Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

SO SÁNH HIỆU QUẢ KHI SỬ DỤNG RIÊNG LẺ HOẶC KẾT HỢP DIỆP HẠ CHÂU VỚI CHOLINE TRONG THỨC ĂN CỦA GÀ COBB 500

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.79 KB, 47 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*********

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SO SÁNH HIỆU QUẢ KHI SỬ DỤNG RIÊNG LẺ HOẶC
KẾT HỢP DIỆP HẠ CHÂU VỚI CHOLINE
TRONG THỨC ĂN CỦA GÀ COBB 500

Sinh viên thực hiện

: Mai Thị Trinh

Lớp

: DH08TA

Ngành

: Chăn Nuôi

Niên khoá

: 2008 - 2012

TP.HỒ CHÍ MINH, Tháng 08 năm 2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*********

MAI THỊ TRINH

SO SÁNH HIỆU QUẢ KHI SỬ DỤNG RIÊNG LẺ HOẶC
KẾT HỢP DIỆP HẠ CHÂU VỚI CHOLINE
TRONG THỨC ĂN CỦA GÀ COBB 500

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kĩ sư chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG

Tháng 08/2012

ii


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, con xin khắc ghi công ơn cha mẹ đã sinh thành, nuôi nấng và
dưỡng dục con nên người. Em cũng xin cảm ơn các anh chị trong gia đình đã cùng
với ba mẹ yêu thương, dạy dỗ em. Tạo cho em niềm tin, sức mạnh, chỗ dựa vững
chắc trong cuộc sống. Cảm ơn cha mẹ đã không quản gian khó, hy sinh cả cuộc đời
để con có cơ hội được đứng trên giảng đường như ngày hôm nay. Con vô cùng yêu
thương, biết ơn ba mẹ và cả gia đình.
Em gửi lời vô cùng biết ơn đến thầy Dương Duy Đồng, người đã truyền đạt
nhiều kiến thức, luôn giúp đỡ và tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành khóa luận.

Xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Hiệp, cô Nguyễn Thị Hiếu
Phương, thầy Trần Văn Chính đã giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khóa
luận.
Gửi lời cảm ơn đến Ban quản lý trại Thực Tập Chăn Nuôi, chị Nguyễn Thị
Dạ Thảo và toàn thể anh em trong trại thực tập, tập thể lớp DH08TA cùng toàn thể
bạn bè đã động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện
đề tài tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị thực tập trong bệnh xá thú
y đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình phân tích và xử lý mẫu.
Chân thành cảm ơn!
Mai Thị Trinh

iii


TÓM TẮT
Thí nghiệm “So sánh hiệu quả khi sử dụng riêng lẻ hay kết hợp diệp hạ
châu với choline trong thức ăn của gà Cobb 500” được thực hiện tại trại thực
nghiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, từ ngày
18/02/2012 đến 31/03/2012, được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên hai yếu tố,
gồm 4 lô, mỗi lô có 5 hoặc 6 ô chuồng/ 9 hoặc 10 gà. Lô I cho ăn thức ăn căn bản
(đối chứng), Lô II thức ăn căn bản bổ sung 0,1% choline, Lô III khẩu phần căn bản
có bổ sung 0,5% diệp hạ châu, Lô IV khẩu phần căn bản có bổ sung 0,5% diệp hạ
châu và 0,1% choline.
Trọng lượng bình quân của gà lô I cao nhất (2222 g/con), rồi đến lô II
(2176,6 g/con), thấp nhất là lô III (2146,8 g/con) và lô IV (2147 g/con). Sự khác
biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê P>0,05.
TĂTT bình quân toàn thí nghiệm của gà lô I là cao nhất (111,2 g/con/ngày),
lô II (110 g/con/ngày), lô III (105,17 g/con/ngày), thấp nhất là lô IV (107,09
g/con/ngày). Sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê với P>0,05.

Hệ số chuyển biến TĂ (kg TĂ/kg tăng trọng) toàn thí nghiệm của lô II là cao
nhất (1,9217), lô I (1,898), lô IV (1,895) và thấp nhất là lô III (1,87). Sự khác biệt
này không có ý nghĩa về mặt thống kê với P>0,05.
Chất lượng quày thịt, tỉ lệ tiết, đùi, ức của các lô thí nghiệm đều có sự khác
biệt không có ý nghĩa (P>0,05).
Phân tích vi thể gan ở lô I, lô II, lô III cho ta thấy lô I, lô II và lô III đều bị
gan nhiễm mỡ, nhưng gan ở lô I có biểu hiện trầm trọng hơn các lô còn lại.
Từ khoá: gà thịt Cobb 500, choline, diệp hạ châu

iv


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii 
TÓM TẮT .................................................................................................................iv 
MỤC LỤC .................................................................................................................. v 
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. vii 
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................... viii 
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ - HÌNH ..................................................................ix 
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1 
1.2 Mục đích ............................................................................................................ 2 
1.3 Yêu cầu .............................................................................................................. 2 
Chương 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3 
2.1 Sơ lược về cây diệp hạ châu .............................................................................. 3 
2.1.1 Phân loại ..................................................................................................... 3 
2.1.2 Đặc điểm sinh thái và phân bố của cây DHC ............................................. 4 
2.1.3 Tác dụng dược lý ........................................................................................ 4 
2.1.4 Thành phần các hợp chất trong cây DHC ................................................... 6 

