Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

chủ đề tìm hiểu, đánh giá tính cách và hành vi ứng xử cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.72 KB, 18 trang )

CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU, ĐÁNH GIÁ TÍNH CÁCH VÀ HÀNH VI ỨNG
XỬ CÁ NHÂN
I.

GIỚI THIỆU
Đã bao giờ bạn tự đặt câu hỏi: “ Tôi là ai?” và “ Tôi là người như thế

nào” chưa? Và liệu rằng trong thế giới 6 tỷ người hiện nay bao nhiêu người
có điểm chung với nhau? Con người chúng ta là một thực thể phức tạp của
tổng hòa các mối quan hệ xã hội mà mỗi con người trong xã hội đó lại có
những tính cách khác nhau và chúng ta vẫn tiếp xúc, vẫn ứng xử với nhau
hàng ngày nhưng chúng ta lại ít để ý nghiên cứu tính cách bản thân để hiểu
tính cách của mình, để lý giải những hành động và ứng xử bản thân. Khi
hiểu bản thân ta sẽ có cái nhìn khách quan về những mặt mạnh và yếu từ đó
thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực. Mỗi người đều có tính cách
khác nhau, nội tâm khác nhau dẫn đến những suy nghĩ, hành động và cách
cư xử khác nhau. Nếu hiểu được bản thân mình chúng ta sẽ thấy cần phải
thay đổi như thế nào cho tốt nhất cho bản thân cũng như cho gia đình và xã
hội.
Khi học môn quản trị hành vi tổ chức và làm bài trắc nghiệm Big 5 và
MBTI đã giúp tôi khám phá được nhiều điều về bản thân mà từ trước tới giờ
1


tôi chưa chú ý đến. Tôi thấy rằng những điều khám phá được đã giúp ích tôi
rất nhiều trong cuộc sống.
II.

PHÂN TÍCH

1. Tìm hiểu về phương pháp đánh giá Big 5 và MBTI:


a. Phương pháp Big 5:
Năm 1961, 2 nhà tâm lý làm việc cho Không lực Mỹ, E. Tupes và R.
Christal, sau khi điều tra nhiều nhóm người đã đưa ra ý kiến: chỉ có 5 loại
hình tính cách. Con số 5 này được cộng đồng nghiên cứu chấp nhận rộng rãi,
và 5 nhân tố này được gọi chung là “Big Five” gồm có:
1. Hòa nhã (Agreeableness). Người đạt điểm cao trong thang này có
xu hướng hợp tác với người khác hơn là đối đầu, sẵn lòng chiều theo ý
người khác, dễ thông cảm, hay tin người.
2. Hướng ngoại (Extroversion). Người có điểm E cao thường giàu
năng lượng, nhiều cảm xúc tích cực, mạnh dạn, thích giao tiếp, luôn tìm tòi
kích thích mới.
3. Phóng khoáng (Openness). Người phóng khoáng là người sẵn sàng
tiếp thu những ý tưởng và trải nghiệm mới, ham hiểu biết, tò mò, chịu khó
học hỏi, thích phiêu lưu, sáng tạo, yêu thích văn học nghệ thuật.

2


4. Loạn tâm (Neuroticism). Người có xu hướng này dễ trải qua
những cảm xúc tiêu cực, khả năng kiềm chế không tốt, dễ nóng nảy, hay lo
âu, nguy cơ trầm cảm cao.
5. Chu đáo (Conscientiousness). Người chu đáo có tính kỷ luật và
tinh thần trách nhiệm cao, cẩn thận, căn cơ, làm mọi việc đến nơi đến chốn,
ít hành động bốc đồng.
Năm yếu tố này, tùy mức độ cao thấp trong mỗi người, sẽ hợp lại
thành một bức tranh phản ánh tính khí của từng cá thể. Chúng không nhất
thiết phải tồn tại độc lập; có nhiều cặp yếu tố thường đi đôi với nhau. Đã có
những ý kiến cho rằng Big Five vẫn chưa phản ánh được tất cả các mặt của
tính cách. Có những nét tính cách như óc hài hước, sự trung thực, nam
tính/nữ tính chưa được thuyết này đề cập đến. Tuy nhiên, không thể phủ

nhận tầm quan trọng và tính thực tế của nó trong nghiên cứu và điều trị về
tâm lý.
b. Phương pháp MBTI:
Gần 60 năm trước đây, Katharine Cook Briggs và con gái của bà Isabel Briggs Myers, đã xây dựng MBTI như một phương pháp để miêu tả
và qua đó, nhận dạng tính cách cá nhân của các nhân viên trong công ty.
Cùng với sự hợp tác đắc lực của nhà tâm lý học nổi tiếng người Thuỵ
Sỹ, Carl G. Jung, MBTI ban đầu được tạo dựng để mọi người có thể đưa ra

