Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại bảo vệ NHÀ đầu tư TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.32 KB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LUẬT
TÊN ĐỀ TÀI:

BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN
THỊ
KHOÁN
Trung tâm
HọcTRƯỜNG
liệu ĐH Cần ThơCHỨNG
@ Tài liệu học
tập và nghiên cứu

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẨN:

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

TS. DƯ NGỌC BÍCH

TĂNG KHÁNH THOẠI
MSSV: 5044204
LỚP LUẬT THƯƠNG MẠI K30
(LK 0464A1)

NĂM 2008


BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN



Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.............................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

.........................................................................................................................
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. DƯ NGỌC BÍCH


BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
.............................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. DƯ NGỌC BÍCH


BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 4

MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................ 1
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài. ............................................................................................. 5
2. Mục tiêu đề tài. ................................................................................................. 6
3. Phương pháp thực hiện. .................................................................................... 7
4. Phạm vi đề tài. .................................................................................................. 7
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ SỰ CẦN THIẾT
PHẢI BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ........... 6
1.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động đầu tư chứng khoán ........................... 9
1.1.1 Khái niệm đầu tư chứng khoán............................................................... 9
1.1.2 Đặc điểm của đầu tư chứng khoán......................................................... 10
1.2 Chủ thể đầu tư và vai trò của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. ....... 14

1.2.1 Chủ thể đầu tư và đặc điểm của nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam. ... 14
1.2.2 Vai trò của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.............................. 17
1.3 Sự cần thiết phải bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. ............... 19
Chương 2 BIỆN PHÁP BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN .................................................................................................................. 22
2.1. Biện pháp vĩ mô........................................................................................... 22
2.1.1. Biện pháp kềm chế lạm phát................................................................. 22
Trung tâm
ĐH
Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên25cứu
2.1.1.Học
Biện liệu
pháp ổn
định
đầu tư......................................................................
2.2. Biện pháp vi mô ........................................................................................... 26
2.2.1. Kiểm soát việc phát hành và chào bán chứng khoán ra công chúng .... 26
2.2.2. Kiểm soát thông tin trên thị trường chứng khoán................................. 29
2.2.3 Kiểm soát đối với những chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán.
........................................................................................................................ 42
2.2.4 Chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường
chứng khoán.................................................................................................... 46
2.3 Thực trạng về vấn đề bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt
Nam và một số đề xuất ....................................................................................... 47
2.3.1 Thực trạng về vấn đề bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường
chứng khoán Việt Nam ................................................................................... 47
2.3.2 Một số đề xuất ....................................................................................... 50
KẾT LUẬN............................................................................................................. 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 55


GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. DƯ NGỌC BÍCH


BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong nền kinh tế thị trường, thị trường chứng khoán hình thành và phát
triển như một tất yếu, khi nền kinh tế ấy đạt đến những tiêu chuẩn nhất định. Tuy
nhiên, mức độ phát triển cụ thể thị trường chứng khoán của từng quốc gia lại phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó pháp luật giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Mức
độ phát triển kinh tế - xã hội, tính hoàn thiện, tính hiệu quả của hệ thống pháp luật
là một trong những nhân tố quyết định cho việc vận hành bình thường thị trường
chứng khoán.
Ở nước ta, từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung
sang cơ chế thị trường đã đặt ra yêu cầu phải hình thành và phát triển từng bước thị
trường chứng khoán.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề
ra yêu cầu chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước xây dựng thị trường

Trung
tâm
Học
Cầnkiện
Thơ

@ Tài
chứng
khoán
phùliệu
hợp ĐH
với điều
và định
hướngliệu
pháthọc
triển tập
kinh và
tế - nghiên
xã hội củacứu
đất nước. Theo đó pháp luật thị trường chứng khoán nước ta dần hình thành và
đang đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam ngoài những
đặc điểm chung của thị trường chứng khoán thế giới, còn mang những nét riêng do
các điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù của Việt Nam quy định. Hơn nữa, do hình
thành sau các thị trường chứng khoán khác và còn khá non trẻ nên việc nghiên cứu
làm sáng tỏ bản chất, cơ cấu của thị trường chứng khoán Việt Nam để dựa trên cơ
sở đó thể chế hoá kịp thời và đầy đủ những yêu cầu đặt ra của thị trường chứng
khoán có ý nghĩa rất quan trọng. Pháp luật chứng khoán, thị trường chứng khoán
bao hàm những nguyên tắc pháp lý cơ bản và hệ thống pháp luật thực định điều
chỉnh hoạt động thị trường chứng khoán, nhằm mục đích bảo đảm sự vận hành và
phát triển bền vững của toàn bộ thị trường cũng như cho từng chủ thể trên thị
trường.
Trên thị trường nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, vai trò của
nhà đầu tư là rất quan trọng, họ thật sự là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự tồn
tại và phát triển bền vững của thị trường. Tuy nhiên, ngoài những đặc điểm chung
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:


TS. DƯ NGỌC BÍCH


BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 6

của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán thế giới, nhà đầu tư trên thị trường
chứng khoán Việt Nam còn có những đặc điểm đặc thù của mình: đa số là nhà đầu
tư nhỏ lẽ, ít vốn, kiến thức về thị trường chứng khoán còn hạn chế, lại chịu ảnh
hưởng của yếu tố tâm lý trong hoạt đầu tư. Họ không có khả năng để tự bảo vệ
mình trước những biến động của thị trường. Chính vì vậy, họ rất cần những biện
pháp bảo vệ từ phía luật pháp. Tuy nhiên, do còn đang trong quá trình hình thành
và hoàn thiện, pháp luật Việt Nam vẫn chưa thể bảo vệ nhà đầu tư một cách hữu
hiệu, do đó, rất cần những công trình nghiên cứu để tìm ra những giải pháp tối ưu
cho pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Nhưng những công trình nghiên cứu về thị
trường chứng khoán Việt Nam gần đây lại không đáp ứng được nhu cầu đó, thậm
chí có những công trình thật ra chỉ là sưu tầm những quy định của pháp luật rồi tập
hợp lại và xuất bản ra thị trường, chỉ có rất ít công trình nghiên cứu một cách
nghiêm túc và có sự đầu tư một cách thoả đáng về thị trường chứng khoán nói
chung và biện pháp bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán nói riêng.
Chính vì vậy, nhiệm vụ nghiên cứu để tìm ra những luận cứ khoa học,
những định hướng và giải pháp cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vệ nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam là đòi hỏi bức thiết cả về lý
luận lẫn thực tiễn, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Bảo vệ nhà đầu tư trên thị
trường chứng khoán” làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn của mình với mong
muốn tìm ra một giải pháp tích cực nhằm bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán, chủ thể
có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại của thị trường; góp phần hoàn thiện pháp luật

về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam, một thị trường còn non trẻ,
đang trong quá trình hoàn thiện, lớn mạnh và hội nhập.

2. Mục tiêu đề tài.
Đề tài “Bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán” nhằm vào mục tiêu
góp phần xây dựng cơ sở lý luận chung về pháp luật chứng khoán nói chung và
pháp luật về đầu tư chứng khoán nói riêng, góp phần tích cực trong việc bảo vệ
nhà đầu tư, góp phần giữ vững sự ổn định của thị trường, thông qua đó, tạo lực hút
thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, làm cho thị trường chứng khoán trở
thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả, và lành mạnh.

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. DƯ NGỌC BÍCH


BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 7

3. Phương pháp thực hiện.
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp:
Phân tích lịch sử.
Phương pháp này được dùng để so sánh, đối chiếu các chế định luật có liên
quan và giải thích được nguyên nhân tồn trại của những chế định luật đó cũng như
sự mất đi của chính những chế định này.
Phương pháp phân tích luật viết.
Phương pháp này được tác giả sử dụng nhằm mục đích đi sâu vào từng chế
định luật, tìm hiểu nội dung cũng như tính hữu hiệu của từng điều luật cụ thể.


4. Phạm vi đề tài.
- Về thời gian: Thời gian thực hịên đề tài bắt đầu từ tháng 01 năm 2008 và
kết thúc vào tháng 05 năm 2008.
- Nguồn thông tin:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thông tin phục vụ nghên cứu đề tài được lấy từ các nguồn chủ yếu sau:

1- Từ Interrnet.
2. Các tài liệu chuyên khảo về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
3- Các tạp chí chuyên ngành.
4- Thông tin thực từ những diễn biến của thị trường chứng khoán.
- Về không gian: thị trường chứng khoán đang hoạt động tại Việt Nam.
- Về nội dung: Pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán là một
phạm trù kinh tế rất rộng. Trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ giới hạn phạm vi
nghiên cứu trong các nội dung về bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán trên sàn giao
dịch chứng khoán chính thức theo pháp luật Việt Nam, bao gồm các nội dung sau:
1. Tổng quan về đầu tư chứng khoán và sự cần thiết phải bảo vệ nhà đầu tư
chứng khoán.

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. DƯ NGỌC BÍCH


BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 8

2. Những biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán theo pháp

luật Việt Nam.
3. Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện.
Do thị trường chứng khoán là một phạm trù kinh tế rất rộng và còn quá mới
ở Việt Nam, hơn nữa, khi nghiên cứu về thị trường chứng khoán đòi hỏi phải có
một lượng kiến thức khá lớn về kinh tế học, liên quan đến phạm trù kinh tế - kỹ
thuật, do đó, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình trong phạm trù mang
tính pháp lý chứ không đi sâu phân tích về kỹ thuật đầu tư mang tính khoa học
kinh tế.
Tác giả chân thành cảm ơn Tiến sĩ Dư Ngọc Bích đã tận tình hướng dẫn để
tác giả hoàn thành luận văn này.
Do kiến thức và vốn hiểu biết về thị trường chứng khoán của tác giả còn hạn
chế nên sẽ có những thiếu xót, kính mong quý thầy cô thông cảm và đóng góp ý
kiến.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ TàiSINH
liệu VIÊN
học THỰC
tập vàHIỆN
nghiên cứu

TĂNG KHÁNH THOẠI

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. DƯ NGỌC BÍCH


BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 9


PHẦN NỘI DUNG

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ SỰ
CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động đầu tư chứng khoán
1.1.1 Khái niệm đầu tư chứng khoán.
Pháp luật Việt Nam hiện hành không đưa ra khái niệm đầu tư chứng khoán.
Tuy nhiên, theo cách hiểu thông thường, khi nói đến đầu tư vào một loại hàng hoá
nào đó, người ta hiểu rằng, đó chính là hoạt động mua hay bán loại hàng hoá đó
trên thị trường tại một thời điểm nhất định nhằm mục đích thu được lợi nhuận do
có sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán của chính loại hàng hoá đó. Từ điển
tiếng Việt 2005 của Nhà xuất bản Văn Hoá Sài Gòn định nghĩa “Đầu tư là làm cho

Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nhân lực, tài lực phát huy sức mạnh tiềm ẩn của nó trong một hoạt động kinh
doanh hoặc hoạt động phát triển công việc”(1). Còn từ điển Oxfort English
Dictionary thì định nghĩa rằng: “Đầu tư là bỏ tiền (vốn) vào một hạng mục nhằm
mục đích thu lợi”(2). Từ cách hiểu đó, có thể đưa ra khái niệm “Đầu tư chứng
khoán là hoạt động mua bán những công cụ của thị trường chứng khoán nhằm
mục đích thu lợi”.
Cần lưu ý rằng, khái niệm “Đầu tư chứng khoán” không đồng nhất với khái
niệm “Đầu cơ chứng khoán”. Trên thị trường chứng khoán, nếu như hoạt động đầu
tư chứng khoán góp phần làm tăng doanh số giao dịch trên thị trường, tăng tính
thanh khoản của chứng khoán, góp phần làm phát triển thị trường, cần được
khuyến khích thì đầu cơ chứng khoán là hành vi tiêu cực giữa những nhà đầu tư
cấu kết với nhau để mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng lớn với mục đích


1

Nguyễn Kim Thán, Hồ Hải Thuỵ, Nguyễn Đức Dương, (2005), Từ Điển Tiếng Việt, NXB Văn Hoá Sài
Gòn, Trang 1374
2
Invest: put money for profit into something, Oxfort English Dictionary, NXB Thanh niên, năm trang

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. DƯ NGỌC BÍCH


BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 10

tạo ra nhu cầu giả tạo, làm cho giá giao dịch các loại chứng khoán tăng hay giảm
một cách đột biến nhằm lũng đoạn thị trường, cần phải bị nghiêm cấm.
1.1.2 Đặc điểm của đầu tư chứng khoán.
Chứng khoán là một loại hàng hoá đặc biệt, do đó, đầu tư chứng khoán cũng
có những đặc điểm riêng đặc thù.
1.1.2.1 Tính vô hình.
Chứng khoán – công cụ chủ yếu trên thị trường chứng khoán, là một loại tài
sản vô hình. Chứng khoán chỉ là một loại “bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích
hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát
hành”(3). Hình thức thể hiện của chứng khoán có thể là “chứng chỉ, bút toán ghi sổ
hoặc dữ liệu điện tử”(4).
Về bản chất, có thể nói rằng, cũng giống như tiền tệ, chứng khoán chỉ là một
loại giấy tờ có giá, giá trị của chứng khoán không phụ thuộc vào hình thức biểu

hiện bên ngoài của nó. Đối với những loại hàng hoá thông thường, người ta có thể
cầm,tâm
nắm,Học
khai thác
nó. Còn
chứng
khoán,
nó chỉcứu
Trung
liệucông
ĐHdụng
CầncủaThơ
@ đối
Tàivới
liệu
học
tập bản
và thân
nghiên
là bằng chứng xác nhận quyền của nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư thực hiện quyền của
mình. Do là một chứng quyền nên khi tổ chức phát hành không có khả năng thanh
toán thì nhà đầu tư cũng không thể khai thác được công dụng của chứng khoán
nữa. Nói tóm lại, chứng khoán chỉ có giá trị khi nó được vận hành một cách bình
thường và tổ chức phát hành ra nó phải có khả năng thanh toán.
1.1.2.2 Tính rủi ro.
Mục tiêu của nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư chứng khoán nói riêng khi
tham gia đầu tư là thu được lợi nhuận. Tuy nhiên, cũng như những hoạt động đầu
tư khác, hoạt động đầu tư chứng khoán luôn tiềm ẩn những rủi ro mà nhà đầu tư,
thông thường, không dự đoán trước được. Và những rủi ro này làm cho mục đích
thu lợi của nhà đầu tư không đạt được.

Là một thị trường nhạy cảm, thị trường chứng khoán chứa đựng rất nhiều
rủi ro, do dó, không phải lúc nào nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán cũng đạt
3
4

Luật chứng khoán 2006, khoản 1 điều 6.
Khoản 1 điều 6 luật chứng khoán 2006.

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. DƯ NGỌC BÍCH


BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 11

được mục đích thu lợi như đã đề ra khi tham gia đầu tư, thậm chí, có khả năng sẽ
bị mất tất cả khi thị trường xảy ra sự cố. Nói tóm lại, tính rủi ro không thể tách rời
thị trường chứng khoán. Rủi ro đầu tư chứng khoán bao gồm hai loại chính là rủi
ro vĩ mô và rủi ro vi mô.

 Rủi ro vĩ mô.
Loại rủi ro này liên quan đến toàn bộ quá trình vận hành của thị trường
chứng khoán. Thông thường, nó biểu hiện thành sự biến động ở một lĩnh vực nào
đó. Nguyên nhân của loại rủi ro này có nguồn gốc từ sự thay đổi các nhân tố vĩ mô
làm ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường. Điển hình của loại rủi ro vĩ mô là rủi ro về
lạm phát.
Khi tham gia đầu tư vào một hạng mục, nhà đầu tư có thể đạt được một lợi
ích nhất định, bao gồm lợi ích danh nghĩa và lợi ích thực tế. Trong hai loại lợi ích

đó, nhà đầu tư luôn hướng đến loại thứ hai: lợi ích thực tế. Mức độ lạm phát chính
là biểu hiện khác nhau giữa hai loại lợi ích trên.
Khi xảy ra lạm phát, đồng tiền mất giá, giá cả hàng hoá tỷ lệ nghịch với giá

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
trị đồng tiền. Do đó, lợi ích danh nghĩa mà nhà đầu tư thu được sẽ nhiều hơn, tuy
nhiên, lợi ích đó không bù đắp được hệ số trược giá do lạm phát gây ra, cũng có
nghĩa là, lợi ích thực tế nhà đầu tư thu được bằng không, thậm chí là con số âm.
Hơn nữa, khi xảy ra lạm phát, nhà nước sẽ áp dụng chính sách tiền tệ thắt
chặt, lãi suất ngân hàng sẽ tăng, và như vậy, chi phí cơ hội của chứng khoán càng
tăng, giá chứng khoán càng giảm (do nhà đầu tư mất niềm tin vào chứng khoán,
cung vượt cầu) nhà đầu tư càng phải gánh chịu nhiều tổn thất.

