Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN GỪNG TỎI NGHỆ VÀ KHỐI LƯỢNG TRỨNG LÊN CHỈ TIÊU ẤP NỞ CỦA TRỨNG GÀ LƯƠNG PHƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.38 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN
GỪNG TỎI NGHỆ VÀ KHỐI LƯỢNG TRỨNG LÊN
CHỈ TIÊU ẤP NỞ CỦA TRỨNG GÀ
LƯƠNG PHƯỢNG

Sinh viên thực hiện: VŨ HỮU HẢI
Lớp: DH07TY
Ngành: Bác Sỹ Thú Y
Niên khóa: 2007-2012

Tháng 8/2012


 

 

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

VŨ HỮU HẢI


KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN
GỪNG TỎI NGHỆ VÀ KHỐI LƯỢNG TRỨNG LÊN
CHỈ TIÊU ẤP NỞ CỦA TRỨNG GÀ
LƯƠNG PHƯỢNG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sỹ Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS LÂM MINH THUẬN

Tháng 8/2012
i
 


 

 

PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực hiện: VŨ HỮU HẢI.
Tên luận văn: “Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm tự nhiên Gừng – Tỏi
Nghệ và khối lượng trứng lên chỉ tiêu ấp nở của trứng gà Lương Phượng”.
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét của hội đồng chấm điểm báo cáo tốt nghiệp.
Tp.HCM, ngày

tháng

năm 2012


Giáo viên hướng dẫn

ii
 


 

 

LỜI CẢM TẠ
 Kính dâng cha mẹ và gia đình
Những người đã tân tụy chăm sóc, an ủi, dạy bảo, động viên và hy sinh
suốt đời để cho con có được ngày hôm nay.
 Chân thành cảm tạ
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y, cùng toàn thể quý thầy cô đã tận
tình giảng dạy và tạo điều kiện tốt cho tôi trong thời gian thực tập tại đây.
Trại giống Vigova (Viện Chăn Nuôi) đã giúp đỡ cho tôi trong thời gian
thực tập.
 Thành kính ghi ơn
PGS.TS Lâm Minh Thuận đã tận tình giảng dạy hướng dẫn, động viên,
giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học và thực tập tốt
nghiệp.
 Chân thành cảm ơn
Tập thể lớp bác sĩ Thú Y 33, bạn bè thân hữu, những người đã động viên,
ủng hộ, giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn.
Xin nhận ở tôi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.


VŨ HỮU HẢI

iii
 


 

 

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm tự nhiên Gừng - Tỏi - Nghệ và
trọng lượng trứng lên chỉ tiêu ấp nở của trứng gà Lương Phượng” tại Trung Tâm
Nghiên Cứu Và Chuyển Giao Tiến Bộ Kỹ Thuật Chăn Nuôi (Viện Chăn Nuôi).
Mục tiêu khảo sát: đánh giá ảnh hưởng của trọng lượng trứng gà Lương
Phượng và chế phẩm tự nhiên Gừng - Tỏi - Nghệ lên các chỉ tiêu ấp nở.
Cơ cấu trọng lượng trứng: không có sự ảnh hưởng của chế phẩm lên cơ cấu
trọng lượng trứng, trứng trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất (60,08 %) so với trứng
lớn (22,25 %) và trứng nhỏ (17,67 %).
Tỷ lệ trứng có phôi: chế phẩm không ảnh hưởng lên tỷ lệ trứng có phôi, ở
mức trọng lượng lớn luôn cho tỷ lệ trứng có phôi cao nhất (97,50 %), ở mức trọng
lượng trứng nhỏ cho tỷ lệ trứng có phôi thấp nhất (91,16 %).
Tỷ lệ trứng không phôi và CSHD: chế phẩm và trọng lượng trứng không
ảnh hưởng lên tỷ lệ trứng không phôi và CSHD.
Tỷ lệ trứng sát: chế phẩm ảnh hưởng lên tỷ lệ trứng sát giữa mức 10 g chế
phẩm so với mức không bổ sung và mức 5 g chế phẩm, trọng lượng trứng không
ảnh hưởng đến tỷ lệ trứng sát.
Tỷ lệ nở: chế phẩm không ảnh hưởng lên tỷ lệ nở, trọng lượng trứng ảnh
hưởng lên tỷ lệ nở, trứng ở mức trọng lượng lớn cho tỷ lệ nở cao nhất (85,74 %),
trứng mức trọng lượng nhỏ cho tỷ lệ nở thấp nhất (80,94 %).

Tỷ lệ gà con loại I: chế phẩm không ảnh hưởng lên tỷ lệ gà con loại I, trọng
lượng trứng có ảnh hưởng lên tỷ lệ gà con loại I, trứng lớn cho tỷ lệ gà con loại I
cao nhất (95,89 %) , trứng nhỏ cho tỷ lệ gà con loại I thấp nhất (92,57 %).
Trọng lượng gà con: chế phẩm không ảnh hưởng lên trọng lượng gà con,
trọng lượng trứng ảnh hưởng lên trọng lượng gà con.

iv
 


 

 

MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ...................................................................................................................i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn .................................................................ii
Lời cảm tạ ............................................................................................................... iii
Tóm tắt khóa luận ....................................................................................................iv
Mục lục ..................................................................................................................... v
Danh sách các từ viết tắt....................................................................................... viii
Danh sách các bảng .................................................................................................ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu......................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích ........................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ..........................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
2.1 Giới thiệu sơ lược về trại gà và trại ấp ............................................................. 3

