Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN TRÊN HEO NÁI VÀ BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.31 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
***************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN TRÊN HEO NÁI VÀ
BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ

Sinh viên thực hiện : MAI ĐỨC ĐẠO
Lớp : DH07TY
Ngành : Thú Y
Niên khóa : 2007 - 2012

Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
***************

MAI ĐỨC ĐẠO

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN TRÊN HEO NÁI VÀ
BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y

Giáo viên hướng dẫn


TS. TRẦN THỊ QUỲNH LAN

Tháng 08/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: MAI ĐỨC ĐẠO
Tên luận văn: “Khảo sát năng suất sinh sản trên heo nái và bệnh tiêu chảy
trên heo con theo mẹ”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y,
ngày 16 tháng 8 năm 2012.

Giáo viên hướng dẫn

TS. TRẦN THỊ QUỲNH LAN

ii


LỜI CẢM TẠ
 Kính dâng cha mẹ
Những cố gắng phấn đấu của con, niềm kính yêu và biết ơn vô hạn trước những
khó khăn vất vả của cha, mẹ để cho con yên tâm học tập có được ngày hôm nay.
 Thành kính ghi ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng toàn thể quý Thầy Cô trong khoa
đã tận tình truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt khóa học.

 Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
TS. Trần Thị Quỳnh Lan đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian
thực tập và hoàn thành luận văn này.
 Chân thành cảm ơn
Gia đình ông Phạm Văn Vang chủ trại chăn nuôi heo Nguyễn Thị Mừng và
cùng toàn thể cô chú, anh chị trong trại đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dẫn tôi trong suốt thời
gian thực tập tốt nghiệp.
Xin cám ơn các bạn trong và ngoài lớp Thú Y 33 đã gắn bó chia sẻ vui buồn và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn

MAI ĐỨC ĐẠO

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát năng suất sinh sản trên heo nái và bệnh tiêu chảy
trên heo con theo mẹ” được tiến hành tại trại heo Nguyễn Thị Mừng, thời gian từ ngày
02/01/2012 đến ngày 01/06/2012. Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 124 heo nái và
1.382 heo con theo mẹ của trại, kết quả ghi nhận:
Nhiệt độ trung bình ở trại dao động từ 21,45 – 34,29 0C, ẩm độ từ 62,29 – 85,53
%, chưa phải tối ưu so với mức tiêu chuẩn.
Về chỉ tiêu năng suất sinh sản trên heo nái: lứa 6 có số heo con sơ sinh, số con
sơ sinh còn sống, số heo chọn nuôi cao nhất lần lượt là: 12,68 con/ổ, 12,58 con/ổ và
12,26 con/ổ. Thấp nhất ở lứa ≥ 7 lần lượt là 10,57 con/ổ, 10,39 con/ổ, 10,11 con/ổ. Số
heo con cai sữa trung bình trên ổ cao nhất ở lứa 6 (11,42 con/ổ), thấp nhất ở lứa ≥ 7
(9,94 con/ổ).
Về chỉ tiêu sinh trưởng của heo con theo mẹ: lứa 4 có trọng lượng trung bình
heo sơ sinh cao nhất (1,54 kg/con), thấp nhất ở lứa ≥ 7 (1,35 kg/con). Lứa 3 có trọng

lượng trung bình lúc cai sữa cao nhất (6,56 kg/ổ) và thấp nhất ở lứa ≥ 7 (6,19 con/ổ).
Về bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ: Tỉ lệ tiêu chảy cao nhất ở lứa ≥ 7
(46,15 %) và thấp nhất ở lứa 4 (28,02 %). Tỉ lệ ngày con tiêu chảy cao nhất ở lứa 1
(5,23 %) và thấp nhất ở lứa 2 (3,24 %).
Tỉ lệ chữa khỏi tiêu chảy trung bình ở tất cả các lứa cao (93,68 %), cao nhất ở
lứa 1 với 95,38 % và thấp nhất ở lứa 2 với 90,63 %. Thời gian điều trị khỏi trung bình,
tỉ lệ tái phát lần lượt là 3,11 ngày/ca và 19,59 %. Tỉ lệ chết do tiêu chảy cao nhất ở lứa
1 với 2,01 % và thấp nhất ở lứa 6 (0,79 %).
Vi khuẩn E. coli hiện diện trong 90 % mẫu phân heo con tiêu chảy và vi khuẩn
Salmonella hiện diện trong 10 % mẫu phân heo con tiêu chảy. Qua thử kháng sinh đồ
thì các vi khuẩn này đã đề kháng với một số loại kháng sinh thông dụng.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ........................................................................................................................... i 
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ..................................................................................ii 
Lời cảm tạ....................................................................................................................... iii 
Tóm tắt ............................................................................................................................ iv 
Mục lục............................................................................................................................. v 
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................ viii 
Danh sách các bảng .........................................................................................................ix 
Danh sách các hình........................................................................................................... x 
Danh sách các biểu đồ .....................................................................................................xi 
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1 
1.2 Mục đích và yêu cầu .................................................................................................. 2 
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................... 3 

