất lượng, tiến độ thi công công trình…………….

32

1.3.10. Số công trình dự thầu và thắng thầu………………………………….

34

1.3.11. Giá trị công trình thắng thầu………………………………………….. 35
1.3.12. Đánh giá về vị thế của Công ty trên thị trường xây dựng ngành…….

35

Phân tích lợi thế nhằm chọn lựa giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty cổ phần Sông Đà
4……………………………………………………………………….. 37

1.4.

CHƯƠNG II. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC NHẰM NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG………… 40
2.1.

Cơ sở pháp lý………………………………………………………… 40

2.1.1.


Các quy định về đấu thầu trong Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày
26/11/2013 của Quốc hội Việt Nam…………………………………. 40

2.1.2.

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà
thầu……………………………………………………………………. 44

2.2.

Cơ sở khoa học……………………………………………………….

2.2.1.

51

Đấu thầu trong xây dựng……………………………………………… 51

1. Khái niệm chung về đấu thầu…………………………………………. 51
2. Vai trò của đấu thầu…………………………………………………... 51
3. Nguyên tắc đấu thầu…………………………………………………... 53
4. Các hình thức lựa chọn nhà thầu……………………………………… 54
5. Các phương thức lựa chọn nhà thầu…………………………………..

56

6. Quy trình đấu thầu các dự án xây dựng………………………………

58


2.2.2.

Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu dự án xây dựng…………………
1. Khái niệm năng lực cạnh tranh trong đấu thầu……………………….
2. Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu……………

59
59
60


3. Yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong đấu thầu……………….
4. Công cụ cạnh tranh trong đấu thầu……………………………………

60
62

5. Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong đấu thầu………….
63
6. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu……………. 65
2.2.3. Các hình thức giao nhận trong xây dựng……………………………... 66
2.2.5.

Về mô hình Tổng thầu EPC…………………………………………... 67
Quản lý dự án khi áp dụng hợp đồng EPC…………………………… 71

2.2.6.

Các hợp đồng xây dựng ở Việt Nam và đặc trưng……………………. 73


2.2.4.

CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SÔNG ĐÀ 4……………………………………………………………………. 75
3.1.

Tầm nhìn chiến lược và sứ mệnh của Công ty cổ phần Sông Đà 4
trong giai đoạn năm 2014-2017, mục tiêu đến năm 2020………… 75

3.1.1.

Tầm nhìn……………………………………………………………… 75

3.1.2.

Sứ mệnh……………………………………………………………….

75

3.1.3.

Mục tiêu chiến lược…………………………………………………...

75

3.2.3.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

trong đấu thầu các tại Công ty cổ phần Sông Đà 4
76
Xây dựng các điều kiện để Công ty cổ phần Sông Đà 4 trở thành tổng
thầu EPC……………………………………………………………… 76
Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực………………….. 80
Giải pháp về nâng cao năng lực thiết bị và công nghệ………………. 83

3.2.4.

Giải pháp nâng cao năng lực tài chính………………………………..

3.2.5.

Các giải pháp khác……………………………………………………. 87

3.2.
3.2.1.
3.2.2.

85

KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………… 93
Kết luận…………………………………………………………………………. 93
Kiến nghị……………………………………………………………………….. 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Tên đầy đủ

BMT

Bên mời thầu

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CĐT

Chủ đầu tư

DN

Doanh nghiệp

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

HSDT

Hồ sơ dự thầu

HSMT

Hồ sơ mời thầu


NT

Nhà thầu

SXKD

Sản xuất kinh doanh


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng, biểu
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4

Tên bảng, biểu
Tổng hợp vốn đầu tư theo mục đích sử dụng vốn cho công
tác đấu thầu năm 2010
Tổng hợp vốn đầu tư theo hình thức lựa chọn nhà thầu
năm 2010
Các dự án điển hình do Công ty thi công
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong
những năm gần đây

Bảng 1.5

Kết quả tham gia đấu thầu giai đoạn 2011-2015

Bảng 1.6


Các công trình Công ty trúng thầu giai đoạn 2011-2015

Bảng 1.7

Nhóm thiết bị thi công công trình thủy điện, thủy lợi của
Công ty cổ phần Sông Đà 4

Bảng 1.8

Cơ cấu nguồn nhân lực công ty trong 2 năm gần nhất

Bảng 1.9

Tổng hợp tình hình SXKD trong 5 năm 2011-2015

Bảng 1.10

So sánh giá dự thầu một số dự án Công ty cổ phần Sông
Đà 4 tham gia dự thầu với các Công ty cạnh tranh

Bảng 1.11

Tình hình dự thầu và trúng thầu của Công ty

Bảng 1.12

Nhóm dự án Công ty trúng thầu

Bảng 1.13


Tỷ trọng các nhóm dự án trúng thầu của Công ty

Bảng 2.1

Những điểm mới của Luật đấu thầu năm 2013 so với Luật
đấu thầu năm 2009

Bảng 2.2

Những điểm mới của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP so với
Nghị định số 85/2009/NĐ-CP

