Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

LUẬN văn CÔNG NGHỆ hóa ĐÁNH GIÁ sản XUẤT SẠCH hơn tại CÔNG TY cổ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY sản út XI – xí NGHIỆP HOÀNG PHONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ SẢN XUẤT SẠCH HƠN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN
THỦY SẢN ÚT XI – XÍ NGHIỆP
HOÀNG PHONG
(HUYỆN MỸ XUYÊN - TỈNH SÓC TRĂNG)

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

ThS. Vũ Bá Minh
KS. Trần Nam Nghiệp

Tháng 12/2008

Cam Minh Tuấn
MSSV : 2041688
Ngành : Công nghệ Hóa học
Khoá : 30


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HOÁ HỌC
*********



Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------------Cần Thơ, ngày.....tháng....năm ....

PHIẾU ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NĂM HỌC : 2008 – 2009
1. Họ và tên sinh viên : Cam Minh Tuấn
Lớp : Công nghệ Hóa học

MSSV: 2041688
Khóa : 30

2. Tên đề tài : Đánh giá sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần chế biến thủy sản Út
Xi – Xí nghiệp Hoàng Phong.
3. Địa điểm thực hiện : Xí nghiệp chế biến thủy sản Hoàng Phong – Tỉnh lộ 8, xã
Tài Văn – huyện Mỹ Xuyên – Tỉnh Sóc Trăng.
4. Họ và tên cán bộ hƣớng dẫn : + ThS. Vũ Bá Minh, Bộ môn Máy – Thiết bị, Khoa
Công nghệ Hóa học và Dầu khí – Trƣờng Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh.
+ KS. Trần Nam Nghiệp, Bộ môn Công Nghệ Hóa
học, Khoa Công nghệ - Trƣờng Đại học Cần Thơ.
5. Mục đích của đề tài : Đánh giá sản xuất sạch hơn tại nhà máy nhằm giảm thiểu
tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, năng lƣợng đem lại hiệu quả kinh tế cao và giảm
ảnh hƣởng môi trƣờng.
6. Các nội dung chính và giới hạn của đề tài : gồm 3 phần và 6 chƣơng
Phần 1 : Tổng quan
Chƣơng I : Giới thiệu
Chƣơng II : Giới thiệu về ngành chế biến tôm xuất khẩu
Chƣơng III : Giới thiệu về sản xuất sạch hơn
Chƣơng IV : Sơ lƣợc về công ty cổ phần chế biến thủy sản Út Xi

Phần 2 : Nghiên cứu sản xuất sạch hơn tại nhà máy
Chƣơng V : Nghiên cứu đánh giá sản xuất sạch hơn
Phần 3 : Kết luận
Chƣơng VI : Kết luận và kiến nghị
7. Các yêu cầu hỗ trợ cho việc thực hiện đề tài : Cán bộ hƣớng dẫn, Xí nghiệp
CBTS Hoàng Phong, kinh phí.
8. Kinh phí dự trù thực hiện đề tài : 500.000 đồng.
SINH VIÊN

Ý KIẾN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

Ý KIẾN
CỦA BỘ MÔN

HỘI ĐỒNG THI &
XÉT TỐT NGHIỆP


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tuy chỉ hơn 3 tháng nhƣng để
hoàn thành đề tài này đó là nhờ sự tận tình hƣớng dẫn, sự giúp đỡ, động viên quý
báo của gia đình, quý thầy cô, các anh chị trong ban lãnh đạo công ty và các bạn
cùng theo học tại Trƣờng Đại học Cần Thơ.
Để hoàn thành đƣợc luận văn này em xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến :
- Gia đình, cha mẹ, anh chị đã ủng hộ con cả về mặt vật chất lẫn tinh
thần trong suốt những năm tháng con theo học tại Trƣờng.
- Thầy Vũ Bá Minh đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo và truyền
đạt kiến thức trong thời gian thực hiện đề tài này.
- Thầy Trần Nam Nghiệp cùng quý thầy cô khoa Công nghệ đã dạy

bảo, truyền đạt những thông tin hữu ích để em hoàn thành luận văn này.
- Ban lãnh đạo, cùng quý anh chị của Công Ty Cổ Phần Chế Biến
Thủy Sản Út Xi đã tận tình hỗ trợ và cung cấp những thông tin, số liệu trong suốt
chặng đƣờng nghiên cứu đề tài.
- Cùng tập thể lớp Công nghệ Hóa Học khóa 30 đã giúp đỡ, động
viên, chia sẽ những khó khăn trong thời gian thực hiện đề tài.
Mặc dù đã cố gắng thực hiện, nhƣng vì thời gian và kiến thức có hạn nên khó
tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo của quý thầy cô và sự góp
ý của các bạn.
Sinh viên thực hiện


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
-------oOo------.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
Ngày…..tháng…..năm…..
Cán bộ hƣớng dẫn



NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
-------oOo------.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................

Ngày…..tháng…..năm…..
Cán bộ phản biện


Mục lục

MỤC LỤC
***
Trang
Phiếu đề tài luận văn tốt nghiệp
Lời cảm ơn

Mục lục ........................................................................................................... i
Danh sách chữ viết tắt .................................................................................... iv
Danh sách hình ............................................................................................... v
Danh sách bảng ............................................................................................... vi
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................ 1
PHẦN I : TỔNG QUAN................................................................................ 2
Chƣơng 1 : GIỚI THIỆU .............................................................................. 3
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................... 3
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................. 3
Chƣơng 2 : GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN TÔM .......................... 4
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ NGUYÊN LIỆU................................... 4
2.1.1 Tôm nguyên liệu ....................................................................... 4
2.1.2 Nƣớc đá trong bảo quản và chế biến tôm ................................... 5
2.1.2.1 Bản chất và thuộc tính của đá ......................................... 5
2.1.2.2 Các loại nƣớc đá ............................................................. 6
2.1.3 Hóa chất sử dụng trong chế biến ................................................ 7
2.2 SẢN PHẨM CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN TÔM .................................. 8
2.3 PHỤ PHẨM CỦA NGÀNH .............................................................. 8
2.4 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG TỒN TẠI CỦA NGÀNH
........................................................................................................................ 9
Chƣơng 3 : GIỚI THIỆU VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN (SXSH) ................ 13
3.1 ĐỊNH NGHĨA SXSH ....................................................................... 14
3.2 CÁC LỢI ÍCH CỦA SXSH .............................................................. 15
3.3 CÁC GIẢI PHÁP SXSH .................................................................. 16
3.4 PHƢƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ SXSH .................................... 19
3.4.1 Điều kiện tiên quyết để áp dụng SXSH ..................................... 19
3.4.1.1 Cam kết của lãnh đạo ..................................................... 19