2.1 Giới thiệu sơ lược về trại heo ..................................................................................... 3 
2.1.1 Vị trí địa lý .............................................................................................................. 3 
2.1.2 Nhiệm vụ của trại .................................................................................................... 3 
2.1.3 Cơ cấu đàn ............................................................................................................... 3 
2.1.4 Quy trình vệ sinh thú y ............................................................................................ 4 
2.1.5 Công nhân và khách tham quan .............................................................................. 4 
2.1.6 Quy trình tiêm phòng vắc - xin ............................................................................... 4 
2.2 Điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc đàn heo khảo sát ................................................ 6 
2.2.1 Điều kiện chuồng trại .............................................................................................. 6 
2.2.2 Quy trình nuôi dưỡng nái sinh con và nái nuôi con ................................................ 6 
2.3 Định mức thức ăn cho heo nái trước, trong và sau khi sinh. ..................................... 7 
2.3.1 Đối với heo con theo mẹ ......................................................................................... 7 

v


2.3.2 Thức ăn .................................................................................................................... 8 
2.4 Cơ sở lý luận .............................................................................................................. 8 
2.4.1 Yếu tố cấu thành năng suất sinh sản ....................................................................... 8 
2.4.2 Tuổi thành thục ....................................................................................................... 8 
2.4.3 Tuổi phối giống lần đầu .......................................................................................... 9 
2.4.4 Tuổi đẻ lần đầu ........................................................................................................ 9 
2.4.5 Số heo con đẻ ra trên ổ .......................................................................................... 10 
2.4.6 Số heo con sơ sinh còn sống ................................................................................. 10 
2.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản .................................................... 11 
2.5.1 Yếu tố di truyền ..................................................................................................... 11 
2.5.2 Yếu tố ngoại cảnh.................................................................................................. 12 
2.5.3 Biện pháp nâng cao khả năng sinh sản ................................................................. 13 
2.5.4 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa trên heo con theo mẹ ................................................... 13 
2.6 Bệnh lý tiêu chảy trên heo con theo mẹ ................................................................... 14 

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 22 
3.1 Thời gian và địa điểm............................................................................................... 22 
3.2 Đối tượng khảo sát ................................................................................................... 22 
3.3 Nội dung ................................................................................................................... 23 
3.4 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 23 
3.4.1 Nội dung 1: Khảo sát tiểu khí hậu chuồng nuôi và ghi nhận quy trình nuôi dưỡng,
vệ sinh sát trùng .................................................................................................. 23 
3.4.2 Nội dung 2: Khảo sát một số chỉ tiêu sinh trưởng của heo con và sức sinh sản heo
nái ........................................................................................................................ 24 
3.4.3 Nội dung 3: Khảo sát tỉ lệ bệnh tiêu chảy, phương thức điều trị và hiệu quả điều
trị ......................................................................................................................... 25 
3.4.4 Nội dung 4: Khảo sát sự hiện diện một số vi khuẩn, cầu trùng gây bệnh trong
phân heo tiêu chảy và khả năng đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn ............ 26 

vi


3.5 Phương pháp xử lí số liệu......................................................................................... 29 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 30 
4.1 Khảo sát tiểu khí hậu chuồng nuôi và ghi nhận quy trình nuôi dưỡng, vệ sinh sát
trùng .................................................................................................................... 30 
4.2 Khảo sát một số chỉ tiêu sinh trưởng của heo con và sức sinh sản của heo nái ....... 33 
4.2.1 Số heo con sơ sinh trên ổ ...................................................................................... 33 
4.2.2 Số heo con sơ sinh còn sống trên ổ ....................................................................... 34 
4.2.3 Số heo con chọn nuôi trên ổ .................................................................................. 36 
4.2.4 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống ................................................ 36 
4.2.5 Số heo cai sữa/ổ .................................................................................................... 38 
4.2.6 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa ................................................................ 39 
4.3 Khảo sát tỉ lệ bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ, phương thức điều trị và hiệu quả
điều trị ................................................................................................................. 40 

4.3.1 Khảo sát tỉ lệ tiêu chảy trên heo con theo mẹ ....................................................... 40 
4.3.2 Tỉ lệ ngày con tiêu chảy ........................................................................................ 41 
4.3.3 Hiệu quả điều trị .................................................................................................... 42 
4.4 Khảo sát sự hiện diện một số vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh trong phân heo tiêu
chảy và khả năng đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn ................................... 46 
4.4.1 Khảo sát sự hiện diện một số vi khuẩn, cầu trùng gây bệnh trong phân heo tiêu
chảy ..................................................................................................................... 46 
4.4.2 Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli và Salmonella phân lập .. 47 
4.4.3 Kết quả xét nghiệm cầu trùng ............................................................................... 48 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 49 
5.1 Kết luận .................................................................................................................... 49 
5.2 Đề nghị ..................................................................................................................... 49 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 51 
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 55 

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
M.M.A

Metritis Mastitis Agalactiae (Viêm tử cung, Viêm vú, Mất sữa)

