BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
***************
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THĂM DÒ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG ĐƯỜNG
DEXTROSE (MONOHYDRATE) ĐẾN KHẢ NĂNG
SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ SỨC SINH TRƯỞNG
CỦA HEO CON SAU CAI SỮA
Sinh viên thực hiện: NGÔ THỊ THOA
Lớp: DH08TA
Ngành: CNSX THỨC ĂN
Niên khóa: 2008 - 2012
Tháng 08/2012
BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
***************
NGÔ THỊ THOA
THĂM DÒ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG ĐƯỜNG
DEXTROSE (MONOHYDRATE) ĐẾN KHẢ NĂNG
SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ SỨC SINH TRƯỞNG
CỦA HEO CON SAU CAI SỮA
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư chăn nuôi chuyên
ngành thức ăn
Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS NGUYỄN VĂN KHANH
ThS. NGUYỄN NGỌC CÔN
Tháng 08/2012
i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: NGÔ THỊ THOA
Tên đề tài: THĂM DÒ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG ĐƯỜNG
DEXTROSE (MONOHYDRATE) ĐẾN KHẢ NĂNG SỬ DỤNG THỨC ĂN
VÀ SỨC SINH TRƯỞNG CỦA HEO CON SAU CAI SỮA
Đã hoàn thành đề tài theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận
xét đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Ngày……. tháng …….. năm 2012
Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS NGUYỄN VĂN KHANH
ii
LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn tốt nghiệp, được sự động
viên giúp đỡ của quý thầy cô, cha mẹ, bạn bè đã tạo cho tôi lòng tin, kiến thức và là
chỗ dựa vững chắc giúp tôi vượt qua khó khăn. Nay tôi đã hoàn thành tốt luận văn
tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
PGS.TS Nguyễn Văn Khanh
ThS. Nguyễn Ngọc Côn
Đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành biết ơn:
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, bộ môn Bệnh Lý – Ký Sinh, cùng toàn thể
quý thầy cô đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.
Và xin chân thành cảm ơn ban giám đốc DTTN chăn nuôi Hưng Việt, các cô chú
cán bộ công nhân đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt thời gian thực tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy chủ nhiệm và tập thể lớp DH08TA đã
động viên, chia sẻ cùng tôi trong thời gian học tập và sinh hoạt tại trường.
Ngô Thị Thoa
iii
TÓM TẮT
Thí nghệm được tiến hành tại Doanh nghiệp tư nhân chăn nuôi Hưng Việt
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thời gian từ ngày 1/2/2012 đến ngày 1/6/2012, với đề tài:
“ Thăm dò ảnh hưởng của việc bổ sung đường Dextrose (monohydrate) đến khả
năng sử dụng thức ăn và sức sinh trưởng của heo con sau cai sữa ”.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố, được tiến
hành trên 375 con heo sau cai sữa đến 63 ngày tuổi, chia làm 3 đợt thí nghiệm
(tương ứng với 3 lần lặp lại). Số lượng heo nhập của từng đợt lần lượt là: đợt 1: 25
con/lô, đợt 2: 50 con/lô, đợt 3: 50 con/lô. Heo trong mỗi lô tương đối đồng đều về
giới tính, trọng lượng ban đầu và cả 3 lô đều được nuôi theo quy trình của trại.
Lô đối chứng: không bổ sung đường Dextrose (Monohydrate)
Lô thí nghiệm I: bổ sung 5% đường Dextrose (Monohydrate) vào thức ăn
Lô thí nghiệm II: bổ sung 10% đường Dextrose (Monohydrate) vào thức ăn
Kết quả thu được như sau:
Tăng trọng bình quân ở lô đối chứng là 11,61 kg/con, lô TN1 là 12,07 kg/con
và lô TN2 là 12,42 kg/con.
Tăng trọng tuyệt đối ở lô đối chứng là 331,72 g/con/ngày, lô TN1 là 344,83
g/con/ngày và lô TN2 là 354,72 g/con/ngày.
Hệ số chuyển hóa thức ăn lô đối chứng là 1,95, lô TN1 là 1,9 và lô TN2 là
1,85.
Tỷ lệ loại thải ở lô lô đối chứng 1,6%, lô TN1 1,6% và lô TN2 0,8%.
