Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra ở lợn (bệnh gạo lợn) tại tỉnh Sơn La (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ THÙY

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH
DO ẤU TRÙNG CYSTICERCUS CELLULOSAE
GÂY RA Ở LỢN (BỆNH GẠO LỢN)
TẠI TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

THÁI NGUYÊN – 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ THÙY

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH
DO ẤU TRÙNG CYSTICERCUS CELLULOSAE
GÂY RA Ở LỢN (BỆNH GẠO LỢN)
TẠI TỈNH SƠN LA
Ngành: Thú y
Mã ngành: 60 64 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan

THÁI NGUYÊN - 2017




i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của chúng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, được thực hiện
theo đề tài cấp Bộ của GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan và đề tài luận án tiến sĩ của
NCS. Đỗ Thị Lan Phương, chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Mọi sự
giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong
luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thùy


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 2 năm học tập, với nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay luận văn của tôi đã
được hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân
thành tới:
Ban Giám hiệu, phòng quản lý và đào tạo Sau Đại học, Khoa Chăn nuôi - Thú
y cùng toàn thể cán bộ, giảng viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giúp
đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Lãnh đạo, cán bộ bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên; cán bộ Thú y,
đồng nghiệp đang làm việc trong lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y của tỉnh Sơn La đã tạo

điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Với lòng biết ơn chân thành, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: GS.TS. Nguyễn Thị
Kim Lan và NCS. Đỗ Thị Lan Phương đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân dân tại các địa điểm tiến hành thí
nghiệm, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên,
khích lệ tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017
Học viên

Nguyễn Thị Thùy


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...............................................2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................3
1.1.1. Đặc điểm của sán dây Taenia solium và ấu trùng sán dây Cysticercus

cellulosae.................................................................................................3
1.1.2. Bệnh do sán dây Taenia solium và bệnh do ấu trùng Cysticercus
cellulosae gây ra ở lợn và người ..........................................................11
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ....................................................25
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ...........................................................25
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................27
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....30
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu ....................................................30
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................30
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ..............................................................................30
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................30
2.2. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................30
2.3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................31
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus
cellulosae gây ra ở lợn tại một số địa phương của tỉnh Sơn La ...........31


iv
2.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do ấu trùng Cysticercus
cellulosae gây ra trên lợn .....................................................................31
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................32
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh do ấu trùng
Cysticercus cellulosae gây ra ở lợn tại huyện Bắc Yên, Mường La,
Mai Sơn, tỉnh Sơn La ...........................................................................32
2.4.2. Nghiên cứu bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae trên lợn ...............36
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................38
3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae
gây ra ở lợn tại huyện Bắc Yên, Mai Sơn và Mường La, tỉnh Sơn La ........38
3.1.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn tại

huyện Bắc Yên, Mai Sơn, Mường La ..................................................38
3.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae theo tuổi
lợn tại huyện Bắc Yên, Mai Sơn, Mường La của tỉnh Sơn La.............41
3.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn theo
mùa vụ ..................................................................................................43
3.1.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae theo giống
lợn .........................................................................................................45
3.1.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn theo
phương thức chăn nuôi .........................................................................48
3.1.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn theo địa hình ......50
3.2. Nghiên cứu các yếu tố nhiễm sán dây Taenia solium ở người tại các địa phương ......52
3.2.1. Thực trạng chăn nuôi lợn và sinh hoạt của người dân tại tỉnh Sơn La ..52
3.2.2. Tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia solium ở người tại một số huyện của tỉnh
Sơn La...................................................................................................54
3.2.3. Tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia solium ở người theo tuổi ở 3 huyện của tỉnh
Sơn La ...................................................................................................55
3.2.4. Tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia solium ở người theo giới tính ....................57


v
3.2.5. Tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia solium ở người theo tập quán chăn nuôi
và sinh hoạt ở một số huyện tỉnh Sơn La .............................................59
3.2.6. Xác định tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia solium ở
người và tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn ................65
3.3. Nghiên cứu bệnh ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn ...............................67
3.3.1. Triệu chứng lâm sàng của lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus
cellulosae ở các địa phương .................................................................67
3.3.2. Tổn thương đại thể và vi thể của lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus
cellulosae ở các địa phương .................................................................69
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................76

1. Kết luận .............................................................................................................76
2. Đề nghị ..............................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................78


vi

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

-:

Đến

%:

Tỷ lệ phần trăm

≤:

Nhỏ hơn hoặc bằng

<:

Nhỏ hơn

>:

Lớn hơn

cm:


Centimet

cm2:

Centinmet vuông

g:

Gam

kg:

Kilogam

mm:

Milimet

Nxb:

Nhà xuất bản

TT:

Thể trọng

STT:

Số thứ tự


ºC:

Độ C


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn .............38
Bảng 3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae theo tuổi lợn ........41
Bảng 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae .......................43
Bảng 3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae theo giống lợn ............46
Bảng 3.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn
theo phương thức chăn nuôi .....................................................................48
Bảng 3.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae .......................50
Bảng 3.7. Thực trạng chăn nuôi lợn và sinh hoạt của người dân ở 3 huyện
nghiên cứu ................................................................................................53
Bảng 3.9. Tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia solium ở người theo tuổi .............................56
Bảng 3.10. Tỷ lệ người nhiễm sán dây Taenia solium ở người theo giới tính .........57
Bảng 3.11. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở người có tập quán chăn nuôi và sinh hoạt
khác nhau ..................................................................................................59
Bảng 3.12. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở người có thói quen ăn uống khác nhau ..............60
Bảng 3.13. So sánh nguy cơ nhiễm sán dây Taenia solium ở người theo thói
quen ăn uống .............................................................................................63
Bảng 3.14. So sánh nguy cơ nhiễm sán dây Taenia solium và ấu trùng
Cysticercus cellulosae ở người theo thói quen sinh hoạt .........................63
Bảng 3.15. So sánh nguy cơ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn theo
tập quán chăn nuôi ....................................................................................64

Bảng 3.16. Tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia solium ở người và tỷ
lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn ........................................65
Bảng 3.17. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn nhiễm ấu trùng ..........................67
Bảng 3.18. Tổn thương đại thể của lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae
ở các địa phương.......................................................................................69
Bảng 3.19. Tổn thương vi thể của lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae
ở các địa phương.......................................................................................71