SHCSSCS/ổ

Số heo con sơ sinh còn sống trên ổ

TGĐTKTB

Thời gian điều trị khỏi tiêu chảy trung bình


TLBQHCS

Trọng lượng bình quân heo con cai sữa

TLBQHSS

Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống

TLCK

Tỉ lệ chữa khỏi tiêu chảy

TLCDTC

Tỉ lệ chết do tiêu chảy

TLK E. coli

Tỉ lệ đề kháng của E. coli với kháng sinh

TLK Sal

Tỉ lệ đề kháng của Salmonella với kháng sinh

TLMNNCT

Tỉ lệ mẫu có noãn nang cầu trùng

TLMPDT E. coli Tỉ lệ mẫu phân dương tính với E. coli

TLMPDT Sal

Tỉ lệ mẫu phân dương tính với Salmonella

TLNCTC

Tỉ lệ ngày con tiêu chảy

TLN E. coli

Tỉ lệ nhạy cảm của E. coli với kháng sinh

TLN Sal

Tỉ lệ nhạy cảm của Salmonella với kháng sinh

TLTC

Tỉ lệ heo tiêu chảy

TLTP

Tỉ lệ tái phát sau khi điều trị khỏi tiêu chảy

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn heo toàn trại ................................................................................... 3

Bảng 2.2 Quy trình tiêm phòng vắc - xin cho các nhóm heo trong trại ........................... 5
Bảng 2.3 Định mức thức ăn cho heo nái trước, trong và sau khi sinh ............................. 7
Bảng 2.4 Thành phần dinh dưỡng thức ăn hỗn hợp cho heo nái nuôi con và heo con
theo mẹ đang được sử dụng tại trại ....................................................................... 8
Bảng 2.5 Một số mầm bệnh gây nhiễm trùng đường tiêu hóa ....................................... 17
Bảng 2.6 Tần suất phân lập mầm bệnh gây tiêu chảy ở heo con theo mẹ ..................... 18
Bảng 3.1 Bố trí heo con khảo sát theo lứa sinh con ....................................................... 24
Bảng 4.1 Mức nhiệt độ thích hợp cho heo ..................................................................... 32
Bảng 4.2 Số heo con sơ sinh trên ổ theo lứa đẻ ............................................................. 33
Bảng 4.3 Số heo con sơ sinh còn sống trên ổ theo lứa đẻ .............................................. 35
Bảng 4.4 Số heo con chọn nuôi theo lứa sinh ................................................................ 36
Bảng 4.5 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống .......................................... 37
Bảng 4.6 Số heo cai sữa/ổ .............................................................................................. 38
Bảng 4.7 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa ......................................................... 39
Bảng 4.8 Tỉ lệ tiêu chảy trên heo con theo mẹ ............................................................... 40
Bảng 4.9 Tỉ lệ ngày con tiêu chảy .................................................................................. 41
Bảng 4.10 Tỉ lệ chữa khỏi tiêu chảy .............................................................................. 42
Bảng 4.11 Thời gian điều trị khỏi tiêu chảy trung bình ................................................. 43
Bảng 4.12 Tỉ lệ tái phát sau khi điều trị khỏi tiêu chảy ................................................. 44
Bảng 4.13 Tỉ lệ chết do tiêu chảy theo lứa..................................................................... 45
Bảng 4.14 Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli và Salmonella ......................................... 46
Bảng 4.15 Kết quả thử kháng sinh đồ E. coli (n = 18)................................................... 47
Bảng 4.16 Kết quả thử kháng sinh đồ Salmonella (n = 2) ............................................. 47

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Chuồng nái đẻ ở trại Nguyễn Thị Mừng ........................................................... 6

Hình 3.1 Heo nái và heo con theo mẹ ............................................................................ 22
Hình 3.2 Tiêu chảy ở heo con theo mẹ .......................................................................... 26

x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Biến đổi nhiệt độ trong ngày giữa các tháng .............................................. 30
Biểu đồ 4.2 Biến đổi ẩm độ trong ngày giữa các tháng ................................................. 31

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong chăn nuôi heo, chất lượng đàn nái sinh sản và heo con luôn là vấn đề
được quan tâm của người chăn nuôi. Muốn có đàn heo con tốt thì cần có đàn nái đẻ con
sai, nuôi con giỏi, cũng như tạo được đàn heo thương phẩm sinh trưởng và phát triển
nhanh, tỉ lệ tiêu tốn thức ăn thấp, tỉ lệ nạc cao, … Để đạt được những mục tiêu trên thì
việc theo dõi, đánh giá một số chỉ tiêu khả năng sản xuất trên heo nái để làm cơ sở dữ
liệu cho công tác chăm sóc của một trại chăn nuôi heo là rất cần thiết.
Mặt khác, khi có đàn heo con tốt thì vấn đề cần quan tâm là sự chăm sóc và nuôi
dưỡng để heo con có thể sinh trưởng và phát triển tốt, không bị bệnh và mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dưỡng, heo con luôn gặp các vấn đề
ảnh hưởng tới sức khỏe mà thường gặp nhất là bệnh tiêu chảy. Bệnh ảnh hưởng lớn
đến trọng lượng lúc cai sữa, sự đồng đều của đàn và kết quả là năng suất đàn heo giảm
đáng kể, gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi.
Trước những yêu cầu về năng suất của đàn nái và sinh trưởng của heo con, với

mong muốn tìm hiểu những vấn đề xuất phát từ thực tiễn được sự chấp thuận của Bộ
môn Nội Dược, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường đại học Nông Lâm Tp.HCM và dưới
sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Quỳnh Lan tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát
năng suất sinh sản trên heo nái và bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ”.