2.1.1 Trại gà ............................................................................................................3
2.1.2 Trại ấp ............................................................................................................4
2.2 Giới thiệu chế phẩm bổ sung vào thức ăn cho gà ............................................ 4
2.2.1 Gừng ..............................................................................................................4
2.2.2 Tỏi..................................................................................................................5
2.2.3 Nghệ ..............................................................................................................7
2.2.4 Sơ lược một số công trình nghiên cứu, ứng dụng gừng, tỏi, nghệ ................7
2.2.4.1 Sơ lược một số nghiên cứu ứng dụng của gừng .........................................7
2.2.4.2 Sơ lược một số nghiên cứu ứng dụng của tỏi .............................................8
2.2.4.3 Sơ lược một số nghiên cứu ứng dụng của nghệ .........................................9
2.2.4.4 Chế phẩm Gừng – Tỏi – Nghệ ...................................................................9
2.3 Sơ lược thành phần hóa học và cấu tao của trứng .......................................... 10
2.3.1 Thành phần hóa học ....................................................................................10
v
 


 

 

2.3.2 Cấu tạo của trứng gà ....................................................................................10
2.3.3 Quá trình tạo và đẻ trứng .............................................................................11
2.4 Quy trình ấp trứng .......................................................................................... 12
2.4.1 Tiếp nhận trứng và tuyển chọn trứng ấp .....................................................12
2.4.2 Sát trùng trứng .............................................................................................12
2.4.3 Bảo quản trứng ............................................................................................12
2.4.4 Đưa trứng vào máy ấp .................................................................................12
2.4.5 Soi trứng ......................................................................................................13
2.4.6 Ra gà ............................................................................................................13

2.4.7 Nguyên lý hoạt động của máy ấp ................................................................13
2.5 Quá trình phát triển của phôi trứng ................................................................ 13
2.6

Một số bệnh lý ở gà một ngày tuổi ấp bằng máy ấp công nghiệp (theo Bùi

Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn, 2003) .................................................................15
2.6.1 Ấp trứng đã bảo quản lâu ngày ...................................................................15
2.6.2 Bệnh chân cánh ngắn (Micromelia) ............................................................15
2.6.3 Bệnh động kinh (Atexia) .............................................................................15
2.6.4 Bệnh khèo chân (Perosit) ............................................................................15
2.6.5 Bệnh bết dính khi nở ...................................................................................16
2.7 Những nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở ............................. 16
2.7.1 Chất lượng đàn gà giống và trạng thái của trứng ........................................16
2.7.1.1 Chất lượng đàn gà giống ..........................................................................16
2.7.1.2 Trạng thái trứng ấp ...................................................................................16
2.7.2 Tỷ lệ trống mái ............................................................................................17
2.7.3 Ảnh hưởng của chuồng trại, thu nhặt, vận chuyển và bảo quản trứng ........17
2.7.4 Ảnh hưởng của chế độ ấp (Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn, 2003)....17
2.7.4.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ ...........................................................................17
2.7.4.2 Ảnh hưởng của độ ẩm ..............................................................................18
2.7.5 Ảnh hưởng chế độ dinh dưỡng ....................................................................20
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 22

vi
 


 


 

3.1 Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 22
3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 22
3.2.1 Thời gian và địa điểm ..................................................................................22
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................22
3.2.3 Bố trí thí nghiệm..........................................................................................22
3.3 Phương Pháp thực hiện .................................................................................. 23
3.3.1 Quy trình thực hiện trong trại gà ................................................................. 23
3.3.2 Quy trình thực hiện trong trại ấp ................................................................. 24
3.3.3 Thức ăn thí nghiệm...................................................................................... 25
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................................... 25
3.5 Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................ 27
4.1 Cơ cấu trọng lượng trứng ............................................................................... 27
4.2 Chất lượng trứng (Chỉ Số Hình Dạng) ........................................................... 29
4.3 Tỷ lệ trứng có phôi ......................................................................................... 31
4.4 Tỷ lệ trứng chết phôi ...................................................................................... 34
4.5 Tỷ lệ trứng sát................................................................................................. 36
4.6 Tỷ lệ nở........................................................................................................... 38
4.7 Tỷ lệ gà con loại I ........................................................................................... 41
4.8 Trọng lượng gà con ........................................................................................ 44
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 46
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 46
5.2 Đề nghị ........................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 48
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 50

vii
 



 

 

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSHD: Chỉ Số Hình Dạng
CP: Chế phẩm
CV: Coefficient of variation
FSH: Follicle Stimulating Hormone
LH: Luteinizing hormone
SD: Standard deviation
TĂ: Thức ăn
TB: Trứng có trọng lượng trung bình
TLT: Trọng lượng trứng

viii
 


 

 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1 Thành phần của trứng gia cầm ............................................................... 10 
Bảng 2.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên thời gian ấp nở .......................................... 17 
Bảng 2.3 Một số biểu hiện do ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ trong ấp trứng

qua các giai đoạn ....................................................................................................19 
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm..................................................................................... 23 
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho gà đẻ ...................................... 25 
Bảng 4.1 Cơ cấu trọng lượng trứng (%) ............................................................... 28 
Bảng 4.2 Chỉ số hình dạng .................................................................................... 30 
Bảng 4.3 Tỷ lệ trứng có phôi (%) ......................................................................... 32 
Bảng 4.4 Tỷ lệ trứng chết phôi (%) ....................................................................... 35 
Bảng 4.5 Tỷ lệ trứng sát (%)................................................................................. 37 
Bảng 4.6 Tỷ lệ nở (%)........................................................................................... 39 
Bảng 4.7 Tỷ lệ gà con loại I (%) ........................................................................... 42 
Bảng 4.8 Trọng lượng gà con (g).......................................................................... 44 

ix
 


 

