Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của một số tổ hợp ngô lai mới tại huyện mai sơn tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.27 KB, 99 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả công bố trong luận văn hoàn toàn
trung thực và chưa được sử dụng bảo vệ một học vị nào.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc.

Ngày 05 tháng 9 năm
20017 Tác giả luận
văn

Nguyễn Thị Ngọc


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn, tôi luôn
nhận được sự quan tâm giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, các tổ chức và cá
nhân. Nhân dịp này tôi xin trân thành bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới:
Thầy giáo hướng dẫn: TS. Trần Minh Quân - Khoa Nông học, Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, đã tận tình giúp tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo,
Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Trân trọng cảm ơn Viện nghiên cứu ngô đã hợp tác cùng tôi thu thập các số
liệu của đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và đồng
nghiệp.
Cảm ơn gia đình đã là điểm tựa về tinh thần và vật chất cho tôi trong
suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!


Ngày 05 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc


3
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH..................................................................................... ix
MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài..................................................................2
3. Yêu cầu của đề tài........................................................................................ 2
4. Ý nghĩa khoa học.......................................................................................... 2
5. Ý nghĩa thực tiễn..........................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU............................................4
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài......................................................................... 4
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam......................................... 5
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới...............................................................5
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam.................................................................8
1.3. Tình hình sản xuất ngô tại tỉnh Sơn la........................................................... 9
1.4 Tình hình tiêu thụ ngô trên thế giới và Việt Nam..................................11
1.4.1 Tình hình tiêu thụ ngô trên thế giới....................................................11
1.4.2. Tình hình tiêu thụ ngô ở Việt Nam.....................................................12

1.5. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới và ở Việt Nam......13
1.5.1 Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới.....................13
1.5.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Việt Nam.....................15
1.5.3 Kết quả khảo nghiệm các giống ngô lai mới ở tỉnh Sơn La................18


Chương

2. VẬT

NGHIÊN CỨU

LIỆU,

NỘI

4

DUNG



PHƯƠNG

PHÁP
20

2.1. Vật liệu nghiên cứu........................................................................................ 20
2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện thí nghiệm.................................................20
2.3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................21

2.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 21
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.....................................................................21
2.4.2. Kỹ thuật áp dụng.................................................................................22
2.4.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi......................................23
2.4.4. Xử lý số liệu.....................................................................................................27
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................28
3.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp ngô
lai thí nghiệm vụ Hè Thu 2016 và vụ Hè Thu 2017...................................... 28
3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các THL thí nghiệm...................28
3.1.2 Giai đoạn gieo đến chín sinh lý (thời gian sinh trưởng)....................31
3.2. Đặc điểm hình thái, sinh lý của các tổ hợp lai thí nghiệm...................31
3. 2.1. Chiều cao cây (cm)..............................................................................31
3.2.2. Chiều cao đóng bắp.............................................................................33
3.2.3 Số lá trên cây.........................................................................................34
3.2.4. Chỉ số diện tích lá (LAI).................................................................................. 34
3.2.5. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các THL thí nghiệm......................... 35
3.4. Nghiên cứu khả năng chống chịu của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm.......38
3.4.1. Mức độ bị nhiễm các loại sâu bệnh hại của các tổ hợp lai thí nghiệm...............39
3.4.2 Khả năng chống đổ của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm...........................42
3.5. Đánh giá trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các THL thí nghiệm..
44 3.5.1. Trạng thái cây...................................................................................44
3.5.2. Độ bao bắp........................................................................................... 45


5

3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp ngô lai
thí nghiệm........................................................................................................46
3.6.1. Số bắp trên cây...................................................................................... 47
3.6.2. Chiều dài bắp.........................................................................................47

3.6.3. Đường kính bắp.....................................................................................48
3.6.4. Số hàng trên bắp....................................................................................49
3.6.5. Số hạt trên hàng.................................................................................... 49
3.6.6. Khối lượng 1000 hạt............................................................................. 50
3.6.7. Năng suất lý thuyết (nslt).......................................................................50
3.6.8. Năng suất thực thu (NSTT).................................................................... 52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................................... 54
1.Kết luận............................................................................................................54
2. Đề nghị.........................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................55


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CCĐB:

Chiều cao đóng bắp

CIMMYT:

Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mì quốc tế

CV:

Hệ số biến động

Đ/c:

Đối chứng

G-20:


Gieo đến 20 ngày

K/CTP-PR:

Khoảng cách tung phấn - phun

râu LAI:

Chỉ số diện tích lá

LSD05:

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,5

NL:

Nhắc lại

NXB:

Nhà xuất bản

P1000 hạt:

Khối lượng 1000 hạt

P:

Sai khác giữa các trung bình


TGST:

Thời gian sinh trưởng


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2009 – 2015.............5
Bảng 1.2 Tình hình sản xuất ngô ở một số châu lục năm 2014.........................6
Bảng 1.3 Tình hình sản xuất ngô của một số nước năm 2016.......................... 7
Bảng 1.4 Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2016..............8
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngô tại Sơn La giai đoạn 2010 – 2015...............10
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất ngô tại huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La...................10
giai đoạn 2011 - 2015......................................................................................10
Bảng 1.7 Nhu cầu tiêu thụ ngô trên thế giới................................................... 11
Bảng 3.1: Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các THL thí nghiệm vụ
Hè Thu tại Sơn La.............................................................................................29
Bảng 3.2: Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các tổ hợp ngô lai thí
nghiệm.............................................................................................................32
Bảng 3.3: Số lá/cây, chỉ số diện tích lá của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm.......35
Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp ngô lai...............36
thí nghiệm vụ Hè thu 2016..............................................................................36
Bảng 3.5: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm
vụ Hè Thu 2017................................................................................................37
Bảng 3.6: Mức độ nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm...........41
Bảng 3.7 Số rễ chân kiềng và đường kính gốc của các tổ hợp ngô lai.............42
thí nghiệm....................................................................................................... 42
Bảng 3.8: Khả năng chống đổ của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm....................43

Bảng 3.9: Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các tổ hợp ngô lai thí
nghiệm.............................................................................................................45
Bảng 3.10: Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm
vụ Hè Thu 2016................................................................................................46


viii

Bảng 3.11: Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm
vụ Hè Thu 2017................................................................................................47
Bảng 3.12: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các tổ hợp ngô lai
thí nghiệm vụ Hè Thu 2016 và Hè Thu 2017................................................... 51


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 3.1: Biểu đồ về năng suất lý thuyết của các THL vụ Hè Thu 2016 và Hè
Thu 2017.................................................................................................52
Hình 3.2: Biểu đồ về năng suất lý thuyết của các THL vụ Hè Thu 2016 và Hè
Thu 2017.................................................................................................53


10
MỞ ĐẦU
Ngô (Zea mays L.) là cây lương thực
1. Tính cấp thiết của đề tài

quan trọng đối với nhiều dân tộc trên trên

thế giới. Ở một số nước như: Mêxico, Ấn Độ,
Philipin và một số nước Châu Phi khác người
ta dùng ngô làm lương thực chính.
Ngô có nhiều công dụng, tất cả các bộ
phận của cây ngô từ hạt, đến thân, lá đều có
thể sử dụng được để làm lương thực, thực
phẩm cho người, thức ăn cho gia súc, làm
nguyên liệu cho công nghiệp, một số bộ phận
của ngô có chứa một số chất có vai trò như
một loại thuốc chữa bệnh, làm chất đốt. Đặc
biệt, ngô là nguồn thức ăn quan trọng nhất
trong chăn nuôi hiện nay, chiếm 70% chất
tinh trong thức ăn tổng hợp cho gia súc, gia
cầm. Bên cạnh đó ngô là nguồn nguyên liệu
của ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học
(nhiên liệu ethanol) thay thế các nguồn nhiên
liệu tự nhiên.
Trong nền sản xuất nông nghiệp của
Thế giới, ngô xếp thứ hai, đứng đầu về năng
suất và sản lượng trong ba loại cây lương thực
(ngô, lúa mỳ và lúa nước) nhờ ứng dụng các
thành tựu về ưu thế lai ở ngô. Năm 2016,
diện tích ngô trên thế giới đạt 181,4 triệu ha,
năng suất đạt 57,3 tạ/ha và sản lượng đạt
1.040,2 triệu tấn.
Cây ngô là cây lượng thực và là cây
thức ăn gia súc có vai trò quan trọng trong
nền nông nghiệp Việt Nam. Trong những năm
qua Đảng và Nhà nước ta đã có những chính



sách và phương hướng

11
suất trung bình của cả nước. Khoa học thực

đúng đắn cho công tác

tiễn sản xuất ngô đã chứng minh giống tốt sẽ

nghiên cứu khoa học, tiếp

cho sản lượng ngô tăng lên

cận những thành tựu của
thế giới khai thác tối đa
ưu thế của giống ngô lai,
đã mang lại sự đột phá về
năng suất và tăng nhanh
về sản lượng. Nhưng so với
thế giới thì năng suất ngô
của nước ta còn khá thấp
chỉ đạt 78,5% so với trung
bình thế giới (FAO/USDA,
2017)[36].



