TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Khóa 35 (2009-2013)
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH
NHIỆM CỦA THANH TRA TÀI NGUYÊN MÔI
TRƯỜNG VÀ VIỆC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện
ThS. Kim Oanh Na
Lê Quốc Thắng
MSSV: 5095656
Lớp: Hành Chính K35
Cần Thơ, tháng 10/2012
Những quy định của pháp luật về trách nhiệm của thanh tra tài nguyên môi trường và
việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu tại Khoa Luật, trường
Đại học Cần Thơ trong các năm học vừa qua.
Với tình cảm chân thành, người viết xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy, cô đã tham
gia giảng dạy người viết và tất các thầy, cô tại Khoa Luật, Đại học Cần thơ đã tận tình giúp
đỡ, tạo điều kiện cho người viết trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, người viết xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Kim Oanh Na đã
tận tình hướng dẫn người viết nghiên cứu đề tài, chỉnh sửa và hoàn chỉnh luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không trách khỏi những
thiếu soát, người viết rất mong được nhận những ý kiến đóng góp, bổ sung của quý thầy, cô
và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Cần thơ, tháng 11 năm 2012
Tác giả luận văn
Lê Quốc Thắng
GVHD: ThS Kim Oanh Na
Trang 2
SVTT: Lê Quốc Thắng
Những quy định của pháp luật về trách nhiệm của thanh tra tài nguyên môi trường và
việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẨN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Cần thơ, Ngày…tháng…năm 2012.
GVHD: ThS Kim Oanh Na
Trang 3
SVTT: Lê Quốc Thắng
Những quy định của pháp luật về trách nhiệm của thanh tra tài nguyên môi trường và
việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Cần thơ, Ngày…tháng…năm 2012.
GVHD: ThS Kim Oanh Na
Trang 4
SVTT: Lê Quốc Thắng
Những quy định của pháp luật về trách nhiệm của thanh tra tài nguyên môi trường và
việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
MỤC LỤC
Lời nói đầu ........................................................................................................................ 01
CHƯƠNG 1: Khái quát chung về môi trường và thanh tra tài nguyên môi trường ..... 04
1.1 Một số vấn đề về môi trường......................................................................................... 04
1.1.1 Một số khái niệm........................................................................................................ 04
1.1.1.1 Khái niệm về môi trường......................................................................................... 04
1.1.1.2 Khái niệm về hoạt động bảo vệ môi trường ............................................................. 05
1.1.1.3 Khái niệm về vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường .................................. 06
1.1.1.4 Khái niệm về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường ......................... 09
1.1.2 Khái quát tình hình môi trường hiện nay .................................................................... 10
1.1.2.1 Tình hình môi trường hiện nay ................................................................................ 10
1.1.2.2 Tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường .......................................................14
1.1.3 Sơ lược các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và xử lý vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực môi trường................................................................................................... 16
1.1.3.1 Sơ lược các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường ...................................... 16
1.1.3.1 Sơ lược các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi
trường 17
1.2 Những vấn đề chung về thanh tra tài nguyên môi trường.............................................. 18
1.2.1 Lịch sử hình thành thanh tra tài nguyên môi trường................................................... 18
1.2.2 Khái niệm, vai trò và chức năng của thanh tra tài nguyên môi trường........................ 19
1.2.3 Cơ cấu, tổ chức của thanh tra tài nguyên môi trường ................................................. 21
CHƯƠNG 2: Trách nhiệm của thanh tra tài nguyên môi trường và vấn đề xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường- Pháp luật và thực tiễn........................... 23
2.1 Những quy định của pháp luật về trách nhiệm của cơ quan, cán bộ thanh tra tài nguyên
môi trường .......................................................................................................................... 23
2.2.1 Trách nhiệm của thanh tra Bộ tài nguyên và môi trường............................................ 23
2.2.2 Trách nhiệm của thanh tra Tổng cục môi trường........................................................ 28
2.2.3 Trách nhiệm của thanh tra Sở tài nguyên và môi trường ............................................ 31
2.3.4 Trách nhiệm của Thanh tra viên chuyên nghành tài nguyên và môi trường…
............................................................................................................................................ 33
GVHD: ThS Kim Oanh Na
Trang 5
SVTT: Lê Quốc Thắng
Những quy định của pháp luật về trách nhiệm của thanh tra tài nguyên môi trường và
việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
2.2 Những quy định chung về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
............................................................................................................................................ 34
2.2.1 Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường .............................. 34
2.2.2 Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường............................................. 35
2.2.3 Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường ............................ 37
2.2.4 Hình thức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường................................. 39
2.2.5 Thời hạn, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường…
............................................................................................................................................ 42
2.2.6 Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường .................................... 43
2.2.7 Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường............................. 46
2.3 Thực tiển áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường của Thanh tra tài nguyên môi trường ở
địa bàn tỉnh Kiên Giang ...................................................................................................... 49
2.3.1 Thực trạng môi trường tại địa bàn tỉnh Kiên Giang.................................................... 49
2.3.2 Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường tại địa bàn
tỉnh Kiên Giang .................................................................................................................. 51
2.3.3 Những thách thức tồn tại và ý kiến đề xuất nhằm góp phần nâng hiệu quả trong công
tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ......................................... 53
2.3.3.1 Những thách thức, tồn tại........................................................................................ 53
2.3.3.2 Ý kiến đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường .............................................................................. 55
Kết luận ............................................................................................................................. 57
Danh mục tài liệu tham khảo
GVHD: ThS Kim Oanh Na
Trang 6
SVTT: Lê Quốc Thắng
Những quy định của pháp luật về trách nhiệm của thanh tra tài nguyên môi trường và
việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay môi trường đang đứng trước nguy cơ suy thoái rất trầm trọng. Trên thế giới
cũng như ở Việt Nam, tình trạng suy thoái và ô niễm môi trường đang diễn ra một cánh
nhanh chóng và ngày càng diễn ra trên quy mô lớn, các nguồn tài nguyên suy giảm nhanh
chóng do việc khai thác quá mức và việc xử dụng lãng phí của con người, sự ô nhiễm nguồn
nước từ việc thải nước thải chưa được sử lý hoặc xử lý chưa đảm bảo vào nguồn nước của
các nhà máy, xí nghiệp, sự thiếu ý thức của người dân và việc chấp hành các quy định bảo
vệ môi trường của một bộ phận dân cư cũng như các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp…tất cả
các tồn tại trên đặt chúng ta vào tình thế phải tìm ra những biện pháp khắc phục và ngăn
chặn sự ô nhiễm, suy thoái của môi trường và trên hết là kiểm tra, giám sát việc thực hiện xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành một trong các chính sách quan trọng của
Đảng và Nhà nước ta. Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường lần lượt ra đời.
