-i-
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách
nhiệm hoàn toàn về những điều trình bày trong luận văn.
Tác giả
Phạm Thị Hiền
- ii -
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG .....................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH.....................................................................................vii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN
HÀNG – THU TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP................................................7
1.1 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ.........................................................7
1.1.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ.......................................................................7
1.1.2 Sự cần thiết kiểm soát nội bộ.....................................................................9
1.1.3 Mục tiêu cơ bản của kiểm soát nội bộ.....................................................10
1.1.3.1 Bảo vệ tài sản của đơn vị...................................................................10
1.1.3.2 Đảm bảo độ tin cậy và trung thực của thông tin...............................10
1.1.3.3 Đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý.......................................10
1.1.3.4 Đảm bảo hiệu quả các hoạt động......................................................11
1.1.4 Các thành phần chủ yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ........................11
1.1.4.1 Môi trường kiểm soát.........................................................................12
1.1.4.2 Đánh giá rủi ro...................................................................................15
1.1.4.3 Thủ tục kiểm soát...............................................................................16
1.1.4.4 Hệ thống kế toán................................................................................17
1.1.4.5 Kiểm toán nội bộ................................................................................18
1.2. KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN
TRONG DOANH NGHIỆP..................................................................................19
1.2.1 Chức năng cơ bản của chu trình bán hàng - thu tiền............................19
1.2.2 Các chứng từ và sổ sách kế toán liên quan đến chu trình bán hàng - thu
tiền.......................................................................................................................... 22
- iii -
1.2.2.1 Các chứng từ được sử dụng...............................................................22
1.2.2.2 Các sổ sách được sử dụng..................................................................23
1.2.3 Nội dung kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng - thu tiền......................23
1.2.3.1 Các rủi ro thường xuất hiện trong chu trình bán hàng - thu tiền....23
1.2.3.2 Thủ tục kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng - thu tiền...................25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN
HÀNG - THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ KHOÁNG SẢN. 30
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ
KHOÁNG SẢN QUẢNG NAM............................................................................30
2.1.1 Đặc điểm hình thành và phát triển Công ty...........................................30
2.1.2 Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty.............................................33
2.1.2.1 Sản phẩm kinh doanh........................................................................33
2.1.2.2 Các đơn vị trực thuộc ........................................................................34
2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU
TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ KHOÁNG SẢN QUẢNG NAM37
2.2.1 Môi trường kiểm soát...............................................................................37
2.2.2 Hệ thống kế toán.......................................................................................42
2.2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán.....................................................................42
2.2.2.2 Lập và luân chuyển chứng từ kế toán...............................................44
2.2.2.3 Hệ thống tài khoản kế toán, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính...46
2.2.3 Thủ tục kiểm soát chu trình bán hàng - thu tiền tại Công ty................47
2.2.3.1 Các quy định và chính sách liên quan đến tiêu thụ hàng hóa..........47
2.2.3.2 Thủ tục kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng - thu tiền ( tiêu thụ nội
địa).......................................................................................................................... 50
2.2.3.3 Quy trình kiểm soát nội bộ đối với hàng hoá xuất khẩu:.................67
2.2.4 Những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác kiểm soát nội bộ
chu trình bán hàng - thu tiền tại Công ty cổ phần Kỹ nghệ khoáng sản Quảng
Nam........................................................................................................................69
- iv -
2.2.4.1 Những kết quả đạt được trong công tác kiểm soát nội bộ chu trình
bán hàng - thu tiền................................................................................................69
2.2.4.2 Những hạn chế trong công tác kiểm soát nội bộ đối với chu trình
bán hàng - thu tiền................................................................................................71
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT
NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG - THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
KỸ NGHỆ KHOÁNG SẢN QUẢNG NAM........................................................75
3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI
CHU TRÌNH BÁN HÀNG - THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ
KHOÁNG SẢN QUẢNG NAM............................................................................75
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI
VỚI CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ
NGHỆ KHOÁNG SẢN QUẢNG NAM...............................................................77
3.2.1 Hoàn thiện môi trường kiểm soát............................................................77
3.2.1.1 Cải tiến chính sách nhân sự..............................................................77
3.2.1.2 Tăng cường công tác pháp chế của đơn vị:.......................................79
3.2.1.3 Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ......................................................80
3.2.2 Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng - thu tiền tại Công ty
cổ phần kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam...........................................................83
3.2.2.1 Hoàn thiện trình tự luân chuyển chứng từ.......................................83
3.2.2.2 Hoàn thiện thủ tục kiểm soát doanh thu bán hàng...........................84
3.2.2.3 Hoàn thiện thủ tục kiểm soát nợ phải thu khách hàng....................87
KẾT LUẬN............................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................96
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
-v-
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BKS
: Ban kiểm soát
ĐHĐCĐ
: Đại hội đồng cổ đông
HĐQT
: Hội đồng quản trị
KHKD
: Kế hoạch kinh doanh
KTTC
: Kế toán tài chính
KSNB
: Kiểm soát nội bộ
TGĐ
: Tổng giám đốc
- vi -
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1
3.1
3.2
3.3
Tên bảng
Kết quả hoạt động qua các năm
Phiếu thẩm định khách hàng
Báo cáo tình hình công nợ bán hàng
Báo cáo tổng hợp công nợ bán hàng toàn công ty
Trang
32
90
92
93
- vii -
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
3.1
Tên hình
Sơ đồ tổ chức bộ máy tại công ty
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Quy trình kiểm soát hoạt động bán hàng
Sơ đồ kiểm soát doanh thu tại văn phòng công ty
Sơ đồ kiểm soát doanh thu tại đơn vị trực thuộc
Quy trình kiểm soát nợ phải thu tại công ty
Quy trình các bước tuyển dụng
Trang
40
43
52
55
58
62
78
-1-
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm soát nội bộ là một quy trình không thể thiếu trong một tổ chức
nhằm đạt được các mục tiêu về: Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động, bao
gồm cả việc bảo đảm các nguồn lực được sử dụng tối ưu, bảo vệ tài sản không
bị thất thoát, hư hỏng hoặc sử dụng sai mục đích, đảm bảo Báo cáo tài chính
chính xác và tin cậy, đảm bảo mọi thành viên tuân thủ các quy định của Công ty
và luật pháp, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối
với họ,... Thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ chính là xác lập một cơ chế
giám sát bằng những quy định rõ ràng, cụ thể để đạt được các mục tiêu đề ra.