 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm nước ta đang gặp phải
nhiều khó khăn. Từ việc tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng một phức tạp và
khó kiểm soát, cho đến việc giải quyết đầu ra cho sản phẩm vì giá thành đầu vào
tăng cao. Tất cả điều đó đòi hỏi phải tìm ra hướng sản xuất mới cho ngành chăn
nuôi gia cầm nước ta phù hợp với tình hình tiêu thụ sản phẩm gia cầm hiện tại.
Ngành chăn nuôi gia cầm nước ta phổ biến từ việc chăn nuôi nhỏ lẻ trong các
hộ gia đình đến việc hình thành các vùng chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp

với số lượng lớn như hiện nay. Yêu cầu căn bản của nhà chăn nuôi là cung cấp
những giống gà cho năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương, chi phí sản
xuất thấp và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay một số giống gà thả vườn cải tiến được nuôi phổ biến nhất là gà
Lương Phượng. Đây là giống có nguồn gốc từ Trung Quốc được du nhập vào Việt
Nam vài năm trở lại đây với ưu điểm là: tốc độ sinh trưởng nhanh, chất lượng thịt
tốt phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nước ta.
Đi cùng với đó là việc không ngừng cải tiến kỹ thuật sản xuất con giống để
cho ra những giống gà tốt hơn, số lượng nhiều hơn, đem lại hiệu quả kinh tế cao
hơn. Điều đó thể hiện sự qua sự phong phú về số lượng con giống đang có trong
nước ta và việc công nghiệp hóa khâu sản xuất con giống. Việc ấp nở nhân tạo đi từ
sử dụng máy ấp thủ công đơn giản đến việc sử dụng máy ấp công nghiệp hoàn toàn
tự động cho tỷ lệ nở cao và mang lại hiệu quả kinh tế lớn.

1
 


 

 

Với giống gà lông màu thả vườn cải tiến như gà Lương Phượng đã được
nâng cao năng suất trứng để có con giống và giá thành giảm, việc sử dụng chế phẩm
sinh học tự nhiên có giá trị dược liệu cao Gừng - Tỏi - Nghệ trong tỷ lệ ấp nở của gà
Lương Phượng chưa được chú ý nhiều.
Từ những yêu cầu thực tế trên và sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại
học Nông Lâm TP.HCM và được sự cho phép của Trung Tâm Nghiên Cứu Và
Chuyển Giao Tiến Bộ Kỹ Thuật Chăn Nuôi (Viện Chăn Nuôi) dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS Lâm Minh Thuận, chúng tôi đã tiến hành đề tài:

“Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm tự nhiên gừng tỏi nghệ và khối
lượng trứng lên chỉ tiêu ấp nở của trứng gà Lương Phượng”
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm tự nhiên Gừng - Tỏi - Nghệ và khối lượng
trứng lên tỷ lệ ấp nở của trứng gà Lương Phượng trong giai đoạn 28 - 36 tuần tuổi.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi một số chỉ tiêu về chất lượng trứng và tỷ lệ nở của đàn gà Lương
Phượng tại trại giống Vigova.

2
 


 

 

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu sơ lược về trại gà và trại ấp
2.1.1 Trại gà
Tên trại: Trại gà trực thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Và Chuyển Giao Tiến
Bộ Kỹ Thuật Chăn Nuôi (Viện Chăn Nuôi), trưởng trại Hoàng Tuấn Thành. Địa chỉ:
ấp 6, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Trại nằm trên vùng địa hình đồi đá, nhiều cây, khí hậu thoáng mát ít dân cư,
không gần đường lớn và không có xe qua lại, là một vùng chăn nuôi lý tưởng.
Quy mô trại gồm 5 dãy chuồng năng suất tối đa khoảng 15 ngàn gà đẻ trứng,
trong đó có 4 dãy nuôi gà Lương Phượng đẻ trứng, 1 dãy nuôi gà Isa - Brown đẻ
trứng bán thương phẩm. Tại thời điểm thực tập khảo sát trại chỉ còn nuôi 2 dãy,

gồm gà Lương Phượng và gà Isa - Brown.
Trại được nuôi với mô hình trại hở mái lợp tôn, tường làm bằng lưới B40,
chắn gió và che mưa tạt bằng bạt nhựa. Máng ăn bằng nhựa, máng uống được bố trí
bên ngoài chuồng, gà uống nước bằng cách cho đầu qua các song sắt được bố trí
hợp lý nhất. Đường thông nhau giữa các trại được tráng xi măng có hố sát trùng
trước mỗi cửa chuồng, mỗi dãy chuồng và cổng vào của trại. Đổ vôi bột và thay vôi
vào mỗi tuần, trại không có tường rào. Trại có nuôi thêm các động vật khác như:
chó, cừu, chim Trĩ và chồn Nhung Đen…
Quy trình chăn nuôi
Sáng: công nhân cho gà ăn vào lúc 5 giờ sáng dùng xe rùa đẩy cám xuống
mỗi ô với số bao cám trộn đã quy định sẵn. Cho ăn xong quay lại rửa máng úp
máng cho đến khi khô ngửa máng bơm nước tự động cho gà uống.

3
 


 

 

Lượm trứng lần 1: 8 giờ 30 phút.
Lượm trứng lần 2: 11 giờ .
Lượm trứng lần 3: 14 giờ.
Lượm trứng lần 4: 17 giờ.
Bật đèn chuồng gà lúc 17 giờ 30 phút và tắt đèn lúc 22 giờ.
Một tuần phun thuốc sát trùng một lần, thuốc sử dụng là Povidine, Kill –
Lice.
2.1.2 Trại ấp
Được thành lập vào năm 2010.