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở ở lô lô đối chứng là 3,02%, lô TN1 là 3,24% và lô
TN2 là 3,06%
Cả 2 lô thí nghiệm và lô đối chứng đều không có dấu hiệu của bệnh hô hấp
Tổng tăng trọng ở lô đối chứng là 1.451,3 kg, lô thí nghiệm 1 là 1.508,8 kg và
lô thí nghiệm 2 là 1.525,5 kg.
iv
MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ..................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hương dẫn ............................................................................ ii
Lời cảm tạ.................................................................................................................. iii
Tóm tắt .......................................................................................................................iv
Mục lục........................................................................................................................ v
Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... viii
Danh sách các bảng ....................................................................................................ix
Danh sách các hình...................................................................................................... x
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................xi
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ............................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích............................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu............................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
2.1 Tổng quan về trại chăn nuôi Hưng Việt ................................................................ 3
2.1.1 Vị trí địa lý ......................................................................................................... 3
2.1.2 Cơ cấu đàn .......................................................................................................... 3
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự ................................................................................. 4
2.1.4 Hoạt động sản xuất của trại ................................................................................ 5
2.1.5 Giống và công tác giống .................................................................................... 5
2.1.5.1 Đặc điểm của một số nhóm giống heo cao sản nuôi công nghiệp .................. 5
2.1.5.2 Công tác giống ................................................................................................ 9
2.1.6 Quy trình nuôi dưỡng chăm sóc .......................................................................10
2.1.6.1 Chuồng trại ....................................................................................................10
2.1.6.2 Thức ăn..........................................................................................................12
2.1.6.3 Nước uống .....................................................................................................13
v
2.1.6.4 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng ..............................................................13
2.1.7 Vệ sinh thú y ....................................................................................................15
2.1.8 Tiêm phòng ......................................................................................................17
2.2 Đặc điểm sinh lý và nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo cai sữa ......................18
2.2.1 Đặc điểm sinh lý heo con cai sữa .....................................................................18
2.2.2 Nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo con cai sữa .............................................18
2.3 Giới thiệu về đường Dextrose Monohydrate ......................................................20
2.3.1 Cấu trúc hóa học...............................................................................................20
2.3.2 Tác dụng của đường Dextrose Monohydrate ...................................................21
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ...............................22
3.1 Thời gian và địa điểm..........................................................................................22
3.1.1 Thời gian thực hiện ..........................................................................................22
3.1.2 Địa điểm ...........................................................................................................22
3.2 Đối tượng khảo sát ..............................................................................................22
3.3 Vật liệu thí nghiệm ..............................................................................................22
3.4 Bố trí thí nghiệm .................................................................................................22
3.4.1 Thú thí nghiệm .................................................................................................22
3.4.2. Phân lô thí nghiệm ..........................................................................................23
3.5. Nội dung thí nghiệm...........................................................................................23
3.6. Công thức tính các chỉ tiêu theo dõi...................................................................24
3.6.1 Các chỉ tiêu về tăng trọng.................................................................................24
3.6.2 Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA).............................................................24
3.6.3 Các chỉ tiêu theo dõi về bệnh tiêu chảy và bệnh hô hấp ..................................24
3.7. Xử lý số liệu .......................................................................................................25
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................26
4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi ..........................................................................................26
4.2 Trọng lượng bình quân, tăng trọng bình quân và tăng trọng tuyệt đối ...............27
4.2.1 Trọng lượng bình quân đầu thí nghiệm............................................................28
4.2.2 Trọng lượng bình quân cuối thí nghiệm ..........................................................29
vi
