Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Tự đánh giá của học sinh THPT TP. HCM dưới sự ảnh hưởng của thần tượng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 126 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu được
sử dụng trong kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực, các thông tin phỏng vấn
cũng như ý kiến chia sẻ đều được sự chấp thuận của đối tượng phỏng vấn, luận văn
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả nghiên cứu này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
Phòng sau đại học; Khoa Tâm Lý Học trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí
Minh và toàn thể quý thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Tâm Lý Học khoá 26!
Xin gửi đến thầy Bùi Hồng Quân, giảng viên hướng dẫn đã luôn tận tình hướng
dẫn tôi hoàn thành đề tài này lòng biết ơn sâu sắc!
Luận văn được hoàn thành với sự cố gắng của bản thân tôi, dù vậy không thể tránh
khỏi những thiếu sót và hạn chế về nhiều mặt. Tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhận
những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, bạn bè đã luôn hỗ trợ tôi xử lý các thông tin,
số liệu trong quá trình nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ..................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu: ........................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu: .......................................................................................... 2
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: ................................................................... 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu:..................................................................................... 3
4.2. Khách thể nghiên cứu: ..................................................................................... 3
5. Giả thuyết khoa học: ............................................................................................ 3
6. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................. 3
6.1. Nội dung nghiên cứu thực trạng: ..................................................................... 3


6.2. Khách thể nghiên cứu: ..................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................... 3
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: .................................................................... 3
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:................................................................. 4
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: ........................................................... 4
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn: .............................................................................. 5
7.2.3. Phương pháp quan sát: ................................................................................. 6
7.2.4. Phương pháp xử lý số liệu: ........................................................................... 6
8. Những đóng góp mới của đề tài: ......................................................................... 7
8.1. Về mặt lý luận: ................................................................................................ 7
8.2. Về mặt thực tiễn: ............................................................................................. 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................ 8
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: ............................................................................. 8
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài: ......................................................... 11
1.2.1. Tự đánh giá: ............................................................................................... 11
1.2.2. Thần tượng: ................................................................................................ 23
1.2.3. Tự đánh giá dưới sự ảnh hưởng của thần tượng: ....................................... 36
1.3. Đặc điểm phát triển tâm lí của học sinh THPT: ............................................ 44
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 48


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 49
2.1. Nội dung nghiên cứu: .................................................................................... 49
2.1.1. Mục đích và nội dung nghiên cứu: ............................................................. 49
2.1.2. Mô tả về mẫu nghiên cứu: .......................................................................... 49
2.1.3. Các công cụ đo: .......................................................................................... 51
2.1.3.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: ...................................................... 51
a. Cấu trúc bảng hỏi: ............................................................................................ 51
b. Cách thu số liệu: ............................................................................................... 51
c. Cách đánh giá điểm, mã hoá và nhập số liệu: .................................................. 52

d. Độ tin cậy của thang đo: ................................................................................... 53
e. Xử lý số liệu: .................................................................................................... 54
2.1.3.2. Các phương pháp khác: ........................................................................... 54
2.2. Kết quả nghiên cứu: ...................................................................................... 54
2.2.1. Lĩnh vực thần tượng được ngưỡng mộ:...................................................... 54
2.2.2. Phương thức nhận biết thần tượng: ............................................................ 56
2.2.3. Nhận thức về thần tượng: ........................................................................... 57
2.2.4. Ảnh hưởng của thần tượng: ........................................................................ 71
2.2.4.1. Các khía cạnh ảnh hưởng của thần tượng đến tự đánh giá của học sinh
THPT: ................................................................................................................... 71
2.2.4.2. So sánh mức độ nhận thức của học sinh với thần tượng: ........................ 77
b. Theo khối lớp: .................................................................................................. 79
c. Theo học lực: .................................................................................................... 80
d. Theo giới tính: .................................................................................................. 82
2.2.4.3. So sánh lý do chọn thần tượng của các em học sinh: .............................. 83
a. Theo loại hình trường: ...................................................................................... 83
b. Theo khối lớp: .................................................................................................. 84
c. Theo giới tính: .................................................................................................. 85
2.2.4.4. So sánh về sự thể hiện của các em đối với thần tượng:........................... 86
a. Theo khối lớp: .................................................................................................. 86
c. Theo giới tính: .................................................................................................. 87


2.3. Một số biện pháp giúp điều chỉnh tự đánh giá của học sinh THPT dưới sự
ảnh hưởng của thần tượng: ................................................................................... 89
2.3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp: ............................................................................ 91
2.3.2. Biện pháp nâng cao nhận thức của các em đối với chọn lọc thần tượng: .. 93
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................... 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 101
1. Kết luận: ......................................................................................................... 101

2. Kiến nghị: ....................................................................................................... 102


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Thứ tự

Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

THPT

Trung học phổ thông

2

THCS

Trung học cơ sở

3

HCM

Hồ Chí Minh

4


ĐTB

Điểm trung bình

5

HS

Học sinh

6



Hành động

7

TT

Thần tượng

8

LD

Lý do

9


NT

Nhận thức


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần mẫu nghiên cứu .......................................................................53
Bảng 2.2 Cách đánh giá điểm thang đo câu 1 ...........................................................57
Bảng 2.3 Cách đánh giá điểm thang đo câu 2 ...........................................................57
Bảng 2.4 Định nghĩa về thần tượng ............................................................................62
Bảng 2.5 Tỉ lệ nam nữ so với nhận thức về thần tượng .............................................64
Bảng 2.6 Lý do chọn thần tượng ...............................................................................66
Bảng 2.7 Tỉ lệ nam nữ so với lý do chọn thần tượng ................................................69
Bảng 2.8 Hành động thể hiện sự quan tâm với thần tượng .......................................71
Bảng 2.9 Tỉ lệ nam nữ so với hành động thể hiện với thần tượng ............................74
Bảng 2.10 Ảnh hưởng của thần tượng đến tự đánh giá thái độ của bản thân .............77
Bảng 2.11 Ảnh hưởng của thần tượng đến tự đánh giá về kỹ năng giao tiếp ............79
Bảng 2.12 Ảnh hưởng của thần tượng đến tự đánh về định hướng nghề ...................82
Bảng 2.13 So sánh nhận thức của HS THPT với thần tượng ở các trường ...............84
Bảng 2.14 So sánh nhận thức của HS THPT với thần tượng giữa các khối...............85
Bảng 2.15 So sánh nhận thức của HS THPT với thần tượng theo học lực ................87
Bảng 2.16 Kiểm nghiệm nhận thức của HS về thần tượng theo học lực ..................88
Bảng 2.17 Kết quả về mức độ nhận thức thần tượng theo giới tính ...........................89
Bảng 2.18 Kết quả so sánh lý do chọn thần tượng giữa các loại trường ...................91
Bảng 2.19 Kết quả so sánh lý do chọn thần tượng giữa các khối lớp .......................92
Bảng 2.20 Lý do chọn thần tượng theo giới tính của học sinh THPT .......................92
Bảng 2.21 Kiểm định sự thể hiện với thần tượng giữa các khối lớp .........................93
Bảng 2.22 Kết quả sự thể hiện đối với thần tượng khác nhau về giới tính ...............95
Bảng 2.23 Tỉ lệ nam nữ thần tượng trong các nhóm ngành nghề .............................97
Bảng 2.24 Mối tương quan giữa giới tính và các vấn đề về thần tượng ....................