Công ty cổ phần Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam được hình thành từ
cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, và đang nêm yết cổ phiếu tại Trung tâm
Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán MIC. Với chức năng
thăm dò địa chất, khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản; Tư vấn đầu
tư về các hoạt động khoáng sản và thiết kế mỏ; Kinh doanh vận tải và các loại
hình công nghiệp khác; Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng và trang thiết
bị nội thất; Trồng rừng nguyên liệu
Vì vậy, hoạt động bán hàng - thu tiền là một hoạt động rất quan trọng
đối với việc tồn tại và phát triển của công ty. Hiện nay công ty đang chú trọng
trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu; do đó
công tác kiểm soát nội bộ đối với chu trình bán hàng - thu tiền đặc biệt có ý
nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Vì nó ngăn chặn
gian lận, giảm thiểu sai sót, tổn thất trong hoạt động kinh doanh, và nhằm đạt
được sự tuân thủ các chính sách và quy trình được thiết lập.
Vì vậy, việc chọn đề tài: “Tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình bán
hàng - thu tiền tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam” là có ý
nghĩa thiết thực trong việc hoàn thiện công cụ quản lý của đơn vị nhằm đưa ra
-2-
những giải pháp tăng cường công tác kiểm soát nhằm giảm thiểu những rủi
ro, gian lận, sai sót có thể xảy ra.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hoá lý luận về kiểm soát nội bộ và kiểm soát nội bộ chu trình
bán hàng và thu tiền trong các doanh nghiệp;
Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng - thu
tiền tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam;
Đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát chu trình bán
hàng – thu tiền tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng thu tiền tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam
Phạm vi nghiên cứu: Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng
Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và sử
dụng các phương pháp cụ thể: quan sát, đối chiếu, bình luận và phân tích. Tác
giả đã nghiên cứu trực tiếp tại Công ty, phương pháp nghiên cứu là tiếp cận
hồ sơ tài liệu, phỏng vấn Kế toán trưởng, các nhân viên kinh doanh và nhân
viên kế toán liên quan.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn với đề tài: “Tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng
– thu tiền tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam” đã:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về công tác kiểm soát nội bộ và kiểm soát
nội bộ chu trình bán hàng - thu tiền trong các doanh nghiệp làm cơ sở cho
việc đánh giá công tác kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng - thu tiền tại Công
ty Cổ phần Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam;
-3-
- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng về công tác kiểm soát nội bộ chu
trình bán hàng - thu tiền tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng
Nam, chỉ ra mặt đã đạt được và những vấn đề còn hạn chế của công tác kiểm
soát nội bộ chu trình bán hàng - thu tiền tại doanh nghiệp;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát nội bộ
chu trình bán hàng - thu tiền tại đơn vị nhằm giảm thiểu những sai sót, gian
lận để góp phần vào sự phát triển của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Khoáng sản
Quảng Nam.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, tổng quan nghiên cứu và kết luận, luận văn kết cấu
thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ và kiểm soát nội bộ chu
trình bán hàng - thu tiền trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng - thu tiền tại
Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát nội bộ chu
trình bán hàng - thu tiền tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng
Nam.
-4-
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Trong điều kiện nền kinh tế mở như hiện nay, các hoạt động kinh tế diễn ra
một cách sôi động trên phạm vi rộng lớn và thu hút mọi thành phần kinh tế tham
gia. Với sự đa dạng của hình thức kinh doanh, đặc biệt với quá trình đẩy nhanh việc
vốn hóa thị trường vốn của môi trường kinh doanh tại việt Nam, hiện nay nhà đầu
tư vốn đã và đang dần tách rời khỏi vai trò quản lý doanh nghiệp. Chính vì vậy một
hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh đang là nhu cầu bức thiết, một công cụ tối ưu
để kiểm soát chặt chẽ hữu hiệu nguồn lực, tài chính, rủi ro, thiết lập cơ chế giám sát
hữu hiệu công ty nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giảm thiểu sai sót ảnh hưởng kinh
doanh của doanh nghiệp.
