Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH PHÁP LUẬT về QUẢN lý và sử DỤNG đất NGHĨA TRANG, NGHĨA địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.86 KB, 96 trang )

Đề tài: Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN HÀNH CHÍNH



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2007 – 2011

Đề tài:

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA

Cán bộ hướng dẫn
ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Tri Phương
MSSV: 5075294
Lớp Tư Pháp 3-k33

Cần Thơ, tháng 5 năm 2011

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

1

SVTH: Nguyễn Tri Phương




Đề tài: Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

2

SVTH: Nguyễn Tri Phương


Đề tài: Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

3

SVTH: Nguyễn Tri Phương


Đề tài: Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. UBND: Ủy ban nhân dân
2. TP: Thành phố
3. CP: Chính phủ
4. TNMT: Tài nguyên môi trường
5. NĐ-CP: Nghị định Chính phủ
7. QĐ-UBND: Quyết định Ủy ban nhân dân
6. QĐ-TTg: Quyết định Thủ tướng Chính phủ
7. CT-TW: Chỉ thị Trung ương
8. ATVMT: An toàn về môi trường
9. TDMNPB: Trung du miền núi phía Bắc
10. ĐBBB: Đồng bằng Bắc Bộ
11. BTB: Bắc Trung Bộ

12. NTB: Nam Trung Bộ
13. TN: Tây Nguyên
14. ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

4

SVTH: Nguyễn Tri Phương


Đề tài: Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

Trang

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3
6. Bố cục đề tài ......................................................................................................... 3
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAO ĐẤT VÀ SỬ DỤNG
ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA
1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm nghĩa trang, nghĩa địa .................................................................. 4
1.1.1.1. Khái niệm nghĩa trang .................................................................................. 4
1.1.1.2. Khái niệm nghĩa địa ...................................................................................... 5

1.1.2. Sử dụng đất nghĩa trang ................................................................................. 5
1.2. Một số khái niệm có liên quan ......................................................................... 6
1.2.1. Nghĩa trang liệt sỹ ........................................................................................... 6
1.2.2. Nghĩa trang quốc gia ....................................................................................... 6
1.2.3. Hoạt động xây dựng nghĩa trang ................................................................... 6
1.2.4. Quản lý nghĩa trang ........................................................................................ 7
1.2.5. Dịch vụ nghĩa trang ........................................................................................ 7
1.2.6. Người sử dụng dịch vụ nghĩa trang …............................................................. 8
1.3. Lược sử về đất nghĩa trang, nghĩa địa ............................................................. 8
1.4. Mối quan hệ giữa giao đất và sử dụng đất nghĩa trang .................................10
1.5. Các nguyên tắc quản lý, sử dụng đất được giao xây dựng nghĩa trang ........11
1.6. Nội dung của công tác quản lý nghĩa trang ….................................................12
1.7. Vai trò của hoạt động giao đất xây dựng nghĩa trang ….................................14
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA
2.1. Hiện trạng pháp luật về quản lý đất nghĩa trang hiện nay ............................16
2.1.1. Cơ sở pháp lý của việc giao đất xây dựng nghĩa trang …..............................16
2.1.2. Thẩm quyền giao đất xây dựng nghĩa trang ..................................................19
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

5

SVTH: Nguyễn Tri Phương


Đề tài: Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
2.1.3. Tình hình quản lý đất nghĩa trang hiện nay …...............................................21
2.1.4. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý …....................................................... 24
2.1.5. Trách nhiệm và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân được giao đất nghĩa trang
.....................................................................................................................................25

2.2. Hiện trạng về quy hoạch nghĩa trang hiện nay ..............................................27
2.2.1. Quy hoạch địa điểm nghĩa trang ....................................................................27
2.2.2. Quy hoạch xây dựng nghĩa trang ….................................................................29
2.3. Hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang hiện nay …..............................................32
2.3.1. Vấn đề giá đất nghĩa trang .............................................................................32
2.3.2. Vấn đề giá dịch vụ nghĩa trang ......................................................................35
2.4. Những tác động từ sự hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước đến tình hình đầu tư xây
dựng nghĩa trang .....................................................................................................37
2.5. Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang trên địa bàn cả nước hiện nay
.....................................................................................................................................40
2.5.1. Khái quát chung về thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang trên địa bàn
cả nước và nguyên nhân của thực trạng này hiện nay............................................. 40
2.5.1.1. Khái quát chung về thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang trên phạm vi
cả nước ......................................................................................................................40
2.5.1.2. Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang trên một số địa bàn cụ thể ......44
2.5.1.3. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng hiện nay................................................ 46
2.5.2. Những ảnh hưởng tiêu cực của thực trạng xây dựng nghĩa trang không theo
quy hoạch hiện nay ...................................................................................................48
2.5.2.1. Xây dựng nghĩa trang không theo quy hoạch ảnh hưởng lớn đến quỹ đất nông
nghiệp ........................................................................................................................48
2.5.2.2. Xây dựng nghĩa trang không theo quy hoạch gây tác động xấu đế môi trường
.....................................................................................................................................49
Chương 3. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
GIAO ĐẤT VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA
3.1. Giải pháp trong công tác xây dựng và áp dụng pháp luật về quản lý, sử dụng
nghĩa trang ...............................................................................................................53
3.1.1. Trong công tác xây dựng pháp luật …..............................................................53
3.1.2. Trong công tác áp dụng pháp luật …..............................................................57
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân


6

SVTH: Nguyễn Tri Phương


Đề tài: Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
3.2. Biện pháp tác động đối với cộng đồng dân cư trong thực hiện chính sách về
quản lý, sử dụng đất nghĩa trang .............................................................................58
3.3. Giải pháp bảo vệ quỹ đất nông nghiệp trước thực trạng xây dựng nghĩa trang
tự phát hiện nay.........................................................................................................61
3.4. Giải pháp bảo vệ môi trường trong quy hoạch, xây dựng nghĩa trang...........62
3.5. Giải pháp định hướng phân bố và quy hoạch đất xây dựng nghĩa trang …..64
KẾTLUẬN …..............................................................................................................68

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

7

SVTH: Nguyễn Tri Phương


Đề tài: Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Sinh, lão, bệnh, tử là một quy luật tất yếu của đời người, con người lúc sống
trong xã hội cần có đất đai để làm tư liệu sản xuất, nhưng trước hết là để ở. Và, khi
chết con người cũng cần có đất để an táng thi hài. Đặc biệt có những người tuy còn
sống nhưng cũng đã quan tâm đến việc lo hậu sự cho mình trong đó có chuẩn bị đất để
táng thi hài sau khi chết. Điều này từ ngàn xưa đã là phong tục tập quán của dân tộc.
Nó vừa thể hiện nét văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, vừa thể hiện lòng tôn trọng người