Trong đó, Luật bảo vệ môi trường 2005 được xem là công cụ hữu ích để điều chỉnh những
quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều đáng lưu ý là để đưa Luật vào thực tiễn và áp dụng một cách đúng và đầy đủ
thì cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng và sự kiểm tra, giám sát của một số cơ
quan nhất định. Vì thế, với trách nhiệm kiểm tra, giám sát của mình thanh tra tài nguyên môi
trường có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và đảm bảo pháp luật về
môi trường được thực hiện một cánh đúng đắn và đầy đủ. Cùng với đó là trách nhiệm của
Thanh tra tài nguyên môi trường trong việc xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường, một công tác hết sức quan trọng trong việc đảm bảo tính công bằng của pháp
luật và hạn chế các vụ vi phạm pháp luật có thể xảy ra.
Nhận thức được tầm quan trọng về trách nhiệm của thanh tra tài nguyên môi trường
và việc xử lý các vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cùng với
những kiến thức đã học, người viết đã chọn đề tài: “Những quy định của pháp luật về trách
nhiệm của thanh tra tài nguyên môi trường và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường để làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. mục đích nghiên cứu
Qua đề tài, trước tiên người viết muốn nói lên tình trạng ô nhiễm môi trường hiện
nay của nước ta hiện nay. Và bằng các quy định của pháp luật về thanh tra tài nguyên và môi
trường và xử lý vi phạm hành chính người viết muốn làm rõ các trách nhiệm của cơ quan
GVHD: ThS Kim Oanh Na
Trang 7
SVTT: Lê Quốc Thắng
Những quy định của pháp luật về trách nhiệm của thanh tra tài nguyên môi trường và
việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
thanh tra môi trường cũng như những cơ quan chuyên môn nhằm góp phần tạo cơ sở và điều
kiện để việc thực hiện pháp luật của thanh tra tài nguyên môi trường có thể được áp dụng dể
dàng và rộng rãi. Bên cạnh đó, là các vấn đề trong việc bảo vệ môi trường và việc xử lý các
vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Và mục đích cuối cùng và cũng là mong
muốn của người viết là có thể đóng góp một phần nhỏ trong việc hoàn thiện pháp luật để
việc thực thi pháp luật thanh tra và việc xử lý vi phạm được dễ dàng hơn.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn này, người viết tập trung nghiên cứu về trách nhiệm của
thanh tra tài nguyên môi trường và các vấn đề về xử lý vi phạm hành chính theo pháp luật
của Việt Nam. Đồng thời, người viết cũng nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý
vi phạm hành chính ở Việt Nam. Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc
áp dụng pháp luật vào thực tiễn.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người viết tập trung phân tích trách nhiệm của
thanh tra tài nguyên môi trường và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường, chủ
yếu tập trung vào các quy định hiện hành được quy định tại Nghị định 35/2009/NĐ-CP và
Nghị định 117/2009/NĐ-CP.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết sử dụng các phương pháp cụ thể như
sau: phương pháp liệt kê, phương pháp phân tích luật viết, phương pháp so sánh, tổng hợp,
phương pháp thu thập tổng hợp và xử lý thông tin, phương pháp nghiên cứu tài liệu để thực
hiện việc nghiên cứu đề tài. Cụ thể, người viết đã tiến hành phân tích làm rõ các kiến thức
chuyên môn, từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề mình đang nghiên cứu. Tiến hành
trình bày các quy định của pháp luật, giải thích và chỉ ra các mặt tích cực và những điểm tồn
tại trong quy định này. Sau đó so sánh, đánh giá giữa cơ sở lý luận và pháp lý có mâu thuẩn
hay thống nhất với nhau. Bên cạnh đó, người viết thu thập những sự kiện và thống kê các số
liệu thực tế để chứng minh cho các vấn đề đã nêu. Cuối cùng, người viết tổng hợp các vấn đề
trong một mối quan hệ thống nhất, giúp người đọc có cái nhìn tổng quát và nhìn nhận đúng
bản chất của vấn đề.
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài luận văn “Những quy định của pháp luật về trách nhiệm của thanh tra tài
nguyên môi trường và việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
GVHD: ThS Kim Oanh Na
Trang 8
SVTT: Lê Quốc Thắng
Những quy định của pháp luật về trách nhiệm của thanh tra tài nguyên môi trường và
việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
trường”. Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm có 2 chương:
Khái quát chung về môi trường và thanh tra tài nguyên môi trường.
Trách nhiệm của thanh tra tài nguyên môi trường và việc xử lý vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực môi trường: pháp luật và thực tiễn.
GVHD: ThS Kim Oanh Na
Trang 9
SVTT: Lê Quốc Thắng
Những quy định của pháp luật về trách nhiệm của thanh tra tài nguyên môi trường và
việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG
VÀ THANH TRA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
1.1. Một số vấn đề về môi trường
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về môi trường
Môi trường là một khái niệm có nội hàm rất rộng và được sử dụng trong nhiều lĩnh
vực khác nhau.
Thuật ngữ “môi trường” có nguồn gốc từ tiếng Pháp “environer” có nghĩa là “bao
quanh hoặc chu trình khép kín”. Thuật ngữ này cũng được các quốc gia sử dụng khá phổ
biến trong những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, cụ thể như; “Umwelt” (GermanĐức); “Mileu” (Dutch- Hà Lan); “Medio ambiente” (Spanish- Tây Ban Nha); “Meio
ambiente” (Portuguese- Thổ Nhĩ Kỳ); “Al’bial” (Arabic- Ả rập); “Okruzhayuchaia sreda”
(Russian- Nga); và “Kankyo” ( Japanese- Nhật).
“Môi trường” là một phạm trù rất rộng có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, cụ thể
như sau:
“Môi trường” là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con
người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ con người hay sinh vật ấy;
“Môi trường” là toàn bộ hoàn cảnh, vật thể hoặc điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng
tới sự tồn tại, phát triển của một thực thể hữu cơ;
“Môi trường” là sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh, vật thể hoặc điều kiện bên ngoài vây
quanh tác động qua lại lẫn nhau;
“Môi trường” là một nơi chốn trong số các nơi chốn, nhưng có thể là một nơi chốn
đáng chú ý, thể hiện các màu sắc xã hội của một thời kỳ hay một xã hội;
“Môi trường” được hiểu là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con
người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống bằng lao động của mình đã
khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con
người.(1)
(1)
Xem trang 1, Tài liệu hướng dẫn ôn tập- Luật môi trường -2010,Ths. Kim Oanh Na, Đại học Cần Thơ.
