Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh sán lá gan do fasciola spp. trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 81 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
[\



NGUYỄN THỊ SÁU



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH SÁN LÁ
GAN DO FASCIOLA SPP. TRÊN ĐÀN BÒ THỊT NUÔI
TẠI HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ




LUẬN VĂN THẠC SĨ







HÀ NỘI, NĂM 2014



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
[\



NGUYỄN THỊ SÁU



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH SÁN LÁ
GAN DO FASCIOLA SPP. TRÊN ĐÀN BÒ THỊT NUÔI
TẠI HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ





CHUYÊN NGÀNH: THÚ Y
MÃ SỐ : 60.64.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN THỌ

HÀ NỘI, NĂM 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu
và hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều chính xác
và được chỉ rõ nguồn gốc.
Ninh Bình, ngày 28 tháng 10 năm 2014
Tác giả



Nguyễn Thị Sáu
















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii


LỜI CẢM ƠN

Mở đầu của Luận văn cho tôi được chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của
các thầy, cô giáo bộ môn Ký simh trùng; các thầy, cô Khoa Thú y, Ban Sau
Đại học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; cùng toàn thể các thầy, cô giáo đã
giảng dậy tôi trong thời gian học Cao học ở nhà trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn khoa
học PGS.TS. Nguyễn Văn Thọ người thầy đã trực tiế
p hướng dẫn, giúp đỡ
trong quá trình tôi thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các chủ nông hộ, trang
trại chăn nuôi bò tại các xã thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã tạo điều
kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ,
giúp đỡ tạo đi
ều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Ninh Bình, ngày 28 tháng 10 năm 2014
Tác giả


Nguyễn Thị Sáu








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích của đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đặc điểm sinh học của sán lá gan lớn 3
1.1.1. Phân loại sinh học 3
1.1.2. Đặc điểm hình thể 3
1.1.3. Vòng đời phát triển của Fasciola spp. 5
1.1.4. Đặc điểm hình thái các giai đoạn phát triển của Fasciola 7
1.2. Tình hình dịch tễ của sán lá gan lớn 12
1.3. Cơ chế phát bệnh của sán lá gan lớn 14
1.4. Triệu chứng, bệnh tích và chẩn đoán bệnh sán lá gan lớn. 16
1.4.1. Triệu chứng 16
1.4.2. Bệnh tích 17
1.4.3. Chẩn đoán 19
1.4.4. Phòng và
điều trị bệnh sán lá gan lớn 21
1.5. Tình hình nghiên cứu về bệnh sán lá gan lớn 24
1.5.1. Những nghiên cứu về bệnh sán lá gan lớn trên thế giới 24


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv

1.5.2. Những nghiên cứu về bệnh sán lá gan tại Việt Nam 26
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Địa điểm nghiên cứu 30
2.1.1 Đặc điểm của huyện Nho Quan 30
2.2. Thời gian nghiên cứu 31
2.3. Nguyên liệu nghiên cứu 31
2.3.1. Nguyên liệu nghiên cứu 31
2.3.2. Dụng cụ nghiên cứu 31
2.4. Đối tượng nghiên cứu 32
2.5. Nội dung nghiên cứu 32
2.5.1.
Định danh sán lá gan lớn ký sinh trên bò tại vùng nghiên cứu 32
2.5.2. Tình hình nhiễm sán lá gan lớn trên đàn bò tại huyện Nho Quan 32
2.5.3. Tình hình nhiễm sán lá gan lớn ở vật chủ trung gian 32
2.5.4. Xác định các triệu chứng, bệnh tích của bò nhiễm sán lá gan lớn 32
2.5.5. Đề xuất biện pháp phòng trị 33
2.6. Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm 33
2.6.1. Phương pháp nghiên cứu 33
2.6.2. Bố trí thí nghiệm 40
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ 42
3.1. Thành ph
ần loài sán lá gan lớn gây bệnh ở bò thịt huyện Nho Quan tỉnh
Ninh Bình 42
3.1.1. Kết quả định loại hình thái sán lá gan lớn 42
3.2. Tình hình nhiễm sán lá gan lớn trên đàn bò nuôi thịt tại huyện Nho
Quan, Ninh Bình 44
3.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan lớn trên đàn bò 44

3.3. Tình hình nhiễm sán lá gan lớn ở vật chủ trung gian 48
3.3.1. Kết quả thu thập ốc Lymnaea tại 10 xã điều tra 48

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v

3.3.2. Xác định vật chủ trung gian của Fasciola gigantica 50
3.4. Tình hình nhiễm ấu trùng nang (Adolescaria) ở cây thủy sinh tring
vùng nghiên cứu 51
3.5. Triệu chứng, bệnh tích của bò nhiễm sán lá gan lớn 52
3.5.1. Triệu chứng của bò nhiễm sán lá gan lớn 52
3.5.2. Bệnh tích của gan bò thịt nhiễm sán lá gan lớn 55
3.6. Nghiên cứu tác dụng tẩy sán lá gan của một số loại thuốc 63
3.6.1. Xác định tác dụng tẩy sán lá gan của một số thuốc đã sử d
ụng nhiều
năm qua 63
3.6.2. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh sán lá gan lớn cho bò ở huyện
Nho Quan – Ninh Bình. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi

DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
3.1: Số đo sán lá gan lớn thu thập từ các điểm nghiên cứu 42
3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan trên bò nuôi tại 10 xã thuộc huyện

Nho Quan, tỉnh Ninh Bình 45
3.3. Tỷ lệ nhiễm san lá gan lớn theo tính biệt 46
3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan lớn theo tuổi của bò 47
3.5. Thành phần loài ốc nước ngọt thuộc bộ Pulmonata tìm thấy trong vùng
nghiên cứu 48
3.6. Thành phần vật chủ trung gian củ
a F. gigantica 50
3.7. Tình hình nhiễm Adolescaria của F.gigantica ở cây thức ăn thủy sinh
trong vùng nghiên cứu. 52
3.8. Triệu chứng lâm sàng của bò mắc bệnh do F. gigantica 53
3.9. Tỷ lệ bò có biểu hiện triệu chứng bệnh sán lá gan Fasciola spp. 54
3.10. Các biều hiện bệnh tích đại thể ở gan bò nhiễm sán lá gan lớn tại các lò
môt huyện Nho Quan 56
3.11. Bệnh tích vi thể trên gan bò nhiễm sán lá gan lớn tại huyện Nho Quan 60
3.12. Kết quả hiệu lự
c của thuốc Han – Dertil B và Nitroxinil 25% 63

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii

DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang

1.1. Hình thể sán lá gan lớn trưởng thành 4
1.2. Vòng đời của sán lá gan lớn 6
1.3. Hình thể trứng sán lá gan lớn 7
1.4. Hình thể ấu trùng Miracidium sán lá gan lớn 8
1.5. Hình nang ấu trùng sán lá gan lớn 9
1.6. Hình Rediae sán lá gan lớn 10
1.7. Hình Cercaria sán lá gan lớn 11
1.8. Hình thể nang ấu trùng sán lá gan lớn 11

3.1. Hình Ốc Lymnae swinhoei 49
3.2. Hình Ốc Lymnae viridis 50
3.3. Bò gầy, lông xơ xác 55
3.4. Con vật ỉa chảy, phân nhão 55
3.5. Gan hoại tử, xơ cứng 58
3.6. Gan xuất huyết…………………………………………………….56
3.7. Ống mật xơ xứng …………………………………………………56
3.8. Dịch đục trong ống mật……………………………………………56
3.9. Thành ống mật sơ dầy do nhiễm sán (Hex150) 61
3.10. Thâm nhiễm bạch cầu ái toan xung quanh các ống mật tăng sinh (Hex600) 61






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ
F. gigantica
F. hepatica
SLGL
L. swinhoei
L.viridis

Fasciola gigantica
Fasciola hepatica
Sán lá gan lớn

Lymnaea swinhoei
Lymnaea viridis









Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Hiện nay, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng chăn nuôi bò
là một nghề truyền thống. Nuôi bò không những cung cấp cho con người
nguồn sữa mà còn cung cấp một lượng thực phẩm có chất lượng cao và giàu
dinh dưỡng. Vì vậy, nuôi bò là một trong những hướng đầu tư đem lại hiệu
quả cao cho người nông dân. Huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình sở hữu thế
mạnh về đồng cỏ, vố
n đầu tư linh động tùy theo điều kiện ban đầu của mỗi
hộ và quan trọng là có thể đầu tư theo hình thức lấy ngắn nuôi dài, lãi cao,
chăn nuôi bò còn giúp người dân có thêm nguồn phân bón phục vụ việc trồng
trọt nên phát triển đàn bò là một trong những mục tiêu được huyện đặc biệt
chú trọng phát triển trên cả hai phương diện số lượng và chất lượng.
Phát triển đàn bò theo hướng nâng cao tỷ lệ
đàn bò lai là một trong
những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện. Đây

là một trong những hướng sản xuất phù hợp với điều kiện, tập quán sản xuất,
đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân có thể xóa đói, giảm nghèo bền
vững và quan trọng là có tiềm năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, việc
phát triển đàn bò ở nước ta cũng còn gặp không ít khó kh
ăn, tỷ lệ bò lai trong
tổng đàn còn quá thấp, tốc độ tăng trưởng đàn bò chưa đạt kế hoạch, mục tiêu
đề ra dù giá thịt bò thương phẩm luôn ổn định, thậm chí còn tăng lên. Bên
cạnh đó, đồng cỏ chăn nuôi ngày càng bị thu hẹp, trong khi người dân chưa
chú trọng tới việc trồng thêm nguồn cỏ phục vụ chăn nuôi, chỉ dựa vào nguồn
thức ăn tự nhiên. Hơ
n nữa, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trong thời
gian qua cũng gây áp lực không nhỏ đến việc phát triển đàn bò.
Trên động vật, tại nhiều quốc gia dịch bệnh gây tổn thất kinh tế nặng nề
cho người chăn nuôi gia súc. Trong đó có bệnh do ký sinh trùng gây nên, trên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2