Bảng 3.1

Các thiết bị cần đầu tư đến năm 2020


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty cổ phần Sông Đà 4

Hình 2.1


So sánh hình thức Tổng thầu EPC và chìa khóa trao tay

Hình 2.3

Mô hình Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án EPC

Hình 2.4

Mô hình tổ chức quản lý thực hiện gói thầu EPC


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Số hiệu sơ đồ

Tên sơ đồ

Sơ đồ 3.1

Cơ cấu phòng Kỹ thuật thiết bị hiện nay

Sơ đồ 3.2

Cơ cấu phòng Kỹ thuật thiết bị bổ sung tổ thiết kế

Sơ đồ 3.3

Cơ cấu phòng Thiết kế




1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Hội nhập kinh tế ngày càng diễn ra sâu và rộng hơn, quy luật sinh tồn và đào
thải ngày càng tỏ rõ sức mạnh trong cuộc cạnh tranh dữ dội để tồn tại và phát triển
của các doanh nghiệp (DN). Nếu như không có sự chuẩn bị và nâng cao năng lực
với tầm nhìn dài hạn, rất nhiều DN Việt Nam sẽ đuối sức khi bơi ra biển lớn. Các
nhà lãnh đạo DN sẽ ngày càng đứng trước áp lực: hoặc là mạnh mẽ để cạnh tranh,
hoặc là bị nuốt chửng theo xu hướng mua bán - sáp nhập sắp diễn ra.
Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường. Không có cạnh
tranh thì không có nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường khi vận hành phải
tuân thủ theo những quy luật khách quan riêng của mình, trong đó có quy luật cạnh
tranh. Theo quy luật này, các DN phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, công
nghệ, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm để giành ưu thế so với
đối thủ của mình. Cạnh tranh là động lực, là "bàn tay vô hình" thúc đẩy lực lượng
sản xuất phát triển. Nếu lợi nhuận thúc đẩy các cá nhân tiến hành sản xuất kinh
doanh thì cạnh tranh lại bắt buộc và thôi thúc họ phải điều hành các hoạt động sản
xuất kinh doanh một cách có hiệu quả cao nhất.
Hoạt động đấu thầu xây lắp có đặc thù chính của nó là tính cạnh tranh giữa
các nhà thầu (NT) rất cao. Thực tế cho thấy, để đứng vững và chiến thắng trong
cuộc cạnh tranh này, bất kỳ một Công ty xây dựng nào cũng phải vận dụng hết tất
cả các năng lực mình có, luôn nắm bắt những cơ hội của môi trường kinh doanh.
Tuy nhiên trong thời gian tới với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì vấn
đề nâng cao năng lực cạnh tranh trong tham gia đấu thầu xây lắp phải được quan
tâm thực hiện.
Công ty cổ phần Sông Đà 4 là đơn vị thành viên của Tổng công ty Sông Đà
được thành lập theo Quyết định số 447/QĐ-BXD ngày 18/05/1989 của Bộ trưởng
Bộ xây dựng. Đến nay, Công ty đã có lịch sử hơn 25 năm xây dựng, phát triển và

đã dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường xây lắp. Tuy nhiên, trong
bối cảnh trị trường xây lắp đang cạnh tranh rất quyết liệt, làm thế nào để nâng cao


2

khả năng thắng thầu đang là bài toán mà từng ngày, từng giờ ban lãnh đạo của Công
ty đang tìm lời giải đáp.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Đề xuất một số
giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu tại Công ty cổ phần Sông
Đà 4” để thực hiện nhằm mục đích góp phần vào sự phát triển của Công ty.
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở các số liệu cơ bản của của Công ty cổ phần Sông Đà 4; phân tích,
đánh giá về năng lực nội tại; thế mạnh, yếu của Công ty để từ đó đưa ra một số biện
pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy những ưu thế của công ty trong
công tác đấu thầu nhằm đảm bảo tỉ lệ thắng thầu ở mức cao nhất.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động đấu thầu và năng lực cạnh tranh trong

đấu thầu các gói thầu xây lắp.
-

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng năng lực

cạnh tranh trong đấu thầu các gói thầu xây lắp đặc biệt là gói thầu thuộc công trình
công nghiệp và công trình hạ tầng kỹ thuật mà công ty cổ phần Sông Đà 4 có thể
tham gia.
Phương pháp nghiên cứu:

Để giải quyết vấn đề, luận văn sử dụng kết hợp phương pháp phân tích lý
thuyết và nghiên cứu số liệu thực tế để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình
nghiên cứu.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
-

Ý nghĩa khoa học:
Dựa trên hệ thống hóa lý luận về năng lực cạnh tranh của DN nói chung và

năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của DN xây dựng nói riêng, trên cơ sở
phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình đấu thầu xây lắp của
Công ty cổ phần Sông Đà 4 để tìm ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong
đấu thầu xây lắp của Công ty.
-

Ý nghĩa thực tiễn:


3

Luận văn đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu các dự án
xây lắp của Công ty cổ phần Sông Đà 4.
Phân tích đưa ra một số vấn đề tồn tại làm giảm năng lực cạnh tranh của
Công ty.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu
các dự án phù hợp với Chiến lược phát triển đến năm 2020 của Công ty cổ phần
Sông Đà 4, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận kiến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm 3 chương với nội dung chính:

Chương 1: Tổng quan về đấu thầu tại Việt Nam và thực trạng công tác đấu
thầu của Công ty cổ phần Sông Đà 4.
Chương 2: Cơ sở pháp lý và khoa học nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
trong đấu thầu xây dựng.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu
thầu tại Công ty cổ phần Sông Đà 4.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong
đấu thầu của Công ty cổ phần Sông Đà 4 là rất cần thiết để đảm bảo duy trì sự ổn
định và phát triển cho Công ty.
Năng lực cạnh tranh bao gồm nhiều yếu tố từ uy tín doanh nghiệp, kinh
nghiệm, nhân lực, thiết bị công nghệ, tài chính và các yếu tố liên quan khác. Xuất
phát từ mục đích và nhiệm vụ đặt ra, luận văn đã phân tích thực trạng của Công ty
cổ phần Sông Đà 4 để rút ra ưu điểm cần phát huy, nhược điểm cần hạn chế; kết

hợp với cơ sở pháp lý và khoa học để đề xuất các giải pháp ở chương 3 gồm 5 nhóm
giải pháp chính:
-

Nhóm giải pháp thứ nhất: Xây dựng các điều kiện để Công ty cổ phần Sông Đà
4 trở thành tổng thầu EPC. Giải pháp này được thực hiện trên cơ sở hoàn thiện
có bổ sung nguồn lực hiện có để có thể tổng thầu công trình EPC phù hợp và
nhanh chóng có thể đảm nhận những công trình quy mô lớn hơn trên cơ sở
thực hiện song hành các giải pháp tiếp theo.

-

Nhóm giải pháp thứ hai: Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Giải pháp này không chỉ quan tâm tới công tác tuyển chọn mà quan tâm nhiều
tới công tác đào tạo và tạo môi trường làm việc ở khối gián tiếp và đặc biệt tại
các đơn vị trực tiếp như tư vấn và các đơn vị thi công trên công trường.

-

Nhóm giải pháp thứ ba: Giải pháp về nâng cao năng lực thiết bị và công nghệ.
Nhóm giải pháp này tập trung hiện đại hóa trang thiết bị theo hướng thiết bị tạo
lợi thế, ứng dụng công nghệ mới trong vận hành và quản lý đồng thới tăng
cường hợp tác, khai thác nguồn lực thiết bị của các đối tác.

-

Nhóm giải pháp thứ tư: Giải pháp về nâng cao năng lực tài chính. Đây là nhóm
giải pháp có tính chất đảm bảo lợi thế thắng thầu. Đương nhiên, giải pháp này
cần có thời gian để tích tụ vì vậy cần đa dạng hóa giải pháp huy động vốn.


-

Nhóm giải pháp thứ năm: Các giải pháp khác (Đây là nhóm giải pháp hỗ trợ về
các mặt: marketing, nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu, giảm chi phí sản xuất,


95

quản lý tiến độ và chất lượng công trình, xây dựng văn hóa doanh nghiệp).
Tác giả đã hoàn thiện bản luận văn với sự nỗ lực và cố gắng nhằm hoàn thiện
hơn và nâng cao khả năng trúng thầu của Công ty cổ phần Sông Đà 4. Tuy nhiên,
năng lực của một Công ty là tổng hợp của nhiều yếu tố. Phấn đấu để trở thành một
tổng thầu EPC có uy tín sẽ tạo dựng cho Sông Đà vị thế mới trên thị trường xây
dựng, thoát khỏi mô hình bao cấp đã bao bọc để vươn ra có nhiều bạn hàng và đối
tác chiến lược. Đây có thể là con đường đảm bảo sự tồn tại lâu dài của một doanh
nghiệp xây dựng.
KIẾN NGHỊ
Để Công ty cổ phần Sông Đà 4 có bước đột phá và những đề xuất của Luận
văn có tính khả thi, học viên kiến nghị:
-Tầm vĩ mô, nhà nước cần có các chính sách cụ thể để hình thành thị trường
xây dựng Việt Nam thực sự văn minh và đúng quy luật. Trong thị trường này không
có đất cho các tiêu cực đã từng có thời gian vừa qua làm mất đi động lực của các
nhà thầu thực sự có năng lực.
- Về phía Tổng công ty Sông Đà cần tạo ra cơ chế để Công ty CP Sông Đà 4 có
thể quyết định được hướng đi của mình. Tạo điều kiện để Công ty CP Sông Đà 4
thực hiện các biện pháp thu hút nguồn lực (cơ chế lương thưởng, cơ chế vay vốn...).
- Đối với Công ty CP Sông Đà 4 phải chủ động mở rộng quan hệ, xây dựng sự
hợp tác lâu dài với các tổ chức Tư vấn thiết kế, các nhà cung ứng vật tư thiết bị, các
doanh nghiệp cho thuê trang thiết bị song song với việc xây dựng năng lực tinh có
lựa chọn cho chính doanh nghiệp mình.



96



×