1


1.2 Mục đích và yêu cầu
Mục đích
Đánh giá một số chỉ tiêu về năng suất sinh sản của đàn heo nái và tình hình tiêu
chảy trên heo con theo mẹ từ 1 đến 24 ngày tuổi. Ngoài ra, đề tài còn xác định một số
nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở heo con do vi khuẩn và cầu trùng để từ đó đề ra biện
pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp.
Yêu cầu
Khảo sát quy trình chăn nuôi và vệ sinh phòng bệnh cho heo nái và heo con theo
mẹ.
Khảo sát một số chỉ tiêu liên quan đến sức sản xuất của heo nái.
Xác định tỉ lệ bệnh tiêu chảy, một số chỉ tiêu sinh trưởng và hiệu quả điều trị
trên heo con từ 1 đến 24 ngày tuổi.
Xác định một số nguyên nhân gây tiêu chảy do vi khuẩn và cầu trùng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu sơ lược về trại heo
2.1.1 Vị trí địa lý
Trại heo công nghiệp nằm trên địa bàn của xã Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh

Đồng Nai, cách đường quốc lộ 1A khoảng 7 km về phía Đông Nam.
Trại có tổng diện tích là 4 hecta, xung quanh là 2 lớp tường rào cao 3 mét, giữa
2 lớp tường rào là một hố được đào sâu 2 m và bán kính 100 mét không có khu dân cư.
Trại nằm cách xa khu dân cư, xa chợ, đường giao thông chính nên giảm được
tối thiểu dịch bệnh xảy ra với trại. Trại nằm trên vùng đất cao, không sình lún trong
mùa mưa do có độ dốc nên nước rút nhanh.
2.1.2 Nhiệm vụ của trại
Trại không nuôi thịt mà chỉ nuôi heo con từ 25 - 30 kg thì xuất bán heo con
giống.
2.1.3 Cơ cấu đàn
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn heo toàn trại (tính đến tháng 03/2012)
Loại heo

Số lượng (con)

Nái sinh sản

157

Hậu bị cái

14

Heo con cai sữa

705

Heo con theo mẹ

274


Tổng đàn

1.150
(Nguồn: Trại heo công nghiệp huyện Cẩm Mỹ, 2012)

3


2.1.4 Quy trình vệ sinh thú y
Thức ăn
Thức ăn được bảo quản trong kho tránh ẩm ướt, hạn chế nấm mốc, hư hại, kho
được quét dọn sạch sẽ, cửa ra vào đóng kín không cho chuột, côn trùng vào cắn phá
thức ăn, thức ăn được kiểm tra kỹ trước khi xuất kho.
Chuồng trại
Mỗi ngày công nhân quét dọn sạch sẽ khu vực chuồng trại và khu vực xung
quanh. Thường xuyên nhổ cỏ, khai thông cống rãnh tạo sự thông thoáng, hạn chế mầm
bệnh từ những vật mang trùng.
Vệ sinh chuồng trống: sau khi heo chuyển đi nơi khác, rửa chuồng, xịt NaOH 5
% để qua 2 ngày, phun thuốc sát trùng, để ít nhất một tuần sau mới được nhập heo mới
vào chuồng.
2.1.5 Công nhân và khách tham quan
Công nhân
Công nhân trong trại được mặc quần áo, nón, ủng, bảo hộ lao động trước khi
xuống chuồng và sau khi rời khỏi chuồng phải tắm rửa sạch sẽ.
Các công nhân mới vào làm hay sinh viên vào thực tập phải được cách ly 3 ngày
trước khi xuống khu vực chăn nuôi.
Khách tham quan
Khách tham quan trước khi vào khu vực chăn nuôi được vệ sinh thân thể và phải
mặc áo blouse, mang ủng khi đi xuống các dãy chuồng dưới sự hướng dẫn của các kỹ

thuật viên hay công nhân của trại.
2.1.6 Quy trình tiêm phòng vắc - xin
Đàn heo của trại được tiêm phòng đầy đủ 100 %. Vắc - xin được bảo quản cẩn
thận, khi đưa vắc - xin xuống trại thì phải được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp và được
sử dụng trong vòng 2 giờ.