Bảng 2.25 Mối tương quan giữa học lực và các vấn đề về thần tượng ......................


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Ngưỡng mộ thần tượng ...........................................................................54
Biểu đồ 2.2 Lĩnh vực mà thần tượng được ngưỡng mộ ............................................59
Biểu đồ 2.3 Biết được thần tượng thông qua các phương tiện ..................................61


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Gần đây, dưới sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự xuất hiện của
hệ thống mạng xã hội, giới trẻ có cơ hội tiếp xúc và trải nghiệm với các nguồn thông
tin đa chiều về văn hoá toàn cầu, đây cũng là nơi phát sinh các hiện tượng xã hội mang
tính ảnh hưởng – thần tượng chính là một trong những hiện tượng đang có tác động
lớn và nhận được sự quan tâm khá nhiều của thanh thiếu niên. Hiện tượng thần tượng
đã và đang tác động tích cực lẫn tiêu cực đến một số bộ phận giới trẻ, cụ thể hơn là các
đối tượng học sinh THPT.
Sự xuất hiện của thần tượng ảnh hưởng đến nhiều mặt giá trị tinh thần của một
bộ phận học sinh THPT. Thần tượng được xem như hình mẫu lý tưởng về lối sống,
nhân cách, đạo đức,… giúp các em hiểu rõ về giá trị ngành nghề, tạo động lực cho bản
thân và hỗ trợ nhận thức, hình thành nhân cách tốt đẹp… Thêm vào đó, dưới sức ép
của bài vở, các chương trình đổi mới theo hệ thống giáo dục, các áp lực từ phía gia
đình nhà trường có thể dẫn đến những tình huống căng thẳng, cùng với việc một số
phụ huynh do công việc nên ít dành thời gian quan tâm chia sẻ cùng các em, vì vậy,
thần tượng trở thành chỗ dựa tinh thần lý tưởng, là đối tượng giúp các em giải tỏa căng
thẳng, bày tỏ cảm xúc. Có thể thấy, thần tượng là một yếu tố đóng một vai trò quan
trọng trong quá trình hình thành và nhân cách của các em.
Dù vậy, khi các em có thái độ dựa dẫm quá nhiều vào thần tượng, sự yêu thích

ngày càng tăng cao dẫn đến việc mất kiểm soát có thể khiến các em chuyển dần toàn
bộ sự tập trung lên thần tượng, xao lãng trong việc học tập, các mối quan hệ xung
quanh… Nghiêm trọng hơn, có thể gây nên những hành động sai lệch, các hành vi trái
với chuẩn mực xã hội (các hành vi bảo vệ thần tượng quá mức, học đòi bắt chước, hạ
thấp giá trị của bản thân, xem thường những người xung quanh…). Thêm vào đó, đây
là giai đoạn các em có sự nhận thức rõ rệt về “cái tôi” của chính mình, hình thành giá
trị bản thân, định hướng nghề nghiệp, việc lệch lạc hành vi do thần tượng sẽ nảy sinh
nhiều vấn đề và gây trở ngại cho nhận thức của các em trên nhiều phương diện. Đã có
rất nhiều trường hợp răn đe về việc thần tượng quá mức gây ra hậu quả không tốt, ảnh
hưởng xấu đến thế hệ trẻ. Vấn đề đặt ra ở đây là cần giúp các em nhận thức được sự


2
ảnh hưởng của thần tượng đối với bản thân và điều chỉnh phù hợp với các chuẩn mực
xã hội.
Những năm gần đây, do sự mở cửa giao lưu văn hoá giữa các nước, giới trẻ
càng có thêm cơ hội tiếp xúc với các thông tin trên thế giới, kéo theo đó là sự du nhập
của những làn sóng văn hoá, cùng với sự hỗ trợ của truyền thông, cha mẹ và nhà
trường chưa thể kiểm soát và nhận biết được mức độ ảnh hưởng của thần tượng đối
với học sinh chỉ thông qua sự quan sát từ biểu hiện bên ngoài của các em. Nếu không
thể nhận biết và kịp thời xử lý, cộng với sự lây lan của mạng xã hội, các hành vi tiêu
cực dưới sự ảnh hưởng của thần tượng sẽ ngày càng sinh sôi và có chiều hướng
nghiêm trọng hơn, có thể gây tác động đến thế hệ trẻ về sau. Thực trạng cho thấy,
thần tượng ngày càng hiện hữu và gắn bó sâu sắc trong cuộc sống của giới trẻ.
Hiện nay, trên thế giới, vấn đề nghiên cứu về thần tượng ảnh hưởng đến tự đánh
giá của học sinh vẫn chưa nhận được sự quan tâm cần thiết, hầu hết các nghiên cứu chỉ
mang tính chất khái quát về sự phổ biến của thần tượng trong giới trẻ, kèm theo một số
tiểu luận nhỏ mang tính chất khảo sát sơ bộ.
Với tính cấp thiết của đề tài, chúng tôi chọn đề tài “Tự đánh giá của học sinh
THPT TP. HCM dưới sự ảnh hưởng của thần tượng” để nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu về thực trạng ảnh hưởng của thần tượng đến tự đánh giá của học sinh
THPT hiện nay. Qua đó, đề xuất các biện pháp giúp học sinh tự đánh giá đúng bản
thân trước sự ảnh hưởng của thần tượng và điều chỉnh nhận thức phù hợp với các
chuẩn mực của xã hội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
• Xây dựng các khái niệm công cụ của ảnh hưởng thần tượng đến tự đánh giá của
học sinh THPT trong giá trị các phẩm chất đạo đức, kỹ năng giao tiếp và định
hướng nghề nghiệp.
• Tập trung nghiên cứu tác động tích cực lẫn tiêu cực của thần tượng đối với tự
đánh giá của các em về giá trị các phẩm chất đạo đức, kỹ năng giao tiếp và định
hướng nghề nghiệp của học sinh THPT.


