Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Khái quát chung và tình hình sản xuất của xí nghiệp xe điện Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.67 KB, 15 trang )

Khái quát chung và tình hình sản xuất của xí nghiệp xe điện Hà
Nội
I. Khái quát chung về xí nghiệp xe điện Hà Nội:
1, Quá trình hình thành phát triển của xí nghiệp:
Ngày 13/12/2008 vừa qua xí nghiêp xe điện Hà Nội kỷ niệm tròn
100 năm thành lập. Xí nghiệp được thành lập năm 1899 với tên gọi đầu
tiên là công ty Thổ địa Bắc Kỳ, thuộc sự quản lý điều hành của chính
phủ bảo hộ Pháp. Trong quá trình tồn tại và phát triển xí nghiệp đã nhiều
lần thay đổi tên gọi: Sở xe điện Hà Nội(1954), xí nghiệp xe điện Hà
Nội(1955), quốc doanh xe điện Hà Nội(1959), công ty xe điện Hà
Nội(1969) và cuối cùng lại trở về với tên gọi xí nghiệp xe điện Hà
Nội(2001), hiện trực thuộc tổng công ty Vận tải Hà Nội.
Ngày 25/12/1985 UBND thành phố Hà Nội có Quyết định số
5484/QĐ-UB về việc tháo bỏ đường xe điện tuyến Bờ Hồ-Chợ Mơ để
thử nghiệm vận chuyển công cộng bằng xe buýt. Ngày 27/4/1993 tuyến
buýt bánh hơi Bồ Hồ-Hà Đông chính thức đi vào hoạt động. Đó cũng là
khởi đầu của nghành xe buýt hiện đại thủ đô hiện nay.
Để thích nghi với nền kinh tế thị trường, xí nghiệp đã định hướng
kinh doanh theo dây chuyền khép kín: từ duy tu, bảo dưỡng sửa
chữa...đến vận chuyển hành khách đều nằm trong hệ thống của xí
nghiệp. Được sự quan tâm đầu tư của nhà nước hiện nay xí nghiệp có
khoảng 2000 cán bộ công nhân viên, với 301 xe chạy trên 18 tuyến
buýt.
Cơ cấu tổ chức quản lý, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
Mô hình tổ chức của công ty
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG NHÂN SỰ
PHÒNG KINH DOANH
NHÓM ĐỐI TƯỢNG KHÁC
ĐIỂM ĐỖ GIA THỤY
Các tuyến:10,40,54


Tổ bảo vệ
Tổ rửa xe
DEPOT THỤY KHUÊ
Gara BDSC
Các tuyến: 22, 32, 47, 48 Tổ bảo vệ
Tổ rửa xe
DEPOT NAM THĂNG LONG
Gara BDSC
Các tuyến 07,2,25,27,34,35,53,55,56
TUYẾN XE BUÝT KẾ CẬN 204,206
DỊCH VỤ TAXI
ĐỘI QL CSHT BUÝT
DICH VỤ KHÁC
Vui chơi
Trông giữ bến bãi
Dịch vụ khác
TỔ DỰ ÁN
PHÒNG KH-ĐIỀU ĐỘ
PHÒNG ĐT-KT-VẬT TƯ
ĐỘI KTGS
PHÒNG TC-KẾ TOÁN

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban bộ phận
2. Phòng nhân sự:
* Chức năng:
Là phòng tham mưu cho lãnh đạo công ty và tổ chức triển khai thực
hiện các công tác về tổ chức nhân sự và thực hiện chính sách đối với
người lao động.
* Nhiệm vụ:
- Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác sắp xếp tổ chức bộ

máy sản xuất, công tác cán bộ, công tác quản lý lao động
- Tổ chức thực hiện các chế độ về tiền lương,nâng bậc lương hàng
năm cho người lao động trong công ty.
- Tổ chức thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHLĐ và các chế độ
liên quan khác.
- Lập hồ sơ và trình hội đồng kỷ luật công ty xét sử với những
trường hợp vi phạm nội quy, quy chế công ty đã ban hành.
- Tham mưu cho lãnh đạo công ty xây dựng và theo dõi thực hiện
thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế khác khi có yêu
cầu.
- Quản lý môi trường, tổ chức chăm sóc cho người lao động.
3. Phòng kế hoạch điều độ:
* Chức năng
Là phòng tham mưu tổng hợp giúp lãnh đạo công ty trong công tác
lập kế hoạch,đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn công
ty. Đề xuất các phương án sản xuất kinh doanh va điều phối xe chạy các
tuyến.
* Nhiệm vụ
- Lập kế hoạch và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh
theo từng thời kỳ kế hoạch (dài hạn,trung hạn,ngắn hạn). Cuối kỳ có
báo cáo tổng kết rút kinh nghiệm.
- Chủ động phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ và các đơn vị sản
xuất kinh doanh để xây dựng, hoàn thiện các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật,
áp dụng cho các mô hình sản xuất kinh doanh công ty hiện có.
- Tham mưu cho Lãnh đạo công ty giao kế hoạch kinh doanh cho
các đơn vị.Theo dõi, đôn đốc và quyết toán trong từng kỳ kế hoạch.
- Điều phối số xe chạy các tuyến.
- Nghiên cứu xây dựng và trình Lãnh đạo công ty cac phương án
mở rộng sản xuất cho phù hợp trong từng thời kỳ kế hoạch, đảm bảo
hiệu quả kinh tế.

- Quản lý theo dõi tình trạng thiết bị và phương tiện công ty có. Lập
kế hoạch và chỉ đạo và thực hiện đối với công tác bảo dưỡng, sủa chữa
các thiết bị và phương tiện này.
- Tham mưu cho lãnh đạo công ty ký kết các hợp đồng với các tổ
chức cá nhân có nhu cầu. Theo dõi việc thực hiện và quyết toán các
hợp đồng đã ký, phù hợp với pháp lệnh hợp đồng kinh tế Nhà nước đã
ban hành.
4. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng kế toán
* Chức năng
- Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế
toán theo đúng quy định của Nhà nước.
- Theo dõi và phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của công ty
dưới mọi hình thái và cố vấn cho ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.
- Tham mưu cho ban Tổng giám đốc về chế độ kế toán và những
thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.
- Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thong tin quản lý
năng động, hữu hiệu
* Nhiệm vụ
- Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và
sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh và sử dụng vốn của công ty.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế
hoạch thu chi tài chính việc thu, nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và
sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những
hiện tượng lãng phí, vi phạm chế độ, quy định của công ty.
- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản
xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính phục
vụ công tác lập và theo dõi kế hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho cơ
quan hữu quan theo chế độ báo cáo tài chính, kế toán hiện hành.

×