Trang i



Mục lục
3.4.1.2 Sự tham gia của ngƣời lao động...................................... 19
3.4.1.3 Phƣơng pháp luận khoa học ............................................ 19
3.4.2 Tổng quan về phƣơng pháp luận đánh giá SXSH ...................... 20
3.4.3 Phƣơng pháp luận đánh giá SXSH theo DESIRE ...................... 21
Chƣơng 4 : SƠ LƢỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CBTS ÚT XI ................ 28
4.1 VÀI NÉT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CBTS ÚT XI ........................... 28
4.1.1 Vùng nguyên liệu ...................................................................... 29
4.1.2 Sản phẩm của công ty ................................................................ 29
4.2 XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN HOÀNG PHONG................... 29
4.2.1 Quy mô, năng suất của xí nghiệp ............................................... 30
4.2.2 Các hệ thống phụ trợ ................................................................. 30
4.2.3 Quy trình công nghệ sản xuất tôm đông block của nhà máy ...... 31
4.2.3.1 Sơ đồ khối quy trình công nghệ sản xuất tôm đông
block ............................................................................................................... 31
4.2.3.2 Thuyết minh quy trình công nghệ ................................... 33
4.2.4 Xử lý nƣớc thải tại nhà máy ...................................................... 37
4.2.4.1 Nguồn gốc nƣớc thải ...................................................... 37
4.2.4.2 Công nghệ xử lý ............................................................. 38
4.3 TIỀM NĂNG VỀ SXSH.................................................................... 39
PHẦN II : NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI NHÀ MÁY ....... 41
Chƣơng 5 : NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SXSH ........................................... 42
5.1 KHỞI ĐỘNG .................................................................................... 42
5.1.1 Thành lập nhóm SXSH ............................................................. 42
5.1.2 Liệt kê các công đoạn của quá trình sản xuất ............................. 43
5.1.3 Khảo sát các công đoạn gây lãng phí ......................................... 43
5.2 PHÂN TÍCH CÁC CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT ................................ 45
5.2.1 Sơ đồ dòng quy trình sản xuất tôm đông block của nhà máy...... 45
5.2.2 Lập cân bằng vật chất và năng lƣợng ......................................... 47

5.2.3 Xác định chi phí dòng thải ......................................................... 50
5.2.4 Thẩm định quá trình để xác định nguyên nhân sinh ra chất thải..50
5.3 ĐỀ XUẤT CÁC CƠ HỘI (GIẢI PHÁP) SXSH ................................. 53
5.3.1 Xây dựng các cơ hội SXSH ...................................................... 53
5.3.2 Lựa chọn các cơ hội có thể thực hiện đƣợc ................................ 56

Trang ii


Mục lục
5.4 LỰA CHỌN GIẢI PHÁP SXSH ....................................................... 60
5.4.1 Đánh giá khả thi về kỹ thuật ...................................................... 62
5.4.2 Đánh giá khả thi về kinh tế ........................................................ 64
5.4.3 Đánh giá khả thi về lợi ích môi trƣờng ...................................... 68
5.4.4 Lựa chọn các giải pháp thực hiện .............................................. 69
5.5 THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP SXSH ............................................. 71
5.5.1 Lập kế hoạch chuẩn bị thực hiện ............................................... 71
5.5.2 Giám sát và đánh giá kết quả ..................................................... 74
5.6 DUY TRÌ SẢN XUẤT SẠCH HƠN ................................................. 75
5.6.1 Duy trì SXSH ........................................................................... 75
5.6.2 Các rào cản cho chƣơng trình SXSH ........................................ 76
5.6.3 Các yếu tố đóng góp cho sự thành công của chƣơng trình ........ 76
PHẦN III : KẾT LUẬN ................................................................................ 77
Chƣơng 6 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................... 78
6.1 KẾT LUẬN ....................................................................................... 78
6.2 KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 80
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 81
Phụ lục 1: Sơ đồ hệ thống tổ chức công ty Cổ phần CBTS Út Xi ............. 82
Phụ lục 2 : Sơ đồ mặt bằng XN CBTS Hoàng Phong ............................... 83

Phụ lục 3 : Quy trình vận hành HT XLNT Hoàng Phong ......................... 84
Phụ lục 4 : Số liệu nguyên liệu tiêu hao và định mức thực tế trong quá trình
chế biến ........................................................................................................... 85
Phụ lục 5 : Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ chất ô nhiễm trong nƣớc
thải công nghiệp .............................................................................................. 86

Trang iii


Danh sách chữ viết tắt

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
***
BOD5 (Biochemical Oxygen Demand) : Nhu cầu oxy sinh hóa học
CBTS : Chế biến thủy sản
CN : Thay đổi công nghệ
COD (Chemical Oxygen Demand) : Nhu cầu oxy hóa học
DESIRE (Desmontration in Small Industries of Reducing Waste) : Trình
diễn giảm chất thải tại các ngành công nghiệp nhỏ
KSQT : Kiểm soát tốt quy trình công nghệ
NL : Thay đổi nguyên liệu
PE : Poli Etylen
QLNV : Quản lý nội vi
SP : Cải tiến sản phẩm
SS ( Suspended Solid) : Chất rắn lơ lửng
SXSH : Sản xuất sạch hơn
TB : Cải tiến thiết bị
TSD : Tái sử dụng
UNEP (United Nations Environment Programme) : Chƣơng trình môi trƣờng
của Liên Hiệp Quốc