đàn bò nguy cơ cao nhiễm sán lá gan lớn (SLGL) (Mas-Coma, 1999). Hàng
năm thiệt hại trong ngành chăn nuôi gia súc do sán lá gan Fasciola.spp. vào
khoảng 2-3 tỷ đô la Mỹ, động vật nhiễm bệnh gầy sút, giảm sản lượng và chất
lượng cung cấp thịt và sữa . Ở người, bệnh ảnh hưởng đến tất cả các lứa tuổi,
cả hai giới, các tầng lớp xã hội và nghề nghiệp, đặc biệt là cư dân của khu vực
nông thôn (WHO, 1995). Hi
ện có khoảng 2,5 triệu người nhiễm bệnh; với 180
triệu người đang có nguy cơ nhiễm bệnh và bệnh lan tràn tới 61 quốc gia tại
cả năm châu lục trên thế giới (WHO, 2006). Tại Việt Nam trong những năm
qua bệnh sán lá gan lớn nổi lên như một bệnh ký sinh trùng phổ biến và trầm
trọng. Các ca bệnh sán lá gan lớn đã được thông báo có mắc tại 50 tỉnh thành
trong toàn quốc. Do tình hình cấp thiết trên, chúng tôi đã tiến hành th
ực hiện

đề tài : “Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh sán lá gan do Fasciola spp.
trên đàn bò thịt nuôi tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình và biện pháp
phòng trị”.
2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá được tình hình nhiễm sán lá gan lớn ở đàn bò thịt trên địa
bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
- Làm rõ một số đặc điểm bệnh lý của bò nhiễm sán lá gan lớn trên địa
bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
3. Ý nghĩ
a khoa học và thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu góp phần vào công tác chẩn đoán phát hiện nguyên
nhân gây bệnh ký sinh trùng trên gia súc nuôi trên địa bàn huyện Nho Quan,
đồng thời là cơ sở cho việc chỉ đạo sản xuất và trong công tác quản lý nhà nước
của ngành chăn nuôi thú y huyện Nho Quan trong những năm tiếp theo.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học và lý luận cho việc nghiên cứu
và đánh giá những tác động của bệnh ký sinh trùng truyền lây giữ
a người và
động vật.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3

- Xây dựng được các biện pháp phòng trị bệnh sán lá gan lớn phù hợp
với đàn bò nuôi trên huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đặc điểm sinh học của sán lá gan lớn
Sán lá gan lớn (Fasciola spp.) là ký sinh trùng lây truyền theo đường
tiêu hóa.
1.1.1. Phân loại sinh học
Sán lá gan là tên gọi chung của hai loài sán lá sống ký sinh ở gan thuộc

lớp sán lá, có tên khoa học là Fasciola gigantica và Fasciola hepatica. Vị trí
phân loại của hai loài sán này trong hệ thống phân loại (Phan Thế Việt và cs,
1977) như sau:
Liên ngành :Scolecida Huxley 1856, Beklemichev, 1944
Ngành : Plathemithes, Schneider, 1873.
Lớp : Trematoda Rudolphi, 1808
Phân lớp : Plosostomidea Skrjabin et Guschanskaja, 1962
Bộ : Fasciolida Skrjabin et Guschanskaja, 1962
Phân bộ : Fasciolata Skjabin et Schulz, 1935.
Họ : Fasciolidae
Railliet, 1985.
Phân họ : Fasciolinae Stiles et Hassal, 1898.
Giống :Fassciola Limnaeus, 1758
Loài : Fasciola hepatica Limnaeus, 1758.
Fasciola gigantica Cobbold, 1885
Đặc điểm hình thể
Sán trưởng thành
Tất cả ký sinh trùng sán lá nói chung ở trâu bò đều có hình lá và dẹt,
kích thước dao động từ 1mm đến 30 mm, riêng Fasciolopis có kích thước đến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4

75 mm. Sán lá gan lớn trưởng thành hình chiếc lá, thân dẹt và bờ mỏng, kích
thước 20 -30 x 10-12 mm, màu trắng hồng hoặc xám đỏ, giác miệng nhỏ, kích
thước 1mm, giác bụng to hơn, kích thước 1,6 mm. Cơ thể sán được bao phủ
bởi 1 lớp cutile mỏng và có nhiều chóp nhỏ; chúng thường “bám dính” với
nhiều cơ quan khác của vật chủ thông qua hai giác hút, một giác hút ở phía
trước gọi là giác miệng và một cái còn lại ở giữa gọi là giác bụng. Miệng
thường nằm ngay
ở giác miệng và nối với manh tràng, chia hai nhánh và mỗi

nhánh mở rộng về một phía của cơ thể. Đặc điểm chính của sán lá gan lớn là
sự có mặt của các tế bào hình ngọn lửa trong hệ bài tiết của sán. Sán lưỡng
tính, bộ phận sinh dục có lỗ nằm gần giác bụng.

