Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Phương án cải tạo, phục hồi môi trường mỏ đá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 62 trang )

Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Dự án Mỏ đá xây dựng

MỞ ĐẦU
Công ty TNHH Long Phát được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố ĐN cấp Giấy
chứng nhận Đăng ký kinh doanh ngày 05/02/2004 (thay đổi lần thứ 5 ngày 03/10/2016)
với các ngành nghề đăng ký kinh doanh: khai thác, sản xuất, chế biến và kinh doanh các
loại đá xây dựng, vật liệu xây dựng, …
Năm 2007, công ty TNHH Long Phát trong quá trình lập hồ sơ xin cấp giấy phép
khai thác mỏ đá Hòa Phát, Đoàn Địa chất 501 đã điều tra địa chất sơ bộ khu vực, khoanh
định các khu vực có triển vọng về đá xây dựng, mỏ đã được đưa vào khai thác từ năm
2007.
Năm 2010 Công ty TNHH Long Phát tiến hành thăm dò mỏ, báo cáo kết quả thăm
dò được UBND thành phố Đà Nẵng Phê duyệt trữ lượng tại Quyết định số 3343/QĐUBND ngày 04 tháng 5 năm 2010, theo đó trữ lượng ở cấp 121 và 122 là 214.000m 3, tài
nguyên cấp 333 là 457.000m3, tổng trữ lượng và tài nguyên là 671.200m3. Công ty
TNHH Long Phát đã thực hiện khai thác theo giấy phép khai thác số 4678/GP-UBND
ngày 22/06/2010. Thời hạn khai thác là 5 năm kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, với sản
lượng khai thác hàng năm là 25.000m3 đá/năm.
Ngày 09/5/2016 công ty TNHH Long Phát được UBND thành phố Đà Nẵng cho
phép khai thác mỏ đá xây dựng Hòa Phát, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang theo Giấy phép
số 2786/GP-UBND, theo giấy phép này diện tích được phép khai thác là 3,5ha, công suất
khai thác 25.000m3 đá /năm, thời hạn đến tháng 6 năm 2020(5 năm kể từ ngày giấy phép
có hiệu lực).
Mỏ đá xây dựng Hòa Phát đã có Dự án cải tạo phục hồi môi trường được Ủy ban
nhân huyện Hòa Vang phê duyệt tại Quyết định số 168/QĐ-UBND ngày 16/01/2009, với
số tiền là 86.817.000 đồng.
Để hoàn thành thủ tục xin cấp giấy phép để khai thác theo đúng quy định của nhà
nước, tạo cơ sở để thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác, hạn
chế quá trình sạt lở đất đá, phục hồi cảnh quan môi trường; xác định được các vị trí tiến
hành cải tạo, phục hồi môi trường, … Công ty TNHH Long Phát phối hợp với Công ty
TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Hoa VInh lập Phương án cải tạo, phục hồi môi
trường bổ sung Dự án Mỏ đá xây dựng Hòa Phát, thôn Xuân Phú, xã Hòa Sơn, huyện


Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng trình thẩm định, phê duyệt.

Công ty TNHH Long Phát
Trang 1


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Dự án Mỏ đá xây dựng

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN
1.1. Tên phương án
- Tên phương án: Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Mỏ đá xây dựng
Hòa Phát.
- Địa chỉ: Thôn Xuân Phú, xã Hòa Sơn, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng
1.2. Tổ chức, cá nhân
- Chủ dự án: Công ty TNHH Long Phát.
+ Địa chỉ: quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
+ Điện thoại:
+ Đại diện: (Ông) Lê Lai
+ Chức vụ: Giám đốc.
- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Hoa Vinh.
+ Địa chỉ trụ sở chính: quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
+ Điện thoại:
+ Đại diện: (Ông) Lê Lợi
+ Chức vụ: Giám đốc
- Danh sách thành viên tham gia trực tiếp lập phương án cải tạo, phục hồi môi
trường bổ sung như sau:
Bảng 1.1. Danh sách thành viên tham gia lập dự án
TT

Họ và tên


Chức vụ

Nhiệm vụ

Giám đốc Công ty

Chủ trì

Giám đốc mỏ

Cung cấp thông tin

I

Chủ dự án: Công ty TNHH Long Phát

1

(Ông) Trần Văn A

2

(Ông) Hoàng Văn A

II

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Hoa VInh

1


(Ông) Lê Lợi

2

(Ông) Nguyễn Văn C

Giám đốc đơn vị tư vấn
(Kỹ sư Công nghệ môi trường)
Kỹ sư Công nghệ Môi trường

Chủ trì
Quản lý chung

1.3. Căn cứ để lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung
1.3.1. Căn cứ pháp lý
- Luật Thuế Tài nguyên số 45/2009/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ
Công ty TNHH Long Phát
Trang 2


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Dự án Mỏ đá xây dựng

nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25/11/2009;
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam thông qua ngày 17/11/2010;
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014.
- Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của luật Thuế Tài nguyên;

- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Khoáng sản;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 158/2011/TT-BTC ngày 16/11/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi
trường đối với khai thác khoáng sản;
- Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác
định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định về Cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.
- Quyết định số 29/1999/QĐ-BXD ngày 22/10/1999 của Bộ Xây dựng về việc ban
hành quy chế bảo vệ môi trường ngành xây dựng;
- Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến
tái sinh rừng và bảo vệ rừng;
- Quyết định số 06/2009/QĐ-UBND ngày 25/02/2009 của Ủy ban nhân dân thành
phố Đà Nẵng Quy định về mức thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với
khai thác khoáng sản;
- Quyết định số 36/2012/QĐ-UBND ngày 22/8/2012 của Uỷ ban nhân dân thành phố
Đà Nẵng quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác
khoáng sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
- Quyết định số 5740/QĐ-UBND ngày 06/7/2011 của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà
Nẵng về việc Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung của Dự án “Khai
thác đá xây dựng mỏ đá Hòa Phát” tại xã Hòa Sơn, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng.
- Thông báo số 105/TB-UBND ngày 10/6/2015, kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân thành phố Đà Nẵng về tình hình hoạt động các mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn
thành phố.
- Đơn giá ban hành kèm theo Công bố số 324/UBND-QLĐTư, ngày 16/01/2008 của
Công ty TNHH Long Phát