WTO (World Trade Organisation) : Tổ chức thƣơng mại thế giới

Trang iv


Danh sách hình

DANH SÁCH HÌNH
***
Trang
Hình 2.1 : Xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam qua các năm ....................... 4
Hình 3.1 : Ba nhóm sản xuất sạch hơn ............................................................... 16
Hình 3.2 : Các bƣớc thực hiện đánh giá SXSH ................................................. 21
Hình 3.3 : Thẩm định quá trình để xác định nguyên nhân sinh ra chất thải......... 24
Hình 4.1 : Sơ đồ quy trình xử lý nƣớc cấp cho nhà máy.................................... 30
Hình 4.2 : Sơ đồ khối quy trình công nghệ sản xuất tôm đông block.................. 32
Hình 5.1 : Sơ đồ dòng quy trình sản xuất tôm đông block.................................. 46
Hình 5.2 : Cân bằng nguyên nhiên vật liệu cho một tấn sản phẩm của quy trình chế
biến tôm đông block .......................................................................................... 49

Trang v


Danh sách bảng

DANH SÁCH BẢNG
***
Trang
Bảng 2.1 : Thành phần dinh dƣỡng của tôm sú ................................................ 5
Bảng 2.2 : Đặc tính vật lý của các loại đá khác nhau........................................ 7

Bảng 2.3 : Thành phần hóa học của vỏ tôm sú đã sấy khô ............................... 9
Bảng 2.4 : Tải lƣợng ô nhiễm của nƣớc thải nhà máy chế biến thủy sản và tiêu
chuẩn nƣớc thải công nghiệp ........................................................................... 11
Bảng 4.1 : Sơ lƣợc về Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản Út Xi .................. 28
Bảng 4.2 : Kết quả phân tích nƣớc thải tại đầu vào của hệ thống xử lý nƣớc thải
........................................................................................................................ 37
Bảng 4.3 : Kết quả phân tích nƣớc thải tại đầu ra của hệ thống xử lý nƣớc thải
........................................................................................................................ 38
Bảng 4.4 : Định mức tiêu thụ nguyên vật liệu và lƣợng phát thải của quy trình chế
biến tôm đông block tại nhà máy ..................................................................... 40
Bảng 5.1 : Khảo sát các công đoạn gây lãng phí .............................................. 43
Bảng 5.2 : Phân tích nguyên nhân gây nên sử dụng lãng phí nguyên liệu và năng
lƣợng ............................................................................................................... 51
Bảng 5.3 : Đề xuất các cơ hội SXSH tại xí nghiệp ........................................... 54
Bảng 5.4 : Sàng lọc các cơ hội SXSH .............................................................. 57
Bảng 5.5 : Các giải pháp cần thực hiện ngay ................................................... 60
Bảng 5.6 : Đánh giá tính khả thi kỹ thuật của các giải pháp ............................. 62
Bảng 5.7 : Phân tích tính khả thi về kinh tế ...................................................... 67
Bảng 5.8 : Phân tích ảnh hƣởng đến môi trƣờng .............................................. 68
Bảng 5.9 : Phân bố trọng số các chỉ tiêu .......................................................... 70
Bảng 5.10 : Lựa chọn các giải pháp để thực hiện sản xuất sạch hơn ................ 70
Bảng 5.11 : Kế hoạch thực hiện các giải pháp.................................................. 72

Trang vi


Lời nói đầu

CBHD: ThS. Vũ Bá Minh


LỜI NÓI ĐẦU

Thế giới ngày càng quan tâm đến các vấn đề về năng lƣợng nhƣ việc tìm ra
nguồn năng lƣợng mới thay thế cho nguồn năng lƣợng hóa thạch đang có nguy cơ
cạn kiệt; quan tâm đến những vấn đề về môi trƣờng nhƣ thay đổi khí hậu, ô nhiễm
và giảm sút đa dạng sinh học; cũng nhƣ đến các vấn đề xã hội liên quan đến đói
nghèo, sức khỏe và an toàn lao động,... Các mối quan tâm này đã thúc đẩy việc áp
dụng cách tiếp cận phát triển bền vững vào các ngành công nghiệp. Và sản xuất
sạch hơn là một trong những biện pháp đang đƣợc áp dụng ngày càng nhiều vào các
quá trình sản xuất trong công nghiệp nhằm hƣớng tới sự phát triển bền vững cho
các ngành công nghiệp, cho môi trƣờng và cho toàn xã hội.
Ở nƣớc ta, ngành chế biến thủy sản nói chung và ngành chế biến tôm xuất
khẩu nói riêng là một trong những ngành có tốc độ tăng trƣởng khá cao, bình quân
5 -7 %/năm về sản lƣợng khai thác; 12 -13 %/năm về giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Điều này tất yếu sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến chất lƣợng môi trƣờng.
Thông qua chƣơng trình sản xuất sạch hơn, các doanh nghiệp ngày càng tiếp cận
đƣợc với điều kiện tối ƣu trong sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu
thất thoát nguyên liệu, năng lƣợng và chất thải ô nhiễm, từ đó giảm ảnh hƣởng đến
môi trƣờng.
Đề tài : “Đánh giá sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần chế biến thủy sản
Út Xi – Xí nghiệp Hoàng Phong” đƣợc thực hiện nhằm đạt đƣợc những mục đích
trên.