GVHD: ThS Kim Oanh Na
Trang 10
SVTT: Lê Quốc Thắng
Những quy định của pháp luật về trách nhiệm của thanh tra tài nguyên môi trường và
việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Môi trường trong lĩnh vực khoa học pháp lý được hiểu như là mối liên hệ giữa con
người và tự nhiên, trong đó môi trường là các yếu tố vật chất bao quanh con người và có tác
động qua lại với con người.
Ở Việt Nam, khái niệm pháp lý về môi trường được ấn định trong đạo luật về bảo vệ
môi trường, và tính đến thời điểm hiện nay có thể thấy rằng có hai khái niệm được quy định
trong Luật Bảo vệ môi trường 1993 và 2005, cụ thể như sau:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và tự nhiên”(2)
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh
vật”(3)
Ta thấy, môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội nó tác động trực tiếp
lên con người, các yếu tố tự nhiên ở đây là gió, đất, nước, không khí… và các yếu tố nhân
tạo bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc
sống như máy bay, công viên, các khu đô thị… Các yếu tố trên tác động mạnh mẽ vào cuộc
sống con người chúng ta, nó ảnh hưởng hầu hết mọi mặt của đời sống của con người và sinh
vật. Vì thế, môi trường có một sức ảnh hưởng vô cùng lớn tới sự tồn tại và phát triển của con
người.
1.1.1.2 Khái niệm về hoạt động bảo vệ môi trường
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp;
phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục
ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm
tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.(4)
Ta thấy hoạt động bảo vệ môi trường gồm rất nhiều việc làm và có rất nhiều cách để
thực hiện hoạt động môi trường, từ những hoạt động đơn giản như giữ cho môi trường trong
lành sạch đẹp cũng là một cách có thể thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường, nhưng cũng
có các công việc đòi hỏi sự chung tay của nhiều người, nhiều cơ quan chức năng như ứng
phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm…
(2)
Điều 1, Luật bảo vệ môi trường 1993
Điều 1, Luật bảo vệ môi trường 2005
(4)
Khoản 3, Điều 3, Luật bảo vệ môi trường 2005
(3)
GVHD: ThS Kim Oanh Na
Trang 11
SVTT: Lê Quốc Thắng
Những quy định của pháp luật về trách nhiệm của thanh tra tài nguyên môi trường và
việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Các hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích hiện nay cũng được đưa vào
Luật bảo vệ môi trường 2005 cụ thể như sau:(5)
Tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn
vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải.
Phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu khí thải gây hiệu
ứng nhà kính, phá hủy tầng ôzôn.
Đăng ký cơ sở đạt tiêu chuẩn môi trường, sản phẩm thân thiện với môi trường.
Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải,
công nghệ thân thiện với môi trường.
Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; sản xuất,
kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường; cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường.
Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị
kinh tế và có lợi cho môi trường.
Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cơ quan, cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ thân thiện với môi trường.
Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi
trường của cộng đồng dân cư.
Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ thủ tục gây hại
đến môi trường.
Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường.
Vì vậy, để thực hiện tốt hoạt động bảo vệ môi trường, mỗi người trong chúng ta cần
có ý thức hơn để có thể giữ cho môi trường tốt hơn và trước hết là thực hiện các hoạt động
bảo vệ môi trường với cách của mình một cách phù hợp.
1.1.1.3 Khái niệm về vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Vi phạm hành chính là một loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến trong đời
sống xã hội. Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của nó thấp hơn so với tình hình tội phạm
hình sự, nhưng vi phạm hành chính là loại vi phạm xảy ra rất nhiều và nó đều là những hành
(5)
Điều 6, Luật bảo vệ môi trường 2005
GVHD: ThS Kim Oanh Na
Trang 12
SVTT: Lê Quốc Thắng
Những quy định của pháp luật về trách nhiệm của thanh tra tài nguyên môi trường và
việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
vi gây thiệt hại hoặc đe dọa làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, tập thể, lợi ích của cá
nhân cũng như lợi ích chung của toàn thể cộng đồng; đó là các loại vi phạm: vi phạm nguyên
tắc an toàn giao thông, vi phạm trong đăng ký kinh doanh…
Ngoài các loại vi phạm hành chính nói trên, vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
trường hiện nay cũng là một loại vi phạm hành chính rất phổ biến.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là một trong các loại vi phạm
pháp luật hành chính nhưng nó liên quan tới những hành vi mà Luật bảo vệ môi trường cấm
và nó cũng gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, cá nhân và cộng đồng, nếu không ngăn
chặn kịp thời có thể dẩn đến tình hình phạm tội trong lĩnh vực môi trường.
Nhận thấy được điều đó định nghĩa vi phạm hành chính đã được đưa vào hệ thống
pháp luật Việt Nam.
Theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 “Vi phạm hành chính là hành vi vi
phạm do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp
luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị
xử phạt vi phạm hành chính”.
Hiện nay Nghị định số 117/2009/NĐ/CP, ngày 31 tháng 12 năm 2009, quy định về
xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Nghị định này có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 03 năm 2010, có định nghĩa cụ thể về vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
trường: “ Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những hành vi vi phạm
các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định tại nghị định này
phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.(6)
Cùng với sự ban hành của Nghị định 117/2009/NĐ-CP là Danh mục một số mẫu
biên bản và quyết định sử dụng trong xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường:(7)
Mẫu biên bản số 01: Biên bản về vi phạm hành chính.
Mẫu biên bản số 02: Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Mẫu biên bản số 03: Biên bản khám người theo thủ tục hành chính.
Mẫu biên bản số 04: Biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật.
(6)
Xem khoản 2, Điều 1, Nghị định 117/2009/NĐ-CP, 31/12/2009, Về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường
(7)
/>
GVHD: ThS Kim Oanh Na
Trang 13
SVTT: Lê Quốc Thắng
Những quy định của pháp luật về trách nhiệm của thanh tra tài nguyên môi trường và
việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Mẫu biên bản số 05: Biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện.