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn tại
các địa phương .......................................................................................... 39
Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae
theo tuổi lợn .............................................................................................. 42
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở
lợn theo mùa vụ ........................................................................................ 44
Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae
theo giống lợn ........................................................................................... 46
Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở
lợn theo phương thức chăn nuôi ............................................................... 49
Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở
lợn theo địa hình ....................................................................................... 51
Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia solium ở người tại 3 huyện tỉnh
Sơn La ....................................................................................................... 55
Hình 3.8. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia solium ở người theo tuổi ................. 56
Hình 3.9. Biểu đồ tỷ lệ người nhiễm sán dây Taenia solium ở người theo giới tính ....... 58
Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia
solium ở người và tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở

lợn ............................................................................................................. 66
Hình 3.11. Biểu đồ tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn
nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ..................................................... 68
Hình 3.12. Biểu đồ tỷ lệ tổn thương đại thể của lợn nhiễm ấu trùng
Cysticercus cellulosae .............................................................................. 70
Hình 3.13. Tế bào viêm xâm nhập lớp niêm mạc dạ dày.......................................... 72
Hình 3.14. Tổ chức gan viêm mạn tính, xơ hóa ........................................................ 72
Hình 3.15 Các tuyến lớp niêm mạc túi mật thoái hóa ............................................... 73
Hình 3.16. Mô phổi sung huyết, xuất huyết, xâm nhập tế bào viêm ........................ 73
Hình 3.17. Tổ chức lách xơ hóa, xuất huyết ............................................................. 74
Hình 3.18. Ấu trùng Cysticercus cellulosae xâm nhập tổ chức não ......................... 74
Hình 3.19. Ấu trùng Cysticercus cellulosae xâm nhập cơ ........................................ 75
Hình 3.20. Ấu trùng Cysticercus cellulosae xâm nhập cơ lưỡi ................................ 75


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cysticercus cellulosae - ấu trùng có sức gây bệnh của sán dây Taenia solium,
là ấu trùng ký sinh trong hệ cơ vân, cơ tim và não của lợn và cả con người. Bệnh do
ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra là một bệnh truyền lây giữa người và lợn
đang được rất nhiều quốc gia quan tâm, trong đó có Việt Nam.
Theo Phan Lục (2006) [14], sán dây Taenia solium trưởng thành ký sinh trong
ruột non của người, đốt sán già theo phân người ra ngoài. Khi lợn nuốt phải đốt
hoặc trứng sán, ấu trùng 6 móc nở ra trong ruột, xuyên qua thành ruột, theo đường
tuần hoàn đến các cơ bắp, tim, não… hình thành ấu trùng Cysticercus cellulosae và
gây ra bệnh “gạo” ở lợn.
Lợn bị nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae thường kém ăn, gầy yếu, sút

cân, đi lại khó khăn và có triệu chứng thần kinh nếu có ấu trùng ký sinh trong não.
Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 01 tháng 6 năm
2016, lợn có từ 6 ấu trùng Cysticercus cellulosae ký sinh trở lên trong 40 cm2 lát cắt
thì phải hủy bỏ, từ đó gây thiệt hại về kinh tế.
Tuy nhiên, sự nguy hiểm lại thể hiện ở việc con người có thể nhiễm trứng sán
dây và bị bệnh ấu trùng Cysticercus cellulosae ký sinh ở nhiều vị trí khác nhau
trong cơ thể: cơ, mắt, tim, não… Nguy hiểm nhất là neurocysticercosis - một căn
bệnh gây tỷ lệ tử vong cao ở người do ấu trùng sán dây Teania solium ký sinh ở não
gây ra. Người bị bệnh thường đau đầu dữ dội, suy nhược thần kinh nhanh chóng,
chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa, thị lực giảm, trí nhớ giảm sút, co giật, rối loạn
cảm giác, tê liệt, hôn mê và chết.
Hiện nay, bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae chưa có thuốc điều trị đặc
hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và áp dụng các biện pháp phòng bệnh.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae trên
lợn và người ở các vùng núi có chiều hướng gia tăng, trong đó có tỉnh Sơn La. Đó
là do tập quán nuôi lợn thả rông, tập quán ăn thịt sống, thịt tái và tập quán sinh hoạt
của người dân đã tạo điều kiện để bệnh phát triển.


2
Những vấn đề trên cho thấy, việc tìm hiểu về một số đặc điểm của bệnh do ấu
trùng Cysticercus cellulosae gây ra ở lợn, để từ đó có cơ sở cho những nghiên cứu
sâu hơn, nhằm xây dựng quy trình phòng chống thích hợp là hết sức cần thiết.
Nghiên cứu này không những góp phần hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh ấu trùng ở lợn, mà
còn góp phần phòng chống bệnh do ấu trùng và bệnh do sán dây Taenia solium gây
ra trên người.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu một số đặc
điểm của bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra ở lợn (bệnh gạo lợn) tại
tỉnh Sơn La".
Mục đích của đề tài: Xác định được đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của bệnh

do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra trên lợn, làm cơ sở khoa học cho những
nghiên cứu tiếp theo để xây dựng quy trình phòng chống bệnh đạt hiệu quả cao.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ và lâm
sàng bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra trên lợn tại tỉnh Sơn La, có một
số đóng góp mới cho khoa học.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để người chăn nuôi nhận biết về bệnh, có
biện pháp phòng bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra, nhằm hạn chế tỷ lệ
và cường độ nhiễm, hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra trên lợn và trên người.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Đặc điểm của sán dây Taenia solium và ấu trùng sán dây Cysticercus
cellulosae
1.1.1.1. Đặc điểm sinh học của sán dây Taenia solium
* Vị trí của sán dây Taenia solium trong hệ thống phân loại động vật học
Theo thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), và tổ chức Y tế thế
giới (WHO) năm 2014 [36] bệnh do sán dây Taenia solium gây thiệt hại cả về kinh
tế cũng như sức khỏe của cộng đồng các nước trên thế giới, tuy nhiên các nghiên
cứu và hiểu biết về bệnh còn ít. Bệnh tác động chủ yếu đến các quốc gia có điều
kiện kinh tế, sinh hoạt thấp như châu Mỹ Latinh, tiểu vùng Sahara châu Phi, Nam
và Đông Nam Á (Murrel K.D., 2005 [51]). Mặc dù ở châu Âu và Hoa Kỳ cũng đã
có một số nơi phát hiện bệnh do sán dây Taenia solium gây ra ở người (Gabriel S.,
2017 [43]).