4.2.3 Tăng trọng bình quân .......................................................................................30
4.2.4 Tăng trọng tuyệt đối .........................................................................................32
4.3 Lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số chuyển hóa thức ăn ..........................................34
4.3.1 Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày ...................................................................34
4.3.2 Hệ số chuyển hóa thức ăn ................................................................................35
4.4 Tỷ lệ loại thải và tỷ lệ ngày con tiêu chảy ..........................................................37
4.4.1 Tỷ lệ loại thải ...................................................................................................37
4.4.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ..................................................................................38
4.4.3 Hiệu quả điều trị tiêu chảy ...............................................................................40
4.4.4 Tỷ lệ tái phát.....................................................................................................40
4.5 Ước tính hiệu quả kinh tế ....................................................................................41
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................44
5.1 Kết luận ...............................................................................................................44
5.2 Đề nghị ................................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................45
PHỤ LỤC .................................................................................................................48
vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DNTN
Doanh nghiệp tư nhân
TN
Thí nghiệm
ĐC
Đối chứng
TTBQ
Tăng trọng bình quân
TTTĐ
Tăng trọng tuyệt đối
LTATT
Lượng thức ăn tiêu thụ
HSCHTA
Hệ số chuyển hóa thức ăn
TLTC
Tỷ lệ tiêu chảy
TLNCTC
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy
TLNCHH
Tỷ lệ ngày con hô hấp
TLC
Tỷ lệ chết
viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1 Thành phần dưỡng chất các loại cám đang sử dụng .................................12
Bảng 2.2 Định mức cám cho từng loại heo ..............................................................13
Bảng 2.3 Quy trình tiêm phòng của trại ...................................................................17
Bảng 2.4 Những căn bệnh gây tiêu chảy ở heo theo mẹ ..........................................19
Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm ......................................................................................23
Bảng 4.1 Nhiệt độ trung bình ban ngày qua các tháng thí nghiệm ..........................26
Bảng 4.2 Khả năng tăng trọng của heo thí nghiệm ..................................................27
Bảng 4.3 Lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số chuyển hóa thức ăn ở các lô thí nghiệm 34
Bảng 4.4 Tỷ lệ loại thải qua 3 đợt thí nghiệm ..........................................................37
Bảng 4.5 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy qua 3 đợt thí nghiệm .........................................38
Bảng 4.6 Hiệu quả điều trị tiêu chảy ........................................................................40
Bảng 4.7 Tỷ lệ tái phát ..............................................................................................41
Bảng 4.9 Ước tính hiệu quả kinh tế ..........................................................................42
ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1 Heo Yorkshire (nguồn: www.niemtin.free.fr/nuoiheo.htm) ....................... 6
Hình 2.2 Heo Landrace (nguồn: www.niemtin.free.fr/nuoiheo.htm)......................... 7
Hình 2.3 Heo Duroc (nguồn: www.niemtin.free.fr/nuoiheo.htm) ............................. 8
Hình 2.4 Heo Pietrain (nguồn: www.niemtin.free.fr/nuoiheo.htm) ........................... 9
Hình 2.5 Chuồng heo con sau cai sữa ......................................................................11
Hình 2.6 Sản phẩm thí nghiệm đường Dextrose (monohydrate) .............................21
x
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
TRANG
Biểu đồ 4.1 Trọng lượng bình quân đầu thí nghiệm (lúc 28 ngày tuổi) ...................28
Biểu đồ 4.2 Trọng lượng bình quân cuối thí nghiệm (lúc 63 ngày tuổi) ..................29
Biểu đồ 4.3 Tăng trọng bình quân qua 3 đợt thí nghiệm ..........................................31
Biểu đồ 4.4 Tăng trọng tuyệt đối qua 3 đợt thí nghiệm............................................32
Biểu đồ 4.5 Tiêu thụ thức ăn qua 3 đợt thí nghiệm ..................................................35
Biểu đồ 4.6 Hệ số chuyển hóa thức ăn qua 3 đợt thí nghiệm ...................................36
Biểu đồ 4.7 Tỷ lệ loại thải qua 3 đợt thí nghiệm ......................................................38
Biểu đồ 4.8 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy qua 3 đợt thí nghiệm .....................................39
xi
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi heo phát triển mạnh mẽ và tăng
nhanh về số lượng, cung cấp một lượng lớn thực phẩm cho xã hội, mang lại lợi
nhuận cho người chăn nuôi và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của đất
nước.
Trong chăn nuôi heo con sau cai sữa thường gặp trở ngại là heo không quen
ăn thức ăn tổng hợp nên ăn không ngon miệng, mức độ tiêu thụ thức ăn thấp.
Nhằm mục đích bổ sung năng lượng cho heo sau cai sữa và vị ngọt để tăng
tính ngon miệng, các nhà chăn nuôi hiện đang sử dụng đường Dextrose bổ sung vào
khẩu phần ăn của heo sau cai sữa, với mục đích sẽ làm heo con khỏe mạnh và có
năng suất cao hơn.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự chấp thuận của bộ môn Bệnh Lý – Ký
Sinh, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, dưới sự
hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Văn Khanh và ThS.Nguyễn Ngọc Côn,
chúng tôi tiến hành đề tài: “Thăm dò ảnh hưởng của việc bổ sung đường
Dextrose (monohydrate) đến khả năng sử dụng thức ăn và sức sinh trưởng của
heo con sau cai sữa.”
1
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng đường Dextrose (monohydrate) đến sự
sinh trưởng và khả năng sử dụng thức ăn của heo con sau cai sữa từ 28 – 63 ngày
tuổi.