2.2 Choline trong dinh dưỡng gia cầm .................................................................... 7 
2.2.1 Nguồn gốc ................................................................................................... 7 
2.2.2 Chức năng ................................................................................................... 7 
2.2.3 Hậu quả khi thiếu choline ........................................................................... 8 
2.2.4 Nguồn cung cấp .......................................................................................... 8 
2.2.5 Chú ý khi bổ sung Choline vào thức ăn ...................................................... 8 
2.3 Những nguyên nhân gây rối loạn chức năng gan .............................................. 9 
2.3.1 Tổng quan về gan ........................................................................................ 9 
2.4 Một số bệnh về gan thường gặp trên gia cầm .................................................10 
2.4.1 Bệnh viêm gan ..........................................................................................10 

v


2.4.2 Gan nhiễm mỡ...........................................................................................10 
2.4.3 Cholangio hepatitis trên gà .......................................................................10 
2.4.4 Gan bị ngộ độc ..........................................................................................11 
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................13 
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ............................................................13 
3.2 Bố trí thí nghiệm..............................................................................................13 
3.3 Đối tượng thí nghiệm ......................................................................................14 
3.4 Điều kiện thí nghiệm .......................................................................................14 
3.4.1 Chuồng trại và điều kiện chăn nuôi ..........................................................14 
3.4.2 Dụng cụ .....................................................................................................14 
3.4.3 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng ...........................................................15 
3.4.4 Thức ăn cho gà thí nghiệm .......................................................................16 
3.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .............................................................18 
3.5.1 Tăng trọng .................................................................................................18 
3.5.2 Sự sử dụng thức ăn ...................................................................................19 
3.5.3 Các chỉ tiêu mổ khảo sát ...........................................................................19 

3.6 Xử lý số liệu ....................................................................................................20 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................21 
4.1 Trọng lượng sống của gà tại các giai đoạn ......................................................21 
4.2 Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) ..........................................................................22 
4.3 Hệ số chuyển biến thức ăn ..............................................................................25 
4.4 Tỷ lệ nuôi sống ................................................................................................26 
4.5 Khảo sát quày thịt ............................................................................................26 
4.6 Các chỉ tiêu mổ khảo sát trên gan ...................................................................28 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................30 
5.1 Kết luận ...........................................................................................................30 
5.2 Đề nghị ............................................................................................................30 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................31 
PHỤ LỤC .................................................................................................................34 

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DHC:

Diệp hạ châu

TĂTT:

Thức ăn tiêu thụ

HSCBTĂ:

Hệ số chuyển biến thức ăn


TLTĐ:

Trọng lượng tuyệt đối

TLTL:

Trọng lượng tích lũy

TP.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

TTTĐ:

Tăng trọng tuyệt đối

Kg TĂ/kg TT :

Kílôgram thức ăn/ kílôgram tăng trọng

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ..............................................................................14 
Bảng 3.2 Thành phần nguyên liệu thức ăn gà toàn thí nghiệm.................................17 
Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng mẫu thức ăn thí nghiệm ......................................18 
Bảng 4.1 Trọng lượng bình quân của gà ở các thời điểm (g/con) ............................21 

Bảng 4.2 Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) của gà thí nghiệm ...............................22 
Bảng 4.3 Hệ số chuyển biến thức ăn (kg TĂ/kg TT) của gà ....................................25 
Bảng 4.4 Tỉ lệ Trọng lượng sống – huyết - lông .......................................................27 
Bảng 4.5 Tỉ lệ quầy thịt – đùi - ức ............................................................................27 
Bảng 4.6 Bệnh tích vi thể ..........................................................................................28 

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ - HÌNH
Trang
Biểu đồ 4.1 Trọng lượng bình quân ..........................................................................21 
Biểu đồ 4.2 Tăng trọng tuyệt đối ..............................................................................23 
Biểu đồ 4.3 Thức ăn tiêu thụ bình quân của gà qua các giai đoạn............................24 
Biểu đồ 4.4 Hệ số chuyển biến thức ăn.....................................................................25 
Biểu đồ 4.5 Tỉ lệ móc hàm – quày thị - lông – huyết................................................26 
Hình 2.1 Cây diệp hạ châu .......................................................................................... 3 
Hình 2.2 Công thức cấu tạo các lignan chính ............................................................. 6 

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Làm thế nào để giảm lượng kháng sinh trong chăn nuôi mà vẫn cho sản
lượng cao và phòng chống bệnh tốt vẫn còn là một thách thức lớn đối với ngành
chăn nuôi Việt Nam. Một trong số những phương pháp khắc phục được đưa ra đó là
bổ sung thảo dược vào trong khẩu phần thức ăn của gia cầm nhằm tăng cao sức đề
kháng, giúp gia cầm chống chọi tốt hơn với dịch bệnh.