vậy


sản

lượng ngô trong nước vẫn
chưa đủ đáp ứng nhu cầu
còn phải nhập khẩu. Trong
những năm trở lại đây,
lượng ngô nhập khẩu của
Việt Nam liên tục tăng từ
7,62 triệu tấn năm 2015
lên thành 8,45 triệu tấn
vào năm 2016 (Bộ Công
Thương, 2017)[2].
Sơn La là tỉnh thuộc
vùng núi Tây Bắc Việt Nam.
Có diện tích trồng ngô lớn
thứ hai trong cả nước, sau
Đăk Lăk. Năm 2016, Sơn La
có 204,1 ngàn ha ngô, năng
suất bình quân chỉ đạt
38,9 tạ/ha, thấp hơn năng


20-50% so với giống trung bình. Trong những năm gần đây, Viện nghiên cứu ngô
đã chọn tạo và chuyển giao thành công nhiều giống ngô tốt hiện nay phổ biến
trong sản xuất tại nhiều tỉnh thành trong cả nước như các giống: LVN99,
LVN102, LVN111, LVN669, LVN152,…. Cây ngô là cây giao phấn nên năng suất,
chất lượng của giống cũng dễ bị suy giảm. Để góp phần tăng năng suất, sản lượng
ngô, ngoài việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác, điều cần thiết phải
thường xuyên đánh giá, tuyển chọn các giống ngô lai mới có khả năng thích nghi
tốt với điều kiện sinh thái của vùng, có tiềm năng cho năng suất cao để bổ sung

cho cơ cấu giống ngô của vùng là đòi hỏi tất yếu, nhất là trong điều kiện biến đổi
khí hậu. Vì vậy, đề tài “ Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của một số tổ hợp
ngô lai mới tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La’’ là thực sự cấp thiết, có ý nghĩa khoa học
và thực tiễn đối với địa phương có diện tích ngô lớn như tỉnh Sơn La.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Chọn được 1-2 tổ hợp ngô lai có năng suất cao, có khả năng chống chịu tốt,
thích nghi với điều kiện sinh thái, để đưa vào cơ cấu cây trồng góp phần nâng cao
hiệu quả sản xuất ngô tỉnh Sơn La.
3. Yêu cầu của đề tài

- Theo dõi thời gian sinh trưởng qua các thời kỳ phát dục của các tổ hợp ngô
lai thí nghiệm.
- Theo dõi đặc điểm hình thái, sinh lý của các tổ hợp ngô lai trong thí
nghiệm.
- Theo dõi tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các tổ hợp ngô
lai trong thí nghiệm.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp ngô
lai trong thí nghiệm.
4. Ý nghĩa khoa học

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để lựa chọn tổ hợp lai ưu tú làm
cơ sở cho công tác chọn giống ngô phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là những luận cứ quan trọng cho các nghiên cứu
về sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu ở cây ngô.


5. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài xác định được 1-2 tổ hợp ngô lai có năng suất cao, có khả năng chống
chịu tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

Đề tài đánh giá năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô lai
là những kết luận góp phần khẳng định tính thích ứng của một số tổ hợp ngô lai
mới phục vụ cho cơ cấu giống trong sản xuất của tỉnh.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Ngày nay sản xuất ngô của Việt Nam đang đứng trước thách thức vô cùng
lớn, nhu cầu sử dụng tăng, trong khi đó điều kiện tự nhiên khí hậu biến đổi phức
tạp bất thuận cho quá trình phát triển của cây ngô. Vì vậy, sản xuất ngô muốn phát
triển cần phải có các biện pháp hữu hiệu như chọn tạo các giống ngô mới năng
suất cao, chống chịu tốt hơn. Đặc biệt là ở các tỉnh miền núi có diện tích ngô rất
lớn nhưng điều kiện tự nhiên khí hậu khắc nghiệt do đó các giống năng suất cao,
chống chịu tốt đang là vấn đề cấp bách nhất.
Sơn La là tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển sản xuất
ngô, tuy nhiên năng suất ngô của tỉnh vẫn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm
năng cho năng suất của giống. Canh tác ngô còn mang tính truyền thống, manh
mún nhỏ lẻ, khả năng đầu tư thâm canh của người nông dân còn hạn chế. Các
giống ngô lai được trồng chủ yếu trong tỉnh đều phải nhập khẩu từ các công ty
nước ngoài…nên khả năng thích ứng của các giống ở mỗi vùng sinh thái sẽ khác
nhau. Việc lựa chọn các tổ hợp ngô lai mới có năng suất cao, thích ứng tốt với
điều kiện ngoại cảnh của Sơn La là hết sức cần thiết. Vì vậy, để phát huy được các
đặc tính tốt của tổ hợp ngô lai mới và tránh những rủi ro do giống không thích
ứng với điều kiện sinh thái địa phương, trước khi đưa các giống ngô lai mới vào
sản xuất đại trà tại một vùng nào đó, nhất thiết phải tiến hành đánh giá một cách
khách quan, có cơ sở khoa học về những giống mới ở các vùng khác nhau nhằm
đánh giá tính đồng nhất, tính ổn định, tính thích ứng, khả năng chống chịu điều
kiện ngoại cảnh, sâu bệnh hại và hiệu quả kinh tế. Do đó, quá trình chọn tạo
giống, đánh giá tổ hợp lai là giai đoạn rất quan trọng loại bỏ được các tổ hợp lai

