Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tổng hợp bài tập vô cơ hay và khó năm học 2017 – 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.21 KB, 13 trang )

Sưu tầm và giới thiệu: Trịnh Hồng Dương – THPT Hoằng Hóa 4 – Hoằng Hóa – Thanh Hóa

Tổng hợp bài tập vô cơ hay và khó năm học 2017 – 2018
Nguồn: Đề thi thử Nhóm FB Hóa học Bookgol,nhóm FB BeeClass và Đề Bookgol Chemistry Olympia 2018, Đề
thi HSG lớp 11, 12 các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Nguồn: Đề thi thử Nhóm FB Hóa học Bookgol,nhóm FB BeeClass và Đề Bookgol Chemistry
Olympia 2018, Đề thi HSG và đề Olympic lớp 10,11, 12 các tỉnh, thành phố trên cả nước.


Sưu tầm và giới thiệu: Trịnh Hồng Dương – THPT Hoằng Hóa 4 – Hoằng Hóa – Thanh Hóa
Câu 1: Hỗn hợp X gồm Al2O3, Al, Mg, MgO, FeO, Fe3O4, Fe, Cu trong đó oxi chiếm 11,373%
về khối lượng. Hòa tan hoàn toàn m gam X vào dung dịch Y chứa H2SO4, KNO3 có nồng độ %
lần lượt là 23,716% và 5,656%. Sau phản ứng thu được dung dịch Z chỉ chứa H2O, (3,5m +
5,425) gam muối sunfat trung hòa và 2,28 gam hỗn hợp khí gồm (NO, N2O, N2). Cho 555 ml
dung dịch Ba(OH)2 1M vào Z đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được 163,655 gam kết tủa khan
và dung dịch chứa A, B là 2 muối của kali (MA>MB) có tỷ lệ mol nA : nB = 1,25 . Nồng độ %
muối Al2(SO4)3 trong Z gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 8,5.
B. 11,5.
C. 5,5.
D. 5,7.
Câu 2: Hòa tan hết 31,12 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe (a mol), Fe3O4, FeCO3 vào dung dịch hỗn
hợp chứa H2SO4 và KNO3. Sau phản ứng thu được 1,12 lít hỗn hợp khí Y (đo ở 0oC và 4 atm)
gồm (CO2, NO, NO2, H2) có tỷ khối hơi so với H2 là 14,6 và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung
hòa với tổng khối lượng là m gam. Cho BaCl2 dư vào Z thấy xuất hiện 140,965 gam kết tủa trắng.
Mặt khác cho NaOH (dư) vào Z thì thấy có 54,25 gam dung dịch NaOH 80% phản ứng đồng thời
xuất hiện 42,9 gam kết tủa và 0,56 lít khí (đktc) thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá
trị của a gần nhất với:
A. 0,171
B. 0,165


C. 0,152
D. 0,159
Câu 3: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch hỗn hợp chứa AlCl3 và HCl, kết quả
thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu tính theo đơn vị mol)

Tỉ số x : a có giá trị bằng ?
A. 4,8
B. 3,6

C. 4,4

D. 3,8

Câu 4: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na và Ba vào nước thu được dung dịch X. Sục khí
CO2 vào dung dịch X. Kết quả thí nghiệm thu được biểu diễn trên đồ thị sau.

Giá trị của m và x lần lượt là?
A. 228,75 và 3,0.
B. 228,75 và 3,25.

C. 200 và 2,75.

D. 200 và 3,25.

Nguồn: Đề thi thử Nhóm FB Hóa học Bookgol,nhóm FB BeeClass và Đề Bookgol Chemistry
Olympia 2018, Đề thi HSG và đề Olympic lớp 10,11, 12 các tỉnh, thành phố trên cả nước.


Sưu tầm và giới thiệu: Trịnh Hồng Dương – THPT Hoằng Hóa 4 – Hoằng Hóa – Thanh Hóa


Câu 5: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 (trong điều kiện không có
không khí) thu được 18,54 gam hỗn hợp X. Nghiền nhỏ, trộn đều và chia X thành 2 phần. Cho
phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 4,032 lít khí H2 (đktc) và 5,04 gam chất rắn
không tan. Hòa tan hết phần 2 trong 480 ml dung dịch HNO3 1M thu được 0,896 lít khí NO
(đktc) và dung dịch chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối. Tính giá trị của m, biết các phản ứng xảy
ra hoàn toàn.

Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 71,8 gam hỗn hợp chất rắn X gồm FeCO3, Mg(NO3)2, CuO và Mg
(trong X nguyên tố oxi chiếm 38,997% về khối lượng) trong dung dịch chứa HCl và 0,2 mol
NaHSO4. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y chỉ chứa 142,3 gam muối trung
hòa và thoát ra 7,84 lít khí Z gồm CO2, NO và N2O (đktc). Tỉ khối hơi của Z so với H2 là 20.
Thêm dung dịch NaOH dư vào Y trong điều kiện không có không khí thì thấy có 98 gam NaOH
phản ứng và thu được 77,2 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Mg đơn chất trong X là ?
A. 16,71
B. 20,05
C. 23,39
D. 25,07
Câu 7: Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu tác dụng vừa đủ với 5,02 mol HNO3, thu được
dung dịch Y và 1,41 mol hỗn hợp khí Z gồm 4 khí chứa nitơ (trong đó Z không chứa khí NH3 và
trong đó có tỉ lệ số mol N2:NO là 1:14). Chia dung dịch Y thành hai phần. Cho phần 1 tác dụng
vừa đủ với 2,094 mol NaOH , thu được kết tủa và 0,012 mol khí. Mặt khác, nung kết tủa trong
không khí đến khối lượng không đổi thu được 60,48 gam chất rắn. Cô cạn phần 2, rồi nung đến
khối lượng không đổi thu được 40,32 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của khí NO2 trong Z
gần nhất với ?
A. 61%
B. 62%
C. 63%
D. 64%



2


2
Câu 8: Dung dịch X gồm các ion: Na ; Ca ; HCO3 ; SO4 . Chia 300 ml dung dịch X làm 3 phần

bằng nhau. Phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 12,0 gam kết tủa. Phần 2 tác dụng
với dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 18,0 gam kết tủa. Phần 3 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư,
thu được 27,96 gam kết tủa. Nếu đun nóng đến cạn khô 200 ml dung dịch X, thu được m gam rắn
khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là ?
A. 20,96
B. 51,72
C. 17,24
D. 62,88.
Câu 9: Cho 17,12 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe và FeCO3 vào dung dịch HCl loãng dư, thu được
8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 3,1. Mặt khác hòa tan hoàn toàn 17,12 gam X
trong dung dịch chứa 0,89 mol NaHSO4 và 0,17 mol HNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa các
muối trung hòa và 3,584 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2O, NO và H2. Cho dung dịch
NaOH dư vào Y (không có oxi), thu được 29,34 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Nguồn: Đề thi thử Nhóm FB Hóa học Bookgol,nhóm FB BeeClass và Đề Bookgol Chemistry
Olympia 2018, Đề thi HSG và đề Olympic lớp 10,11, 12 các tỉnh, thành phố trên cả nước.


Sưu tầm và giới thiệu: Trịnh Hồng Dương – THPT Hoằng Hóa 4 – Hoằng Hóa – Thanh Hóa
Phần trăm về khối lượng của NO trong hỗn hợp khí Z là ?
A. 33,6%
B. 44,8%
C. 32,8%

D. 33,7%


Câu 10: Nung m gam hỗn hợp gồm Al và Fe(NO3)3 trong điều kiện không có không khí, sau một
thời gian thu được 26,24 gam chất rắn X và 3,528 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm NO2 và O2. Hòa
tan hoàn toàn X trong 1,32 lít dung dịch H2SO4 0,5M thu được dung dịch Y chỉ chứa 79,04 gam
các muối sunfat trung hòa và 3,92 lít hỗn hợp khí Z gồm hai khí không màu, có một khí hóa nâu
ngoài không khí, tỉ khối của Z so với H2 là 9. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 32,3
B. 32,7
C. 33,4
D. 33,7.
Câu 11: Chia 80 (g) hỗn hợp X gồm sắt và một oxit của sắt thành hai phần bằng nhau:
Hoà tan hết phần I vào 400 (g) dung dịch HCl 16,425% được dung dịch A và 6,72 lít khí
H2(đktc). Thêm 60,6 (g) nước vào A được dung dịch B, nồng độ % của HCl dư trong B là 2,92%.
1/ Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X và xác định công thức của oxit sắt.
2/Cho phần II tác dụng vừa hết với H2SO4 đặc nóng rồi pha loãng dung dịch sau phản ứng bằng
nước, ta thu được dung dịch E chỉ chứa Fe2(SO4)3. Cho 10,8 (g) bột Mg vào 300 ml dung dịch E
khuấy kĩ, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 12,6 (g) chất rắn C và dung dịch D. Cho
dung dịch D tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư,lọc kết tủavà nung đến khối lượngkhông đổi
được m(g) chất rắn F(trong điều kiện thí nghiệm BaSO4 không bị phân huỷ). Tính CMcủa dung
dịch E và giá trị m.
Câu 12: Hấp thụ hoàn toàn 1,344 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa NaOH aM và Ba(OH)2
bM thu được kết tủa X và dung dịch Y. Nếu nhỏ từ từ 30ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch Y
thì thoát ra 0,224 lít khí CO2 (đktc). Nếu nhỏ từ từ dung dịch Y vào 30ml dung dịch HCl 1M, rồi
khuấy đều thì thu được 0,448 lít khí CO2 (đktc). Tỉ lệ a : b có giá trị là
A. 6.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 13: Điện phân dung dịch chứa m gam chất tan gồm NaCl và CuSO4 (điện cực trơ, có màng
ngăn) sau một thời gian thì ngừng điện phân, thu được khí ở hai điện cực có tổng thể tích là 1,456