Trên thực tế, người ta đã bổ sung một số loại thảo dược có nguồn gốc từ
thiên nhiên như gừng, tỏi, nghệ, bột gấc… vào trong thức ăn gà thịt thay cho kháng
sinh và đã cho hiệu quả tốt.
Cây diệp hạ châu (DHC) mới chỉ được biết đến như một bài thuốc dân gian
trị các bệnh trên người mà ít ai để ý đến công dụng của nó trong chăn nuôi. Một số
nghiên cứu cho thấy chiết xuất ethanol từ cây diệp hạ châu đắng (DHCĐ) có thể ức
chế sự phát triển của vi khuẩn Staphylococcus aureus, Escherichia coli và Klebsi
ella spp (Adegoke và ctv, 2010). Ngoài ra, ta dùng bột nghiền từ cây DHCĐ cũng
cho thấy tác động bảo vệ gan trên gà thịt chống lại độc tố nấm mốc aflatoxin với
lượng độc tố là 100 ppb aflatoxin B1 và giữ cho cơ thể phát triển bình thường
(Sundaresan và ctv, 2007).
Cũng vậy, Choline được tổng hợp tự nhiên trong cơ thể và được xem như là
một loại vitamin nhóm B (Dương Thanh Liêm, 2006), nhắc đến Choline người ta
chỉ nghĩ ngay đến những tác dụng của Choline lên màng tế bào mà ít ai để ý đến
những tác dụng của nó đến gan. Trong chăn nuôi gà công nghiệp, người ta đã bổ
sung một lượng choline vào thức ăn gà là 0,1% . Nhưng như chúng tôi nhận thấy
tình trạng gà bị thoái hóa mỡ trên gan vẫn không được cải thiện và ngày càng nặng
ở giai đoạn cuối mỗi đợt nuôi.

1


Từ thực tiễn trên, được sự đồng ý của bộ môn Dinh Dưỡng gia súc, khoa
Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, ban quản lí trại Thực tập
Chăn nuôi của khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM cùng
với sự hướng dẫn của TS. Dương Duy Đồng, chúng tôi tiến hành thí nghiệm: “So
sánh hiệu quả khi sử dụng riêng lẻ với sử dụng kết hợp diệp hạ châu hoặc
choline trong thức ăn của gà Cobb 500”.
1.2 Mục đích
So sánh ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn khi bổ sung diệp hạ châu và

choline riêng lẻ hay kết hợp lên sự sinh trưởng và khả năng tăng sức đề kháng của
đàn gà công nghiệp.
1.3 Yêu cầu
Nuôi dưỡng gà thịt công nghiệp, theo dõi và thu thập các số liệu liên quan
đến khả năng tăng trọng, lượng thức ăn tiêu thụ, hệ số chuyển biến thức ăn, tỷ lệ
chết và bệnh tích trên vi thể gan.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược về cây diệp hạ châu
2.1.1 Phân loại
Giới

:

Plantae (giới thực vật)

Ngành :

Angiospermae (thực vật hạt kín)

Lớp

:

Dicotyledineae (lớp hai lá mầm)


Bộ

:

Tubiflorae

Họ

:

Euphorbiaceae (họ thầu dầu)

Giống :

Phyllanthus

Loài

Phyllanthus amarus Schum. et Thonn

:

Hình 2.1 Cây diệp hạ châu
(Nguồn />Cây DHC còn có rất nhiều tên gọi thông thường khác nhau trong ngôn ngữ
các nước. Tên thông dụng nhất là Chanca Piedra (tiếng Tây Ban Nha), có ý nghĩa
“cây phá sỏi”, được đặt cho loại này theo công dụng chữa sỏi thận.

3



Ở Việt Nam loài cây này còn được gọi là cây chó đẻ răng cưa, kiềm cam
(loại ngọt), kiềm đắng, rút đất trân châu thảo, lão nha châu, diệp hòe thái.
2.1.2 Đặc điểm sinh thái và phân bố của cây DHC
a. Nguồn gốc
Cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ và được phân bố rải rác khắp
các vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, DHC mọc rải rác khắp nơi, từ các tỉnh vùng đồng
bằng, ven biển, các đảo lớn đến các tỉnh Trung du và miền núi, có độ cao dưới
800m.
Hiện nay, DHC đang được trồng rộng rãi tại các vùng đất như vùng ven sông
Ba - phường Phú Thạnh - Tuy Hòa - Phú Yên.
b. Đặc điểm sinh học
Diệp hạ châu là cây ưa sáng, ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng. Cây
sống được trên nhiều loại đất (đất bazan, đất pha cát, đất cát, đất phù sa…), pH
thích hợp từ 5,0 đến 6,5. Biên độ nhiệt thích hợp cho cây sinh trưởng là 25-300C.
Cây ra hoa quả nhiều, tái sinh tốt từ hạt, vòng đời kéo dài 3-5 tháng (Lê Thị Tuyết
Anh – Trần Quốc Hùng, 2009).
c. Thu hoạch dược liệu
Theo Trần Xuân Thuyết, 2008, DHC có thể dùng toàn cây, thu hái quanh
năm, dùng tươi hay phơi sấy khô. Khi 3/4 số cây có quả dưới lá thì thu hoạch lứa 1.
Cắt cây chừa gốc 20cm (để các cành ngủ mau phát triển). Cắt xong tưới bón cho
cây 1 lần để thu hoạch lứa 2.
Phơi khô: trải mỏng dược liệu trên sàn, hong gió hoặc phơi nắng trực tiếp
(dưới có trải tấm vải nhựa hay màng PE để hứng hạt già tách ra khỏi quả và lá
rụng). Khi bẻ thân, thấy cây khô ròn là được. Thu hạt, lá rụng cho vào túi khô, sạch
kín để bảo quản, hạt để làm giống, lá và cành khô làm thuốc.
2.1.3 Tác dụng dược lý
a. Theo y học cổ truyền
Theo Đông y, DHC hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh can lương huyết,
lợi tiểu, sát trùng, giải độc. Từ 2.000 năm nay, Y học cổ truyền của nhiều dân tộc đã