có những yếu điểm về các đặc tính nông sinh học như: Thời gian sinh trưởng quá
dài, cây quá cao, chống đổ kém và dễ nhiễm sâu bệnh … Các tổ hợp lai ưu tú sẽ
được công nhận là giống phục vụ cho sản xuất. Vậy nên, để chọn được các tổ hợp
lai tốt làm giống phải tiến hành đánh giá ở nhiều vụ, nhiều vùng sinh thái khác
nhau.


1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Cây ngô là cây lương thực và cây thức ăn gia súc đứng thứ 3 trên thế giới sau
lúa mì và lúa nước với diện tích khoảng 183,32 triệu ha, sản lượng khoảng 1.038,28
triệu tấn (năm 2014) (FAOSTAT,9/2015) [34]. Những năm gần đây các nhà khoa
học nghiên cứu ra nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật nên việc áp dụng những
công nghệ mới vào sản xuất đã làm tăng năng suất và sản lượng ngô lên đáng kể.
Có được kết quả trên, trước hết là nhờ ứng dụng rộng rãi lý thuyết ưu thế
lai trong chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật
canh tác. Đặc biệt, từ năm 1996 đến nay, cùng với những thành tựu mới trong
chọn tạo giống ngô lai nhờ kết hợp phương pháp truyền thống với công nghệ sinh
học thì việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây ngô đã góp phần đưa sản
lượng ngô thế giới vượt lên trên lúa mì và lúa nước.
Ngày nay, ngô đã trở thành cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế
toàn cầu. So với lúa mì, lúa gạo ngô đứng thứ hai về diện tích nhưng dẫn đầu về
năng suất, sản lượng. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới trong 5 năm gần đây
được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2009 – 2015
Diện tích

Năng suất

Sản lượng


(Triệu ha)

(Tấn/ha)

(Triệu tấn)

2009

158,6

5,2

820,2

2010

163,9

5,2

851,3

2011

171,3

5,2

886,9


2012

178,6

4,9

873,2

2013

185,6

5,5

1.014,30

2014

184,8

5,6

1.037,80

2015

178

5,4


968,3

2016

181,4

5,7

1.040,2

Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2017 [36]; USDA, 2017) [36]


Số liệu bảng 1.1 có thể thấy, sản xuất ngô của thế giới trong những năm gần
đây tăng đáng kể tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích trồng ngô
từ 158,6 triệu ha (năm 2009) đến 181,4 triệu ha (năm 2016). Năng suất tăng
không đáng kể từ 5,2 tấn/ha (năm 2009) đến 5,7 tấn/ha (2015). Sản lượng đạt
820,2 triệu tấn (năm 2009) đến 1.040,2 triệu tấn (2016). Do diện tích tăng cho
nên sản lượng vẫn có xu hướng tăng qua các năm. Có được kết quả này, trước hết
là nhờ ứng dụng rộng rãi lý thuyết ưu thế lai trong chọn tạo giống, cải tiến kỹ
thuật canh tác và ứng dụng những thành tựu của công nghệ sinh học, công
nghệ chế biến và bảo quản, cơ khí hoá, công nghệ tin học,…nên sản xuất ngô
trên thế giới phát triển liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay.
Trên thế giới có khoảng 140 nước trồng ngô, trong đó có 38 nước là các
nước phát triển còn lại là các nước đang phát triển. Do sự khác nhau về điều
kiện tự nhiên, tập quán canh tác và trình độ khoa học kỹ thuật nên có sự chênh
lệch về năng suất ngô ở các châu lục. Tình hình sản xuất ngô ở một số châu

lục năm 2014 được trình bày ở bảng 1.2
Bảng 1.2 Tình hình sản xuất ngô ở một số châu lục năm 2014
Khu vực