Trang 3


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Dự án Mỏ đá xây dựng

Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
1.3.2. Tài liệu cơ sở
- Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình khai thác Mỏ đá xây dựng Hòa Phát,
thôn Xuân Phú, xã Hòa Sơn, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng;
- Hồ sơ thiết kế cơ sở Dự án Mỏ đá xây dựng Hòa Phát, thôn Xuân Phú, xã Hòa Sơn,
huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng;
- Cam kết bảo vệ môi trường bổ sung của Dự án mỏ đá Hòa Phát được xác nhận theo
Quyết định số 06/GXN-UBND ngày 18/5/2007 của Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang;
- Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đã được Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang phê
duyệt;
- Kết quả báo cáo giám sát môi trường định kỳ tại mỏ đá Hòa Phát, thôn Xuân Phú,
xã Hòa Sơn, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng.
1.4. Mục tiêu đặt ra đối với phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung
1.4.1. Mục tiêu chung
- Mục tiêu chung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung là cải tạo, phục
hồi môi trường khu vực mỏ sau khi kết thúc khai thác nhằm bảo đảm yêu cầu về bảo vệ
môi trường và phục vụ các mục đích có lợi cho con người.
- Đưa ra những phương án hợp lý, có tính khả thi để thực hiện cải tạo, phục hồi môi
trường tại khu mỏ; tháo dỡ các công trình phục vụ khai thác mỏ không còn sử dụng; hoàn
thổ, san gạt đất để trồng cây xanh tại các khu vực đã bóc lớp thực vật. Sau khi kết thúc
khai thác, sẽ tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường để trả lại lớp đất tương tự và tiến
hành trồng cây phủ xanh với mật độ đảm bảo so với hiện trạng ban đầu.
- Trên cơ sở đó, lập dự toán kinh phí phục hồi môi trường để thực hiện việc ký quỹ
môi trường theo Thông tư 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường nhằm bảo đảm nguồn tài chính phục vụ công tác cải tạo phục hồi môi trường

sau khi kết thúc khai thác khoáng sản.
- Phương án là cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có chức năng
về quản lý môi trường và các cơ quan, ban ngành có liên quan xét duyệt, thẩm định cũng
như kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện. Đồng thời giúp Công ty TNHH Long
Phát có cơ sở để thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai
thác.
1.4.2. Mục tiêu cụ thể
Để cải tạo, phục hồi môi trường theo hướng tạo được cảnh quan khu vực và giảm
thiểu được các sự cố, thiên tai xảy ra như hiện tượng sạt lở đất, sụt giảm mực nước ngầm,
chúng tôi có các biện pháp thực hiện với nội dung và khối lượng công việc đạt được theo
từng giai đoạn cụ thể như sau:
Công ty TNHH Long Phát
Trang 4


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Dự án Mỏ đá xây dựng

1.4.2.1. Đảm bảo việc thay đổi địa hình do hoạt động khai thác là nhỏ nhất
- Dựa vào công suất khai thác, diện tích của dự án, tiến hành khai thác theo đúng quy
trình và phương án khai thác đã đề ra.
- Căn cứ vào địa hình thực tế của từng vị trí trên khu mỏ để có biện pháp khai thác
hợp lý.
- Khai thác đúng diện tích và công suất theo giấy phép.
1.4.2.2. Cải tạo, phục hồi môi trường khu vực moong khai thác
- Hoàn thổ, san gạt hố moong. Sau khi kết thúc khai thác, Công ty tiến hành hoàn thổ,
san gạt bề mặt 2 hố moong khai thác, sau đó tiến hành trồng cây trên bề mặt moong khai
thác.
- Tổ chức trồng và chăm sóc cây xanh trên hố moong, diện tích trồng cây khoảng
11.273 m2.
- Tạo mương thoát nước có kích thước đủ rộng để thoát nước cho 2 hố moong.

- Cũng cố bờ moong, xử lý đá treo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, tạo bờ moong vững
chắc.
1.4.2.3. Cải tạo, phục hồi môi trường khu vực sân công nghiệp
- Tháo dỡ các công trình, di chuyển máy móc thiết bị ra khỏi sân công nghiệp.
- Vận chuyển các chất thải bỏ ra khỏi mặt bằng sân công nghiệp, trả lại hiện trạng
ban đầu của khu đất.
- San gạt, trồng cây trên diện tích 4.000 m2.
1.5. Vị trí địa lý của phương án, đặc điểm khai trường
1.5.1. Vị trí
Mỏ đá xây dựng Hòa Phát có diện tích 3,5 ha, thuộc thôn Xuân Phú, xã Hòa Sơn,
huyện Hòa Vang, được giới hạn bởi các điểm góc có tọa độ theo như sau:
- Tứ cận khu mỏ tiếp giáp như sau:
+ Phía Đông Bắc (cạnh AB): Lấy đến mức cao địa hình +115m.
+ Phía Tây Bắc (cạnh AD): Giáp mỏ đất Cẩm Khê.
+ Phía Đông Nam (cạnh BC: Giáp mỏ đá Trường Bản
+ Phía Tây Nam (cạnh CD): Giáp khu vực thấp trũng, đất canh tác của dân.
Hình 1.1. Bản đồ vị trí mỏ đá Hòa Phát

Công ty TNHH Long Phát
Trang 5


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Dự án Mỏ đá xây dựng

Công ty TNHH Long Phát
Trang 6


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Dự án Mỏ đá xây dựng


Bảng 1.2. Tọa độ các điểm góc xin khai thác
TT

Tên điểm

Toạ độ (UTM)

Hệ VN 2000, KTT 1070
45’ múi chiếu 30

X

Y

X

Y

1

A

1776274

191610

1775241,98

538845,01


2

B

1776370

191774

1775023,79

538944,33

3

C

1776150

191870

1774972,37

538850,24

4

D

1776100


191775

1775143,54

538682,74

1.5.2. Công tác khai thác khoáng sản
1.5.2.1. Công tác khai thác trong thời gian qua
- Năm 2007, công ty TNHH Long Phát trong quá trình lập hồ sơ xin cấp giấy phép
khai thác mỏ đá Hòa Phát, Đoàn Địa chất 501 đã điều tra địa chất sơ bộ khu vực, khoanh
Công ty TNHH Long Phát
Trang 7


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Dự án Mỏ đá xây dựng

định các khu vực có triển vọng về đá xây dựng, mỏ đã được đưa vào khai thác từ năm
2007.
- Năm 2010 Công ty TNHH Long Phát tiến hành thăm dò mỏ, báo cáo kết quả thăm
dò được UBND thành phố Đà Nẵng Phê duyệt trữ lượng tại Quyết định số 3343/QĐUBND ngày 04 tháng 5 năm 2010, theo đó trữ lượng ở cấp 121 và 122 là 214.000m 3, tài
nguyên cấp 333 là 457.000m3, tổng trữ lượng và tài nguyên là 671.200m3. Công ty
TNHH Long Phát đã thực hiện khai thác theo giấy phép khai thác số 4678/GP-UBND
ngày 22/06/2010. Thời hạn khai thác là 5 năm kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, với sản
lượng khai thác hàng năm là 25.000m3 đá/năm.
- Hiện nay, mỏ đang khai thác. Khối lượng đất bốc tầng phủ được chứa tại bãi thải ở
điểm C của moong khai thác 1.
- Trong suốt thời gian khai thác mỏ, không để xảy ra sự cố nào về an toàn lao động
cho người và không thiệt hại về thiết bị. Có quy định và nội quy về thời gian nổ mìn, phá
đá an toàn và hợp lý theo quy định tại TC 02/BCT về quy phạm nổ mìn khai thác mỏ lộ
thiên của Bộ Công thương.