Địa chỉ ấp 8, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, nằm trên khu vực
quy hoạch chăn nuôi của huyện Trảng Bom. Giám đốc: Nguyễn Văn Thìn, tên trại:
Cơ Sở Sản Xuất Giống Gia Cầm Miền Nam. Trại có 3 công nhân và 1 sinh viên
thực tập.
2.2 Giới thiệu chế phẩm bổ sung vào thức ăn cho gà
2.2.1 Gừng
Tên khoa học: zingiber officinale Rose. Thuộc họ gừng: zingiberaceae.
Gừng là cây thân thảo, trên thế giới gừng được trồng ở những vùng nhiệt đới, đặc
biệt ở Jamaica, Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Phi. Ở Việt Nam gừng cũng được
trồng khá phổ biến.
Bộ phận sử dụng là rễ (củ). Củ gừng có màu vàng nhạt, vị cay, thơm được
dùng làm gia vị, thực phẩm và làm thuốc.
Một số tác dụng của gừng
Gừng có vị cay, thơm nên thường được dùng làm gia vị. Ngoài ra gừng còn
xem như một loại thảo dược chống cảm cúm, đau bụng. Thêm vào đó gừng còn
được dùng như một vị thuốc chống buồn nôn khi đi tàu xe.
Gừng có tác dụng tốt trong điều trị chứng hạ nhiệt, tiêu chảy, nhiều dịch tiết
đường hô hấp. Gừng có tác dụng gây co mạch, hưng phấn thần kinh trung ương,
thần kinh giao cảm, giúp tuần hoàn máu, tăng huyết áp, giúp tăng tiêu hóa. Dùng
trong trường hợp ăn uống không tiêu chống phong hàn, chữa ho, giúp giải độc, khử

4
 


 

 

trùng. Giúp cầm máu, chữa ho ra máu, ngăn ngừa bệnh viêm khớp chống lại những

khối u, bảo vệ gan và chức năng gan hoạt động bình thường.
Gừng có tác dụng ức chế một số vi khuẩn: Bacillus mycoides, Staphylococus
aureus. Tinh dầu gừng có tác dụng ức chế Staphylococus aureus, E.coli,
Streptococus, Salmonella typhy, shigenlla flexneri…(Võ Văn Chi, 2002).
2.2.2 Tỏi
Tên khoa học: allium sativum L. Thuộc họ hành: liliaceae. Có nguồn gốc từ
Trung Á (Hyams, 1971; Hehn, 1984). Thành phần hóa học của tỏi: cacbohydrates,
protein, các hợp chất sulfur, lipid…
Một vài tác dụng của tỏi
Trong những tác dụng của tỏi đã được biết tới qua năm tháng thì có lẽ những
tác dụng lên tim và hệ tuần hoàn là đáng chú ý nhất. Dùng tỏi một cách thích hợp
thì có thể bảo vệ các mạch máu khỏi những tác dụng bất lợi của các gốc tự do, có
tác dụng tích cực lên lipid máu, tăng mao mạch và giảm được huyết áp. Có nghĩa là
có thể ngăn chặn được xơ cứng động mạch phát triển hoặc tác dụng có lợi cho tình
trạng hiện hữu (Srinivasan, 1969; Papaya-nopoulus, 1969; Kindler, 1987, trích dẫn
Nguyễn Dương Trọng, 2006).
Tỏi làm giảm cholesterol và lipid
Trên gà nhiều nghiên cứu cho thấy sau khi cho ăn tỏi thì hàm lượng
cholesterol trong máu cũng giảm (Abdo và ctv, 1983; Horton và ctv,1991; Qureshi
và ctv, 1987). Cùng với tác dụng làm giảm cholesterol trong máu là sự ức chế đáng
kể các enzyme liên quan đến việc sinh tổng hợp cholesterol trong gan động vật
(Qureshi và ctv, 1983; Ahmad, 1986).
Tỏi làm giảm lipid: một số tác giả đã chứng minh đựơc tác dụng làm giảm
lipid của dầu tỏi (cả dầu cất và dầu từ ete) ở chuột và thỏ trước đó đã cho ăn ethanol
và nhiều chất béo để tăng lipid máu (Bobboi và ctv, 1984; Shoetan và ctv, 1984;
Sodimu và ctv, 1984; Bordia và Verma, 1978; Ikpeazu và ctv, 1987; Nagai và
Osawa, 1974).

5
 



 

 

Tương tự, dầu tỏi và hành cất đã làm giảm một lượng nhỏ lipid trong huyết
thanh khi cho chuột ăn nhiều glucose để tăng lipid máu (Adamu và ctv, 1982;
Wilcox và ctv, 1984). Lượng cholesterol và lipid toàn phần trong huyết tương của
chuột cũng được quan sát thấy giảm đáng kể sau khi cho vào chúng một hỗn hợp
98% diallyl disulfide và 2 % diallyl trisulfide, allitin 100 m/kg vào trong màng bụng
(Push-Pendran và ctv, 1980; trích dẫn Nguyễn Thị Thao, 2008).
Tác dụng kháng sinh của tỏi
Những tác dụng khác của tỏi lên vi khuẩn, nấm, các loài nguyên sinh và
virus đã được thí nghiệm trong ống nghiệm cũng như trong cơ thể, hoạt tính kháng
sinh chủ yếu là do allicin. Do cấu trúc S (=O) S (thiosulfinate) giữ một vai trò quan
trọng bởi sự khử allicin xuống thành diallyl disulfide làm cho tác dụng chống vi
khuẩn giảm đi nhiều. Sự ức chế một số enzyme có chứa SH được coi là cơ chế liên
quan đến tác dụng kháng sinh (Cavallito và Bailey, 1944; Cavallito và ctv, 1944;
Small và ctv,1944; Saratikow và Plak-Hovam, 1950; Wills,1956).
Hoạt tính kháng sinh của allicin rất đáng lưu ý. Ngay cả ở độ pha loãng
1:85000 đến 1:125000 nó cũng hoàn toàn ức chế được nhiều vi khuẩn khác Gr-,
Gr+. Hoạt tính kháng sinh của 1 mg allicin tương đương với 15 IU penicillin
(10 m penicillin G) xấp xỉ 1 % hoạt tính của penicillin (Cavallito và Bailey, 1944;
Zwergal, 1952).
Nhà nghiên cứu và là người thầy thuốc nổi tiếng nước Pháp Louis Paster
(1822 - 1895) là người đầu tiên nói về tác dụng chống vi khuẩn của hành (Paster,
1858) và của nước tỏi ép. Vị thầy thuốc người Đức Albert Schweitzer (1875 - 1965)
là người đầu tiên chữa lỵ Amip ở Châu Phi bằng tỏi.
Nước ép tỏi sống cũng được phát hiện là có tác dụng cao chống lại