SVTH: Cam Minh Tuấn

Trang 1


Đánh giá sản xuất sạch hơn tại
Công ty cổ phần chế biến thủy sản…


CBHD: ThS. Vũ Bá Minh

PHẦN I
TỔNG QUAN

SVTH: Cam Minh Tuấn

Trang 2


Đánh giá sản xuất sạch hơn tại
Công ty cổ phần chế biến thủy sản…

CBHD: ThS. Vũ Bá Minh

Chƣơng 1

GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Sóc Trăng là một trong những tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện
tự nhiên vô cùng thuận lợi cho việc nuôi trồng và chế biến thủy sản. Trong đó việc
nuôi trồng và chế biến tôm xuất khẩu đƣợc xem là khâu đột phá để phát triển kinh tế
xã hội của vùng. Công ty cổ phần chế biến thủy sản Út Xi là một trong những công
ty ở Sóc Trăng chế biến mặt hàng tôm xuất khẩu ra nhiều thị trƣờng trên thế giới
nhƣ Nhật, Mỹ, EU,... Trong tình hình hiện nay, khi Việt Nam gia nhập WTO đã tạo
ra nhiều cơ hội và thách thức cho công ty. Bên cạnh vấn đề mở rộng phạm vi sản
xuất còn đòi hỏi ban lãnh đạo của công ty phải chú trọng đến các chiến lƣợc phát
triển lâu dài, bền vững nhƣ sản xuất ra sản phẩm sao cho vừa tiết kiệm đƣợc nguồn
nguyên liệu, năng lƣợng vừa tăng lợi nhuận, lại vừa giảm ảnh hƣởng môi trƣờng.

Với những vấn đề nêu trên, một cách tiếp cận mới đã và đang đƣợc thực hiện
ở nhiều nơi trên thế giới, đó là áp dụng chiến lƣợc sản xuất sạch hơn vào nhà
máy. Có thể nói đây là một trong những phƣơng án hữu hiệu, không những mang
lại những lợi ích về kinh tế mà còn góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm, giảm nhu cầu
xử lý chất thải, cho phép doanh nghiệp tiếp cận tốt các yêu cầu về bảo vệ môi
trƣờng.
2.1 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu hiện trạng sản xuất tại xí nghiệp chế biến thủy sản Hoàng Phong.
Sau đó đề xuất và phân tích, đánh giá các giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy
nhằm giảm thiểu tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, năng lƣợng, đem lại hiệu quả kinh
tế cao và giảm ảnh hƣởng môi trƣờng.

SVTH: Cam Minh Tuấn

Trang 3


Đánh giá sản xuất sạch hơn tại
Công ty cổ phần chế biến thủy sản…

CBHD: ThS. Vũ Bá Minh

Chƣơng 2

GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN TÔM
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ NGUYÊN LIỆU
2.1.1 Tôm nguyên liệu
Tôm là loài giáp xác có giá trị dinh dƣỡng cao, mùi vị thơm ngon, dễ chế
biến, thích hợp với nhiều ngƣời tiêu dùng nên tôm có giá trị xuất khẩu lớn, thị
trƣờng tiêu thụ mạnh, mặt hàng đa dạng phong phú. Do đó, nƣớc ta tạo điều kiện và

khuyến khích nghề nuôi tôm phát triển rộng quanh năm. Tính đến tháng 9 năm 2007,
xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam ƣớc đạt 118,5 nghìn tấn với kim ngạch xuất
khẩu ƣớc đạt 1,11 tỉ USD.

Hình 2.1 : Xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam qua các năm
Tôm có nhiều loại và có giá trị khác nhau. Các loại tôm có giá trị xuất khẩu
cao bao gồm : tôm sú (tiger), tôm thẻ (white shrimp), tôm Sắt (cattiger), tôm chì
(pink),…

SVTH: Cam Minh Tuấn

Trang 4


Đánh giá sản xuất sạch hơn tại
Công ty cổ phần chế biến thủy sản…

CBHD: ThS. Vũ Bá Minh

Bảng 2.1 : Thành phần dinh dƣỡng của tôm sú

Kcal

Thành phần dinh dƣỡng trong 100 g sản phẩm ăn đƣợc
Thành phần chính
Muối khoáng
g
mg

Vitamin

mg

Calories

Protein

Lipid

Glucid

Calci

Phospho

Iron

A

B1

B2

82

17,6

0,9

0,9


79

184

1,6

20

0,04

0,08

* Sự ươn hỏng tôm:
Ngay sau khi tôm chết, cơ chế bảo vệ tự nhiên của tôm ngừng hoạt
động, hàng loạt các biến đổi xảy ra trong tôm do hoạt động của vi sinh vật, của
enzyme và các phản ứng hóa học. Những biến đổi này dẫn đến sự ƣơn hỏng của
tôm sau khi chết. Nhƣ vậy, ƣơn hỏng là quá trình tự nhiên khi tôm chết. Bên cạnh
đó, nhiệt độ cũng ảnh hƣởng đến quá trình ƣơn hỏng của tôm. Tốc độ tăng trƣởng
của vi khuẩn phụ thuộc vào nhiệt độ. Trên thực tế, nhiệt độ là yếu tố quan trọng
nhất để kiểm soát tốc độ ƣơn hỏng của tôm. Nhiệt độ càng tăng, tốc độ sinh sôi nảy
nở của vi khuẩn sử dụng thịt tôm làm thức ăn càng cao. Ở nhiệt độ đủ thấp, các hoạt
động của vi khuẩn sẽ ngừng lại và các hình thức ƣơn hỏng khác diễn ra rất chậm.
Do đó, nhiệt độ vẫn là yếu tố quan trọng nhất để kiểm soát tốc độ tôm ƣơn hỏng.
Bằng cách giảm nhiệt độ, có thể kiểm soát đƣợc những biến đổi hóa học ảnh hƣởng
đến quá trình ƣơn hỏng. Cách dễ nhất và tốt nhất để thực hiện việc này là dùng
nhiều đá làm từ nƣớc sạch.
2.1.2 Nước đá trong bảo quản và chế biến tôm
Tôm cũng nhƣ các loài thủy sản khác rất dễ bị ƣơn hỏng do đó cần đƣợc
ƣớp lạnh trong quá trình bảo quản và chế biến. Có nhiều phƣơng pháp ƣớp lạnh,
trong đó phƣơng pháp ƣớp lạnh bằng nƣớc đá đƣợc sử dụng nhiều nhất.