1.5.2.2. Đặc điểm địa chất thủy văn – địa chất công trình
a. Đặc điểm địa chất thuỷ văn
+ Nước mặt:
Trong khu vực thăm dò hệ thống thủy văn rất ít, chỉ có khe cạn nhỏ phía đông nam,
có nước vào mùa mưa, mùa khô hầu như cạn kiệt, địa hình mỏ dốc về phía tây, tây nam.
Do đó, khả năng ngập nước khu vực khai thác không xảy ra.
+ Nước ngầm:
Trong khu vực thăm dò, tồn tại các tầng chứa nước sau:
- Đới chứa nước khe nứt-vỉa, trong các thành tạo trầm tích biến chất
Các thành tạo trầm tích biến chất nằm dưới lớp phủ Kainozoi. Chiều dày đới nứt nẻ
do phong hoá khoảng từ 50-100m.
Thành phần thạch học: đá phiến serixit, đá phiến thạch anh biotit, đá phiến thạch
anh mi ca. Mức độ chứa nước trung bình đến nghèo, một số nơi rất nghèo, đôi nơi không
chứa nước. Đặc điểm thuỷ lực: Nơi xuất lộ có tính chất nước không áp, nơi bị phủ có tính
chất áp lực. Nước thường nhạt.
Với các đặc tính trên kết hợp với hiện trạng mặt bằng khai thác ở các cao độ cao
hơn so với mực thoát nước tự nhiên nên không xảy ra hiện tượng nước chảy vào mỏ hoặc
trình trạng bục nước gây ngập khu vực khai thác.
b. Đặc điểm địa chất công trình
Khu vực thăm dò, từ dưới lên gồm:
- Lớp đá đá phiến thạch anh-biotit, đá phiến thạch anh sericit, đá phiến mica (tùy
Công ty TNHH Long Phát
Trang 8


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Dự án Mỏ đá xây dựng

thuộc vào vị trí trong khu vực mỏ), màu xám nhạt, xám nâu, xám xanh, cấu tạo phân
phiến mỏng đến trung bình. Đá cứng chắc, có thể tách thành các tấm nhỏ. Loại đá này có
cường độ kháng nén khi bão hòa cao (lớn hơn 1.000kg/cm 2) nên có thể sử dụng để làm

vật liệu xây dựng thông thường. Khi khai thác, nếu bờ moong chủ yếu là loại đá này thì
cần tạo bờ dốc từ 60- 650 để bảo đảm an toàn, tránh sạt lở.
- Lớp đất do các đá phiến phong hóa: đây là lớp nằm giữa lớp đất phủ và đá gốc
cứng chắc. Tùy theo thành phần thạch học của đá nằm dưới mà lớp này sẽ có tỷ lệ giữa
đất và đá dăm khác nhau. Tại các vị trí mà thành phần thạch học là đá phiến thạch anhmica, đá phiến thạch anh- xericit, lớp này có tỷ lệ đất lớn hơn đá dăm. Trong lớp còn sót
lại những tấm, phiến đá . Mức độ gắn kết của tầng này yếu, dễ sạt lở, chiều dày từ 3-16m.
- Phần trên cùng là lớp đất phủ lẫn rể cây và mùn thực vật có chiều dày từ 0,5-1,0m
màu vàng nhạt, phớt trắng. Lớp này có độ gắn kết khá tốt nhờ sự hiện diện của thành
phần sét làm chất kết dính.
Với đặc điểm của lớp phủ và bán phong hóa, trong quá trình khai thác nếu chưa bóc
triệt để các lớp này mà còn để lại tạo thành bờ vách thì góc dốc sườn tầng cho phép phải
nhỏ hơn 450
c. Đặc điểm cấu tạo địa chất mỏ đá xây dựng Hòa Phát
Theo báo cáo tính trữ lượng còn lại tháng 1 năm 2016 của mỏ đá xây dựng Hòa
Phát trong diện tích mỏ từ dưới lên trên có các loại đá được chia thành các tập như sau:
Đá phiến thạch anh - sericit - mica:
Bao gồm 2 tập (tập 1 và tập 3), các đá phiến thạch anh-sericit-mica, thạch anhfelspat-mica chiếm chủ phần lớn trong diện tích mỏ. Đá màu xám trắng, xám nhạt, phần
trên mặt bị phong hóa màu vàng, phớt đỏ. Trên bề mặt phân phiến thấy rõ các vảy mica.
Đá có cấu tạo phân phiến mỏng, kiến trúc hạt vãy biến tinh, bị phong hóa mạnh nên phần
trên bị xáo trộn, không còn giữ được thế nằm, tạo lớp đất phủ và bán phong hóa dày từ 5
- 8m, phần dưới đá nứt nẻ, dễ tách và mềm bở. Các đá này lộ rõ tại vách moong khai
thác.

Công ty TNHH Long Phát
Trang 9


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Dự án Mỏ đá xây dựng

Đá phiến thạch anh - biotit

Gồm hai tập (tập 2 và tập 4) nằm kẹp giữa đá phiến thạch anh-sericit- mica. Chiều
dày tập 2 từ 30-40m, tập 4 từ 35-45m phân bố gần giữa trung tâm và phía đông nam diện
tích mỏ. Đá có màu xám nhạt, xám xanh, cấu tạo phân lớp trung bình, xuống sâu phân
lớp dày hơn, phần trên mặt bị phong hóa màu vàng phớt đỏ, đá có kiến trúc hạt vãy biến
tinh, trong tập xen kẹp ít tập mỏng đá phiến thạch anh - sericit - mica phân phiến mỏng,
dày từ 0,4 – 1,0m.

Từ đặc điểm phân bố các loại đá tại mỏ Hòa Phát có thể kết luận rằng: Cấu tạo địa
chất của mỏ đá Hòa Phát được xếp vào loại đơn giản. Cấu thành nên chúng là các đá của
hệ tầng Bol Atek, có thế nằm đơn nghiêng.
Các tập đá này được khai thác, sử dụng vào các mục đích khác nhau. Đối với hai tập
đá phiến thạch anh- sericit- mica được khai thác chế biến thành vật liệu trang trí. Đá
phiến thạch anh biotit tập 2 và tập 4 được khai thác chế biến thành vật liệu xây dựng
thông thường.
d. Chất lượng đá xây dựng, đặc điểm địa chất thủy văn- địa chất công trình
Chất lượng đá nguyên liệu.
Kết quả thăm dò năm 2010 khảo sát, đã xác định được sự phân bố của các loại đá
chính trong diện tich thăm dò. Thành phần thạch học chính tại đây là đá phiến biến chất
của hệ tầng Bol Atek, gồm 02 tập đá phiến thạch anh- biotit và 2tập đá phiến thạch anhsericit. Đá có màu xám nâu, xám xanh, phần trên bị phong hóa có màu vàng phớt đỏ. Đá
có kiến trúc hạt vãy biến tinh, cấu tạo phân phiến từ mỏng đến trung bình, thế nằm 140 ∠
60-650. Các tập đá duy trì về chiều dày và chất lượng ổn định. Phần trên bị phong hóa
khá mạnh tạo lớp đất phủ và bán phong hóa khá dày, càng xuống sâu chất lượng đá càng
Công ty TNHH Long Phát
Trang 10


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Dự án Mỏ đá xây dựng

tăng.
Thực tế khai thác và tiêu thụ trong những năm qua cho thấy các tập đá này (cả đá

phiến thạch anh- biotit và phiến thạch anh- xericit) đều có thể sử dụng làm vật liệu xây
dựng thông thường hoặc làm vật liệu trang trí, ốp tường.
Kết quả phân tích mẫu 01 mẫu cơ lý trong tập đá phiến thạch anh- biotit trong công
tác thăm dò 2010 cho kết quả như sau:
STT
1