Mẫu quyết định số 06: Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
Mẫu quyết định số 07: Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Mẫu quyết định số 08: Quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
Mẫu quyết định số 09: Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện.
Mẫu quyết định số 10: Quyết định xử phạt cảnh cáo theo thủ tục đơn giản.
Mẫu quyết định số 11: Quyết định phạt tiền theo thủ tục đơn giản.
Mẫu quyết định số 12: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Mẫu quyết định số 13: Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
Mẫu quyết định số 14: Quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi
phạm hành chính trong trường hợp không áp dụng xử phạt hành chính.
Mẫu quyết định số 15: Quyết định áp dụng hình thức tạm đình chỉ hoạt động đối với
cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng.
Mẫu quyết định số 16: Quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động đối với cơ sở sản
xuất, kinh doanh và dịch vụ gây ô nhiễm môi trường kéo dài hoặc nghiêm trọng.
Mẫu quyết định số 17: Quyết định áp dụng hình thức buộc di dời đối với cơ sở sản
xuất, kinh doanh và dịch vụ vi phạm khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu
dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên và cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Mẫu quyết định số 18: Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức
cấm hoạt động, tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời.
Mẫu quyết định số 19: Quyết định Xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế buộc di
dời.
1.1.1.4 Khái niệm về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử
lý hành chính khác.
Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau
đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp
GVHD: ThS Kim Oanh Na
Trang 14
SVTT: Lê Quốc Thắng
Những quy định của pháp luật về trách nhiệm của thanh tra tài nguyên môi trường và
việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị
xử phạt hành chính.
“Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình
thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi
phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính” (8)
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường được áp dụng cho: Cá nhân,
tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức ngoài nước, có hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực môi trường trên lãnh thổ Việt Nam đều phải bị xử phạt theo nghị định
117/2009/NĐ-CP hoặc các nghị định liên quan (9) trừ những trường hợp có điều ước quốc tế
quy định khác mà Việt Nam là thành viên.
Cũng như xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác, xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực môi trường được áp dụng cho các hành vi trái pháp luật quy định
tại Điều 7 Luật bảo vệ môi trường 2005 và Nghị định 117/2009/NĐ-CP và không phải là tội
phạm, thì bị xử lý vi phạm hành chính.
Các biện pháp xử lý hành chính khác được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi
phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm
hình sự được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27(10) của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính năm 2002, sửa đổi bổ sung 2007, 2008 bao gồm:
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Đưa vào trường giáo dưỡng.
Đưa vào cơ sở giáo dục.
Đưa vào cơ sở chữa bệnh.
Quản chế hành chính.
1.1.2 Khái quát tình hình môi trường hiện nay
1.1.2.1 Tình hình môi trường hiện nay
Hiện trạng môi trường đất
(8)
Khoản 2, Điều 1, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Khoản 1, Điều 2, Nghị định 117/2009/NĐ-CP, 31/12/2009, Về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường
(10)
Khoản 2, Điều 1, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
(9)
GVHD: ThS Kim Oanh Na
Trang 15
SVTT: Lê Quốc Thắng
Những quy định của pháp luật về trách nhiệm của thanh tra tài nguyên môi trường và
việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Tục ngữ Việt Nam có câu “tấc đất tấc vàng” quả đúng như vậy, đất đai không chỉ là
tài sản rất quý giá đối với con người, và có vai trò quan trọng đặt biệt đối với chủ quyền
quốc gia, mà nó còn là thành phần cốt lõi của môi trường, là chỗ dựa cho tất cả các hệ sinh
thái, đồng thời cũng là yếu tố quan trọng để điều hòa khí hậu, nhiệt độ, và là túi lọc chuyển
nước bề mặt thành nước ngầm, chứa vô khối nước tinh khiết,… Tuy nhiên, sự tác động thiếu
cân nhắc đã gây ảnh hưởng xấu như ô nhiễm, suy thoái, sự cố đất. Chính vì vậy, để bảo vệ
chúng, cũng như có thể phát huy vai trò vốn có của nó, đòi hỏi phải có sự tác động tích cực
một cách thường xuyên từ con người, từng quốc gia và cả toàn cầu.(11)
Hiện nay, tình hình ô nhiễm môi trường đất đang diễn ra rất nghiêm trọng với nguồn
gốc phát sinh ra ô nhiễm; hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà máy công nghiệp, nông
nghiệp, chất thải sinh hoạt của con người thải vào môi trường đất mà chưa được xử lý… Các
loại chất thải này tích tụ trong thời gian dài gây ảnh hưởng tới chất lượng đất và sức khỏe
của con người. Người ta chia chất thải làm ô nhiễm môi trường đất thành 4 loại cơ bản sau:
Chất thải hóa học và hữu cơ ( như thuốc trừ sâu, phân hóa học, xác động vật, thực vật…);
Chất thải kim loại (như phế phẩm quặng, mỏ sắt, chì kẽm…); Chất thải khí và phóng xạ
(như khí từ các nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện nguyên tử…); Chất thải xây dựng (như
gạch, cát, đá…).
Nhìn chung, sự thoái hóa và ô nhiễm của môi trường đất nước ta diễn biến theo
chiều hướng rất xấu, sự phát triển kinh tế và xã hội đã khiến con người tác động vào đất
ngày càng mạnh mẽ hơn, cùng với đó chưa có một cơ chế bảo vệ, phục hồi một cách hợp lý
nên làm cho đất ngày càng bị thoái hóa trầm trọng. Chính vì thế, chúng ta cần tăng cường
bảo vệ và phục hối đất ngay từ bây giờ.
Hiện trạng môi trường nước
Với tổng dòng chảy nước mặt khoảng 835 tỷ m3/năm và lượng mưa trung bình hằng
năm là 2000mm(12), cùng với nước ngầm và lượng nước trên các con sông (trong đó có 15
con sông có diện tích lưu vực từ 3000 km2 trở lên, và riêng sông Mekong có lượng dòng
chảy hằng năm trên 500 tỷ m 3/năm, sông Hồng đạt trên 120 tỷ m3/năm) cho thấy Việt Nam
là quốc gia có nguồn nước tương đối giàu và phong phú so với các quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, hiện tượng suy giảm và ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng lo nhất
của sự hủy hoại môi trường tự nhiên, điều đó đã và đang xãy ra trên đất nước Việt Nam.
(11)
(12)
Trang 26 - Tài liệu hướng dẩn ôn tập - Luật môi trường - Ths. Kim Oanh Na- Đại học Cần Thơ.