Nguyễn Thị Kỳ (1994) [7] cho biết: so với các nhóm giun sán khác thì sán dây
ít được nghiên cứu hơn, nên những hiểu biết về thành phần loài sán dây còn chưa
được đầy đủ.
Việc nghiên cứu sán dây ở Việt Nam được bắt đầu từ hơn 1 thế kỷ trước. Năm
1870, Cande J. lần đầu tiên mô tả loài sán dây Diphyllobothrium latum tìm thấy ở
người Nam Bộ (Việt Nam). Sau đó 10 năm mới xuất hiện các công trình nghiên cứu
lẻ tẻ về một vài loài sán dây gây bệnh cho người. Từ đó, việc nghiên cứu về thành
phần sán dây ở người được chú ý hơn, rồi mở rộng phạm vi nghiên cứu sang một số
động vật nuôi và một số động vật hoang dã.
Theo Phan Thế Việt (1977) [20]; Nguyễn Thị Lê (1996) [13]; cho biết, sán
dây Taenia solium có vị trí trong hệ thống phân loại như sau:
Lớp sán dây Cestoda Rudolphi, 1808
Phân lớp Cestoda Carus, 1863
Bộ Cyclophyllidae Beneden in Braun, 1900
Phân bộ Taeniata Skjabin et Schulz, 1973


4

Họ Taeniidae Ludwig, 1886
Giống Taenia Liunaeus, 1758
Loài Taenia solium Limnaeur, 1758
* Đặc điểm hình thái, cấu tạo của sán dây Taenia solium
Phan Thế Việt (1977) [20], Nguyễn Thị Kỳ (1994) [7], Nguyễn Thị Lê (1996)
[13], Nguyễn Thị Kỳ (2003) [8] cho biết:
Sán dây Taenia solium có những đặc điểm của lớp sán dây nói chung: hình dải
băng màu trắng hoặc trắng ngà. Kích thước giữa các loài có sự chệnh lệch lớn, có
loài chỉ vài mm, có loài dài tới hàng chục mét. Cơ thể dẹt theo hướng lưng bụng,
chia thành ba phần: đầu, cổ, thân (gồm những đốt sau cổ, có hình dạng và cấu tạo
khác nhau).

Đầu sán thường có dạng hình cầu, có giác bám dùng để bám vào thành ruột
vật chủ, nên có những hình dạng, kích thước và các cơ quan bám đặc trưng. Chiều
rộng của đầu thường chỉ nhỏ hơn 1 mm, nhưng cũng có sán có đầu dài vài mm. Cơ
quan bám nằm trên đầu bao gồm rãnh bám hoặc giác bám, mõm, vòi và có nhiều
móc. Ở một số loài sán dây trên móc bám có các móc bé xếp thành nhiều hàng.
Giác bám là bộ phận đặc trưng của sán dây bậc cao. Móc bám nằm ngay trên đầu
hay ở phần cuối vòi, sắp xếp thành một hay hai hàng. Số lượng móc ở các nhóm sán
dây dao động từ vài móc đến vài trăm móc. Ít khi vòi thiếu móc. Kích thước, cấu
tạo và số lượng móc cố định cho mỗi loài.
Cổ là những đốt sán nối tiếp sau đầu. Đốt cổ của sán dây là đốt sinh trưởng, từ
các đốt cổ sinh ra các đốt thân, cơ quan sinh sản ở các đốt cổ chưa hình thành rõ.
Thân sán dây gồm nhiều đốt. Các đốt ở phần thân sán dây chia làm 3 loại: Đốt
chưa thành thục là những đốt giáp với đốt cổ, cơ quan sinh dục chưa phát triển đầy
đủ chỉ có cơ quan sinh dục đực. Đốt thành thục (ở giữa thân): cơ quan sinh dục đã
phát triển đầy đủ, có cả cơ quan sinh dục đực và cái, có hệ bài tiết (mỗi đốt có cấu
tạo như một cơ thể sán lá, nhưng không có hệ tiêu hóa). Đốt già hay đốt chửa (ở
cuối thân sán): ở đốt này các khí quan teo đi, chỉ còn tử cung chứa đầy trứng sán.
Đốt chửa thường xuyên tách khỏi cơ thể theo phân ra ngoài. Đốt sán già có hình 4
cạnh, chiều dài lớn hơn hoặc nhỏ hơn chiều rộng.


5
Cơ thể sán dây được bao bọc bởi 3 lớp: lớp vỏ, lớp dưới vỏ và lớp cơ, bên
dưới lớp cơ là các khí quan. Phần bên trong chứa đầy nhu mô. Bên trong lớp cơ là
các khí quan của sán. Sán dây Taenia solium cũng giống các sán dây khác ở đặc
điểm không có hệ tiêu hóa, sán lấy thức ăn bằng phương thức thẩm thấu qua bề mặt
cơ thể.
Hệ thần kinh ở sán dây kém phát triển, gồm có hạch thần kinh trung ương nằm
ở trên đầu, từ đó có các dây thần kinh chạy dọc cơ thể. Có hai dây phát triển hơn
nằm bên ngoài ống bài tiết và mỗi đốt nối với nhau bởi các cầu nối ngang.