3


những quyết định lựa chọn nghề nghiệp thông minh và giúp đỡ mọi người
hiểu được sự khác biệt của các dạng tính cách thông thường.
Việc hiểu được sự đa dạng của các dạng tính cách cá nhân khác nhau
sẽ giúp mọi người nhận ra và đánh giá đúng các điểm mạnh, điểm yếu của
từng người.
MBTI có một vài điểm riêng biệt giúp bạn dễ dàng phân biệt nó với
các phương pháp khác. Ví dụ, MBTI thiên về miêu tả hơn là gắn kết; nó xác
định các điểm mạnh, sở thích và đưa tất cả các sở thích vào cùng một vị trí
cân bằng với nhau; nó cung cấp một khuôn mẫu để hiểu được các hành vi
con người; Ngoài ra còn hạn chế việc đưa ra các phán quyết chủ quan.
Có 4 nhóm tính cách (dimensions) trong bài trắc nghiệm, gộp lại tạo
thành “mẫu người” (personality type) cho từng cá nhân:
Môi trường yêu thích: Bạn có thích tập trung vào thế giới bên ngoài
hay tập trung vào thế giới nội tâm của bạn? Đây là yếu tố Hướng ngoại /
Extraversion (E) hoặc Hướng Nội / Introversion (I).
Thông tin: Bạn thích chú ý vào những thông tin cơ bản mà bạn thu nhận
được, hay là bạn thích phân tích và rút ra ý nghĩa từ những thông tin đó?
Đây là yếu tố Cảm giác / Sensing (S) hoặc Trực giác / Intuition (N).
Quyết định: Khi phải đưa ra quyết định, bạn muốn xem xét các lý lẽ /

logic và tính nhất quán trước hay bạn muốn xem xét yếu tố con người và

4


những tình huống đặc biệt? Đây là yếu tố Lý trí / Thinking (T) hoặc Tình
cảm / Feeling (F).
Tổ chức công việc: Khi giao tiếp với môi trường bên ngoài, bạn có
muốn mọi thứ được quyết định rõ ràng, hay là bạn thích để mở, phòng khi có
thông tin và lựa chọn mới? Đây là yếu tố Đánh giá / Judging (J) hoặc Nhận
thức / Perceiving (P).
2. Xác định tính cách bản thân qua phương pháp đánh giá Big 5 và
MBTI:
Bài tập Big 5 đã giúp tôi hiểu và đánh giá được những tính cách cá
nhân của bản thân. Tôi là người phản đối với lo lắng, muộn phiền. Với tôi
mọi vấn đề đều sẽ có cách giải quyết, quan trọng là khi gặp những tình
huống khó khăn con người phải luôn bình tĩnh, phân tích vấn đề một cách
khách quan đề tìm được giải pháp hiệu quả nhất. Đồng thời tôi lại là người
trung lập với chỉ trích, tranh luận, sẵn sàng trải nghiệm, một con người
phóng khoáng và kín đáo, trầm lặng. Trong các tình huống xung đột tôi luôn
tránh tối đa sự chỉ trích đối tác mà theo xu hướng đàm phán thắng – thắng,
hai bên cùng có lợi. Tuy nhiên tôi cũng không ngại phải tranh luận để bảo vệ
ý kiến của mình. Trong những trường hợp cụ thể tôi sẽ lựa chọn cách mà
theo tôi là hợp lý nhất. Tôi đã từng trải qua một tình huống trong cuộc sống
khi tôi đi mua hàng tại một cửa hàng túi xách. Khi đã thanh toán xong tôi trở