Ở Việt Nam số lượng do mỗi loại hình doanh nghiệp thường có cơ chế kiểm
soát nội bộ khác nhau phù hợp từng doanh nghiệp trong điều kiện cụ thể, những tập
đoàn kinh tế có quy mô lớn hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế chặt chẽ, có
quy trình đầy đủ để tránh sai sót. Bên cạnh đó những doanh nghiệp có quy mô vừa
và nhỏ hệ thống kiểm soát nội bộ còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tham khảo một số tài liệu có liên quan
đến chính sách kế toán trong doanh nghiệp như:
Qua tham khảo đề tài nghiên cứu “ Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát
nội bộ ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ việt Nam”của tác giả Nguyễn Thị Thanh
Vân (năm 2010), tôi đã rút ra được kết quả như sau:
Đề tài đã đi sâu nghiên cứu các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nôi bộ;
đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp qua việc đánh giá các yếu
tố kiểm soát nội bộ và chu trình nghiệp vụ kiểm soát. Tác giả đã đưa ra được những
hạn chế trong hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp.
- Môi trường kiểm soát: Mặc dù được các doanh nghiệp đã quan tâm rất nhiều
nhưng vẫn chưa tạo được một môi trường lành mạnh làm nền tảng tốt cho hệ thống
KSNB hoạt động có hiệu quả. Sự phân cấp, phân quyền hội đồng quản trị và ban
kiểm soát còn chưa rõ ràng chồng chéo nhau. Chính sách nhân sự, năng lực, vấn đề
-5-
đạo đức làm việc của nhân viên.
- Đánh giá những rủi ro của doanh nghiệp: Đánh giá rủi ro bao gồm việc xác
định và phân tích những rủi ro có liên quan đến quá trình hướng tới mục tiêu của
doanh nghiệp làm nền tảng cho việc xác định cách thức xử lý rủi ro, từ đó xây dựng
các quy trình kiểm soát ở các khâu có hiệu quả.
- Hoạt động kiểm soát: Việc chia trách nhiệm; kiểm tra hoạt động; xây dựng
chu trình nghiệp vụ kiểm soát.
- Qua tham khảo đề tài: “Tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng –
thu tiền tại Công ty cổ phần kim khí Miền Trung” của tác giả Đinh Trường Tiến
( năm 2010), Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng, và
đưa ra những vấn đề còn hạn chế trong kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu
tiền, từ đó đề ra một số giải pháp khắc phục hạn chế.
- Về môi trường kiểm soát: Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ, có chính sách
nhân sự hợp lý.
- Về thủ tục kiểm soát nội bộ nợ phải thu: Đánh giá đúng đắn các khoản nợ
phải thu để có biện pháp kiểm soát và thu hồi nợ đúng hạn, hạn chế nợ quá hạn phát
sinh kéo dài và rủi ro không thu hồi được nợ, đồng thời có biện pháp hữu hiệu ngăn
chặn kịp thời việc các đơn vị tự ý cấp vượt mức tín dụng cho phép, Công ty nên xây
dựng lại các mẫu báo cáo công nợ phù hợp nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về
khách hàng giúp công tác kiểm soát công nợ tốt hơn.
+ Quy trình thẩm định khách hàng
+ Bảng báo cáo tình hình công nợ bán hàng
- Về thủ tục kiểm soát doanh thu bán hàng: Việc xử lý dữ liệu kế toán phản
ánh doanh thu chưa kịp thời, khớp đúng giữa đơn vị trực thuộc với tổng công ty.
Cần xây dựng hệ thống thông tin ( phần mềm) kết nối giữa các đơn vị trong công ty;
kiểm soát giá bán, chính sách giá, phê duyệt giá.
Qua tham khảo đề tài nghiên cứu “ Tăng cường kiểm soát nội bộ chi phí xây
lắp tại công ty cổ phần xây lắp và phát triển nhà Đà Nẵng” Nguyễn Văn Dũng
(năm 2010), tôi đã rút ra được kết quả sau:
-6-
- Về môi trường kiểm soát: tác giả đã đưa ra một số giải pháp hữu hiệu nhằm
tăng cường công tác kiểm soát chi phí như:
+ việc phân công, phân nhiệm giữa các cấp quản lý.
+ Xây dựng bảng mô tả công việc cụ thể của từng cán bộ quản lý các cấp.
- Về thủ tục kiểm soát còn bộc lộ thiếu sót ở một số khâu: Thủ tục kiểm soát
chi phí nguyên vật liệu; thủ tục kiểm soát chi phí sử dụng máy thi công.
+ Thủ tục kiểm soát nguyên vật liệu mua vào, tác giả đã đưa ra được “Quy
trình kiểm soát nguyên vật liệu mua vào”
+ Thủ tục kiểm soát nhập nguyên vật liệu
+ Thủ tục kiểm soát xuất và sử dụng nguyên vật liệu
+ Thủ tục kiểm soát lưu trữ và bảo quản nguyên vật liệu.
+ Thủ tục kiểm soát chi phí sử dụng máy thi công.
Tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam chưa có tác giả nào
nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ. Chính vì vậy, tác giả đi vào lí luận cơ bản
về hệ thống kiểm soát nội bộ, những nội dung cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ
trong doanh nghiệp, đi vào phân tích thực trạng kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng
- thu tiền tại đơn vị, từ đó đưa ra các giải pháp, các kiến nghị, quy trình kiểm soát cụ
thể về đối với chu trình bán hàng - thu tiền nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội
bộ tại đơn vị.