đã chết vì những đóng góp của họ cho xã hội lúc sinh thời. Tuy nhiên, do ảnh hưởng
của lịch sử dân tộc như nền kinh tế trọng nông quen với đời sống thôn làng, do chiến
tranh kéo dài suốt nhiều thập kỷ. Nên vấn đề quản lý liên quan đến đất táng dành cho
người chết trước đây gần như bị bỏ ngỏ, chỉ thực hiện táng theo tập quán. Vì vậy, hình
thành rất nhiều những nghĩa địa tự phát của người dân một cách rất không theo nề nếp
trong suốt thời gian dài, gây lãng phí đất đai.
Hiện nay vấn đề này ngày càng trở nên bức xúc, và tồn tại nhiều bất cập. Trong
khi Luật đất đai qua các thời kỳ cũng như các văn bản có lên quan điều chỉnh rất
chung chung, dẫn đến tình trạng mỗi nơi làm một kiểu không thống nhất trong quản lý
đất nghĩa trang, nghĩa địa. Thậm chí hiện nay vấn đề tự ý khoanh bao, lấn chiếm diện
tích đất nông nghiệp để làm nghĩa trang, nghĩa địa diễn ra khá phức tạp, một mặt gây
ảnh hưởng đến quỹ đất nông nghiệp, mặt khác còn gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan
môi trường và mỹ quan chung. Đất nước Việt Nam đang phát triển và hội nhập quốc
tế, Việt Nam cũng là quốc gia đông dân số trên thế giới, tuy hiện tại dân số đang ở thời
kỳ vàng - dân số trẻ nhưng tương lai giai đoạn này cũng sẽ qua đi và đến thời kỳ dân
số già. Vấn đề này sẽ gây nên một áp lực không nhỏ đến quỹ đất hiện nay cho việc
sinh sống cũng như để chôn cất người chết. Trên thế giới ngày nay vấn đề quan tâm
hàng đầu là phát triển bền vững. Để có thể phát triển được bền vững, một trong các
yếu tố cần phải có đó là xem xét mối tương quan giữa số dân và tài nguyên - trước hết
là tài nguyên đất.
Chính vì vậy khi nghiên cứu vấn đề pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa
trang, nghĩa địa là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển. Và đáp ứng được đầy đủ
các yêu cầu quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai trên các phương diện về chính trị,
kinh tế văn hóa, xã hội của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong thời kỳ mới. Vấn đề
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

8

SVTH: Nguyễn Tri Phương



Đề tài: Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
này hiện nay cần được quản lý một cách thống nhất chặt chẽ hơn, sử dụng đất một
cách tiết kiệm, hiệu quả đúng mục đích và theo quy hoạch kế hoạch sử dụng đất hẳn
hoi. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang sẽ đáp ứng
được mục tiêu phát triển đất nước và xã hội theo hướng bền vững. Đây đồng thời cũng
là lý do thôi thúc người viết tìm hiểu và chọn đề tài này trong luận văn tốt nghiệp cử
nhân luật của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Pháp luật về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa hiện nay chưa được
quan tâm đúng mức. Trong đó vẫn còn nhiều bất cập chưa được tháo gỡ, từ khâu tổ
chức quản lý đến thực tiễn sử dụng quỹ đất được giao. Nghiên cứu vấn đề này trong
xu thế phát triển của xã hội đáp ứng thực tế dân số ngày càng đông, để tìm hiểu những
tồn tại của quy định hiện hành và những bất cập trong quản lý. Trên cơ sở xác định rõ
những tồn tại hạn chế đó trong cơ chế hiện nay, người viết sẽ đưa ra một số giải pháp
nhằm giải quyết vấn đề trên nên tảng khoa học luật. Đồng thời, cũng nêu ra những
định hướng phát triển trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện
luật thực định hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là đất nghĩa trang, nghĩa địa gồm: đất được giao
để xây dựng nghĩa trang nhân dân và các nghĩa trang, nghĩa địa tự phát hiện nay.
Riêng nghĩa trang liệt sỹ và nghĩa trang quốc gia không thuộc phạm vi đối tượng
nghiên cứu của đề tài.
4. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung nghiên cứu: quản lý là một nội dung khá rộng trong luật
đất đai hiện hành, và hiện cũng tồn tại nhiều bất cập xung quanh vấn đề này nói chung.
Đề tài này nghiên cứu trên cơ sở nội dung quản lý các hoạt động giao đất xây dựng
nghĩa trang, nghĩa địa. Và, quá trình sử dụng quỹ đất được giao, theo quy định của
Luật đất đai hiện hành cũng như các quy định về quản lý khác có liên quan đến sử
dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa. Nội dung nghiên cứu chủ yếu là đưa ra một số vấn đề

lý luận chung về khái niệm, đặc điểm, tính thời sự của vấn đề. Đồng thời, nêu ra
những nhận định, phân tích, đánh giá hiện trạng của công tác quản lý, thực thi các
chính sách có liên quan của Đảng và Nhà nước cũng như hiện trạng sử dụng đất nghĩa
trang, nghĩa địa hiện nay.
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

9

SVTH: Nguyễn Tri Phương


Đề tài: Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
5. Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho nội dung nghiên cứu và tạo cơ sở nền tảng giải quyết vấn đề,
người viết sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như:
phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích luật
viết, phương pháp phân tích đánh giá số liệu, để lý giải và chứng minh cho các vấn đề
đặt ra.
6. Bố cục đề tài
Ngoài lời nói đầu và phần kết luận, danh mục từ viết tắt, mục lục, tài liệu tham
khảo và phụ lục, luận văn được chia ra làm ba chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung của pháp luật về quản lý và sử dụng đất
nghĩa trang, nghĩa địa.
Chương 2. Thực trạng pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa
địa.
Chương 3. Giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý và sử dụng
đất nghĩa trang, nghĩa địa.

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân


10

SVTH: Nguyễn Tri Phương


Đề tài: Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA
Trong chương này, người viết sẽ tiến hành tìm hiểu các vấn đề chung về quản lý
và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa (sau đây gọi chung là nghĩa trang) như: các khái
niệm cơ bản, lược sử về đất nghĩa trang, mối quan hệ giữa giao đất và sử dụng đất
nghĩa trang, nguyên tắc quản lý, nội dung quản lý đất nghĩa trang cũng như vai trò của
hoạt động giao đất xây dựng nghĩa trang trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã
hội trong giai đoạn mới hiện nay.
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm nghĩa trang, nghĩa địa
1.1.1.1. Khái niệm nghĩa trang
Theo quan niệm các nước phương Tây thì nghĩa trang hay còn gọi là nghĩa địa,
là nơi mà thi thể người chết và di hài sau khi hỏa táng được chôn cất. Trong tiếng Anh,
từ nghĩa trang là “cemetery”, ngụ ý vùng đất đó dành riêng cho cho việc chôn cất. Ở
phương Tây, nghĩa trang là nơi mà các hoạt động tưởng nhớ người đã khuất được tiến
hành. Các nghi lễ này được thực hiện tùy theo phong tục tập quán hay tôn giáo. Ở các
nước phương Tây nói chung, tới thế kỷ XIX, nghĩa trang dần thay thế cho bãi tha ma,
vì nhiều lý do, như để đảm bảo vệ sinh, tiện cho việc quản lý, quy hoạch và vì đất đai
trở nên chật chội, khan hiếm, thậm chí đắt đỏ.
Ở Việt Nam nghĩa trang là danh từ được sử dụng từ rất lâu, nhưng chỉ chính
thức xuất hiện trong luật đất đai năm 1993 dưới hình thức điều chỉnh đất nghĩa trang,
và nhà làm luật cũng không định nghĩa thế nào là đất nghĩa trang mà chỉ xem loại đất
này là một phân nhóm riêng trong nhóm đất chuyên dùng. Mãi đến năm 2008 khi
Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2008/NĐ-CP về xây dựng, quản lý và sử dụng

nghĩa trang, ngày 25 tháng 3 năm 2008 (sau đây gọi là Nghị định số 35/2008/NĐ-CP) ,
theo đó đưa ra khái niệm nghĩa trang.
“Nghĩa trang là nơi táng người chết tập trung theo các hình thức táng khác
nhau, thuộc các đối tượng khác nhau và được quản lý xây dựng theo quy hoạch.”1
Đây là khái niệm tương đối hoàn chỉnh và chính thống theo quan điểm chung
của các nhà làm luật. Có thể thấy về cơ bản nội hàm của khái niệm này đã khái quát
được đặc điểm của nghĩa trang cũng như công dụng của loại đất được giao sử dụng
1 Điều 2 nghị định 35/2008/NĐ-CP.