lít (đktc) và dung dịch X có khối lượng giảm 5,46 gam so với ban đầu. Dung dịch X hoà tan được
tối đa 1,2 gam MgO. Giả sử hiệu xuất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong dung
dịch. Giá trị của m là
A. 10,34.
B. 11,51.
C. 13,11.
D. 9,91.
Câu 14: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và Fe(NO3)2 hòa tan hết vào 980ml dung dịch
HCl 1M thu được dung dịch Y và 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O, tỉ khối của Z so với
H2 là 20,6. Nếu cho dung dịch Y tác dụng với AgNO3 dư thì thu được 143,87 gam kết tủa và 0,01
mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Mặt khác dung dịch Y phản ứng tối đa với 1,11
mol NaOH. Giá trị m gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A. 24.
B. 25.
C. 26.
D. 27.
Nguồn: Đề thi thử Nhóm FB Hóa học Bookgol,nhóm FB BeeClass và Đề Bookgol Chemistry
Olympia 2018, Đề thi HSG và đề Olympic lớp 10,11, 12 các tỉnh, thành phố trên cả nước.


Sưu tầm và giới thiệu: Trịnh Hồng Dương – THPT Hoằng Hóa 4 – Hoằng Hóa – Thanh Hóa
Câu 15: Dung dịch X gồm Ba(OH)2 và Ba(AlO2)2. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 1M vào dung dịch
X thu được kết tủa được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây:

Giá trị m gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A. 82.
B. 84.

C. 86.


D. 88.

Câu 16: Tiến hành thí nghiệm điện phân 300ml dung dịch
Cu(NO3)2 nồng độ 0,5M với cường độ dòng điện là x (mA). Kết
quả sự biến đổi về số mol của ion Cu2+ và ion H+ trong dung
dịch điện phân được biểu diễn theo đồ thị thời gian như hình
bên. Giá trị của x là:
A. 5.
B. 10.
C. 5000.
D. 2500.

Câu 17: Cho 21,24 gam hỗn hợp T gồm: Fe2O3, Mg, Zn, Fe(OH)3 phản ứng hoàn toàn với dung
dịch X chứa a mol NaHSO4 và b mol HNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa 142,59
gam chất tan và 0,15 mol NO. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH 1M vào Y, đến khi kết tủa đạt cực đại
thì dùng hết 1,07 lít và không có khí thoát ra. Mặt khác, cho thanh Fe vào Y thì thấy khối lượng
thanh Fe giảm 8,4 gam và thoát ra hỗn hợp khí Z ( NO và H2) có tỉ khối so với H2 là
trăm khối lượng của Mg trong T là ?
A. 5,65%.
B. 14,12%.

C. 14,69%.

31
. Phần
3

D. 8,47%.

Câu 18: Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm FeSO4, Mg(NO3)2, Mg, FeCO3 trong

dung dịch hỗn hợp NaNO3(a M), KHSO4 (2a M) và H2SO4 (17a M). Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được dung dịch Y có khối lượng 50,3 gam so với dung dịch ban đầu và thấy thoát
ra 10,08 lít hỗn hợp khí Z gồm CO2, NO và H2 có tỉ lệ số mol 4:4:1. Cô cạn Y thu được 137,95
gam hỗn hợp các muối sunfat trung hòa. Cho Ba(OH)2 dư vào Y (không có không khí ) thì thu
được 308,15 gam kết tủa. Phần trăm về khối lượng của Mg trong X gần nhất với ?
A. 17%
B. 18%
C. 19%
D. 20%
Nguồn: Đề thi thử Nhóm FB Hóa học Bookgol,nhóm FB BeeClass và Đề Bookgol Chemistry
Olympia 2018, Đề thi HSG và đề Olympic lớp 10,11, 12 các tỉnh, thành phố trên cả nước.


Sưu tầm và giới thiệu: Trịnh Hồng Dương – THPT Hoằng Hóa 4 – Hoằng Hóa – Thanh Hóa
Câu 19: Nung nóng 66,52 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe(NO3)2, Fe3O4 sau một thời gian thu được
hỗn hợp Y chỉ chứa kim loại và oxit của chúng và 15,68 lít hỗn hợp khí. Hòa tan hết Y trong
dung dịch chứa 1,62 mol HCl thu được dung dịch Z và 5,376 lít H2. Cho dung dịch AgNO3 dư
vào Z thu được 233,01 gam kết tủa và 0,112 lít khí NO (đktc ). Phần trăm về khối lượng Al trong
hỗn hợp X gần nhất với ?
A. 5%
B. 15%
C. 25%
D. 35%
Câu 20: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp E gồm Al (4x mol) và Fe3O4 (x mol) trong dung dịch chứa
2,58 mol HCl và KNO3 ,sau phản ứng thu được 6,72 lít hỗn hợp khí Z chứa NO2 và H2 có tỉ khối
so với H2 là và dung dịch T.Cô cạn T thu được muối khan nặng hơn khối lượng hỗn hợp E là
93,92gam.% khối lượng Al có trong muối khan gần nhất với ?
A.11%.
B.12%.
C.13%.