2.1.2.1 Bản chất và thuộc tính của đá
Để hiểu tại sao đá phù hợp để ƣớp lạnh tôm, trƣớc hết cần xem xét bản
chất và thuộc tính của đá. Khi đông lạnh tại 00C, nƣớc chuyển từ thể lỏng sang thể
rắn, gọi là nƣớc đá. Phải hút một lƣợng nhiệt ra khỏi nƣớc để biến nƣớc thành đá và
cũng cần một lƣợng nhiệt nhƣ vậy để làm tan đá. Nhiệt của hỗn hợp đá và nƣớc sẽ
đƣợc duy trì ở mức 00C cho đến khi đá chảy hết. Một lƣợng đá nhất định luôn cần
một lƣợng nhiệt nhất định để làm tan đá; 1 kg đá cần 80 kcal để tan thành nƣớc, do

SVTH: Cam Minh Tuấn

Trang 5


Đánh giá sản xuất sạch hơn tại
Công ty cổ phần chế biến thủy sản…

CBHD: ThS. Vũ Bá Minh

đó ẩn nhiệt để làm tan đá là 80 kcal/kg. Nhiệt lƣợng này luôn không đổi đối với đá
sản xuất từ nƣớc tinh khiết và khác nhau rất ít đối với đá sản xuất từ nƣớc ngọt ở bất
cứ đâu. Phải cần đến một lƣợng nhiệt đáng kể để làm tan đá do đá có trữ lƣợng
“lạnh” rất lớn – đây là một trong các lý do tại sao đá đƣợc sử dụng rộng rãi trong
ngành thủy sản để ƣớp lạnh.
Mặt khác, đá với vai trò là môi trƣờng lạnh có rất nhiều ƣu điểm : công
suất lạnh riêng trên một đơn vị khối lƣợng hay thể tích cao; đá vô hại, dễ vận
chuyển và tƣơng đối rẻ. Ƣu điểm đặc biệt dễ nhận thấy nhất là nƣớc đá dạng nhỏ
mịn có khả năng tiếp xúc tốt với tôm và làm lạnh tôm rất nhanh. Ngoài ra, nƣớc đá
còn có tác dụng duy trì ổn định nhiệt độ làm lạnh, giữ ẩm và tạo độ bóng cho tôm.
Bản thân nƣớc đá có tác dụng nhƣ một bộ ổn nhiệt tự động trong quá trình bảo quản
tôm nguyên liệu. Do thành phần hóa học chủ yếu của tôm là nƣớc (70 -75 %) nên

nƣớc đá có tác dụng duy trì ổn định nhiệt độ làm lạnh tôm nguyên liệu ở 00C trên
điểm đóng băng của nƣớc trong cơ thể tôm, điều này thích hợp cho việc bảo quản
tôm nguyên liệu.
2.1.2.2 Các loại nƣớc đá
Nƣớc đá có thể đƣợc sản xuất theo các dạng khác nhau; các dạng thƣờng
đƣợc sử dụng nhiều nhất để ƣớp lạnh thủy sản là :
+ Đá vẩy
+ Đá tấm (đá đĩa)
+ Đá ống
+ Đá cây (đá cây phải đƣợc xay ra trƣớc khi sử dụng)

SVTH: Cam Minh Tuấn

Trang 6


Đánh giá sản xuất sạch hơn tại
Công ty cổ phần chế biến thủy sản…

CBHD: ThS. Vũ Bá Minh

Bảng 2.2 : Đặc tính vật lý của các loại đá khác nhau
Thể tích riêng

Khối lƣợng riêng

(m3/tấn)

(tấn/m3)


Đá vẩy

2,2 -2,3

0,45 -0,43

Đá tấm

1,7 -1,8

0,59 – 0,55

Đá ống

1,6 – 2

0,5 – 0,62

Đá xay

1,4 – 1,5

0,71 – 0,66

Loại nƣớc đá

[ Nguồn Tài liệu Kỹ thuật thủy sản 331, FAO ]
* Đá vẩy cho phép phân bố nƣớc đá dễ dàng hơn, đồng đều hơn và nhẹ
nhàng hơn xung quanh tôm do vậy sẽ không hoặc ít gây hƣ hỏng cơ học đối với tôm
và làm lạnh tôm nhanh hơn các loại đá khác. Mặt khác đá vẩy có xu hƣớng chiếm

nhiều thể tích hơn trong thùng chứa với cùng một khả năng làm lạnh và nếu đá ƣớt
thì khả năng làm lạnh sẽ giảm nhiều hơn so với các loại nƣớc đá khác.
* Đá ống đƣợc tạo trên bề mặt trong của các ống đứng và sản xuất ở dạng
các xi lanh rỗng nhỏ kích thƣớc 50*50mm, độ dày vách từ 10 – 12 mm. Đá ống
thƣờng đƣợc giữ nguyên trạng thái khi mới sản xuất ra nhƣng kích thƣớc tƣơng đối
lớn không phù hợp để ƣớp tôm.
* Với đá xay, có một rủi ro là các mảnh đá to và cứng có thể làm cho hƣ
hỏng về mặt vật lý. Tuy nhiên, nƣớc đá xay luôn chứa những mảnh rất nhỏ mà
những mảnh này tan rất nhanh trên bề mặt và những mảnh to hơn sẽ tồn tại lâu hơn
và bù lại các tổn thất nhiệt.
2.1.3 Hóa chất sử dụng trong chế biến
Chlorine là chất sát trùng mà cũng là chất độc. Nó có mùi cay, nồng khó
chịu, có khả năng ăn mòn lớn ở nhiệt độ trên 900C. Tiếp xúc trong điều kiện sản
xuất lâu ngày sẽ không có lợi cho ngƣời sản xuất, dƣ lƣợng Chlorine còn trong thực
phẩm vƣợt quá giới hạn cho phép sẽ ảnh hƣởng tới sức khỏe ngƣời tiêu dùng.
Chlorine đƣợc sản xuất ở ba dạng : lỏng, bột và viên. Chlorine dạng bột
Ca(OCl)2 và dạng lỏng NaOCl là chất khử trùng nƣớc đƣợc dùng phổ biến nhất
trong hơn một thế kỷ qua. Trong các xí nghiệp chế biến thủy sản, Chlorine đƣợc
dùng phổ biến nhất là dạng Ca(OCl)2 để xử lý nguyên liệu.