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

11

SVTH: Nguyễn Tri Phương


Đề tài: Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
làm nghĩa trang.
1.1.1.2. Khái niệm nghĩa địa
Khái niệm nghĩa địa không được đề cập đến trong pháp luật hiện hành cũng
như trong Nghị định số 35/2008/NĐ-CP. Tuy nhiên một cách khái quát thì: nghĩa địa
trước hết là một danh từ được sử dụng phổ biến từ rất xưa và quen thuộc với người
dân Việt Nam.
Nghĩa địa còn có tên gọi khác là bãi tha ma, nơi chôn người chết của các làng
người Việt. Nghĩa địa thường nằm ở ngoài rìa làng, trên một thế đất tương đối cao
và khô ráo, xa nơi ở và đường qua lại. Ở một số vùng, nơi có tục cải táng, nghĩa
địa thường chia làm hai khu, khu mai táng (hung táng) và khu cải táng (cát táng).
Phần khu cải táng thì lăng mộ thường được quy tập theo dòng họ và gia tộc theo
thứ tự từ tổ tiên đến các thế hệ kế tiếp. Một số dòng họ, chi họ chôn cất thành khu
riêng biệt trong nghĩa địa, mồ mả được xây, có bia ghi rõ tên tuổi, nơi sinh, ngày

sinh, ngày mất của từng người. Một số làng lớn có dựng ngôi nhà ở gần cổng làm
nơi tiến hành nghi lễ trước khi hạ huyệt. Các làng lớn thường cắt cử người trông
coi không để cho trâu bò, súc vật và trẻ con tự tiện quấy phá. Nghĩa địa có sơ đồ
để tránh nhầm lẫn phần mộ. Xưa kia, một số trường hợp chết không được chôn ở
nghĩa địa như trẻ nhỏ chưa thành niên, chết bất đắc kì tử (bị đánh, chém, sét đánh,
ngã cây, chết đuối...).2

Từ hai khái niệm nghĩa trang, nghĩa địa đã nêu, có thể thấy khi so sánh, đối
chiếu chúng lại với nhau thì rõ ràng trong quan niệm của người dân từ xưa, nghĩa địa
là nơi chôn cất tạp trung người chết và thường là tự phát theo mỗi làng, mỗi thôn, mỗi
gia đình. Đặc điểm của nó là khi nói đến nghĩa địa người ta hình dung đó là một nơi
vắng vẻ, không có người ở, người chết được chôn cất tự do, không theo chiều hướng,
mộ to nhỏ tùy ý và không phải mất tiền mua đất. Ngược lại nghĩa trang là nơi được
quản lý và có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định, các mộ phải theo chiều
hướng nhất định, quy mô, kiến trúc của mộ cũng phải theo quy định, đảm bảo các yêu
cầu về tính kỹ thuật khi xây dựng và đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy
định của nhà nước.
1.1.2. Sử dụng đất nghĩa trang
Sử dụng đất nghĩa trang là hoạt động của các tổ chức, cá nhân được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền giao đất và cấp phép sử dụng đất, để xây dựng các nghĩa
2

Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam. [Ngày truy cập
22/112010].

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

12

SVTH: Nguyễn Tri Phương



Đề tài: Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
trang mới hoặc cải tạo mở rộng các nghĩa địa cũ, để táng người chết dưới các hình
thức táng khác nhau. Gắn liền với đó là các hoạt động xây dựng đài tưởng niệm hoặc
hạ tầng cơ sở phục vụ cho việc sử dụng nghĩa trang, nghĩa địa theo quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất đã được duyệt.
Sử dụng đất nghĩa trang là một hoạt động đặc biệt của chủ thể được giao đất,
với nhiều ưu đãi, và chỉ nhằm một mục đích là để táng người chết. Đây là hoạt động
thực sự cần thiết, có ý nghĩa to lớn phục vụ đời sống dân sinh.
1.2. Một số khái niệm có liên quan
1.2.1. Nghĩa trang liệt sỹ
Nghĩa trang liệt sỹ phân biệt với các nghĩa trang nhân dân. Loại hình nghĩa
trang này do nhà nước chính thức quản lý, là nơi thể hiện sự biết ơn của Đảng, Nhà
nước và nhân dân đối với những người đã hi sinh trong chiến tranh, hoặc trong khi
đang thi hành các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Như vậy:
“Nghĩa trang liệt sỹ là nơi chôn cất phần mộ đồng thời là nơi tưởng niệm, ghi
công các liệt sỹ đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.”3
1.2.2. Nghĩa trang quốc gia
Nghĩa trang quốc gia phân biệt với nghĩa trang liệt sỹ và nghĩa trang nhân dân.
Theo đó:
“Nghĩa trang quốc gia là nơi chôn cất phần mộ đồng thời là nơi tưởng niệm,
ghi công các cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, các danh nhân văn
hóa, các nhà khoa học có công với đất nước.”4
1.2.3. Hoạt động xây dựng nghĩa trang
Vấn đề sử dụng đất để xây dựng nghĩa trang được xác định là việc làm quan
trọng trong đời sống hằng ngày và tâm linh của người Việt Nam ta, nó thể hiện truyền
thống uống nước nhớ nguồn, biết ơn những thế hệ đi trước và người có công với nước,
đó cũng là nét đẹp văn hoá trong sinh hoạt cộng đồng và xã hội con người. Các khu
nghĩa trang đã gắn với nơi chôn nhau cắt rốn, gắn với tiềm thức của mỗi con người.

Thông thường người ta có thể sinh sống, làm ăn ở nhiều nơi nhưng khi về già lại nghĩ
về quê hương, nghĩ đến mồ mả của ông bà và đặc biệt là lo đến chỗ an nghỉ cuối cùng
của chính bản thân mình.
Vì vậy, hoạt động xây dựng nghĩa trang có ý nghĩa to lớn, nó thể hiện hiệu quả
3 Điều 2 nghị định 35/2008/NĐ-CP.
4 Điều 2 nghị định 35/2008/NĐ-CP.