3
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các ảnh hưởng của thần tượng đến tự đánh giá của học sinh tại THPT Gia Định,
Nhân Việt, Đoàn Thị Điểm và Nguyễn Hữu Cầu.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Các em học sinh tại một các trường THPT Gia Định, Nhân Việt, Đoàn Thị
Điểm và Nguyễn Hữu Cầu.
5. Giả thuyết khoa học:
Thần tượng có khá nhiều ảnh hưởng đến tự đánh giá của học sinh THPT, tuỳ
thuộc vào mức độ phát triển nhận thức của học sinh. Có thể áp dụng các phương pháp
giúp học sinh nhận thức rõ giá trị thần tượng, tự đánh giá đúng bản thân và phát huy
các ảnh hưởng tích cực của thần tượng.
6. Phạm vi nghiên cứu:
6.1. Nội dung nghiên cứu thực trạng:
Đề tài tập trung nghiên cứu các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của thần tượng

đến tự đánh về giá trị phẩm chất đạo đức, kỹ năng giao tiếp và định hướng nghề
nghiệp của học sinh THPT.
6.2. Khách thể nghiên cứu:
Học sinh của một số trường THPT ở khu vực TP. HCM bao gồm: THPT Gia
Định, THPT Nhân Việt, THPT Đoàn Thị Điểm và THPT Nguyễn Hữu Cầu.
7. Phương pháp nghiên cứu:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
• Mục đích nghiên cứu:
Phân tích, nghiên cứu các tài liệu có sẵn (sách báo, tạp chí, các đề tài nghiên
cứu khoa học, các bài báo khoa học trong và ngoài nước...), dựa trên các học thuyết đã
được công bố và chứng minh, dựa trên cơ sở đó để thiết kế các công cụ nghiên cứu
phù hợp và lý giải kết quả nghiên cứu, đề xuất các biện pháp cải thiện.
• Nội dung nghiên cứu:
-

Tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu vấn đề.

-

Tìm hiểu đặc điểm tâm lí của học sinh THPT đối với vấn đề thần tượng.


4
-

Tìm hiểu cụ thể về khái niệm thần tượng, hiện tượng thần tượng. Tìm hiểu về tự
đánh giá của học sinh THPT về giá trị phẩm chất đạo đức, kỹ năng giao tiếp và
định hướng nghề nghiệp của các em dưới sự ảnh hưởng của thần tượng theo các
tài liệu trước đây.
• Cách thức tiến hành:

Tìm kiếm tài liệu tại các thư viện giấy và thư viện mở, tham khảo các bài báo

khoa học, luận văn đã công bố... về lĩnh vực tâm lý, xã hội, các bài viết mang tính chất
học thuật về thần tượng trong và ngoài nước.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
• Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng ảnh hưởng của thần tượng đối với tự đánh giá của học sinh
THPT về giá trị các phẩm chất đạo đức, kỹ năng giao tiếp và định hướng nghề nghiệp.
• Cấu trúc bảng hỏi:
-

Phần 1: Hướng dẫn thực hiện.

-

Phần 2: Khai thác thông tin cơ bản (giới tính, độ tuổi – lớp, loại hình trường,
học lực, các yếu tố liên quan đến điều kiện gia đình...).

-

Phần 3: Hệ thống các câu hỏi để khai thác về tự đánh giá của học sinh đối với
thần tượng/hiện tượng thần tượng.

-

Phần 4: Hệ thống các câu hỏi để đo đạc mức độ ảnh hưởng của thần tượng đối
với học sinh THPT (về nhận thức, thái độ, hành vi...).

-


Phần 5: Hệ thống các câu hỏi khai thác về nhận thức của học sinh về các vấn
đề của thần tượng, đòi hỏi học sinh phải đưa ra nhận định rõ ràng trong các vấn
đề về thần tượng/hiện tượng thần tượng.

-

Phần 6: Các câu hỏi mở để thu thập các ý kiến khách quan của học sinh đối với
thần tượng và các vấn đề về việc thần tượng.
• Quy trình thiết kế:

-

Dựa trên khái niệm cơ bản về thần tượng, xác định các khía cạnh cần điều tra
khảo sát.


5
-

Thiết kế các câu hỏi mang tính khai thác sâu sắc, đòi hỏi học sinh phải đưa ra
nhận định của bản thân về vấn đề thần tượng/hiện tượng thần tượng.

-

Phương thức cho điểm.

-

Khảo sát dựa trên số lượng mẫu (282 học sinh).


-

Chỉnh sửa bảng hỏi:
§ Điều chỉnh các câu hỏi tối nghĩa, quá khó hoặc dễ gây hiểu lầm.
§ Phân tích nội dung để phân tích các giá trị của bảng hỏi.

-

Hoàn chỉnh bảng hỏi và đưa vào thực tế khảo sát.
• Nguyên tắc thiết kế:

-

Đảm bảo khai thác đầy đủ các yếu tố cần thiết.

-

Tính chính xác về mặt thống kê các thông tin thu thập được.

-

Bộ câu hỏi khảo sát phù hợp với nội dung nghiên cứu và đặc điểm của khách
thể nghiên cứu.

-

Các câu hỏi có giá trị phân tích tốt.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn:
Phương pháp này thực hiện theo hình thức phỏng vấn các nhóm nhỏ và phỏng


vấn cá nhân. Nội dung phỏng vấn nhắm vào nhận thức sâu sắc dựa trên các giả thuyết
nghiên cứu để tìm hiểu suy nghĩ cá nhân, nhằm đánh giá, tăng tính thuyết phục so với
thực tiễn.
• Mục đích nghiên cứu:
§ Tiến hành phỏng vấn học sinh theo nhóm hoặc cá nhân:
-

Tìm hiểu sâu hơn về đối tượng nghiên cứu qua một số khách thể điển hình, có
sự quan tâm nhất định đối với thần tượng và hiện tượng thần tượng.