1.2.2 Yêu cầu
▪ Bố trí thí nghiệm sử dụng đường Dextrose (monohydrate) ở mức 5% và
10%.
▪ Theo dõi nhiệt độ chuồng nuôi thí nghiệm.
▪ Ghi nhận tăng trọng và khả năng chuyển hóa thức ăn.
▪ Theo dõi tỷ lệ ngày con tiêu chảy, tỷ lệ ngày con biểu hiện bệnh hô hấp và
tỷ lệ chết.
▪ So sánh hiệu quả kinh tế giữa lô thí nghiệm có bổ sung đường Dextrose
(monohydrate) ở mức 5% và 10% với lô đối chứng (không bổ sung).
2
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 TỔNG QUAN VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HƯNG VIỆT
2.1.1 Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi Hưng Việt là một doanh nghiệp tư nhân thuộc phường Long
Tâm, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được thành lập vào ngày 11/06/1990.
Mô hình sản xuất của trại là kết hợp chăn nuôi, trồng trọt và kinh doanh quán.
Trại nằm trên khu đất cao, tương đối bằng phẳng, xung quanh trại có tường
rào bảo vệ, trại có diện tích khoảng 76.000 m2.
Trong đó:
Diện tích đường đi: 4.000 m2.
Diện tích nhà kho: 1.600 m2.
Diện tích chuồng trại: 2.900 m2.
Diện tích nhà ở, văn phòng: 800 m2 (diện tích sử dụng là 1.600
m2).
Phần còn lại sử dụng để trồng cỏ và xen canh cây hoa màu.
2.1.2 Cơ cấu đàn
Cơ cấu đàn heo của trại tính đến ngày 01/06/2012 là 1.658 con. Trong đó:
Nái sinh sản: 180 con
Heo cái hậu bị: 60 con
Đực làm việc: 9 con
Heo con theo mẹ: 323 con
Heo con sau cai sữa: 256 con
Heo thịt từ 70 ngày tuổi – xuất chuồng : 830 con
3
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự
- Cơ cấu tổ chức
Ban giám đốc
Phân xưởng
chăn nuôi
Chế biến
thức ăn
Tổ cơ
khí
Gián tiếp
phục vụ
Phân xưởng
trồng trọt
Tổ chăn
nuôi heo
Tổ 1
Nhóm nái nuôi con +
heo con theo mẹ + heo
con sau cai sữa
Tổ
trồng trọt
Tổ chăn
nuôi bò
Bảo
vệ
Kế
toán
Nhà
bếp
Tổ 2
Nhóm đực hậu bị + cái
hậu bị + đực làm việc +
nái khô chửa + heo 60
ngày tuổi đến xuất chuồng
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trại chăn nuôi Hưng Việt
- Nhân sự
Trại có tổng cộng gồm 40 người, trong đó bộ phận nhân sự có 1 thạc sĩ và 3
đại học. Công nhân hoạt động trong các lĩnh vực như: chăn nuôi heo, chăn nuôi bò
sữa, chế biến thức ăn gia súc, trồng trọt, bảo vệ và ẩm thực. Riêng tổ chăn nuôi heo
có 17 người, trong đó:
Quản lý chung: 1 người
Nái nuôi con và heo con theo mẹ: 4 người
Heo con sau cai sữa: 2 người
Nái khô và mang thai, cái và đực hậu bị, đực giống: 4 người
Heo thịt: 6 người
4
2.1.4 Hoạt động sản xuất của trại
Mô hình sản xuất của trại chăn nuôi Hưng Việt là chăn nuôi kết hợp với
trồng trọt, sử dụng toàn bộ chất thải của chăn nuôi để phục vụ cho trồng trọt tránh
gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
- Chăn nuôi heo: là hướng sản xuất chính và chủ lực của trại, toàn bộ heo
con sau cai sữa được giữ lại và chuyển sang nuôi heo thịt. Trại cung cấp thịt heo
cho nhu cầu trong tỉnh, và các tỉnh lân cận. Ngoài ra trại còn cung cấp tinh heo cho
các hộ chăn nuôi tại địa phương.
- Chăn nuôi bò: trại có chăn nuôi bò sữa, bò thịt. Sản phẩm sữa sử dụng để
nuôi bê, nuôi heo con, một phần bán ra thị trường còn lại trại sử dụng làm yaourt,
sữa tươi để bán quán. Bê cái sinh ra được giữ làm giống, bê đực để nuôi thịt.