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

13

SVTH: Nguyễn Tri Phương


Đề tài: Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
của vấn đề hậu giao đất nghĩa trang. Nó chứng minh là đất được giao sử dụng đúng
mục đích, có ý nghĩa trong việc đáp ứng nhu cầu và phục vụ đời sống dân sinh. Cho
nên, để hoạt động này ngày càng đi vào thực chất, Chính phủ đã ban hành nghị định
35/2008 NĐ-CP để điều chỉnh hoạt động này, theo đó:
“Hoạt động xây dựng nghĩa trang bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án
đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi
công xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang, lựa chọn nhà thầu trong
hoạt động xây dựng và các hoạt động khác liên quan đến xây dựng nghĩa trang.”5
1.2.4. Quản lý nghĩa trang
Quản lý trước hết là hoạt động của các cá nhân tổ chức được trao quyền, với
hoạt động quản lý nghĩa trang thì đó là trách nhiệm của cá nhân, đơn vị được giao đất
xây dựng nghĩa trang. Trong đó các đơn vị này phải có quy chế quản lý riêng được
duyệt để thực hiện quản lý theo nội dung quy chế đó. Như vậy:
“Quản lý nghĩa trang là việc thực hiện các nội dung theo quy chế quản lý đã
được phê duyệt.”6

1.2.5. Dịch vụ nghĩa trang
Dịch vụ nghĩa trang là một khái niệm tương đối mới, và xuất hiện như một sự
tất yếu trước những yêu cầu thực tế của xã hội. Hiện nay, có thể nói mối quan tâm lớn
sau vấn đề giao đất để xây dựng nghĩa trang, đặc biệt là giao đất cho các tổ chức cá
nhân theo hình thức xã hội hóa lĩnh vực này, ngoài vấn đề quản lý còn là vấn đề cung
cấp dịch vụ của các nghĩa trang sau khi xây dựng. Sự xuất hiện các dịch vụ nghĩa trang
thể hiện sự tiến bộ trong nhận thức, suy nghĩ của người dân về vấn đề này, cũng như
sự tiến bộ, văn minh của xã hội. Có thể xem đây cũng là hình thức của một dạng kinh
doanh mới ra đời trong nền kinh tế thị trường (có cầu thì sẽ có cung). Vì vậy, đáp ứng
yêu cầu quản lý nhà nước trong tình hình mới, Nghị định 35/2008/NĐ-CP, đã quan
tâm điều chỉnh, theo đó, tại điều 2 quy định như sau:
“Dịch vụ nghĩa trang bao gồm tổ chức tang lễ, mai táng hoặc hỏa táng thi hài
hoặc hài cốt. Xây mộ, cải táng, chăm sóc mộ, tu sửa mộ, chăm sóc, bảo quản, lưu giữ
tro cốt tại các nhà lưu giữ tro cốt theo nhu cầu và dịch vụ phục vụ thăm viếng, tưởng
niệm.”7
5 Điều 2 nghị định 35/2008/NĐ-CP.
6 Điều 2 nghị định 35/2008/NĐ-CP.
7 Điều 2 nghị định 35/2008/NĐ-CP.

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

14

SVTH: Nguyễn Tri Phương


Đề tài: Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
1.2.6. Người sử dụng dịch vụ nghĩa trang
“Người sử dụng dịch vụ nghĩa trang là người đang sống có quan hệ với người
được táng trong nghĩa trang hoặc đến thăm viếng tưởng niệm.”8

Như vậy, theo khái niệm này người sử dụng dịch vụ nghĩa trang rất đa dạng
nhưng trước hết phải là người còn sống. Những người này có thể là người thân, bạn
bè, hay có bất kỳ mối quan hệ nào với người đã chết mà có nhu cầu thăm viếng mộ
phần, hoặc tưởng niệm người chết được táng tại các nghĩa trang. Đây cũng là một nhu
cầu thực tế thể hiện đời sống tinh thần, thể hiện sự tưởng nhớ, lòng tri ân của những
người còn sống với người thân, bạn bè đã chết.
1.3. Lược sử về đất nghĩa trang, nghĩa địa
Lĩnh vực đất đai và quản lý đất đai đã sớm được nhà nước ta quan tâm ngay từ
sau những năm 1945 cho đến khi đất nước hoàn toàn thống nhất sau năm 1975 thể
hiện trong các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về đất đai. Đất nghĩa trang,
nghĩa địa cũng đã hình thành từ rất lâu đời và có thể khẳng định rằng từ khi con người
xuất hiện, ở đâu có đất dành cho người sống thì ở đó đương nhiên có đất dành riêng
cho người chết (hay là đất nghĩa trang, nghĩa địa). Tuy nhiên, trước đây thì cụm từ
nghĩa địa được sử dụng phổ biến, rộng rãi hơn trong đời sống nhân dân, trong khi pháp
luật vẫn chưa có quy định điều chỉnh loại đất này. Và, trong lĩnh vực đất đai nói chung
trong đó có đất nghĩa trang phần lớn được quản lý bằng tập quán trong nhân dân là
chính. Trên cơ sở đó các địa phương tự phân cấp quản lý tùy theo đặc điểm, tình hình
riêng, nên thường không có sự thống nhất.
Thực tế từ năm 1972, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã có nghị quyết giao cho
Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng luật đất đai. Đã rất nhiều dự thảo hoàn thành từ
năm 1972 đến năm 1980. Song, đối chiếu với các yêu cầu của thực tiễn, các dự
thảo dự án luật chưa đáp ứng được trước tình hình mới khi cả nước đi lên xây
dựng Chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, đầu thập kỷ thứ 8 của thế kỷ XX chúng ta chuyển
sang xây dựng các dự thảo Pháp lệnh về đất đai thay thế cho các ý tưởng ban đầu.
Tuy nhiên, nhiều dự thảo xây dựng nhưng cũng không được thông qua.9

Đến khi đất nước được ổn định ngày càng đi lên, những yêu cầu mới đặt ra bức
thiết, quản lý toàn diện bằng pháp luật trong lĩnh vực đất đai. Và, Luật đất đai đầu tiên
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 29
8 Điều 2 nghị định 35/2008/NĐ-CP.

9 Giáo trình Luật đất đai. Trường Đại học luật Hà Nội, trang 11.

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

15

SVTH: Nguyễn Tri Phương


Đề tài: Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
tháng 12 năm 1987.
Cụm từ đất nghĩa địa cũng từ đó lần đầu tiên được ghi nhận trong Luật đất đai
năm 1987. (Bấy giờ luật không sử dụng cụm từ nghĩa trang), và loại đất này được xếp
vào nhóm đất chuyên dùng. Cụ thể được ghi nhận tại điều 36 Luật đất đai năm 1987
còn nội dung cơ bản về quản lý loại đất này thì quy định tại điều 43. “Đất làm nghĩa
địa phải được quy hoạch thành khu tập trung, xa dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất,
thăm viếng, hợp vệ sinh và tiết kiệm đất.” Đến khi Luật đất đai 1993 ra đời thay thế
Luật đất đai năm 1987, thì trong tình hình mới luật xây dựng thêm khái niệm đất nghĩa
trang đi liền với đất nghĩa địa tạo nên cụm từ đất nghĩa trang, nghĩa địa. Có thể thấy,
mặc dù ghi nhận thêm cụm từ đất nghĩa trang nhưng về tính chất loại đất, nhà làm luật
vẫn xác định không khác gì với luật năm 1987 vẫn xếp chúng vào nhóm đất chuyên
dùng. Nhóm đất này được ghi nhận tại điều 62 Luật đất đai năm 199310 và nội dung cơ
bản quản lý loại đất này (điều 70) thì vẫn giữ nguyên theo tinh thần của điều 43 Luật
đất đai năm 1987 không có thay đổi gì. Đây là đặc điểm khác với luật đất đai 2003 sau
này.
Thêm vào đó, việc thêm cụm từ nghĩa trang các nhà làm luật dường như không
muốn loại trừ đất nghĩa địa, cũng không cho thấy sự phân biệt rạch ròi hai loại đất này
mà có ý để chúng đi liền nhau thành một cụm từ, đặc trưng bởi cùng một nhóm đất có
chung một tính chất. Như vậy, có thể quản lý được toàn diện với hiện trạng đã có và
trước những yêu cầu của tình hình mới đặt ra. Có thể lý giải cho nhận định này, là vì