4


sử dụng DHC đắp tại chỗ chữa các bệnh ngoài da như lở loét, sưng nề, ngứa ngáy...
Người Peru tin rằng DHC có tác dụng kích thích tiết dịch mật, tăng cường chức
năng gan và dùng nó để điều trị sỏi mật, sỏi thận. Nó cũng được dùng chữa viêm
bàng quang, vàng da phù, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh (Thiên Lộc, 2010).
Tại các vùng khác ở Nam Mỹ, DHC được sử dụng rộng rãi để trị viêm gan
B, viêm túi mật, thận, thống phong, sốt rét, thương hàn, cúm, cảm lạnh, kiết lỵ, đau
dạ dày, mụn nhọt, lở loét, ung độc. Nó còn được sử dụng như một loại thuốc giảm
đau, kích thích ngon miệng, kích thích trung tiện, tẩy giun, lợi tiểu, điều hòa kinh
nguyệt ở phụ nữ...Tại nhiều nước châu Á (như Ấn Độ, Malaixia,...), người dân cũng
dùng DHC để chữa viêm gan, vàng da, hen, lao, kiết lỵ, lậu, viêm phế quản, viêm
da, viêm đường tiết niệu, giang mai (Thiên Lộc, 2012).
b. Theo Tây y
Tuy nhiên, tác dụng giải độc gan và chữa viêm gan siêu vi B chỉ mới được
các nhà khoa học lưu ý từ những năm 1980 về sau. Nghiên cứu của các nhà khoa
học Nhật Bản và Ấn Độ cho biết họ đã phân lập được những hợp chất trong cây
DHC (như phyllantin, hypophyllantin và triacontanal) có khả năng chữa bệnh viêm
gan. Các chất này làm gia tăng lượng glutathione - chất bảo vệ gan thường bị thiếu
trầm trọng ở những người thường xuyên sử dụng bia rượu (Thiên Lộc, 2010).
Tác động chống virus siêu vi B của DHC được báo cáo lần đầu tiên tại Ấn
Độ vào năm 1982. Sau đó, một báo cáo trên tạp chí Lancet vào năm 1988 cũng xác
định tác dụng này. Cây DHC chứa một số enzyme và hoạt chất có tác dụng chữa
viêm gan như phyllanthine, hypophyllan-thine, alkaloids và flavonoids...(Thiên
Lộc, 2010).
DHC thân xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa thuộc nhóm xanthones, có
tác dụng ức chế mạnh quá trình peroxyd hóa lipid ở tế bào gan, do đó hạn chế hiện
tượng viêm, hoại tử tế bào gan (Hoàng Hiệp, 2011).
Khoa học cũng đã chứng minh những hoạt chất của DHC có tác dụng gia

tăng lượng nước tiểu, ngăn cản sự tạo thành những tinh thể calcium oxalate cũng
như giảm kích thước những viên sỏi đã hình thành (Nguyễn Phương Dung, 2012).

5


2.1.4 Thành phần các hợp chất trong cây DHC
Theo Vũ Duy Hưng, 2011, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa
học trên thế giới cũng như Việt Nam đã phát hiện và định danh được một số thành
phần hóa học như lignan, alkaloid, tanin, steroid,…

Phyllanthin

Hypophyllathin

Niranthin

Hình 2.2 Công thức cấu tạo các lignan chính
-

Lignan: Phyllanthin, hypophyllanthin, niranthin, nirtetralin và phyltetralin
 PHYLLANTHIN (C24H34O6): có dạng tinh thể hình kim ngắn, không
màu, nhiệt độ nóng chảy 960C.
 HYPOPHYLLANTHIN (C24H¬30O7): được kết tinh trong ete dầu hỏa
có dạng tinh thể hình kim dài, không màu, nhiệt độ nóng chảy 1280C
 NIRANTHIN (C24H32O7): kết tinh trong n – Hexan, tinh thể hình kim,
không màu, nhiệt độ nóng chảy 67 – 690C

-


Tannin: amariin, gallocatechin, corilagin, 1,6 – digalloylglucopyranoside.

-

Ellagitannin: geraniin, phyllanthusiin D, amariinic acid, elaeocarpusin,
repandusinic acid A, geraniinic acid B.

6


-

Flavonoid: Isoquercetin.