Hình 1.1. Hình thể sán lá gan lớn trưởng thành
Cơ quan sinh dục đực bao gồm 1 hay nhiều tinh hoàn kết nối với một
ống đơn thuần hoặc một ống dẫn tinh lớn, nhờ vào một ống ngắn hoặc ống
dẫn tinh. Ống dẫn tinh sẽ kết thúc bằng một cơ quan sinh dục đực. Cơ quan
sinh dục cái bao gồm một buồng trứng duy nhất kết nối với ống dẫn tr
ứng.
Ống dẫn trứng nối với vài ống hoặc ống noãn hoàng. Ống dẫn trứng nối tiếp
với Ootype rồi được bao quanh bởi một khối tuyến ngoại tiết (tuyến Mehlis).
Tử cung nằm ở cuối của Ootype. Sự thụ tinh hiếm khi xảy ra trong các loài

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5

sán lá. Cũng như nhiều loài sán lá khác nhau, sán lá gan lớn lưỡng tính, có thể
thụ tinh chéo hoặc tự thụ tinh, trong cơ thể sán có cả cơ quan sinh dục đực và
cái. Hệ thống sinh dục rất phát triển, tử cung sán chứa đầy trứng. Sán có giác
bụng và giác miệng, giác miệng đóng kín và không nối với cơ quan tiêu hóa.
Sán không có hệ thống tuần hoàn, hô hấp và cơ quan thị giác, hệ bài tiết ở
cuối thân (Nguyễn Văn Đề và Lê Khánh Thuận, 2004; Nguyễn Th
ị Lê, 1995).
Sán lá gan lớn có cả những loại sinh tinh bất thường bao gồm nhiễm
sắc thể nhị bội (diploid form), tam bội (triloid form) và đa bội mà không thụ
tinh và loại sinh tinh bình thường của Fasciola spp. được tìm thấy ở một quốc
gia châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Nepal, Philippines, Thái Lan
và Việt Nam. Loại sinh tinh bất thường xảy ra đặc biệt ở Nhật Bản và Hàn
Quốc. Tại vùng Đông Nam Á, loài sán có loại sinh tinh bất thường cùng khu
v

ực phân bố với loài sán sinh tinh bình thường F.hepatica và F.gigantica.
Tương tự, tại châu Phi, chủ yếu gặp chủng F.gigantica. Ngược lại, ở Châu
Âu, Nam và Bắc Mỹ, châu Đại Dương là các địa danh phân bố chủ yếu của
F.hepatica (Nguyễn Văn Đề, 2003; A. Marcilla et al., 2002; Itagaki T và
Tsutsumi K, 1998).
Vòng đời phát triển của Fasciola spp.
Vòng đời phát triển của Fasciola spp. luôn luôn cần vật chủ trung gian
là ốc nước ngọt và các cây cỏ thủ
y sinh làm vật môi giới truyền bệnh.
Sán trưởng thành sống trong hệ đường mật và từ ống mật trứng theo
đường mật xuống ruột và ra ngoài theo phân. Trứng xuống nước, ở nhiệt độ
thích hợp từ 25
0
C – 30
0
C, nở thành ấu trùng lông, sau 14 – 16 ngày, ấu trùng
này thâm nhập và ký sinh ở vật chủ trung gian 1 là ốc thuộc giống Lymnaea
(Nguyễn Thị Lê và cs, 1977); trong ốc, ấu trùng phát triển qua giai đoạn nang
bào tử, giai đoạn phát triển và sản sinh ra một số lượng lớn ấu trùng đuôi bơi
lội tự do và các ấu trùng đuôi này bám vào cây thủy sinh như rau muống, rau
cần, cải soong… và tạo thành nang ấu trùng (Metacercaria).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6

Nếu trâu bò cừu là vật chủ chính ăn phải những thực vật nói trên hay
uống nước chứa nang ấu trùng thì sẽ mắc bệnh. Khi vào đến dạ dày, dịch vị
làm tan rã vỏ và ấu trùng được giải phóng, nhiều nhất là ở tá tràng, sau 1 giờ ấu
trùng thoát nang và xuyên qua thành ruột, sau 2 giờ xuất hiện trong ổ bụng, qua
màng glisson vào gan, đến gan ngày thứ 6 sau khi thoát nang, sau đó chúng di
chuyển đến ký sinh trong đường mật. Trong cơ thể vật chủ chính, sán lá gan lớn đạ

t
đến giai đoạn trưởng thành phát dục từ 79 – 88 ngày. Thời gian từ khi nhiễm đến
khi xuất hiện trứng trong phân tùy thuộc vật chủ, ở cừu và trâu bò là 2 tháng.
Vòng đời sán lá gan lớn được thể hiện ở hình 1.2

