Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

LỊCH SỬ ĐỊA CHẤT VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.83 KB, 3 trang )

CHU TRẦN MINH

Tiến hóa Địa chất của Việt Nam
Đại Arkei (Thái cổ)
Trong lịch sử Trái đất, Arkei là đại cổ nhất, có mặt cách ngày nay 4500 triệu năm và kéo dài
trong khoảng thời gian 1900 triệu năm (4500-2600).
Ở Việt Nam, các thành tạo Arkei chỉ mới được phát hiện ở phần trung tâm địa khối Kon Tum.
Đó lŕ các đá biến chất sâu lộ ra ở khu vực Kan Nack, dày tới 3000 m, được các nhà địa chất
xếp vào loạt Kan Nack.
Đá của loạt Kan Nack biến chất phức tạp. Biến chất tiến đạt tới tướng granulit loạt áp suất trung
bình (tướng hypersthen - silimanit). Biến chất lùi tới tướng amphibolit đi kèm các hoạt động
granit hoá khu vực. Biến chất chồng phân đới từ tướng amphibolit đến tướng epiđot-amphibolit
và tướng đá phiến lục.
Đại Proterozoi (Nguyên sinh)
Tiếp theo đại Arkei, đại Proterozoi bắt đầu cách ngày nay 2600 triệu năm và có thời gian kéo
dài là 2030 triệu năm (2600-570 triệu năm).
Việt Nam, các thành tạo Proterozoi thường có mặt ở một số nơi thuộc các đới nâng Sông
Hồng, Phan Si Pan, Sông Chảy, Sông Mã, Phu Hoạt, Kon Tum. Chúng bao gồm:
Các đá kết tinh Paleoproterozoi mang tên loạt Sông Hồng (ở Đông Bắc Bộ), loạt Xuân Đài (ở
Tây Bắc Bộ) và loạt Ngọc Linh (ở địa khối KonTum).
Các đá biến chất Mesoproterozoi được xếp vào loạt Khâm Đức có mặt ở phần Nam của Bắc
Trung Bộ.
Các đá biến chất Neoproterozoi thường có mặt trong những mặt cắt chuyển tiếp lên Cambri hạ
chứa vi hoá thạch thực vật (microphyton), thuộc các hệ tầng Sông Chảy (ở Bắc Bắc Bộ), Sa
Pa, Nậm Cô (ở Tây Bắc Bộ), Bù Khạng (ở Bắc Trung Bộ) và Chư Sê (ở địa khối KonTum).
Đại Paleozoi (Cổ sinh)
Đại Paleozoi bắt đầu cách ngày nay 570 triệu năm, kéo dài suốt 325 triệu năm (từ 570 đến 208
triệu năm). Đại Cổ sinh chia làm 6 kỷ : Cambri dài 70 triệu năm (570-500), Orđovic - 62 triệu
năm (500-438), Silur - 30 triệu năm (438-408), Đevon - 48 triệu năm (408-360),Carbon - 74 triệu
năm (360-286) vŕ Permi - 41 triệu năm (286-245)
Các thành tạo Cambri hạ thường có quan hệ chặt chẽ với các thành tạo Neoproterozoi.


Các thành tạo Cambri trung - Orđovic hạ phân bố rộng rãi và có sự khác nhau ở các khu vực
khác nhau. ở phần Bắc của Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chúng chủ yếu là trầm
tích carbonat xen lục nguyên tướng biển nông, biển ven bờ, chứa các hoá thạch Bọ ba thuỳ
(Trilobita),Tay cuộn (Brachiopoda) không khớp. ở Bắc và Đông Bắc Bộ chủ yếu là trầm tích lục
nguyên, đôi khi có thấu kính đá vôi, chứa Bọ ba thuỳ (Trilobita) có thành phần khác hẳn.