trước đây thời điểm luật đất đai năm 1987 ra đời trong hoàn cảnh đất nước chịu nhiều
hậu quả chiến tranh, phải tập trung nguồn lực cho nhiều mục tiêu khác quan trọng hơn
như xây dựng, tái thiết đất nước, phát triển kinh tế. Cho nên vấn đề quy hoạch đất đai
nói chung và đất nghĩa trang nói riêng chưa được đặt ra. Mà chỉ trên cơ sở hiện trạng
đất nghĩa trang đã hình thành để hợp pháp hóa chúng vào trong luật.
Mặt khác, một cách phân biệt cơ bản nhất đất nghĩa trang và nghĩa địa là: đất
nghĩa trang thì phải có quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được duyệt khi tiến hành
xây dựng (trong khi đó lúc bấy giờ nước ta chưa có điều kiện thực hiện). Đất nghĩa địa
thì ngược lại thường là những khu đất tự phát, không có quy hoạch trước (trừ trường
10 Điều 62. Đất chuyên dùng là đất được xác định sử dụng vào mục đích không phải là nông nghiệp, lâm
nghiệp, làm nhà ở bao gồm: đất xây dựng các công trình công nghiệp, khoa học, kỹ thuật, hệ thống giao
thông, hệ thống thuỷ lợi, đê điều, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, dịch vụ, đất sử dụng cho
nhu cầu quốc phòng, an ninh, đất dùng cho thăm dò, khai thác khoáng sản, đá, cát, đất làm muối, đất làm đồ
gốm, gạch, ngói và các vật liệu xây dựng khác, đất di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh, đất nghĩa
trang, nghĩa địa, đất có mặt nước sử dụng vào các mục đích không phải là nông nghiệp.

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

16

SVTH: Nguyễn Tri Phương


Đề tài: Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
hợp đã được cơ quan có thẩm quyền đưa vào quản lý, cải tạo hoặc nâng cấp mở rộng).
Thiết nghĩ vì vậy mà luật đất đai năm 1987 không đề cập đến đất nghĩa trang. Tóm lại,
việc luật đất đai năm 1987 chỉ sử dụng cụm từ đất nghĩa địa cũng là hợp với thực tế và
điều kiện lúc bấy giờ nhằm mục đích điều chỉnh hiện trạng thực tế của các nghĩa địa
đã hình thành.
Dần dần theo xu hướng đất nước ngày càng phát triển, vấn đề quy hoạch đất

nghĩa trang được đặt ra. Và, vì việc chỉ ghi nhận trong luật cụm từ đất nghĩa địa không
còn phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội hiện tại nữa. Cho nên Luật đất đai năm 1993
quyết định điều chỉnh thêm đất nghĩa trang, nghĩa địa để đáp ứng yêu cầu mới. Có thể
nói việc ghi nhận này của luật đất đai 1993 là khá hợp lý và phù hợp với xu thế phát
triển của đất nước.
Cũng trên tinh thần đó của Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai năm 2003 cũng
ghi nhận cụm từ đất nghĩa trang, nghĩa địa với mục đích và ý nghĩa tương tự. Tuy
nhiên trong cách phân loại đất thì có khác, vì loại đất này được xếp vào nhóm đất phi
nông nghiệp. Ta thấy về mặt bản chất thì loại đất này không thay đổi qua các thời kỳ
nhưng về tính chất loại đất thì khác hơn trước. Lịch sử hình thành đất nghĩa trang,
nghĩa địa là một lịch sử lâu dài, đi liền với chiều dài của lịch sử dân tộc. Trước đây do
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà mãi đến năm 1987 mới được các nhà
làm luật quan tâm điều chỉnh, và dần hoàn thiện qua các thời kỳ cho đến ngày hôm
nay.
1.4. Mối quan hệ giữa giao đất và sử dụng đất nghĩa trang
Quan hệ giữa giao đất và sử dụng đất nghĩa trang là mối quan hệ mang tính chất
hành chính, theo cơ chế xin cho. Tức cá nhân, tổ chức muốn có đất xây dựng nghĩa
trang phải có đơn xin giao đất hợp lệ và nếu được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận
thì mới được quyền sử dụng đất. Giao đất là yếu tố quyết định cho việc sử dụng đất
nghĩa trang, vì loại đất này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao theo hình
thức không thu tiền sử dụng đất. Hơn nữa quỹ đất cần cho xây dựng nghĩa trang là khá
lớn, việc chọn vị trí cũng rất nhạy cảm. Nếu khâu đầu tiên này làm tốt như giao đúng
thẩm quyền, đủ diện tích cần trên thực tế thì sẽ thúc đẩy cho quá trình sử dụng được
thuận lợi, đúng pháp luật, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường. Đồng thời đáp ứng
được nhu cầu của xã hội, nâng cao chất lượng quy hoạch chung trong xây dựng và đời
sống tâm linh của cộng đồng.
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

17


SVTH: Nguyễn Tri Phương


Đề tài: Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
Ngược lại, quá trình sử dụng cũng có tác động trở lại giúp cho công tác giao đất
nghĩa trang cũng như pháp luật có liên quan ngày càng hoàn thiện phù hợp với thực tế.
Vì khi sử dụng phải luôn tuân thủ pháp luật về quy hoạch và xây dựng. Sử dụng cũng
phải luôn đi đôi với cải tạo, nâng cấp để quỹ đất được giao phát huy hết những giá trị
của nó.
1.5. Các nguyên tắc quản lý, sử dụng đất được giao xây dựng nghĩa trang
Giữa nội dung giao đất và sử dụng đất nghĩa trang có một mối quan hệ tác động
qua lại. Hoạt động giao đất là hoạt động đặc thù trên một đối tượng đặc thù, vì đất đai
là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt. Đây là loại tài nguyên không giống như các loại
tài nguyên khác như dầu khí, than đá mà nếu thiếu ta có thể nhập khẩu được. Cho nên,
yêu cầu đặt ra đối với hoạt động này là phải có sự quản lý chặt chẽ từ phía các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền. Đặc biệt là khi giao đất để xây dựng nghĩa trang, cơ quan
chức năng không chỉ quan tâm đến vấn đề thuộc tính, vị trí của đất được giao, những
ảnh hưởng và tầm quan trọng của nó đến đời sống xã hội mà còn phải đặc biệt chú ý
đến việc đất đã giao có được sử dụng đúng mục đích của nó hay không. Vì đây là loại
hình giao đất mà khi giao nhà nước có nhiều ưu đãi hơn các hình thức giao đất khác
(vấn đề này sẽ được đề cập sâu hơn ở chương 2).
Đất được giao xây dựng nghĩa trang tuy nhằm mục đích đặc thù là để táng
người chết nhưng suy cho cùng thì việc quản lý và sử dụng quỹ đất này vẫn phải tuân
thủ các nguyên tắc chung về sử dụng đất của Luật đất đai. Bên cạnh đó còn phải tuân
thủ các nguyên tắc quản lý riêng trong lĩnh vực này do chính phủ ban hành. Vì vậy,
việc thực hiện các nguyên tắc trong quá trình sử dụng đất được giao là rất cần thiết, và
phải luôn được quan tâm quản lý từ phía các cơ quan có thẩm quyền. Ở đây, người viết
phân ra thành 2 nhóm nguyên tắc: nhóm nguyên tắc chung và nhóm các nguyên tắc
riêng đặc thù trong quản lý và sử dụng đất nghĩa trang.
+ Nhóm các nguyên tắc chung trong sử dụng đất gồm: “Sử dụng đất đúng quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất. Sử dụng đất tiết kiệm, có
hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử
dụng đất xung quanh. Người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình
trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan.”11
11 Điều 11 Luật đất đai năm 2003.