-

Alkaloid:

phyllanthine,

securinine,

norsecurinine,

isobubbialine,

epibubbialine.
-

Hợp chất phenol: gallic acid, ellagic acid, dotriacontanyl docosanoate,

triacontanol, oleanolic acid, ursolic acid.

-

Dẫn xuất chroman: 4,4,8 – trimethoxy chroman.

2.2 Choline trong dinh dưỡng gia cầm
2.2.1 Nguồn gốc
Choline được tìm thấy dưới dạng phosphatidylcholine (hay lecithin) có trong
màng tế bào và trong sphingomyelin, là thành phần quan trọng của lớp myelin bao
quanh sợi thần kinh. Acetylcholine, chất dẫn truyền thần kinh quan trọng, cũng là
một chất có liên quan đến Choline (Dutch Lady, 2011).
Choline cũng được tìm thấy trong gan, đóng vai trò trong việc tạo
methionine và lipoprotein (Dinh Dưỡng và Sức Khoẻ, 2009).
2.2.2 Chức năng
Theo báo Dinh Dưỡng và Sức Khoẻ, 2009, choline có vai trò trong việc tạo
cấu trúc va chức năng của màng tế bào. Là một phần của sphingomyelin tạo nên lớp
vỏ bao myelin, choline góp phần bảo vệ sợi thần kinh và tăng cường chức năng dẫn
truyền thần kinh.
Choline là tiền chất của betaine, chất thẩm thấu được thận sử dụng để kiểm
soát cân bằng nước và điện giải.
Ở gan, choline là nguồn cung cấp gốc methyl để tạo lipoprotein, là chất dẫn
truyền thần kinh quan trọng có liên quan đến trung tâm lưu trữ thông tin và kiểm
soát cơ.
Choline là thành phần hoạt động của surfactant ở phế nang.
Choline rất cần thiết cho chuyển hóa mỡ. Không có choline, mỡ bị bắt giữ và
tích tụ nhiều ở gan. Đặc biệt hơn, choline cần thiết cho sự tống xuất mỡ từ gan và
kích thích cơ thể sử dụng mỡ.

7



Như là một thành phần của phospholipid, choline cần thiết cho việc xây dựng
và duy trì cấu trúc tế bào cũng như đảm bảo sự trưởng thành bình thường của khuân
sụn xương. Choline còn như là một tiền chất để tổng hợp acetyl choline, là chất dẫn
truyền cho các xung động của các hệ thống thần kinh giao cảm (Workel và ctv,
2002).
2.2.3 Hậu quả khi thiếu choline
Triệu chứng thiếu choline cấp ở động vật bao gồm gan nhiễm mỡ, chết tế bào
gan, ung thư tế bào gan. Thiếu choline dài hạn ở chuột gây ung thư biểu mô tế bào
gan (Ngân Hà, 2012).
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Chapel Hill, ở North Carolina (Mỹ) đã
nghiên cứu ảnh hưởng của choline lên những con chuột mang thai. Họ cho 3 nhóm
chuột mẹ ăn theo 3 chế độ khác nhau: thực đơn thiếu choline; thực đơn tiêu chuẩn
và thực đơn được bổ sung dưỡng chất này, sau đó kiểm tra não của những chuột con
được sinh ra. Kết quả là, những chú chuột con có mẹ ăn quá ít choline thì có ít mạch
máu trong não hơn nhóm ăn bình thường (T.An, 2010).
Khi người ta cho súc vật thí nghiệm ăn chế độ ăn thiếu choline, chúng có
biểu hiện rối loạn gan và thận (Phạm Xuân Hậu, 2002).
2.2.4 Nguồn cung cấp
Choline có nhiều trong lúa gạo, các loại đậu, lòng đỏ trứng chủ yếu dưới
dạng lecithin (phosphatidylcholine) và trong các loại rau xanh dưới dạng choline tự
do (đặc biệt trong súp lơ và rau diếp), gạo nguyên hạt, gan, bột cá và đậu nành.
Trong bắp và hạt kê có rất ít choline so với các loại hạt cốc khác (Phạm Xuân Hậu,
2002).
Cơ thể có thể tự tổng hợp được choline nhưng vẫn cần cung cấp thêm qua
thực phẩm (sữa, lòng đỏ trứng, não, tủy, các loại đậu) (Phạm Xuân Hậu, 2002).
2.2.5 Chú ý khi bổ sung Choline vào thức ăn
Theo Lê Bá Lịch, 2009 thì choline chloride trong màng sinh học (Bioblast)
chuyển hoá thành betaine mới có thể cung ứng methylic. Nhiều loại hợp chất trong