-

Làm sáng tỏ các thực trạng về nhận thức của một số khách thể về vấn đề thần
tượng/hiện tượng thần tượng.

§ Tiến hành phỏng vấn các giáo viên phụ trách lớp – phụ huynh học sinh:
-

Làm sáng tỏ thực trạng về vấn đề thần tượng đối với học sinh dưới cái nhìn của
giáo viên/phụ huynh.

-

Làm sáng tỏ sự tương quan giữa vấn đề giảng dạy, phụ huynh, giáo viên đối với
mối quan hệ giữa học sinh và thần tượng.


6
• Cách thức tiến hành:

-

Tiếp cận và chia sẻ với các đối tượng phỏng vấn để tạo bầu không khí cởi mở,
thuận lợi cho việc khai thác các thông tin chính xác.

-

Phỏng vấn bám sát vào các câu hỏi đã chuẩn bị theo mục đích nghiên cứu. Linh
động trong vấn đề khai thác sâu vào các yếu tố tình cảm, tâm lí trong khi tiến
hành phỏng vấn.

-

Ghi âm/ghi chép lại các câu hỏi để đảm bảo tính xác thực.
7.2.3. Phương pháp quan sát:
• Mục đích nghiên cứu:
Quan sát các hoạt động của học sinh trong các buổi họp fanclub, các hoạt động

cộng đồng liên quan đến thần tượng, quan sát các buổi thảo luận trên mạng xã hội, các
diễn đàn văn hoá liên quan đến thần tượng... để tìm hiểu về quan điểm, nhận thức của
các em học sinh đối với thần tượng/hiện tượng thần tượng.
Cách thức tiến hành:
-

Tham gia vào các buổi họp mặt các fanclub, các hoạt động cộng đồng để tìm
hiểu.

-

Tham gia/lập các chủ đề về thần tượng/hiện tượng thần tượng trên mạng xã hội

để thu hút sự quan tâm của học sinh, thu thập các ý kiến của học sinh về thần
tượng/hiện tượng thần tượng.

-

Ghi chép lại các ý kiến, tổng hợp và phân tích nhận định của học sinh.
7.2.4. Phương pháp xử lý số liệu:
• Mục đích nghiên cứu:
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý các số liệu thu thập được, nhằm phân loại và

xây dựng thang đo các cảm xúc.
• Nội dung nghiên cứu:
-

Thống kê mô tả.

-

Tính tương quan để tìm hiểu các mối liên hệ.

-

So sánh kết quả.


7
8. Những đóng góp mới của đề tài:
8.1. Về mặt lý luận:
-


Tổng hợp – khái quát để làm rõ và đưa ra các khái niệm về thần tượng.
8.2. Về mặt thực tiễn:

-

Chỉ ra thực trạng về tác động của thần tượng đến tự đánh giá của học sinh
THPT về giá trị các phẩm chất đạo đức, kỹ năng giao tiếp và định hướng nghề
nghiệp.

-

Đề xuất các biện pháp giúp điều chỉnh tự đánh giá của học sinh THPT về giá trị
các phẩm chất đạo đức, kỹ năng giao tiếp và định hướng nghề nghiệp phù hợp
với các chuẩn mực xã hội.


8

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Trong những năm gần đây, các vấn đề về giới trẻ nói chung và học sinh nói
riêng đang thu hút khá nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Có khá nhiều nghiên cứu
trên thế giới và tại Việt Nam liên quan đến tự đánh giá của học sinh. Tự đánh giá là
một khái niệm được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh (nhận thức, hành vi, phẩm chất
đạo đức…).
Tiến sĩ Đỗ Ngọc Khanh đã thực hiện “Nghiên cứu sự tự đánh giá của HSTHCS
ở Hà Nội”, đây là một trong những nghiên cứu về tự đánh giá đầu tiên của học sinh
THCS ở nước ta, góp phần đưa ra khái niệm tự đánh giá và các khái niệm có liên quan.
Kết quả của luận án cũng chỉ ra các tác động ảnh hưởng đến tự đánh giá của học sinh

THCS hiện nay.
Ở Slovenia, có khá nhiều nghiên cứu về tự đánh giá. Trong quyển “Học thuyết
điện tử, thông tin và truyền thông: Lý thuyết và thực tiễn” xuất bản vào năm 2012, tác
giả Oliver Buček đã có đề cập đến “Mối liên quan giữa động lực, tự đánh giá và kiến
thức về ICT của học sinh thuộc các quốc gia khác nhau”, nghiên cứu về sự khác biệt
về động lực của các học sinh trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Các tác giả Renata Zupanc Grom, Šolski center Novo Mesto, Cvetka Bizjak,
Zavod RS za šolstvo đã nghiên cứu về “Tự đánh giá và nghiên cứu hành động – Con
đường dẫn đến chất lượng tuyệt vời”, gồm các dự án thực nghiệm về tự đánh giá cho
học sinh các trường với mục tiêu mang lại sự thay đổi và cải thiện năng lực cho các
em.
Các tác giả Yoel Yinon, Aharon Bizman và Dana Yagil thuộc đại học Bar-Lian,
Israel đã nghiên cứu về “Sự duy trì tự đánh giá và động lực để tương tác”.