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

18

SVTH: Nguyễn Tri Phương


Đề tài: Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
+ Trên cơ sở những nguyên tắc chung này CP đã quy định những nguyên tắc
đặc thù đối với hoạt động xây dựng và sử dụng đất nghĩa trang. Theo đó, các hoạt
động quản lý, sử dụng đất được giao để xây dựng nghĩa trang, phải tuân theo các
nguyên tắc cụ thể sau đây:
Tất cả các nghĩa trang đều phải được quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch được
cấp có thẩm quyền phê duyệt; Việc táng người chết phải được thực hiện trong các
nghĩa trang, trường hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất
tôn giáo phải bảo đảm vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của chính quyền
địa phương theo phân cấp của UBND các tỉnh TP trực thuộc Trung ương sau đây
gọi tắt là UBND cấp tỉnh. Việc táng phải phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập
quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại. Sử dụng đất đúng
mục đích, có hiệu quả và bảo đảm các yêu cầu về cảnh quan, bảo vệ môi trường.12

Đây là những nguyên tắc cơ bản nhất mà một chủ thể khi được giao đất xây
dựng và sử dụng đất nghĩa trang phải tuân thủ trong quá trình quản lý, sử dụng loại đất

này. Ở đây, ngoài những nguyên tắc riêng quy định với vấn đề quản lý nghĩa trang, ta
thấy sự đặc biệt nhấn mạnh vấn đề sử dụng đất. Đất được giao phải được sử dụng theo
đúng quy hoạch, kế hoạch, tiết kiệm, đúng mục đích, hiệu quả và phải đảm bảo về vệ
sinh môi trường trong suốt quá trình sử dụng. Chỉ có trên cơ sở thực hiện đúng các
nguyên tắc đề ra mới tạo được nền tảng cho vấn đề sử dụng đất bền vững. Góp phần
phát huy được công dụng và tiềm lực của quỹ đất được giao. Mặt khác, sẽ nâng cao
hơn khả năng quản lý của các cơ quan chức năng và của các chủ thể có liên quan.
1.6. Nội dung của công tác quản lý nghĩa trang
Có thể nói đất nghĩa trang là loại đất đặc biệt và việc quản lý, sử dụng đất nghĩa
trang cũng rất đặc biệt. Nó gắn với phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hoá của từng
địa phương, từng dân tộc và từng dòng họ. Trong giới hạn nghiên cứu của nội dung
này người viết chỉ đề cập đến tình hình chung nhất trong việc quản lý sử, dụng đất
nghĩa trang hiện nay.
Các nội dung của công tác quản lý chung như giao đất, quy hoạch đất nghĩa
trang và việc sử dụng không được quan tâm đúng mức hiện nay. Có thể nói, trong lĩnh
vực quản lý và sử dụng đất nghĩa trang hiện nay chưa có một quy định chung thống
nhất nào điều chỉnh cụ thể. Việc quản lý chủ yếu dựa vào các nội dung quản lý nhà
nước về đất đai của Luật đất đai năm 2003 sửa đổi bổ sung năm 2009 (sau đây gọi là
12 Điều 3 nghị định 35/2008/NĐ-CP.

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

19

SVTH: Nguyễn Tri Phương


Đề tài: Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
Luật đất đai năm 2003), và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó sẽ giao về cho
mỗi địa phương tự tổ chức thực hiện, và tùy theo điều kiện và tình hình mỗi địa

phương sẽ phân cấp về cho UBND, sở xây dựng hoặc sở lao động thương binh và xã
hội. Dẫn đến việc nhiều địa phương buông lỏng quản lý, hoặc nếu có triển khai thực
hiện thì cũng gặp phải nhiều vướng mắc, cũng như xảy ra nhiều bất cập. Đó là còn
chưa kể đến mỗi nơi làm một kiểu do không có cơ quan nào chính thức quản lý.
Còn về vấn đề quản lý sử dụng đất nghĩa trang sau khi giao đất trước đây cũng
gần như bị bỏ ngỏ, một phần vì công tác giao đất nghĩa trang thực hiện chưa tốt. Bên
cạnh đó, CP chưa có quy định cụ thể nào để hướng các hoạt động quản lý nghĩa trang
đi vào nề nếp. Đến năm 2008 khi CP vào cuộc trước những bức xúc của thực tế mới,
cần phải quản lý chặt chẽ hoạt động này đáp ứng mục tiêu phát triển. Theo đó, CP đã
ban hành nghị định 35/2008/NĐ-CP. Nghị định này đã góp phần tạo cơ sở để quản lý
hoạt động này chặt chẽ hơn. Về mặt nội dung, công tác quản lý này được chia ra với
hai loại đối tượng.
+ Thứ nhất với các nghĩa trang đã đóng cửa, nội dung quản lý phải bao gồm:
“Định kỳ chăm sóc, bảo quản, gìn giữ phần mộ, tro cốt tại các nhà lưu giữ, duy tu bảo
dưỡng các công trình trong nghĩa trang. Bảo đảm các quy định về vệ sinh môi trường
trong nghĩa trang. Lập và lưu trữ hồ sơ nghĩa trang và quy định, chỉ dẫn khách thăm
viếng, tưởng niệm và quản lý các hoạt động trong nghĩa trang.”13
+ Với loại đối tượng là các nghĩa trang đang sử dụng, nội dung quản lý cơ bản
phải đáp ứng gồm: “Tuân theo các quy định tại khoản 1 điều này. Quản lý sử dụng
đất, xây dựng phần mộ, bia mộ và các công trình trong nghĩa trang tuân theo quy
hoạch xây dựng, quy chế quản lý nghĩa trang được người có thẩm quyền phê duyệt và
giám sát quản lý hoặc trực tiếp cung cấp các dịch vụ nghĩa trang.”14
Các nội dung quản lý nêu trên là khá toàn diện đáp ứng được thực tế trong quản
lý nghĩa trang ở nước ta. Những vấn đề nêu ra ở trên cũng chính là những yêu cầu mà
thực tế quản lý hiện nay đang đặt ra. Có thể nói quy định này lần đầu tiên tạo ra cơ sở
pháp lý chung để thống nhất quản lý các nghĩa trang trên địa bàn cả nước được chặt
chẽ hơn. Nó không những có ý nghĩa ở thời điểm hiện tại, mà còn tạo được hành lang
pháp lý thúc đẩy cho hoạt động giao đất cũng như sử dụng đất nghĩa trang ngày càng
đi vào nề nếp hơn trước. Tuy vậy đến nay vẫn chưa đáp ứng được thực tiễn do nhiều
13 Trích điều 17 nghị định 35/2008 NĐ-CP.