Hệ tuần hoàn và hệ hô hấp tiêu giảm. Hô hấp theo kiểu yếm khí.
Hệ bài tiết của sán dây cấu tạo theo kiểu nguyên đơn thận, gồm 2 ống chính từ
đầu sán đi về cuối thân và thông với lỗ bài tiết. Ngoài ra, ở mỗi đốt sán còn có
những ống ngang nối liền với 2 ống chính.
Sán dây Taenia solium là loài lưỡng tính: Trong mỗi đốt thường có một hệ
sinh dục (gồm một cơ quan sinh dục đực và một cơ quan sinh dục cái) phát triển ở
các giai đoạn khác nhau, ít khi có hai hệ sinh dục hoặc hơn. Sự phát triển của hệ
sinh dục theo một thứ tự nhất định: Ở các đốt non cơ quan sinh dục chưa phát triển,
sau đó hình thành cơ quan sinh dục đực rồi đến cơ quan sinh dục cái. Sau khi thụ
tinh, cơ quan sinh dục đực teo dần còn lại cơ quan sinh dục cái. Ở các đốt già, trứng
chứa đầy trong tử cung.
Hệ sinh dục đực gồm tinh hoàn, ống dẫn tinh và các tuyến sinh dục. Số lượng
tinh hoàn trong mỗi đốt có từ một đến hàng trăm và là dấu hiệu để phân loại mỗi
loài. Từ tinh hoàn có nhiều ống dẫn tinh nhỏ đi ra và hợp lại với nhau thành ống dẫn
tinh, ống này đổ vào cơ quan giao phối là lông gai. Lông gai nằm trong nang lông
gai. Phần cuối ống dẫn tinh có thể phình ra gọi là túi tinh. Nếu túi tinh ở ngoài nang
lông gai gọi là túi tinh ngoài, còn ở trong nang lông gai thì gọi là túi tinh trong.
Lông gai dùng để đưa vào lỗ sinh dục cái khi giao phối. Nang lông gai và lông gai ở
mỗi loài có hình dạng, kích thước và cấu tạo khác nhau.
Hệ sinh dục cái có cấu tạo phức tạp hơn, gồm có buồng trứng, ống dẫn trứng,
ootyp, tuyến noãn hoàng, túi nhận tinh, tuyến vò (thể Melis) và tử cung, thường có
hai buồng trứng nằm giữa hoặc phía sau đốt sinh dục, ít khi ở phía trước. Trong


6

buồng trứng hình thành các tế bào sinh dục cái (tế bào trứng). Từ buồng trứng có
ống gắn nối với âm đạo, mở ra ở huyệt sinh dục. Ống này phình rộng ra gọi là túi
nhận tinh. Trứng thụ tinh được đưa vào ootyp. Tuyến noãn hoàng gồm nhiều bao
noãn bé nằm trong nhu mô hoặc thành khối nằm hai bên đốt hoặc phía sau buồng

trứng. Từ tuyến noãn hoàng các chất dinh dưỡng đổ vào ootyp giúp cho việc hình
thành trứng. Tuyến vỏ tiết ra các sản phẩm cần thiết để hình thành trứng. Trong
ootyp, trứng thụ tinh được hình thành, sau đó trứng rơi vào tử cung. Cấu tạo tử cung
của sán dây rất khác nhau. Ở sán dây bậc thấp (Pseudophyllidea), tử cung là những
ống cong, dẫn từ ooptyp đến lỗ ngoài nằm ở mặt bụng của mỗi đốt. Ở những đốt sán
dây này trứng được thải ra ngoài tùy theo mức độ hình thành của trứng. Ở sán dây
bậc cao (Cyclophyllidea), tử cung kín, không có lỗ ngoài. Ở những sán dây này tử
cung chứa đầy trứng trong đốt già và mỗi đốt thực chất biến thành một cái túi chứa
trứng. Trứng được rơi ra ngoài bằng cách nứt thành cơ thể của đốt. Quá trình này
thường thực hiện ở môi trường ngoài, ở nơi mà các đốt sán dây già được thải ra
cùng với phân vật chủ.
Sán dây Taenia solium sinh sản lưỡng tính, sự thụ tinh có thể xảy ra trong
cùng một đốt sán (tự thụ tinh) hoặc giữa hai đốt khác nhau trong cùng một con hoặc
giữa hai con (thụ tinh chéo). Sán tiêu hóa bằng cách chất dinh dưỡng đi qua vỏ để
thẩm thấu vào thân sán. Những dịch tiêu hóa không thể thẩm thấu vào thân sán khi
sán còn sống nhờ đó sán không bị tiêu diệt.
Theo Phạm Văn Khuê (1996) [6], sán dây trưởng thành Taenia solium ký sinh
ở ruột non người, dài 2 - 7m. Mỗi sán có 700 - 1000 đốt. Đốt đầu hình cầu, có 4
giác bám, có đỉnh đầu và hai hàng móc đỉnh gồm 22 - 32 móc. Đốt cổ ngắn, hẹp và
có chiều dài lớn hơn chiều rộng. Đốt già, hình chữ nhật, tử cung phân 7 - 12 nhánh.
Trứng sán hình tròn hoặc bầu dục, đường kính 31 - 43µm. Sán dây trưởng thành là
Taenia solium ký sinh ở ruột non người. Cysticercus cellulosae là ấu trùng của sán
dây Taenia solium được ký sinh cả trên lợn và người.
Lê Thị Xuân (2013) [21] cho biết, các đốt sán già của sán dây Taenia solium
có 7 - 12 nhánh chứa 30.000 đến 50.000 trứng. Mỗi đốt sán có lỗ sinh dục xen kẽ
hai bên hông khá đều, chiều dài đốt sán gấp rưỡi chiều ngang (1 - 2 cm × 0,5 - 0,7


7
cm), các đốt sán thường rụng thành từng khúc, mỗi khúc 5 đến 6 đốt liền nhau theo