-7-
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH
BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.1.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ
Khái niệm về KSNB không phải là mới đối với các nhà nghiên cứu,
nhưng vấn đề nhận thức và xây dựng một hệ thống KSNB hiệu quả đem lại
giá trị cho Doanh nghiệp thì thực sự là sự thách thức đối với các Doanh
nghiệp của Việt nam hiện nay.
Ở các Công ty 100% vốn nước ngoài, các Công ty liên doanh, hệ thống
KSNB đã được xây dựng và dần hoàn thiện mà chủ yếu là sự thừa hưởng từ
cơ cấu quản trị và qui trình KSNB từ Công ty mẹ đã có từ rất lâu. Còn ở các
Công ty tư nhân mà đặc biệt là các Công ty cổ phần Nhà nước ở nước ta, khai
niệm về việc xây dựng một hệ thống KSNB chuyên nghiệp vẫn còn mơ hồ đối
với HĐQT và TGĐ và dường như chưa có một chiến lược cụ thể. Vậy thì
KSNB là gì ?
Hiện nay có khá nhiều quan điểm khác nhau về KSNB, dưới đây trình
bày một số quan điểm cơ bản về KSNB.
- Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) thì: KSNB là một hệ thống
chính sách và thủ tục nhằm 4 mục tiêu: bảo vệ tài sản đơn vị, bảo đảm độ tin
cậy của thông tin, bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu
quả của hoạt động. Theo đó KSNB là một chức năng thường xuyên của các
đơn vị, tổ chức và trên cơ sở xác định rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu
công việc để tìm ra biện pháp ngăn ngừa nhằm thực hiện có hiệu quả tất cả
các mục tiêu đặt ra của đơn vị.
-8-
- Theo quan điểm của ủy ban COSO(Committed Of Sponsoring
Organization) – là một ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ chống gian
lận báo cáo tài chính – thì: KSNB là một quá trình bị chi phối bởi Ban Giám
đốc, Nhà quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết kế để cung cấp một
sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:
Mục tiêu về sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động;
Mục tiêu về sự tin cậy của báo cáo tài chính;
Mục tiêu về sự tuân thủ các quy định và luật pháp hiện hành.
- Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VAS 400) thì: KSNB là các qui
định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng
nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định, để kiểm tra,
kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính
trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của
đơn vị.
Như vậy qua những khái niệm nêu trên, có thể hiểu KSNB là một chức
năng của quản lý, trong phạm vi một đơn vị bao gồm những phương pháp và
chính sách được thiết kế để tự kiểm tra và giám sát mọi hoạt động trong tất cả
các khâu của quá trình quản lý nhằm ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót để
bảo đảm an toàn tài sản, sự tin cậy của báo cáo tài chính, khuyến khích hiệu
quả hoạt động, và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách và quy trình
được thiết lập. Đồng thời cho thấy những vấn đề cơ bản sau:
KSNB là một qui trình: là biện pháp để đạt được mục đích chứ bản thân
nó không phải là mục đích.
KSNB được thực hiện bởi con người. Không chỉ đơn thuần là các chính
sách thủ tục nội bộ mà là ý thức trách nhiệm của mỗi nguời mọi cấp, từ lãnh
đạo đến nhân viên.
-9-
KSNB chỉ có thể đưa ra sự bảo đảm tương đối ở mức có thể chấp nhận
được, không tuyệt đối cho Doanh nghiệp.
KSNB được thiết kế để đạt được các mục tiêu tại các hạng mục riêng
rẽ nhưng bổ trợ cho nhau.
1.1.2 Sự cần thiết kiểm soát nội bộ
Nước ta đang trong giai đoạn thực hiện tiến trình cổ phần hoá các Công
ty, Tổng công ty Nhà nước và đang trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế
toàn cầu, để nâng cao sức canh tranh trong chiến lược mở rộng địa bàn, phát
triển kinh doanh ở các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Vấn đề làm thế nào
để kiểm soát được các hoạt động mang tính chiến lược đó luôn là một câu hỏi
lớn đối với các Nhà quản lý, nhằm nâng cao sức cạnh tranh và sử dụng tiết
kiệm, hiệu quả các nguồn lực hiện có chính là mục tiêu của bất kỳ Doanh
nghiệp nào không phân biệt quy mô hoạt động.
Nhận thức được vấn đề trên, công tác kiểm tra, kiểm soát tại hầu hết
các Doanh nghiệp đều đã đặt ra, tuy nhiên vẫn còn mang tính hình thức, chưa
có quy chế hoạt động cụ thể, trình độ nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ đặt ra,...chính vì thế hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát tại
các Doanh nghiệp chưa mang lại kết quả như mong muốn.
Để giải quyết vấn đề trên, cần thiết phải xây dựng một hệ thống kiểm
soát nội bộ thật sự khoa học và đảm bảo hệ thống hoạt động một cách có hiệu
quả. Thiết lập một hế thống kiểm soát nội bộ chính là xác lập cơ chế giám sát
bằng các quy định rõ ràng để đạt được mục tiêu đề ra nhằm giảm bớt các
nguy cơ rủi ro tiềm tàng trong kinh doanh; bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất
mát; đảm bảo các số liệu tài chính được công bố chính xác; đảm bảo các
nguồn lực hiện có được sử dụng hiệu quả; đảm bảo mọi người trong Doanh
nghiệp tuân thủ các quy định đề ra và bảo vệ quyền lợi, tạo dựng lòng tin đối
với nhà đầu tư.