4


Bảng 2.2 Quy trình tiêm phòng vắc - xin cho các nhóm heo trong trại
Tuổi
Loại heo

hậu
bị

Vị trí
tiêm

Mycoplasma

2 ml/con

Bắp cổ

mẹ

3 tuần

Respisure (2)


Mycoplasma

2 ml/con

Bắp cổ

5 tuần

LitterGuard LT – C

E. coli

2 ml/con

Bắp cổ

6 tuần

Pestiffa (1)

Dịch tả

2 ml/con

Bắp cổ

7 tuần

Aftofor (1)


FMD

2 ml/con

Bắp cổ

9 tuần

Pestiffa (2)

Dịch tả

2 ml/con

Bắp cổ

10 tuần

Aftofor (2)

FMD

2 ml/con

Bắp cổ

Akipor (1)

Aujeszky


2 ml/con

Bắp cổ

Farrowsure B (1)

Parvo

5 ml/con

Bắp cổ

Aftofor

FMD

2 ml/con

Bắp cổ

Pestiffa

Dịch tả

2ml/con

Bắp cổ

Akipor (2)


Aujeszky

2 ml/con

Bắp cổ

Farrowsure B (2)

Parvo

5 ml/con

Bắp cổ

LitterGuard LT – C

E. coli

2 ml/con

Bắp cổ

Aftofor

FMD

2 ml/con

Bắp cổ


Pestiffa

Dịch tả

2 ml/con

Bắp cổ

4 tuần

Akipor

Aujeszky

2 ml/con

Bắp cổ

3 tuần

Litterguard LT – C

E. coli

2 ml/con

Bắp cổ

2 tuần


Farrowsure B

Parvo

5 ml/con

Bắp cổ

Cai

Trước
khi

5 tuần

phối
giống

6 tuần
Trước

mang khi
thai

Liều

Respisure (1)

3 tuần


Nái

Phòng bệnh

1 tuần

sữa

Heo

Vắc - xin

Theo

Heo
con

heo

Cách dùng

đẻ

Nái nuôi con

5 tuần

(Nguồn: Trại heo công nghiệp huyện Cẩm Mỹ, 2012)


5


2.2 Điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc đàn heo khảo sát
2.2.1 Điều kiện chuồng trại
Chuồng nuôi nái đẻ và heo con theo mẹ được thiết kế theo kiểu chuồng hở, mái
được lợp bằng tôn có hệ thống phun nước trên mái, diện tích mỗi ô 2,2 m x 1,9 m, phần
nền giành cho heo nái làm bằng bê tông có những rãnh nhỏ song song để thoáng khí,
tránh đọng nước, khung sắt hạn chế heo mẹ đè con, sàn cách mặt đất 0,8 m. Lồng úm
cho heo con có kích thước dài 90 cm, rộng 50 cm và cao 50 cm, lồng úm được lót bằng
bao bố và bên trong được được trang bị bóng đèn 75 W. Xung quanh mỗi dãy đều có
hệ thống che nắng, mưa bằng bạt.

 

Hình 2.1 Chuồng nái đẻ ở trại
2.2.2 Quy trình nuôi dưỡng nái sinh con và nái nuôi con
Trước khi sinh 10 ngày nái được chuyển lên chuồng dành cho nái sinh con. Nái
được theo dõi thường xuyên, khi có dấu hiệu sắp sinh chuẩn bị các dụng cụ cần thiết
như: lồng úm, khăn lau, cồn iodine và các dụng cụ hỗ trợ khác.

6


Sau khi sinh con heo được chích 15 - 20 ml Multibio và 3 - 5 ml oxytocin trong
vòng 3 ngày đầu.
2.3 Định mức thức ăn cho heo nái trước, trong và sau khi sinh.
Bảng 2.3 Định mức thức ăn cho heo nái trước, trong và sau khi sinh
Giai đoạn
Trước khi sinh


Ngày

Loại

Định mức thức ăn (kg/con/ngày)

thức ăn

3-6

866

1,5 - 3,0

1-2

866

0,5 - 1

Ngày sinh
Sau khi sinh

Không cho ăn
1-3

866

4≥


866

0,5 - 1,5
cho ăn tự do.
Lượng thức ăn = 1,5 + (0,4 kg x số con)
(Nguồn: Trại heo công nghiệp huyện Cẩm Mỹ, 2012)

Sau khi nái sinh xong hoặc những trường hợp sinh khó sẽ được tiêm oxytocin
giúp dễ sinh và tống nhau ra ngoài nhanh hơn.
Khi nái sinh xong sẽ ăn ít, nái sẽ ăn lại bình thường sau 1 - 3 ngày sau khi sinh.
Mỗi ngày cho ăn 2 lần (sáng 6 giờ, chiều 4 giờ), không tắm cho heo nái trong thời gian
này.
2.3.1 Đối với heo con theo mẹ
Heo con sau khi sinh được lau sạch, cắt đuôi, ủ ấm bằng đèn tròn 75 W. Sau khi
nái sinh xong tiến hành cân trọng lượng toàn ổ.
Tùy theo số lượng con nhiều hay ít, trọng lượng của heo con mà tiến hành ghép
bầy và loại những con bị dị tật. Sau 3 ngày heo con được chích sắt 1ml/con. Từ 5 - 7
ngày tiến hành thiến đực thương phẩm.
Heo con cai sữa lúc 25 ngày tuổi. Trong thời gian heo con theo mẹ, không tắm
cho heo con, heo con được theo dõi hằng ngày để phát hiện và điều trị kịp thời những