 Rủi ro vi mô.
Nguyên nhân của rủi ro vi mô là do sự phát sinh của một sự kiện đặc biệt
nào đó làm ảnh hưởng đến một hạng mục đầu tư nhất định. Loại rủi ro này chỉ tác
động và ảnh hưởng trong giới hạn các nhà đầu tư nhất định chứ không ảnh hưởng
đến sự vận hành của thị trường.
Giá cả chứng khoán chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó hai yếu tố
quyết định là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức phát hành và
thông tin trên thị trường.
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. DƯ NGỌC BÍCH


BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 12


Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức phát hành không tốt,
(thậm chí phá sản) thì khi đó chứng khoán của nhà đầu tư có thể không thanh toán
được. Mặc dù vậy, nhà đầu tư có thể dự đoán được và có khả năng tránh được rủi
ro này. Tuy nhiên, là một thị trường nhạy cảm, giá cả các loại chứng khoán phụ
thuộc rất nhiều vào yếu tố thông tin trên thị trường. Một dự án được phê duyệt,
một hợp đồng lớn được ký kết, một quyết định mua, bán một hạng mục…. có thể
nâng giá chứng khoán trên thị trường và ngược lại. Loại thiệt hại do yếu tố thông
tin mang lại này nhà đầu tư khó có khả năng dự đoán và phòng tránh. Nhưng nhà
đầu tư sẽ ít thiệt hại hơn nếu họ nắm vững kiến thức thị trường và có kế hoạch đầu
tư đúng đắn cũng như tuân theo những nguyên tắc đầu tư cơ bản trên thị trường
chứng khoán. Yếu tố thông tin cũng chính là yếu tố ảnh hưởng quyết định nhất đến
quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Nếu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
tổ chức phát hành tốt thì yếu tố thông tin là không đáng ngại đối với những nhà
đầu tư am hiểu thị trường, nhưng sẽ là yếu tố gây tổn thất lớn cho những nhà đầu
tư không am hiểu lĩnh vực này.
1.1.2.3 Tính sinh lợi.
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cũng như những loại hàng hoá thông thường khác, các loại chứng khoán tồn
tại và lưu thông trên thị trường của mình- thị trường chứng khoán. Chứng khoán
bao gồm nhiều loại khác nhau, lợi ích khi nhà đầu tư đầu tư vào các loại chứng
khoán khác nhau là không giống nhau, bên cạnh lợi nhuận chung là khoản chênh
lệch giữa giá mua và giá bán, mỗi loại chứng khoán sẽ mang đến những lợi ích đặc
thù của nó.
Đối với các loại chứng khoán vốn, điển hình là các loại cổ phần, cổ phiếu,
các loại chứng chỉ quỹ đầu tư…., khi bỏ vốn vào loại chứng khoán này, nhà đầu tư
sẽ trở thành người góp vốn cho tổ chức phát hành. Nói cách khác, khi sở hữu loại
chứng khoán vốn, nhà đầu tư trở thành người chủ sở hữu của doanh nghiệp. Lợi
nhuận của chứng khoán vốn mang đến cho nhà đầu tư bao gồm lợi tức cổ phần, lợi
nhuận do sự gia tăng giá trị của cổ phiếu khi nhà đầu tư mua ở thị trường sơ cấp và

bán lại tại thị trường thứ cấp. Là chủ sở hữu của doanh nghiệp, nhà đầu tư phải
gánh chịu mọi rủi ro trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp bên cạnh việc hưởng lợi từ doanh nghiệp. Đối với loại cổ phiếu thông

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. DƯ NGỌC BÍCH


BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 13

thường, lợi tức cổ phần (hay còn gọi là cổ tức) luôn thay đổi. Mức chia cổ tức phụ
thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với chứng khoán nợ, điển hình là các loại trái phiếu, là loại chứng
khoán xác nhận quyền chủ nợ cho nhà đầu tư. Có nghĩa là, khi bỏ vốn vào các loại
chứng khoán nợ, nhà đầu tư trở thành chủ nợ của tổ chức phát hành. Lợi nhuận mà
chứng khoán nợ mang đến cho nhà đầu tư bao gồm lãi suất trái phiếu và sự chênh
lệch giữa giá mua và giá bán chứng khoán trên thị trường. Lãi suất trái phiếu là
loại lãi suất cố định, nó được ấn định ngay từ khi phát hành. So với chứng khoán
vốn, chứng khoán nợ tương đối an toàn hơn. Khi thanh toán, ngưới sở hữu chứng
khoán nợ được ưu tiên thanh toán trước các cổ đông (người sở hữu cổ phần) của
doanh nghiệp.
Đối với các công cụ phái sinh, bao gồm các công cụ có nguồn gốc từ chứng
khoán và có quan hệ chặc chẽ với chứng khoán được hình thành do nhu cầu giao
dịch của thị trường. Các công cụ phái sinh có thể là một trong các loại quyền của
chứng khoán và cũng giống như các loại chứng khoán, tuỳ thuộc vào loại công cụ
pháitâm
sinh (hay

