Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH PHÁP LUẬT về tài NGUYÊN nước và THỰC TIỄN áp DỤNG tại ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

----------

LUẬN VĂN
NIÊN KHÓA 2009-2012

Đề tài:
PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ THỰC
TIỄN - ÁP DỤNG TẠI ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ths. KIM OANH NA

SƠN THỊ CHANH THU

Bộ môn Luật Thương Mại

MSSV: 5086079
LỚP: Luật Hành Chính Khóa 34

Cần Thơ, 5/2012


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………



NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………


MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu ............................................................................................................. 1
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về tài nguyên nước........................................... 3
1.1.

Khái niệm và phân loại tài nguyên nước .................................................. 3

1.2.

Khái quát tình hình tài nguyên nước ở Việt Nam ..................................... 4

1.3.

Vai trò và sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên nước.................................. 7

1.3.1. Vai trò ........................................................................................................... 7
1.3.2. Sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên nước ...................................................... 8
1.4.

Sơ lược các quy định của pháp luật về tài nguyên nước ........................... 9

Chương 2. Thực trạng pháp luật về tài nguyên nước ........................................ 14
2.1.


Những quy định chung của pháp luật về bảo vệ tài nguyên

nước….. ................................................................................................................ 14
2.1.1. Quy định quản lý nhà nước về tài nguyên nước ........................................... 14
2.1.1.1. . Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước ........................................ 14
2.1.1.2. Thẩm quyền quản lý nhà nước về tài nguyên nước ................................... 18
2.1.1.3. Quy định về cấp, thu hồi giấy phép khai thác, sử dụng tài
nguyên nước .......................................................................................................... 21
2.1.1.4. Giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước ................................................. 25
2.1.2. Quy định về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước ........................................ 27
2.1.2.1. Trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước ........................................................ 28
2.1.2.2. Trách nhiệm phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước ...................... 28
2.1.2.3. . Trách nhiệm bảo vệ nước dưới đất ........................................................... 28
2.1.2.4. Bảo vệ chất lượng nước ............................................................................ 30
2.1.2.5. Quy định về xả nước thải vào nguồn nước ................................................ 30
2.1.3. Quy định về khai thác, sử dụng tài nguyên nước ......................................... 30
2.1.3.1. Quyền của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên
nước……. .............................................................................................................. 30
2.1.3.2. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên
nước……. .............................................................................................................. 31


2.1.3.3. Quy định về điều hòa, phân phối tài nguyên nước .................................... 33
2.1.4. Quy định về phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ, lụt và tác
hại do nước gây ra ................................................................................................. 34
2.1.4.1. Trách nhiệm phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ, lụt và tác
hại do nước gây ra ................................................................................................. 34
2.1.4.2. Trách nhiệm lập tiêu chuẩn và phương án phòng, chống lũ,
lụt………. .............................................................................................................. 36

2.1.4.3. Trách nhiệm huy động lực lượng, phương tiện cho việc
phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ, lụt ............................................................. 36
2.1.4.4. Phòng, chống xâm nhập mặn, nước biển dâng, tràng ................................ 37
2.2.

Quy định về bảo vệ môi trường biển, nước sông và các

nguồn nước khác ................................................................................................. 37
2.2.1. Quy định về bảo vệ môi trường biển ............................................................ 37
2.2.1.1. Nguyên tắc bảo vệ môi trường biển .......................................................... 37
2.2.1.2. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên biển ............................................... 37
2.2.1.3. Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường bển ................................................. 38
2.2.1.4. Tổ chức phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên biển ........................ 39
2.2.2. Bảo vệ môi trường nước sông ..................................................................... 39
2.2.2.1. Nguyên tắc bảo vệ môi trường nước sông................................................. 39
2.2.2.2. Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực
sông…….. ............................................................................................................. 42
2.2.2.3. Trách nhiệm quản lý lưu vực sông............................................................ 42
2.2.2.4. Tổ chức bảo vệ môi trường nước ở lưu vực sông ...................................... 43
2.2.3. Bảo vệ môi trường các nguồn nước khác..................................................... 43
2.2.3.1. Bảo vệ nguồn nước ao, hồ, kênh, mương, rạch ......................................... 43
2.2.3.2. Bảo vệ môi trường hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy
lợi, thủy điện.......................................................................................................... 44
2.3.

Xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ nguồn nước ...................................... 44

2.3.1. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài tài nguyên nước ...................... 44



2.3.1.1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài
nguyên nước .......................................................................................................... 45
2.3.1.2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài
nguyên nước .......................................................................................................... 45
2.3.1.3. Thẩm quyền sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài
nguyên nước .......................................................................................................... 47
2.3.1.4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp
khắc phục hậu quả ................................................................................................. 48
2.3.1.5. Mức xử phạt vi phạm hành chính trong linh vực tài nguyên
nước…….. ............................................................................................................. 48
2.3.2. Xử lý vi pháp luật hình sự trong lĩnh vực tài nguyên nước........................... 49
Chương 3. Thực tiễn và những vấn đề tồm tại trong việc thực
hiện pháp luật tài nguyên nước ở đồng bằng sông Cửu Long ........................... 52
3.1.

Điều kiện tự nhiên và thực trạng sử dụng tài nguyên

nước ở đồng bằng sông Cửu Long ...................................................................... 52
3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 52
3.1.2. Ưu điển và nhược điểm của vị trí địa lý ở đông bằng sông
cửu long đối với việc bảo vệ nguồn nước ............................................................... 53
3.1.3. Thực trạng về việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước ở
đồng bằng sông Cửu Long ..................................................................................... 54
3.1.4. Thực trạng ô nhiễm tài nguyên nước ở đồng bằng sông Cửu
Long… .................................................................................................................. 56
3.1.5. Thực trạng về việc áp dụng pháp luật bảo vệ tài nguyên nước
ở đồng bằng sông Cửu Long ................................................................................. 60
3.2.

Những vấn đề tồi tại trong việc thực hiện pháp luật về


bảo vệ tài nguyên nước ở đồng bằng sông Cửu Long ........................................ 62
3.3.