Hình 1.2. Vòng đời của sán lá gan lớn
1. Trứng từ đường mật được thải ra ngoài theo phân
2. Trứng rơi xuống môi trường nước.
3. Ấu trùng lông nở ra từ trứng
4. Ốc trung gian truyền bệnh và ấu trùng sán phát triển trong ốc.
5. Ấu trùng đuôi rời khỏi ốc bơi trong nước.
6. Nang ấu trùng bám trong thực vật thủy sinh
2
3
4
5
6
1

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7

7. 7-8. Động vật ăn cỏ ăn ấu trùng sán có nhiễm trong thực
vật thủy sinh hoặc nước uống, ấu trùng vào dạ dày, xuyên qua thành
ống tiêu hóa và ổ bụng rồi xuyên lên gan ký sinh trong đường mật.

1.1.4. Đặc điểm hình thái các giai đoạn phát triển của Fasciola
Trứng sán lá gan lớn
Hình thái: Trứng SLGL có kích thước lớn nhất trong các loài sán lá,
trứng có màu vàng, hình elip đối xứng qua trục dọc, vỏ mỏng, có nắp ở một
đầu (hình 1.3).



Hình 1.3. Hình thể trứng sán lá gan lớn
Kích thước: Trứng SLGL có kích thước trung bình là 140 – 172,3 x 80
– 89,6 µm, dao động từ 130 – 150 x 60 – 90µm có khi tới 152 – 198 x 72-94
µm Trứng sán lá gan lớn có phổ giao động kích thước rộng là do chúng tồn tại
dưới hai thể: nhị bội (diploid form) và tam bội (triloid form).
Cấu tạo: trứng sán có từ 20 đến 30 phôi bào; trong các giai đoạn phát
triển của trứng, lúc đầu các phôi bào phân bố đều, sau đó phôi bào tập trung
dần vào trung tâm và hình thành nguyên ấu trùng lông ở trong trứng.
Sức đề kháng: Trứ
ng sán rất nhạy cảm với điều kiện khô hạn và tác
động trực tiếp của ánh sáng mặt trời. Ở trong phân khô, phôi ngừng phát triển,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8

trứng bị chết sau 8 đến 9 ngày. Trong điều kiện khô hạn, trứng bị biến dạng, vỏ
trứng nhăn nheo, ấu trùng lông trong vỏ trứng bị chết sau 1 đến 1,5 ngày. Ở môi
trường ẩm ướt, trứng có khả năng sống khá lâu trong phân hơi ẩm, trứng tồn tại
đến 8 tháng. Dưới ánh nắng trực tiếp, trứng chết nhanh. Phôi bị chết sau 2 ngày
ở nhiệt độ thấp từ -5
0
C đến -15
0
C. Nhiệt độ 10
0
C – 20
0
C, trứng ngừng phát triển.
Tại nhiệt độ 40

0
C – 50
0
C, phôi chết sau vài phút (Nguyễn Thị Lê và cs, 1977;
Nguyễn Thị Lê, 1995; Itagaki T và Tsutsumi K 1998).

Hình 1.4. Hình thể ấu trùng Miracidium sán lá gan lớn
Ấu trùng: Ấu trùng lông (Miracidium): khi còn ở trong trứng, ấu trùng
lông có kích thước nhỏ, bọc trong một lớp màng, túi tinh chưa hình thành,
hình thái nhìn chung giống như khi đã chui ra ngoài.
Cấu tạo: Ấu trùng lông có lớp lông ở xung quanh, nhờ vậy chúng có
khả năng bơi lội trong nước cho tới khi xâm nhập được vào ốc hoặc chết.
Ấu trùng lông gồm có túi tinh ở phía đầu , hai bên có tuyến đỉnh. Cơ
quan bài tiết đượ
c tạo thành từ một tế bào ngọn lửa và các ống dẫn. Tế bào
hình ngọn lửa hoạt động rất mạnh trong trứng cũng như đã ra ngoài, soi kính
hiển vi dễ thấy. Mắt của ấu trùng lông nằm ở mặt lưng, cấu tạo theo kiểu dấu
nhân chéo thành dấu màu đen.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9

Sporocyst là một dạng ấu trùng thứ hai của sán lá, nang ấu trùng có
dạng hình túi được bao bởi màng mỏng. Các cơ quan của ấu trùng đuôi mất đi
và xuất hiện các cơ quan mới. Ấu trùng lông có mắt, phát triển thành nang ấu
trùng thì mắt không còn, vẫn được phủ lông như ấu trùng lông, các tuyến
đỉnh, túi tinh cũng không thấy ở nang ấu trùng.