9
Đại học Georgia, các tác giả Steven R.H Beach và Abraham Tesser đã nghiên
cứu về “Sự duy trì và phát triển tự đánh giá”, đây là mô hình nghiên cứu so sánh xã
hội trung tâm, là mô hình duy trì sự tự đánh giá.
Trong Bách khoa toàn thư về Thanh thiếu niên, tác giả Roger J. R. Levesque đã
đề cập đến khả năng ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của thần tượng đối với thanh thiếu
niên, đặc biệt trong các giai đoạn chuyển tiếp trước và sau thời kì dậy thì, đồng thời
cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm hiểu mối quan hệ của giới trẻ với các
hiện tượng truyền thông, cụ thể là thần tượng.
Trong quyển “Tự đánh giá”, tác giả James H. McMillan và Jessica Hearn cũng
đã nghiên cứu về “Tự đánh giá của học sinh: Chìa khoá dẫn đến động lực mạnh mẽ và
thành tích tốt hơn”, cho rằng tự đánh giá của học sinh là một quá trình năng động và
quan trọng đối với việc nâng cao động lực có ý nghĩa và thành tích học tập.
“Tự đánh giá của học sinh: Những gì nghiên cứu nói và cho thấy” là nghiên
cứu của hai tác giả Carol Rolheiser và John A. Ross về hiệu quả tích cực của tự đánh

giá đối với thành tích học tập và động lực của học sinh.
Ngoài ra, tác giả Tesser và Abraham cũng đã nghiên cứu về “Hướng đến mô
hình duy trì tự đánh giá của hành vi xã hội”, mô tả về mô hình tự đánh giá theo các
nguyên tắc tâm lý học.
Tác giả John A. Ross thuộc đại học Toronto cũng đã nghiên cứu về “Độ tin cậy,
tính hợp lý và tính hữu ích của tự đánh giá”.
Ở Đài Loan, tác giả Hsuan Yi Chou thuộc đại học quốc gia Sun Yat Sen đã
nghiên cứu về “Những ảnh hưởng của người nổi tiếng đối với chính trị – Góc nhìn về
khoảng cách xã hội của các Đảng chính trị”, cho thấy sự ảnh hưởng của những người
nổi tiếng trong việc thúc đẩy quan điểm cá nhân của họ về các vấn đề chính trị lên số
đông người hâm mộ.
Tác giả Prashant Mishra, Upinder Dhar, Saifuddin Raotiwala đã nghiên cứu về
“Ảnh hưởng của người nổi tiếng và thanh thiếu niên: Nghiên cứu về ảnh hưởng của
giới”, cho thấy thái độ của thanh thiếu niên chịu tác động ít hay nhiều phụ thuộc vào
giới tính của họ.


10
Các tác giả Lorraine Sheridan, Adrian North, John Maltby và Raphael Gillett đã
nghiên cứu về vấn đề “Thần tượng người nổi tiếng, nghiện và tội ác”, cho thấy mối
quan hệ giữa các vấn đề này và đồng thời đề cập đến việc bắt chước những người nổi
tiếng có thể dẫn đến các hậu quả tiêu cực.
Tại Mỹ, trường cao đẳng Floria Southern, các tác giả Lynn E. McCutcheon,
Rense Lange và Jamese Houran đã nghiên cứu về “Khái niệm hóa và hệ thống về thần
tượng người nổi tiếng”, cho thấy hình mẫu về người nổi tiếng dựa trên sự hấp thụ về
mặt tâm lý và sự gây nghiện của họ đối với người nhìn/nghe.
Trong Tạp chí Sức khoẻ Tâm Lý Người Anh thuộc Hội Tâm Lý Học ở Anh,
các tác giả John Maltby, David C. Giles, Louise Barber và Lynn E. McCutcheon đã
nghiên cứu về “Cường độ thần tượng người nổi tiếng cá nhân và hình ảnh bản thân:
Bằng chứng về mối liên hệ giữa các nữ thiếu niên”, khảo sát về mối quan hệ giữa việc

thần tượng người nổi tiếng đến hình ảnh bản thân của các nữ sinh.
Ở Hồng Kông, các tác giả Chau Kiu Cheung và Xiao Dong Yue đã nghiên cứu
trên 833 khách thể là thanh thiếu niên về “Thành tựu nhân dạng và tôn thờ thần tượng
của thanh thiếu niên Hồng Kông”, phân tích về nguyên nhân cho thấy sự lãng mạn,
định hướng tình cảm trong việc tôn thờ thần tượng được xem như các yếu tố ảnh
hưởng đến việc hình thành nhân dạng của trẻ vị thành niên.
Các tác giả David J. Jackson và Thomas I. A. Darrow đã nghiên cứu về “Ảnh
hưởng của người nổi tiếng đến ý kiến chính trị của trẻ vị thành niên”.
Tác giả Jacky K. K. Liu cũng đã nghiên cứu về “Thần tượng, tôn giáo và lòng
tự trọng giữa trường đại học và học sinh trung học tại Hồng Kông”, cho thấy mối
tương quan tích cực giữa thần tượng và tôn giáo, sự khác biệt giữa các thần tượng
được tôn thờ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Tác giả Amiram Raviv, Daniel Bar-Tal, Alona Raviv và Asaf Ben-Horin đã
nghiên cứu về “Sự thần tượng các ca sĩ nhạc Pop của thanh niên: Nguyên nhân, biểu
hiện và độ tin cậy”, cho thấy hiện tượng thần tượng xuất hiện mạnh nhất trong các
nhóm tuổi trẻ và giảm dần theo độ tuổi trưởng thành. Ngoài ra, nghiên cứu này còn
cho thấy nữ giới có xu hướng thần tượng người nổi tiếng nhiều hơn nam giới, sự khác


11
biệt về mức độ thần tượng liên quan đến đặc điểm phát triển lứa tuổi vị thành niên và
trình độ phát triển văn hoá.
Trong Tâm lý học người nổi tiếng của Eysenck thuộc Tâm Lý Học Cấp A2, tác
giả Maltby có đề cập đến các khía cạnh của việc thần tượng người nổi tiếng, đồng thời
đưa ra các mức độ về tình trạng tâm lý của việc thần tượng.
Dựa trên các tài liệu nghiên cứu cho thấy, có không ít các công trình trong và
ngoài nước nghiên cứu các vấn đề về tự đánh giá và thần tượng/hiện tượng thần tượng.
Dù vậy, có khá ít các công trình nghiên cứu chỉ rõ về ảnh hưởng của thần tượng đến tự
đánh giá của đối tượng học sinh hoặc thanh thiếu niên.
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài:

1.2.1. Tự đánh giá:
a. Khái niệm:
Theo Tiến sĩ Đỗ Ngọc Khanh cho rằng, “Tự đánh giá luôn gắn liền với các
mối quan hệ xã hội (trực tiếp hay gián tiếp), các hệ giá trị, vai trò, vị thế xã hội của
cá nhân”. Đồng thời cô cũng cho rằng “Tự đánh giá là một hình thức phát triển cao
của tự ý thức, là sự tự đánh giá tổng thể các giá trị bản thân của các em về các mặt
học tập, giao tiếp xã hội, cảm xúc, thể chất và đạo đức những lĩnh vực cơ bản của
hoạt động giao tiếp của chúng, cũng như đặc điểm phát triển tâm sinh lý lứa tuổi”
[3].
Tự đánh giá theo thuật ngữ tiếng Anh là “self-evaluation” hoặc “selfassessment”, trong đó, theo từ điển Cambridge:
-

Self-evaluation: một nhận định được thực hiện bởi nhân viên về công việc, khả
năng hoặc quá trình làm việc của họ.