Một số kiến nghị trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ

tài nguyên nước ở đồng bằng sông Cửu Long .................................................... 65
Kết luận ................................................................................................................. 67



Pháp luật về tài nguyên nước và thực tiễn áp dụng tại đồng bằng sông Cửu Long
Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Nhu cầu về nước ngày càng tăng, đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng là vùng
đồng bằng sông nước, nước non trù phú, thế nhưng hiện nay nguồn nước ở vùng này
cũng bắt đầu khang hiếm nước. Khang hiếm nước ở đây không phải là không có nước
hay thiếu nước mà là có nước nhưng không thể sử dụng. Không thể sử dụng nước là
do nhiều nguyên nhân như: ô nhiễm chất thải từ các cở sở sản xuất, ô nhiễm do khai
thác, sử dụng bừa bãi, ô nhiễm do thuốc trừ sâu, ô nhiễm từ việc chăn nuôi, ô nhiễm
do thói ven người dân, do sự xâm nhập mặn…tình trạng ô nhiễm này diễn biến ngày
càng một nhanh hơn. Bảo vệ tài nguyên nước ở đồng bằng sông Cửu Long là vấn đề
cấp bách. Hiện tại, pháp luật cũng có nhiều quy định bảo vệ tài nguyên nước, văn bản
có giá trị pháp lý cao nhất trong lĩnh vực tài nguyên nước là Luật tài nguyên nước
1998, thế nhưng các văn bản chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Chính vì lẽ đó,
sinh viên quyết định chọn đề tài “Pháp luật tài nguyên nước và thực tiễn áp dụng tại
đồng bằng sông Cửu Long” nhằm tìm hiểu quy định pháp luật tài nguyên nước, thực
trạng ô nhiễm, thực trạng áp dụng pháp luật tài nguyên nước và từ đó đưa ra một số
kiến nghị để tài nguyên nước ở đồng bằng sông Cửu Long được đảm bảo chất lượng.
2. Mục đích nghiên cứu

Đề tài luận văn này là nhằm đem đến cho người đọc một cái nhìn chung nhất về sự
ô nhiễm nguồn nước do tác động của con người, thấy được những hạn chế của pháp
luật tài nguyên nước. Từ đó đưa ra một số kiến nghị để tài nguyên nước được bảo vệ
và phát triển một cách bền vững.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài sinh viên chủ yếu tìm hiểu quy định trong
Luật Tài nguyên nước 1998, chương VII Luật Bảo vệ môi trường, phân tích thực trạng
khai thác, sử dụng; thực trạng ô nhiễm, thực trạng áp dụng pháp luật tài nguyên nước ở
đồng bằng sông Cửu Long.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn sinh viên chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp,
phương pháp phân tích luật và nhiều phương pháp khác.
5. Bố cục đề tài gồm 3 phần:

GVHD: Ths.Kim Oanh Na

Trang 1

SVTH: Sơn Thị Chanh Thu


Pháp luật về tài nguyên nước và thực tiễn áp dụng tại đồng bằng sông Cửu Long
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tài nguyên nước
Chương 2: Thực trạng pháp luật về tài nguyên nước
Chương 3: Thực tiễn và những tồn tại trong việc thực hiện pháp luật tài nguyên
nước ở đồng bằng sông Cửu Long

GVHD: Ths.Kim Oanh Na

Trang 2


SVTH: Sơn Thị Chanh Thu


Pháp luật về tài nguyên nước và thực tiễn áp dụng tại đồng bằng sông Cửu Long
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Nước rất cần thiết cho sự sống của con người và sinh vật trên trái đất, không gì có
thể tồn tại được nếu không có nước. Vậy để biết được tầm quan trọng của nước đầu
tiên ở chương 1 tác giả sẽ làm rõ một số khái niệm về nước, từ đó xác định vai trò và
sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước. Bên cạnh đó là tìm hiểu sơ lược các quy định các
quy định của pháp luật về tài nguyên nước và tình hình tài nguyên nước ở Việt Nam.
Từ đó chúng ta có thể thấy được bảo vệ tài nguyên nước là vấn đề cấp bách hiện nay.
1.1.

Khái niệm và phân loại nguồn nước

Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào
những mục đích khác nhau. Nước dùng trong sinh hoạt nông nghiệp, công nghiệp, dân
dụng, giải trí và môi trường.
Nước là tài nguyên quan trọng của loài người và sinh vật trên trái đất, nước là
khoáng sản quý hơn các loài khoáng sản khác.
Nước là một thành phần môi trường gắn liền với sự tồn tại, phát triển của con
người cũng như sự sống trên trái đất. Vai trò to lớn của nước đối với đời sống của con
người cũng như tính phức tạp của các quan hệ xã hội phát sinh trong qua trình khai
thác, sử dụng, tác động tới nước, tất yếu dẫn tới việc phải bảo vệ tài nguyên nước bằng
pháp luật với những quy định cụ thể về các nguồn nước và nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên
nước của cộng đồng. Dưới góc độ pháp luật, nguồn nước là khái niệm chỉ các dạng
tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác sử dụng được, bao gồm: sông,
suối, kênh, rạch, biển, hồ, đầm, ao, các tầng nước dưới đất, mưa, băng, tuyết và các
dạng tích tụ nước khác.1 Tài nguyên nước theo khoản 1 Điều 2 Luật Tài nguyên nước

thì tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước
biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tóm lại, tài nguyên nước được định nghĩa ở nhiều gốc độ khác nhau, từ góc độ
pháp luật đến góc độ khoa học khác nhau nhưng nội dung và bản chất của nước vẫn
không thay đổi. Mỗi khái niệm về nước giúp chúng ta biết thêm công dụng của nó,
cách nhìn mới về nó và từ đó cho ta thấy được tầm quan trọng củaviệc bảo vệ tài
nguyên nước là rất cần thiết.

1

Giáo trình Luật môi trường, Nxb, Công an nhân dân,Hà Nội,2006, trang 187

GVHD: Ths.Kim Oanh Na

Trang 3

SVTH: Sơn Thị Chanh Thu


Pháp luật về tài nguyên nước và thực tiễn áp dụng tại đồng bằng sông Cửu Long
Tùy theo tính chất, đặc điểm của các nguồn nước cũng như yêu cầu quản lý, sử
dụng chúng vào những mục đích khác nhau, pháp luật phân chia nguồn nước thành
những loại cụ thể như:
Nước mặt: là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
Nước dưới đất: là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất.
Nước sinh hoạt: là nước dung cho ăn uống, vệ sinh của co người.
Nguồn nước sinh hoạt: là nguồn nước có thể cung cấp nước sinh hoạt hoặc nước có
thể xử lý thành nước sạch một cách kinh tế.
Nguồn nước quốc tế: là nguồn nước từ lãnh thổ Việt Nam chảy sang lãnh thổ các
nước khác, từ lãnh thổ các nước khác chảy vào lãnh thổ Việt Nam hoặc năm trên biên

giới giữa Việt Nam và nước láng giềng.
1.2.