Trang 32 - Tài liệu hướng dẩn ôn tập - Luật môi trường -Ths. Kim Oanh Na - Đại học Cần Thơ
GVHD: ThS Kim Oanh Na
Trang 16
SVTT: Lê Quốc Thắng
Những quy định của pháp luật về trách nhiệm của thanh tra tài nguyên môi trường và
việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, dùng tưới lúa và hoa màu, chủ yếu
là ở đồng bằng sông Cửu long và đồng bằng sông Hồng. Việc sử dụng nông dược và phân
bón hóa học càng góp thêm phần ô nhiễm môi trường.
Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước nghiêm trọng, mỗi ngành có một loại nước
thải khác nhau, và điển hình là khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến sông Cầu thành
màu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số; khu công nghiệp Việt Trì xả mỗi
ngày hàng ngàn mét khối nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt…xuống
sông Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể; khu công nghiệp Biên Hòa và thành phố Hồ Chí
Minh tạo ra nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn tất cả các sông
rạch ở đây và cả vùng lân cận.
Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng do quá trình tăng dân số và
các đô thị hóa. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải của các cơ sở tiểu thủ
công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở nước ta.
Điều đáng nói là các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi trường, điều chưa
qua xử lý bởi nước ta chưa có hệ thống hoàn chỉnh để xử lý nước thải nào đúng nghĩa như
tên gọi, điều đó có thể gây thiệt hại về người, tài sản của nhà nước, tập thể và cá nhân, đồng
thời gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Vì vậy, để nâng cao trách nhiệm và tăng
cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước nói riêng và môi trường sinh thái
nói chung, thì cần phải có các quy định cụ thể hơn của pháp luật.
Hiện trạng môi trường không khí
Không khí là yếu tố mà sự sống con người không thể thiếu được. Cách đây mấy
chục năm con người vẫn còn nghĩ rằng không khí là vô tận, thì ngày nay cùng với sự gia
tăng dân số và sự phát triển sản xuất, sự suy giảm các yếu tố tự nhiên cũng làm cho không
khí biến đổi theo chiều hướng xấu đi. Nhằm khắc phục và hạn chế tình trạng ô nhiễm không
khí luật pháp quốc tế, và pháp luật quốc gia được đặt ra đã có những đóng góp nhất định
trong việc bảo vệ không khí và bảo vệ môi trường.
Riêng ở Việt Nam tình hình ô nhiễm không khí diễn ra một cách hết sức nghiêm
trọng cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội là sự đô thị hóa một cách nhanh chóng, sự
bùng nổ của các phương tiện giao thông cơ giới và sự gia tăng của các khu công nghiệp đã
làm cho tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng cao.
Năng lượng tiêu thụ ở các đô thị có thể chiếm tới ¾ tổng năng lượng tiêu thụ của
quốc gia (than, dầu, xăng, khí đốt…) do đó các vấn đề ô nhiễm không khí trầm trọng thường
GVHD: ThS Kim Oanh Na
Trang 17
SVTT: Lê Quốc Thắng
Những quy định của pháp luật về trách nhiệm của thanh tra tài nguyên môi trường và
việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
xảy ra ở các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn. Hoạt động giao thông vận tải, các ngành công
nghiệp, thủ công nghiệp và hoạt động xây dựng là những nguồn chính gây ô nhiễm không
khí ở các đô thị. Theo đánh giá của các chuyên gia, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao
thông gây ra chiếm 70%.(13)
Theo kết quả nghiên cứu vừa công bố tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos, Việt Nam
nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Hai trung tâm nghiên cứu môi trường thuộc đại học Yale và Columbia của Mỹ thực hiện báo
cáo thường niên mang tên The Enviromental Performance Index (EPI), khảo sát 132 quốc
gia. Họ sử dụng các số liệu vệ tinh để đo đếm nồng độ ô nhiễm và từ đó tính toán ra mức độ
“bẩn” ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào. EPI xếp hạng các nước dựa trên việc
chỉ số đánh giá việc thực hiện các chính sách liên quan đến môi trường-y tế và chất lượng hệ
sinh thái. Các chỉ số này là một trong các thước đo đánh giá ở cấp độ quốc gia, xem mỗi
quốc gia tiến gần đến mục tiêu đặt ra về môi trường hay chưa. Kết quả nghiên cứu được
công bố cho từng quốc gia, gồm nhiều chỉ số như chất lượng không khí, nước, ảnh hưởng
của môi trường đến sức khỏe, nông nghiệp, biến đổi khí hậu, rừng… Về ảnh hưởng của chất
lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 123 trong bảng xếp hạng 132 quốc gia được khảo sát.
Về ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe, Việt Nam đứng thứ 77. Về chất lượng nước
Việt Nam đứng thứ 80. Tính theo chỉ số chung của EPI Việt Nam xếp hạng 79.(14)
Từ những thực trạng trên chúng ta có thể nhận thấy tình trạng ô nhiễm không khí
đang diễn ra hết sức trầm trọng, đòi hỏi cấp bách hiện nay là có những chính sách phát triển
hợp lý, những biện pháp cũng như công cụ phù hợp để bảo vệ và khắc phục tình trạng ô
nhiễm hiện nay.
(13)
(14)
/> />
GVHD: ThS Kim Oanh Na
Trang 18
SVTT: Lê Quốc Thắng
Những quy định của pháp luật về trách nhiệm của thanh tra tài nguyên môi trường và
việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Hiện trạng tài nguyên rừng:
Năm 1943 diện tích rừng của Việt Nam là 14,3 triệu ha, đạt tỷ lệ che phủ là
43,5%(15). Đến năm 1983 chỉ còn lại 7,2 triệu ha, tỷ lệ che phủ chỉ còn 22%. Diện tích rừng
giảm mạnh trong thời gian 1943-1983 là do các tác động của các cuộc chiến tranh, không lực
Hoa Kỳ đã sử dụng hàng triệu tấn bom đạn, hơn 80 triệu lít thuốc diệt cỏ và các phương tiện
chiến tranh khác đã tiêu hủy và săn phẳng diện tích rừng rất lớn, trong vòng 40 năm đó diện
tích rừng nước ta mất hơn 7 triệu ha, một con số đáng báo động.