D.14%.
Câu 21: Điện phân dung dịch chứa đồng thời Cu(NO3)2 và HCl đến khi xuất hiện bọt khí ở catot
thì ngừng điện phân, thu được dung dịch X và 4,928 lít (đktc) hỗn hợp khí thoát ra ở anot có tỉ
khối hơi so với H2 là a. Dung dịch X hòa tan vừa đủ 13,75 gam hỗn hợp gồm Zn và MgO thu
được dung dịch chứa 45,55 gam muối và thoát ra 0,448 lít (đktc) khí NO. Giá trị của a gần nhất
với
A. 58,60.
B. 60,36.
C. 53,28.
D. 56,71.
Câu 22: Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, FeO và Fe(NO3)2 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung
dịch HCl 2,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chứa m + 12,49
gam muối (không chứa Fe3+) và 2,24 lít hỗn hợp khí Z gồm hai khí, trong đó có một khí hóa nâu
ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là 5,4. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thì thu được
8,62 gam kết tủa. Thành phần phần trăm về khối lượng của FeO trong hỗn hợp X gần nhất với
A. 28%.
B. 12%.
C. 17%.
D. 24%.
Câu 23: Hòa tan hoàn toàn 102,4 gam hôn hơp hai muôi CuSO4.5H2O và KCl trong nước đươc
dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X với cường độ 2,5A thu đươc dung dịch Y, một
lương kim loại đông và hôn hơp khí. Chia Y thành 2 phần. Cho thanh nhôm (dư) vào phần 1 thấy
khôi lương thanh nhôm tăng 0,76 gam, đông thời thoát ra 0,06 mol H2. Cho thanh sắt (dư) vào
phần 2 thấy thoát ra 0,09 mol khí H2. Thời gian điện phân gần nhất với
A. 5 giờ 20 phút.
B. 4 giờ 25 phút.
C. 6 giờ 10 phút.
D. 5 giờ 45 phút.
Câu 24: Cho 13,76 gam hôn hơp X gôm Mg và Fe vào dung dịch hôn hơp Cu(NO3)2 1,2M và
Fe2(SO4)3 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu đươc dung dịch Y và 15,52 gam rắn gôm

hai kim loại. Hòa tan toàn bộ chất rắn vừa thu đươc vào dung dịch AgNO3 dư thì tạo thành 71,28
gam chất rắn. Mặt khác nếu cho 13,76 gam X trên tác dụng với dung dịch HNO3 (dư), sau khi kết
thúc phản ứng thu đươc dung dịch Z và 6,272 lít (đktc) hôn hơp khí NO và NO2, có tỉ khôi so với
Nguồn: Đề thi thử Nhóm FB Hóa học Bookgol,nhóm FB BeeClass và Đề Bookgol Chemistry
Olympia 2018, Đề thi HSG và đề Olympic lớp 10,11, 12 các tỉnh, thành phố trên cả nước.


Sưu tầm và giới thiệu: Trịnh Hồng Dương – THPT Hoằng Hóa 4 – Hoằng Hóa – Thanh Hóa
He bằng 9,5. Cô cạn dung dịch Z đươc khôi lương muôi khan gần nhất với
A. 68 gam.
B. 70 gam.
C. 72 gam.
D. 74 gam.
Câu 25: Cho 4,44 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào dung dịch chứa CuCl2 0,4 M và Fe2(SO4)3 0,2
M. Sau khi kết thúc các phản ứng, thu được dung dịch X và 10,88 gam chất rắn Y gồm 2 kim
loại. Cho toàn bộ Y vào dung dịch HCl loãng dư thì thấy thoát ra 1,792 lít H2 (đktc ). Cho
V(ml)dung dịch NaOH 0,3 M và Ba(OH)2 0,1 M vào dung dịch X, thì thu được kết tủa lớn nhất,
lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được x gam chất rắn khan. Giá trị
của x là ?
A. 33,02
B. 39,65
C. 37,36
D. 38,55
Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 46,24 gam hỗn hợp A gồm Fe, Cu, FexOy trong dung dịch B chứa HCl
5,475% và H2SO4 loãng 29,4%. Sau phản ứng thu được dung dịch C chỉ chứa các muối và 0,05
mol H2. Chia dung dịch C thành hai phần bằng nhau:
+ Cho từ từ dung dịch BaCl2 vào phần một đến khi thu được kết tủa lớn nhất thì dừng lại sau đó
cho tiếp AgNO3 dư vào, kết thúc phản ứng thu được 194,139 gam kết tủa.
+ Phần hai tác dụng với dung dịch NaOH dư, đem toàn bộ lượng kết tủa thu được đem nung trong
không khí đến khối lượng không đổi thu được 24,4 gam rắn khan.