7


heo con bị các bệnh như: tiêu chảy, viêm khớp, viêm phổi, ... heo con được tập ăn vào
lúc 7 ngày tuổi.
2.3.2 Thức ăn
Thức ăn hỗn hợp được mua từ công ty Dr. Nupak.
Các loại thức ăn dành cho các loại heo như sau: Nái nuôi con cho ăn cám số 866,

heo con theo mẹ cho ăn cám số 801.
Bảng 2.4 Thành phần dinh dưỡng thức ăn hỗn hợp cho heo nái nuôi con và heo con
theo mẹ đang được sử dụng tại trại
Protein

Chất xơ

Ca

P

NaCl

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)

866

15

7

0,7


0,5

0,25

801

19,5

5

0,6

0,7

0,5 - 0,6

Loại cám

(Nguồn: Trại heo công nghiệp huyện Cẩm Mỹ, 2012)
2.4 Cơ sở lý luận
2.4.1 Yếu tố cấu thành năng suất sinh sản
Hiệu quả chăn nuôi phụ thuộc nhiều vào sức sinh sản của nái, đó là số heo con
cai sữa trên nái trên năm.Trong đó, số heo con cai sữa trên nái trên năm phụ thuộc vào
các chỉ tiêu như: số lứa sinh trên nái trên năm, số heo con sơ sinh còn sống, số heo con
cai sữa trên lứa và heo cái hậu bị đẻ sớm cũng là yếu tố khá quan trọng.
Như vậy để nâng cao năng suất sinh sản thì heo nái sinh sản phải sớm thành
thục, sinh lứa đầu sớm, sinh nhiều con trên một lứa với số con chọn nuôi cao và sinh
được nhiều lứa trên năm.
Xây dựng một đàn nái có khả năng sinh sản cao, sinh nhiều con, tăng trọng

nhanh, tỉ lệ nạc cao, phẩm chất thịt tốt, đó là mục tiêu mà các trại luôn mong muốn.
2.4.2 Tuổi thành thục
Tuổi thành thục của heo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: giống, dinh dưỡng,
chăm sóc, quản lý, ... Heo hậu bị cái thành hục khoảng 6 - 9 tháng. Vì vậy, mà những

8


chỉ tiêu này được các nhà chăn nuôi rất quan tâm, góp phần làm cho heo thành thục
sớm, phối giống đậu thai sớm.
Nên chọn giống dựa vào gia phả, khả năng sinh trưởng, phát dục, thành tích sinh
sản, ngoại hình (chân, bộ phận sinh dục ngoài, vú, thể hình).
Heo thành thục sớm giúp nhà chăn nuôi heo tiết kiệm được thời gian, thức ăn,
công chăm sóc và một số chỉ tiêu khác mà năng suất sinh sản của heo không bị ảnh
hưởng. Do đó, cần theo dõi kỹ thời gian động dục và phối giống đúng lúc, góp phần
nâng cao hiệu quả sinh sản.
Theo Trần Thị Dân (2003), tuổi thành thục bị ảnh hưởng bởi di truyền và các
yếu tố ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt độ chuồng nuôi lớn hơn 29 0C làm giảm lượng
thức ăn tiêu thụ và biểu hiện lên giống bị xáo trộn.
Cho nái tơ tiếp xúc với heo nọc để kích thích lên giống sớm. Có 4 phương pháp
kích thích bằng heo đực là:
Kích thích bằng khứu giác cho ngửi mùi heo đực.
Kích thích bằng thính giác cho nghe tiếng động.
Kích thích bằng thị giác cho nhìn heo đực.
Kích thích bằng xúc giác cho tiếp xúc heo đực.
Ngoài ra, chế độ ăn tự do hay định lượng, mức năng lượng và tỉ lệ protein trong
khẩu phần, yếu tố mùa vụ, thời gian chiếu sáng trong ngày cũng ảnh hưởng tới tuổi
thành thục của nái.
2.4.3 Tuổi phối giống lần đầu
Theo Trần Thị Dân (1997), heo thường được phối giống khi đạt trọng lượng

khoảng 110 kg từ sau 7 - 10 tháng tuổi. Đối với heo hậu bị nên phối 12 - 36 giờ và heo
rạ 18 - 36 giờ sau khi có biểu hiện động dục.
2.4.4 Tuổi đẻ lần đầu
Tuổi đẻ cũng chịu ảnh hưởng bởi sự thành thục giới tính và tuổi phối giống lần
đầu. Tuổi đẻ lần đầu là số tuổi của nái cho đến khi đẻ lần đầu tiên. Thông thường heo