E.coli,Pseudomonas, Salmonella, Candida, Klebsiella, Micrococcus, Bacillus
subtilis và Staphylococcus aureus (Võ Văn Chi, 2000).
Tỏi có tác dụng chống ung thư
Thời xa xưa, tỏi đã được dùng để điều trị ung thư tử cung (Hartwell, 1960;
Essman, 1984; Doetsch, 1989; Konvicka, 1983).
6
 


 

 

Dùng tỏi trong nấu nướng sẽ ức chế được sự tạo u trong phổi, vùng trên dạ
dày và thực quản (Yang và ctv, 1993, 1994).
Một nghiên cứu khác ở Trung Quốc với 564 bệnh nhân ung thư dạ dày và
1131 người đối chứng trong một vùng ở Trung Quốc có tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ
dày giảm đáng kể khi ăn nhiều các rau củ allium (Yoa và ctv, 1988,1989; trích dẫn
Nguyễn Thị Thao, 2008).
2.2.3 Nghệ
Tên khoa học: curcuma longa. Thuộc họ gừng: gingyberaceae
Một số tác dụng của nghệ
Nghệ có tác dụng kích thích điều hòa hoạt động của tế bào gan (chủ yếu do
chất faratolyl metylcarbinol) chống viêm, giảm đau kéo dài thời gian chảy máu nên
được dùng trong các trường hợp: viêm gan vàng da, mật bài tiết khó khăn sinh ra
đầy hơi khó tiêu, các bệnh gây xuất huyết nội tạng, đặc biệt có tác dụng rất tốt đối
với bệnh đau dạ dày.
Nghệ có tác dụng kháng sinh, diệt khuẩn, có tác dụng giảm cholesterol trong
máu.
Nghệ còn có tác dụng giúp vết thương mau liền da.

Tinh dầu nghệ và dịch ép có tác dụng ức chế một số chủng vi khuẩn như:
Bacilluscereus, Staphylococus aureus và nấm ngoài da Cadida albican (Võ Văn
Chi, 2000).
2.2.4 Sơ lược một số công trình nghiên cứu, ứng dụng gừng, tỏi, nghệ
2.2.4.1 Sơ lược một số nghiên cứu ứng dụng của gừng
Năm 1990 người Nhật nghiên cứu hợp chất gingerol và shoguol của gừng có
thể diệt ấu trùng Anisakis kí sinh trên người và động vật.
Vào những năm 1990 Châu Âu nghiên cứu gừng chữa bệnh viêm khớp ở
người (Brow và Babco) .
Trong gừng có chất chống oxy hóa, ức chế hình thành các chất gây viêm
(prostaglandin, leucotrien, thromboplaxan) (F.Kluchi và Chem Pharm, 1992).

7
 


 

 

Người dân Indonesia (01/2004) đã dùng củ gừng và củ riềng giã nhuyễn kết
hợp với rượu nếp phòng bệnh cúm gà (trích dẫn Nguyễn Thị Thao, 2008).
2.2.4.2 Sơ lược một số nghiên cứu ứng dụng của tỏi
Trong chăn nuôi gia cầm, cho thêm tỏi và TĂ khoảng 3 % trong 8 tuần thì gà
tăng trưởng mạnh hơn. Tác dụng của tỏi có liên quan đến việc giảm thiểu các vi
sinh vật gây bệnh đường ruột (Heanel và ctv, 1962). Ở trại gia cầm, nếu cho thêm 2
– 5 % tỏi vào TĂ thì phòng tránh được các bệnh cho gà, vịt và các loài gia cầm
khác (Prasad và Sharma, 1981; trích dẫn Nguyễn Thị Thao, 2008).
Konjufca, Pesti, Bakalli (1997) đã cùng nghiên cứu bổ sung 1,5 %; 3,0 % và
4,5 % tỏi vào TĂ cho gà thịt 1 - 21 ngày tuổi, cho thấy có sự giảm cholesterol trong

máu, trong thịt.
Chowdhury và Smit (2002) nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung tỏi vào
TĂ lên sự chuyển hóa cholesterol ở gà đẻ các giống Hisex Brown, Isa Brown,
Babcock bằng cách bổ sung tỏi ở các mức 2 %; 4 %; 6 %; 8 % và 10 % vào khẩu
phần TĂ trong 6 tuần, gà thí nghiệm lúc 28 tuần tuổi.
Một nghiên cứu với 30 nhà nghiên cứu được ăn 19 g tỏi sau mỗi bữa điểm
tâm hàng ngày trong 8 tuần thì thấy giảm 15 % mức cholesterol huyết thanh
(Gadkara và Joshi, 1991; trích dẫn Nguyễn Thị Thao, 2008).
Đầu năm 1921, Loeper đã ghi nhận tác dụng của tỏi dại (mọc hoang) lên hệ
tuần hoàn của chó. Ông tiêm các chế phẩm tỏi dại vào mạch máu của chó thì thấy
ngoài việc giảm huyết áp rõ rệt còn thấy tăng biên độ và nhịp tim đập chậm lại.
Năm 1929, Lio và Agnoli quan sát thấy các chiết suất của tỏi lúc đầu làm
tăng sau đó làm giảm trương lực của các cơ trơn, họ cho là tác dụng này có liên
quan đến hoạt tính giảm huyết áp.
Tiêm chiết xuất tỏi vào mạch của chó (24 mg/kg) thì huyết áp tâm trương,
huyết áp tâm thu và huyết áp trung bình giảm trung bình lần lược là: 23,7 ; 28,9 và
34,3 % (Sial và Ahmad, 1982).