Khái quát tình hình tài nguyên nước ở Việt Nam

Trên hành tinh chúng ta lượng nước biển và đại dương chiếm 94,2% và bao phủ
gần 3/4 bề mặt trái đất. Ở Việt Nam tài nguyên nước rất phong phú với lượng mưa
trung bình gần 2000mm/năm, cấp 660Km3 nước mưa/ năm, gấp 2,6 lần lượng mưa lục
địa. Việt Nam có khoảng 2360 con sông dài trên 10km, tạo ra mật độ sông suối lớn,
hằng năm Việt Nam còn nhận một lượng dòng chảy trên 500km 3 qua biên giới, nên
tổng lượng nước sông ngòi Việt Nam lên tới 850km3 /năm.2
Theo ước tính của cục quản lý tài nguyên nước, tổng lượng nước sông ngòi trên
lãnh thổ nước ta khoản 830-840 tỷ m3/ năm. Hơn 60% nguồn nước tập trung ở lưu vực
sông Cửu Long. Toàn bộ phần lãnh thổ còn lại chiếm tối 80% dân số cả nước và trên
90% hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, song chỉ lại có 40% lượng nước. Lưu
vực sông Cửu Long có tới 95% lượng nước phát sinh từ nước ngoài, lưu vực sông
hồng có khoảng 40% lượng nước chảy vào từ Trung Quốc. Theo tính toán, lượng nước
mặt bình quân đầu người hiện nay trong tổng nguồn nước các con sông của Việt Nam
khoảng 3840m3/người/năm, nếu tính cả nguồn nước từ các quốc gia láng giềng chảy
vào trung bình đạt 10240m3/người/năm. Với tốc độ phát triển dân số như hiện nay, đến
năm 2025 lượng nước mặt tính bình quân đầu người của các con sông Việt Nam chỉ
còn khoảng 2830m 3/người/năm, tính cả lượng nước từ bên ngoài chảy vào đạt
7660m3/người/năm.

2

Nguyễn Xuân Cự, Nguyễn Thị Phương Loan: Giáo trình con người và môi trường, Nxb. Giáo dục Việt Nam
2010, trang 137

GVHD: Ths.Kim Oanh Na


Trang 4

SVTH: Sơn Thị Chanh Thu


Pháp luật về tài nguyên nước và thực tiễn áp dụng tại đồng bằng sông Cửu Long
Trước nguy cơ thiếu nước và suy giảm nguồn nước thì tình trạng lãng phí trong sử
dụng nước còn phổ biến trong phạm vi cả nước. Chẳn hạn như nước dùng cho sản xuất
nông nghiệp nhiều nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long và lưu vực sông hồng, chiếm
tới 70% lượng nước sử dụng. Tuy vậy, diện tích thực tưới thấp hơn nhiều so với diện
tích thiết kế (chỉ đạt 80% tổng diện tích được tưới), chứng tỏ hiệu quả sử dụng nước
cho nông nghiệp chưa cao. Việc khai thác các hồ chứa thủy lợi cũng đang xảy ra nhiều
vấn đề về điều tiết nước trên lưu vực, cấp nước và duy trì dòng chảy môi trường hạ du,
vì các công trình này hầu hết không có nhiệm vụ thiết kế để xả nước xuống hạ du
trong mùa cạn.
Về sử dụng nước cho công nghiệp: nhóm sông có tỷ lệ dùng nước cho công nghiệp
cao nhất là lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình, chiếm gần ½ tổng lượng nước sử dụng
cho nghành công nghiệp cả nước, 25% sử dụng nước công nghiệp diễn ra ở lưu vực
sông Đồng Nai; 7% ở nhóm sông Đông Nam Bộ và 10% ở lưu vực sông Cửu Long.
Đặc biệt, tỷ lệ sử dụng nước dưới đất. Dự báo đến năm 2015, khối lượng nước sử dụng
cho công nghiệp sẽ tăng gấp đôi so với năm 2006, mức độ tăng chủ yếu diễn ra ở lưu
vực sông vốn đã là một cơ sở công nghiệp lớn là các lưu vực sông Hồng, sông Thái
Bình, sông Đồng Nai, nhóm sông Đông Nam Bộ, sông Cửu Long và Vu Gia-Thu Bồn.
Bên cạnh đó, mức độ ô nhiễm nguồn nước trong các kênh, sông, hồ ở các thành
phố lớn, các khu tập trung dân cư khá nghiêm trọng. Ở một số đoạn sông, nước sông bị
ô nhiễm với mức độ cao và có xu hướng ngày càng gia tăng đã ảnh hưởng đến khả
năng sử dụng nguồn nước sông để cấp nước sinh hoạt cho nhiều địa phương. Nhiều
khu công nghiệp ở một số tỉnh và thành phố như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai,
Bình Dương đang hàng ngày xả hàng triệu m3 nước thải không qua xử lý, hoặc xử lý

không đạt tiêu chuẩn ra sông, gây ô nhiễm nguồn nước. Một số ngành công nghiệp
như hóa chất, phân bón, thủy điện, chế biến khai thác khoáng sản có lượng nước thải
lớn có chức nhiều chất độc hại được thải trực tiếp ra các sông, ao, hồ gây ô nhiễm
nguồn nước.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng cạn kiệt và ô
nhiễm môi trường nước như: sự gia tăng dân số, do quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của con người về môi trường chưa
cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường, nhận
thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân chưa sâu sắc về vấn
đề bảo vệ môi trường, chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy
hiểm trực tiếp và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như bền vững của
GVHD: Ths.Kim Oanh Na

Trang 5

SVTH: Sơn Thị Chanh Thu


Pháp luật về tài nguyên nước và thực tiễn áp dụng tại đồng bằng sông Cửu Long
đất nước. Một nguyên nhân khác gây cạn kiệt sông, suối là chất lượng rừng đang bị
suy giảm. Diện tích rừng nguyên sinh, rừng nhiều tầng, rừng phòng hộ đầu nguồn và
các loại rừng có khả năng giữ nước, sinh thủy giảm sút, làm mất khả năng giữ nước tại
vùng đầu nguồn. Rất nhiều dòng sông hiện nay không có nước trong mùa khô3.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hệ thống sông, hồ, kênh rạch phong phú và
lượng mưa trung bình hàng năm tương đối lớn, từ 1.200 đến 3.000 mm. Chính sự ưu
đãi to lớn về tài nguyên thiên nhiên như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển của kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại
hóa đất nước, những vấn đề mới nảy sinh như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm dòng chảy
sông hồ, sự cạn kiệt nguồn nước… đã và đang gây ra những hậu quả nặng nề, ảnh
hưởng tiêu cực đến sự phát triển và an sinh xã hội. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế

giới đang phải từng ngày, từng giờ hứng chịu những tác động tiêu cực của biến đổi khí
hậu như hiện tượng trái đất nóng lên, hiện tượng El Nino, La Nina…mà Việt Nam là
một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhiều vùng đất đai màu mỡ của
Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị biến mất trên bản đồ trong vòng vài chục năm
tới4.
Mặc dù tài nguyên nước ở Việt Nam có trữ lượng dồi dào nhưng trên thực tế nguồn
nước có thể sử dụng ngay là hạn hữu vì sự phân bố không đồng đều. Nhiều vùng bị
thiếu nước sạch để sinh hoạt do ô nhiễm, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán và các tác nhân
khác. Chất lượng nước bị suy giảm nghiêm trọng đã hủy hoại môi trường sống và đẩy
con người đến gần các rủi ro nguy hiểm. Theo ước tính, khoảng 37% nước bị mất đi
do lãng phí, thậm chí có nơi lên đến 50%. Nguyên nhân một phần do hệ thống tưới
tiêu được xây dựng từ những năm 1960 và 1970 đến nay đã bị xuống cấp và hư hỏng
nặng, trong khi đó hệ thống tưới tiêu hiện tại chỉ có khả năng cung cấp nước cho
khoảng 50-60% theo yêu cầu thiết kế được tưới. Mặt khác, do hiện tượng khai thác
nước dưới đất vô tổ chức nên đã xảy ra tình trạng ô nhiễm, nguyên nhân gây ô nhiễm
là do công cụ khai thác không đảm bảo, vị trí khoan giếng không đúng. Thường thì các
giếng khoan qua lớp đất phèn nên hầu hết các giếng không đúng kỹ thuật điều bị ô
nhiễm phèn, một số bị ô nhiễm hữu cơ hoặc vô sinh. Mặt khác, khai thác bừa bãi đã
gây ra hiện tượng sụt, lở5. Nhà nước cần có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn để bảo vệ
tài nguyên nước không bị khai thác, sử dụng bừa bài gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn
nước.
3

Minh Nguyệt: tạp chí tài nguyên và môi trường số 19(129) kỳ 1 tháng 10/2011
TS. Nguyễn Duy Ngọc: phát biểu khai mặt hội thảo “tài nguyên nước và sự phát triển bển vững”
5
GSTSKH Lê Huy Bá: Đại cương quản tri môi trường, NXB. ĐHQG TP.HCM, 2003 trang 52-53
4

GVHD: Ths.Kim Oanh Na


Trang 6

SVTH: Sơn Thị Chanh Thu


Pháp luật về tài nguyên nước và thực tiễn áp dụng tại đồng bằng sông Cửu Long
1.3.

Vai trò và sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên nước

1.3.1. Vai trò
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành, phát triển của xã hội
loài người. Bên cạnh đó nước cũng là một trong những tác nhân gây ra các hiểm họa
như lũ lụt, hạn hán và sa mạc hóa, tác động trực tiếp đến đời sống của con người.
Thậm chí ở một số nơi trên thế giới, việc giành quyền sở hữu nguồn nước là nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến những cuộc xung đột đẫm máu giữa một số quốc gia. Trong
suốt quát trình hình thành địa chất của Trái Đất, nước là nhân tố tạo thành bề mặt Trái
Đất. Ở nơi nào lạnh và nóng không thể phá được những vùng núi đá khổng lồ thì ở
nước sẽ hoàn thành việc đó. Khi biến thành băng, nước có khả năng phá vỡ và làm nát
vụn các gềnh đá lâu đời6. Nước rất cần cho sự sống trong môi trường sinh thái, cho sản
xuất nông nghiệp, nước để chữa bệnh, nước cho sản xuất nông nghiệp, nước cần cho
giao thông vận tải, nước cho phát triển du lịch7. Nước còn là thành phần cơ bản, là yếu
tố quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng
quý giá đối với mỗi quốc gia cũng như của toàn nhân loại . Chính vì lẽ đó vai trò, tầm
quan trọng của nước đối với mọi hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội được thể hiện
trong các lĩnh vực cụ thể sau đây:
-

Nước là yếu tố không thiếu và không thể thay thế được trong sinh hoạt hàng


ngày của con người, là nguồn thực phẩm thiết yếu nuôi sống con người. Sự sống của
con người và của các loài động, thực vật trên trái đất phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn
nước.
-

Trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nước đống vai trò quyết định

đối với sự tồn tại và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Điều này càng đặc biệt có ý
nghĩa đối với một đất nước có nền kinh tế nông nghiệp phát triển và nguồn lợi phong
phú như Việt Nam.
-

Trong sản xuất công nghiệp, nước đống vai trò đặc biệt quan trọng đối với các

ngành giao thông vận tải thủy, thủy điện; sản xuất, chế biến thực phẩm, nước giải khát.
Ngoài ra nước không thể thiếu trong sản xuất giấy, vải, sợ và một số ngành công
nghiệp khác…
-

Nước có vai trò quan trọng trong việc phục vụ các nhu cầu nghỉ ngơi, chữa

bệnh và du lịch. Tài nguyên nước cùng với các yếu tố môi trường khác như cảnh quan
6
7

PTS. Hoàng Hưng: Con người và môi trường. NXB trẻ, 2000, trang 65
GSTSKH Lê Huy Bá: Đại cương quản tri môi trường, NXB. ĐHQG TP.HCM, 2003 trang 119-122)

GVHD: Ths.Kim Oanh Na


Trang 7

SVTH: Sơn Thị Chanh Thu


Pháp luật về tài nguyên nước và thực tiễn áp dụng tại đồng bằng sông Cửu Long
thiên nhiên, danh lam thắng cảnh… Là điều kiện cho việc phát triển ngành kinh tế du
lịch, dịch vụ.
-

Một số vùng sinh thái ngập nước là nơi cư trú của các loài động, thực vật đặc

hữu, trong đó có nhiều loài quí hiếm được pháp luật bảo vệ…
Vai trò, tầm quan trọng của nước còn được thể hiện trong các ảnh hưởng, các tác
động của nước đối với “chu trình tuần hoàn tự nhiên” của các thành phần môi trường
khác. Khoa học môi trường đã chỉ ra rằng, các yếu tố tạo thành môi trường tồn tại
trong một thể thống nhất và luôn có mối quan hệ tương tác với nhau. Sự thay đổi thành
phần môi trường này sẽ kéo theo sự thay đổi thành phần môi trường khác và cuối cùng
là phá vỡ trạng thái cân bằng tự nhiên của môi trường. Điều này càng đặc biệt nghiêm
trọng đối với các thành phần môi trường quan trọng như không khí, đất, nước, hệ sinh
vật… Mọi hiện tượng thiếu nước hay thừa nước (hạn hán hay lũ lụt) điều dẫn đến khả
năng làm biến đổi cân bằng hệ sinh thái, làm cho đất đai bị thoái hóa hoặc bị rửa trôi,
hệ sinh vật bị tiêu diệt… Mặt khác, nước có đặc tính di động theo trạng thái dòng chảy
nên trong quát trình di động đễ mang theo các nguồn gây ô nhiễm với phạm vi gây ô
nhiễm thường rất rộng. Đặc biệt hơn là các dòng chảy này là luôn có thay đổi bất
thường, nên dễ gây nên các sự cố môi trường trên một bình diện rộng, hậu quả thường
rất nghiêm trọng8.
1.3.2.


Sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên nước

Nước rất cần cho sự sống của con người và động, thực vật trên trái đất này, nếu
không có nước có thể con người sẽ không tồn tại được. Tại Điều 1 Luật tài nguyên
nước 1998 quy định “tài nguyên nước thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất
quản lý. Tổ chức, cá nhân được quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho đời
sống và sản xuất, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và
khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra theo quy định của pháp luật. Nhà nước bảo
hộ quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong khai thác sử dụng tài nguyên nước”.
Chính vì vậy, mà chúng ta cần bảo vệ nguồn tài nguyên quí giá này.
Hiện nay, thực trạng tài nguyên nước đang là sự báo động đối với mọi quốc gia.
Việt Nam là một trong những quốc gia mà tình trạng ô nhiễm và suy thoái nguồn nước
đang là một vấn đề đang được báo động. Chính trong bối cảnh đó, việc bảo vệ tài
nguyên nước cần được quan tân đặc biệt.

8

Giáo trình luật môi trường trường ĐH Luật Hà Nội, NXB công an nhân dân,2004, trang 183,184

GVHD: Ths.Kim Oanh Na

Trang 8

SVTH: Sơn Thị Chanh Thu


Pháp luật về tài nguyên nước và thực tiễn áp dụng tại đồng bằng sông Cửu Long
Trên phạm vi quốc tế, các quốc gia đã bắt đầu các nổ lực chung nhằm bảo vệ tài
nguyên nước. Hội nghị toàn cầu về nước đã được tổ chức tại Ireland từ ngày 26 đến
ngày 31 tháng 1 năm 1992. Hội nghị này đã được Tổ chức Khí tượng thế giới tổ chức

với sự tham gia của 500 đại biểu đại diện cho 114 quốc gia, 35 tổ chức phi chính phủ
và 14 tổ chức liên Chính phủ. Hội nghị đã tập trung vào việc giải quyết các vấn đề cơ
bản về nước như sau:
-

Phát triển và quản lý tổng hợp tài nguyên nước

-

Đánh giá tài nguyên nước và biến đổi của khí hậu toàn cầu tới tài nguyên nước

-

Bảo vệ tài nguyên nước, chất lượng nước và các hệ sinh thái tồn tại và phát

triển trong nước
-

Vai trò của nước đối với sự phát triển lâu bền của các đô thị, vấn đề cấp nước

và vệ sinh nước trong các đô thị
-

Vai trò của nước đối với việc đảm bảo sản xuất lương thực, thực phẩm và sự

phát triển lâu bền của nông thôn, vấn đề cấp nước và vệ sinh nông thôn, miền núi
-

Cơ chế để thực hiện và phối hợp ở các cấp độ toàn cầu, khu vực, quốc gia và


địa phương
Tháng 11 năm 1992, khóa 47 Đại hội đồng liên hợp quốc đã thống nhất lấy ngày
22 tháng 3 hàng năm là ngày thế giới về nước.
Hiện nay, các quốc gia đang tiến hành đẩy mạnh những biện pháp hữu hiệu nhằm
bảo vệ tài nguyên nước. Ở Việt Nam, Chính phủ cũng đang tiến hành triển khai các
hoạt động nhằm khắc phục các nguyên nhân của việc ô nhiễm và suy thoái tài nguyên
nước, tăng cường công tác quản lý và bảo vệ tài sản vô giá này của cộng đồng. Những
biện pháp đã và đang thực hiện rất đa dạng, song chủ yếu và hiệu quả nhất vẫn là biện
pháp dùng pháp luật điều chỉnh hành vi của tất cả cá nhân, tổ chức nhằm nâng cao ý
thức của họ trong việc bảo vệ tài nguyên nước, đồng thời tạo được một hệ thống quản
lý và bảo vệ có hiệu quả để đối phó với những tình thế xấu.
1.4.

Sơ lược các quy định của pháp luật về tài nguyên nước

Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, thuộc sở hữu toàn dân, được con người
khai thác, sử dụng với nhiều mục đích khác nhau và đễ bị ô nhiễm nếu không sử dụng
một cách hợp lý. Vì vậy, nhà nước cần đề ra những biện pháp để bảo vệ nguồn tài
nguyên quí giá này. Tại Điều 17 Hiến pháp quy định: đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn
nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời,
GVHD: Ths.Kim Oanh Na

Trang 9

SVTH: Sơn Thị Chanh Thu


Pháp luật về tài nguyên nước và thực tiễn áp dụng tại đồng bằng sông Cửu Long
phần vốn và tài sản do nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành
và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an

ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của nhà nước, điều thuộc sở hữu
toàn dân.
Để bảo vệ tài nguyên nước thì nhà nước ta còn ban hành Luật Tài nguyên nước
ngày 20/05/1998 có hiệu lực thi hành 1/1/1999, Luật Bảo vệ môi trường 2005 chương
VII, Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004, Bộ luật Hàng hải ban hành ngày 14/6/2005
và một số văn bản dưới luật như:
Nghị định số 179/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/12/1999 quy định thi hành
luật tài nguyên nước.
Nghị định số 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/6/2003 quy định phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải.
Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/6/2003 quy định phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải.
Nghị định số 137/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/6/2004 quy định về xử lý vi
phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa của nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa việt nam.
Nghị định số 149/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/07/2004 quy định việc cấp
phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. Trước đây là Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày
9/8/2006 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường (thay thế
Nghị định 121/2004/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
môi trường).
Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên môi trường ban hành ngày
24/06/2005.
Thông tư số 05/2005/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thi
hành Nghị định số 34/2005/NĐ-CP; vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên
nước.
Trong Bộ luật hình sự 1999 Điều 183 cũng quy định về tội gây ô nhiễm nguồn
nước