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

Châu Mỹ

68,3

77,2

526,7

Châu Á

60,7

50,0

303,6

Châu Âu


18,7

68,9

128,9

Châu Phi

37,1

21,0

78,0

(Nguồn: FAOSTAT 9/ 2016) [35]
Số liệu bảng 1.2 cho thấy, châu Mỹ là khu vực có diện tích, năng suất và sản
lượng ngô lớn nhất thế giới. Năm 2014, năng suất ngô châu Mỹ đạt 77,2 tạ/ha,
cao hơn năng suất trung bình của thế giới (56,2 tạ/ha) là 21 tạ/ha. Sản lượng đạt
526,7 triệu tấn chiếm 50,7% sản lượng ngô toàn thế giới. Châu Á là châu lục có
diện tích trồng ngô lớn thứ hai với 60,7 triệu ha nhưng năng suất ngô châu Á chỉ
đứng thứ 3 (50 tạ/ha) sau châu Mỹ và châu Âu (68,9 tạ/ha). Mặc dù diện tích
trồng ngô của châu Âu ít nhất (18,7 triệu ha) so với 4 châu lục nhưng năng suất
ngô cao thứ hai


trên thế giới. Do Châu Mỹ và Châu Âu, ngô được trồng ở các nước phát triển, trình
độ thâm canh cao nên năng suất ngô 2 vùng này đạt cao nhất thế giới. Châu Phi
là khu vực có diện tích trồng ngô đứng thứ 3 thế giới (37,1 triệu ha), nhưng vùng
này có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chưa có điều điều kiện thâm canh nên

năng suất ngô đạt thấp nhất (21 tạ/ha).
Bảng 1.3 Tình hình sản xuất ngô của một số nước năm 2016
Nước
Mỹ
Trung Quốc
Brazil
Mexicô
Canada

Diện tích
(triệu ha)

35,2
36,8
16,7
7,5
1,3

Năng suất (tấn/ha)

109,6
59,7
51,8
34,7
99,6

Sản lượng
(triệu tấn)

384,8

219,6
86,5
26,0
13,3

(Nguồn: FAO/ USDA, 2017)[36]

Theo số liệu thông kê của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA), Mỹ là cường đứng
số một trồng ngô trên thế giới. Năm năng suất đạt 109,6 tạ/ha gấp gần 2 lần
trung bình năng suất ngô thế giới dẫn đến sản lượng ngô cao nhất thế giới đạt
384,8 triệu tấn. Có được điều đó là do Mỹ áp dụng cộng nghệ sinh học để cải
thiện năng suất cũng như tăng khả năng chống chịu của các giống ngô. Theo Minh
Tang Chang và Peter (2005) [25] ở Mỹ chỉ còn 48% giống ngô sử dụng được chọn
tạo theo công nghệ truyền thống, 52% bằng công nghệ sinh học. Ngày nay con số
ấy còn tiếp tục tăng.
Trung Quốc cũng là quốc gia sản xuất ngô lớn đang không ngừng phát triển
về diện tích. Năm 2016, diện tích ngô của Trung Quốc là 36,8 triệu ha đứng đầu thế
giới và cao hơn 1,6 triệu ha so với Mỹ. Tuy nhiên do năng suất chưa cao (59,7
tạ/ha) nên sản lượng đứng thứ 2 thế giới là 219,6 triệu tấn.
Sau Mỹ và Trung Quốc phải kể đến sự phát triển trong sản xuất ngô của
Brazil (sản lượng 86,5 triệu tấn), Mexico (sản lượng 26,0 triệu tấn) và Canada (sản
lượng 13,3 triệu tấn).


1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Cây ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa, là cây trồng chính
để phát triển ngành chăn nuôi. Sản xuất ngô ở Việt Nam đã trải qua nhiều năm
và đến nay đã đạt được những thành tựu lớn. Năng suất ngô ở nước ta trước
đây rất thấp so với năng suất ngô thế giới, do sử dụng giống ngô địa phương và
áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Sản xuất ngô ở nước ta

thực sự có những bước tiến nhảy vọt, từ những năm 1990 đến nay do ứng dụng
ưu thế lai trong chọn tạo giống, diện tích trồng ngô lai không ngừng được mở
rộng, đồng thời các biện pháp kỹ thuật canh tác cũng được cải thiện phù
hợp với yêu cầu của giống mới. Tình hình sản xuất ngô trên ở Việt Nam trong
5 năm gần đây được trình bày ở bảng 1.4
Bảng 1.4 Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2016
Năm

Diện tích
(Triệu ha)

Năng suất
(Tấn/ha)

Sản lượng
(Triệu tấn)

2010

1,13

4,1

4,6

2011

1,12

4,3


4,8

2012

1,16

4,3

5

2013

1,17

4,4

5,2

2014

1,18

4,4

5,2

2015

1,16


4,5

5,3

1,15

4,5

5,2

2016
(Sơ bộ)