CHU TRẦN MINH
Các thành tạo Orđovic và Silur ở Việt Nam phát triển rộng chủ yếu ở phần Bắc lãnh thổ. Chúng
thường có quan hệ chặt chẽ với nhau trong các mặt cắt liên tục, kể cả với các thành tạo Cambri
và Đevon hạ. ở Tây Bắc Bộ các thành tạo Orđovic và Silur có thành phần lục nguyên carbonat, chứa San hô (Coralla), Huệ biển (Crinoidea) và Tay cuộn (Brachiopoda). ở Trung Bộ,
Đông và Bắc Bắc Bộ chúng bao gồm các thành tạo lục nguyên - phun trào, chứa hoá thạch
biển sâu Bút đá (Graptolithina) cùng với San hô (Coralla), Huệ biển (Crinoidea) và Tay cuộn
(Brachiopoda), có khi là Chân đầu (Cephalopoda) và Vỏ nón.
Các thành tạo Đevon phân bố khá rộng ở Bắc và Tây Bắc Bộ, có mặt ở Đông Bắc Bộ, Bắc
Trung Bộ và lẻ tẻ ở Nam Bộ. ở các vùng này Đevon được đặc trưng bằng các thŕnh tạo lục
nguyên, lục nguyên - carbonat và carbonat, đôi khi chứa silic, chứa phong phú hoá thạch Ruột
khoang (Coelenterata) các loại, Tay cuộn (Brachiopoda), Thân mềm (Mollusca), Răng nón
(Conodonta), Cá, hiếm Thực vật. ở Bắc Bắc Bộ, Đevon thường bắt đầu bằng thành hệ màu đỏ
chứa Cá và Thực vật (hệ tầng Si Ka). ở hạ lưu sông Đà, Đevon bắt đầu bằng thành tạo tướng
biển (đá phiến sét đen vŕ cát kết hệ tầng Sông Mua). ở Bắc và Trung Trung Bộ chiếm ưu thế là
trầm tích lục nguyên, trong đó ở khu vực Sông Cả và Tây Bắc Nghệ An là trầm tích chứa Bút đá
(Graptolithina) và Tentaculites, còn ở Trung Trung Bộ là trầm tích lục nguyên màu đỏ chứa
Lingula (hệ tầng Tân Lâm).
Các thành tạo Carbon và Permi phân bố khá rộng rãi ở Việt Nam, lộ ra chủ yếu ở Bắc Bộ và
Bắc Trung Bộ, một phần ở rìa Tây và Tây Nam địa khối Kon Tum và Tây Nam Nam Bộ. Carbon
và Permi được thành tạo ứng với 3 chu kỳ trầm tích : Đevon-Carbon sớm, Carbon sớm - Permi
giữa và Permi muộn.
Trong Carbon sớm - Permi giữa hình thành các hệ tầng đá carbonat đồng nhất ở Đông Bắc và
Bắc Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nam Bộ. ở Tây Nam và Tây Bắc Bắc Bộ, Tây và Tây Nam

địa khối Kon Tum thành tạo các hệ tầng đá lục nguyên xen phun trào. Cuối giai đoạn này chế
độ trầm tích yên tĩnh, hình thành các hệ tầng đá vôi dày. Các thành tạo này chứa phong phú
Trùng lỗ (Foraminifera).
Trong Permi muộn có phân dị trầm tích khá rõ. Trên phần lớn diện tích mặt cắt bắt đầu bằng
trầm tích lục nguyên, đôi nơi có bauxit, chuyển lên đá vôi silic và đá vôi. ở Tây Nam Bắc Bộ bắt
đầu bằng phun trào chuyển lên lục nguyên hoặc lục nguyên xen carbonat. Kết thúc giai đoạn ở
một số nơi có sự chuyển tiếp lên Trias. Trong Permi muộn có Trùng lỗ (Foraminifera) phong
phú, Tay cuộn (Brachiopoda), Huệ biển (Crinoidea) và Thực vật..
Đại Mesozoi (Trung sinh)
Đại Mesozoi (Trung sinh) bắt đầu cách ngày nay 245 triệu năm và kéo dài 179 triệu năm (24560 triệu năm), gồm 3 kỷ : Trias dài 37 triệu năm (245-208 triệu năm), Jura - 64 triệu năm (208144 triệu năm) và Creta - 78 triệu năm (144-60 triệu năm) .
Lịch sử phát triển vỏ Trái đất ở Việt Nam trong Mesozoi trải qua hai giai đoạn lớn: Trias trước
Nori và Nori-Jura-Creta.
Trước Nori, Trias được đặc trưng chủ yếu bởi các trầm tích biển có xen các hệ tầng nguồn núi
lửa. Cuối giai đoạn chế độ biển ở một số khu vực đã bị chế độ lục địa thay thế. ở khu vực An