- 10 -
Như vậy, bất kỳ Doanh nghiệp nào muốn nâng cao sức cạnh tranh và
phát triển bền vững trên thương trường, cần thiết phải xây dựng một hệ thống
kiểm soát nội bộ vững mạnh và được vận hành một cách thông suốt.
1.1.3 Mục tiêu cơ bản của kiểm soát nội bộ
1.1.3.1 Bảo vệ tài sản của đơn vị
Tài sản của đơn vị bao gồm tài sản hữu hình và vô hình, chúng có thể
bị đánh cắp, lạm dụng vào các mục đích khác nhau hoặc bị hư hỏng nếu
không được bảo vệ bởi các quy định thích hợp. Do vậy thiết lập được một hệ
thống KSNB hữu hiệu, hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng không hiệu
quả hoặc thất thoát tài sản là điều mà bất kỳ người chủ Doanh nghiệp nào
cũng muốn đạt đến và đây là điều không đơn giản chút nào.
1.1.3.2 Đảm bảo độ tin cậy và trung thực của thông tin
Thông tin kinh tế tài chính do bộ máy kế toán xử lý và công bố. Đó là
nguồn thông tin quan trọng và là căn cứ để Nhà quản lý đưa ra các quyết định.
Do vậy thông tin được cung cấp phải chính xác, kịp thời tình hình hoạt động
kinh doanh của đơn vị. Nguồn thông tin hữu ích phải bảo đảm các nguyên tắc
cơ bản sau: phải được lập và công bố theo mẫu quy định, phản ánh đúng và
đầy đủ các nội dung theo yêu cầu, thông tin phải có tính so sánh được.
1.1.3.3 Đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý
Hệ thống KSNB được thiết lập trong Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng
các quyết định và chế độ pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của
Doanh nghiệp phải được tuân thủ. Bất kỳ thành viên nào của Doanh nghiệp
cũng phải tuân thủ hệ thống KSNB. Do vậy các quy trình hoạt động và quy
trình kiểm soát nội bộ phải được xác định rõ ràng bằng văn bản và được
truyền đạt rộng rãi trong nội bộ Doanh nghiệp; cần quy định rõ ràng trách
nhiệm kiểm tra và giám sát; tiến hành định kỳ các biện pháp kiểm tra độc lập
và nâng cao hiệu quả của các biện pháp kiểm soát nội bộ,…nhằm kịp thời
- 11 -
phát hiện và ngăn chặn những gian lận có thể xảy ra cũng như đảm bảo hệ
thống KSNB được triển khai.
1.1.3.4 Đảm bảo hiệu quả các hoạt động
Các quá trình kiểm soát trong đơn vị được thiết kế nhằm ngăn ngừa sự
lặp lại không cần thiết các tác nghiệp gây lãng phí trong các hoạt động và sử
dụng kém hiệu quả các nguồn lực của Doanh nghiệp.
Tính hiệu quả của các hoạt động được thể hiện thông qua việc sử dụng
nguồn lực hiện có của đơn vị một cách tối ưu nhất. Nếu các nguồn lực bị sử
dụng lãng phí, dẫn đến hiệu quả thấp thì Doanh nghiệp cần phải xây dựng các
tiêu chuẩn hoặc định mức sử dụng cụ thể nhằm kiểm soát việc sử dụng các
nguồn lực đó.
Bên cạnh đó hiệu quả của các hoạt động còn phụ thuộc vào sự chính
xác và độ tin cậy của thông tin liên quan đến hoạt động của đơn vị. Các thông
tin này là cơ sở để cho các Nhà quản lý đưa ra các quyết định. Nếu nguồn
thông tin không trung thực và sai lệch thì các quyết định của Nhà quản lý sẽ
không chính xác và dẫn đến các nguồn lực bị sử dụng không hiệu quả.
1.1.4 Các thành phần chủ yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ
Hệ thống KSNB bao gồm các thành phần chủ yếu: Môi trường kiểm
soát; Hệ thống kế toán; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát (các thủ tục
kiểm soát); Giám sát độc lập (Kiểm toán nội bộ). Trong các thành phần của hệ
thống kiểm soát nội bộ, môi trường kiểm soát là thành phần quan trọng nhất
có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của hệ thống KSNB; nếu môi trường kiểm
soát nội bộ yếu, thiếu thì chắc chắn hệ thống KSNB sẽ không hiệu quả, kể cả
các thành phần còn lại hoạt động tốt.
- 12 -
1.1.4.1 Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát: Là những nhận thức, quan điểm, sự quan tâm và
hoạt động của thành viên HĐQT, TGĐ đối với hệ thống KSNB và vai trò của
hệ thống KSNB trong đơn vị.
Môi trường kiểm soát bao gồm các nội dung cơ bản: Quan điểm, cách
thức điều hành của lãnh đạo, công tác kế hoạch; tính trung thực và giá trị đạo
đức; cơ cấu tổ chức bộ máy; hệ thống chính sách, quy chế, quy trình, thủ tục
kiểm soát; chính sách về nhân sự phản ánh quan điểm toàn diện của người
quản lý cấp cao nhất, người lãnh đạo, chủ sở hữu của một đơn vị về vấn đề
kiểm soát và sự quan trọng của nó đối với đơn vị đó.