Chỉ tiêu thí nghiệm
Khối lượng riêng

Đ.V.T

Mẫu CL.1

g/cm3

2,86

Khối lượng thể tích:
2

- Tự nhiên
- Bão hòa

g/cm3

- Khô

2,77
2,80

2,76

3

Độ đặc

%

96,54

4

Độ rỗng

%

3,46

5

Độ ẩm

%

1,21

6

Độ hút nước


%

1,25

7

Cường độ kháng ép khi khô ráo

kg/cm2

1.328

8

Cường độ kháng ép khi bão hòa

kg/cm2

1.176

9

Hệ số mềm của đá

0,89

Đối chiếu với TCVN 1771-86: đá phiến thạch anh - biotit của mỏ đá Hòa Phát đủ
điều kiện sử dụng trong các các công trình xây dựng, giao thông.
1.5.2.4. Tài nguyên, biên giới và trữ lượng khai trường
a. Biên giới mỏ

 Biên giới mỏ được xác định trên các cơ sở và nguyên tắc sau:
- Nằm trong ranh giới cho phép khai thác
- Không nằm trong khu vực cấm, hoặc tạm cấm hoạt động khoáng sản vì lý do an
ninh và quốc phòng.
Đối chiếu với các nguyên tắc đề ra ở trên, biên giới khai trường mỏ đá xây dựng
Hòa Phát, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang được lựa chọn như sau:
- Biên giới trên mặt: theo diện tích 3,5ha.
+ Phía Đông Bắc (cạnh AB) lấy đến mức cao địa hình +115m.
+ Phía Tây Bắc (cạnh AD) giáp mỏ đất Cẩm Khê.
+ Phía Đông Nam (cạnh BC) giáp mỏ đá Trường Bản
Công ty TNHH Long Phát
Trang 11


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Dự án Mỏ đá xây dựng

+ Phía Tây Nam (cạnh CD) giáp khu vực thấp trũng, đất canh tác của dân.
- Biên giới dưới sâu: Mức +30 m (mức cao thoát nước tự chảy).
 Các nguyên tắc và cơ sở xác định biên giới khai trường
Biên giới khai trường mỏ đá xây dựng Hòa Phát được xác định dựa trên các
nguyên tắc và cơ sở sau đây :
- Biên giới trên mặt của khai trường lấy theo ranh giới các khối trữ lượng của 2 tập
đá phiên thạch anh- biotit, bao gồm 4 khối trữ lượng cấp 1-121 là 2-121, 3-121,4-121 và
2 khối trữ lượng cấp 122 là 1-122và 2-122, diện tích trên mặt của khai trường là 2,24 ha.
- Chất lượng đá xây dựng đảm bảo yêu cầu làm vật liệu cho các công trình công
nghiệp, dân dụng, giao thông;
- Độ sâu khai thác cuối cùng lấy đến mức cao +30 m;
- Các thông số biên giới mỏ khi kết thúc phải phù hợp với tính chất cơ lý của đất
đá và tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật trong khai thác lộ thiên.
b. Trữ lượng tài nguyên đá xây dựng

- Trữ lượng còn lại của mỏ đến mức cao +30m của 2 tập đá phiến thạch anh biotit
ở cấp 121 và 122 là 334.436m3. Trong đó:
+ Trữ lượng cấp 121 là: 192.886m3
+ Trữ lượng cấp 122 là: 141.550m3
Bảng 1.3. Bảng tổng hợp trữ lượng

Khốicấp
TT
trữ
lượng

1

1-121
2-121
3-121
4-121
Cộng
1-122

2
2-122

Diện tích
(m2)

Mặt
cắt
tính
trữ

lượng
DC-T1
T.1-T.2
DC-T1
T.1-T.2
T.2AB
T.2AB

Trữ lượng (m3)
Khoảng
Đá phiến
cách L
thạch
(m)
anh
biotit

Đá
phiến
thạch
anh
sericit

S1

S2

665
950
615

685

950
1.380
685
2035

50
50
45
50

40.375
58.250
29.250
65.011
192.886

40.375
58.250
29.250
65.011
192.886

1
1
1
2

1.380


2.028

60

102.240

102.240

1

2.035

1.896

20

39.310

39.310

1

141.550

141.550

Cộng
Cộng 121 +122


Cộng

Công
thức
tính

334.436

Công ty TNHH Long Phát
Trang 12


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Dự án Mỏ đá xây dựng

- Tài nguyên của mỏ ở cấp 333 là 872.890m3.
Bảng 1.4. Bảng tổng hợp tài nguyên
Diện tích
(m2)
Khối tài
TT
nguyên

1-333

1

Mặt cắt
tính tài
nguyên


Tài nguyên (m3)
Khoảng
cách L
(m)

Đá
phiến
thạch
anh
biotit

Đá phiến
thạch anh
sericit

Cộng

Công
thức
tính

S1

S2

DC-T.1

925

2490


55

90.432

90.432

2

T.1-T.2

2.490

2076

50

114.150

114.150

1

T.2-AB

2.076

1627

70


129.605

129.605

1

334.187

334.187

Cộng
DC-T.1

1.373

2.405

48

89.523

89.523

2

T.1-T.2

2.405


5.525

50

192.920

192.920

2

T.2-AB

5.525

7288

40

256.260

256.260

1

Cộng

538.703

538.703


Cộng 333

872.890

872.890

2-333

(Nguồn: Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình khai thác Mỏ đá xây dựng
Hòa Phát, xã Hòa Sơn, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng)
c. Đất bốc và hệ số đất bốc
Tổng khối lượng đất bốc cho các khối trữ lượng là 48.448m3. Hệ số đất bốc trung
bình cho các khối trữ lượng là 0,14 (hệ số này sẽ tăng lên khi thiết kế khai thác do trữ
lượng để lại bờ dừng và thêm khối lượng đất bốc tại bờ moong khai thác).
Tổng khối lượng đất bốc cho các khối tài nguyên là 316.580m3. Hệ số đất bốc
trung bình cho các khối tài nguyên là 0,36.
Bảng 1.5. Kết quả tính toán khối lượng đất bốc và hệ số đất bốc của mỏ

Công ty TNHH Long Phát
Trang 13


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Dự án Mỏ đá xây dựng

TT

Khối-cấp
trữ lượng
và tài
nguyên


Diện
tích
(m2)

1

1-121

1.990

2

2-121

1.810

3

3-121

2.255

4

4-121

2.120

5


1-122

1.870

6

2-122

935

Cộng

3.170

1-333

3.835
3.530
8

2-333

4.150
4.110

Cộng

T1 = 0
BC=0

T1=0
T2=11
T1=0
T2=0
T1=0
T2=5
T2=15
AB=12
T2=5
AB=12

Chiều
dày
trung
bình
(m)
5
,5
2
,5
13
,5
8
,5

10.980
4.330

7


Chiều
dày trên
mặt cắt
(m)

23.125

DC=10
T1=11
T1=11
T2=12
T2=12
AB=12
BC=15
T1 =17
T1 =17
T2=15
T2=15
AB=17

10
,5
11
,5
12
,0
16
,0
16
,0

16
,0

Khối
Trữ lượng
lượng
đá và tài
đất bốc
nguyên(m3)
3
(m )