phân ra ngoài.
Sán dây Taenia solium dài 2 - 8 mét × 7 - 10 mm. Đầu có đường kính 0,6 - 1
mm, giác 0,4 - 0,5 mm. Miệng mang 2 vòng ít nhất 26 - 32 móc, hàng đầu móc dài
0,16 - 0,18 mm, hàng thứ hai móc dài 0,11 - 0,14 mm. Cổ dài và mảnh. Không có
túi chứa tinh, cũng không có cơ bóp âm hộ. Túi dương vật dài 0,5 - 0,7 mm, đường
kính 0,12 - 0,5 mm. Tử cung có 7 - 10 nhánh ngang chính. Trứng có đường kính
0,042 mm (Phạm Sỹ Lăng, 2001 [12]).
Sán dây Taenia solium có thể dài 1 - 5 m với 700 - 1000 đốt gồm các đốt chưa
trưởng thành và đốt trưởng thành. Các đốt chưa trưởng thành chưa phát triển cơ
quan sinh dục, trong khi các đốt trưởng thành giống như cái túi chứa đầy trứng.
Trong mỗi đốt sán trưởng thành có chiều dài từ 2,1 - 2,5 mm, chiều rộng từ 2,8 - 3,5
mm. Mỗi đốt chứa 350 - 600 tinh hoàn và 3 thùy trứng. Trứng sán dây Taenia
solium có hình cầu và có hình xuyên tâm, có kích thước khoảng từ 26 - 34 μm. Sau
3 - 5 tháng đốt sán già chứa khoảng từ 50.000 - 60.000 quả trứng sẽ rụng theo phân
phát tán ra ngoài môi trường (Flisser A., 2004, 2011[38] [39]).
Phan Anh Tuấn (2013) [19], trứng của sán dây Taenia solium có hình cầu,
màu vàng xám, bên trong là khối nhân có hạt, chiết quang nằm trong nhân, có vỏ
dày có đường kính khoảng 35 µm, bên trong chứa phôi 6 móc.
Sán dây Taenia solium có chiều dài 1 - 5 mét, mỗi sán dây có tất cả khoảng
700 - 1000 đốt chưa trưởng thành, đốt trưởng thành và đốt già. Ở các đốt trưởng
thành chưa khoảng 350 - 600 tinh hoàn và 3 thùy trứng, sự hình thành các đốt
trưởng thành và đốt già mất khoảng 3 - 5 tháng sẽ có chiều dài từ 2,1 - 2,5 mm và
chiều rộng từ 2,8 - 3,5 mm, khi ấy mỗi đốt chứa 50.000 - 60.000 trứng. Trứng có
kích thước 0,040 - 0,050 x 0,028 - 0,032mm (Singh G., 2013 [71]).
* Chu kỳ sinh học của sán dây Taenia solium
Theo Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978) [16], chu kỳ sinh học của
sán dây khá phức tạp, tiến triển ở nhiều ký chủ liên tiếp. Ở bộ Cyclophyllidae trứng
chứa thai trùng sáu móc đã hình thành. Vào dạ dày ký chủ, thai trùng sáu móc thành
ấu trùng (đã mất móc) có cấu tạo và tên gọi khác nhau: Cysticercus, Coenurus,



8
Echinococcus, Cysticercoid. Ở bộ Pseudophyllidae có hai thể ấu trùng liên tiếp:
Procercoid và Plerocercoid. Những dạng ấu trùng này sống lâu hay chóng ở ký chủ
trung gian và phải được một ký chủ cuối cùng thích hợp nuốt vào mới phát triển
thành sán trưởng thành.
Sán dây Taenia solium có chu kỳ sống phức tạp. Con người là vật chủ duy
nhất mà sán dây Taenia solium có thể sinh sống và trưởng thành, trong khi cả người
và lợn đều đóng vai trò là vật chủ trung gian của ấu trùng Cysticercus cellulosae.
Sán dây Taenia solium ở trong cơ thể người có khi dài 2 - 4 mét. Trong các đốt của
sán dây trưởng thành có trứng màu nâu cực nhỏ chứa phôi có sức gây bệnh và
được giải phóng ra ngoài môi trường qua phân của người. Ở những nơi điều kiện
vệ sinh kém, lợn hoặc người tiếp xúc với phân có chứa trứng của sán dây Taenia
solium, trứng sán dây khi vào đường tiêu hóa phôi được giải phóng khỏi trứng
sau đó di chuyển qua niêm mạc ruột vào mạch máu, từ mạch máu chúng sẽ tới
các mô ngoại vi để ký sinh và phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh (Del
Brutto O.H., 2013 [34])
Tuy nhiên, chỉ có một số phôi tạo thành các ấu trùng sán có sức gây bệnh, còn
một số hầu hết đã bị chết trong quá trình hình thành ở trên cơ thể vật chủ. Sự phát
triển hoàn thiện của các ấu trùng là do các ấu trùng này tránh được các cơ chế miễn
dịch của ký chủ hoặc thay đổi đáp ứng miễn dịch của vật chủ. Các ấu trùng có sức
gây bệnh này có thể tồn tại nhiều năm trong cơ thể vật chủ, nhưng cuối cùng chúng
cũng dần bị thoái hóa. Ấu trùng đầu tiên sẽ đi vào giai đoạn keo, các chất lỏng dần
trở nên đặc và đục. Trong giai đoạn keo cuối này ấu trùng không còn có khả năng
gây bệnh (Nash T.E., 2008 [55]).
Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [11] cho biết, sán dây trưởng thành ký sinh ở
ruột non người. Đốt sán già theo phân ra ngoài vỡ ra, giải phóng trứng sán. Nếu đốt
sán hay trứng sán lẫn vào thức ăn, nước uống lợn hoặc người ăn phải thì nhiễm
bệnh. Ở ruột non, trứng sán nở ra ấu trùng 6 móc. Sau 24 - 72 giờ, ấu trùng vào
mạch máu, ống lâm ba ruột, rồi theo máu tuần hoàn về vị trí ký sinh và phát triển

dần thành một bọc có nước, sau 60 ngày có móc và giác bám ở trên đầu, lúc đó hình
thành “hạt gạo lợn” hoàn chỉnh. “Gạo” có thể sống ở lợn nhiều năm.


9
Người ăn thịt lợn có ấu trùng Cysticercus cellulosae chưa nấu chín, vào đường
tiêu hóa, dịch dạ dày phân hủy màng ngoài, đầu sán sẽ nhô ra bám vào niêm mạc
ruột non, lấy dinh dưỡng của ký chủ bằng cách thẩm thấu để phát triển thành sán
dây Taenia solium trưởng thành. Hoàn thành vòng đời cần 2 - 3 tháng. Tuổi thọ của
sán ở người tới 2,5 năm.
Phan Thế Việt (1977) [20] đã mô tả: Tất cả bề mặt của sán dây là một cái
“mồm” khổng lồ. Thức ăn ngấm qua “da” của sán dây. Các loài sán dây thường tắm
trong nguồn thức ăn giàu có của cơ thể vật chủ. Cái mồm đã không cần, thì hệ tiêu
hoá của chúng cũng không có. Ăn và tiêu hoá đều qua bề mặt cơ thể của sán dây.
Hiện tượng rụng đốt của sán dây làm cho người ta có thể nghĩ rằng: Cơ thể sán dây
sẽ dần dần ngắn lại. Song, không phải như vậy, bởi các đốt mới được sinh ra thay
thế các đốt già đã rụng làm cho sán dây trở nên “trẻ lại”. Sau đốt đầu là đốt cổ,
người ta gọi đốt cổ là đốt sinh trưởng, từ đó sẽ mọc ra các đốt khác. Các đốt mới
sinh ra đẩy các đốt cũ lùi dần ra phía sau.
Nguyễn Thị Kim Lan (2008) [10] cho biết: Những đốt sán dây hầu như là
những cơ thể độc lập với nhiều cơ quan riêng biệt và hoàn toàn độc lập. Nhờ có sự
hóa đốt mà khả năng sinh đẻ của sán dây tăng lên gấp bội. Trong cùng một lúc, ở
những đốt thành thục của sán dây có thể sinh ra hàng chục triệu trứng. Ngoài ra, sự
hóa đốt còn có lợi cho sán dây về những mặt khác. Đó là, do có đốt sán già lần lượt
đứt và thải ra môi trường bên ngoài mà sự reo rắc trứng ở đó được thuận lợi hơn,
bản thân sán dây thải bỏ đi những đốt già cỗi, đời nó hầu như từng thời được trẻ lại,
có sức lực và năng lượng mới để phát triển những loạt đốt thành thục mới.
1.1.1.2. Đặc điểm sinh học của ấu trùng Cysticercus cellulosae
Sán dây trưởng thành là Taenia solium ký sinh ở ruột non người. Cysticercus
cellulosae là ấu trùng của sán dây Taenia solium được ký sinh ở cơ bắp, cơ tim, não