Ngoài ý nghĩa về kinh tế, rừng còn giữ vai trò cân bằng sinh thái môi trường. Để
đảm bảo vai trò của rừng đối với việc bảo vệ môi trường, theo quy hoạch chúng ta cần phải
nâng độ che phủ của cả nước hiện tại gần 40% lên đến 45- 50%, vùng núi dốc phải đạt 7080%. Sự quản lý của nhà nước về quy hoạch bảo vệ phát triển rừng được thể hiện qua những
nguyên tắc quản lý, sử dụng và phát triển đối với 3 loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
và rừng sản xuất.(16)
Đối với rừng phòng hộ: Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có,
trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc…
Đối với rừng đặc dụng: Bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc
gia, khu bảo tồn thiên nhiên…
Đối với rừng sản xuất: Đảm bảo duy trì, phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy
trì phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng rừng…
Ta thấy, công tác quản lý, quy hoạch và bảo vệ tài nguyên rừng đã có nhiều chuyển
biến tích cực trong thời gian qua, công tác thanh, kiểm tra và quản lý rừng ngày càng chuyển
biến theo hướng tốt hơn. Tình hình tài nguyên rừng của nước ta đang dần được phục hồi và
ổn định, nếu sử dụng một cách hợp lý sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao và bảo vệ được
môi trường sinh thái và là lá phổi xanh cho nhân loại.
Hiện trạng môi trường tại các khu công nghiệp và khu dân cư
Hiện nay, nước ta có 223 khu công nghiệp, trong đó 171 khu công nghiệp đã hoạt
động với diện tích đất gần 57.300 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 46%. Các khu công nghiệp
đem lại lợi nhuận rất cao và giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư rất lớn. Tuy nhiên,
nó cũng vướng phải một số trở ngại không nhỏ làm ảnh hưởng tới môi trường, khoảng 70%
trong số hơn 1 triệu m 3 nước thải/ ngày từ các khu công nghiệp được xả thẳng vào các nguồn
(15)
(16)
Trang 55- Giáo trình luật môi trường- Trường Đại học luật Hà Nội, 2004.
/>
GVHD: ThS Kim Oanh Na
Trang 19
SVTT: Lê Quốc Thắng
Những quy định của pháp luật về trách nhiệm của thanh tra tài nguyên môi trường và
việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
tiếp nhận mà không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nước mặt. 57% số khu công nghiệp
đang hoạt động chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Chất lượng nước mặt tại các
vùng chịu tác động của nguồn thải từ các khu công nghiệp đã suy thoái. Không khí tại các
khu công nghiệp đang bị ô nhiễm, một số nơi xuất hiện khí CO, CO2, NO2 và các chất độc
hại khác. Lượng thải rắn tại các khu công nghiệp ngày càng tăng, trong đó chất thải nguy hại
chiếm khoảng hơn 20%, tỷ lệ chất thải rắn có thể tái chế hoặc sử dụng lại là khá cao.(17)
Ở các khu dân cư và các chợ tình hình ô nhiễm cũng là những vấn đề đáng báo động.
Trong khi các nhà máy xí nghiệp đã được quy hoạch vào các khu công nghiệp thì các cơ sở
sản xuất thủ công nhỏ lẻ của các hộ gia đình vẫn còn tồn tại không ít nơi trong các khu dân
cư. Tình hình này đã dẫn đến một hệ lụy ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều
người: “cơ sở nhỏ, gây ô nhiễm lớn”.(18)
1.1.2.2 Tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
Tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt nam hiện nay đang ở
mức đáng báo động, theo các đánh giá của các cơ quan chức năng, tình hình vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường không ngừng tăng và các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi và
diễn biến một cách phức tạp. Hiện nay, tình hình vi phạm môi trường được ghi nhân là đang
diễn ra trên một phạm vi rất rộng, theo đánh giá của các cơ quan chức năng, nhiều nhà máy,
cơ sở sản xuất vẫn tiếp tục sử dụng hệ thống ngầm dẫn nước thải chưa qua xử lý ra môi
trường gây ô nhiễm nghiêm trọng. Các bãi xử lý rác thải đô thị quá tải và công nghệ xử lý
lạc hậu, nhất là tại các khu vực ngoại thành, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là
nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện. Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ động vật hoang
dã, quý hiếm tiếp tục diễn biến phức tạp. Tình trạng huỷ hoại rừng tiếp tục xảy ra nghiêm
trọng, nhất là đối với các khu rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên. Tình trạng nhập rác
thải công nghiệp vào nước ta đang diễn biến phức tạp. Tính riêng tại Cảng Hải Phòng trong
năm qua, cơ quan chức năng đã phát hiện hàng trăm container rác nhập khẩu, trong đó có
chất thải nguy hại cả chất dioxin, chất phóng xạ, các thiết bị công nghệ lạc hậu sản xuất từ
những năm 60 của thế kỷ trước. Hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý trái phép các loại
chất thải nguy hại như dầu máy thải, ắc quy chì cũ, bùn thải và bã quặng kim loại diễn ra tại
nhiều địa phương. Tình trạng cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi, thiếu quy
hoạch tổng thể và quản lý chưa chặt chẽ gây lãng phí tài nguyên. Nguy cơ ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng từ khai thác khoáng sản đang hiện hữu ở nhiều địa phương cần được
(17)
/> />(18) )
GVHD: ThS Kim Oanh Na
Trang 20
SVTT: Lê Quốc Thắng
Những quy định của pháp luật về trách nhiệm của thanh tra tài nguyên môi trường và
việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
chủ động ngăn chặn ngay từ đầu như nguy cơ bùn đỏ trong khai thác bôxit ở Tây Nguyên,
vụ tràn bùn gây lũ bùn ở Cao Bằng... Việc phát triển thủy điện vừa và nhỏ một cách ồ ạt
thiếu quy hoạch khoa học, tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường trong các dự án này
đã và đang diễn ra hết sức nghiêm trọng, nhất là tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Tình
hình vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề bức xúc trong nhân dân. Một số doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này đã đưa ra thị trường nhiều loại thực phẩm kém chất
lượng, có chứa hóa chất độc hại, có dư lượng thuốc bảo vệ thực phẩm, quá hạn sử dụng.
Song nhờ sự vào cuộc quyết liệt của công an và các cơ quan chức năng nên tình trạng này
thời gian qua có dấu hiệu lắng xuống. Việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc
kích thích tăng trưởng chưa tuân thủ đúng kỹ thuật, tình trạng phát triển nuôi trồng thủy sản
tự phát, thiếu quy hoạch dẫn tới ô nhiễm môi trường xảy ra nghiêm trọng ở một số nơi.
Nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm như lợn tai xanh, H5N1, dịch tả bùng phát trở lại do vi
phạm của một bộ phận người dân, đáng lo ngại tại một số địa phương thuộc Hà Nội, Hải
Dương, Bắc Giang, Hà Tĩnh... Không xử lý gia súc chết do tai xanh, gây ô nhiễm, thậm chí
có nơi còn bán ra thị trường, làm phát tán dịch bệnh và mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng có nguyên nhân sâu xa do môi trường bị suy
thoái, hủy hoại.(19)
Tổng hợp kết quả phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thực hiện cho thấy, các vi phạm pháp luật về môi trường chủ yếu ở một số lĩnh
vực với một số vi phạm điển hình sau đây:
Vi phạm các quy định về báo cáo đánh giá tác động môi trường
Theo kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, các tổ chức, cá nhân thường thực hiện không
đúng hoặc không đầy đủ cam kết của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê
duyệt và bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận;
chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn, lỏng, khí như đã cam kết đăng ký, có
nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã xây dựng trạm xử lý những hệ thống xử lý không đạt yêu
cầu về kỹ thuật hoặc không vận hành thường xuyên.
Theo quy định, các cơ sở chỉ được phép đi vào hoạt động chính thức sau khi đã được
cơ quan có thẩm quyền "kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện đầy đủ các nội dung của báo
cáo đánh giá tác động môi trường và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động môi trường". Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn các doanh nghiệp đi vào hoạt động đã bỏ
qua thủ tục này.
(19) )
/>
GVHD: ThS Kim Oanh Na
Trang 21
SVTT: Lê Quốc Thắng
Những quy định của pháp luật về trách nhiệm của thanh tra tài nguyên môi trường và
việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Trong năm 2010, kết quả thanh tra, kiểm tra đối với 117 khu công nghiệp trong toàn
quốc cho thấy, 24/117 khu công nghiệp đang hoạt động hoặc đang xây dựng (20,51%)
nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường,
88/117 khu công nghiệp đang hoạt động hoặc đang xây dựng (75,21%) đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, chỉ có 30/88 khu công
nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
(68,18%) thực hiện đúng và đầy đủ nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường
được phê duyệt.(20)
Theo những báo cáo gần nhất, 6 tháng đầu năm 2012, Cục cảnh sát môi trường, Bộ
Công an cho biết, toàn lực lượng phát hiện 4.780 vụ vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường,
trung bình gần 800 vụ vi phạm mỗi tháng.(21)
Những con số thống kê trên chỉ có thể đánh giá một cách tổng quan tình hình vi
phạm môi trường hiện nay, nhưng cũng là những con số đáng báo động về tình hình vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
1.1.3 Sơ lược các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và xử lý vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực môi trường
1.1.3.1 Sơ lược các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
Ở Việt Nam, pháp luật về bảo vệ môi trường là một lĩnh vực mới, Chính phủ đã có
những cố gắng nhất định cho việc soạn thảo và ban hành.
Từ sau năm 1980, Chính phủ đã có những cố gắng nhất định, từ đó hàng loạt văn
bản pháp luật được soạn thảo, ban hành, có hiệu lực thi hành đã có tác dụng trực tiếp hoặc có
những phần liên quan đến bảo vệ môi trường, cụ thể như Luật đất đai 1987, Luật bảo vệ sức
khỏe nhân dân 1989, pháp lệnh về thuế tài nguyên 1990… Tuy nhiên, các văn bản còn bộc
lộ những đặc điểm cơ bản, quy định chưa chặt, có chổ chưa phù hợp, có điểm lạc hậu, không
nhất quán, có sự khiếm khuyết và đặc biệt là sự tồn tại của hàng loạt các quan hệ không có
luật nào điều chỉnh.
Từ thực tế pháp luật như vậy, để thực thi điều 17 và 29 của Hiến pháp 1992, cũng
như phù hợp với xu thế phát triển của pháp luật bảo vệ môi trường của các nước đến lúc phải
đòi hỏi soạn thảo và ban hành Luật bảo vệ môi trường ở nước ta, công việc đó được bắt đầu
từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX do các nhà khoa học thuộc chương trình nghiên cứu
(20)
(21)
/> />
GVHD: ThS Kim Oanh Na
Trang 22
SVTT: Lê Quốc Thắng
Những quy định của pháp luật về trách nhiệm của thanh tra tài nguyên môi trường và
việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
cấp Nhà nước về tài nguyên và môi trường khởi thảo, tại kỳ họp lần thứ 4 khóa IX, Quốc hội
đã thông qua Luật bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993.(22)
Cùng với sự ban hành các quy định trên, Việt Nam còn tham gia vào nhiều công ước
bảo vệ môi trường mang tính toàn cầu: Công ước CITES về buôn bán các loại động vật, thực
vật hoang dã nguy cấp- Washinton, tháng 3/1973; Luật biển quốc tế 1982; Công ước 1992
về đa dạng sinh học; Công ước RAMSAR 1971 về các vùng đất ngập nước…
Đến kỳ họp lần thứ 8 Quốc hội khóa XI, ngày 29 tháng 11 năm 2005, đã thông qua
Luật bảo vệ môi trường 2005. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006.
Ngoài ra, Chính phủ còn ban hành nhiều Nghị định hướng dẫn trên lĩnh vực môi
trường, Nghị định 80/2006/NĐ-CP, Hướng dẩn thi hành Luật môi trường 2005, Nghị định số
81/2006/NĐ-CP, Về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường và mới đây để thay
thế Nghị định 81 là Nghị định 117/2009/NĐ-CP, Về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
môi trường và mới đây nhất chính là Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã
được Quốc hội thông qua ngày 20/06/2012 với nhiều quy định mới linh hoạt và phù hợp.
1.1.3.2 Sơ lược các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực môi trường
Cũng như pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực môi trường cũng phát triển một cách khá muộn, xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực môi trường, ngày 26 tháng 4 năm 1996 Chính phủ ban hành Nghị định số
26/1996/NĐ-CP, Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tiếp theo
đó ngày 12 tháng 05 năm 2004 Chính phủ ban hành Nghị định 121/2004/NĐ-CP về xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường và được thay thế bằng Nghị định 81/2006/NĐCP, ngày 09 tháng 08 năm 2006 nhằm làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan chức năng trong
vấn đề xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.
Ngày 31/12/2009, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 117/2009/NĐ-CP, Về xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01
tháng 03 năm 2010.