Hệ số
đất
bốc

0

40.375

9.955

58.250

0

29.250

5.300


65.011

0,08

25.245

102.240

0,25

7.948

39.310

0,20

48.448

334.436

0,14

45.465

90.432

0,50

36.455


114.150

0,32

46.020

129.605

0,36

56.480

89.523

0,63

66.400

192.920

0,34

65.760

256.260

0,26

316.580


872.890

0,36

0,17

(Nguồn: Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình khai thác Mỏ đá xây dựng
Hòa Phát, xã Hòa Sơn, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng)
d. Điều kiện kỹ thuật khai thác
- Bãi thải của mỏ:
+ Bãi thải hiện tại nằm ở góc C của moong khai thác số 1. Phần diện tích đã khai thác
của khai trường 1 được tận dụng để làm bãi thải của mỏ.
+ Khối lượng đất tầng phủ được lưu giữ tại bãi thải diện tích 3.000 m 2. Lượng đất lưu
giữ tại đây được sử dụng để phục vụ cho công tác cải tạo, phục hồi môi trường moong
khai thác, sân công nghiệp, khu phụ trợ. Trong thời gian qua, chủ dự án đã sử dụng 1 ít
đất này để thực hiện công tác gia cố đường vào mỏ, đường nội bộ.
+ Hệ thống thoát nước của bãi thải: Hiện tại chưa có hệ thống thoát nước cho bãi
Công ty TNHH Long Phát
Trang 14


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Dự án Mỏ đá xây dựng

thải. Nước chủ yếu chảy tràn qua bãi thải qua hố lắng, sau đó tự chảy về nơi có địa hình
thấp hơn.
- Sân công nghiệp, khu phụ trợ:
+ Chủ dự án thuê lô đất có diện tích 4.000 m 2 để làm sân công nghiệp và đặt các công
trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động sản xuất của mỏ.
+ Các máy móc thiết bị được đặt tại sân công nghiệp bao gồm trạm nghiền, xe xúc
lật, xe vận chuyển nội bộ, …

+ Các khối công trình phụ trợ bao gồm khu văn phòng làm việc, nhà vệ sinh, kho vật
liệu nổ, khu kỹ thuật, …
+ Hệ thống thoát nước của sân công nghiệp, khu phụ trợ hiện nay chưa hoàn chỉnh.
e. Các thông số cơ bản của khai trường
Do đặc điểm phân bố các khối trữ lượng nên mỏ đá xây dựng Hòa Phát được tách
thành 2 khai trường.
- Khai trường 1 (khai thác tập đá phiến thạch anh biotit – tập 4)
- Khai trường 2 (khai thác tập đá phiến thạch anh biotit – tập 2)
Bảng 1.6. Các thông số của khai trường như sau:
STT

Các thông số

Khai
trường 1

Khai
trường 2

1

Chiều dài khai trường

115m

150m

2

Chiều rộng khai trường


75m

100m

3

Diện tích khai trường

7.600m2

14.060m2

4

Mức cao đáy khai trường

+30m

+30m

5

Góc dốc bờ kết thúc

550-600

550-600

6


Trữ lượng mỏ (các khối trữ lượng cấp 1-121
và cấp 1-122)

133.571 m3

200.865m3

7

Trữ lượng để lại dưới mức cao +30m

30.885 m3

35.000 m3

8

Trữ lượng khai thác

102.686 m3

165.865 m3

9

Tổng khối lượng đất bốc

34.000 m3


58.000 m3

10

Hệ số bốc trung bình

0,4

0,4

1.5.2.5. Chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ mỏ
a. Chế độ làm việc
Chế độ làm việc của mỏ được xác định phù hợp với quy định về thời gian làm việc
và thời giờ nghỉ ngơi, chế độ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật về lao động.
Công ty TNHH Long Phát
Trang 15


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Dự án Mỏ đá xây dựng

Mặt khác, chế độ làm việc cũng phải phù hợp với điều kiện khai thác, thời tiết tại khu vực
mỏ.
Chọn chế độ làm việc không liên tục, nghỉ ngày lễ, chủ nhật; mỗi ngày làm việc 1
ca, ban ngày làm, ban đêm nghỉ.
Sau khi trừ các ngày nghỉ hợp lý, chế độ làm việc của mỏ như sau :
* Trực tiếp sản xuất :
- Số ngày làm việc trong tháng

:


24 ngày

- Số tháng làm việc trong năm

:

11 tháng

- Số ngày làm việc trong năm

:

264 ngày

- Số ca làm việc trong ngày

:

1 ca

* Quản lý, gián tiếp

:

300/365 ngày

* Bảo vệ

:


365/365 ngày

b. Công suất mỏ
- Công suất mỏ tính theo đá nguyên khai 25.000m3/ năm
+ Hệ số nở từ đá tự nhiên sang đá hộc là 1,45
+ Khối lượng đá hộc thu hồi là 36.250m3
- Công suất mỏ tính theo đá thành phẩm:
- Hệ số thu hồi các loại đá thành phẩm xay nghiền từ đá hộc thành đá 1x2, 2x4, 4x6
là 90%.
- Khối lượng đá hộc bốc xúc, vận chuyển đưa vào nghiền sàng: 36.250m3
- Khối lượng đá thành phẩm
36.250 m3 x 90 % = 32.625m3
Trong đó:
+ Đá 1x2

: 5.000 m3

+ Đá 2x4

: 10.000 m3

+ Đá 4x6

: 5.000 m3

+ Đá 0,5x1

: 2.625 m3

+ Đá cấp phối


: 10.250 m3

- Chất lượng: Đạt TCVN, làm vật liệu phục vụ cho công trình giao thông, xây
dựng.
- Tổng khối lượng đất phủ: 365.028 m 3. Khối lượng đất phủ trung bình hàng năm:
50.000m3 – đất nguyên thổ (tính theo khối nở rời : 50.000 x 1,45=72.500m3)
Công ty TNHH Long Phát
Trang 16


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Dự án Mỏ đá xây dựng

Vậy tổng khối lượng mỏ hàng năm (bốc xúc, vận chuyển): 105.125 m3
c. Tuổi thọ mỏ
Thời gian mỏ tiếp tục tồn tại được xác định định trên cơ sở trữ lượng còn lại trong
biên giới mỏ, công suất khai thác hàng năm bởi công thức:
T = T1 + T 2 + T3 (năm)
Trong đó:
T1 : Thời gian khai thác hết trữ lượng mỏ theo công suất thiết kế
T2 : Thời gian phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ
T3 : Thời gian chuẩn bị đưa mỏ vào hoạt động
268.551
T1 =

______________

= 10,7 năm

25.000

Trong đó:
Trữ lượng đá trong biên giới khai trường : 268.551m3.
Công suất khai thác mỏ tính theo đá nguyên khai: 25.000 m3/năm
T2 = 1,5 năm
T3 = 0 năm (mỏ đang khai thác)
Vậy thời gian mỏ tiếp tục tồn tại là: T = 12,2 năm .
1.5.2.6. Mở vỉa, trình tự và hệ thống khai thác
a. Mở vỉa
- Mở vỉa là những việc làm đầu tiên trong mỏ nhằm tạo nên hệ thống đường vận
chuyển nối từ các điểm tiếp nhận trên mặt đất đến các tầng khai thác trong mỏ, bóc một
khối lượng đất đá nhất định nhằm tạo diện công tác đầu tiên, tạo điều kiện cho máy móc
thiết bị khai thác và vận chuyển hoạt động.
Bóc tầng phủ