của lợn và người. Lợn là ký chủ trung gian của ấu trùng Cysticercus cellulosae.
Người vừa là vật chủ trung gian vừa là vật chủ cuối cùng của ấu trùng (Phan Lục,
2006 [14]). Lợn bị nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae khi nuốt phải đốt sán dây
Taenia solium, trong cơ thể ấu trùng ký sinh trong cơ bắp, lưỡi, cơ hoành, tim và
các cơ quan khác bao gồm cả mắt và não của vật chủ.


10
Phạm Văn Khuê (1996) [6] miêu tả ấu trùng Cysticercus cellulosae, thường ký
sinh ở cơ lưỡi, cơ cổ, cơ mông, cơ liên sườn, não, mắt, tim, tổ chức dưới da. Ấu
trùng là bọc màu trắng, đường kính 8 - 10 mm, có hình hạt gạo bên trong chứa dịch
thể trong suốt và một đầu sán lộn ngược ra phía ngoài. Vỏ ngoài bọc là lớp mô liên
kết. Đầu sán trong bọc có cấu tạo như đầu sán trưởng thành.
Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [11] cho biết, ấu trùng Cysticercus cellulosae là
một bọc trắng. Trong có nước trong suốt đường kính 8 - 10 mm, có khi chỉ 5 mm,
giống hình hạt gạo. Ấu trùng được cấu tạo gồm 2 lớp màng: lớp màng ngoài và lớp
màng trong. Dính với lớp màng bên trong là một đầu sán màu trắng có cấu tạo giống
đầu sán dây Taenia solium trưởng thành (trên đầu có 4 giác bám, có các hàng móc).
Ấu trùng Cysticercus cellulosae là một túi có hình bầu dục hoặc tròn tùy vào
vị trí ký sinh của ấu trùng, bên trong chứa dịch và đầu sán rất giống với đầu sán
trưởng thành. Dịch gồm nước, albumin và các thành phần khác nên có màu trắng
đục, kích thước từ 0,5 - 1,5 cm. Tuy nhiên, cũng có những ấu trùng lớn kích thước
từ 3 - 4 cm, nhưng loại này hiếm. Hình dạng ấu trùng cũng khác nhau tùy thuộc vị
trí: ở não hình dạng ấu trùng tùy thuộc vào áp suất, ở cơ có hình bầu dục giống như
hạt gạo, ở mô dưới da có hình hạt đậu (Nguyễn Văn Đề, 2013 [4]).
Trong cơ thể, trứng của sán dây Taenia solium được giải phóng bằng hoạt
động của acid dạ dày và chất lỏng đường ruột nở thành ấu trùng 6 móc. Sau đó ấu
trùng 6 móc này đi qua thành ruột vào mạch máu và di chuyển tới các cơ và mô
khác nhau để cư trú và gây bệnh. Tại nơi cư trú ấu trùng 6 móc sẽ sinh trưởng hoàn
thiện và đạt kích thước khoảng 1 cm trong vòng 2 - 3 tháng và biểu hiện triệu chứng

lâm sàng phụ thuộc vào cơ quan ảnh hưởng.
Ấu trùng Cysticercus cellulosae có hình tròn hoặc hình bầu dục, có kích thước
khác nhau từ vài milimet đến 1 - 2 cm, một số rất ít trường hợp kích thước ấu trùng
lên tới vài centimet. Vị trí ký sinh phổ biến nhất là ở bán cầu não, chủ yếu ở chỗ
giao nhau giữa chất xám và chất trắng. Cũng có thể tìm thấy ấu trùng trong tiểu não,
tâm thất... với số lượng giao động từ một đến hơn một nghìn ấu trùng.


11
1.1.2. Bệnh do sán dây Taenia solium và bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae
gây ra ở lợn và người
1.1.2.1. Đặc điểm dịch tễ
* Đặc điểm dịch tễ học bệnh sán dây Taenia solium
Người ta ước tính có hàng trăm triệu người trên toàn thế giới bị nhiễm sán dây
Taenia solium (Ito A., 2003 [45], Nakao M., 2002 [54], Rajshekhar V., 2004 [65]).
Bệnh do sán dây Taenia solium gây ra ở người được phát hiện ở khắp nơi trên thế giới.
Có trên năm mươi triệu người mắc bệnh do sán dây Taenia solium gây ra trên toàn cầu
và hơn năm mươi nghìn người chết do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra.
Bệnh do sán dây Taenia solium gây ra được thấy ở tất cả các quốc gia của tiểu
vùng Sahara của châu Phi với tỷ lệ từ 0,68% - 34,5% tùy thuộc vào điều kiện của
từng vùng, số người được điều tra và các phương pháp nghiên cứu chẩn đoán về
bệnh (Coral-Almeida, 2015 [27], Mwanjali, 2013 [52]).
Tại tỉnh Eastern Cape, Nam Phi năm 2004 đã chi khoảng 18,6 - 34,2 triệu
USD cho các nghiên cứu, phòng trị bệnh do sán dây Taenia solium gây ra (CoralAlmeida, 2015 [27]), ở Tây Cameroonm chi phí này hàng năm là 10 triệu EURO
(Praet N., 2009 [63]).
Trevisan C., 2016 [75] cho biết, năm 2012 Tanzania đã chi 5 triệu USD cho
người bị nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae và 3 triệu USD cho người bị nhiễm
sán dây Taenia solium trong công tác phòng trị bệnh.
Trên thế giới có khoảng 2,5 triệu người mắc bệnh sán dây Taenia solium, tỷ
lệ mắc bệnh phụ thuộc vào thói quen ăn uống nhất là ở những nơi có tập quán ăn