SVTH: Cam Minh Tuấn

Trang 7


Đánh giá sản xuất sạch hơn tại
Công ty cổ phần chế biến thủy sản…

CBHD: ThS. Vũ Bá Minh


Tác dụng diệt trùng của Chlorine là do phản ứng của hợp chất này với
enzyme của tế bào vi sinh vật làm ngƣng tiến trình biến dƣỡng của chúng. Hiện nay
có 4 loại Chlorine đƣợc sử dụng :
+ Chlorine 70 % hoạt tính do Mỹ sản xuất
+ Chlorine 65 % hoạt tính do Thái Lan sản xuất
+ Chlorine 60 % hoạt tính do Nhật sản xuất
+ Chlorine 40 % hoạt tính do Trung Quốc sản xuất.
2.2 SẢN PHẨM CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN TÔM
Trong những năm gần đây, ngành chế biến tôm đã mang lại nguồn thu nhập
lớn thông qua xuất khẩu. Tôm của Việt Nam đã có mặt trên 70 thị trƣờng ở khắp
các châu lục trên thế giới.
Có hơn 50 mặt hàng tôm đông lạnh xuất khẩu, đƣợc chế biến dƣới nhiều dạng
sản phẩm khác nhau nhƣ tƣơi sống, đông lạnh, các sản phẩm chế biến sẵn, chế biến
ăn liền, các sản phẩm phối chế, các sản phẩm khô, đóng hộp, làm lên men
chua...Trong đó các sản phẩm đƣợc thị trƣờng nhiều nƣớc trên thế giới ƣa chuộng là
- Tôm tƣơi đông block
- Tôm tƣơi đông IQF
- Tôm hấp đông IQF
- Tôm Nobashi đông block và IQF
- Tôm tẩm bột
- Tôm sushi
- Tôm xiên que SKEWEWR
2.3 PHỤ PHẨM CỦA NGÀNH
Sản phẩm phụ của ngành chế biến tôm là phụ phẩm từ công nghệ chế biến
tôm đông lạnh xuất khẩu. Những phụ phẩm này rất khác nhau về thành phần cơ
giới, bao gồm đầu, nội tạng, vỏ và đuôi. Thành phần cơ giới này phụ thuộc vào
phƣơng pháp chế biến và loại tôm. Theo nghiên cứu của Lê Đức Ngoan (2000), tỷ
lệ phụ phẩm của chế biến tôm chiếm 30 – 55% theo khối lƣợng tƣơi.
Phụ phẩm của tôm giàu protein, khoáng mỡ, chất tạo màu
(astaxanthine), chitin và enzyme. Protein có nhiều trong phần đầu của tôm, do đó có

thể tận dụng phụ phẩm này để chế biến thành thức ăn gia súc; còn chitin thì có

SVTH: Cam Minh Tuấn

Trang 8


Đánh giá sản xuất sạch hơn tại
Công ty cổ phần chế biến thủy sản…

CBHD: ThS. Vũ Bá Minh

nhiều trong phần vỏ của tôm, chitin là nguyên liệu để chế biến chitosan đƣợc sử
dụng trong nhiều lĩnh vực nhƣ y học, xử lý nƣớc thải, công nghiệp nhuộm, giấy, mỹ
phẩm, thực phẩm... Thành phần hóa học của phụ phẩm chế biến tôm rất khác nhau
và phụ thuộc vào thành phần cơ giới của phụ phẩm.
Bảng 2.3 : Thành phần hóa học của vỏ tôm sú đã sấy khô
Thành phần

Phần trăm (%)*

Protein

39,42 ± 0,49

Chitin

19,92 ± 0,37

Lipid


3,79 ± 0,08

Astaxanthin

31,98 ±1,37

* tính dựa trên căn bản khô.
Nguồn : Seafood: chemistry, processing technology and quality edited by Fereidoon
Shahidi and J.Richard Botta.
2.4 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG TỒN TẠI CỦA NGÀNH
Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và
thuộc nhóm các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD. Tính đến quý
I/2008 sản lƣợng xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam đạt 27,5 nghìn tấn với kim
ngạch đạt 228,5 triệu USD, tăng 13,95% về lƣợng và giảm 5,8% về kim ngạch so
với quý I/2007. Theo tính toán sơ bộ, giá xuất khẩu trung bình tôm đông lạnh của
Việt Nam tháng 3/2008 đạt 8,446 USD/kg, giảm 0,04 USD/kg so với tháng 2/2008,
giảm 2,13 USD/kg so với cùng kỳ năm 2007.
Một số thị trƣờng xuất khẩu tôm đông lạnh lớn nhất của Việt Nam đều có
lƣợng xuất khẩu tăng khá so với cùng kỳ năm 2007 : Nhật Bản tăng 40,7% về lƣợng
và 10,3% về kim ngạch, chiếm 35,15% về lƣợng và 30% về kim ngạch; Hoa Kỳ
tăng 7,1% về lƣợng và giảm 12,2% về kim ngạch, chiếm 18,45% về lƣợng và 26%
về kim ngạch; EU tăng 80% về lƣợng và 77,8% về kim ngạch, chiếm 18,5% về
lƣợng và 16,6% về kim ngạch; Canada tăng 26% về lƣợng và 17% về kim ngạch,
chiếm 4,7% về lƣợng và 6,2% về kim ngạch.
Ngành chế biến tôm của Việt Nam vẫn đang tiếp tục phát triển một cách
nhanh chóng nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của thị trƣờng tiêu dùng cả