8


khẩu phần như ion, các chất đệm, khống chế oxy hoá choline trong màng sinh học,
làm giảm thấp hiệu suất lợi dụng methylic.
Choline chloride là nhân tố chủ yếu phá huỷ vi sinh tố, vì choline có tính hút
nước rất mạnh mà chloride lại có tính acid tương đối mạnh. Từ hai đặc tính này của
choline chloride làm cho vitamin và khoáng chất trong thức ăn không ổn định.
2.3 Những nguyên nhân gây rối loạn chức năng gan
2.3.1 Tổng quan về gan
Trong cơ thể, gan có thể ví như nhà máy lọc to lớn có chức năng giải độc cho
cơ thể để duy trì các chức năng bình thường của tất cả các cơ quan khác.
Gan là một cơ quan của các động vật có xương sống, là cơ quan nội tạng lớn
nhất trong cơ thể và đồng thời cũng là một tuyến lớn nhất trong cơ thể. Cơ quan này
đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cơ thể như dự trữ glycogen, sản xuất
protein huyết tương và thải độc.
Tế bào gan sản xuất dịch mật làm phân hủy và hấp thu mỡ. Gan thu gom các
chất đinh dưỡng được hấp thu từ ruột và đưa chúng vào máu…(Trần Thị Dân,
2006).
Hơn thế nữa, lá gan đóng một vai trò chính yếu trong việc loại bỏ ra khỏi
máu các sản phẩm độc hại sinh ra từ ruột hay nội sinh (do cơ thể tạo ra). Gan
chuyển đổi chúng thành những chất mà cơ thể có thể loại bỏ dễ dàng.

9


2.4 Một số bệnh về gan thường gặp trên gia cầm
2.4.1 Bệnh viêm gan


Bệnh viêm gan trên gia cầm được phát hiện khi khám nghiệm tử thi thấy xuất
hiện những bệnh tích trên gan như gan bị phình to lên đến 19% so với bình thường,
lá lách mở rộng, xuất huyết dưới bao gan và sự hiện diện của các khối u liên quan
đến các loại virus phổ biến… Khi bị nhiễm bệnh, gia cầm thường bị chết hàng loạt
và năng suất trứng giảm đáng kể (Avian Pathol, 2008).
2.4.2 Gan nhiễm mỡ
Bệnh gan nhiễm mỡ là một trong số những bệnh phổ biến trên gà nuôi công
nghiệp, nguyên nhân chính gây ra bệnh này là do rối loạn trao đổi chất gây ra thiếu
hụt biotin (Bannister, 1985).
Chất béo là một chất quan trọng trong thức ăn của gia cầm, nó cung cấp
nguồn năng lượng, chất dinh dưỡng và một số acid amin thiết yếu. Nhưng nếu khi
cung cấp chất béo một cách dư thừa và đàn gia cầm ít hoạt động thì sẽ dẫn đến tình
trạng bệnh lý gan nhiễm mỡ do lắng đọng quá nhiều mỡ trong gan (Qureshi, 2004).
2.4.3 Cholangio hepatitis trên gà
Bệnh được đặc trưng bởi viêm, tăng sinh và thay đổi necrobiotic bị loạn
dưỡng trong ống dẫn mật và nhu mô gan, thông thường không quan sát được các
dấu hiệu lâm sàng. Tỷ lệ tử vong hàng ngày là không đáng kể mặc dù vẫn có thể sảy

10


ra tình trạng mất nước và tăng trưởng chậm trên gà. Khi giải phẫu ta thấy gan được
mở rộng và có màu vàng nhạt, trong một số trường hợp bề mặt của nó có vằn với
nhiều tiêu điểm nhỏ màu xám trắng hoặc hơi xanh (Ivan Dinev, 2012).
2.4.4 Gan bị ngộ độc
Ngộ độc là một loại nhiễm độc do độc tố của vi khuẩn Clostridium
botulinum, thường thì các loài chim và gia cầm đều nhạy cảm với các loại ngộ độc.
Bệnh làm suy nhược trạng thái bình thường của chân, cánh, cổ và mí mắt. Gà nhiễm
bệnh nhanh chóng bị tê liệt và rơi vào tình trạng hôn mê sâu. Khi mổ khám thấy có
biểu hiện của rối loạn gan là gan thường được phình to ra, có đốm trắng khác nhau

và ứ máu tại gan (Ivan Dinev, 2012).

11


2.4.5 Bệnh Marek
Theo công ty TNHH Toàn Cầu, 2011, bệnh Marek hay còn gọi là ung
thư trên gia cầm, bệnh làm lây lan nhanh, tỷ lệ chết cao và giảm đẻ mạnh
và gây suy giảm hệ thống miễn dịch. Loại virus này gây bệnh cho gà trên
mọi lứa tuổi, nhưng gà nhỏ mẫn cảm với bệnh hơn gà lớn và gà mái bị
bệnh hơn gà trống. Thường thì xảy ra trên gà 2 – 7 tháng tuổi.

Triệu chứng:
gà thường bị liệt chân do sưng quá to dây thần kinh cơ đùi, gà không
đi lại được. Tổng đàn ủ rũ, giảm ăn...
Bệnh thường sảy ra ở thể cấp tính với các triệu chứng lâm sàng như
có các khối u nội tạng ở gan, lách, buồng trứng, thận, dạ dày tuyến, cơ,
tim…
Liệt chân, liệt cánh, vẹo cổ, mắt mù do viêm, đồng tử méo mó, gà ốm
yếu, suy nhược rồi chết. Tỷ lệ chết từ 10 – 25%.
Bệnh tích:
Các khối u Lympho có thể xảy ra trong nhiều cơ quan khác nhau như
buồng trứng, phổi, tim, màng treo ruột, thận, gan, lách, tuyến thượng
thận, tuyến tụy, dạ dày tuyến, tròng mắt, cơ vân và da. Dây thần kinh
ngoại biên sưng to gấp 2 – 3 lần, phù, mất vân óng ánh, dễ đứt.