GVHD: Ths.Kim Oanh Na

Trang 10

SVTH: Sơn Thị Chanh Thu


Pháp luật về tài nguyên nước và thực tiễn áp dụng tại đồng bằng sông Cửu Long
Ngoài ra theo quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu thì để
đảm bảo an ninh tài nguyên nước cần phải:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về biến động và sử dụng tài nguyên nước liên quan tới
biến đổi khí hậu, tăng cường công tác điều tra, nghiên cứu, đánh giá, dự báo, quan trắc
chất lượng, số lượng trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, đánh giá, kiểm soát chất lượng, số
lượng và chia sẻ lợi ích nước xuyên biên giới.
- Quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước các vùng lãnh thổ, các lưu vực sông lớn,
bao gồm: Bằng Giang – Kỳ Cùng, Hồng, Mã – Cả, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ,
Sesan – Srepok, Đồng Nai – Sài Gòn, Cửu Long.
- Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn quy định khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu
quả, tổng hợp và đa mục tiêu tài nguyên nước thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu
và nước biển dâng.
- Cải tạo, nâng cấp, tu bổ và xây mới các công trình thủy lợi, thủy điện, hệ thống đê
sông, đê biển, bảo đảm ứng phó hiệu quả với lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng, xâm
nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu.
- Hoàn chỉnh các quy trình quản lý tổng hợp và các công trình khai thác, bảo vệ và
sử dụng tài nguyên nước một cách khoa học trong điều kiện biến đổi khí hậu vào năm
2050.
- Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước; tăng cường thực hiện quy hoạch,
triển khai đồng bộ các biện pháp phát triển bền vững tài nguyên nước quốc gia trong
bối cảnh biến đổi khí hậu, cơ bản hoàn thành vào năm 2020 và hoàn thiện trong giai

đoạn tiếp theo.
Trong hợp tác quốc tế về tài nguyên nước thì nhà nước ta tham gia điều ước quốc
tế như: Công ước quốc tế Ramsar 1971 về vùng đất ngập nước có tầm quan trọng đặc
biệt; Công ước Marpol 1973 về chống ô nhiễm do tàu biển và Nghị định thư 1978;
Công ước về luật biển quốc tế 1982; Hiệp định 1995 về hợp tác phát triển bền vững
sông Mêkong.
Trong tương lai, theo xu thế của sự phát triển thì luật tài nguyên nước sẽ bị sửa đổi
để phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể là dự thảo luật tài nguyên nước 1998 đang
được xây dựng nhằm bảo vệ tài nguyên nước có hiệu quả; sử dụng nước hợp lý, tiết
kiệm; phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra được tốt hơn; tăng
GVHD: Ths.Kim Oanh Na

Trang 11

SVTH: Sơn Thị Chanh Thu


Pháp luật về tài nguyên nước và thực tiễn áp dụng tại đồng bằng sông Cửu Long
cường hiệu lực quản lý nhà nước về tài nguyên nước trong tình hình mới. Theo đó, cơ
quan chủ trì biên soạn Dự thảo Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: Luật tài nguyên
nước được Quốc hội khóa X thông qua tại kỳ họp thứ 3, có hiệu lực từ ngày 1/1/1999.
Đây là văn bản pháp luật cao nhất về quản lý tài nguyên nước, đánh dấu một bước tiến
quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước ở nước ta. Luật đã thể chế hóa quan
điểm, đường lối của Đảng, chiến lược phát triển đất nước có liên quan đến tài nguyên
nước . Luật ra đời đã góp phần tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao trách
nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong bảo vệ, khai thác, sử
dụng tài nguyên nước ; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.Tuy
nhiên, sau 12 năm thi hành, Luật tài nguyên nước đã bộc lộ nhiều bất cập. Cụ thể:
Những quy định về khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước liên quan trực tiếp đến
quy định của nhiều văn bản pháp luật khác như: Đầu tư, Bảo vệ môi trường, Đất đai,

Khoáng sản, Thuế tài nguyên... Các văn bản pháp luật này đã được sửa đổi, bổ sung
hoặc ban hành mới trong khi các quy định có liên quan của pháp luật về tài nguyên
nước vẫn chưa điều chỉnh, bổ sung để bảo đảm tính đồng bộ. Nhiều quy định của Luật
không còn phù hợp với thực tế, gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện;
một số quan hệ mới trong khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống,
khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phát sinh trong thực tiễn cần thiết phải được
bổ sung vào nội dung của Luật; nhiều quy định đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn thi
hành nhưng mới chỉ được thể hiện trong các văn bản dưới Luật nên tính pháp lý còn
thấp. Việc cấp phép về tài nguyên nước vẫn mang nặng cơ chế “xin-cho”; chưa có quy
định chặt chẽ về điều kiện cấp giấy phép; điều kiện chuyển nhượng quyền khai thác tài
nguyên nước, xả nước thải. Luật cũng chưa quy định đầy đủ, toàn diện một số nội
dung rất quan trọng của quản lý tài nguyên nước như: quy hoạch tài nguyên nước;
quản lý lưu vực sông; điều hoà, phân bổ nguồn nước một cách hợp lý, cân bằng lợi ích
kinh tế - xã hội - môi trường... Việt Nam từ 2007 đã là thành viên chính thức của Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO), kinh tế nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế quốc
tế. Theo đó, hệ thống văn bản pháp luật, bao gồm cả pháp luật về tài nguyên nước cần
phải điều chỉnh cho phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế… Tài nguyên nước là
tài nguyên đặc biệt quan trọng, là tư liệu thiết yếu cho cuộc sống của con người, phải
được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, đáp ứng nhu
cầu trước mắt và lâu dài. Xác định ý nghĩa quan trọng của tài nguyên nước , Dự thảo
Luật tài nguyên nước sửa đổi tập trung vào 4 chủ trương lớn:

GVHD: Ths.Kim Oanh Na

Trang 12

SVTH: Sơn Thị Chanh Thu


Pháp luật về tài nguyên nước và thực tiễn áp dụng tại đồng bằng sông Cửu Long

Một là, khuyến khích, ưu đãi các tổ chức, cá nhân nghiên cứu và áp dụng khoa học,
công nghệ, đầu tư công trình khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; công trình bổ
sung nhân tạo nước dưới đất thông qua việc miễn, giảm thuế tài nguyên, hỗ trợ vốn để
nghiên cứu và xây dựng công trình.
Hai là, xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn nước và cung ứng dịch vụ
nước; khuyến khích và huy động sự đóng góp tài chính của mọi thành phần kinh tế,
cộng đồng dân cư trong bảo vệ tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây
ra.
Ba là, ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho điều tra cơ bản về tài nguyên nước, xây dựng
hệ thống quan trắc, cảnh báo, dự báo về tài nguyên nước , hệ thống thông tin dữ liệu;
xây dựng và thực hiện quy hoạch tài nguyên nước; kế hoạch phòng, chống ô nhiễm,
khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; kế hoạch điều hòa, phân bổ nguồn nước.
Bốn là, kinh tế hóa lĩnh vực tài nguyên nước. Mặc dù tài nguyên nước là tài nguyên
quý giá và vô cùng thiết yếu cho đời sống của con người và các hoạt động kinh tế - xã
hội, tuy nhiên các nguồn thu ngân sách Nhà nước về tài nguyên này còn rất hạn chế.
Dự thảo Luật sửa đổi có các quy định mới nhằm tăng cường áp dụng các công cụ
kinh tế, sử dụng các loại thuế, phí, lệ phí và các nguồn thu khác phục vụ quản lý, bảo
vệ có hiệu quả tài nguyên nước .