SVTH: Cam Minh Tuấn


Trang 9


Đánh giá sản xuất sạch hơn tại
Công ty cổ phần chế biến thủy sản…

CBHD: ThS. Vũ Bá Minh

trong nƣớc và trên thế giới. Bên cạnh những lợi ích to lớn đó thì hoạt động này
cũng gây những tác động tiêu cực đối với các vấn đề môi trƣờng và xã hội. Theo
báo cáo “Đánh giá tác động môi trƣờng trong lĩnh vực thủy sản năm 2002”, tổng
lƣợng chất thải rắn ƣớc tính khoảng 200 nghìn tấn/năm, riêng đối với ngành chế
biến tôm cứ sản xuất 1 tấn tôm nõn đông lạnh xuất xƣởng sẽ thải ra môi trƣờng 0,75
tấn phế thải (đầu, vỏ, nội tạng). Vì phần lớn chúng đƣợc hợp thành từ các vật thể
sống nên phân huỷ rất nhanh dƣới điều kiện thời tiết nóng ẩm (nhiệt độ thƣờng vào
khoảng 270C và độ ẩm khoảng 80%). Việc phân hủy các chất thải này tuy không
độc nhƣng cũng tạo ra sự thay đổi lớn cho chất lƣợng môi trƣờng sống của những
ngƣời lao động tại các cơ sở chế biến thuỷ sản cũng nhƣ dân cƣ sống ở vùng phụ
cận. Lƣợng chất thải này cũng phụ thuộc vào mùa vụ khai thác thủy sản, chất lƣợng
và số lƣợng nguyên liệu sử dụng dẫn đến lúc quá nhiều chất thải, lúc lại rất ít, là
khó khăn cho các nhà quản lý xí nghiệp muốn xây dựng cho riêng mình một hệ
thống xử lý chất thải có công suất phù hợp.
* Chất thải lỏng
Lƣợng chất thải lỏng trong chế biến thủy sản đƣợc coi là quan trọng
nhất, các nhà máy chế biến đông lạnh thƣờng có lƣợng chất thải lớn hơn so với các
cơ sở chế biến hàng khô, bình quân khoảng 50 m3/ngày. Công nghiệp CBTS cần sử
dụng một lƣợng lớn nƣớc cho quá trình công nghệ, vệ sinh và sinh hoạt trong sản
xuất. Phần lớn nƣớc sau khi sử dụng trở thành nƣớc thải và thải bỏ ra môi trƣờng.
Nƣớc thải nhà máy chế biến thủy sản đƣợc đặc trƣng bởi hàm lƣợng ô nhiễm chất
hữu cơ và nitơ cao. Tỉ lệ COD/BOD5 nằm trong khoảng 1,1 - 1,3, cho phép xử lý

nƣớc thải theo phƣơng pháp sinh học đạt hiệu quả cao. Số liệu khảo sát tại một số
nhà máy chế biến thủy sản tại Việt Nam về thành phần các chất ô nhiễm thể hiện ở
bảng 2.4

SVTH: Cam Minh Tuấn

Trang 10


Đánh giá sản xuất sạch hơn tại
Công ty cổ phần chế biến thủy sản…

CBHD: ThS. Vũ Bá Minh

Bảng 2.4 : Tải lƣợng ô nhiễm của nƣớc thải nhà máy chế biến thủy sản và tiêu
chuẩn nƣớc thải công nghiệp
Đơn vị
đo

Hàm
lƣợng

BOD5, 20 C

mg/l

COD

A


TCVN 5945:2005*
B

C

600 - 1300

30

50

100

mg/l

700 - 1500

50

80

400

SS

mg/l

800 - 2000

50


100

200

N tổng

mg/l

100 - 350

15

30

60

P tổng

mg/l

30 - 70

Thành phần
0

4
6
8
Ghi chú: A - Thải vào nguồn tiếp nhận dùng cho mục đích sinh hoạt.

B - Thải vào nguồn tiếp nhận dùng cho mục đích giao thông thủy, tưới
tiêu,…
C - Thải vào nguồn tiếp nhận được quy định.
Bảng này cho thấy khoảng cách dao động về các chỉ tiêu nƣớc thải cao hơn
nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Thành phần nƣớc thải phụ thuộc vào quy mô
sản xuất, tổng mức đầu tƣ, trình độ công nghệ và hệ thống thiết bị xử lý nƣớc thải,
quy trình vận hành và quan trắc môi trƣờng.
Mức ô nhiễm của nƣớc thải chế biến thủy sản về mặt vi sinh hiện vẫn chƣa có
số liệu thống kê, nhƣng có thể khẳng định là chỉ số vi sinh vật nhƣ Clorom sẽ vƣợt
qua tiêu chuẩn cho phép bởi vì các chất thải từ chế biến thủy sản phần lớn có hàm
lƣợng protein, lipit cao là môi trƣờng tốt cho vi sinh vật phát triển, đặc biệt là trong
điều kiện nóng ẩm nhƣ ở Việt Nam.
* Chất thải rắn
Chất thải rắn cũng là một nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng cao.
Chất thải rắn của ngành chế biến thủy sản bao gồm phế liệu đƣợc thải ra từ cơ thể
động vật thủy sản trong quá trình chế biến nhƣ: đầu, da, vây, vảy, nội tạng, xƣơng,
máu, nhớt, mỡ, vỏ,…Ngoài ra, các loại bao bì giấy, chất dẻo, kim loại, thủy tinh
cũng góp phần vào lƣợng chất thải rắn thải ra môi trƣờng. Chƣa có nghiên cứu chi
tiết về thành phần, khối lƣợng của chất thải rắn từ công nghiệp chế biến thủy sản
đƣợc công bố. Tuy nhiên, dựa vào sản lƣợng đánh bắt và nuôi trồng, chúng ta có thể
ƣớc đoán lƣợng chất thải rắn thải ra từ ngành công nghiệp chế biến thủy sản là rất
lớn.

