Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT CỦA XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.33 KB, 2 trang )

Câu 24: Khái niệm phương thức sản xuất? Tại sao nói phương thức sản
xuất là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội?
Phương thức sản xuất là cách thức mà con người làm ra của cải vật chất trong
một giai đoạn lịch sử nhất định, theo cách đó con người có những quan hệ nhất định
với tự nhiên và với nhau trong sản xuất.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định rằng, lịch sử xã hội loài người trước hết
là lịch sử phát triển của sản xuất, lịch sử vận động của các phương thức sản xuất lần
lượt thay thế nhau, là lịch sử của quần chúng nhân dân lao động trực tiếp sản xuất ra
của cải vật chất cho xã hội. Do đó, muốn hiểu lịch sử phát triển của xã hội loài người,
trước hết phải hiểu lịch sử phát triển của sản xuất, hiểu quá trình sản xuất của con
người qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên, vận động và phát triển theo
quy luật đặc thù của nó. Tuy nhiên, giữa xã hội và tự nhiên thường xuyên diễn ra sự
trao đổi vật chất. Sự trao đổi đó được thực hiện trong quá trình lao động sản xuất của
con người. Như vậy, nếu tách lịch sử xã hội loài người với lịch sử phát triển của sản
xuất vật chất thì sẽ không thể nào hiểu được loài người phải trải qua những hình thái
kinh tế-xã hội từ thấp lên cao.
Sản xuất vật chất là lực lượng chủ yếu và là động lực cơ bản thúc đẩy lịch sử
phát triển, xã hội tiến lên. Đó là điều kiện quyết định của đời sống con người, là yêu
cầu tất yếu khách quan đối với sự sinh tồn của xã hội. Xã hội không thể thỏa mãn nhu
cầu của mình bằng cái đã có sẵn trong giới tự nhiên, để duy trì đời sống của mình,
con người phải tiến hành sản xuất của cải vật chất. Vì thế, sản xuất của cải vật chất là
một điều kiện cơ bản của mọi xã hội, là một hành động lịch sử mà loài người phải
duy trì từ xưa đến nay.
Xã hội là một hệ thống và trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, tính chất và
kết cấu xã hội không phải do nguyện vọng và ý chí của cá nhân, tập đoàn, cũng
không do hình thức nhà nước pháp quyền quy định mà do phương thức sản xuất
quyết định. Phương thức sản xuất thống trị trong mỗi xã hội quyết định tính chất của


chế độ xã hội; các giai cấp, kết cấu giai cấp và tính chất của các mối quan hệ giữa các


giai cấp, cũng như các quan điểm về chính trị pháp quyền, đạo đức, triết học…
Mỗi hình thái kinh tế-xã hội có phương thức sản xuất đặc thù của nó. Và sự
thay thế của các phương thức sản xuất khác nhau chính là cơ sở của sự thay thế của
các hình thái kinh tế-xã hội nối tiếp nhau. Điều này chứng tỏ, phương thức sản xuất
giữ vai trò quyết định trong sự chuyển hóa của xã hội loài người qua các giai đoạn
lịch sử khác nhau. Mỗi khi phương thức sản xuất mới ra đời, giai cấp mới lên cầm
quyền, kết cấu kinh tế xã hội thay đổi thì những quan hệ xã hội về mặt chính trị, pháp
quyền, tư tưởng, đạo đức,.. cũng biến đổi theo.
Với ý nghĩa nói trên mà C.Mác đã nhấn mạnh: “Do có được những lực lượng
sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi
phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những
quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái
cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp” (C.Mác,
Ăngghen tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, T.1, tr.380).
Lịch sử xã hội loài người trước hết là lịch sử của sản xuất, lịch sử của các
phương thức sản xuất vận động phát triển và thay thế nhau từ thấp lên cao.



×