Tính phần trăm khối lượng của FexOy trong hỗn hợp A. (Làm tròn đến 3 chữ số thập phân sau dấu
phẩy).
Câu 27: Hòa tan hết 13,8 gam hỗn hợp rắn A gồm Mg, Fe3O4, FeCO3 vào dung dịch chứa 0,7
mol HCl và 0,07 mol KNO3, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch X chứa 37,86 gam
chất tan và thấy thoát ra 2,016 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2O, CO2, NO, H2 có tỉ khối so với
H2 bằng

149
. Nhúng thanh Mg (dư) vào dung dịch X, sau khi các phản ứng kết thúc lấy thanh Mg
9

ra cân lại thấy khối lượng thanh Mg tăng 2,64 gam so với ban đầu; đồng thời thấy thoát ra 0,224
lít (đktc) khí H2. Tính phần trăm khối lượng của Fe3O4 trong A. (Làm tròn đến 2 chữ số thập phân
sau dấu phẩy)
Câu 28: Cho dung dịch A chứa 2,04 gam muối clorua của một kim loại M (hóa trị II không đổi)
tác dụng với dung dịch B chứa 1,613 gam muối axit của axit sunfuhiđric thấy có 1,455 gam kết
tủa tạo thành sau phản ứng và dung dịch C. Cô cạn cẩn thận dung dịch C thu được m gam muối
khan. Tính giá trị của m. (Làm tròn đến 2 chữ số thập phân sau dấu phẩy)
Câu 29: Nung hỗn hợp X gồm m gam Al và một oxit sắt ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có
không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 49,65 gam hỗn hợp rắn Y. Nghiền nhỏ Y,
trộn đều rồi chia làm hai phần. Phần một tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 2,016 lít khí
Nguồn: Đề thi thử Nhóm FB Hóa học Bookgol,nhóm FB BeeClass và Đề Bookgol Chemistry
Olympia 2018, Đề thi HSG và đề Olympic lớp 10,11, 12 các tỉnh, thành phố trên cả nước.


Sưu tầm và giới thiệu: Trịnh Hồng Dương – THPT Hoằng Hóa 4 – Hoằng Hóa – Thanh Hóa
H2. Phần hai tác dụng vừa đủ với 765 ml dung dịch HCl 2M thấy thoát ra 9,072 lít H2. Biết rằng
thể tích khí H2 đo ở đktc. Tính giá trị của m.
Câu 30: Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm KMnO4, KClO3 và MnO2, sau một thời gian thu
được khí O2 và 54,675 gam chất rắn Y gồm K2MnO4, MnO2, KMnO4, KCl. Toàn bộ lượng O2

thu được sau khi nhiệt phân đem tác dụng với cacbon nóng đỏ thu được 3,696 lít (đktc) hỗn hợp
khí E có khối lượng 5,68 gam. Dẫn toàn bộ E qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 6 gam kết tủa.
Mặt khác, để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ 1,2 lít dung dịch chứa HCl 2M (đun nóng), thu
được 17,92 lít khí Cl2 (đktc). Tính phần trăm khối lượng KMnO4 trong hỗn hợp X.
Câu 31: Nung 109,4 gam hỗn hợp rắn X gồm KClO3, Fe(NO3)2, FeCO3 và Al trong bình chân
không (xúc tác MnO2) đến khi các muối bị nhiệt phân hết thu được hỗn hợp rắn Y và 20,16 lít
hỗn hợp khí Z có tỷ khối so với H2 bằng

65
(trong Z có 2 khí có số mol bằng nhau). Đem Y
3

phản ứng với lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, sau phản ứng thấy thoát ra V lít hỗn
hợp khí có tỷ khối hơi so với H2 bằng

65
và dung dịch muối sunfat T. Tính giá trị của V.
3

Câu 32: Một bình kín chứa 13,44 lít khí CO (đktc) và một lượng hỗn hợp rắn X gồm Fe3O4 và
FeCO3. Nung nóng bình ở nhiệt độ cao đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí
Y có tỉ khối so với H2 bằng 20,5. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn X trên trong dung dịch
HNO3 dư, phản ứng kết thúc thu được 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO, NO2 và CO2 có tỉ
khối so với He bằng

65
. Tính thể tích dung dịch HCl 0,5M tối thiểu cần dùng để hòa tan hỗn hợp
6

rắn X.

Câu 33: Hòa tan hết 22,32 gam hỗn hợp Mg, FeS, Cu2S và CuSO4 ( biết S chiếm 25,81% khối
lượng ) bằng 400 ml dung dịch chứa HNO3 0,9M và Ba(NO3)2 0,4M đến khi phản ứng xảy ra
hoàn thu được dung dịch Y chỉ chứa m gam muối nitrat và hỗn hợp khí bay lên gồm SO2, NO2,
N2 ( NO2 chiếm 50% về thể tích ). Dung dịch Y phản ứng với 4,25 mol NaOH thu được đung
dịch Z và 0,5m – 2,78 gam kết tủa T ,đem T nung đến khối lượng không đổi thu được
(0,5m – 5,97) gam chất rắn. Dung dịch Z tác dụng vửa đủ với a gam Zn thấy thoát ra V lít hỗn
hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 7. Biết các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính số mol FeS trong
hỗn hợp ban đầu.
Câu 34: Cho hỗn hợp X gồm: a mol MgCl2, b mol FeCl3, c mol CuCl2. Hoà tan hỗn hợp này vào
nước được dung dịch A. Cho dòng khí H2S sục từ từ vào. A cho đến dư thì thu được một lượng
kết tủa (sau khi rửa sạch kết tủa và sấy khô) nhỏ hơn 6,90625 lần lượng kết tủa thu được khi cho.
A tác dụng với một lượng dư dung dịch Na2S. Cho hỗn hợp Y gồm: a mol MgCl2, b mol FeCl2, c
Nguồn: Đề thi thử Nhóm FB Hóa học Bookgol,nhóm FB BeeClass và Đề Bookgol Chemistry
Olympia 2018, Đề thi HSG và đề Olympic lớp 10,11, 12 các tỉnh, thành phố trên cả nước.