-

Self-assessment: một nhận định, đôi khi vì mục đích chính thức mà bạn đưa ra
về khả năng, phẩm chất hoặc hoạt động của chính mình.
Dựa trên hai khái niệm cơ bản theo từ điển tiếng Anh, self-assessment thiên về

phẩm chất, trong khi đó self-evalution lại được xem xét ở khía cạnh hiệu quả thực
hành. Theo nghiên cứu của Ontario trực thuộc đại học Toronto cũng cho rằng “Tự
đánh giá (self-assessment) được định nghĩa là sự thẩm định của học sinh về chất
lượng công việc, dựa trên các biểu hiện và tiêu chí rõ ràng, với mục đích làm việc


12
tốt hơn trong tương lai”; theo NCBI, được công bố vào năm 1969, khái niệm “selfassessment” – “Thẩm định/đánh giá nhân cách hoặc đặc điểm của một người”.
Ngoài ra, Encyclopedia Of Health (EOH) cũng cho ra đời định nghĩa về “selfassessment” là “Kết quả tự đánh giá dựa trên sự xem xét nội quan về phẩm chất và

khả năng của một người”.
Tương tự như vậy, theo Klenowski (1995), tự đánh giá “self-assessment” có
nghĩa là “Thẩm định hoặc phê bình “cái giá” dựa trên biểu hiện và nhân diện về
điểm mạnh, điểm yếu của một người nhằm cải thiện kết quả học tập của họ”.
Có thể thấy, khái niệm “self-asssessment” được sử dụng nhiều hơn, “selfassessement” còn được hiểu là sự đánh giá dựa trên một số thước đo, tiêu chuẩn có sẵn
(quy ra thang điểm, số liệu…), “self-evaluation” lại mang tính chất định giá. Dù vậy,
có khá nhiều tài liệu trên thế giới sử dụng luân phiên cả hai khái niệm đề cập đến sự tự
đánh giá có liên quan đến hành vi, phẩm chất của con người; trong một số trường hợp
khác, “self-evaluation” lại được dùng để đề cập đến các đặc điểm đánh giá về bản thân,
liên quan đến hành động, thái độ trong công việc/ học tập.
Ngoài ra, theo như các diễn giải theo từ điển nước ngoài trước đây, việc tự đánh
giá nói chung (self-evaluation và self-assessment) thường hướng đến hiệu quả/năng
suất của mỗi người trong công việc, trong hoạt động xử lý tình huống, có xu hướng
thiên về kỹ năng và năng lực con của con người. Theo sách Organizational Behavior,
trong nội dung về hành vi cá nhân có nhắc đến khái niệm “self-evaluation”, tạm dịch
là “Một khái niệm nhân cách bao gồm nhiều đặc điểm cụ thể (lòng tự trọng, khả
năng đưa ra kết quả như mong muốn, tâm điểm kiểm soát và tình trạng loạn thần
kinh) phản ánh những đánh giá mà con người giữ lấy về bản thân và giá trị của
chính họ”.
Hầu hết các diễn giải theo từ điển nước ngoài, việc tự đánh giá thường hướng
đến hiệu quả/năng suất của mỗi người trong công việc, trong hoạt động xử lý tình
huống, có xu hướng thiên về kỹ năng và năng lực con người. Nói cách khác, hai khái
niệm này có khá nhiều điểm tương đồng và trong một số hoàn cảnh theo ngữ nghĩa
tiếng Anh hầu như không có sự khác biệt.


13
Nên trong trường hợp này, các tài liệu liên quan được sử dụng trong bài viết sẽ
bao hàm các vấn đề đến từ cả hai khái niệm “self-assessment” và “self-evaluation xét”
về khía cạnh tâm lý, được hiểu chung là tự đánh giá. Về sau, dựa trên các nghiên cứu

về tâm lí và dựa trên đặc điểm phát triển, các khái niệm về tự đánh giá được mở rộng,
theo nhiều khía cạnh liên quan đến tâm lý, hành vi trong xuyên suốt quá trình hình
thành và phát triển nhân cách của con người. Có thể thấy, trong giai đoạn phát triển về
sau, các yếu tố tâm lý, nội hàm được chú trọng, phù hợp với đặc điểm phát triển tâm lí
lứa tuổi của con người.
Xét về khái niệm trong Tâm lí học xã hội, tự đánh giá được hiểu là quá trình
xem xét bản thân để đánh giá các khía cạnh quan trọng về diện mạo, cũng được xem
như động lực thúc đẩy việc tự nhận định và nâng cao giá trị bản thân theo bài viết
Assessment, enhancement, and verification determinants of the self-evaluation process
(1993). Theo bài viết trên, có thể chia làm hai mệnh đề cụ thể bao gồm: quá trình xem
xét bản thân về diện mạo và động lực thúc đẩy bản thân. “Tự” trong tự đánh giá chính
là thuật ngữ để chỉ việc mỗi cá nhân đưa ra nhận định dựa trên sự đúc kết của tư duy
phản biện chính mình, không phải là nhận xét chủ quan từ đối tượng bên ngoài (dù vậy,
các quá trình “tự đánh giá” này có thể chịu sự ảnh hưởng và tác động từ nhiều yếu tố
khác nhau).
Ở mệnh đề thứ nhất đề cập các khía cạnh quan trọng của diện mạo bản thân,
điều này cho thấy ở tự đánh giá có sự tồn tại của tự ý thức (tự đánh giá về bản thân từ
hình ảnh bên ngoài đến thế giới nội tâm), hay nói cách khác, tự đánh giá là một phần
trong quá trình dẫn đến tự ý thức để trả lời các câu hỏi “tôi là ai?”; “vai trò của tôi là
gì?”; “tôi phải như thế nào?”. Điều này sau khi được mỗi cá nhân chủ thể phân tích
sẽ dẫn đến mệnh đề thứ hai, tạo động lực thúc đẩy để nâng cao năng lực bản thân sau
mỗi lần tự đánh giá.
Theo như EOH cho rằng, tự đánh giá có ích trong việc phát hiện ra các dạng cá
tính của con người, xem xét các giá trị và kỹ năng cá nhân, đồng thời đưa ra nhận định
về điểm mạnh, điểm yếu ở thời điểm đánh giá. Dẫn chứng bằng việc một số người
thường tham gia vào quá trình tự đánh giá trước khi đưa ra quyết định quan trọng
trong cuộc sống (như việc chọn trường đại học, thay đổi nghề nghiệp…), các trường