GVHD: Ths.Kim Oanh Na

Trang 13

SVTH: Sơn Thị Chanh Thu


Pháp luật về tài nguyên nước và thực tiễn áp dụng tại đồng bằng sông Cửu Long
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
Ngày nay, bảo vệ tài nguyên nước đang là vấn đề quan trọng mang tính toàn cầu.
Bảo vệ tài nguyên nước là bảo vệ sự sống của loài người cũng như sự sống của trái

đất. Nhưng tài nguyên nước hiện nay đang bị khai thác, sử dụng bừa bãi mà không có
biện pháp bảo vệ, mặt khác do chất thải từ khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp
chưa qua xử lý vẫn tiếp tục thải vào nguồn nước không theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, thì thiên tai do nước gây ra như các trận lũ gây ngập úng và nhiễm mặn
làm thiệt hàng trăm ha lúa chưa thu hoạch. Do đâu mà vấn đề này vẫn phát sinh và tồn
tại? pháp luật có những hạn chế nào trong bảo vệ và ngăn chặn thiên tai từ tài nguyên
nước. Ở phần chương 2 tác giả sẽ đề cập đến những quy định chung của phát luật tài
nguyên nước, các quy định về bảo vệ môi trường biển, nước sông, các nguồn nước
khác và các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước, để từ
đó thấy được những điều cần bổ sung để hoàn thiện pháp luật.
2.1. Những quy định chung của pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước
2.1.1.

Quy định quản lý nhà nước về tài nguyên nước

Quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước là toàn bộ hoạt động của cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý, bảo vệ đối với tài nguyên
nước sao cho vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi trường sinh thái. Quản lý
nhà nước đối với tài nguyên nước bao gồm: quản lý việc khai thác, sử dụng và bảo vệ
nguồn nước; quản lý công trình tiêu thoát nước; quản lý các lưu vực sông, quản lý
nguồn nước ở các vùng đặc biệt… Nhằm mục đích phòng ngừa tổn thất phòng, chống
ô nhiễm; giảm thiểu các tác hại do nước gây nên.
2.1.1.1. Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước
Nội dung quản quản lý nhà nước về tài nguyên nước bao gồm:
-

Thứ nhất, xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính

sách về bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước; phòng, chống và khắc
phục hậu quả, tác hại do nước gây ra. Cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm

vụ trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm
năm và hàng năm; các chương trình dự án quốc gia thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ;
các dự thảo Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ9 . Chính phủ phê duyệt quy
hoạch sông lớn và các dự án công trình quan trọng về tài nguyên nước. Các Bộ, cơ
9

Khoản 2 Điều 2 Nghị định 25/2008 ngày 4/3/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Tài nguyên và Môi trường

GVHD: Ths.Kim Oanh Na

Trang 14

SVTH: Sơn Thị Chanh Thu


Pháp luật về tài nguyên nước và thực tiễn áp dụng tại đồng bằng sông Cửu Long
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố thuộc
trung ương, căn cứ vào quy hoạch tài nguyên nước phê duyệt các dự án công trình về
tài nguyên nước theo sự ủy quyền và phân cấp của Chính phủ10. Bộ Tài nguyên và Môi
trường phê duyệt các quy hoạch lưu vực sông, quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi
theo sự ủy quyền của Chính phủ.
Kế hoạch, quy hoạch khai thác, sử dụng, bảo vệ làm nền tảng cho các hoạt động
bảo vệ, phát triển tài nguyên nước phải luôn được chủ động thực hiện một cách đồng
bộ theo những mục tiêu nhất định.
Chiến lược bảo vệ phát triển tài nguyên nước là những nhiệm vụ lớn, mục tiêu lớn
mang tính tổng thể, được nhà nước xây dựng và chỉ đạo thực hiện trong thời gian dài
nhằm khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước, phòng chống,
khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
Quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ phát triển tài nguyên nước là hoạt động của cơ

quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác định, phân loại, đánh giá trữ lượng, chất
lượng, sự vận động của các nguồn nước trong phạm vi từng khu vực, từng địa phương
và trong cả nước để khai thác, sử dụng vào những mục đích cụ thể, bảo vệ, phát triển
một cách hợp lý, hiệu quả.
Việc xây dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát
triển bảo vệ tài nguyên nước phải tính tới tìm năng, yêu cầu, mục đích sử dụng từng
nguồn nước cụ thể trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế xã hội ở từng địa bàn
nhất định để đảm bảo phát triển bền vững môi trường nước. Quy hoạch lưu vực sông,
quy hoạch khu vực khai thác nước, khu vực xả nước thải không nhất thiết phải chia cắt
theo địa giới hành chính. Điều quan trọng là phải dựa vào sự vận động, khả năng ổn
định của nguồn nước, sự tác động của các hoạt động kinh tế xã hội tới trữ lượng, chất
lượng nguồn nước để xác định các hình thức, mục đích sử dụng bảo vệ phát triển tài
nguyên nước phù hợp. Đặc biệt, việc quy hoạch các khu vực lấy nước sinh hoạt phải
dựa trên các kết quả khảo sát, thăm dò nguồn nước, căn cứ vào quy chuẩn quốc gia về
tài nguyên nước.11
Những năm gần đây nhà nước ta đã xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều chương
trình, chiến lược về bảo vệ, phát triển tài nguyên nước như: “chương trình mục tiêu
quốc gia nước sạch và bảo vệ môi trường nông thôn” (QĐ/237/1998/QĐ-TTg ngày

10
11

Điều 59 Luật Tài nguyên nước 1998
Giáo trình Luật môi trường, ĐH Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2006, trang 197