SVTH: Cam Minh Tuấn

Trang 11


Đánh giá sản xuất sạch hơn tại
Công ty cổ phần chế biến thủy sản…


CBHD: ThS. Vũ Bá Minh

* Chất thải khí
Chất thải khí từ các nhà máy chế biến thủy sản thƣờng có mùi hôi,
thối gây khó chịu cho những khu dân cƣ xung quanh. Phần lớn các nhà máy chế
biến thủy sản chƣa có hệ thống xử lý, khử mùi. Mùi hôi, thối cũng ảnh hƣởng
nghiêm trọng đến sức khỏe ngƣời lao động. Một số nhà máy có sử dụng các lò hơi,
đây cũng là một nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng không khí.
Tóm lại, lƣợng ô nhiễm do các xí nghiệp chế biến thủy sản gây ra là rất
lớn nếu không đƣợc xử lý, sẽ làm tăng mức độ ô nhiễm môi trƣờng trên sông rạch
và xung quanh khu chế biến. Ô nhiễm nƣớc thải chế biến thủy sản nhiều khi chƣa
đƣợc nhận ra ngay do lúc đầu kênh rạch còn khả năng pha loãng và tự làm sạch.
Nhƣng với lƣợng thải tích tụ ngày càng nhiều thì dần dần chúng làm xấu đi nguồn
nƣớc mặt sông, rạch, ao, hồ và ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống của khu dân cƣ
xung quanh. ngoai ra nƣớc thải của ngành chế biến còn tiềm ẩn nguy cơ lan truyền
dịch bệnh từ xác thủy sản bị chết, thối rữa.... và điều đáng quan tâm nữa là gây ảnh
hƣởng trực tiếp đến ngƣời lao động, đến môi trƣờng nuôi trồng thủy sản và đến sự
phát triển bền vững của ngành. Một trong những giải pháp để làm giảm các tiêu cực
đó là áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn trong nhà máy chế biến.

SVTH: Cam Minh Tuấn

Trang 12


Đánh giá sản xuất sạch hơn tại
Công ty cổ phần chế biến thủy sản…

CBHD: ThS. Vũ Bá Minh


Chƣơng 3

GIỚI THIỆU VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN
***
Sản xuất sạch hơn là một khái niệm đƣợc dịch từ thuật ngữ kỹ thuật “Cleaner
Production”. Đó là một phƣơng pháp tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên,
nguyên vật liệu và năng lƣợng một cách hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là thay vì
bị thải bỏ, sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa đƣợc chuyển vào thành phẩm.
Để đạt đƣợc điều này cần phải phân tích một cách chi tiết và hệ thống trình tự vận
hành cũng nhƣ thiết bị sản xuất hay yêu cầu đánh giá về SXSH.
Các khái niệm tƣơng tự với SXSH là :
- Giảm thiểu chất thải;
- Phòng ngừa ô nhiễm;
- Năng suất xanh.
Về cơ bản, các khái niệm này đều giống với SXSH; đều cùng có ý tƣởng cơ
sở là làm cho các doanh nghiệp hiệu quả hơn và ít ô nhiễm hơn.
SXSH không giống nhƣ xử lý cuối đƣờng ống : xử lý khí thải, nƣớc thải hay
chất thải rắn,… Các hệ thống xử lý cuối đƣờng ống làm giảm tải lƣợng ô nhiễm
nhƣng không tái sử dụng đƣợc phần nguyên vật liệu đã mất đi. Do đó, xử lý cuối
đƣờng ống luôn luôn làm tăng chi phí sản xuất. Trong khi đó, SXSH mang lại các
lợi ích kinh tế song song với giảm tải lƣợng ô nhiễm. SXSH đồng nghĩa với giảm
thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm. SXSH cũng là một bƣớc hữu ích cho hệ
thống quản lý môi trƣờng nhƣ ISO 9000, ISO 14000,….

SVTH: Cam Minh Tuấn

Trang 13



Đánh giá sản xuất sạch hơn tại
Công ty cổ phần chế biến thủy sản…

CBHD: ThS. Vũ Bá Minh

3.1 ĐỊNH NGHĨA SXSH
Theo Chƣơng trình Môi trƣờng Liên Hiệp Quốc (UNEP, 1994) :
“SXSH là sự áp dụng liên tục các chiến lƣợc phòng ngừa môi trƣờng
tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm làm
giảm tác động xấu đến con ngƣời và môi trƣờng.
- Đối với các quá trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo toàn
nguyên liệu, nƣớc và năng lƣợng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và làm giảm khối
lƣợng, độc tính của các chất thải vào nƣớc và khí quyển.
- Đối với các sản phẩm, chiến lƣợc SXSH nhằm vào mục đích
làm giảm tất cả các tác động đến môi trƣờng trong toàn bộ vòng đời sản phẩm, từ
khâu khai thác nguyên liệu đến thâu thải bỏ cuối cùng.
- Đối với các dịch vụ, SXSH là sự lồng ghép các mối quan tâm
về môi trƣờng vào trong việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ.
- SXSH đòi hỏi áp dụng các bí quyết, cải tiến công nghệ và thay
đổi thái độ.”
Nhƣ vậy, SXSH không ngăn cản sự phát triển, SXSH chỉ yêu cầu rằng sự
phát triển phải bền vững về mặt môi trƣờng sinh thái. Không nên cho rằng SXSH là
một chiến lƣợc về môi trƣờng bởi nó cũng liên quan đến lợi ích về kinh tế. Trong
khi xử lý cuối đƣờng ống luôn tăng chi phí sản xuất thì SXSH có thể mang lại lợi
ích kinh tế cho doanh nghiệp thông qua việc giảm thiểu sự tiêu thụ năng lƣợng và
nguyên liệu hoặc phòng ngừa và giảm thiểu rác thải. Do vậy có thể khẳng định
rằng SXSH là một chiến lƣợc “một mũi tên trúng hai đích” (win – win outcome).

SVTH: Cam Minh Tuấn


Trang 14


×