5


về nhà và nhận thấy rằng chiếc túi tôi lựa chọn không phù hợp nên tôi đã

quay lại cửa hàng túi xách nọ. Khi quay lại cửa hàng tôi nhận thấy cô nhân
viên bán hàng rất mừng rỡ, sau lời giải thích của cô tôi đã nhận ra vấn đề
rằng tôi đã thanh toán thiếu và cô ấy đề nghị tôi bù khoản thanh toán thiếu
đó. Nhưng một vấn đề là tôi đã không nhớ chính xác có thực sự là tôi đã
thanh toán thiếu hay không và tôi xác định rằng lỗi này cũng do người nhân
viên đó đã bất cẩn không kiểm tra kỹ khi tôi thanh toán. Nhưng khi nhìn nét
mặt và thái độ thành thật của người nhân viên này tôi đã nghĩ đến tình huống
tôi thực sự đã thanh toán thiếu. Chúng tôi đàm phán và đi đến quyết định sẽ
chia đôi khoản thanh toán thiếu kể trên. Qua tình huống này tôi nhận thấy tôi
cũng là một người cảm thông và nồng ấm. Tôi đã đặt mình vào hoàn cảnh
của cô nhân viên đó nên đã rất cảm thông. Nhưng tôi lại không phải là một
người sẵn sàng trải nghiệm, đôi khi tôi rất dè dặt trong việc trải nghiệm
những điều mới mẻ. Tôi thường tìm hiểu kỹ trước khi quyết định làm một
việc mà tôi chưa từng làm. Làm bài tập Big 5 này tôi đồng tình với quan
điểm tôi là người hướng ngoại, nhiệt huyết, đáng tin cậy và tự chủ, điềm
tĩnh, xúc cảm ổn định nhưng lại là người thiếu ngăn nắp, bất cẩn, nguyên tắc
và ít sáng tạo. Qua bài tự đánh giá bản thân này tôi nhận thấy tôi là người
thích hợp với những hoạt động tập thể, khả năng làm việc nhóm cao, là
người đáng tin cậy, luôn hòa đồng với mọi người, thẳng thắn, trung thực,

6


thận trọng với sự thay đổi nhưng còn tồn tại điểm yếu là bất cẩn và đôi khi
còn nguyên tắc trong công việc.
Trong bài đánh giá MBTI bốn chữ cái phù hợp với tính cách của tôi là:
ENFP cũng cho thấy: (E) tôi là người hướng ngoại, luôn cởi mở và thích
giao tiếp tạo mối quan hệ với mọi người, tôi luôn cảm thấy thú vị khi được
nói chuyện với mọi người đặc biệt là những người mới bởi tôi có thể học hỏi
và hiểu biết thêm nhiều điều từ họ. Tôi thích đến những nơi đông người như

hội nghị, hội thảo hay rạp chiếu phim….Tuy nhiên tôi thấy điểm yếu của
mình là thường hành động theo cảm tính trước rồi mới suy xét sau. Điều này
tôi thấy thực sự cần thay đổi. Bởi hành động nóng vội mà không suy trước
tính sau thường sẽ dẫn đến những kết quả không mong muốn. (N) Tôi còn là
người có đặc điểm tính cách là trực giác. Khi quyết định làm một việc gì đó
tôi luôn xem việc đó có xu hướng sẽ phát triển trong tương lai hay không,
nhất là khi quyết định đầu tư vào một lĩnh vực cụ thể như bất động sản hay
cổ phiếu…Tôi thoải mái với những công việc được giao không cụ thể và tự
mình tìm ra cách giải quyết, đôi khi tôi còn thấy thú vị khi được tự khám phá
như vậy. Ví dụ là khi tôi làm kế toán trưởng tại công ty CP Đầu tư An Hưng
Phát – một công ty về lĩnh vực viễn thông giám đốc đã giao nhiệm vụ cho
tôi làm bản đề xuất ý tưởng mới để phát triển loại hình dịch vụ mới cho công
ty. Đây thực sự là một nhiệm vụ khó khăn bới từ trước đến nay tôi hoàn toàn

7


chỉ làm công tác chuyên môn. Nhưng khi tôi tìm hiểu thị trường và nghiên
cứu các khách hàng tôi thấy thật bổ ích và hiểu biết thêm rất nhiều về lĩnh
vực viễn thông. Tôi đã hoàn thành xuất sắc công việc đó. (F) Tôi là người
cảm tính. Tôi nhạy cảm với phản ứng của con người, khi tiếp xúc hay trò
chuyện tôi có khả năng cảm nhận về đối tác khá tốt và nắm bắt được nhu cầu
của họ. Chính khả năng này giúp ích cho tôi rất nhiều trong khi tham gia
đàm phán, ký kết hợp đồng. Chúng tôi luôn đạt được sự đồng thuận cao và
trở thành những đối tác lâu dài với nhau. Trong công việc tôi luôn tránh va
chạm, mâu thuẫn, tạo không khí làm việc vui vẻ thoải mái để đạt hiệu quả
cao nhất. Thích đa nhiệm, đa dạng, làm và chơi kết hợp là tích cách của tôi
(P). Tôi luôn muốn tạo không khí thoải mái, thân thiện và tránh tối đa việc
gây áp lực công việc cho đồng nghiệp của mình, chơi hết mình và làm cũng
hết mình. Tôi đạt hiệu quả công việc cao nhất khi thời hạn chót tới gần bởi