- Trồng trọt: chủ yếu trồng cỏ voi để nuôi bò nếu dư bán cho các hộ chăn
nuôi trong vùng. Ngoài ra trại còn trồng các loại cây hoa màu ngắn ngày, sản phẩm
cung cấp cho trại và bán ra thị trường.
- Kinh doanh quán: phục vụ vào ban đêm các sản phẩm sữa tươi, yaourt và
các loại sinh tố.
2.1.5 Giống và công tác giống
Đàn heo nái của trại có nguồn gốc từ Mỹ và các trại chăn nuôi ở Tp.HCM.
Trại đã tiến hành chọn lọc ghép đôi giao phối và lai tạo những nái có năng suất cao
để tránh đồng huyết. Hiện nay đàn nái sinh sản của trại chủ yếu giống Yorkshire và
một số nhóm giống lai.
Cho đến nay trại không ngừng nỗ lực để tìm ra những công thức lai phù hợp
với điều kiện thực tế của trại nhằm cung cấp sản phẩm có chất lượng thịt cao để đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
2.1.5.1 Đặc điểm của một số nhóm giống heo cao sản nuôi công nghiệp
Đặc điểm của giống Yorkshire
Có nguồn gốc từ vùng Yorkshire của nước Anh vào thế kỷ 19
Đây là giống heo thuộc nhóm Bacon (nhóm nạc mỡ), là giống heo có tầm
vóc lớn, sắc lông trắng có ánh vàng, đầu to, mõm dài vừa phải trán rộng hay hơi
5
cong, tai đứng, lưng thẳng, bụng gọn, ngực rộng và sâu, mông cao, vành tai có
nhiều lông mịn và dài, đuôi heo dài, khấu đuôi to thường xoắn thành 2 vòng cung.
Khi nhìn ngang giống hình chữ nhật, bốn chân to khỏe, đi trên ngón, khung xương
vững chắc, có 12 vú trở lên, các núm vú cách đều nhau, lộ rõ, khoảng cách 2 hàng
vú không quá xa; heo nái đẻ sai, tốt sữa, nuôi con khéo, chịu được kham khổ, chất
lượng quầy thịt tốt.
Sức sinh trưởng: heo nuôi thịt 6 tháng tuổi đạt từ 90 – 100 kg trở lên, lúc
trưởng thành trọng lượng trung bình đạt 250 – 300 kg. Sức sinh sản: mỗi năm heo
nái Yorkshire đẻ có thể khoảng 1,8 – 2,4 lứa, trung bình mỗi lứa 10 – 11 con.
Hình 2.1 Heo Yorkshire (nguồn: www.niemtin.free.fr/nuoiheo.htm)
- Đặc điểm của giống Landrace
Có nguồn gốc từ Đan Mạch, được tạo từ 2 giống heo là Youtland Đức và
Yorkshire Anh.
Đây là giống heo nhiều nạc, có sắc lông trắng tuyền không có đốm đen nào
trên thân, tầm vóc lớn, tai to và dài che phủ hai mắt (Landrace cải tiến tai hơi nhỏ
chỉ che phủ một phần mắt), dài đòn, lưng thẳng, bụng gọn, phần sau nở nang, mắn
đẻ, tăng trọng nhanh, nhìn ngang thaân hình gioáng nhö moät tam giaùc.
6
Sức sinh trưởng: Heo Landrace nuôi thịt tăng trọng nhanh nuôi 5 -6 tháng
tuổi đạt 90 kg trở lên, trưởng thành trọng lượng trung bình đạt 250 - 300 kg. Sức
sinh sản: 9 – 11 con/lứa, bầy heo con sinh ra mau lớn, sớm thành thục.
Heo Landrace có nhu cầu dinh dưỡng cao, nếu không cung cấp đủ chất dinh
dưỡng theo yêu cầu của heo sẽ giảm năng suất cho thịt, tăng trưởng chậm, sinh sản
kém dễ bị mầm bệnh tấn công. Thích nghi kém hơn Yorkshire trong điều kiện nóng
và ẩm, vì thế heo khó nuôi tốt được ở vùng nông thôn, chỉ nuôi ở các công ty, trang
trại lớn hoặc những hộ có điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tốt.
Hình 2.2 Heo Landrace (nguồn: www.niemtin.free.fr/nuoiheo.htm)
Đặc điểm của giống Duroc
Có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc nước Mỹ, do dòng heo Duroc ở NewYork
lai dòng heo Jersey là chính nên có tên gọi Duroc Jersey.