CHU TRẦN MINH
Châu và Sông Đà có mặt đầy đủ các thŕnh tạo từ Trias hạ đến Trias thượng. Trong khi đó, ở
khu vực Sông Hiến và Tây Nam Bộ chỉ có mặt các thành tạo từ Trias hạ đến Trias trung, có nơi
chỉ có Trias trung. Di tích sinh vật phong phú gồm Hai mảnh vỏ (Bivalvia), Cúc đá
(Ammonoidea), Chân bụng (Gastropoda), Tay cuộn (Brachiopoda), San hô sáu tia
( Hexacoralla) vŕ Thực vật.
Nori - Jura - Creta được đặc trưng chủ yếu lŕ các thành tạo lục địa chứa than và lục địa màu đỏ
(ở miền Bắc) hoặc lục địa có xen các thành tạo biển trong Jura (ở miền Nam). Nửa sau giai
đoạn này phát triển khá rộng rãi các hệ tầng nguồn núi lửa, có nơi tạo nên các khối đá phun
trào lớn (Tam Lang, Tú Lệ). Từ Jura trở đi sự phân dị trầm tích không lớn. Trên lãnh thổ Việt
Nam thành tạo rộng rãi các hệ tầng trầm tích màu đỏ, có nơi chứa thạch cao. Trong giai đoạn
này rất phong phú Thực vật (Nori-Ret), Ammonit và Hai mảnh vỏ (Bivalvia) (Jura và Creta).
Đại Kainozoi (Tân sinh)
Đại Kainozoi bắt đầu từ 66 triệu năm trước đây và kéo dài cho đến nay. Đại Tân sinh gồm 3 kỷ :

Paleogen dài 42 triệu năm (66-24 triệu năm), Neogen - 22 triệu năm (24-2) và Đệ tứ bắt đầu từ
mốc thời gian 2 triệu năm trước đây và kéo dài đến tận ngày nay.
Ở Việt Nam các thành tạo Kainozoi rất đa dạng.
Paleogen ít lộ trên mặt. Diện lộ trầm tích Paleogen hiện mới được biết ở Tây Bắc Bộ (thành tạo
nguồn núi lửa hệ tầng Pu Tra) và cực Tây Bắc Bộ (trầm tích lục địa hệ tầng Nậm Bay).
Neogen có mặt ở nhiều bồn trũng trên đất liền, ven biển và thềm lục địa, bao gồm các trầm tích
lục địa chứa than, kaolin, bentonit và diatomit, trầm tích lục địa xen đá bazan ở Nam Trung Bộ,
trầm tích vũng vịnh hay tam giác châu ở các trũng lớn ven biển và trầm tích biển nông.Neogen
là thời gian phát triển phong phú của Thực vật và Động vật Thân mềm (Mollusca), Tảo silic
(Diatomae), Trùng vỏ cứng (Ostracoda), Trùng lỗ (Foraminifera) và Động vật có xương sống
(Vertebrata).
Neogen - Đệ tứ có mặt ở các khu vực ven biển và thềm lục địa, bao gồm các trầm tích nguồn
gốc khác nhau chứa vết in lá, bào tử phấn hoa, Trùng lỗ (Foraminifera) và các lớp đá bazan.
Các thành tạo Đệ tứ ở Việt Nam phân bố ở các đồng bằng ven biển, vůng núi và hải đảo.
Ở các đồng bằng ven biển các thành tạo Đệ tứ thường có các nguồn gốc khác nhau: sông,
sông - biển, biển, đầm lầy... thuộc các giai đoạn Pleistocen giữa - muộn, Pleistocen muộn,
Holocen sớm - giữa, Holocen giữa - muộn vŕ Holocen muộn. Trong các thành tạo này có chứa
khá nhiều bào tử phấn hoa, Trùng lỗ (Foraminifera), Tảo silic (Diatomae), Thân mềm
(Mollusca). Cấu trúc của chúng có sự khác biệt giữa ba khu vực khác nhau: từ Móng Cái đến
Đèo Ngang, Đèo Ngang - Vũng Tàu và Vũng Tàu - Hà Tiên.
ở miền núi, Đệ tứ thường gồm các thành tạo tướng sông, sông-lũ, bazan, thuộc các giai đoạn
Pleistocen và Holocen. Bên cạnh đó là các thành tạo nón phóng vật cổ, các trầm tích hang
động chứa Động vật có xương sống (Vertebrata) và các hiện vật khảo cổ.



×