Và mới đây là việc thông qua Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, khi Luật này
chính thức có hiệu lực thì cùng các các Nghị định trước đây Luật xử lý vi phạm hành chính
sẽ tạo nên một khung pháp lý hết sức vững chắc cho việc áp dụng và xử lý các vụ việc vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
(22)
Trang 5, Tài liệu hướng dẩn ôn tập- Luật môi trường-2010, Th.s Kim Oanh Na, Đại học Cần Thơ
GVHD: ThS Kim Oanh Na
Trang 23
SVTT: Lê Quốc Thắng
Những quy định của pháp luật về trách nhiệm của thanh tra tài nguyên môi trường và
việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
1.2 Những vấn đề chung về Thanh tra Tài nguyên môi trường
1.2.1 Lịch sử hình thành Thanh tra Tài nguyên môi trường
Pháp luật về thanh tra của nước ta được đánh dấu từ sắc lệnh 64 ngày 23 tháng 11
năm 1945, Pháp luật về thanh tra tài nguyên môi trường được hình thành và phát triển song
song với lịch sử hình thành của thanh tra nhà nước. Sau khi đất nước ta hoàn thành được
công tác giải phóng dân tộc 1975 -1990 Chính phủ đã có những cố gắng nhất định để hoàn
thiện hệ thống thanh tra nói chung và thanh tra tài nguyên môi trường nói riêng. Giai đoạn
1990-2005 hệ thống thanh tra nước ta có những chuyển biến tích cực hơn, được đánh dấu
bằng pháp lệnh thanh tra ngày 01/04/1990- một văn bản mang tính chất pháp lý cao được
ban hành, Năm 2003, cơ cấu tổ chức của cơ quan Thanh tra cũng như chức năng, nhiệm vụ
và quyền hạn của nó lại một lần nữa được kiện toàn và bổ sung trên cơ sở Nghị định số
46/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ. Trước đòi hỏi ngày càng tăng của công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, trong xu thế toàn cầu hóa, vai trò và vị trí của ngành
Thanh tra được Đảng và Nhà nước coi trọng. Ngày 16/6/2004, Quốc hội thông qua Luật
Thanh tra vào ngày 26/4/2004, Chỉ một năm sau khi Luật Thanh tra được ban hành, cơ cấu
tổ chức của Thanh tra Chính phủ tiếp tục được hoàn thiện trên cơ sở Nghị định 55/2005/NĐ
-CP ngày 25/4/2005 của Chính phủ thay thế Nghị định số 46/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003.(24)
Sau một thời gian đi vào thực tiễn luật thanh tra 2004, đã bộc lộ một số khuyết điểm,
để khắc phục và hoàn thiện hơn hệ thống Luật thanh tra 2010 đã được Quốc hội khóa XII
thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 15/10/2010, và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2011.
Ngoài ra, thanh tra tài nguyên và môi trường còn được quy định cụ thể tại các Nghị
định khác nhau, và tiêu biểu là Nghị định 35/2009/NĐ-CP, Về tổ chức và hoạt động của
thanh tra tài nguyên và môi trường.
1.2.2 Khái niệm, vai trò và chức năng của Thanh tra Tài nguyên môi trường
Khái niệm thanh tra tài nguyên môi trường
Thanh tra (Tiếng Anh là Inspect) xuất phát từ nguồn gốc La tinh (Inspectare) có
nghĩa là “nhìn vào bên trong”, chỉ một sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài đối với hoạt động
của một số đối tượng nhất định. Theo từ điển Tiếng Việt “thanh tra là kiểm soát, xem xét tại
chổ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp”. Với nghĩa này, Thanh tra bao hàm nghĩa
kiểm soát “xem xét và phát hiện ngăn chặn những gì trái với quy định. Thanh tra thường đi
(24)
/>
GVHD: ThS Kim Oanh Na
Trang 24
SVTT: Lê Quốc Thắng
Những quy định của pháp luật về trách nhiệm của thanh tra tài nguyên môi trường và
việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
kèm với một chủ thể nhất định “người làm nhiệm vụ thanh tra”, “đoàn thanh tra của Bộ” và
đặt trong phạm vi quyền hành của một chủ thể nhất định.(25)
Thanh tra là khái niệm chung để chỉ hoạt động của các cơ quan thanh tra và các tổ
chức thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, phát hiện những
sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách pháp luật để kiến nghị với các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền các biện pháp khắc phục, phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật
chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực
đó.(26)
Hoạt động thanh tra tài nguyên môi trường là một bộ phận của công tác Thanh tra,
Thanh tra tài nguyên môi trường thuộc về nhóm Thanh tra chuyên ngành và chịu sự điều
chỉnh của Luật thanh tra, nhằm đảm bảo những chức năng nhiệm vụ đặc biệt về lĩnh vực tài
nguyên môi trường.
Điều 1, Nghị định 35/2009/NĐ-CP, Về tổ chức hoạt động của thanh tra tài nguyên
môi trường có quy định: “Thanh tra tài nguyên môi trường là cơ quan thanh tra theo nghành,
lĩnh vực, được tổ chức theo quy định; thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra
chuyên ngành về đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí
tượng, thủy văn, đo đạc, bản đồ, quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo theo quy
định của pháp luật”.(27)
Vai trò của thanh tra tài nguyên môi trường
Thanh tra có một vai trò hết sức quan trong đối với sự phát triển của đất nước, nên
công tác thanh tra hết sức được chú trong phát triển và hoàn thiện pháp luật để cho thanh tra
thật sự là một công cụ hữu ích của Đảng và Nhà Nước ta, nên vai trò của các cơ quan thanh
tra được thể hiện ngay từ Sắc lệnh số 64/SL ngày 23 tháng 11 năm 1945 thành lập Ban
Thanh tra đặc biệt. Tại Sắc lệnh này quy định Ban Thanh tra đặc biệt có toàn quyền “nhận
các đơn khiếu nại của nhân dân; điều tra, hỏi chứng, xem xét các tài liệu giấy tờ của Uỷ ban
hành chính hoặc các cơ quan của Chính phủ cần thiết cho công việc giám sát; đình chức, bắt
(25)
/>Khoản 3, Điều 3, Luật thanh tra 2010
(27)
Điều 1, Nghị định 35/2009/NĐ-CP, 07/04/2009, Về tổ chức hoạt động của thanh tra tài nguyên môi trường
(26)
GVHD: ThS Kim Oanh Na
Trang 25
SVTT: Lê Quốc Thắng