trước đó khi thời gian thoải mái tôi thường khó tập trung vào công việc. Đây
cũng là một điểm tôi thấy cần phải thay đổi. Vì khi có nhiều thời gian để
hoàn thành công việc thì chất lượng công việc sẽ cao nhất. Tôi đã từng
không hoàn thành kịp công việc được giao bởi tính cách này của mình. Đó là
lúc công ty tôi phải nộp báo cáo tài chính năm 2007 vào ngày 31/3/2008.
Nhưng tôi đã hoàn thành công việc của mình chậm mất 1 ngày tuy sự việc
này chưa dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nhưng cũng là bài học sâu sắc cho

8


tôi. Từ đó, tôi đã thay đổi suy nghĩ và hành động của mình, tôi luôn cố gắng
hoàn thành công việc trước thời hạn để có thời gian kiểm tra, rà soát lại để
đạt hiệu tốt nhất.
III. KẾT LUẬN
Sau khi làm bài đánh giá Big 5 và MBTI đã giúp tôi khám phá nhiều
điều về tính cách bản thân để từ đó phát huy những mặt mạnh và sửa đổi
những mặt yếu của mình. Tôi là người đáng tin cậy, nhiệt huyết, luôn vui vẻ,
cởi mở, ưa thích khám phá. Tuy nhiên tôi cũng lại là người thiếu ngăn nắp
và “nước đến chân mới nhảy”. Đây là những điều tôi cần phải thay đổi. Hiểu
và lý giải được hành vi cá nhân là nền tảng giúp mỗi con người chúng ta có
thể tự hoàn thiện bản thân để đạt được hiểu quả cao nhất trong công việc
cũng như cuộc sống. Và đó cũng là bước đệm quan trọng dẫn đến thành
công.
Quả thật mỗi người một tính cách nhưng khi nghiên cứu môn Quản trị
hành vi tổ chức và làm bài đánh giá tôi thấy tựu chung lại chúng ta vẫn có
những điểm tương đồng và thường nằm trong 4 đến 5 nhóm tính cách nổi
bật. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà lãnh đạo nắm bắt tính cách
nhân viên của mình để từ đó tạo động lực làm việc phù hợp với tính cách
từng cá nhân.

DANH MỤC TÀI LIỆU

9


1. Giáo trình “Quản trị Hành vi Tổ chức” – Tài liệu lưu hành nội bộ của
Chương trình Đào tạo Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế - Đại học
Griggs, Hoa kỳ;
2. Từ điển bách khoa toàn thư tập III (2003),
3. www.personalitypathways.com/MBTI_intro.html
4. />title=Big_Five_personality_traits&oldid=302753158
5. />6. Bài “Học MBTI để “thấu hiểu bản thân” đăng ngày 22/7/2008 tại
/>7. MBTI - Trắc nghiệm tính cách, nghề nghiệp đăng ngày 30/4/2009 tại
/>BIG 5

Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân
Một số tính cách cá nhân (có thể đúng hoặc không đúng với bạn) được liệt
kê trong bảng dưới đây. Hãy đánh dấu vào các ô tương ứng bên cạnh mỗi
câu để thể hiện sự đồng ý hay không đồng ý của bạn với nó. Bạn nên đánh
10


dấu thể hiện sao cho các mức độ của mỗi tính cách phù hợp nhất với mình
ngay cả khi có một tính cách khác phù hợp hơn nó.
1 = Cực kỳ phản đối
2 = Rất phản đối
3 = Phản đối
4 = Trung lập
5 = Đồng ý
6 = Rất đồng ý

7 = Cực kỳ đồng ý

Tôi tự thấy mình
1. Hướng ngoại, nhiệt
huyết
2. Chỉ trích, tranh luận
3. Đáng tin cậy, tự chủ
4. Lo lắng, dễ phiền
muộn
5. Sẵn sang trải nghiệm,