quyền)
nhà Thơ
đầu tư @
bỏ vốn
sẽ thutập
đượcvà
những
lợi íchcứu
Trung
Họcloại
liệu
ĐHmà
Cần
Tàivào,
liệuhọhọc
nghiên
tương ứng.
Khi nói đến đầu tư chứng khoán, bên cạnh tính rủi ro, người ta không thể
phủ nhận tính sinh lợi. Chính vì tính sinh lợi đã thúc đẩy nhà đầu tư bất chấp rủi ro
để bỏ vốn vào chứng khoán.
Khi bỏ vố đầu tư, nhà đầu tư luôn hướng đến tính sinh lợi và tìm mọi cách
giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, tính sinh lợi và tính rủi ro của một loại chứng khoán
luôn tỉ lệ thuận với nhau: Một chứng khoán càng có nhiều rủi ro thì lợi nhuận càng
cao và ngược lại.
Tính sinh lợi của hoạt động đầu tư chứng khoán giúp cho thị trường thu hút
được nhà đầu tư; thúc đẩy việc góp vốn trực tiếp từ công chúng; là thuộc tính quan
trọng và quyết định đến hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán.

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:


TS. DƯ NGỌC BÍCH


BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 14

1.2 Chủ thể đầu tư và vai trò của nhà đầu tư trên thị trường
chứng khoán.
1.2.1 Chủ thể đầu tư và đặc điểm của nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam.
1.2.1.1 Chủ thể đầu tư chứng khoán theo pháp luật Việt Nam.
Chủ thể đầu tư trên thị trường chứng khoán là những người có tiền nhàn rỗi, họ
sử dụng tiền đầu tư trên thị trường chứng khoán bằng cách thực hiện việc mua và
bán các chứng khoán đang lưu thông trên thị trường nhằm mục đích kiếm lời. Như
vậy, nhà đầu tư chứng khoán là những người thật sự mua và bán chứng khoán trên
thị trường chứng khoán. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi
người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những
thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở
thị trường sơ cấp.
Mọi thành phần trong xã hội đều có thể trở thành chủ thể đầu tư chứng
khoán, tuy nhiên, có thành phần chỉ thỉnh thoảng mới bỏ vốn vào thị trường chứng
khoán; cũng có những thành phần, đầu tư chứng khoán là công việc thường xuyên

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
của họ.

Theo pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư chứng khoán là “tổ chức, cá nhân Việt
Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng
khoán”(5). Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư được chia thành hai
nhóm: nhà đầu tư là tổ chức và nhà đầu tư là cá nhân.

Nhà đầu tư cá nhân chính là công chúng. Công chúng là chủ thể có khả năng
cung ứng một khối lượng tiền tệ rất lớn. Từ nguồn thu nhập thường xuyên của
mình, công chúng cần phải dành lại một phần dưới dạng tích luỹ nhằm đề phòng
những rủi ro có thể xảy đến, để mua sắm hay để tiêu dùng…trong tương lai, tạo
thành một nguồn vốn nhàn rỗi quan trọng. Cùng với sự gia tăng GDP ở mỗi quốc
gia, nguồn vốn do loại chủ thể này cung cấp ngày càng trở nên quan trọng và gia
tăng. Dân chúng khi có vốn nhàn rỗi tạm thời họ sẽ tham gia đầu tư mua chứng
khoán với mục đích kiếm lời, khi có nhu cầu vốn, họ đem bán lại các loại chứng
khoán đã mua trên thị trường thứ cấp.
5

Khoản 10 điều 6 Luật Chứng khoán 2006

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. DƯ NGỌC BÍCH


BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 15

Đối với nhà đầu tư chứng khoán là tổ chức, họ là những nhà đầu tư chuyên
nghiệp. Theo pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư là tổ chức có thể là “ Ngân hàng
thương mại, Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính, Tổ chức kinh doanh
Bảo hiểm, Tổ chức kinh doanh chứng khoán”(6).
Đối với nhà đầu tư là tổ chức, pháp luật quy định cho họ có những nghiệp
vụ được phép đầu tư, đối tượng được phép đầu tư cũng như phương thức đầu tư
trên cơ sở vốn pháp định và phạm vi hoạt động kinh doanh ( Phạm vi đăng ký kinh
doanh).

Khi đầu tư trên thị trường chứng khoán nhà đầu tư biết rõ mình đầu tư vào
đâu, tức là biết rõ mình đưa tiền cho ai, người nào nhận vốn đầu tư của mình, tiền
của mình được sử dụng vào việc gì và đặc biệt là nhà đầu tư có toàn quyền quyết
định đầu tư hay không. Điều này hoàn toàn khác khi bỏ vốn vào các định chế trung
gian tài chính dưới hình thức ký thác, khi đó, người gửi tiền không biết đơn vị
nhận ký thác (ngân hàng) sẽ cho đơn vị nào vay, sẽ đầu tư vào đơn vị nào, lĩnh vực
nào. Tuy nhiên, khi gửi tiền vào ngân hàng thì mức độ rủi ro thấp hơn khi đầu tư
trựctâm
tiếp vào
chứng
Trung
Học
liệukhoán.
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.2.1.2 Đặc điểm của nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam.