(1) Quan điểm, cách thức điều hành của lãnh đạo, công tác kế hoạch:
Thực chất của một hệ thống kiểm soát hiệu quả nằm trong quan điểm và cách
thức điều hành của người quản lý. Nếu như người quản lý cao nhất coi kiểm
soát là quan trọng và thông qua hoạt động của mình cung cấp những mệnh
lệnh rõ ràng cho các nhân viên về sự quan trọng của kiểm soát thì những
thành viên khác trong tổ chức sẽ nhận thức được điều đó và sẽ đáp lại bằng
việc tuân theo một cách cẩn thận hệ thống kiểm soát đã được thiết lập. Mặt
khác nếu như những thành viên của tổ chức hiểu rõ được rằng kiểm soát
không phải là vấn đề quan trọng đối với người quản lý cấp cao nhất và họ
không nhận được sự hỗ trợ trong công việc kiểm soát từ phía người lãnh đạo
thì hầu như chắc chắn mục tiêu kiểm soát của người quản lý sẽ không thể đạt
được một cách hữu hiệu.
Một khía cạnh khác của cách thức điều hành là công tác kế hoạch. Hệ
thống kế hoạch trong đơn vị thường bao gồm: kế hoạch sản xuất, kinh doanh;
kế hoạch tiêu thụ; kế hoạch khai thác, chăm sóc khách hàng; kế hoạch cung
ứng nguyên vật liệu; kế hoạch đầu tư; kế hoạch tài chính; kế hoạch giá
thành... Kế hoạch là mục tiêu để phấn đấu, là căn cứ để ra các quyết định
- 13 -
quản lý, đánh giá kết quả công việc và quan trọng là căn cứ kiểm soát các
hoạt động của đơn vị, như kiểm soát thực hiện kế hoạch doanh thu, kiểm soát
chi phí thực tế theo doanh thu thực hiện. Hệ thống kế hoạch được xây dựng
tốt thể hiện cách thức điều hành khoa học của người quản lý Doanh nghiệp.
(2) Tính trung thực và giá trị đạo đức: Tính trung thực và giá trị đạo
đức là kết quả của chuẩn mực về đạo đức và cách cư xử trong một đơn vị và
việc họ được truyền đạt thông tin và tăng cường việc thực hiện như thế nào.
Chúng bao gồm những hoạt động làm gương của người quản lý để làm giảm
và xoá bỏ những động cơ và sự cám dỗ mà có thể khiến cho các nhân viên sẽ
không trung thực, phi pháp, hoặc có những hành động phi đạo đức. Chúng
cũng bao gồm giá trị truyền đạt thông tin của một đơn vị và chuẩn mực cư xử
với nhân viên thông qua việc thiết lập các chính sách, điều lệ quản lý
v.v...Người lãnh đạo gương mẫu, có hành vi cư xử liêm chính, chuẩn mực
trong việc ra các quyết định quản lý và cư xử với nhân viên là căn cứ quan
trọng để thiết lập nền nếp và văn hóa của Doanh nghiệp.
(3) Cơ cấu tổ chức bộ máy, hệ thống chính sách quy chế, quy trình, thủ
tục kiểm soát: Người quản lý có năng lực, quan tâm và coi trọng công tác
kiểm soát thể hiện trước hết ở việc thiết lập hệ thống kiểm soát thích hợp bao
gồm tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của hệ thống kiểm soát: chính sách,
quy chế, quy trình, thủ tục kiểm soát.
Cơ cấu tổ chức bộ máy: Cơ cấu tổ chức của một đơn vị được hiểu như
là một hệ thống trách nhiệm và quyền lực đang tồn tại. Một cơ cấu tổ chức tốt
phải xác định rõ, đầy đủ chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống,
mối quan hệ phối hợp và sự phân chia quyền lực và trách nhiệm rõ ràng. Đối
với công việc kiểm soát, phải xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn kiểm soát của
các cấp kiểm soát trong đơn vị, như nhiệm vụ, quyền hạn của phòng kế
- 14 -
hoạch, phòng kế toán và lãnh đạo đơn vị trong việc kiểm soát quá trình mua
vật tư nguyên liệu và xuất vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, kinh doanh.
Cơ chế hoạt động kiểm soát: bao gồm hệ thống các quy chế, quy trình,
thủ tục kiểm soát thể hiện quan điểm của người quản lý về kiểm soát. Hệ
thống quy chế, quy trình, thủ tục kiểm soát về tài chính, kế toán trong đơn vị
thường bao gồm: quy chế tài chính quy định việc huy động, sử dụng vốn, quy
định về định mức chi tiêu, về trích lập, sử dụng các quỹ...; quy chế quản lý,
mua sắm, sử dụng tài sản; quy trình lập, luân chuyển và xét duyệt chứng từ kế
toán; quy chế mô tả yêu cầu trình độ và nội dung công việc của từng vị trí
trong cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm soát. Hệ thống này là căn cứ để hướng dẫn
thực hiện, đồng thời là căn cứ pháp lý để thực hiện kiểm soát hoạt động của
Doanh nghiệp. Nếu thiếu hệ thống quy chế, quy trình nêu trên chứng tỏ lãnh
đạo đơn vị chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý và không có căn cứ để
kiểm soát hoạt động, hiệu quả hoạt động kiểm soát sẽ rất hạn chế.