Hình 1.5. Hình nang ấu trùng sán lá gan lớn
Đặc điểm giống nhau giữa hai dạng ấu trùng này là cơ quan bài tiết
được cấu tạo bởi các tế bào ngọn lửa rất hoạt động. Nang ấu trùng hình thành

ống ruột và hầu, các bộ phận này còn nằm trong khối tế bào thân rất lớn,
ngoài ra trong cơ thể nang ấu trùng còn có một đám phôi khác nữa. Do hiện
tượng đơn tính sinh, về sau các đám phôi này sẽ phát triển thành Rediae. Kích
thước của nang
ấu trùng sau 6 ngày ấu trùng lông nhiễm vào ốc là: 0,250 –
0,291 x 0,156 – 0,177mm; trung bình 0,272 x 0,167mm. Khoảng 3 – 7 ngày,
ang ấu trùng sinh sản vô tính cho ra nhiều Rediae, một nang ấu trùng cho ra 5
– 15 Rediae.
Rediae: Có hai hệ: Rediae thế hệ 1 và Rediae thế hệ 2 cùng phát triển
trong ốc. Rediae có dạng hình giun, ít hoạt động, đã xuất hiện một số nét của
sán trưởng thành: giác miệng, giác bụng, hầu, thực quản và ruột, ống ruột
chạy dọc cơ thể của ấu trùng, đuôi dài hơn thân giúp di chuyển được dễ dàng,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10

Rediae lớn hơn hẳn nang ấu trùng, kích thước sau 7 ngày trung bình 0,494 x
0,134 mm; chiều dài ống ruột trung bình 0,338 mm, giác miệng trung bình
0,078 – 0,063 mm. Toàn bộ cơ thể có mầu vàng đậm, các đám phôi thấy rõ và
lớn hơn.

Hình 1.6. Hình Rediae sán lá gan lớn
Thời gian càng dài thì kích thước Rediae càng lớn, sau 35 ngày kể từ
khi nhiễm ấu trùng, đạt kích thước trung bình: thân: 1,48 x 0,2 mm; ruột 0,68
x 0,121 mm; hầu 0,077 x 0,063 mm.
Ấu trùng đuôi (Cercaria): là dạng ấu trùng sống tự do của sán lá gan
lớn, được phát triển từ Rediae, cấu tạo gồm thân và đuôi. Ấu trùng đuôi còn
non phần thân dài hơn, khi già phần đuôi dài hơn.
Ấu trùng đuôi đã mang phần nào những đặc điểm cấu tạ
o của sán lá
gan trưởng thành cơ quan bám gồm giác miệng và giác bụng, ống tiêu hóa có

lỗ miệng, hầu gồm hai mảnh hình hạt đậu, ruột gồm những tế bào tròn xếp sát
nhau hình thành nên; hai bên thân có các tế bào hình trứng xếp thành hai đường
chạy từ cuối giác miệng đến núm đuôi; ngoài ra, trong cơ thể còn có những hạt
nhỏ sáng là nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của ấu trùng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11


Hình 1.7. Hình Cercaria sán lá gan lớn
Nang ấu trùng (Metacercariae): được hình thành từ ấu trùng đuôi,
trong giai đoạn này ấu trùng không còn đuôi và tạo thành nang, hình cầu, kích
thước nang kể cả màng ngoài 0,208 – 0,291 mm; trung bình 0,244mm. Kích
thước nang đo theo màng trong là 0,177 – 0,250 mm; trung bình 0,203mm.

Hình 1.8. Hình thể nang ấu trùng sán lá gan lớn
Khi phát triển đến giai đoạn nang ấu trùng sức đề kháng của chúng tăng lên
rõ rệt. Nang ấu trùng có khả năng tồn tại ở nhiệt độ từ - 4
0
C đến – 6
0
C. Ở điều kiện
nhiệt độ bình thường, những nang ấu trùng có trong cỏ khô bị ẩm và trong môi
trường nước có thể tồn tại đến trên 5 tháng (Nguyễn Thị Lê và cs, 1977).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12

Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm của nước ta rất thuận lợi cho sự nhiễm và
gây bệnh của sán lá gan lớn (kể cả gây nhiễm và nhiễm tự nhiên). Ở những
vùng có mầm bệnh tồn tại, cứ trung bình 3 tháng, sán lá gan lớn lại hoàn
thành vòng đời trong cơ thể trâu bò, nghĩa là lại tạo ra một đời sán mới trong

cơ thể. Con vật khi đã có sán lá gan ký sinh có thể tiếp tục nhiễm m
ầm bệnh
mới, dẫn đến tình trạng số lượng sán trong cơ thể tăng dần theo tuổi trâu bò.