 Phần lớn là nhà đầu tư cá thể nhỏ lẽ.
Sau hơn 7 năm đi vào hoạt động, thực tiễn thị trường cho thấy, đầu tư cá
thể, nhỏ lẽ, kiến thức cũng như sự am hiểu về thị trường chứng khoán hạn chế và
vốn ít là đặc điểm lớn nhất của nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam.
Là một nước có thu nhập bình quân đầu người GDP còn thấp, tích luỹ thặng
dư vốn không nhiều và phân bổ thu nhập giữa các bộ phận dân cư khác nhau
không đồng đều, do đó, nguồn vốn mà nhà đầu tư dùng cho mục đích đầu tư chứng
khoán rất hạn chế. Hơn nữa, đồng tiền Việt Nam có giá thấp hơn so với một số
ngoại tệ nên giá trị đầu tư cũng hết sức khiêm tốn, nếu so sánh với ngoại tệ.
Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường còn non trẻ, người dân
lại không có nhiều cơ hội tìm hiểu và nghiên cứu một cách thấu đáo cũng như

6


Khoản 11 điều 6 Luật Chứng khoán 2006

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. DƯ NGỌC BÍCH


BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 16

không có quá trình thể nghiệm việc đầu tư trên thị trường chứng khoán, những
công trình nghiên cứu về thị trường chứng khoán cũng chỉ mới dừng lại ở mức lý
luận và thực tiển thị trường chứng khoán ở nước ngoài hay những công trình
nghiên cứu phục vụ nhu cầu chớp nhoáng của nhà đầu tư với mục đích tìm hiểu
quy trình chơi chứng khoán mà thôi. Do đó, nhà đầu tư không đủ sức đối phó với
những biến động của thị trường, không có một kế hoạch đầu tư khoa học và cũng
không tuân theo những nguyên tắc an toàn vốn, cũng như không biết cách phân tán
rủi ro trong đầu tư chứng khoán.

 Chịu sự tác động mạnh mẽ của yếu tố tâm lý
Vốn ít, đầu tư nhỏ lẽ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, không có sự hổ trợ từ
phía các chuyên gia có kinh nghiệm đã trở thành một trong các đặc điểm lớn nhất
của nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam. Từ đặc điểm này, như một hệ quả, phát
sinh đặc điểm thứ hai của nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam: chịu sự tác động
mạnh mẽ của yếu tố tâm lý mà các chuyên gia gọi là “Hiệu ứng tâm lý bầy đàn”
hay “tâm lý đám đông”(7).

Trung tâm
Học

liệutắcĐH
Thơkhoán,
@ Tài
liệuđịnh
học
vàmột
nghiên
Theo
nguyên
đầuCần
tư chứng
để xác
giátập
trị của
loại cổcứu
phiếu cũng như để đưa ra một quyết định đầu tư, nhà đầu tư cần phải xem xét kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức phát hành cùng với những phương
án kinh doanh của doanh nghiệp đó trong tương lai bao gồm cả việc xem xét tính
khả thi của dự án, xem xét nhu cầu của thị trường và thị phần của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đa số nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam không tuân theo nguyên
tắc này, họ cứ nhìn vào giá giao dịch cổ phiếu cao của các tổ chức phát hành, họ
luôn kỳ vọng rằng, hễ mua là có lời. Sự kỳ vọng này đã làm cho họ quên cả việc
xem xét đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành đó. Họ bỏ vốn
vào khi thấy đám đông cũng rót vốn vào loại cổ phiếu đó và họ sẵn sàng bán ra tất
cả khi những người khác cũng bán mà không cần tìm hiểu nguyên nhân. Các
chuyên gia chứng khoán nước ngoài cho rằng, khi đầu tư, nhà đầu tư nên cân nhắc
khả năng và mục đích đầu tư của mình để đưa ra quyết định đầu tư. Cụ thể là xem
xét xem vốn mình có là bao nhiêu, nếu rủi ro bị mất thì ảnh hưởng lớn hay nhỏ, từ
(7)


Vũ Hưng, “Cổ phiếu dầu khí đang sốt giá”, Pháp luật số ra ngày 12/11/1007

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. DƯ NGỌC BÍCH


BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 17

đó đặt ra mục tiêu đầu tư. Nếu nhà đầu tư có vốn ít, phải dành dụm trong một thời
gian dài mới có thể tích luỹ được số vốn tương ứng thì nên chọn giải pháp an toàn
vốn, đầu tư vào những ngành, lĩnh vực đã ổn định, chấp nhận lợi nhuận thấp nhưng
an toàn. Ngược lại, nhà đầu tư có vốn nhiều, có thể chọn giải pháp đầu tư phân tán
rủi ro, có thể chia vốn ra, mạo hiểm bỏ một phần vốn vào một hạng mục đầu tư
nhằm mục đích thặng dư vốn nhưng mức độ an toàn thấp, phần vốn còn lại nên
đầu tư vào những loại chứng khoán có độ an toàn cao nhưng lợi nhuận thấp hơn.
Do không có kinh nghiệm, đầu tư cá thể nhỏ lẽ nên nhà đầu tư chứng khoán
Việt Nam chịu sự tác động mạnh mẽ của các chuyên gia chứng khoán. Biểu hiện
rõ nhất của đặc điểm này là vào khoản cuối năm 2007 đầu năm 2008, khi thị
trường chứng khoán Việt Nam liên tục giảm giá, khi đó, các chuyên gia chứng
khoán trấn an các nhà đầu tư rằng đó là thời điểm thích hợp để mua vào. Rồi thị
trường lại tiếp tục đi xuống, họ vẫn khuyên nhà đầu tư nên mua vào. Vậy mà rất
động nhà đầu tư đã làm theo và hệ quả là nợ ngân hàng quá hạn không trả được, nợ
vay nóng cũng không có khả năng thanh toán, mang chứng khoán đi cầm cũng
không nơi nào nhận do tính thanh khoản của chứng khoán khi thị trường đi xuống
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
rất thấp.