(4) Chính sách về nguồn nhân lực và quá trình thực hiện: Khía cạnh
quan trọng nhất của kiểm soát nội bộ là nhân sự. Nếu những nhân viên có
năng lực và trung thực, những nội dung kiểm soát khác có thể không có,
nhưng những báo cáo tài chính tin cậy vẫn có thể đạt được kết quả. Những
nhân viên trung thực và làm việc hiệu quả có thể làm việc ở trình độ cao thậm
chí khi chỉ có rất ít nội dung kiểm soát hỗ trợ cho họ. Thậm chí ngay cả khi có
nhiều nội dung kiểm soát hỗ trợ mà những nhân viên không trung thực và
không có năng lực thì họ vẫn có thể lúng túng và làm giảm hiệu lực của hệ
thống kiểm soát. Mặt khác cho dù nhân viên có thể có năng lực và trung thực
thì họ chắc chắn vẫn có những khuyết điểm mang tính bản năng. Ví dụ như
họ có thể trở nên buồn chán hoặc không hài lòng, các mối quan hệ nhân sự có
thể làm gián đoạn hoạt động của họ, hoặc mục tiêu của họ có thể bị thay đổi.
Do vậy, điều rất quan trọng là Doanh nghiệp phải xây dựng được chính sách
- 15 -
thích hợp, thỏa đáng về đánh giá, đào tạo, thăng chức và đối đãi nhân sự để có
được những nhân viên có năng lực, đáng tin cậy trong việc tạo nên sự kiểm
soát có hiệu quả.
1.1.4.2 Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là một trong những nội dung quan trọng của quản lý.
Thông thường trong các hoạt động của đơn vị có một số công việc rất ít khả
năng xảy ra sai phạm, nhưng đối với một số công việc khác, khả năng xảy ra
thất thoát, lãng phí hoặc sai phạm là rất lớn. Mặt khác vì yêu cầu hiệu quả của
hệ thống kiểm soát, Doanh nghiệp không thể tập trung ở mức cao các nguồn
lực để kiểm soát tất cả các khâu hoạt động của đơn vị mà thường chỉ tập trung
nguồn lực, nhân lực để kiểm soát chặt chẽ những khâu trọng yếu có nhiều khả
năng xảy ra sai phạm. Để thực hiện tốt cách thức đó, người quản lý phải đánh
giá rủi ro, bao gồm rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng là đánh giá khả năng xảy ra sai sót, gian lận
nằm ngay trong đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, như đối
với đơn vị xây dựng, thì khả năng thất thoát vật tư, nguyên vật liệu là lớn hơn
những đơn vị chế biến cá đông lạnh, do các hoạt động của đơn vị xây dựng
phải thực hiện bên ngoài khuôn viên của Doanh nghiệp.
Đánh giá rủi ro kiểm soát là đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực của hệ
thống kiểm soát để phát hiện ra những khâu kiểm soát thiếu và yếu không thể
kiểm soát có hiệu quả các hoạt động, để tăng cường nhân lực, vật lực vào các
điểm xung yếu của hệ thống, tạo nên sự vững chắc của hệ thống kiểm soát.
Như vậy việc thường xuyên đánh giá rủi ro kiểm soát sẽ giúp người quản lý
đưa ra được các giải pháp kịp thời, hiệu quả điều chỉnh, củng cố hệ thống
kiểm soát nội bộ của đơn vị một cách thích hợp.
- 16 -
1.1.4.3 Thủ tục kiểm soát
Thủ tục kiểm soát: Là các quy chế và thủ tục do Ban lãnh đạo đơn vị
thiết lập và chỉ đạo thực hiện trong đơn vị nhằm đạt được mục tiêu quản lý cụ
thể.
Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các thủ
tục kiểm soát. Môi trường kiểm soát mạnh sẽ hỗ trợ đáng kể cho các thủ tục
kiểm soát cụ thể. Tuy nhiên môi trường kiểm soát mạnh không đồng nghĩa
với hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh. Môi trường kiểm soát mạnh tự nó chưa
đủ đảm bảo tính hiệu quả của toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ.
Môi trường kiểm soát tốt chỉ là điều kiện cần, quan trọng để hoạt động
kiểm soát có hiệu quả, hiệu lực thực sự thì điều kiện đủ là Doanh nghiệp phải
thiết lập và thực hiện nghiêm túc các thủ tục kiểm soát. Ba nguyên tắc cơ bản
trong thiết lập các thủ tục kiểm soát là:
- Sự phân chia việc trông giữ tài sản tách khỏi việc thực hiện công tác
kế toán. Lý do không cho phép một người làm công việc trông coi tài sản tạm
thời hoặc thường xuyên được làm công tác kế toán về tài sản là để bảo vệ cho
công ty chống lại sự tham ô. Khi một người thực hiện cả hai chức năng, sẽ có
một rủi ro rất lớn đó là việc xử lý tài sản do người đó quản lý cho lợi ích cá
nhân và điều chỉnh những báo cáo để làm giảm bớt trách nhiệm cá nhân. Ví
dụ một người làm hai việc thủ quỹ và kế toán thanh toán, hoặc cùng một
người làm thủ kho kiêm kế toán các tài khoản về kho.