(Nguồn Tổng cục thống kê,2017[15]
Qua bảng 1.4 ta thấy diện tích trồng ngô của nước ta có sự biến động ít,
năm 2010 có diện tích 1,13 triệu ha, năng suất 4,1 tấn/ha, đến năm 2016 đạt
1,15 triệu ha. Năng suất tăng từ 4,1 tấn/ha (2010), đến 4,5 tấn/ha (năm 2016). Sản
lượng ngô ở nước ta tăng khá nhanh, song nhu cầu nguyên liệu để chế biến
thức ăn chăn nuôi tăng với tốc độ cao hơn nên vẫn phải nhập khẩu. Mặc dù năng
suất ngô năm 2016 đã đạt 4,5 tấn/ha, song nếu so với năng suất trung bình của
thế giới, đặc biệt là năng suất của các nước phát triển thì năng suất ngô của Việt
Nam còn rất thấp so với


năng suất bình quân của thế giới (năm 2016 năng suất ngô của Việt Nam đạt
4,5 tấn/ha bằng 79,13 % năng suất bình quân của thế giới). Những nguyên nhân
chính làm giảm năng suất ngô ở Việt Nam là do ngô chủ yếu được trồng trên đất
dốc (> 60% diện tích), sản xuất ở những vùng này phụ thuộc chủ yếu vào nước
trời, trong đó hạn hán là yếu tố chính làm giảm năng suất ngô. Kỹ thuật canh

tác vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, quy trình canh tác giống mới
vẫn còn chung chung chưa cụ thể từng giống, từng vùng, từng thời vụ, cả về
phân bón, chăm sóc; Hạn chế về giống, nhất là giống chịu hạn, ít nhiễm sâu bệnh,
thời gian ngắn, năng suất cao. Điều này đặt ra cho ngành sản xuất ngô Việt Nam
những thách thức và khó khăn to lớn, đặc biệt là trong xu thế hội nhập và phát
triển như hiện nay. Đòi hỏi đội ngũ chuyên môn cũng như các nhà khoa học
trong cả nước tiếp tục lỗ lực, nghiên cứu ra những giống ngô và biện pháp kỹ
thuất canh tác hiệu quả để nâng cao năng suất và chất lượng của sản xuất ngô Việt
Nam, góp phần vào sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam (Cục thống kê,
2016) [7].
1.3. Tình hình sản xuất ngô tại tỉnh Sơn la
Cây ngô ở Sơn La chủ yếu là trồng ở trên nương phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên, đặc biệt là thời tiết và khí hậu. Do địa hình dốc nên trồng ngô trên nương
phụ thuộc nhiều vào “nước trời”, khi gặp thời tiết không thuận lợi thì nguy cơ mất
mùa rất lớn. Độ dốc lớn, hiện tượng xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất rất lớn, làm
giảm năng suất, hiệu quả trong sản xuất ngô. Trình độ canh tác ngô của nông dân
còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa nông dân vẫn gieo trồng theo
tập quán quảng canh. Khâu thu hoạch và bảo quản ngô chưa được quan tâm đúng
mức, làm giảm chất lượng sản phẩm. Đây là những vấn đề đặt ra đối với cây ngô ở
Sơn La.
Để cây ngô ở Sơn La phát triển bền vững trong 5 năm gần đây được sự quan
tâm của Đảng và các cấp chính quyền trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp
nói chung, trong đó cây ngô đã được chú trọng mở rộng diện tích đồng thời áp
dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất. Ngoài ra, củng cố mạng
lưới các Câu lạc bộ khuyến nông cơ sở, tăng cường công tác đào tạo tập huấn
cho nông dân, khuyến cáo nhân rộng các mô hình sơ chế, bảo quản nông sản quy


mô nhỏ. Do vậy diện tích và năng suất ngô của tỉnh Sơn La đã tăng dần. Kết quả được
thể hiện ở bảng 1.5



Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngô tại Sơn La giai đoạn 2010 – 2015
Năm

Diện tích (nghìn ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

2010

132,70

31,45

417,41

2011

127,60

39,71

506,73

2012

168,74


39,55

667,35

2013

162,78

40,22

654,67

2014

162,51

40,47

657,66

2015

159,91

37,08

582,32

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La năm 2016)[9]

Qua số liệu bảng 1.5 ta có thể thấy được, tổng diện tích trồng ngô của tỉnh
Sơn La qua các năm không có sự biến động nhiều, năm 2015 đạt 159,91 nghìn ha.
Diện tích trồng ngô tập trung ở các huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Mai Sơn, Phù Yên,
Bắc Yên, Yên Châu, Sông Mã, Sốp Cộp, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La,
Thành phố, ngô được trồng trên chân đất đỏ vàng, chân núi đá vôi, đất bãi ven
sông suối. Trong 6 năm qua năng suất ngô của Sơn La có tăng nhưng tăng chậm
và không ổn định, năm 2010 năng suất đạt 31,45 tạ/ha, năm 2014 năng suất tăng
lên 40,47 tạ/ha, nhưng đến năm 2015 năng suất giảm do khí hậu thời tiết thay đổi
nắng hạn kéo dài làm ảnh hưởng đến năng suất xuống 37,08 tạ/ ha.
Huyện Mai Sơn với diện tích tự nhiên 143,247 ha chiếm 20,75% ha diện tích
chung của tỉnh Sơn La. Trong đó diện tích sản xuất ngô của huyện giảm dần theo
từng năm kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất ngô tại huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La
giai đoạn 2011 - 2015
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