1.2.2 Vai trò của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán có ý nghĩa rất quan
trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia. Thị trường chứng khoán là kênh bổ
sung cho các nguồn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp và cho nhà nước.
Trong tất cả các thị trường nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng,
nhà đầu tư có vai trò đặc biệt quan trọng. Nếu không có nhà đầu tư thì thị trường
không thể tồn tại và vận hành bình thường. Vai trò của nhà đầu tư trên thị trường
chứng khoán thể hiện ở các nội dung sau:

 Nhà đầu tư là nguồn cung cấp vốn lớn nhất trên thị trường, bảo đảm
sự vận hành và tồn tại của thị trường chứng khoán.
Thực tế cho thấy, một người dù có giàu đến mức nào cũng không thể sở hữu
một khối lượng vốn lớn bằng khối lượng vốn của nhiều người hợp lại. Trong một
thời điểm nhất định, khi cần một số vốn lớn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. DƯ NGỌC BÍCH


BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 18

doanh, người ta phải tìm cách để huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu đó(8). Và đi
vay là phương thức huy động vốn hiệu quả nhất. Phương thức vay truyền thống là
vay tại ngân hàng.Tuy nhiên, ngân hàng cũng chính là chủ thể đi vay từ phía công
chúng để cho doanh nghiệp vay lại. Và suy cho cùng, người cho vay cũng lại là
công chúng. Do đó, công chúng vẫn là kênh huy động vốn chủ yếu. Tuy nhiên, khi

thông qua ngân hàng, một chỉnh thể tài chính trung gian, giữa người cho vay và
người đi vay phải chịu một khoản phí tổn nhất định thể hiện bằng sự chênh lệch lãi
suất giữa lãi suất cho vay là lãi suất tiền gửi tiết kiệm từ phía công chúng. Do đó,
công chúng không thể thu về giá trị thặng dư khi đầu tư còn doanh nghiệp thì phải
trả lãi cho ngân hàng tương đối cao.
Xuất phát từ những hạn chế của phương thức huy động vốn thông qua ngân
hàng, doanh nghiệp tìm đến kênh huy động vốn trực tiếp từ phía công chúng- nhà
đầu tư, thông qua thị trường chứng khoán.
Suy cho cùng, dù vay trực tiếp từ thị trường chứng khoán hay vay gián tiếp
thông qua ngân hàng thì người thật sự cho vay cũng chính là công chúng. Do đó,
có thể
nóiHọc
công liệu
chúngĐH
là chủ
thể Thơ
quan trọng
cungliệu
cấp vốn
yếuvà
đểnghiên
thị trườngcứu
Trung
tâm
Cần
@ Tài
họcchủ
tập
vốn có thể tồn tại và phát triển, hổ trợ cho các doanh nghiệp và cho chính phủ.
Thông qua thị trường chứng khoán, số tiền nhàn rỗi trong công chúng sẽ được khơi

thông và sinh lợi.

 Nhà đầu tư là công cụ đánh giá và góp phần điều chỉnh hoạt động của
doanh nghiệp.
Đầu tư trên thị trường chứng khoán được xem hoạt động đầu tư trực tiếp
(hiểu theo nghĩa nhà đầu tư trực tiếp đưa vốn cho người sử dụng vốn). Nếu nhà
đầu tư bỏ tiền vào ngân hàng thì họ không biết được ngân hàng dùng tiền của mình
để đầu tư vào lĩnh vực nào? Cho doanh nghiệp nào vay?... Còn đối với đầu tư trên
thị trường chứng khoán, nhà đầu tư có quyền lựa chọn lĩnh vực đầu tư cũng như
đối tượng và chủ thể để bỏ vốn vào. Do có quyền lựa chọn nên nhà đầu tư luôn
chọn những doanh nghiệp nào mà mình cho là có lợi nhất thông qua những thông
tin về doanh nghiệp trong thực tế. Do đó, nếu muốn thu hút được vốn của nhà đầu
8

TS Vương Quan Hoàng, 2007, Văn minh làm giàu và nguồn gốc của cải, NXB Chính trị quốc gia

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. DƯ NGỌC BÍCH


BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 19

tư, doanh nghiệp phải tự cải thiện mình, nâng cao năng lực cũng như kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh. Nếu doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh kém
hoặc một kế hoạch sản xuất kinh doanh không khả thi thì sẽ không thu hút được
vốn đầu tư. Hơn nữa, khi phát hành chứng khoán ra công chúng, doanh nghiệp
phải công khai các thông tin có liên quan mà pháp luật qui định, thông qua đó, tình

hình của doanh nghiệp sẽ luôn được đánh giá liên tục, giúp cơ quan nhà nước có
thể đánh giá một cách chính xác hơn về doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền
kinh tế nói chung.

 Nhà đầu tư là yếu tố quyết định sự tồn tại của thị trường, tạo nên tính
thanh khoản cho các loại chứng khoán.
Không có nhà đầu tư thì không có thị trường. Khi không có nhà đầu tư, hàng
hoá sẽ không có người mua và cũng không có người bán. Mà bản chất của một thị
trường là phải có sự giao lưu giữa vốn và hàng hoá. Do đó, nhà đầu tư chính là yếu
tố quyết định, không thể thiếu để đảm bảo sự tồn tại của thị trường.
Một thuộc tính quan trọng của chứng khoán là tính thanh khoản. Tính thanh

Trung
tâm
liệuchứng
ĐHkhoán
CầnlàThơ
@ Tài
liệu
họcchứng
tập và
nghiên
khoản
củaHọc
một loại
khả năng
chuyển
nhượng
khoán
đó sangcứu

tiền mặt một cách dễ dàng trong một khoản thời gian ngắn và không có rủi ro sụt
giảm giá trị của chứng khoán đó(9). Nếu muốn chuyển nhượng chứng khoán thì cần
phải có người mua. Do đó, nhà đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng nhất
tạo nên tính thanh khoản của chứng khoán (Bên cạnh nhân tố sinh lợi và mức độ
an toàn của chứng khoán).