12


Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
Thí nghiệm được tiến hành và theo dõi trong 35 ngày bắt đầu từ ngày
25/02/2012 và kết thúc ngày 31/03/2012, tại trại thực nghiệm khoa Chăn Nuôi Thú
Y trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
3.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên hai yếu tố. Chia
thành 4 lô I, II, III, IV; mỗi lô có 5 hoặc 6 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại có 9 hoặc 10
gà.
o Lô I: dùng thức ăn căn bản
o Lô II: dùng thức ăn căn bản + choline
o Lô III: dùng thức ăn căn bản + diệp hạ châu
o Lô IV: dùng thức ăn căn bản + diệp hạ châu + choline
Các ô chuồng (được xếp thành 4 dãy) được đánh số lô và số lần lặp lại theo
kiểu bốc thăm ngẫu nhiên. Làm 4 phiếu đại diện khẩu phần I, II, III, IV, và 5 hoặc 6
phiếu đại diện cho số lần lặp lại mỗi lô thí nghiệm. Chọn ngẫu nhiên mỗi lô 1 hoặc
2 thăm/dãy (có dãy sát vách) để mỗi lô có sự thống nhất về điều kiện môi trường
nuôi dưỡng.
Tổng số gà nuôi là 219 con. Gà được phân bố ngẫu nhiên vào các ô chuồng
sao cho trọng lượng ban đầu giữa các ô chuồng là gần tương đương nhau.
Trong suốt thời gian thí nghiệm, ngoài thức ăn cho gà là yếu tố thí nghiệm
thì các điều kiện khác như thời gian nuôi, ngày tuổi vật nuôi, giới tính vật nuôi,
trọng lượng ban đầu, điều kiện nuôi dưỡng, công tác thú y giữa các lô thí nghiệm
đều được đảm bảo tính đồng nhất.

13


Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Thực liệu

Thức ăn
Choline
DHC

Lô I
(Đối chứng)
(n=50)
Căn bản
0
0

Lô II

Lô III

Lô IV

(n=60)
Căn bản
0,1%
0

(n=50)
Căn bản
0
0,5%

(n=59)
Căn bản
0,1%

0,5%

3.3 Đối tượng thí nghiệm
Nguồn gốc: Đàn gà Cobb 500 do công ty Emivest cung cấp, có xuất xứ từ
Mỹ và được nhập vào Việt Nam năm 1994 với gà giống bố mẹ.
Đặc điểm: lông trắng, mào răng cưa đỏ tươi. Đây là giống gà thịt dễ nuôi vì
dễ thích nghi hơn các giống gà thịt cao sản khác, không hỏi thức ăn có nhiều dưỡng
chất cao (Nguyễn Thanh Phong, 2011).
Tất cả gà thí nghiệm đều được chủng ngừa đầy đủ các loại vaccin phòng
ngừa một số bệnh phổ biến trên gà thịt theo quy trình của trại.
3.4 Điều kiện thí nghiệm
3.4.1 Chuồng trại và điều kiện chăn nuôi
Gà được nuôi trong chuồng lồng có sàn lưới, bao quanh chuồng được đóng
bằng những thanh tre, bên trên có nắp chuồng. kích thước mỗi ô chuồng là 0,7 x
1,5m nền lưới cách nền chuồng 0,8m, mỗi ô chuồng nuôi 9 hoặc 10 con. Chuồng
được xây theo kiểu chuồng hở, mái chuồng được lợp bằng lá dừa nhằm giảm nhiệt
độ chuồng nuôi. Quanh chuồng có bạt che phủ để tránh gió lùa và mưa tạt. Chuồng
được quét sạch sẽ và sát trùng, để trống chuồng khoảng 2 tuần mới thả gà vào.
Trước khi thả gà vào sát trùng lại lần 2.
3.4.2 Dụng cụ
Mỗi chuồng được bố trí 1 bóng đèn 75W/bóng.
Bình nước cho gà lúc còn nhỏ loại 1,5 lít, 1 bình/chuồng. Gà lớn cho uống
bình loại 4,5 lít, 1 bình/chuồng.
Máng ăn dài cho gà lúc nhỏ loại máng nhỏ 0,5 kg. Lúc gà lớn cho ăn loại
máng lớn 1,5 kg/máng.