- Đối chiếu với hiện trạng Mỏ đá xây dựng Hòa Phát, do mỏ đã có quá trình tồn tại và
khai thác lâu dài nên công tác mở vỉa đã hoàn thành, mỏ đã đi vào quá trình khai thác
bình thường. Hiện nay, chỉ cần tiếpKhoan
tục khai
theo hệ thống và công nghệ khai thác đã
đá,thác
nổ mìn
có, không cần phải mở mới vị trí khai thác. Vì vậy, vấn đề mở vỉa khai thác không cần
phải đặt ra.
b. Quy trình khai thác

Đá thô

Phá đá quá cỡ

Quy trình khai thác tại mỏ như sau:

Bốc xúc, vận chuyển

Bộ phận nghiền sàng
Công ty TNHH Long Phát
Trang 17
Đá thành phẩm


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Dự án Mỏ đá xây dựng

 Trình tự khai thác chung cho toàn mỏ:
Căn cứ hiện trạng mỏ, kết quả tính trữ lượng còn lại của mỏ, trình tự khai thác
chung cho mỏ được xác định là tiếp tục khai thác hết khối trữ lượng:
- Đối với khai trường 1 khai thác theo hướng từ Tây Nam sang Đông Bắc thứ tự
theo các khối trữ lượng 3-121, 4-121 và 2-122.
- Đối với khai trường 2 khai thác theo hướng từ Tây Nam sang Đông Bắc thứ tự
theo các khối trữ lượng 1-121, 2-121 và 1-122.
Hệ thống khai thác lớp xiên, vận chuyển trực tiếp.
 Trình tự khai thác trong từng khu vực:
Trong từng khu vực, tiến hành khai thác từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong theo
chiều cao tầng, hết lớp này đến lớp khác theo hệ thống khai thác lớp xiên, vận chuyển
trực tiếp.
c. Hệ thống khai thác
 Lựa chọn hệ thống khai thác
Với đặc điểm khu vực khai thác và hiện trạng mỏ, có thể chọn một trong các hệ
thống khai thác sau đây :
- Hệ thống khai thác lớp xiên, vận chuyển trực tiếp bằng ô tô:
Đây là hệ thống khai thác đang được áp dụng tại mỏ đá xây dựng Hòa Phát. Hệ
thống khai thác này phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất khu vực mỏ. Việc khai thác
được tiến hành từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, hết lớp này đến lớp khác. Đất đá

sau khi nổ mìn làm tơi được máy xúc xúc trực tiếp lên ô tô vận chuyển về trạm xay
nghiền đá.
Ưu điểm của hệ thống khai thác này là năng suất cao, tổ chức sản xuất tập trung, an
toàn cao. Đối với mỏ đá xây dựng Hòa Phát, áp dụng hệ thống khai thác này là phù hợp.
Công ty TNHH Long Phát
Trang 18


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Dự án Mỏ đá xây dựng

- Hệ thống khai thác lớp xiên, xúc chuyển bằng máy gạt và lợi dụng năng lượng nổ
mìn:
Áp dụng hệ thống khai thác này khi điều kiện địa hình không cho phép đưa phương
tiện vận tải lên núi hoặc khi cung độ vận tải trên núi quá lớn, cần phải đầu tư xây dựng cơ
bản tương đối lớn.
Ưu điểm của hệ thống khai thác này là khả năng cơ giới hóa cao, giảm đáng kể cung
độ vận chuyển. Nhược điểm của nó là làm tăng khối lượng mở vỉa và chuẩn bị, thiết bị
xúc bốc, ủi cần phải di chuyển nhiều. Căn cứ đặc điểm khu vực khai thác và hiện trạng
mỏ đá xây dựng Hòa Phát, áp dụng hệ thống khai thác này không phù hợp lắm.
Qua phân tích, so sánh, chọn hệ thống khai thác lớp xiên, vận chuyển trực tiếp
bằng ô tô để tiếp tục khai thác mỏ đá xây dựng Hòa Phát.
 Các thông số của tầng khai thác
- Chiều cao tầng khai thác: H = 10 m.
- Chiều cao tầng kết thúc: Hkt = 10 m.
- Góc nghiêng sườn tầng khai thác:
Góc nghiêng sườn tầng khai thác phù hợp với tính chất cơ lý đất đá : αt = 700.
- Góc nghiêng sườn tầng kết thúc: 550- 600
Góc nghiêng sườn tầng kết thúc bảo đảm độ ổn định bờ mỏ, phù hợp với tính chất
cơ lý đất đá mỏ và theo quy định của Quy phạm hiện hành là γ kt = 600
- Bề rộng mặt tầng khai thác nhỏ nhất: Bmin = 10m

- Chiều dài tuyến công tác : Lct = 50 - 60m.
- Bề rộng mặt tầng kết thúc : Bkt = 3,5m.
1.5.2.7. Vận tải, bãi thải và thoát nước mỏ
a. Vận tải
- Vận tải nội bộ mỏ là công tác vận chuyển đá từ khai trường đến trạm xay nghiền
đá. Cung độ vận chuyển trung bình 100m. Hiện nay, hệ thống đường vận chuyển nội bộ
mỏ đã hoàn chỉnh.
- Vận tải ngoài từ bãi chứa sản phẩm đến các nơi tiêu thụ theo hệ thống giao thông
hiện có
- Tính toán lựa chọn ô tô:
Để đảm bảo cho sự phối hợp nhịp nhàng, có hiệu quả của thiết bị xúc bốc và vận
tải, cần phải chọn ôtô có tải trọng thích hợp. Với máy xúc có dung tích gàu 1,2m 3, chọn ô
tô tự đổ có tải trọng 12T là phù hợp.
+ Năng suất của ô tô:
Công ty TNHH Long Phát
Trang 19


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Dự án Mỏ đá xây dựng

Với cung độ trung bình 400m, chạy đường nội bộ mỏ thì vận tốc độ có tải trung
bình của ô tô là 10 km/h, không tải 10km/h.
Thời gian chu kỳ 1 chuyến ôtô được xác định như sau :
Tck

= tct + tđi+ tvề + tđt + tchờ

; (phút)

Trong đó :

Tct
tđi

=
=

5 phút
0,4 x 60 = 2,5 phút
10
0, 4 x 60 = 2,5 phút
tvề
=
10
tđt
= 2 phút
tchờ
= 2 phút
Vậy: Tck
= 14 phút

: Thời gian chất tải.
: Thời gian đi có tải.
: Thời gian về không tải.
: Thời gian đổ tải.
: Thời gian chờ.

+ Năng suất năm của ôtô
Qn

=


60.T.η .qô.kx.N

(T/năm)

Tck
Trong đó:
T

= 8h

: Thời gian làm việc trong ca.

η

= 0,8

: Hệ số sử dụng thời gian.



= 12T

: Tải trọng ô tô.

kx

= 0,9

: Hệ số sử dụng tải trọng ôtô.


Tck

= 14

: Thời gian chu kỳ 1 chuyến.

N

= 264

: Số ca làm việc trong năm.

