Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.13 KB, 2 trang )
Câu 38: Tồn tại xã hội là gì? Phân tích vai trò của các yếu tố cấu thành tồn
tại xã hội?
- Tồn tại xã hội là khái niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về xã hội, dùng
để chỉ toàn bộ đời sống vật chất cùng toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất của
xã hội.
- Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản là: hoàn cảnh địa lý, điều kiện dân
số và phương thức sản xuất, trong đó, phương thức sản xuất là yếu tố giữ vai tro
quyết định tính chất, kết cấu của xã hội, quyết định sự vận động và phát triển của xã
hội.
+ Hoàn cảnh địa lý bao gồm các yếu tố như tài nguyên, khoáng sản, khí hậu,
đất đai,.. là những yếu tố ảnh hưởng thường xuyên, tất yếu tới sự tồn tại và phát triển
của xã hội, nhưng không giữ vai tro quyết định phát triển của xã hội. Ở những trình
độ khác nhau của xã hội, mức độ ảnh hưởng của tự nhiên đối với xã hội có khác
nhau.
Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc tổ chức phân công lao động và bố trí
lực lượng sản xuất. Sự phong phú đa dạng của tự nhiên là cơ sở tự nhiên của việc
phân công lao động trong xã hội. Tự nhiên có thể tạo điều kiện thuận lợi và cũng có
thể gây khó khăn cho sản xuất.
Sự tác động của con người đến tự nhiên sẽ làm cho tự nhiên biến đổi theo hai
hướng: làm cho tự nhiên phong phú thêm, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời
sống con người; hoặc làm cho tự nhiên nghèo nàn đi, nó sẽ gây trở ngại trở lại đối với
con người. C.Mác đã chỉ ra “nếu văn minh được phát triển một cách tự phát không có
hướng dẫn một cách khoa học thì để lại sau đó một bãi hoang mạc”.
+ Điều kiện dân số bao gồm các yếu tố số dân, mật độ dân số, phân bố dân cư,
tỉ lệ tăng dân số, là điều kiện thường xuyên tất yếu của sự phát triển xã hội, nhưng
không giữ vai tro quyết định sự phát triển xã hội.
Điều kiện dân số ảnh hưởng đến nguồn lao động, tổ chức phân công lao động
xã hội cũng như các chính sách phát triển văn hóa tinh thần khác. Việc phân bố dân
cư không thể theo ý muốn chủ quan mà phải phụ thuộc trình độ phát triển của sản