2011

22,73

46,61

105,95


2012

22,64

46,55

105,40

2013

21,16

46,86

99,15

2014

21,18

47,07

99,70

2015

20,73

31,54


65,36

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016)[9]


Qua bảng số liệu 1.6 ta thấy diện tích sản xuất ngô của huyện giảm dần
theo các năm, đến năm 2011 đạt 22,73 ha, năng suất đạt từ 46,61 tạ/ha đến
năm 2015 giảm xuống còn 20,73 ha năng suất đạt 31,54 tạ./ha. Năm 2014 năng
suất còn cao hơn năng suất trung bình của tỉnh đạt 47,07 ta./ha, tuy nhiên đến
năm 2015 do điều kiện khí hậu nắng hạn kéo dài làm cho năng suất ngô giảm
xuống 31,54 tạ/ha, sản lượng đạt 65,36 tấn, Mặc dù năng suất giảm nhưng
phần nào cũng đã giải quyết được nhu cầu làm thức ăn chăn nuôi và một phần
làm lương thực cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao trên địa bàn huyện.
1.4 Tình hình tiêu thụ ngô trên thế giới và Việt Nam
1.4.1 Tình hình tiêu thụ ngô trên thế giới
Bảng 1.7 Nhu cầu tiêu thụ ngô trên thế giới
ĐVT Triệu tấn
Cung

Dự
2016/17

trữ
đầu
vụ

Thế giới

210,87


Mỹ
Các nước còn lại

Tiêu thụ

Sản

Nhập

lượng

khẩu

1049,2

Ngành
thức

ăn

Nội địa

chăn nuôi

Dự trữ

Xuất

cuối vụ


khẩu

137,19

630,24

44,12 384,78

1,4

140,98

314,85

56,52

58,93

166,75 664,46

135,79

489,27

724,59

96,4

161,75


4

1039,43 152,92

220,68

Nước XK chủ yếu

8,86

143,6

0,41

63,1

81,7

58,5

12,66

Argentina

1,05

37,5

0,01


6,8

10,5

25,5

2,56

Brazil

6,54

91,5

0,3

50,5

59,5

31

7,84

22,31 120,76

79,6

147,75


199,48

3,74

19,45

Nước NK chủ yếu
EU-27

6,66

60,3

13,1

55,4

73

2

5,05

Mexico

5,21

26

13,8


21

38,6

0,8

5,61

Đông Nam Á

4,36

28,31

14,3

35,1

43,1

0,93

2,94

110,77 219,55

3

161


231

0,02

102,31

Trung Quốc

Nguồn: VITIC/USDA 2016- 3/2017[37]
Tại bảng 1.7 ta thấy dự báo, sản lượng ngô thế giới niên vụ 2015/16 giảm
xuống còn 969,64 triệu tấn, giảm 26,48 triệu tấn so với cùng kỳ niên vụ trước, do


thời tiết bất lợi ở những nước trồng chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất ngô. Dự
trữ ngô cuối vụ của thế giới đạt 206,97 triệu tấn, tăng 1,86 triệu tấn so với đầu
vụ. Sự gia tăng này phần lớn do nước Mỹ có lượng dự trữ tăng nước có thời tiết
thuận lợi đã hậu 3 thuẫn đến khu vực vành đai trồng ngô của nước này, tăng 2,7
triệu tấn lên 46,67 triệu tấn. Hầu hết các quốc gia kể cả xuất khẩu và nhập khẩu
đều có lượng dự trữ cuối vụ giảm so với đầu vụ. Duy chỉ Trung Quốc có lượng dự
trữ cuối vụ vượt trội so với đầu vụ, tăng 11,03 triệu tấn. Với điều kiện thời tiết
thuận lợi, dự báo sản lượng ngô Mỹ niên vụ 2015/16 sẽ đạt 345,49 triệu tấn. Do
vậy, Mỹ vẫn sẽ trở thành nước có lượng ngô dư thừa nhiều nhất thế giới, niên vụ
này sau khi trừ đi lượng tiêu thụ trong nước, nước này sẽ còn dư thừa khoảng
43,34 triệu tấn. Brazil giữ vị trí thứ hai với lượng dư thừa 26 triệu tấn, Argentina
với lượng dư thừa 17,5 triệu tấn. Ngược với xu hướng của các quốc gia trên,
EU-27 có lượng thiếu hụt ngô lớn nhất thế giới với 18,25 triệu tấn cho niên vụ
2015/16, Mexico với 11,2 triệu tấn, các quốc gia Đông Nam Á với 10,94 triệu
tấn. Hầu hết các quốc gia thiếu hụt đều phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sử
dụng.