thịt lợn sống, chưa nấu chín. Việc quản lý phân thải chưa tốt như sử dụng các loại
hố xí không hợp vệ sinh, nuôi lợn thả rông. Ngoài ra, quy định về kiểm tra an toàn
thực phẩm còn chưa chặt chẽ cũng làm bệnh có thể phát tán rộng rãi. Ở châu Mỹ
La tinh tỷ lệ người bị nhiễm sán dây Taenia solium là 0,2 - 2,7%, châu Á là 3,9 38%, châu Phi là 0,13 - 8,6%, các nước theo đạo Hồi ở vùng Bắc Phi, Do Thái thì
hiếm gặp hơn.
Nguyễn Quốc Doanh (2003) [2], điều tra tình hình nhiễm sán dây Taenia
solium ở người tại Bắc Ninh tỷ lệ nhiễm sán dây là 1 - 12,6%, tỷ lệ nhiễm ấu trùng
Cysticecus cellulosae là 22 - 7,2%.


12
Trong giai đoạn 6 năm từ năm 2006 đến năm 2011 có khoảng 250 đến 400
bệnh nhân từ 34 tỉnh thành của cả nước nhập viện điều trị bệnh do nhiễm sán dây
Taenia solium. Đa số những bệnh nhân này là đến từ Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà
Nội và Bắc Ninh.
* Đặc điểm dịch tễ học bệnh Cysticercus cellulosae
Bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra phân bố rải rác nhiều nước trên
thế giới với khoảng 100 triệu người nhiễm bệnh. Những năm 1980 bệnh xảy ra phổ
biến tại châu Mỹ La Tinh, châu Á, châu Phi và đặc biệt ở Mỹ. Một số quốc gia ở châu
Âu có số ca mắc cao là Tây Ban Nha, Mexico. Trong đó, Mexico tỷ lệ dương tính khi
xét nghiệm huyết thanh học là 3,6% và qua giải phẫu có tỷ lệ nhiễm là 1,9%.
Bệnh thường tập trung chủ yếu ở những nơi có tập quán chăn nuôi lợn thả
rông, điều kiện vệ sinh kém, phân và chất thải của lợn tiếp xúc với con người, tập
quán ăn thịt lợn sống hay chưa nấu chín (nem chạo, nem chua, tiết canh...). Những
vùng có tỷ lệ mắc cao: Châu Mỹ La tinh, Đông Nam Á, Châu Phi và Đông Âu.
Lợn ở miền núi mắc bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae cao hơn ở đồng
bằng, vì ở miền núi thường nuôi lợn thả rông, một số vùng có tập quán ăn thịt sống
hoặc tái, không có hố xí hai ngăn hoặc hố xí tự hoại.
Người có thể bị nhiễm ấu trùng Cysticercus celulosae do các nguyên nhân sau:
- Do nuốt phải đốt hoặc trứng sán lẫn vào thức ăn, nước uống.

- Do người có sán dây trưởng thành ký sinh, khi người nôn mửa, đốt sán già
đã rụng theo nhu động ngược mà lên dạ dày nhưng không nôn ra ngoài. Ở dạ dày,
thai 6 móc nở ra, theo nhu động đến các cơ, não, mắt... mà thành ấu trùng có sức
gây bệnh.
Lợn trưởng thành sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm ấu trùng Cysticercus
cellulosae, những lợn nuôi lâu có điều kiện tiếp xúc với trứng của sán dây Taenia
solium gây bệnh nhiều hơn những con nhỏ. Có nghiên cứu chỉ ra rằng, những lợn
nhỏ do có thời gian tiếp xúc với trứng sán dây ít và cơ thể có khả năng sinh kháng
thể chống lại các tác nhân do ký sinh trùng gây ra đối với cơ thể của chúng
(Jayashi C.M., 2012 [46], Pouedet M.S.R., 2002 [62], Sarti E., 1994 [68]).


13
1.1.2.2. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng
Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh sán dây
* Đặc điểm gây bệnh của sán dây Taenia solium
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (1999) [9], trong quá trình ký sinh sán dây gây ra
những tác hại lớn cho vật chủ, biểu hiện ở những tác động sau:
Móc và giác bám của sán trưởng thành làm tổn thương niêm mạc ruột và mở
đường cho vi khuẩn vào cơ thể. Sán dây tiết độc tố làm ký chủ rối loạn thần kinh
Sán lấy dinh dưỡng của ký chủ làm con vật gầy yếu, chậm lớn, suy dinh dưỡng.
Nếu nhiều, sán cuộn lại làm tắc hoặc thủng ruột.
Tác hại của sán dây Taenia solium gây ra thể hiện qua 4 tác động sau:
- Tác động cơ giới: Với số lượng lớn ký sinh, sán dây dùng giác bám bám sâu
vào niêm mạc ruột, gây tổn thương, viêm ruột và xuất huyết.
- Tác động tiết độc tố: Trong quá trình ký sinh, sán dây tiết ra độc tố. Độc tố
có thể là sản phẩm các tuyến tiết ra hoặc các chất bài tiết của sán dây, tác động đến
hệ thần kinh, làm cho ký chủ mệt mỏi, kém ăn.
- Tác động chiếm đoạt chất dinh dưỡng: sán nuôi dưỡng bản thân bằng cách
thẩm thấu dinh dưỡng qua toàn bộ bề mặt cơ thể. Do số lượng sán nhiều và tồn tại