Đây là giống heo hướng nạc, phẩm chất thịt tốt. Heo có thân hình vững chắc
và có màu lông thay đổi từ vàng nhạt, vàng đỏ, đỏ hung và đỏ sậm, lông hơi quăn, 4
chân khỏe đi lại vững vàng, 4 móng màu đen, tai to ngắn, một nửa phía đầu tai gập
về phía trước, đầu to mõm thẳng và dài vừa phải, lưng cong, mông to, đùi to ngắn,
ngắn đòn.
Sức sinh trưởng: heo đạt 100 kg ở khoảng 6 tháng tuổi, khi trưởng thành nọc
nái đạt khoảng 200 – 250 kg thể trọng.
7
Sức sinh sản: vì là heo giống hướng sinh trưởng nên heo Duroc đẻ khó, ít sữa
mỗi năm heo nái đẻ khoảng 1,8 – 2 lứa, số heo con trên ổ 7 – 9 con, trọng lượng heo
con sơ sinh bình quân 1,5 – 1,8kg.
Hình 2.3 Heo Duroc (nguồn: www.niemtin.free.fr/nuoiheo.htm)
Đặc điểm của giống Pietrain
Giống heo này có nguồn gốc ở làng Pietrain, Bỉ.
Heo Pietrain có tầm vóc trung bình, đầu nhẹ lỗ tai nhọn hướng về phía trước,
tai đứng, sắc lông nền trắng có đốm bông đen, chân ngắn rắn chắc, lưng dài và rộng,
mông đùi nở nang. Đặc biệt đường sống lưng thấy rõ.
Heo Pietrain khi trưởng thành đạt 200 – 280 kg, tỷ lệ nạc khoảng 66,7 %.
Heo nái mỗi năm đẻ 2 - 2,2 lứa, trung bình mỗi lứa đẻ 8 – 10 con. Heo cho sữa thấp
và nuôi con kém, thích nghi kém với khí hậu nóng ẩm, dễ bị stress, chậm tăng
trưởng hơn so với các giống khác.
8
Hình 2.4 Heo Pietrain (nguồn: www.niemtin.free.fr/nuoiheo.htm)
2.1.5.2 Công tác giống
Heo con được chọn làm giống hậu bị từ lúc cai sữa có lý lịch rõ ràng, có sức
sinh trưởng và phát triển tốt, ngoại hình đẹp và là con của những nái có khả năng
sinh sản cao, cho sữa tốt, sức kháng bệnh cao, chọn những con có bố mẹ là
Yorkshire thuần. Các bước tiến hành chọn giống như sau:
- Kiểm tra lúc mới sinh: heo con phải đạt 1,2 kg trở lên, không dị tật, không
bị bệnh, lông da bóng mượt, chọn hậu bị heo phải có số vú chẵn, cái có 12 vú trở
lên, đực trên 14 vú và khoảng cách giữa các vú đều nhau, khoảng cách giữa hai
hàng vú không quá gần và cũng không quá xa nhau, các núm vú phải lộ rõ, bộ phận
sinh dục phát triển bình thường.
- Kiểm tra lúc cai sữa: tiến hành cân trọng lượng, heo được chọn phải đạt 5
kg trở lên. Chọn lọc heo đực và cái hậu bị lúc 2,5 tháng tuổi phải có đặc điểm ngoại
hình đẹp, lông da bóng mượt, không dị tật, đạt 12 vú trở lên, các núm vú lộ rõ và
cách đều. Heo đực dịch hoàn phải to và đều.
- Heo hậu bị được lập phiếu theo dõi ghi nhận khả năng sinh trưởng, từ đó
chọn lọc những con tốt để thay thế đàn, thông thường kiểm tra cá thể lúc 150 ngày
tuổi nên heo từ 60 - 150 ngày tuổi được nuôi tập trung trong ô lớn, đến lúc 150 ngày
9
tuổi heo đã đủ điều kiện sẽ đưa vào nuôi cá thể được cân trọng lượng và đo độ dày
mỡ lưng, kiểm tra ngoại hình thể chất trước khi sử dụng để thay đàn mới.
- Khi heo được chọn làm giống thay đàn phải được lập phiếu cá thể ghi nhận
về sinh trưởng, sức sinh sản, cách quản lý và các vấn đề khác liên quan.