Tình hình dịch tễ của sán lá gan lớn
Nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, rất
thuận lợi cho bệnh sán lá gan phát triển nên tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở gia súc
khá cao. Nguồn gieo rắc căn bệnh chủ yếu là súc vật nuôi (trâu, bò, dê,
cừu…) và một số động vật hoang dã khác mang Fasciola (như lạc đà…). Mỗi
một sán hàng năm thải theo phân chừng 6000 trứng. Sán có thể số
ng ký sinh
trong cơ thể ký chủ từ 5 – 11 năm. Như vậy mỗi súc vật mang sán mỗi năm
thải một khối lượng trứng khá lớn trên đồng cỏ và bãi chăn thả. Thêm vào đó
những đồng cỏ này lại ẩm thấp, lầy lội vừa tạo điều kiện cho trứng phát triển
thành Miracidium vừa tạo điều kiện cho ốc ký chủ trung gian sinh sôi nảy nở
(Phan Lụ
c, 1997)
Bệnh Fasciola phổ biến ở khắp các vùng trong nước. Trâu bò nhiễm
nhiều, mắc bệnh nặng ở các vùng đồng bằng và trung du, nhất là những nơi lầy
lội, ẩm thấp, quanh năm nước ngập, không luân phiên, cải tạo bãi chăn, không
quản lý phân gia súc chặt chẽ trên đồng cỏ. Ở miền núi và ven biển, ký chủ trung
gian ít phát triển hơn nên mức độ nhiễm ít hơn ở đồng bằng và trung du.
Theo Trịnh V
ăn Thịnh (1978) cho biết, trâu trưởng thành mắc bệnh sán lá
gan lớn do F.gigantica, tỷ lệ nhiễm từ 50% - 70%. Theo Phan Địch Lân (1980),
mổ khám 1043 trâu, bò ở Thái Nguyên, số trâu nhiễm sán lá gan là 57%, trong
đó có nhiều gan phải hủy bỏ do số lượng sán quá nhiều. Kết quả điều tra ở huyện
Bình Lục, Nam Hà tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu là 51,2 – 57,5%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13


Đoàn Văn Phúc (1980) đã kiểm tra 64 bò tại trại sữa Hà Nội, thấy
nhiễm sán lá gan lớn là 73,43%. Tác giả còn cho biết, bệnh sán lá gan đã ảnh
hưởng rõ rệt đến sức khỏe và sản lượng của đàn bò.
Theo Đoàn Văn Phúc và cs (1995) cho biết, trâu bò thuộc khu vực Hà
Nội nhiễm sán lá gan lớn tỷ lệ 53,41%.
Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan lớn ở gia súc nhai lại phụ thuộc
vào những yếu tố
sau:
- Yếu tố thời tiết, khí hậu và mùa vụ: thời tiết, khí hậu của một vùng,
một khu vực có liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của ốc – vật
chủ trung gian của sán lá gan lớn. Điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều, tạo ra môi
trường nước, giúp ốc nước ngọt Lymnaea sống và sinh sản thuận lợi.
- Trịnh Văn Thịnh và cs (1978), Nguyễ
n Thị Kim Lan và cs (1999), đều
cho rằng, gia súc nhai lại nhiễm sán lá gan thường tăng lên vào mùa vật chủ
trung gian phát triển. Những năm mưa nhiều, tỷ lệ nhiễm sán lá gan tăng lên so
với những năm nắng ráo khô hạn. Mùa vụ gắn liền với sự thay đổi thời tiết khí
hậu. Mùa hè thu, số gia súc bị nhiễm sán lá gan lớn tăng cao hơn các mùa khác
trong năm. Cuối mùa đông bệnh sán lá gan lớn thường bắt đầu phát triển.
-
Yếu tố địa hình: vùng và địa hình là hai khái niệm khác nhau, song
có liên quan chặt chẽ với nhau. Các vùng khác nhau có địa hình không giống
nhau. Địa hình là yếu tố quan trọng quyết định sự khác nhau giữa các vùng.
- Các vùng khác nhau trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
đều thuộc 4 loại địa hình: ven biển, đồng bằng, trung du và miền núi.
- Hầu hết các nhà ký sinh trùng học đều thống nhất cho rằng, gia súc
nhai lại ở vùng đồng bằng nhiễm sán nhiều nhất, tỷ lệ nhi
ễm và cường độ
nhiễm giảm dần với đàn gia súc nhai lại ở vùng ven biển, vùng trung du và

miền núi. Về nguyên nhân dẫn đến quy luật này, các tác giả Trịnh Văn Thịnh
(1963); Phạm Văn Khuê và cs (1996); Soulsby (1982); Kaufman (1996) đều