8
 


 

 

Nồng độ glucose trong máu lên cao có thể làm giảm xuống bằng cách ăn
hành và tỏi (Collip, 1923; Brahmachari và Augusti, 1962; Mathew và Augusti,
1973).
Trong một bệnh viện nhi đồng ở Ba Lan, nhiều trường hợp viêm dạ dày ruột non - ruột kết, rối loạn tiêu hóa, viêm phổi, nhiễm khuẩn và hư thận ở trẻ 6

tháng – 3 năm đã được điều trị thành công bằng các chế phẩm tỏi (Jezowa và ctv,
1966).
Trong thú y, tỏi được dùng thành công trong chữa trị nhiễm giun. Chẳng hạn,
một chế phẩm bột tỏi và dầu tỏi mới đã được dùng để điều trị nhiễm giun chỉ ở chó
bằng cách trộn vào TĂ (0,1 - 0,2 %) sau 3 - 4 tháng điều trị thì không thấy còn ấu
trùng giun chỉ trong máu nữa (Riken Chem, 1982; trích dẫn Nguyễn Thị Thao,
2008).
2.2.4.3 Sơ lược một số nghiên cứu ứng dụng của nghệ
Curcumin có khả năng khử độc, phòng chống bệnh tim mạch, lão hóa, ung
thư (Majced và Badmaev, 1995).
R.Flynm và M.Roest (1995) đã xác minh củ nghệ và curcumin (với liều
lượng nhất định) có tác dụng thông mật và lợi mật, có khả năng chuyển hóa lượng
mỡ dư thừa tích tụ trong các mô tế bào, giúp phòng chống các hội chứng viêm gan
và béo phì.
Ở Việt Nam, dược phẩm Centula 25 là sự phối hợp giữa trích tinh nghệ và
trích tinh rau má trong chức năng giải độc, lọc máu và quân bình lượng máu trong
cơ thể (trích dẫn Nguyễn Thị Thao, 2008).
2.2.4.4 Chế phẩm Gừng – Tỏi – Nghệ
Từ những lợi ích kể trên của Gừng – Tỏi – Nghệ, đã tiến hành làm ra chế
phẩm từ 3 loại thảo dược trên để bổ sung cho gia súc, gia cầm. Chế phẩm chứa các
tinh dầu và các chất hóa học có tính dược lý có tác dụng ức chế vi sinh vật có hại
trên đường tiêu hóa, ổn định hệ vi sinh vật đường tiêu hóa. Chế phẩm kích thích tiết
nước bọt, dịch mật từ đó kích thích tiêu hóa tốt hơn. Chế phẩm có tác dụng làm tăng
lưu lượng máu qua gan. Giải độc cho cơ thể gia súc, gia cầm. Một số chất chiết

9
 


 


 

trong tỏi, nghệ và gừng có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ niêm mạc, tăng sự bền
chắc của mạch máu, chống lại sự ôxy hóa từ đó bảo vệ tế bào và các mô. Chế phẩm
cũng có tác dụng bảo vệ cơ thể trước những điều kiện stress.
Tỏi, nghệ và gừng được thái lát mỏng và trộn với nhau theo tỉ lệ bằng nhau
(lúc tươi). Hỗn hợp được ép để làm giảm bớt độ ẩm, phần nước tách ra gọi là chế
phẩm nước (bảo quản lạnh), phần hỗn hợp đã được ép tiếp tục xấy khô hoàn toàn ở
nhiệt độ 50 - 600C. Hỗn hợp khô được xay nhuyễn và bảo quản, thành phẩm là chế
phẩm khô dạng bột mịn (PGS.TS Lâm Minh Thuận).
2.3 Sơ lược thành phần hóa học và cấu tao của trứng
2.3.1 Thành phần hóa học
Trong trứng giàu chất đạm, nhiều chất dinh dưỡng và vitamin khác.
Theo tài liệu công ty giống gia cầm và công nghiệp thành phần của trứng
như sau:
Bảng 2.1 Thành phần của trứng gia cầm
Lòng trắng (%)

Lòng đỏ(%)

Cả quả trứng(%)

Nước

87,80 – 87,90

49,00 – 49,70

65,50 - 65,60


Đạm

10,00 – 10,60

16,50 - 16,70

12,10 – 12,90

Béo

0,10 - 0,90

31,60 - 32,60

9,30 - 10,50

Khoáng

0,60 - 0,80

1,10 – 1,50

10,90 – 11,20

(Trích dẫn Đàm Xuân Thùy, 2002)
2.3.2 Cấu tạo của trứng gà
Theo Lâm Minh Thuận (2004), trứng gia cầm có khối lượng khác nhau tùy
thuộc vào loài và giống gia cầm, nhưng về hình dạng, cấu trúc và tỷ lệ thành phần
thì không khác nhau nhiều lắm như vỏ chiếm khoảng 9 – 13 % trọng lượng trứng,

lòng trắng chiếm khoảng 52 - 58 % và lòng đỏ chiếm khoảng 30 - 35 %.
Vỏ trứng
Vỏ trứng có nhiều lớp có cùng chức năng là định hình và bảo vệ mầm phôi
cùng khối chất dinh dưỡng đảm bảo cho phôi phát triển bình thường ngoài cơ thể
gia cầm mẹ.
10
 


 

 

Vỏ trứng là nguồn khoáng cung cấp cho sự phát triển xương của phôi. Vỏ
trứng gồm phần vỏ cứng bên ngoài và vỏ lụa bên trong.
Lớp vỏ trứng có khoảng 10000 lổ thông hơi và tổng cộng chiếm 0,34 % diện
tích bề mặt vỏ cho phép sự trao đổi khí và hơi nước giữa trứng với không khí. Vỏ
trứng nặng khoảng 10 – 11 % tổng trọng lượng của trứng với bề dày khoảng 300
µm. Một vỏ trứng trung bình chứa 94 – 97 % là cacbonat canxi, 0,3 % là phốt pho,
0,2 % là magiê, ngoài ra còn có natri, kali, mangan, sắt, đồng và chất hữu cơ khác.
Lớp ngoài cùng của vỏ cứng được bao phủ lớp glycoprotein dày khoảng 10
µm có chứa chất sát khuẩn để bảo vệ trứng nhưng lớp này dễ bị vô hiệu hóa bởi
những yếu tố bên ngoài như ẩm độ cao, sự va chạm làm trầy xước…
Phần vỏ lụa có cấu trúc bằng lưới sợi glycoprotein có bề dày khoảng 6 µm
gồm 2 lớp, lớp trong cùng tiếp xúc với lòng trắng trứng và máng allantois khi phôi
phát triển, đây là lớp bảo vệ quan trọng chống sự xâm nhập của vi trùng.
Lòng trắng
Là hỗn hợp của hơn 40 loại protein khác nhau, hầu hết là protein đơn giản.
Lòng trắng trứng gồm có lớp lòng trắng đặc ở giữa chiếm 57 % và hai lớp
lòng trắng loãng ở trong và ngoài chiếm 17 % và 23 % tương ứng trong trứng tươi.