Ngoài ra trại còn sử dụng máy đo để hỗ trợ cho công tác chọn giống qua các
chỉ tiêu như độ dày mỡ lưng, vòng xương ống chân.
Việc phối giống được thực hiện vào buổi sáng và buổi chiều bằng phương
pháp gieo tinh nhân tạo, mỗi nái được phối 2 lần, mỗi lần phối cách nhau 12 tiếng.
Quá trình khai thác tinh được thực hiện vào sáng sớm lúc 5h00.
2.1.6 Quy trình nuôi dưỡng chăm sóc
2.1.6.1 Chuồng trại
Chuồng heo nọc: là hệ thống chuồng hở, 2 nóc mái lợp ngói, được thiết kế
với quạt lùa cùng hệ thống phun sương, hai bên có thêm màn lưới che chắn để giảm
bớt nắng trực tiếp tạt vào và tránh gió lùa, chuồng được xây dựng với diện tích 4
m2/con, có sân chơi. Mỗi ngăn đều có máng ăn và núm uống riêng biệt.
- Chuồng nái mang thai và nái khô: được thiết kế dạng nóc đôi, mái lợp
bằng ngói. Chuồng được chia thành 3 dãy đều nhau với mỗi dãy là 30 ô nuôi cá thể,
kích thước mỗi ô 2 m x 0,8 m (dạng chuồng lồng) và có sân chơi. Mỗi dãy được lắp
hệ thống phun sương phía trên, hệ thống quạt ở đầu chuồng, giữa chuồng và cuối
chuồng. Ở giữa và cuối chuồng có ô cá thể riêng cho nọc thí tình nhằm kích thích
nái sớm động dục trở lại, đồng thời giúp kĩ thuật viên phát hiện lên giống kịp thời
và phối giống đúng thời điểm.
- Chuồng nái đẻ và nuôi con: Chuồng được thiết kế dạng chuồng kín để
đảm bảo nhu cầu sinh lý heo mẹ và heo con, đồng thời lắp đặt hệ thống quạt hút ở
cuối chuồng và hệ thống phun sương ở đầu chuồng để đảm bảo thông thoáng và làm
giảm bớt khí độc trong chuồng nuôi, có đèn úm để sưởi ấm cho heo con. Mỗi
chuồng nái phân chia thành hai dãy, mỗi dãy 16 ô cho nái đẻ và nuôi con (dạng
chuồng lồng, sàn sắt) với kích thước dài 2,2 m x rộng 1,85 m.
10
- Chuồng nuôi heo cai sữa: Chuồng được thiết kế dạng chuồng kín, tất cả
các heo con cai sữa được nuôi trên chuồng sàn sắt, thiết kế theo kiểu nóc đôi, mái
lợp ngói, chuồng dài 50 m x rộng 12 m, có hai dãy được chia làm đôi có vách ngăn
bằng tường cách biệt hoàn toàn. Chuồng được che kín bằng bạt trong. Đầu chuồng
có hệ thống phun sương có lưới cước ngăn 3 lớp, cuối dãy chuồng có lắp hệ thống
quạt hút. Bên trong dãy chuồng có 11 ô, mỗi ô dài 4,5 m x rộng 2,5 m, chiều cao
1m, riêng những ô cuối dãy chuồng dùng để nuôi heo cai sữa sớm và heo còi. Lối đi
cặp vách ngoài có máng ăn bán tự động có lỗ điều chỉnh lượng thức ăn rơi xuống.
Mỗi ô có 2 máng ăn bán tự động được lắp ở đầu mỗi ô chuồng, núm uống tự động
được đặt gần góc ô chuồng đảm bảo luôn có đủ nước sạch cho heo con uống. Hệ
thống đèn úm và đèn chiếu sáng cho heo con vào ban đêm, mỗi ô chuồng có 1 đèn
hồng ngoại và 1 đèn dây tóc.
Hình 2.5 Chuồng heo con sau cai sữa
- Chuồng nuôi heo thịt và hậu bị nhỏ: dạng chuồng sàn làm bằng đà xi
măng, mái lợp ngói hai nóc. Chuồng được thiết kế ở dạng chuồng kín, đầu chuồng
được lắp hệ thống phun sương, cuối chuồng được lắp hệ thống quạt hút. Chuồng
được chia thành hai dãy. Mỗi dãy gồm 11 ô, mỗi ô từ 10 đến 15 con, sau mỗi ô
chuồng đều có hồ tắm.
11
- Chuồng nuôi heo hậu bị lớn: là chuồng hở mái ngói hai nóc, có hai dãy.