14

hợp khác, con người tự đánh giá để tìm ra quan điểm trong các vấn đề của họ, phản
ánh về danh tính và phương thức mà họ phù hợp với gia đình, xã hội.
Thông thường, việc tự đánh giá sẽ bao hàm sự so sánh dựa trên các đúc kết từ
tác động bởi nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan để có thể phản ánh chính xác
những thông tin của mỗi cá nhân. Tương tự như việc hình thành tính cách mỗi người
thông qua quá trình học hỏi và chọn lọc dựa trên sự đối chiếu tính cách của bản thân
với những cá thể khác (việc so sánh có thể mang tính chất tham khảo hoặc học hỏi, tuỳ
thuộc vào nhận thức và tự đánh giá của chủ thể).
Ngoài ra ở đây có đề cập đến các quan điểm trong vấn đề của mỗi người, liên
quan đến danh tính; khái niệm danh tính trong trường hợp này có thể hiểu theo nghĩa
rộng là địa vị xã hội hoặc các yếu tố liên quan đến công việc cần có sự đại diện, việc
này cho thấy tầm quan trọng của tự đánh giá, có sức ảnh hưởng đến sự hình thành cá
tính và liên đới sâu sắc đến sự phát triển đa khía cạnh của một con người, tự đánh giá
sẽ có thể cho biết được giá trị thực tế của chủ thể trong thời điểm hiện tại, cho thấy
khả năng thay đổi theo chiều hướng lên hay xuống. Điều này phù hợp với mệnh đề thứ
hai theo định nghĩa tự đánh giá trong Tâm lí học Xã hội, khi ghi nhận việc tự đánh giá
có thể đưa ra những phát hiện về cá tính của mỗi người, giúp mỗi cá nhân nhìn nhận
sự phát triển tính cách của chính mình xuyên suốt quá trình trưởng thành, lựa chọn
công việc hoặc đưa ra những quyết định giải quyết các công việc/tình huống phù hợp
với tính cách của bản thân và theo chuẩn mực xã hội; thêm vào đó nhận định tổng kết
về năng lực của chính mình, trả lời các câu hỏi đã nêu trên theo mệnh đề thứ nhất, việc
này sẽ góp phần tạo nên một nền tảng cụ thể về các thông tin của mỗi cá nhân (kỹ
năng, phẩm chất, các yếu tố ngoại hình…), đồng thời dẫn đến việc hình thành sự
ngưỡng mộ, đối chiếu, so sánh với các cá nhân có thành tựu (thần tượng, những người
đi trước…), hành động này sẽ khiến bản thân nảy sinh các động lực phấn đấu và đặt ra
những mục tiêu để có thể đạt đến những thành công như hình mẫu đề ra.
Theo The Great Soviet Encyclopedia (1979), tự đánh giá (self-evaluation) được
xem là một phần hạt nhân của nhân cách, góp phần quan trọng trong hành vi của mỗi
người. Việc tự đánh giá giúp xác định về mối quan hệ của một người, các khả năng
then chốt, đòi hỏi của chính mình và thái độ của bản thân đối với thành công/thất bại.



15
Ở khái niệm đưa ra một mệnh đề mới liên quan đến các hành vi xã hội của con
người – mối quan hệ của một người; điều này chứng minh, tự đánh giá có ảnh hưởng
đến việc xây dựng các mối quan hệ xã hội xung quanh, từ đó hình thành những phạm
trù giao tiếp có liên quan, phân luồng các đối tượng thích hợp để giao tiếp… Khái
niệm này cũng đề cập đến thái độ của mỗi người đối với sự thành công/thất bại, cho
thấy tự đánh giá cũng tác động đến cảm xúc của mỗi người đối với các sự vật, hiện
tượng hiện hữu trong cuộc sống của mình.
Còn khá nhiều khái niệm khác nhau về tự đánh giá dựa trên các nghiên cứu
khoa học trên thế giới. Tổng hợp các khái niệm có liên quan, có thể khái quát về tự
đánh giá là một hoạt động tâm lí của con người, đánh giá bản thân về phẩm chất và
khả năng, giúp con người phản ánh nhân cách của bản thân, dẫn đến các hành vi
phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Dựa trên Tâm lí học phát triển, học sinh bắt đầu hình thành khả năng tự đánh
giá, vào giai đoạn này, sự xuất hiện của quá trình “cải tổ” nhân cách và định hình bản
ngã, xuất hiện tự ý thức, chú tâm đến vẻ bề ngoài. Bước vào THPT là thời kì tự ý thức
của học sinh được phát triển ở một mức độ cao hơn, hình thành thế giới quan của riêng
mình, tự đánh giá trong giai đoạn này cũng theo đó mà phát triển theo nhiều khía cạnh
mới sâu sắc hơn.
Xét về tự đánh giá, như đã nói, tự đánh giá sẽ được hiểu theo nhiều mặt khác
nhau dựa vào khái niệm gốc, tuỳ vào mục đích chính sử dụng; ngoài ra, có khá nhiều
vấn đề phát sinh và liên quan đến việc tự đánh giá của học sinh như: mối quan hệ giữa
tự đánh giá đến mục tiêu phát triển về công việc/học thức; sự ảnh hưởng của tự đánh
giá đối với phát triển nhân cách và hành vi trong đời sống xã hội; ảnh hưởng tự đánh
giá từ mối quan hệ giữa con người với con người; phân loại tự đánh giá… Hầu như
vào giai đoạn nhận thức phát triển cao, kéo theo tự đánh giá có nhiều chuyển biến.
Vậy tự đánh giá có thật sự quan trọng và tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trên
nhiều khía cạnh của con người hay không?