14 Trích điều 17 nghị định 35/2008 NĐ-CP.

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

20

SVTH: Nguyễn Tri Phương


Đề tài: Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
nguyên nhân khác nhau.
1.7. Vai trò của hoạt động giao đất xây dựng nghĩa trang
Vấn đề giao đất nói chung đã được Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ghi nhận “Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn
định lâu dài.”15 Và, cho đến nay đã phát huy được hiệu quả to lớn của nó trong xã hội,
được nhân dân đồng tình ủng hộ. Trong đó giao đất xây dựng nghĩa trang cũng đóng
một vai trò quan trọng.
Con người sinh sống cần có đất để ở, canh tác, xây dựng cơ sơ hạ tầng phục vụ
cuộc sống và thực hiện các hoạt động vui chơi, giải trí, đến khi chết cũng rất cần chỗ
để an táng thi hài. Người dân Việt Nam cũng như người dân Á đông nói chung thường
có tập quán chôn cất người chết trong lòng đất (địa táng) và đã trở thành một phần
không thể thiếu trong đời sống tâm linh của mỗi dân tộc. Với yêu cầu phải có nơi thăm
viếng và tưởng nhớ đến những người thân đã chết cũng như thực hiện các nghi lễ vào
những ngày lễ tết trong năm (tết Thanh minh hay tết Nguyên đán). Trước đây hoạt
động này là hoàn toàn tự phát, mỗi gia đình khi có người chết thì tự chuẩn bị một phần
đất riêng để chôn cất, đó có thể là đất vườn, đất ở, hay phổ biến nhất là đất nông
nghiệp. Vai trò quản lý của nhà nước chưa thật sự thể hiện rõ ràng.
Xã hội ngày càng phát triển và văn minh, đời sống con người ngày càng được
nâng cao, vì vậy mà nhu cầu được thỏa mãn về đời sống tinh thần cũng ngày một cao
hơn. Trong đó, có một nhu cầu và cũng là vấn đề hết sức nhạy cảm của mỗi quốc gia

nhất là với những quốc gia có nhiều dân tộc, đó là về nhu cầu tín ngưỡng. Bên cạnh
đó, dân số tăng nhanh trong khi đất đai thì ngày càng bị thu hẹp lại nên nhu cầu táng
người chết cũng ngày càng trở nên bức thiết hơn. Vì vậy, ngoài việc phát triển và
khuyến khích các hình thức táng người chết tiết kiệm đất hoặc không cần sử dụng đất
thì việc giao đất xây dựng nghĩa trang đóng một vai trò rất lớn. Việc này không những
có ý nghĩa về mặt văn hóa, xã hội mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị, pháp lý.
Thứ nhất, nó góp phần giải quyết những yêu cầu hiện tại của người dân tạo
nên một sự đồng thuận và ổn định trong xã hội. Ý nghĩa của nó là khi xã hội đã đồng
thuận thì sẽ giảm bớt những xung đột, nền chính trị ngày càng ổn định, tạo được điều
kiện phát triển kinh tế. Và, nâng cao hơn nữa nét đẹp trong đời sống văn hóa của
người dân. Đây là điều kiện và động lực tối cần thiết để phát triển đất nước trên mọi
15 Trích điều 18 Hiến pháp năm 1992.

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

21

SVTH: Nguyễn Tri Phương


Đề tài: Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
mặt của đời sống.
Thứ hai, hoạt động giao đất xây dựng nghĩa trang tạo được hành lang pháp lý
để điều chỉnh vấn đề táng người chết dần dần đi vào nề nếp, chấm dứt tình trạng các
nghĩa trang tự phát không theo quy hoạch tại phần lớn các địa bàn dân cư ở cấp cơ sở.
Thêm vào đó, hoạt động giao đất còn tạo hiệu quả như sử dụng đất đúng mục đích, tiết
kiệm, nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, tạo vẽ mỹ quan chung và phát triển đồng
bộ hạ tầng cơ sở. Nhất là đối với những đô thị lớn tập trung đông dân cư hiện nay.
Nhìn chung, qua những nội dung mà người viết đã đề cập ở chương này đã
phần nào làm sáng tỏ được các khái niệm nội hàm của vấn đề đặt ra. Đồng thời đã khái

quát được lược sử và trên cơ sở có nêu những phân tích, quan điểm của người viết
xung quanh vấn đề. Bên cạnh đó, còn đưa ra thảo luận các vấn đề có liên quan trong
thực hiện công tác quản lý và sử dụng đất nghĩa trang như: các nguyên tắc và nội dung
phải tuân theo trong quá trình quản lý và sử dụng loại đất này. Trên cơ sở phân tích
mối quan hệ giữa việc giao đất và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa để làm sáng rõ
các luận điểm liên quan. Qua đó, nêu bật được vai trò của công tác giao đất nghĩa
trang trên các mặt chính trị, pháp lý, văn hóa – xã hội. Đây là những nội dung cơ bản
mà người viết xác định khi nghiên cứu đề tài phải tìm hiểu làm cơ sở lý luận để nghiên
cứu chương tiếp theo – chương 2. Thực trạng pháp luật về quản lý và sử dụng đất
nghĩa trang, nghĩa địa.

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

22

SVTH: Nguyễn Tri Phương


Đề tài: Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA
Trong chương này người viết sẽ tiến hành nghiên cứu, thảo luận các vấn đề
xoay quanh thực trạng pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang hiện nay. Thứ
nhất, là hiện trạng của vấn đề quản lý. Cụ thể, sẽ nêu ra và phân tích các cơ sở pháp lý,
thẩm quyền giao đất trong đó có giao đất nghĩa trang. Qua đó phân tích tình hình
chung của vấn đề quản lý đất nghĩa trang hiện nay, vai trò của các chủ thể có liên
quan. Thứ hai, là hiện trạng của vấn đề sử dụng đất, sẽ thảo luận các nội dung cơ bản
về vấn đề quy hoạch, giá đất và giá các dịch vụ nghĩa trang. Thứ ba, là thực trạng của
công tác quy hoạch nghĩa trang. Thứ tư là những chính sách ưu đãi của nhà nước trong
giao đất và xây dựng nghĩa trang. Sau cùng là nêu lên thực trạng chung của tình hình

quản lý, sử dụng đất nghĩa trang trên địa bàn cả nước, những tồn tại và ảnh hưởng
không mong muốn của thực trạng này hiện nay.
2.1. Hiện trạng pháp luật về quản lý đất nghĩa trang hiện nay
2.1.1. Cơ sở pháp lý của việc giao đất xây dựng nghĩa trang
Cơ sở pháp lý cao nhất hiện nay của vấn đề giao đất nói chung là Hiến pháp
năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 (Sau đây gọi là Hiến pháp năm 1992). Lần đầu
tiên trong một đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất là Hiến pháp chính thức ghi nhận
việc, “Nhà nước giao đất cho tổ chức cá nhân sử dụng ổn định lâu dài.”16 Điều này thể
hiện một bước tiến dài trong chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước ta, vì vấn đề
này trong các bản Hiến pháp trước đây không được ghi nhận. Cơ sở pháp lý thứ hai là
Luật đất đai. Qua các thời kỳ Luật đất đai đã sớm ghi nhận vấn đề giao đất, nhưng để
cụ thể hóa được quy định của Hiến pháp năm 1992 cũng như dần hoàn thiện pháp luật
về giao đất thì phải đến Luật đất đai năm 2003. Theo khoản 6 điều 33 Luật đất đai
2003 quy định, trong số các hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất có phân
nhóm đất nghĩa trang, nghĩa địa. Về chế độ sử dụng thì theo khoản 1 điều 66 Luật đất
đai đất nghĩa trang, nghĩa địa là loại được sử dụng ổn định lâu dài. Việc giao đất nghĩa
trang cũng phải trên cơ sở các căn cứ được quy định tại điều 31 của Luật đất đai hiện
hành như: phải có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch đô thị, quy hoạch
xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước thẩm quyền phê duyệt.
Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển
16 Trích điều 18 Hiến pháp năm 1992.