- Việc phân chia quyền lực quản lý tách khỏi mua sắm, nắm giữ tài sản
có liên quan: Quyền lực trong quản lý và mua sắm, nắm giữ tài sản có liên
quan bởi cùng một người có thể làm tăng việc tham ô trong tổ chức. Ví dụ
như một người làm kế toán thanh toán kiêm thêm chức năng mua hàng hoá;
lãnh đạo đơn vị là người duyệt chi đồng thời trực tiếp mua sắm tài sản.
- 17 -
- Phân chia quyền lực và trách nhiệm trong quản lý và các hoạt động:
Hoạt động kiểm soát chỉ có thể thực hiện được tốt khi trách nhiệm, quyền lực
trong quản lý phải được xác định rõ ràng cho từng bộ phận, cá nhân có liên
quan, bao gồm cả việc ủy quyền. Việc phân chia trách nhiệm và quyền lực rõ
ràng, sẽ bảo đảm hoạt động kiểm soát được thực hiện thông suốt, không bị
chồng chéo, bỏ sót; gắn được trách nhiệm cá nhân với kết quả, hiệu quả của
hoạt động kiểm soát.
Bên cạnh việc thiết lập thủ tục kiểm soát theo các nguyên tắc nêu trên,
việc thực hiện tốt các thủ tục kiểm soát là yếu tố quan trọng để đạt được các
mục tiêu kiểm soát. Các thủ tục kiểm soát trong đơn vị chủ yếu bao gồm:
Kiểm tra, phê duyệt các tài liệu, chứng từ kế toán; Kiểm tra tính chính xác của
các số liệu tính toán; Kiểm tra số liệu giữa báo cáo tài chính, sổ kế toán tổng
hợp và sổ kế toán chi tiết; Kiểm tra, so sánh, phê duyệt các số liệu, tài liệu; So
sánh, đối chiếu kết quả kiểm kê thực tế với số liệu trên sổ kế toán; Phân tích,
so sánh giữa số liệu thực tế với dự toán, kế hoạch; Giới hạn việc tiếp cận trực
tiếp với các tài sản và các tài liệu kế toán...
1.1.4.4 Hệ thống kế toán
Hệ thống kế toán: Là các qui định về kế toán và các thủ tục kế toán mà
đơn vị được kiểm toán áp dụng để thực hiện ghi chép kế toán và lập báo cáo
tài chính.
Hệ thống kế toán là một thành phần quan trọng của hệ thống KSNB.
Thực hiện tốt các chế độ kế toán (chế độ chứng từ kế toán, sổ kế toán, hạch
toán kế toán và báo cáo tài chính), thì tự thân những hoạt động này đồng thời
là hoạt động kiểm soát của kế toán.
- Một trong những nội dung quan trọng kiểm soát của kế toán là kiểm
tra tài liệu, chứng từ kế toán: Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của
các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán; Kiểm tra tính hợp pháp
- 18 -
của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, đối
chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan; Kiểm tra tính chính
xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán. Ngoài ra, một số khía cạnh
khác của kiểm soát kế toán đó là kiểm soát về vật chất, như kiểm kê vật tư,
nguyên vật liệu, kiểm kê tài sản, giám sát việc nhập, xuất kho nguyên vật
liệu,...Kế toán thực hiện tốt trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát hồ sơ tài liệu kế
toán và kiểm soát vật chất là hoạt động kiểm soát thực sự hữu hiệu.
- Hệ thống tài khoản kế toán, báo cáo tài chính: Hệ thống tài khoản kế
toán được sử dụng hợp lý là một biện pháp kiểm soát quan trọng, nguyên tắc
cân đối giữa nguồn vốn và tài sản và những thông tin trên báo cáo tài chính là
yếu tố quan trọng của kiểm soát, Sơ đồ kế toán rất có ích trong việc chống lại
những sai sót trong hạch toán; báo cáo tài chính cung cấp cho lãnh đạo đơn vị
những thông tin cơ bản cho việc ra các quyết định quản lý và những người
khác sử dụng báo cáo tài chính.
1.1.4.5 Kiểm toán nội bộ
Loại cuối cùng của quá trình kiểm soát là việc xem xét lại cẩn thận liên
tục đối với bốn thành phần đã nêu trên của KSNB. Liên quan tới việc xem xét
lại là kiểm tra độc lập hay thẩm tra trong nội bộ. Đối với nhiều công ty, đặc
biệt là những công ty lớn, thiết lập một phòng kiểm toán nội bộ là cần thiết để
cho hoạt động giám sát đạt hiệu quả. Để một chức năng kiểm toán nội bộ có
hiệu quả thì nhất thiết kiểm toán viên nội bộ phải độc lập với cả phòng kế
toán và điều hành; và khi đó nó sẽ báo cáo trực tiếp tới bộ phận quản lý cấp
cao trong đơn vị đó hoặc là người quản lý cao nhất, hoặc là người đứng đầu
ban kiểm toán. Sự cần thiết phải kiểm tra độc lập là do KSNB có xu hướng
biến đổi trừ khi có sự xem xét lại thường xuyên. Nhân viên có thể sẽ quên
hoặc dễ thất bại khi tuân theo những thủ tục kiểm soát hoặc có thể họ trở nên
cẩu thả trừ khi có một người nào đó giám sát và đánh giá hoạt động của họ.