Sưu tầm và giới thiệu: Trịnh Hồng Dương – THPT Hoằng Hóa 4 – Hoằng Hóa – Thanh Hóa
mol CuCl2. Hoà tan hỗn hợp này vào nước được dung dịch B. Cho dòng khí H2S sục từ từ vào. B
cho đến dư thì thu được một lượng kết tủa nhỏ hơn 8,875 lần lượng kết tủa thu được khi cho. B
tác dụng với một lượng dư dung dịch Na2S. Xác định thành phần % về khối lượng của mỗi chất
trong hỗn hợp X.
Câu 35. Hỗn hợp M gồm Al, Al2O3, Fe3O4, CuO, Fe và Cu, trong đó oxi chiếm 20,4255% khối
lượng hỗn hợp. Cho 6,72 lít CO (đktc) đi qua 35,25 gam M nung nóng, sau một thời gian thu
được hỗn hợp rắn X và hỗn hợp khí Y ( d Y H  18 ). Hòa tan toàn bộ X trong lượng dư dung
2
dịch HNO3 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối
(không có NH4NO3) và 4,48 lít hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O ( d Z H  16,75 ). Giá trị của m là
2
A. 117,95.


B. 139,50.

C. 80,75.

D. 96,25.

Câu 36. Hòa tan hết 18,36 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe(OH)2 vào 95,2 gam dung dịch HNO3
45% thu được dung dịch Y (không chứa muối amoni). Cho Y phản ứng với 200 ml dung NaOH
1M và KOH 2M, thu được kết tủa E và dung dịch Z. Nung E trong không khí đến khối lượng
không đổi thu được hỗn hợp 18,4 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3. Cô cạn dung dịch Z, thu
được hỗn hợp chất rắn khan T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 45,48 gam hỗn hợp
chất rắn khan. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong Y có giá trị gần nhất với giá trị nào sau
đây?
A. 15,40%.
B. 13,90%.
C. 13,60%.
D. 14,60%.

Câu 37. Hòa tan hết 14,3g hỗn hợp X gồm Al(NO3)3, MgO, Mg và Al vào dung dịch gồm 0,03
mol KNO3 và 0,5 mol H2SO4 (đun nóng). Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ
chứa 59,85g muối và 3,584 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 4,5.
Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,11 mol KOH, lấy kết tủa nung ngoài không khí
tới khối lượng không đổi thu được 10
gam rắn. Phần trăm khối lượng của Al có trong X là
A. 22,66%.
B. 28,50%.
C. 42,80%.
D. 52,88%.

Câu 38. Hòa tan m(g) hỗn hợp gồm K2O, ZnO vào nước chỉ thu được dung dịch Y trong suốt.

Cho từ từ dung dịch HCl vào Y, kết quả được biểu diễn trên đồ thị sau.

Nguồn: Đề thi thử Nhóm FB Hóa học Bookgol,nhóm FB BeeClass và Đề Bookgol Chemistry
Olympia 2018, Đề thi HSG và đề Olympic lớp 10,11, 12 các tỉnh, thành phố trên cả nước.


Sưu tầm và giới thiệu: Trịnh Hồng Dương – THPT Hoằng Hóa 4 – Hoằng Hóa – Thanh Hóa

Giá trị của m là
A. 125,1.

B. 106,3.

C. 172,1.

D. 82,8.

Câu 39. Một bình thủy tinh kín (chân không) chứa 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Fe2O3.
Nung nóng bình rồi dẫn từ từ 0,2 mol khí Y gồm CO và H2 (tỉ khối so với H2 bằng 4,25) vào, sau
một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn X1 và khí Y1. Cho khí Y1 hấp thụ vào dung dịch
Ca(OH)2 dư, thu được 7 gam kết tủa và 0,06 mol khí Y2 (tỉ khối so với H2 bằng 7,5) thoát ra. Hòa
tan X1 bằng dung dịch HNO3 (đặc, nóng, dư) thu được dung dịch Z và 0,62 mol hỗn hợp 2 khí,
trong đó có một khí màu nầu đỏ là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Nếu cho X tác dụng với dung
dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư) thì thu được 0,225 mol hỗn hợp 2 khí. Phần trăm khối lượng của
Fe2O3 trong X là
A. 34,8%.
B. 40,0%.
C. 32,8%.
D. 48,0%
Câu 40. Cho luồng khí CO qua ống sứ chứa 56,64 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và Fe3O4 nung nóng,