1

2

3

4

5

6
x

7

x
x
X
x


một con người phóng
khoáng
6. Kín đáo, trầm lặng
7. Cảm thông, nồng ấm
8. Thiếu ngăn nắp, bất

x
x
x

cẩn
11


9. Điềm tĩnh, cảm xúc ổn

x

định
10. Nguyên tắc, ít sáng

x

tạo
MBTI

Tính cách cá nhân – Bản đánh giá học viên bắt đầu ở đây:

Q1. Nguồn năng lượng định hướng tự nhiên nhất của bạn là gì? Mỗi con

người đều có hai mặt. Một mặt hướng ra thế giới bên ngoài của hành động,
của sự nhiệt tình, con người, và sự vật. Một mặt khác lại hướng vào thế giới
bên trong của suy nghĩ, mối quan tâm, sáng tạo và sự tưởng tượng.
Đây là hai mặt khác biệt nhưng không thể tách rời của bản chất con người, hầu
hết mọi người đều thiên về nguồn năng lượng của thế giới bên trong hay bên
ngoài một cách tự nhiên. Vì vậy một mặt nào đó của họ, có thể là Hướng
ngoại (E) hoặc Hướng nội (I), sẽ dẫn dắt sự phát triển tính cách và đóng vai
trò chủ đạo trong hành vi của họ.
Tính cách hướng ngoại


Hành động trước, suy nghĩ/ suy xét sau



Cảm thấy chán nản khi bị cắt mối giao
tiếp với thế giới bên ngoài

Tính cách hướng nội


Nghĩ/ suy xét trước, rồi mới
hành động



Thường cần một khoảng "thời

12





Thường cởi mở và được khích lệ bởi

gian riêng tư" để tái tạo năng

con người hay sự việc của thế giới bên

lượng

ngoài




Được khích lệ từ bên trong, tâm

Tận hưởng sự đa dạng và thay đổi

hồn đôi khi như "đóng lại" với

trong mối quan hệ con người

thế giới bên ngoài


Thích các mối quan hệ và giao
tiếp một – một


Chọn điều phù hợp
nhất:

Hướng ngoại (E)

Hướng nội (I)

Q2. Cách lĩnh hội hoặc hiểu biết nào “tự động” hoặc tự nhiên?

Phần

giácquan (S) của bộ não chúng ta cảm nhận hình ảnh, âm thanh, mùi vị và tất
cả các chi tiết cảm nhận được của HIỆN TẠI. Nó phân loại, tổ chức, ghi nhận
và lưu giữ các chi tiết của thực tại. Nó dựa trên THỰC TẠI, giải quyết việc "là
cái gì." Nó cung cấp những chi tiết cụ thể của trí nhớ & và thu thập lại từ các sự
kiện trong QUÁ KHỨ. Phần Trực giác (N) của bộ não chúng ta tìm kiếm sự
hiểu biết, diễn giải và hình thành mô hình TỔNG QUÁT của các thông tin đã
được thu thập, và ghi nhận các mô hình và các mối quan hệ này. Nó suy đoán
dựa trên CÁC KHẢ NĂNG, bao gồm cả việc xem xét và dự đoán TƯƠNG

13


LAI. Nó là quá trình hình tượng hóa và quan niệm. Trong khi cả hai sự lĩnh hội
đều cần thiết và được sử dụng bởi mọi người, mỗi người chúng ta vẫn vô thức
sử dụng một cách nhiều hơn cách kia.
Các đặc điểm giác quan


Tinh thần sống với Hiện


Các đặc điểm trực giác


Tại, chú ý tới các cơ hội
hiện tại


tới các cơ hội tương lai


khám phá các triển vọng mới là bản

thông thường và tự động

năng tự nhiên


mang tính thực tiễn
Tính gợi nhớ giàu chi tiết

kiện trong quá khứ
Ứng biến giỏi nhất từ các
kinh nghiệm trong quá

Tính gợi nhớ nhấn mạnh vào sự bố trí,
ngữ cảnh, và các mối liên kết




về thông tin và các sự



Sử dụng trí tưởng tượng và tạo ra/

Sử dụng các giác quan

tìm kiếm các giải pháp



Tinh thần sống với Tương Lai, chú ý

Ứng biến giỏi nhất từ các hiểu biết
mang tính lý thuyết



Thoải mái với sự không cụ thể, dữ liệu không
thống nhất và với việc đoán biết ý nghĩa của


khứ


Thích các thông tin rành
mạch và rõ ràng; không

14



thích phải đoán khi thông
tin "mù mờ"
Chọn điều phù hợp
Giác quan (S)

nhất:

Trực giác (N)

Q3. Việc hình thành sự Phán xét và lựa chọn nào là tự nhiên nhất? Phần
Lý trí (T) của bộ não chúng ta phân tích thông tin một cách TÁCH BẠCH,
khách quan. Nó hoạt động dựa trên các nguyên tắc đáng tin cậy, rút ra và hình
thành kết luận một cách hệ thống. Nó là bản chất luận lý của chúng ta. Phần
Cảm tính (F) của bộ não chúng ta rút ra kết luận một cách CẢM TÍNH và chút
nào đó hành xử mang tính thiếu công minh, dựa vào sự thích/ không thích, ảnh
hưởng tới những thứ khác, và tính nhân bản hay các giá trị thẩm mỹ. Đó là bản
chất cảm tính của chúng ta. Trong khi mọi người sử dụng hai phương tiện này
để hình thành nên kết luận, mỗi chúng ta đều có xu hướng thiên lệch về một
cách nào đó vậy nên khi chúng hướng ta theo những hướng đối lập nhau – sẽ
chỉ có một cách được lựa chọn.
Các đặc điểm suy nghĩ


Các đặc điểm cảm tính

Tự động tìm kiếm thông




Tự động sử dụng các cảm xúc cá nhân

tin và sự hợp lý trong

và ảnh hưởng tới người khác trong một

một

tình huống cần quyết định

tình

huống

cần

15


quyết định




Luôn phát hiện ra công
việc và nhiệm vụ cần

cầu và phản ứng của con người.



phải hoàn thành.


Dễ dàng đưa ra các phân
tích giá trị và quan trọng



Nhạy cảm một cách tự nhiên với nhu

Tìm kiếm sự đồng thuận và ý kiến tập
thể một cách tự nhiên



Không thoải mái với mâu thuẫn; có phản
ứng tiêu cực với sự không hòa hợp.

Chấp nhận mâu thuẫn
như một phần tự nhiên
và bình thường trong
mối quan hệ của con
người

Chọn điều phù hợp
nhất:

Lý trí (T)


Cảm tính (F)

Q4. "Xu hướng hành xử của bạn" với thế giới bên ngoài thế nào? Mọi người
đều sử dụng cả hai quá trình đánh giá (suy nghĩ và cảm xúc) và lĩnh hội (ghi
nhận và cảm nhận) để chứa thông tin, tổ chức các ý kiến, ra các quyết định, hành
động và thu xếp cuộc sống của mình. Tuy vật chỉ một trong số chúng (Đánh giá
hoặc Lĩnh hội) dường như dẫn dắt mối quan hệ của chúng ta với thế giới bên

16


ngoài . . . trong khi điều còn lại làm chủ nội tâm. Phong cách Đánh giá (J) tiếp
cận thế giới bên ngoài VỚI MỘT KẾ HOẠCH và mục tiêu tổ chức lại những gì
xung quanh, chuẩn bị kỹ càng, ra quyết định và hướng tới sự chỉn chu, hoàn
thành.
Phong cách Lĩnh hội (P) đón nhận thế giới bên ngoài NHƯ NÓ VỐN CÓ và
sau đó đón nhận và hòa hợp, mềm dẻo, kết thúc mở và đón nhận các cơ hội mới
và thay đổi kế hoạch.
Tính cách đánh giá




Tính cách lĩnh hội

Lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể trước khi



hành động.


không cần lập kế hoạch; vừa làm

Tập trung vào hành động hướng

vừa tính.

công việc; hoàn thành các phần quan



trọng trước khi tiến hành.




Thoải mái tiến hành công việc mà

Thích đa nhiệm, đa dạng, làm và
chơi kết hợp

Làm việc tốt nhất và tránh stress khi



Thoải mái đón nhận áp lực về

cách xa thời hạn cuối.

thời hạn; làm việc tốt nhất khi


Sử dụng các mục tiêu, thời hạn và

hạn chót tới gần.

chu trình chuẩn để quản lý cuộc



sự mềm dẻo, tự do và đa dạng.

sống.
Chọn điều phù hợp

Tránh sự ràng buộc gây ảnh hưởng tới

Đánh giá (J)

Lĩnh hội (P)

17


nhất:
Bốn chữ cái biểu hiện tính cách của bạn

E

S


F

P

18



×