trong thời gian kéo dài làm ký chủ gầy yếu, thiếu máu, giảm sức đề kháng.
- Tác động mang trùng: Sán bám chặt vào niêm mạc, gây tổn thương, phá vỡ
phòng tuyến thượng bì, tạo điều kiện cho vi khuẩn từ môi trường xâm nhập gây nên
các bệnh ghép với bệnh ký sinh trùng.
* Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh sán Taenia solium
Theo Nguyễn Văn Đề (2013) [4], bệnh do sán dây Taenia solium trưởng thành
thường không biểu hiện triệu chứng rõ rệt, một số trường hợp có biểu hiện lâm
sàng: đau bụng, đau tức vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa hoặc có triệu chứng thần
kinh (suy nhược); dấu hiệu chính là thấy đốt sán ra theo phân; xuất hiện đốt sán
theo phân (những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như sơ mít, đầu sán bằng phẳng) và một
số trường hợp có trứng sán trong phân được phát hiện.
Người nhiễm sán dây trưởng thành không có triệu chứng gì đặc biệt, tùy sự
phản ứng của cơ thể thấy đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, đau thượng vị. Có thể chán
ăn, ăn không ngon hoặc ngược lại có khi đói cồn cào, ăn nhiều, sút cân. Khi bắt đầu
có đốt già rụng ra theo phân thì các triệu chứng trên giảm.


14
Bệnh do sán dây Taenia solium chủ yếu gây triệu chứng đau bụng vùng rốn, rối
loạn tiêu hóa nhẹ, dần dần thấy yếu mệt, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu suy dinh
dưỡng do sán chiếm dụng thức ăn, có thể gây thiếu máu. Tuy nhiên, triệu chứng chủ
yếu là người bị bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt do những đốt
sán tự rụng ra ngoài ống tiêu hóa bất cứ lúc nào. Sán có thể gây tắc hoặc bán tắc ruột.
Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh Cysticercus cellulosae
* Đặc điểm gây bệnh của ấu trùng Cysticercus cellulosae
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2008) [10], ấu trùng Cysticercus cellulosae cư trú
trong cơ thể lợn và người sẽ gây ra những tổn thương cho các cơ quan, tổ chức qua
sự tác động sau:
- Tác động cơ giới:
+ Ấu trùng qua niêm mạc ruột gây tổn thương, xuất huyết niêm mạc ruột, tổn

thương thành mạch quản.
+ Ấu trùng đến các cơ tạo thành “gạo” gây tổn thương các sợi cơ, chèn ép cơ
và làm cho gia súc đau đớn.
+ Ấu trùng ký sinh ở não, cơ tim... gây những biến chứng về thần kinh và hoạt
động tim rất nguy hiểm.
- Tác động do độc tố: Tại các cơ, ấu trùng tiết ra độc tố kích thích các sợi cơ
và đầu mút dây thần kinh cảm giác nên gây đau đớn cho gia súc.
* Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh Cysticercus cellulosae
Ở giai đoạn đầu, thai 6 móc di chuyển đến vị trí ký sinh, làm tổn thương tổ
chức. Khi ấu trùng có sức gây bệnh hình thành, do sự chèn ép, gây rối loạn chức
năng của tổ chức: Nếu ấu trùng ở não gây rối loạn thần kinh, nếu ở cơ tim gây rối
loạn hoạt động tim, nếu ở mắt gây mờ mắt, có thể bị mù (Nguyễn Thị Kim Lan,
2012 [11]).
Người bị nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae biểu hiện triệu chứng rõ ràng hơn.
Triệu chứng cũng biểu hiện tùy theo vị trí ký sinh của ấu trùng Cysticercus cellulosae.
Nếu ở não gây chèn ép, cản trở tuần hoàn máu, gây tụ máu.
Nếu ở mắt gây hiện tượng mở mắt, chảy nước mắt, nếu nhiều có thể gây mù.


15
Bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra ở người thường gặp nhiều nhất
ở độ tuổi từ 20 - 50 và biểu hiện lâm sàng của bệnh cũng khác nhau ở các lứa tuổi
khác nhau (Del Brutto O.H., 2013 [34]). Các nốt sần dưới da do ấu trùng
Cysticercus cellulosae gây ra thường thấy người dưới 30 tuổi, chứng rối loạn thần
kinh do ấu trùng ký sinh trong não thấy ở những người có độ tuổi cao hơn, triệu
chứng viêm, rối loạn thần kinh ở trẻ em và phụ nữ thường gặp và có mức độ
nghiêm trọng hơn (Garcia H.H., 2010 [41], Del Brutto V.J., 2012 [35], Fleury A.,
2010 [37]).
Tiên lượng về bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae ký sinh trong não rất
xấu vì có khả năng dẫn đến tử vong (Fleury A., 2011 [40]). Những người bị tổn

thương não có cơ hội sống thì sẽ không có tình trạng tái phát bệnh trở lại
(Rajshekhar V., 2004 [65].
Khi lợn bị nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae lúc đầu con vật có biểu hiện
đau bụng, ỉa chảy. Sau đó các triệu chứng này giảm dần, con vật có những biểu hiện
lâm sàng tùy theo vị trí ký sinh của ấu trùng Cysticercus cellulosae :
+ Nếu ở các cơ mí mắt, làm con vật bị mờ mắt, chảy nước mắt, nếu nặng sẽ
gây mù mắt.
+ Nếu ở cơ lưỡi và cơ hàm sẽ làm liệt lưỡi, liệt hàm cho con vật khó lấy thức
ăn, khó nhai, khó nuốt.
+ Nếu ấu trùng Cysticercus cellulosae ký sinh ở cơ tim gây ảnh hưởng đến
hoạt động của tim.
+ Nếu ấu trùng Cysticercus cellulosae ký sinh ở cơ 4 chân thì con vật đi lại
khó khăn, có thể què, không đi lại được.
+ Nếu nhiễm nhiều và ấu trùng Cysticercus cellulosae ký sinh ở toàn thân thì
có triệu chứng viêm ruột, viêm gan, viêm hệ cơ toàn thân.
1.1.2.3. Chẩn đoán bệnh sán dây và bệnh Cysticercus cellulosae
Chẩn đoán bệnh do sán dây Taenia solium gây ra
Ở người chỉ có thể chẩn đoán bằng các phương pháp sau:
 Phát hiện các đốt sán một đoạn 4 - 6 đốt sán ra theo phân
 Soi phân tìm đốt sán dây trưởng thành hoặc tìm trứng sán (ít khi tìm thấy
trứng sán, chỉ thấy khi đốt sán bị vỡ vì một lý do nào đấy)


×