thu được hỗn hợp rắn X và hỗn hợp khí Y. Hấp thu toàn bộ khí Y vào dung dịch Ca(OH)2 thu
được 32 gam gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, đun nóng dung dịch sau phản ứng thu được 8 gam kết
tủa. Mặt khác, hòa tan hết rắn X trong 360 gam dung dịch HNO3 35,7% thu được dung dịch Z chỉ
chứa các muối có khối lượng 148,2 gam và hỗn hợp các khí, trong đó oxi chiếm 61,538% về khối
lượng. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong dung dịch Z gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 17,0%.
B. 15,0%.
C. 20,0%.
D. 23,0%.
Câu 41. Hòa tan hết 12,060 gam hỗn hợp gồm Mg và Al2O3 trong dung dịch chứa HCl 0,5M và
H2SO4 0,1M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 1,0M
vào dung dịch X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:

Nguồn: Đề thi thử Nhóm FB Hóa học Bookgol,nhóm FB BeeClass và Đề Bookgol Chemistry
Olympia 2018, Đề thi HSG và đề Olympic lớp 10,11, 12 các tỉnh, thành phố trên cả nước.


Sưu tầm và giới thiệu: Trịnh Hồng Dương – THPT Hoằng Hóa 4 – Hoằng Hóa – Thanh Hóa

Nếu cho từ từ V ml dung dịch NaOH 0,3M và Ba(OH)2 0,1M vào dung dịch X, thu được kết tủa
lớn nhất. Lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn
khan. Giá trị của m là
A. 41,940
B. 37,860
C. 48,152
D. 53,125

Câu 42.Cho 30,24 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, MgCO3 và Mg(NO3)2 (trong đó oxi chiểm
28,57% về khối lượng hỗn hợp) vào dung dịch chứa 0,12 mol HNO3 và 1,64 mol NaHSO4, khuấy
đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có

khối lượng 215,08 gam và hỗn hợp khí Z gồm N2O, N2, CO2 và H2 (trong đó só mol N2O bằng số
mol của CO2). Tỉ khối hơi của Z so với He bằng x. Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6,8
B. 7,0
C. 7,6
D. 6,9
Câu 43. Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm bột Al và FexOy trong điều kiện không có không khí
đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Nghiền nhỏ, trộn đều hỗn hợp Y rồi chia thành 2
phần. Phần 1 có khối lượng 6,025 gam được hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, dư, đun
nóng thu được dung dịch Z và 0,075 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Phần 2 đem tác dụng với
dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 0,1125 mol khí H2 và còn lại 8,4 gam chất rắn. Công
thức của oxit sắt và giá trị của m lần lượt là
A. Fe3O4 và 13,92. B. Fe2O3 và 24,1.
C. Fe3O4 và 19,32.
D. Fe2O3 và 28,98.
Câu 44. Cho 20 gam hỗn hợp A gồm FeCO3, Fe, Cu, Al tác dụng với 60 ml dung dịch NaOH 2M
thu được 2,688 lít khí hidro. Sau khi kết thúc phản ứng cho tiếp 740 ml dung dịch HCl 1M và đun
nóng đến khi hỗn hợp khí B ngừng thoát ra. Lọc và tách cặn rắn R. Cho B hấp thụ từ tử vào dung
dịch Ca(OH)2 dư thù thu được 10 gam kết tủa. Cho R tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc, nóng
thu được dung dịch D và 1,12 lít một chất khí duy nhất. Cô cạn D rồi nhiệt phân muối khan đến
khối lượng không đổi được m gam sản phẩm rắn. Giá trị m gần nhất với (Biết rằng các thể tích
khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn).
A. 5,4 gam.
B. 1,8 gam.
C. 3,6 gam.
D. 18 gam.
Câu 45. Dung dịch X gồm NaOH x mol/l và Ba(OH)2 y mol/l và dung dịch Y gồm NaOH y mol/l
và Ba(OH)2 x mol/l. Hấp thụ hết 0,04 mol CO2 vào 200 ml dung dịch dung dịch X, thu được
dung dịch M và 1,97 gam kết tủa. Nếu hấp thụ 0,0325 mol CO2 vào 200 ml dung dịch Y thì thu
Nguồn: Đề thi thử Nhóm FB Hóa học Bookgol,nhóm FB BeeClass và Đề Bookgol Chemistry

Olympia 2018, Đề thi HSG và đề Olympic lớp 10,11, 12 các tỉnh, thành phố trên cả nước.