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

23

SVTH: Nguyễn Tri Phương


Đề tài: Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa

mục đích sử dụng đất.
Các quy định giao đất nói chung được Luật đất đai hiện nay xây dựng khá cụ
thể. Tuy nhiên, đấy chỉ là những quy định chung nhất về pháp luật giao đất, trong đó
vấn đề giao đất xây dựng nghĩa trang là lĩnh vực có thể nói còn khá mới mẻ khi áp
dụng vào thực tế. Nói như vậy là vì trước yêu cầu của công tác quản lý đất đai, việc
luật hóa tất cả các quan hệ phát sinh là rất cần thiết. Cho nên vấn đề giao đất nghĩa
trang không nằm ngoài mục tiêu đó. Tuy vậy, công tác giao đất nghĩa trang trước nay
chưa được quan tâm đúng mức, nên không tạo ra hiệu quả tích cực trong lĩnh vực này
để thay đổi tư duy của các nhà quản lý và người dân. Chủ yếu là công nhận sự tồn tại
hoặc mở rộng các nghĩa trang đã có sẵn, nên nhiều khi còn phát sinh nhiều bất cập
trong quản lý và các hệ lụy xã hội khác.
Cần nhắc lại rằng, các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất được Luật đất đai năm 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP Nghị định Chính
phủ về thực thi Luật đất đai quy định khá chi tiết. Tuy nhiên, riêng trong lĩnh vực giao
đất nghĩa trang hiện nay còn không ít những tồn tại chưa được quan tâm giải quyết.
Việc các quy định vấn đề giao đất nghĩa trang được lồng vào các quy định giao đất
khác nên rất chung chung. Quy định của luật trở nên kém hiệu quả khi chưa thật sự đi
vào đời sống, thực tiễn áp dụng chưa nhiều. Và, khi phân cấp quản lý về các địa
phương thì tính khả thi là không cao, nhiều địa phương không thể áp dụng do chưa có
cơ chế rõ ràng và thống nhất.
Trên đây mới chỉ là những vướng mắc trong công tác giao đất nghĩa trang. Bên
cạnh đó, hoạt động cho thuê đất cũng là hoạt động luôn đi song song và được điều
chỉnh chung một điều luật với hoạt động giao đất. Phân tích kỹ điều 33 Luật đất đai
hiện hành ta thấy, đáng chú ý là tại khoản 6 có nhóm đất được giao không thu tiền sử
dụng đất là “đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh. Đất giao thông, thuỷ lợi.
Đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục
vụ lợi ích công cộng và các công trình công cộng khác không nhằm mục đích kinh
doanh. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.” Như vậy, trong các loại đất phục vụ cho việc
xây dựng công trình công cộng không bao gồm đất nghĩa trang, vì đây là phân nhóm
riêng. Hiện nay, xuất hiện nhu cầu thuê đất xây dựng nghĩa trang, đối với các chủ thể

không được luật quy định cho giao không thu tiền sử dụng đất với nhóm đất này, nên
vấn đề cho thuê đất xây dựng nghĩa trang cũng đang rất bức thiết. Chủ yếu vì các
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

24

SVTH: Nguyễn Tri Phương


Đề tài: Pháp luật về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
nguyên nhân sau: thứ nhất, trước đây điều kiện đất nước còn khó khăn, hội nhập quốc
tế chưa thật sự sâu rộng, việc thuê đất xây dựng nghĩa trang là không thực tế. Mặc dù
lĩnh vực kinh doanh bất động sản và các hoạt động liên quan đã sớm phát triển. Vì vậy,
nên pháp luật đất đai cũng chỉ quan tâm đến vấn đề giao đất không thu tiền khi cá
nhân, tổ chức có nhu cầu xin giao đất để xây dựng nghĩa trang (do tính chất phục vụ
chung cho cộng đồng). Quy định như vậy là hợp với thực tế và cũng có thể nói quy
định này là luật đang dự liệu cho tương lai mà thôi. Dần dần, trên đà phát triển, nền
kinh tế thị trường ở nước ta hình thành ngày một rõ nét hơn, nhất là khi nước ta chính
thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Với nền kinh tế thị trường – nền
kinh tế mà ở đó cái gì cũng có giá của nó, trong đó đất đai được khẳng định một giá trị
to lớn không thể thay thế. Đất nghĩa trang vì vậy cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Ở nước ta việc kinh doanh nghĩa trang chưa phổ biến nhưng cũng đã hình thành
ở một số địa phương từ nhiều năm trước. Đặc biệt là trong lĩnh vực này đã xuất hiện
cả những nhà đầu tư nước ngoài. Trong quá trình phát triển và hội nhập nước ta không
ngừng kêu gọi và thu hút đầu tư nước ngoài trên tất cả các lĩnh vực nên pháp luật có
liên quan cũng dần được hoàn thiện. Còn trong lĩnh vực kêu gọi đầu tư xây dựng nghĩa
trang thì chưa có tiền lệ bao giờ. Tuy nhiên, hiện nay điều này cũng không còn là vấn
đề, vì thực tế các nhà đầu tư nước ngoài đã tìm đến nước ta xin thuê đất để kinh doanh
nghĩa trang. Thiết nghĩ, trong khi các lĩnh vực khác chúng ta phải trải thảm đỏ để kêu
gọi nước ngoài đầu tư, trong khi lĩnh vực này là họ tự nguyện tìm đến không lý do gì

mà ta không tận dụng. Một mặt có thể thu được ngoại tệ từ tiền thuê đất để phục vụ
các mục tiêu an sinh xã hội. Mặt khác, tạo ra cơ hội để hoàn thiện pháp luật đất đai và
đưa hoạt động xây dựng nghĩa trang ngày càng trở nên chuyên nghiệp. Tiếp thu được
các công nghệ nghĩa trang hiện đại của các nước trên thế giới và để đáp ứng được nhu
cầu của người dân.
Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết khi nghiên cứu đề tài này, đối với
giao đất nghĩa trang thì đã có quy định điều chỉnh (điều 33 Luật đất đai 2003). Nhưng
vấn đề cho thuê đất đối với chủ đầu tư có yếu tố nước ngoài thì chưa có cơ chế, do các
quy định về cho thuê đất chưa rõ ràng đối với đất nghĩa trang. Cụ thể: Đất nghĩa trang
theo quy định là loại đất được giao không thu tiền sử dụng đất. Trong khi các quy định
về cho thuê đất dù với loại cho thuê trả tiền hàng năm hay trả tiền thuê một lần đều
không đề cập đến đất nghĩa trang. Mà đáng chú ý là chỉ ghi nhận trường hợp giao đất
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

25

SVTH: Nguyễn Tri Phương


×