Dây chằng salary có nguồn gốc từ lòng trắng có tác dụng giữ khối lòng đỏ
cân bằng ở vị trí trung tâm quả trứng.
Lòng trắng có chức năng bảo vệ phôi, chứa hợp chất chứa Cl có tính diệt
khuẩn cao. Lòng trắng cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển trong giai đoạn
đầu, cho đến ngày ấp thứ 14 lòng trắng đã tiêu hết.
Lòng đỏ
Lòng đỏ thực sự hình tròn với nhiều lớp đồng tâm, chứa hầu hết các protein
phức tạp, vitamin, vi khoáng, các chất có hoạt tính sinh học cao cung cấp chất dinh
dưỡng nuôi phôi và gà con trong những ngày đầu.
2.3.3 Quá trình tạo và đẻ trứng
Quá trình này do hệ thần kinh - hormon điều khiển chịu ảnh hưởng của điều
kiện ngoại cảnh. Ở gia cầm non hormon hướng sinh dục FSH kích thích noãn nang

11
 


 

 

phát triển và LH từ tuyến yên kích thích sự phát triển của noãn nang trong buồng
trứng kiểm soát sự rụng trứng. Khi nang trứng trưởng thành, tế bào nang trứng tiết
oestron, chất này kích thích sự phát triển và hoạt động của ống dẫn trứng, đồng thời
điều khiển sự gia tăng mức độ trao đổi chất, tăng tích trữ chất dinh dưỡng cho sự
phát triển của lòng đỏ trứng và quá trình tạo lòng trắng. Hormon của tuyến yên kích
thích tuyến cận giáp giúp Ca hấp thu, dự trữ ở xương và trong máu tăng. Sau khi
rụng noãn, các tế bào nang noãn vỡ tiết ra progesteron có vai trò quan trọng trong
quá trình hoạt động của ống dẫn trứng và sự tạo lòng trắng cũng như các lớp của vỏ
trứng. Quả trứng trong tử cung kích thích tuyến yên tiết ra oxytoxin (hormon thúc

đẻ) và prolactin ức chế tạm thời sự tiết LH làm chậm việc rụng noãn nang đã trưởng
thành. Lượng progesteron ít thì kích thích tiết LH, còn với liều lượng lớn thì ức chế
quá trình đó.
2.4 Quy trình ấp trứng
2.4.1 Tiếp nhận trứng và tuyển chọn trứng ấp
Chọn những trứng đạt tiêu chuẩn để ấp, loại bỏ trứng dập bể hoặc rạn nứt, do
di chuyển nếu trứng dơ, vỏ bị bẩn thì có thể lau nhẹ bằng khăn mềm nhúng nước
ấm. Khi nhận trứng phải ghi sổ và xếp trứng vào vỉ của trạm ấp, từng lô trứng có
phiếu ghi số lô và số lượng trứng, trứng xếp đầu tù phía trên (Lâm Minh Thuận,
2004).
2.4.2 Sát trùng trứng
Sau khi tiếp nhận trứng đưa vào buồng xông sát trùng trong 20 phút bằng
hỗn hợp formol và thuốc tím với liều lượng 30 ml formol + 17 g thuốc tím cho 1 m3
thể tích buồng xông (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.4.3 Bảo quản trứng
Xông trứng xong chuyển ngay vào phòng bảo quản giữ ở nhiệt độ 15 - 200C,
ẩm độ 75 – 85 %.
2.4.4 Đưa trứng vào máy ấp
Máy ấp phải được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi đợt ấp hay trước khi đưa trứng
vào máy.

12
 


 

 

Nếu trứng đã qua thời gian bảo quản thì phải đưa ra làm ấm một thời gian

nhất định trước khi vào máy. Thời gian làm ấm phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian
bảo quản sao cho nhiệt độ trong trứng khi vào máy khoảng 22 - 230C, thường đưa
trứng ra nhiệt độ 25 - 270C trong 6 -18 giờ. Trứng ấp được làm ấm 1 giờ cuối ở
nhiệt độ 27 - 320C sẽ cải thiện đáng kể tỷ lệ ấp nở (Lâm Minh Thuận, 2004).
Kiểm tra máy ấp cho máy hoạt động.
2.4.5 Soi trứng
Theo Lâm Minh Thuận (2004). Soi trứng 3 lần tiến hành vào các thời điểm:
Sau 6 ngày ấp để loại bỏ những trứng không thụ tinh, chết phôi.
Sau 13 ngày ấp để kiểm tra sự phát triển của phôi.
Sau 18 ngày ấp để kiểm tra sự phát triển của phôi và chuyển sang máy nở.
2.4.6 Ra gà
Ngày thứ 21 khi gà con đã khô lông nên đưa gà con ra ngoài, lựa chọn phân
loại, chủng ngừa và đóng gói chuyển đi các trại.
2.4.7 Nguyên lý hoạt động của máy ấp
Nguồn nhiệt cho máy ấp có thể là hơi nước nóng, hơi nóng. Dao động 37,5 37,80C.
Nguồn ẩm độ cung cấp qua bề mặt bốc hơi nước của khay nước hoặc thiết bị
phun sương trong máy ấp đảm bảo buồng ấp là 70 – 75 %.
Hệ thống thông thoáng tùy thuộc vào số trứng nhu cầu không khí khoảng 0,8
- 0,9 m3/giờ/1000 trứng. Hệ thống thông thoáng gồm quạt và hệ thống thông hơi bố
trí sao cho không mất nhiệt và không khí.
Đảo trứng 2 giờ/lần một góc 450 so với trục đứng.
2.5 Quá trình phát triển của phôi trứng
Phôi bắt đầu phát triển sau khi thụ tinh 3 giờ và phân chia liên tục tế bào đầu
tiên trong quá trình hình thành trứng. Sau khi đẻ trứng nhiệt độ môi trường dưới
300C phôi tạm ngưng phân chia, khi trứng được đưa vào tủ ấp nhiệt độ buồng ấp
37,60C phôi tiếp tục phát triển.