Sưu tầm và giới thiệu: Trịnh Hồng Dương – THPT Hoằng Hóa 4 – Hoằng Hóa – Thanh Hóa
được dung dịch N và 1,4775 gam kết tủa. Biết hai dung dịch M và N phản ứng với dung dịch
KHSO4 đều sinh ra kết tủa trắng, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,075 và 0,1.
B. 0,05 và 0,1.
C. 0,1 và 0,075.
D. 0,1 và 0,05.
Câu 46. Trộn 10,26 gam Al với 35,2 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe3O4, Fe(NO3)2 thành hỗn hợp X.
Hòa tan hoàn toàn X vào dung dịch chứa 2,17 mol HCl và 0,18 mol HNO3 thu được dung dịch Y
và 0,275 mol hỗn hợp khí NO và N2O. Nếu cho dung dịch AgNO3 dư vào Y thì có 0,025 mol NO
thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 319,495 gam kết tủa Z. Mặt khác, cho dung dịch
NaOH dư vào Y thì có 34,9 gam kết tủa T tách ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm
khối lượng của Fe(NO3)2 trong X gần nhất với giá trị
nào sau đây ?
A. 39,60%
B. 47,50%
C. 59,40%
D.43,50%
Câu 47. Điện phân dung dịch chứa đồng thời Cu(NO3)2 và HCl đến khi xuất hiện bọt khí ở catot
thì ngừng điện phân, thu được dung dịch X và 4,928 lít (đktc) hỗn hợp khí thoát ra ở anot có tỉ
khối hơi so với H2 là a. Dung dịch X hòa tan vừa đủ 13,75 gam hỗn hợp gồm Zn và MgO thu
được dung dịch chứa 45,55 gam muối và thoát ra 0,448 lít (đktc) khí NO. Giá trị của a gần nhất
với?
A. 58,60.
B. 60,36.
C. 53,28.
D. 56,71.


Câu 48. Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, FeO và Fe(NO3)2 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung
dịch HCl 2,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chứa m + 12,49
gam muối (không chứa Fe3+) và 2,24 lít hỗn hợp khí Z gồm hai khí, trong đó có một khí hóa nâu
ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là 5,4. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thì thu được
8,62 gam kết tủa. Thành phần phần trăm về khối lượng của FeO trong hỗn hợp X gần nhất với ?
A. 28%.
B. 12%.
C. 17%.
D. 24%.
Câu 49. Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam một kim loại R bằng dung dịch H2SO4, thu được khí SO2.
Cho toàn bộ lượng khí này hấp thụ hết vào 400 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch
chứa 33,4 gam chất tan. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 19,6 gam kim loại R vào 160 ml dung dịch
HCl 2M thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết
tủa. Giá trị của m là ?
A. 57,8.

B. 45,92.

C. 54,6.

D. 83,72

Câu 50. Hòa tan hoàn toàn 1180m gam hỗn hợp H gồm FeS2 , FeS, Fe x O y , FeCO3 vào dung dịch
chứa 2 mol HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X (không chứa
muối amoni) và 549m gam hỗn hợp khí T gồm CO2 , NO, NO2 . Dung dịch X tác dụng được với
tối đa 20,16 gam Cu, thu được dung dịch Y (khối lượng chất tan trong Y nhiều hơn khối lượng
chất tan trong X là 18,18 gam) và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Mặt khác, dung dịch
Nguồn: Đề thi thử Nhóm FB Hóa học Bookgol,nhóm FB BeeClass và Đề Bookgol Chemistry
Olympia 2018, Đề thi HSG và đề Olympic lớp 10,11, 12 các tỉnh, thành phố trên cả nước.



Sưu tầm và giới thiệu: Trịnh Hồng Dương – THPT Hoằng Hóa 4 – Hoằng Hóa – Thanh Hóa
X cũng phản ứng với tối đa 0,87 mol Ba(OH)2, thu được 90,4 gam kết tủa. Biết trong H oxi chiếm
24,407% về khối lượng. Phần trăm khối lượng NO2 trong T có giá trị gần nhất với giá trị nào sau
đây?
A. 30

B. 23

C. 55

D. 28

Câu 51. Hòa tan hết 32,79 gam hỗn hợp X gồm Fe( Fe(NO3 ) 2 , AlCl3 , Fe3O 4 , Al vào dung dịch chứa
1,5 mol HCl và KNO3, thu được dung dịch Y và 2,016 lít khí NO duy nhất ở đktc. Thêm 4,8 gam
bột Mg vào Y thu được dung dịch Z chỉ chứa 90,1 gam muối và hỗn hợp khí E gồm NO và H2 có
tỉ lệ mol 1: 2. Cho từ từ dung dịch AgNO3 2 Mvào Z, kết thúc phản ứng thấy dùng hết 960 ml.
Mặt khác dung dịch Y phản ứng tối đa với dung dịch chứa 1,9 mol NaOH, thu được 21,4 gam kết
tủa. Phần trăm về số mol Fe3O4 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 8%

B. 3%

C. 20%

D. 18%

Thông báo lịch thi thử của nhóm : Hướng đến kỳ thi THPT Quốc Gia 2020
Lần thi thứ nhất. Dành cho các anh chị lớp 12

Ngày thi: 20/4/2018
Thời gian thi thử: 21h45 đến 22h35

Nguồn: Đề thi thử Nhóm FB Hóa học Bookgol,nhóm FB BeeClass và Đề Bookgol Chemistry
Olympia 2018, Đề thi HSG và đề Olympic lớp 10,11, 12 các tỉnh, thành phố trên cả nước.



×