9


hậu bị khoảng 7 tháng tuổi sẽ có biểu hiện động dục lần đầu. Theo Phạm Hữu Doanh
và Lưu Kỷ (2007), nên cho heo đẻ lúc 12 tháng tuổi, nhưng không quá 14 tháng tuổi và
đối với heo ngoại cho phối giống lúc 12 tháng tuổi và trọng lượng không dưới 90 kg
(giống heo ngoại nuôi thích nghi ở Việt Nam).
2.4.5 Số heo con đẻ ra trên ổ
Muốn có số heo con đẻ ra trên ổ nhiều thì phải xác định và phối giống đúng thời
điểm số trứng rụng nhiều nhất để tinh trùng và trứng có cơ hội gặp nhau nhiều nhất và
từ đó trứng sẽ được thụ tinh tối đa, tỉ lệ chết phôi trong khi mang thai thấp, kỹ thuật
phối và chất lượng tinh dịch phải tốt, chất lượng tinh dịch phụ thuộc vào nhà sản xuất
(kỹ thuật pha chế), quá trình vận chuyển, bảo quản và cách sử dụng của nhà chăn nuôi,
chăm sóc nuôi dưỡng heo nái sau khi phối, mang thai, tuổi của mẹ, … đều ảnh hưởng
đến chỉ tiêu này. Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2007), tinh trùng heo có thể kéo
dài và sống trong tử cung khoảng 45 - 48 giờ. Phối vào cuối ngày thứ 3 và sáng thứ 4
nếu tính từ lúc bắt đầu động dục hoặc sau khi có hiện tượng chịu đực khoảng 6 - 8 giờ
thì cho phối. Ngoài ra, việc cải tạo con giống là vấn đề hàng đầu để nâng cao tính mắn
đẻ của heo nái.
Heo nhà nuôi nhốt (đặc biệt trong chuồng nuôi công nghiệp) ít được vận động
làm ảnh hưởng nhiều đến việc động dục, rụng trứng. Người chăn nuôi áp dụng biện
pháp kích thích (flushing) để nái lên giống đúng tuổi, đúng kỳ, trứng chín và rụng tối
đa.
2.4.6 Số heo con sơ sinh còn sống

Số heo con còn sống phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của bào thai.
Theo Trần Thị Dân (2003), nhiệt độ môi trường từ 30 0C trở lên trong giai đoạn
102 - 110 ngày làm gia tăng số thai lưu và giảm trọng lượng sơ sinh. Ở thời kỳ thai, sự
chết thai cũng ảnh hưởng đến số heo con sơ sinh còn sống. Chết thai thường xảy ra khi
nuôi nhốt nái quá chật, stress, dinh dưỡng và quản lý kém, …

10


Do thức ăn có giá trị dinh dưỡng kém, mất cân đối thành phần và giá trị dinh
dưỡng, hôi mốc có nhiều độc tố, … Việc cho heo ăn nhiều chất bột, chất đường sẽ làm
heo quá mập, nhiều mỡ. Trong khi đó thiếu đạm và vitamin A, D, E sẽ làm cho buồng
trứng chậm phát triển và làm chậm quá trình động dục hoặc không động dục ở heo, heo
có thai thai thường yếu và quái thai, … Thức ăn hôi mốc sản sinh độc tố như Aflatoxin, Fumonisin, … cũng là nguyên nhân gây ngộ độc ở heo, gây ra sẩy thai, chậm
chu kỳ động dục, sinh ít con, …
Do nuôi heo trong chuồng quá chật hẹp, không thường xuyên đi lại vận động
nên sinh ra béo mập và làm cho cơ quan sinh dục không phát triển. Chuồng nuôi quá
nhiều heo gặp thời tiết nắng nóng kéo dài cũng có thể làm rối loạn sinh sản.
Do hiện tượng lai tạo đồng huyết, cận huyết cũng làm cho giống heo bị thoái
hóa, chậm sinh, vô sinh, heo nái có chửa khó đẻ, thai yếu và dễ sinh ra các quái thai, …
Ngoài ra, số heo con sơ sinh còn sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: lứa sinh,
giống, bệnh tật của nái (do nhiễm trùng, Ạujeszky, Leptospirosis, …), nái bị stress khi
sinh, quá mập. Số heo con sơ sinh giảm dần theo lứa sinh con, thông thường sẽ sinh
con giảm dần từ lứa thứ 6 trở về sau. Nhưng với các biện pháp tốt trong chăm sóc, dinh
dưỡng, thú y nhằm đạt số heo con sơ sinh còn sống trên ổ cao và khỏe mạnh, có thể
đánh giá được hiệu quả trong sản xuất của từng trại.
2.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhưng có 2 yếu tố quan trọng
nhất là yếu tố di truyền và yếu tố ngoại cảnh.
2.5.1 Yếu tố di truyền

Di truyền là đặc tính sinh vật học được truyền từ đời này sang thế hệ khác. Đặc
tính này được tính bằng tỉ lệ phần trăm di truyền trong việc tạo nên giá trị kiểu hình gọi
là hệ số di truyền.