13
 



 

 

Ngày đầu: sáu giờ sau khi ấp phôi gà dài 5 mm, hình thành nếp thần kinh
trên dây sóng nguyên thủy. Sau 24 giờ nếp thần kinh tạo thành ống thần kinh
(tubeneurale) và hình thành 5 - 6 đốt thân.
Ngày thứ 2: phôi tiếp tục phát triển tạo thành hệ thống mạch máu bên ngoài
bào thai. Bắt đầu xuất hiện mầm tim, mạch máu bao quanh lòng đỏ (noãn hoàng).
Chất dinh dưỡng của noãn hoàng cung cấp cho phôi.
Ngày thứ 3: bắt đầu hình thành đầu, cổ và ngực của phôi. Nếp đuôi và nếp
cánh lớn lên hợp với nếp thân sau của phôi. Từ đó màng ối, màng nhung phân chia
thành 2 màng túi, màng ở ngoài là màng nhung. Ngày thứ 3, hình thành gan và
phổi.
Ngày thứ 4: phôi có dạng như ở bào thai động vật bậc cao. Độ dài phôi 8
mm.
Ngày thứ 5: phôi phát triển tăng dần đạt chiều dài 12 mm. Nhìn bề ngoài có
hình dáng của loài chim.
Ngày thứ 6: kích thước của phôi đạt 16 mm. Mạch máu phủ nhiều quanh
phôi, trông như màng nhện. Vào ngày này tiến hành kiểm tra sinh vật lần thứ nhất
để loại trứng chết phôi.
Ngày thứ 7: vòng rốn biểu mô màng ối biến thành da phôi. Trong màng ối
hình thành huyết quản. Thành màng ối xuất hiện cơ trơn để màng có thể co bóp
được. Phôi phát dục trong môi trường nước của màng ối. Nước ối vừa chứa dinh
dưỡng, vừa chứa cả amoniac và axit uric (C5H4N4O3) của phôi thải ra. Lúc này hình
thành ống ruột và dạ dày.
Ngày thứ 11: phôi dài 2,54 cm, đã hình thành chân.
Ngày thứ 12: huyết quản của túi noãn hoàng phát triển mạnh, chuyên vận
chuyển chất dinh dưỡng đến phôi. Thời kỳ này là quá độ của hô hấp túi niệu. Tế bào

cơ, gân phân bố khắp thành niệu nang.
Ngày thứ 13: trên đầu phôi gà xuất hiện lông tơ, móng chân và mỏ hình
thành rõ.

14
 


 

 

Ngày thứ 14: phôi lớn chiếm gần hết khoang trứng, đã cử động, lông phủ kín
toàn thân.
Ngày thứ 15 và 16: kích thước của niệu nang tăng lên tương ứng với kích
thước của phôi, protein được phôi sử dụng hầu như hoàn toàn. Số lòng đỏ được phôi
tiêu thụ gần hết. Sự hô hấp vẫn nhờ mạch máu.
Ngày thứ 17, 18 và 19: phôi chiếm toàn bộ khối lượng của trứng (trừ buồng
khí).
Ngày thứ 19: mỏ của phôi gà mổ thủng buồng khí. Lúc này gà con lấy ôxy
qua đường hô hấp, phổi và mạch máu. Gà con mổ thủng quả trứng.
Ngày thứ 21: Vào đầu của ngày này gà bắt đầu chui khỏi vỏ. Kết thúc chu kỳ
ấp trứng (mayaptrung.com.vn, 2011).
2.6 Một số bệnh lý ở gà một ngày tuổi ấp bằng máy ấp công nghiệp (theo Bùi
Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn, 2003)
2.6.1 Ấp trứng đã bảo quản lâu ngày
Phôi phát triển chậm, muộn, gà nở chậm. Gà con mổ vỏ nhưng không nở
được, kéo dài thời gian nở, gà con nở, dính bết và bẩn do lòng trắng chưa tiêu hết.
Nói chung là gà con yếu nặng bụng, tỷ lệ nuôi sống thấp.
2.6.2 Bệnh chân cánh ngắn (Micromelia)

Biểu hiện chân và cánh ngắn, xương bàn chân cong và to. Xương ống chân
ngắn và cong. Ngoài ra còn một số hiện tượng khác như đầu to, xương hàm và mỏ
dưới ngắn, mỏ trên quặp xuống lông không bông.
Do thiếu dinh dưỡng trong trứng, do đàn gà sinh sản ăn thức ăn không cân
đối đủ đạm, khoáng như Mn, vitamin B2, H…
2.6.3 Bệnh động kinh (Atexia)
Gà con vừa nở ra cử động hỗn loạn, đặc trưng nhất là ngã đầu về phía lưng,
ngửa mặt lên trời, xoay hình tròn hoặc gục đầu vào bụng. Gà con không ăn uống
được và chết ngay trong 1 - 2 ngày đầu.
Do thức ăn gà bố mẹ thiếu vitamin H, B2, B1 và khoáng Mn.
2.6.4 Bệnh khèo chân (Perosit)

15
 


×