1.4.2. Tình hình tiêu thụ ngô ở Việt Nam
Do nhu cầu thịt, trứng, sữa tăng nhanh, nên nhu cầu ngô trong nước
tăng theo, mặc dù sản xuất trong nước liên tục tăng trưởng, tình trạng cung không
đủ cầu vẫn diễn ra. Ở Việt Nam ngô được sử dụng chính là làm thức ăn cho
chăn nuôi. Trong khoảng mười năm trở lại đây nhu cầu thức ăn chăn nuôi ở Việt
Nam đã và đang không ngừng gia tăng. Lượng thức ăn cần cho phát triển chăn
nuôi ở nước ta khoảng 14 triệu tấn/năm và sẽ còn tiếp tục tăng lên nữa, để
đảm bảo được lượng thức ăn trên thì các nguyên liệu cung năng lượng như thóc,
các loại cám, tấm, ngô, sắn, lúa mì và dầu mỡ phải đạt 9 triệu tấn mỗi năm (Cục
chăn nuôi, 2015) [4]. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì sản lượng thức ăn cho
gia súc, gia cầm trong sáu tháng đầu năm 2015 ước đạt gần 5,5 triệu tấn, tăng
mạnh 16,3% so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng thức ăn công nghiệp tăng
cùng với việc giá ngô đang cạnh tranh so với giá cám gạo và sắn lát nên tỷ lệ sử
dụng ngô trong thức ăn gia súc được duy trì ở mức khá cao (Tổng cục thống kê,


2016) [15] .Dự báo nhu cầu ngô ở Việt Nam khoảng 7,15 triệu tấn ngô vào năm
2015 và 9 triệu tấn vào năm 2020.


Như vậy để đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho việc chế biến thức ăn
chăn nuôi đòi hỏi chúng ta phải chủ động nguồn nguyên liệu, trong đó có ngô,
trung bình mỗi năm nước ta phải nhập khẩu gần 9.000 nghìn tấn ngô mới đủ
cung cấp cho tiêu dùng trong nước. Năm 2013, giá trị nhập khẩu ngô là 0,67 tỷ
USD đạt 0,5% trong tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, tăng 34,4% so
với năm 2012 (Tổng cục Hải Quan, 2015) [17]. Trong những năm trở lại đây,
lượng ngô nhập khẩu của Việt Nam liên tục tăng từ 7,62 triệu tấn năm 2015
lên thành 8,45 triệu tấn vào năm 2016 (Bộ Công Thương, 2017) [2].
Theo dự báo của chiến lược phát triển chăn nuôi Việt Nam, nhu cầu thức
ăn chăn nuôi công nghiệp sẽ tăng 7,8% trên năm tương ứng là 19 triệu tấn vào

năm 2020, nguồn thức ăn thô xanh tăng từ 120 triệu tấn lên 170 triệu tấn. Vậy
nên phát triển sản xuất ngô để đáp ứng nguồn thức ăn cho chăn nuôi là vấn đề
cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
1.5.Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới và ở Việt Nam
1.5.1 Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới
Ngoài việc mở rộng diện tích gieo trồng ngô là tăng cường công tác chọn
tạo giống ngô lai năng suất cao, khả năng chống chịu tốt phù hợp với nhiều vùng
sinh thái. Tuy nhiên việc nghiên cứu cải tạo giống ngô mang tính chất khoa học
mới chỉ bắt đầu vào cuối thế kỷ 19 các phương pháp cải tạo ngô đã mang tính
chất khoa học.
Charles Darwin sau khi làm thí nghiệm so sánh hai dạng ngô tự thụ và giao
phối đã đã đi tới kết luận: “Chiều cao cây ở dạng ngô giao phối cao hơn 19% và chín
sớm hơn 9 % so với dạng ngô tự phối” (Hallauer, Miranda,1986) [23].
Vào năm 1877, Wiliam Janes Beal là người đầu tiên thực hiện công trình
cải tạo giống ngô, ông đã thấy sự khác biệt về năng suất giống lai so với giống bố
mẹ. Năng suất của con lai vượt năng suất của giống bố mẹ là 25%.
Để tạo ra được các giống ngô lai có năng suất cao, Shull (năm 1904) cho
rằng phải có các dòng thuần làm vật liệu khởi đầu nên đã áp dụng tự phối
cưỡng bức ở ngô để tạo ra các dòng thuần. Bằng cách lai giữa các dòng thuần,
Shull (năm 1904) đã cho ra đời các giống lai có năng suất và sức sống tăng lên
đáng kể. Năm


×