14


3.4.3 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng

a. Chuẩn bị trong ngày nhập gà
Trước khi gà con nhập trại 2-3 giờ, mở hệ thống sưởi và pha hỗn hợp nước
đường glucose + vitamin C + electrolytes để đảm bảo nước và ô úm đủ nhiệt.
Kiểm tra nhiệt độ chuồng úm, khoảng 350C. Mỗi chuồng úm 10 gà con. Gà
con sau khi nhập trại được cân từng nhóm 10 con bằng cân nhỏ với sai số là 1g, sau
đó gà được phân lô và đưa vào mỗi ô chuồng tương đương nhau.
Úm gà con: phải úm gà con ở đúng nhiệt độ tiêu chuẩn, trong tuần đầu nếu
để gà con bị thiếu nhiệt, gà sẽ yếu dần, tỉ lệ chết cao, nhất là dễ mắc bệnh ascites
(báng nước). Dùng chụp úm gà phía dưới đèn tròn 75W và nâng dần độ cao của
bóng đèn lên theo sự phát triển của gà. Tuần đầu úm gà ở 350C và thường xuyên
theo dõi phản ứng của gà trong lồng úm để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. Khi
nhiệt độ trong chuồng úm quá nóng gà sẽ tránh xa đèn và ăn ít. Ngược lại, khi nhiệt
độ trong chuồng úm quá lạnh, gà sẽ tập trung quanh ngọn đèn và giảm lượng ăn.
Đối với gà đang úm thì được phủ bao quanh 4 mặt mỗi ô chuồng nhỏ, bên ngoài
chuồng còn có màn che để phòng mưa to, gió lớn.
Sau khi úm phải rút bớt bóng đèn để đảm bảo tính thông thoáng, chủ yếu là
chiếu sáng cho gà ăn thức ăn. Theo Lâm Thị Minh Thuận (2004), nhiệt độ môi
trường trong khoảng 20-250C là khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự trao đổi chất, sự
sinh nhiệt và sự thải nhiệt cân bằng nên thân nhiệt gà ổn định. Nhưng nhiệt độ thực
tế trong chuồng nuôi luôn nằm trong khoảng 28-340C nên phải luôn đảm bảo tính
thông thoáng cho chuồng trại để giảm bớt hiện tượng stress nhiệt cho gà.
b. Nuôi dưỡng và chăm sóc
Cho ăn: không cho gà ăn quá sớm, quá nhiều trong ngày đầu vì gà còn chứa
noãn ở xoang bụng cần được phân giải hết để tránh các bệnh về tiêu hóa (E.Coli,
thương hàn,…). Vì thế, chúng tôi chỉ rải một nhúm nhỏ thức ăn đã chuẩn bị sẵn lên
sàn chuồng để kích thích hoạt động mổ thức ăn cho gà con. Sau đó cho ăn trong
máng nhựa hình chữ U nhỏ (dài 40cm, rộng 10cm). Vào buổi trưa nhiệt độ môi
trường tăng lên quá cao (khoảng 34-350C) thì phải rút máng ăn cho đến khi nhiệt độ

15



giảm xuống thấp mới cho ăn lại để tránh tình trạng gà chết do stress nhiệt. Đặc biệt
phải cung cấp đủ nước mát để hạn chế tối đa tác động stress.
Giai đoạn đầu để tăng sức đề kháng của gà, chúng tôi bổ sung vào nước
Baytril 10% để tăng khả năng tiêu hóa của gà con và để phòng một số bệnh như
CRD,... multivitamin và Lactobac-C tạo pH tốt cho đường tiêu hóa, giảm tiêu chảy.
Khi gà lớn cho gà uống thêm Baycox 2,5% để tăng sức đề kháng cho gà và phòng
bệnh cầu trùng,… Bổ sung vitamin C trong những ngày cân gà, tiêm phòng nhằm
hạn chế stress cho gà.
Trong 3 tuần đầu, nước uống được đựng trong bình nhỏ 1,5 lít, tuần thứ 4
chuyển sang dùng bình 4 lít. Mỗi ngày thay nước, vệ sinh bình nước vào sáng sớm
và chiều mát. Sau đó mới cho gà ăn.
Hàng ngày kiểm tra tình trạng sức khỏe của gà bằng cách xem phân mỗi buổi
sáng, nghe ngóng nhịp thở và quan sát cách ăn của gà để kịp thời phát hiện gà bệnh.
c. Công tác thú y
Gà nuôi thí nghiệm được chủng vaccin ngừa một số bệnh thường gặp, theo
quy trình:
Ngày tuổi
3
7
10
14
21

Phòng bệnh
Newcastle
Gumboro
Đậu
Gumboro

Newcastle

Tên vaccine
Newcastle-bronchitis
Bursal Disease
Fowl Pox
Bursal Disease
Newcastle-Bronchitis

Cách dung
Nhỏ mắt
Nhỏ mắt
Đâm cánh
Nhỏ mắt
Nhỏ mắt

Trong quá trình nuôi thí nghiệm, mỗi ngày gà được theo dõi, phát hiện bệnh
và bệnh được gửi mẫu chẩn đoán qua Bệnh Viện Thú Y trường Đại học Nông Lâm
TP.HCM và được điều trị theo quy trình của trại.
Chuồng trại dược quét dọn hàng ngày, thường xuyên phát quang bụi rậm,
khai thông cống rãnh.
3.4.4 Thức ăn cho gà thí nghiệm
Khi xây dựng khẩu phần ăn cho gà, dựa vào tiêu chuẩn cụ thể theo từng giai
đoạn phát triển dành riêng cho gà Cobb 500 đảm bảo gà tăng trọng cao nhất.

16


×