Mỗi dãy 10 ô có lắp quạt lùa cùng với hệ thống phun sương, mỗi ô nuôi 4 - 5 con,
chuồng nền có sân chơi.
2.1.6.2 Thức ăn
Phần lớn các loại cám nuôi heo ở trại đều được trại mua nguyên liệu về và tự
trộn, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển của heo trong từng giai
đoạn. Riêng thức ăn cho heo con theo mẹ và cho heo cai sữa giai đoạn đầu thì được
mua (cám viên đỏ, cám viên vàng) từ công ty Cargill.
Heo nái nuôi con, đực hậu bị và cái hậu bị cho ăn cám số 6.
Heo nái khô, nái mang thai và đực làm việc cho ăn cám số 10.
Heo thịt cho ăn cám C, cám D, cám số 6 và cám số 7.
Thành phần dưỡng chất các loại cám đang sử dụng trong trại được trình bày
qua bảng 2.1.
Bảng 2.1 Thành phần dưỡng chất các loại cám đang sử dụng
Loại cám
Cám
Cám
Cám
Thành phần
số 6
số 10
số 7
NLTĐ (Kcal/kg)
3.200
3.000
3.200
Protein thô (%)
18,66
12,91
Béo (%)
7,5
Xơ thô (%)
Cám D
Cám viên Cám viên
đỏ
vàng
3.241
3.200
3.100
14,84
20,99
20
19
6
7
7,5
3
3
5
5,4
5,21
4
5
5
Ca (%)
0,67
0,92
0,56
0,61
0,8 - 1,25
0,8 - 1,25
P tổng số (%)
0,35
0,6
0,25
0,32
-
-
P hữu dụng (%)
0,6
0,5
0,5
0,7
0,65
0,65
Muối (%)
0,5
0,6
0,6
0,9
0,8
0,8
Vật chất khô (%)
87,75
87,74
87,78
87,78
86
86
Tylosin (mg/kgTĂ)
-
-
-
-
50
50
Colistin (mg/kgTĂ)
-
-
-
-
80
80
(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại chăn nuôi Hưng Việt, 2012)
12
Định mức cám sử dụng cho các loại heo trong trại được trình bày qua bảng
2.2
Bảng 2.2 Định mức cám cho từng loại heo
Loại Heo
Loại cám
Định mức cho ăn (kg/con/ngày)
Heo nái
Cám số 6
4–6
Heo con theo mẹ
Cám viên đỏ,vàng
Ăn tự do
Heo con sau cai sữa
Cám viên đỏ, vàng, cám C Ăn tự do
Heo nái mang thai
Cám số 10
2,5 – 3,0
Heo nọc
Cám số 10
2,5 – 4,0
Heo hậu bị
Cám D, cám số 10
2,0 – 3,5
Heo thịt
Cám D, cám 7
Ăn tự do
(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại chăn nuôi Hưng Việt, 2012)
2.1.6.3 Nước uống
Trại sử dụng nguồn nước ngầm được bơm từ các giếng khoan qua xử lý
Chlorine và được đưa lên bồn chứa lớn (30 m3) đặt trên cao 10 m so với mặt đất
bằng máy bơm chạy tự động.
Nước qua hệ thống ống dẫn được phân phối cho các dãy chuồng và đến từng
núm uống tự động cho mỗi ô chuồng.
2.1.6.4 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng
2.1.6.4.1 Heo đực giống
Heo đực giống mỗi ngày cho ăn 2 lần: vào buổi sáng lúc 7 giờ và buổi chiều
lúc 15 giờ, đực giống luôn được tắm sạch sẽ và làm mát lúc trời nắng nóng và trước
khi lấy tinh. Heo đực giống được lấy tinh chu kỳ 2 lần/tuần.
2.1.6.4.2 Nái khô và nái mang thai
Thường tắm một lần vào buổi sáng hoặc buổi chiều, nếu trời nắng nóng thì
cho vận hành hệ thống phun sương hoặc có thể xịt tắm lại một lần nữa để làm mát
heo. Heo được cho ăn ngày 2 lần tùy thuộc vào trọng lượng và giai đoạn mang thai
của từng con (từ 2 - 3,5 kg) và cho ăn thêm rau muống. Ngày cai sữa cho nái nhịn
ăn, ngày thứ 2 cho ăn từ (2,4 – 4,5 kg), sau 7 ngày nếu nái chưa lên giống cho ăn
13