11


Thời gian lên giống lại của heo nái biến động từ 4 - 10 ngày sau khi cai sữa heo
con, khoảng thời gian này chịu ảnh hưởng của di truyền không cao và không có biểu
hiện của ưu thế lai, ước lượng hệ số di truyền của chỉ tiêu này khoảng 0,25%.
Nhìn chung, hệ số di truyền của các tính trạng tương đối thấp, nó chịu ảnh
hưởng nhiều của môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc. Do đó, cần kiểm tra đồng bộ và
chính xác hơn. Trong cùng một loài, một giống, cùng một giới tính, cùng một cha mẹ
nhưng khả năng sinh sản có thể khác nhau. Sự khác nhau đó là quá trình biến dị di
truyền trong quá tình hình thành giao tử, sự bắt chéo, trao đổi đoạn nhiễm sắc thể và sự
tổng hợp thụ tinh khác nhau.
2.5.2 Yếu tố ngoại cảnh
Tiểu khí hậu chuồng nuôi đảm bảo theo nhu cầu của thú, thì thú có khả năng
sinh sản tốt hơn, ngược lại sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của thú.
Theo Zimmerman và ctv (1996), nhiệt độ cao trên 35 0C sẽ làm chậm hoặc ngăn
cản sự xuất hiện của động dục, giảm rụng trứng, tăng tình trạnh chết thai sớm, heo cái
hậu bị mỗi ngày chịu đựng 40 0C trong 2 giờ trong khoảng 1 - 13 ngày thì sau khi phối
giống tỉ lệ đậu thai giảm 35 % - 40 %.
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, muốn heo sinh sản tốt thì phải cung cấp đủ
năng lượng, a xít amin, khoáng, …
Các bệnh lý khác đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo như: viêm
nhiễm đường sinh dục sau khi phối, trước khi phối, sau khi sinh, …
Viêm tử cung: Những con heo bị bệnh này nếu tuyển chọn cho lứa sinh tiếp theo
thì sữa rất ít, khả năng thụ thai thấp, xuất hiện hiện tượng khô thai. Phòng ngừa bệnh
bằng thụt rửa tử cung cho heo sau khi sinh: sử dụng iod hoặc kháng sinh.

Viêm vú: Bệnh khiến heo nái nuôi con mất sữa, gây tiêu chảy cho heo con.
Táo bón: Thường xảy ra ở cuối thời kỳ mang thai của heo, do thiếu chất xơ
trong khẩu phần ăn. Đặc biệt khi bị táo bón, khả năng phát sinh bệnh M.M.A tăng cao,

12


làm giảm năng suất sinh sản của heo nuôi. Vì vậy, trong thời kỳ heo nái mang thai cần
cho ăn thêm chất xơ.
Tất cả những sai phạm trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý sẽ làm
cho heo nái giảm năng suất sinh sản.
2.5.3 Biện pháp nâng cao khả năng sinh sản
Việc chọn lọc và nhân giống phải chú trọng hàng đầu, từ đó mới có thể nâng cao
khả năng sinh sản của heo, ngoài ra còn sử dụng một số biện pháp như: quan sát kĩ để
phối cho đúng thời điểm, sử dụng biện pháp cho lên giống hàng loạt, cần quan tâm đến
khẩu phần ăn của nái theo từng giai đoạn mang thai để giảm tỉ lệ chết thai trong giai
đoạn này.
Ở các trại heo giống, phần lớn người ta sử dụng biện pháp nhân giống thuần tạo
ra thế hệ sau thuần chủng để cung cấp con giống cho các trại heo thương phẩm.
Ngược lại, các trại heo thương phẩm sử dụng ưu thế lai, ở đời con có sức sống,
sức sinh sản cao hơn đời bố mẹ.
Mục đích của lai tạo giống là nâng cao phẩm chất đàn heo để thích nghi với điều
kiện chăn nuôi ở Việt Nam và nâng cao khả năng sản xuất của chúng một cách cơ bản.
Ngoài việc chọn lọc và nhân giống chúng ta cũng phải quan tâm đến các vấn đề
khác như: cung cấp cho heo nái những yếu tố ngoại cảnh tốt nhất, kịp thời loại thải
những già khả năng sinh sản giảm.
2.5.4 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa trên heo con theo mẹ
Tiêu hóa là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp của thức ăn thành
những chất đơn giản nhất để có thể hấp thu được, nó được diễn ra dưới tác động cơ học
và hóa học. Hệ tiêu hóa cùng với một số tổ chức khác trong cơ thể như gan, tuyến tụy

là cơ quan tiếp nhận và chế biến mọi dạng vật chất cho nhu cầu sinh trưởng và phát
triển của cơ thể từ môi trường bên ngoài. Sau quá trình biến đổi cơ học và hóa học, các
chất dinh dưỡng như glucid, lipid, protein ở dạng thô được chuyển thành dạng đơn giản
như các đường đơn, a xít béo và glycerin, các a xít amin.

13


×