GVHD: Ths.Kim Oanh Na

Trang 15

SVTH: Sơn Thị Chanh Thu



Pháp luật về tài nguyên nước và thực tiễn áp dụng tại đồng bằng sông Cửu Long
3/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình này), “Định hướng phát
triển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020” (QĐ số 35/1998/QĐ-TTg ngày
5/3/1999) … theo các chương trình này, nhà nước đặt ra mục tiêu đến năm 2000 nâng
tỉ lệ người sử dụng nước sạch ở Việt nam lên 45%, năm 2005 khoảng 80% dân số
nông thôn được sử dụng nước sạch. Mục tiêu lâu dài tới năm 2020 là xóa bỏ tình trạng
ngập úng thường xuyên trong mùa mưa ở đô thị, từng đô thị có hệ thống thoát nước
thải với công nghệ xử lý phù hợp, bảo đảm vệ sinh môi trường, mở rộng phạm vi phục
vụ của các hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, áp dụng tiêu chuẩn, quy phạm
tiên tiến, đưa lĩnh vực thoát nước đô thị Việt Nam lên tầm các nước trong khu vực.
Đặc biệt,” chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020” (QĐ số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2/12/2003), đã đặt ra mục tiêu đến năm
2010: 40% các khu đô thị, 70% khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước
thải tập trung, 95% dân số đô thị và 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh
hoạt hợp vệ sinh; đến năm 2020 đạt 100% dân số đô thị và 95% dân số nông thôn
được sử dụng nước sạch, 100% đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử
lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. Đây thật sự là bước phát triển mạnh
mẽ trong việc bảo vệ, phát triển tài nguyên nước của nhà nước, thực hiện các chiến
lược này trong thực tế đã cải thiện đáng kể chất lượng môi trường nước và trong tương
lai sẽ bảo đảm bảo vệ, phát triển tài nguyên nước ở mức độ cao hơn nữa, đáp ứng tốt
nhu cầu sử dụng nước của cộng đồng. Từ năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết
định số 81/2006 ngày 14/4/2006 quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia về tài
nguyên nước đến năm 2020.
-

Thứ hai, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy trình, quy

phạm, tiêu chuẩn về tài nguyên nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các

nhiệm vụ quyền hạn quy định tại Nghị định 178/2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007 quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
theo đó Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ trình Chính phủ dự án luật, dự thảo
Nghị quyết của Quốc hội, dự án Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ
Quốc hội, dự thảo Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ thao chương trình, kế hoạch
xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo phân
công của Chính phủ. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi còn ban hành Thông tư số
25/2009 ngày 16/11/2009 quy định QCVN 25: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn; Thông tư số 29/2010 ngày
16/12/2010 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường quy định QCVN
GVHD: Ths.Kim Oanh Na

Trang 16

SVTH: Sơn Thị Chanh Thu


Pháp luật về tài nguyên nước và thực tiễn áp dụng tại đồng bằng sông Cửu Long
28:2010/BTNMT-quy chuẩn quốc gia về nước thải y tế, QCVN 29:2010/BTNMT-quy
chuẩn quốc gia về nước thải của kho và của hang chứa xăng dầu; Quyết định số
16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 quy chuẩn quốc gia về môi trường, trong đó có
các quy chuẩn nước như: QCVN 08:2008/BTNMT-quy chuẩn quốc gia về chất lượng
nước mặt, QCVN 09:2008/BTNMT-quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ngầm,
QCVN 10:2008/BTNMT-quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ, QCVN
11:2008/BTNMT-quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp chế bến
thủy sản, QCVN 12:2008/BTNMT-quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước thải công
nghiệp giấy và bột giấy, QCVN 13:2008/BTNMT-quy chuẩn quốc gia về chất lượng
nước thải dệt may, QCVN 14:2008/BTNMT-quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước
thải sinh hoạt.
-


Thứ ba, quản lý công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nước; dự báo khí tượng

thủy văn, cảnh báo lũ, lụt, hạn hán và tác hại khác do nước gây ra; tổ chức nghiên cứu,
áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, lưu trữ tài liệu về tài nguyên nước. Hiện nay, với
khoa học kỹ thuật tiến bộ Việt Nam dang triển khai dự án ứng dụng công nghệ dữ liệu
ảnh vệ tinh Formosat- 2 nhằm nghiên cứu: đánh giá ô nhiễm ven biển do tràn dầu và
nguồn thải bẩn từ đất liền; qui hoạch, quản lý rừng ngập mặn và du lịch sinh thái; lập
mô hình sóng - dòng chảy và lan truyền ô nhiễm ven bờ biển; quan trắc khí tượng thủy
văn biển, giám sát thiên tai ven biển, đặc biệt là vấn đề xói mòn, sạt lở bờ biển; đào tạo
nhân lực cho các ngành liên quan12.
-

Thứ tư, cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước. Đối với việc cấp thu hồi giấy

phép thì có nghị định 149/2004 ngày 27/7/2004 quy định việc cấp phép thăm dò, khai
thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và thông tư số 02/2005
ngày 24/6/2005 hướng dẫn thực hiện nghị định trên.
-

Thứ năm, quyết định biện pháp, huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để

phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ, lụt, hạn hán, xử lý sự cố công trình thủy lợi và
các tác hại khác do nước gây ra. Đây là một nội dung rất quan trọng và đang được các
tỉnh thực hiện
-

Thứ sáu, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành và xử lý các hành vi vi phạm pháp

luật về tài nguyên nước. Hiện tại chính phủ cũng đã ban hành nghị định số 34/2005

ngày 17/3/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên
nước và thông tư số 05/2005 ngày 22/7/2005 hướng dẫn thi hành nghị định trên.
12



GVHD: Ths.Kim Oanh Na

Trang 17

SVTH: Sơn Thị Chanh Thu


Pháp luật về tài nguyên nước và thực tiễn áp dụng tại đồng bằng sông Cửu Long
-

Thứ 7, trong quan hệ quốc tế tài nguyên nước; Việt Nam đã ký kết hoặc tham

gia các điều ước quốc tế như: Công ước Luật biển quốc tế 1982, Hiệp định 1995 về
hợp tác phát triển bền vững sông Mêkong
-

Thứ tám, tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo cán bộ; tuyên truyền, phổ biến pháp

luật về tài nguyên nước. Hiện nay thì vấn đề này cũng chỉ được quy định trong luật
trên thực tế thì chưa được áp dụng. Mới đây nhất là tại Hậu Giang cũng chỉ mới tổ
chức được hội thảo kỉ niệm ngày nước thế giới với chủ đề là “Nước và an nin lương
thực”.
Đây là những nội dung rất quan trọng đối với việc quản lý tài nguyên nước,
đảm bảo được những nội dung sẽ góp một phần hoàn thành công tác quản lý, bảo vệ

tài nguyên nước.
2.1.1.2. Thẩm quyền quản lý nhà nước về tài nguyên nước
-

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên nước.13

-

Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tài

nguyên nước14. Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm:
+ 18 đơn vị giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về tài nguyên nước:
Vụ Hợp tác quốc tế.
Vụ Kế hoạch.
Vụ Khoa học và Công nghệ.
Vụ Pháp chế.
Vụ Tài chính.
Vụ Thi đua - Khen thưởng.
Vụ Tổ chức cán bộ.
Thanh tra.
Văn phòng.
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
13

Xem Điều 58 Luật Tài nguyên nước 1998

14

Nghị định 25/2008 ngày 4/3/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài

nguyên và Môi trường

GVHD: Ths.Kim Oanh Na

Trang 18

SVTH: Sơn Thị Chanh Thu


×