Vậy : Qn

= 78.204 tấn/năm

+ Số ô tô cần thiết:
Khối lượng đá vận chuyển trong năm ( tính theo đất đá nở rời)
- Thể trọng của đá hộc = dung trọng tự nhiên: hệ số nở = 2,77 tấn/m3 :1,45=1,91
tấn/m

3

- Thể trọng của đất bốc nở rờ
i = dung trọng tự nhiên : hệ số nở =1,9 tấn/m3 :1,4= 1,31 tấn/m3
- Khối lượng đá phải vận chuyển : 36.250 m3 x 1.91tấn/m3 = 69.237 tấn.
- Khối lượng đất phải vận chuyển : 72.500 m3 x 1,31 tấn/m3 = 137.713tấn
- Tổng khối lượng đá, đất vận chuyển: 206.950 tấn.
Công ty TNHH Long Phát

Trang 20


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Dự án Mỏ đá xây dựng

- Số Ôtô cần phải có là N = 206.950/78.204 = 2,65 chiếc
Vậy chọn 03 chiếc ô tô có tải trọng 12 tấn để vận chuyển đá về trạm xay nghiền
và vận chuyển đất phủ ra bãi thải. Đồng thời sử dụng 01 xe bồn dung tích 05m 3 tưới nước
đường vận chuyển ngoài mỏ vào nhưng ngày nắng, hanh khô.
- Đồng bộ thiết bị mỏ:
Bảng 1.6. Danh mục máy móc phục vụ khai thác
TT

Tên máy móc thiết bị

Đvt

Số lượng

1

Búa khoan PR-18

Chiếc

03

2

Máy nén khí


Chiếc

01

3

Máy nổ mìn

Chiếc

01

4

Máy đào, xúc(cả bốc xúc sản
phẩm tại sân công nghiệp)

Chiếc

02

5

Ô tô

chiếc

03


6

Hệ thống nghiền

H/t

01

(Nguồn: Báo cáo Kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình Mỏ đá xây dựng Hòa Phát,
xã Hòa Sơn, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng)
b. Bãi thải
Tổng khối lượng đất phủ trong biên giới khai trường của mỏ là 365.028 m 3, trung
bình bốc xúc 73.000 m3/năm. Khối lượng đất được dùng để hoàn thổ, phục hồi môi
trường khoảng: 12.473 m3. Hiện tại bãi thải đang chứa khoảng 90.000 m 3, khối lượng đất
này đang được đổ vào khu vực bãi thải tạm nằm ở góc C bên trong moong khai thác số 1
ở độ cao 30m, phục vụ nhu cầu hoàn thổ, phục hồi môi trường và khối lượng còn lại sẽ
được vận chuyển san lấp mặt bằng xây dựng công trình trong địa bàn Thành phố. Đây là
phương pháp phù hợp với điều kiện địa chất, địa hình khu mỏ, đồng thời giảm chi phí
vận chuyển đất đá thải.
c. Thoát nước mỏ
Thông thường, khi tiến hành khai thác sẽ có ba nguồn nước chảy vào moong là:
Nước mưa, nước mặt và nước dưới đất.
Mỏ đá xây dựng Hòa Phát khai thác bằng phương pháp lộ thiên, do vậy có thể tính
toán lượng nước chảy vào mỏ bằng tính theo công thức:
Q = Qm + Qnm + Qn
Trong đó
- Q : Lượng nước chảy vào moong khai thác.
Công ty TNHH Long Phát
Trang 21



Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Dự án Mỏ đá xây dựng

- Qm : Lượng nước mưa chảy vào moong khai thác.
Qm = A×F (m3/ngđ).
- Qnm : Lượng nước mặt chảy vào moong khai thác.
Do mỏ không có suối, các rãnh cạn có chiều dài ngắn và luôn bị khô kiệt, chỉ có
nước vào mùa mưa nên có thể coi Qnm = 0.
- Qn : Lượng nước ngầm chảy vào moong khai thác.
Về nguồn nước dưới đất trong vùng không tồn tại tầng chứa nước dưới đất do vậy
lượng nước ngầm chảy vào mỏ coi như bằng không Qn = 0 .
Vậy lượng nước chảy vào moong khai thác : Q = Qm
Qm = A×F (m3/ngđ)
Trong đó:
A: Lượng mưa lớn nhất trong ngày. Theo số liệu thực đo tại trạm Đà Nẵng tổng
kết trong nhiều năm, lượng mưa ngày lớn nhất: 291 mm
Amax = 291mm = 0,291 m
F : Diện tích moong khai thác (m2).
Với diện tích mỏ là 3,5 ha thì lượng nước chảy vào moong khai thác là:
Qz = A max x F = 0,291 x 35.000 = 10.185(m3/ngđ).
Lượng nước này được thoát bằng phương pháp tự chảy theo đường dẫn ở đáy
moong khai thác cos +30m ra vùng thấp ngoài mỏ
d. Thu gom nước mưa chảy tràn khu vực trạm nghiền, sân công nghiệp, khu phụ trợ
Toàn bộ lượng nước mưa chảy tràn qua mặt bằng khu vực trạm nghiền, sân công
nghiệp, khu phụ trợ được thu gom vào mương thoát nước có kích thước 0,5m x 0,5m, sau
đó chảy về khe cạn bên ngoài dự án. Hiện tại, mương thu nước này chưa được đầu tư
đồng bộ và hoàn chỉnh. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiến hành đào mương thu nước
này đảm bảo thu gom toàn bộ lượng nước mưa chảy tràn qua bề mặt trạm nghiền, sân
công nghiệp, khu phụ trợ.
1.5.2.8. Kỹ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy

a. Kỹ thuật an toàn
 An toàn trong công tác khoan
- Công nhân điều khiển búa khoan ép hơi phải đứng trên mặt tầng ổn định, cấm đứng
khoan trên sườn núi cheo leo, trường hợp khoan để mở tầng cũng phải tạo chỗ rộng ít
nhất là 1m.
- Trước khi khoan phải cạy gỡ hết những tảng đá treo phía trên có khả năng sụt lở.
Khi khoan phải có biện pháp chống bụi.
Công ty TNHH Long Phát
Trang 22


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Dự án Mỏ đá xây dựng

- Công nhân điều kiển máy khoan phải mặc quần áo gọn gàng, khi mở lỗ khoan phải
cho máy quay chậm tăng tốc độ đều ổn định, cấm dùng tay giữ choòng khi mở lỗ. Cấm
hai người cùng khoan tại các vị trí thẳng đứng trên các tầng khác nhau.
- Mỗi búa khoan khi làm việc phải bố trí người phục vụ trong một ca cho phù hợp.
Khi búa khoan làm việc không được giữ búa bằng ngoài đôi bàn tay. Khi phải thay đổi
choòng khoang thì chiều cao của búa khoan sau khi thay choòng khoan phải ở dưới tầm
ngực của người sử dụng.
- Không đặt đường dây dẫn hơi ép từ trên xuống theo tuyến đang khoan. Khi di
chuyển búa khoan và dây dẫn phải đề phòng đá rơi vào người.
 An toàn trong vận hành máy nén khí
- Đơn vị có sử dụng máy nén khí phải kiểm định trước khi sử dụng theo đúng các quy
định hiện hành về quản lý đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao
động.
- Máy nén khí cố định hay di động đều phải đặt trên nền bằng phẳng và kê chèn chắc
chắn. Không được đặt máy nén khí tại vị trí gần chất dễ cháy, dễ nổ và ngoài phạm vi
nguy hiểm do nổ mìn, đá văng.
- Người vận hành máy nén khí phải:

+ Thường xuyên theo dõi nhiệt độ, áp suất, tiếng ồn, độ rung của máy; bổ sung đầy
đủ nước làm lạnh cho máy;
+ Đảm bảo không khí đưa vào máy qua bộ lọc bụi và hơi nước;
+ Đảm bảo chế độ bôi trơn, bảo dưỡng và vận hành máy nén khí theo đúng các quy
định hiện hành.
+ Phải cho máy ngừng hoạt động và tìm biện pháp khắc phục khi áp suất tăng quá áp
suất quy định; van an toàn không làm việc; nhiệt độ máy tăng quá mức quy định hoặc có
tiếng kêu không bình thường …
 An toàn trong thi công xúc, gạt
- Việc sử dụng máy, thiết bị phải theo đúng quy trình kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật an
toàn hiện hành. Không được sử dụng các máy, thiết bị không đảm bảo an toàn theo quy
định tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Thợ lái máy xúc, máy gạt phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
+ Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để điều khiển máy do cơ quan y tế có thẩm quyền
cấp;
+ Đã được đào tạo và có chứng chỉ sử dụng về các loại máy này do các tổ chức đào
tạo có thẩm quyền cấp;
+ Có giấy chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về kỹ thuật an toàn.
Công ty TNHH Long Phát
Trang 23


Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Dự án Mỏ đá xây dựng

- Yêu cầu an toàn khi sử dụng máy xúc:
+ Máy xúc phải được trang bị đầy đủ hệ thống tín hiệu (còi, đèn chiếu sáng). Trước
khi làm việc, thợ lái phải báo hiệu cho mọi người xung quanh biết. Không được để người
đứng trong phạm vi bán kính hoạt động của máy (kể cả phạm vi bán kính quay của đối
trọng).
+ Cấm để máy xúc làm việc dưới chân những tầng cao hơn chiều cao quy định, tầng

có hàm ếch hoặc tầng có người làm việc và có nhiều đá quá cỡ dễ sụt lở.
+ Thợ lái máy phải thường xuyên chú ý tới vách đất đá đang xúc. Nếu có hiện tượng
sụt lở thì phải di chuyển máy ra nơi an toàn và báo cáo cho cán bộ chỉ huy trực tiếp biết
để có biện pháp xử lý. Phải có đường để máy có thể di chuyển tới vị trí an toàn.
+ Khi đổ đất, đá lên xe ô tô, cấm:
 Di chuyển gầu xúc qua phía trên buồng lái;
 Để khoảng cách từ gầu xúc đến đáy thùng hoặc đến bề mặt đất đá trên xe lớn
hơn 1m;
 Để gầu xúc va đập vào thùng xe.
+ Khi ô tô không có tấm chắn bảo vệ phía trên buồng lái, lái xe phải ra khỏi buồng lái
và đứng ngoài bán kính quay của máy xúc. Khi máy xúc đã xúc đầy xe ô tô thì người
điều khiển máy xúc phải báo hiệu cho lái xe ô tô biết.
+ Khoảng cách giữa hai máy xúc làm việc trên cùng một tầng không được nhỏ hơn
tổng bán kính hoạt động lớn nhất của hai máy cộng thêm 2m.
- Cấm bố trí đồng thời một máy xúc làm tầng trên, một máy xúc làm tầng dưới trên
cùng một tuyến.
- Cấm để máy xúc đứng hoặc di chuyển dưới đường dây tải điện mà khoảng cách từ
bất kỳ một điểm nào của máy xúc đến dây dẫn điện nhỏ hơn:
+ 1,5 m đối với đường dây có điện áp đến 1 KV;
+ 2m đối với đường dây có điện áp lớn hơn 1 KV - 20 KV;
+ 4m đối với đường dây có điện áp 35 - 110 KV;
+ 6m đối với đường dây có điện áp 220 KV trở lên.
- Cấm di chuyển máy xúc ở những đoạn đường có độ dốc lớn hơn độ dốc do nhà chế
tạo quy định.
- Cấm bảo dưỡng hoặc sửa chữa khi máy đang làm việc. Trước khi sửa chữa phải hạ
gầu xuống đất.
- Khi ngừng làm việc phải đưa máy đến vị trí an toàn và hạ gầu xuống đất.
- Khi máy gạt đang làm việc, cấm:
Công ty TNHH Long Phát
Trang 24



Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Dự án Mỏ đá xây dựng

+ Sửa chữa điều chỉnh lưỡi gạt;
+ Người đứng trên lưỡi gạt;
+ Dừng máy trên nền không ổn định;
+ Dừng máy khi chưa nhả hết đất đá ở lưỡi gạt;
+ Di chuyển hoặc cho máy đứng tại vị trí mà khoảng cách gần nhất từ xích máy gạt
tới mép tầng, mép hố nhỏ hơn 1,5m.
- Khi máy làm việc ở chân tầng hoặc gần mép tầng phải có người cảnh giới, nếu có
hiện tượng sụt lở phải khẩn trương đưa máy vào vị trí an toàn và chỉ được cho máy làm
việc lại sau khi đã xử lý xong hiện tượng sụt lở.
- Cấm để máy gạt làm việc trong vùng nguy hiểm của máy xúc khi máy xúc đang
hoạt động.
- Cấm dùng máy gạt để đào bẩy đá liền hoặc vận chuyển những tảng đá lớn quá khả
năng cho phép gạt của máy. Trường hợp đất đá rắn, phải làm tơi sơ bộ đá trước khi cho
máy gạt làm việc.
- Chỉ được tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh máy gạt khi máy đã ngừng
hoạt động hoàn toàn và lưỡi gạt đã được hạ xuống chạm đất.
- Khi kiểm tra và sửa chữa lưỡi gạt thì lưỡi gạt phải được kê phẳng bằng những tấm
gỗ chắc chắn.
- Khi gạt dốc lên, góc nghiêng sườn dốc không được lớn hơn 25 0; khi gạt dốc xuống không được quá 300.
 An toàn khi vận chuyển đá bằng ô tô
- Tuyến đường ôtô cố định và bán cố định đều phải có thiết kế phù hợp với kế hoạch
khai thác dài hạn và ngắn hạn của mỏ. Bình đồ và trắc đồ của các đường ôtô phải theo
đúng tiêu chuẩn và điều kiện kỹ thuật về giao thông vận tải hiện hành. Phải trang bị các
biển báo, biển chỉ dẫn theo quy định.
- Phải thường xuyên bảo dưỡng và sửa chữa đường ôtô để đảm bảo an toàn vận
chuyển. Mùa mưa phải có kế hoạch chống lầy, chống trượt trên các đoạn đường dốc và

nền yếu.
- Tốc độ xe chạy trên những đoạn đường trong phạm vi mỏ do đơn vị quy định không
trái với quy định chung về vận tải đường bộ hiện hành. Xe của các cơ sở khác muốn vào
phạm vi mỏ phải xin phép và lái xe được hướng dẫn những điều cần thiết.
- Cấm:
+ Chở người trên thùng xe tự đổ hoặc trên thùng xe đang có tải;
+ Người ngồi trên mui xe hoặc đứng bám phía ngoài thành xe, đứng ở bậc lên xuống
trong lúc xe chạy;
Công ty TNHH Long Phát
Trang 25


×