b. Các yếu tố ảnh hưởng đến hình thành tự đánh giá:
Theo EOH, các nhà nghiên cứu về Tâm lí học xã hội đã đề ra ba yếu tố ảnh
hưởng đến sự hình thành đặc tính cá nhân, phản ánh tư tưởng của bản thân và bản chất


16
giả định xã hội của con người. Ba yếu tố này cũng góp phần vào sức khoẻ tâm lí của
mỗi cá nhân.
• Tính riêng biệt (the individual self): bao gồm các yếu tố tạo nên sự duy nhất
của mỗi người, chẳng hạn như tính cách, kỹ năng, kinh nghiệm, sở thích và
hứng thú. Đây là các yếu tố tạo lên sự khác biệt cho mỗi người, có thể nói, con
người bản năng vốn ẩn chứa sự học hỏi và kế thừa từ tổ tiên/người đi trước,
kinh nghiệm là một trong các yếu tố điển hình nêu bật lên tính chất này; tương
tự như thế, sở thích, hứng thú, sự hình thành tính cách của mỗi người cũng chịu
sự ảnh hưởng từ cộng đồng, các cá thể xung quanh, phản ánh đến cái “vốn có”
của bản thân để tạo ra sự khác biệt từ những nét đặc trưng của người khác (ví
dụ như sở thích hay hứng thú của mỗi người đa phần hình thành thông qua sự
quan sát, chiêm nghiệm, được truyền cảm hứng từ người khác…). Nói cách
khác, các yếu tố của tự cá nhân đều xuất hiện thông qua quá trình tự đánh giá,
nghiệm thu và biến đổi.
• Liên hệ tự thân (the relational self): là phần được chia sẻ với người khác
(người thân, bạn bè…) bao gồm lợi ích, kinh nghiệm, giá trị,… điều này giúp
nuôi dưỡng các mối quan hệ lâu dài và bền vững. Như đã đề cập, trong các khái
niệm tự đánh giá có nhắc đến khái niệm về danh tính hay địa vị xã hội, ở đây
đưa ra yếu tố lợi ích – là một trong các yếu tố mang tính thực tế về quyền lợi
của mỗi con người; việc chia sẻ quyền lợi trong phạm vi rộng sẽ cần được xem
xét trên nhiều phương diện (mức độ lợi ích, độ tin cậy trong mối quan hệ…),
điều này chứng tỏ, muốn xét đến khía cạnh chia sẻ quyền lợi cá nhân phải thông
qua một quá trình hình thành mối quan hệ lâu dài, đạt đến mức độ thân thiết
nhất định, đồng thời chủ thể của quá trình đưa ra quyết định dựa trên hành vi

đánh giá lại toàn bộ những gì đã xảy ra, đây cũng là yếu tố chịu sự chi phối và
tác động của tự đánh giá.
• Cộng đồng tự thân (the collective self): phản ánh các thành viên trong một
hoặc nhiều nhóm có những điểm tương đồng. Các thành viên trong nhóm cũng
góp phần tạo nên lợi ích cho cá nhân. Đây cũng là một yếu tố liên quan đến tự
đánh giá, trong một tập thể, để tìm ra sự đồng cảm, các điểm chung trong sở


17
thích, sinh hoạt… cũng tương tự như mối quan hệ chia sẻ quyền lợi, cần có quá
trình giao tiếp và tự đánh giá từng cá thể để đi đến sự thống nhất trong các điểm
tương đồng.
Qua phân loại, ta nhận thấy mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng khá nhiều từ các yếu
tố khách quan lẫn chủ quan. Yếu tố tự liên hệ và tự tập thể phản ánh sự thay đổi của
mỗi người thông qua khía cạnh ảnh hưởng xã hội (từ người thân, bạn bè, tập thể…),
ảnh hưởng bởi các trải nghiệm của những đối tượng xung quanh hoặc các đối tượng có
mối liên hệ với chủ thể. Ví dụ như việc học sinh trong giai đoạn phát triển tự đánh giá,
nhận thức có nhiều biến chuyển dựa trên hình mẫu lý tưởng thân cận (có thể là cha mẹ,
bạn bè, anh chị em…) hoặc những hình mẫu có khả năng tác động đến tình cảm, tâm lí
(thần tượng, bạn khác giới…). Tại đây, yếu tố tự liên hệ và tự tập thể xuất hiện, đồng
nghĩa với việc các nhân tố bên ngoài tác động và gây ảnh hưởng đến quá trình tự đánh
giá của học sinh. Yếu tố tự liên hệ là việc chia sẻ những kinh nghiệm, giá trị… giữa
người với người, dĩ nhiên, việc bày tỏ các trải nghiệm của bản thân sẽ theo hai hướng
tích cực và tiêu cực, điều này cũng sẽ dẫn đến các hệ luỵ tương đương đến tự đánh giá.
c. Ảnh hưởng của tự đánh giá:
Tự đánh giá của mỗi người sẽ có thể thay đổi bởi những kinh nghiệm tốt/xấu,
đúng/sai của người khác, đặc biệt là khi mối quan hệ giữa chủ thể với các đối tượng có
sự gắn bó chặt chẽ và nền tảng lòng tin bền vững. Mọi người gắn bó với quá trình tự
đánh giá nhằm khám phá bản thân, xác minh sự hiểu biết mang tính chủ quan để đối
chiếu với những nhận định khách quan, nhờ đó rút ra điểm mạnh, yếu. Tự đánh giá

cũng bao hàm các cấp độ trong nhiều lĩnh vực liên quan đến tri thức, có thể giúp cá
nhân tìm hiểu về năng lực trí tuệ và năng lực tiếp thu. Như vậy, có thể thấy quá trình
tự đánh giá tham gia vào hầu hết các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành đặc tính
cá nhân và sức khoẻ tâm lí của mỗi người.
• Tự đánh giá ảnh hưởng đến sự phát triển đặc tính cá nhân hay nhân cách
của con người, phản ánh bản chất của mỗi người.
Viện Giáo Dục Quốc Gia tại Slovenia đã tiến hành chuỗi thực nghiệm nhằm
thiết lập một hệ thống đánh giá chất lượng vào đảm bảo dựa trên nền tảng tự đánh giá.
Dự án đầu tiên mang tên The Mirror được thực hiện vào năm 1996 – 2001, thực


×