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14

giải thích: vùng đồng bằng có nhiều ao hồ, kênh rạch, có điều kiện cho ốc –
vật chủ trung gian sống và sinh sản. Các kiều địa hình khác thì vấn đề này hạn
chế hơn so với vùng đồng bằng.
- Phan Địch lân và cs (1985), đã khảo sát đặc điểm sinh học của ốc –
vật chủ trung gian của sán lá gan lớn sống ở miền Bắc Việt Nam cho thấy, đó
là hai loài ốc nước ngọt thuộ
c giống Lymnaea với tên là ốc vành tai
(L.swinhoei) và ốc chanh (L.viridis). Loài L.swinhoei có vỏ mỏng, không có
nắp miệng, kích thước 20mm, vòng xoắn cuối cùng rất lớn, chiếm gần hết
phần thân, vỏ loe ra như vành tai. Loài L.viridis cũng có vỏ mỏng, không có
nắp miệng, kích thước 10mm, vỏ dễ vỡ, có 4 – 5 vòng xoắn, vòng xoắn cuối
cùng cũng lớn.
- Bệnh sán lá gan lớn rất phổ biến ở động vật ăn c
ỏ Việt Nam. Số lượng đàn
trâu, bò lớn hơn đàn dê, cừu. Động vật ăn cỏ chủ yếu ở Việt Nam là trâu bò, chúng
là nguồn bệnh chủ yếu trong việc phát tán mầm bệnh ra môi trường.
Thành phần loài sán lá gan lớn cần phải tiếp tục nghiên cứu tiếp, theo
một số tác giả điều tra bước đầu cho thấy, loài sán lá gan lớn ở Việt Nam chủ
yếu là F.gigantica.
Trâu, bò ở
nước ta có đặc điểm chăn thả rông, đó là điều kiện để trâu
bò nhiễm bệnh SLGL cao hơn các nơi khác trên thế giới, kể cả tỷ lệ
nhiễm,cường độ nhiễm. Khả năng phát tán mầm bệnh SLGL từ trâu, bò ra
môi trường rất lớn.
Việt Nam mới chỉ có những nghiên cứu lẻ tẻ, chưa có nghiên cứu đầy

đủ trên phạm vi cả nước theo các vùng sinh thái.
1.3. Cơ
chế phát bệnh của sán lá gan lớn
Theo các nhà ký sinh trùng học, sán lá gan gây bệnh ở vật chủ bằng các
tác động cơ học, tác động của độc tố, sự chiếm đoạt dinh dưỡng và tác động
mang trùng. Khi trâu bò mới nhiễm bệnh, sán lá non di hành trong cơ thể làm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15

tổn thương ở ruột, thành mạch máu, nhu mô gan. Một số ấu trùng có thể theo
máu di chuyển “lạc chỗ” đến phổi, lách, cơ hoành, tuyến tụy,… gây tổn thương
và xuất huyết nặng hoặc nhẹ. Sán lá non xuyên qua các nhu mô gan, làm tổ chức
gan bị phá hoại, tạo ra những đường di hành đầy máu và mảnh tổ chức gan bị
phá hủy. Gan bị viêm từ nhẹ dến nặng tùy theo số lượng ấu trùng nhiễm vào cơ
th
ể. Bò bị thiếu máu do xuất huyết, có thể chết do mất máu.
Tác động cơ giới của sán lá còn tiếp tục tăng lên về kích thước và
phát triển thành sán lá trưởng thành. Sán lá trưởng thành thường xuyên kích
thích niêm mạc ống mật bằng các gai cutin trên cơ thể, gây viêm ống mật. Số
lượng sán lá nhiều có thể làm tắc ống mật, mật ứ lại không xuống ruột được
sẽ tràn vào máu, gây hiện tượng hoàng đản.
Trong quá trình ký sinh, sán lá thường xuyên tiế
t độc tố. Độc tố tác
động vào thành ống mật và mô gan, gây biến đổi đại thể và vi thể, làm tăng
quá trình viêm. Đồng thời, độc tố của sán lá còn hấp thu vào máu, gây hiện
tượng trúng độc toàn thân, gây hủy hoại máu, làm biến chất protein trong
máu, làm Albumin giảm, Globulin tăng. Độc tố của sán lá còn làm tăng nhiệt
độ cơ thể, tăng bạch cầu (đặc biệt là bạch cầu ái toan). Độc tố của sán lá còn
tác động vào thần kinh, làm cho con v
ật có triệu chứng thần kinh (run rẩy, đi

xiêu vẹo,…). Độc tố của sán lá gan tác động vào thành mạch máu, làm tăng
tính tẩm thấu của thành mạch, gây hiện tượng thủy thũng, làm cho máu đặc
lại. Cũng do tác động của độc tố nên giữa những tiểu thùy gan có hiện tượng
thấm nhiễm huyết thanh vào tế bào, hình thành nên các mô liên kết mới dọc
theo các vách ngăn của tiểu thùy gan và quanh ống mật, vì vậy những ống
mật này cũng dày lên. Quá trình viêm kéo dài làm cho các tế bào yêu cầu tăng
sinh, thay thế những tế bào nhu mô gan, gây hiện tượng xơ gan và teo gan.
Khi trâu bò nhiễm sán lá gan nặng, hiện tượng xơ gan chiếm diện tích lớn của
gan, làm cho chức năng gan bị phá hủy. Từ đó dẫn đến hàng loạt rối loạn khác

×