1.3 Sự cần thiết phải bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường chứng
khoán.
Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000 (ngày 28/07/2000), thị trường
chứng khoán Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng vẫn còn rất
non trẻ, cần sự hợp sức của các thành viên mới thực sự trở thành kênh dẫn vốn dài
hạn trong nền kinh tế. Với nhà đầu tư, việc hiểu thị trường, hiểu và tận dụng quyền

9

Xem thêm Lê Văn Tư và Lê Tùng Vân, Hiểu và Sử dụng Thị trường Chứng khoán, Thống Kê, 1999.

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. DƯ NGỌC BÍCH


BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 20

lợi của mình trong hoạt động đầu tư chứng khoán là yếu tố đầu tiên để giảm rủi ro
khi tham gia thị trường này. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn rất cần đến sự bảo vệ của
pháp luật trước những rủi ro mà thị trường chứng khoán có thể mang lại cho họ.
Cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam, pháp luật về chứng khoán

Việt Nam cũng ra đời muộn hơn rất nhiều so với các nước, nhà đầu tư Việt Nam
mới chỉ bước đi những bước đầu tiên trong thị trường này. Tuy vậy, vấn đề bảo vệ
nhà đầu tư chứng khoán là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong pháp luật chứng
khoán Việt Nam, là một trong những nguyên tắc cơ bản được ghi nhận tại khoản 3
điều 4 Luật Chứng khoán 2006: “Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư”.
Sự cần thiết phải bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam thể hiện
ở các nội dung sau:


Thị trường chứng khoán là một thị trường thuộc thị trường tiền tệ. Thị

trường này có chức năng quan trọng là nơi cung cấp các nguồn vốn trung và dài
hạn cho nền kinh tế, là kênh huy động vốn hiệu quả nhằm thu hút một khối lượng
vốn nhàn rỗi khổng lồ từ công chúng, tạo điều kiện cho mọi thành phần dân cư có
khảtâm
năng Học
đầu tưliệu
sinh ĐH
lợi, thông
đó, @
giúpTài
nền liệu
kinh tế
của tập
đất nước
phát triển,cứu
Trung
Cầnqua
Thơ
học

và nghiên
nâng cao mức sống của người dân. Để thị trường chứng khoán được tồn tại và thu
hút được nhà đầu tư thì phải có những biện pháp tích cực giúp nhà đầu tư cảm thấy
an tâm khi bỏ vốn đầu tư. Nếu nhà đầu tư không được bảo vệ, họ sẽ quay lưng lại
với thị trường thì mục tiêu kinh tế - xã hội của thị trường chứng khoán không đạt
được.


Thị trường chứng khoán là một thị trường nhạy cảm, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro

so với những thị trường khác. Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam
phần lớn là nhà đầu tư cá thể, nhỏ lẽ, tiền mà họ đầu tư có nguồn gốc do tích luỷ từ
lương, phụ cấp, trợ cấp mà họ dành cho mục đích tiết kiệm là chính. Nếu nhà đầu
tư bỏ vốn của mình vào đầu tư chứng khoán mà không có được sự bảo vệ từ pháp
luật, họ càng trở nên đơn độc, khi xảy ra rủi ro, họ sẽ mất tất cả và họ sẽ không
được bất cứ sự bù đắp nào; để có được một khối lượng tiền như ban đầu họ sẽ phải
tốn rất nhiều thời gian, thậm chí không thể tích luỹ lại được; hơn nữa, nếu vấn đề
bảo vệ nhà đầu tư không tốt thì sẽ đẩy nhiều nhà đầu tư lâm vào cảnh vở nợ, làm
cho một bộ phận dân cư trở nên nghèo khó, phát sinh những tiêu cực, làm cho

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. DƯ NGỌC BÍCH


BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 21

mục tiêu của xã hội chủ nghĩa không đạt được. Theo cách nói khá đơn giản nhưng

sâu sắc của Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Hoa Kỳ (NASD) Robert
R.Glauber, “...quyền lợi của nhà đầu tư là quyền được bảo vệ”. “Họ đặt những
đồng tiền khó nhọc tích cóp vào thị trường chứng khoán để mong tìm kiếm lợi
nhuận khi hưu trí, để mong mua được nhà hay có thể nuôi con cái ăn học; vậy thì
họ đáng được tham gia vào một hệ thống công bằng và tin cậy”(10).
Nói tóm lại, bảo vệ nhà đầu tư chính là bảo vệ thị trường, bảo đảm mục tiêu
kinh tế - xã hội của nhà nước, đảm bảo sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế,
bảo đảm tính công bằng xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

10

Phát biểu của Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Hoa Kỳ (NASD) Robert R.Glauber tại hội thảo
“Đào tạo nhà đầu tư và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam”, do Trung tâm Doanh nghiệp tư nhân
Quốc tế (CIPE) thuộc Phòng Thương mại Hoa Kỳ tổ chức ngày 3/7/2007 (Bản tin tài chính VTV1, ngày 06
tháng 02 năm 2008

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. DƯ NGỌC BÍCH


BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 22

Chương 2
BIỆN PHÁP BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ

TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
2.1. Biện pháp vĩ mô.
Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường vốn do đó chịu sự tác
động mạnh mẽ của các yếu tố vĩ mô như lạm phát, chính sách tiền tệ, chính sách
đầu tư…
Mặt khác, khi bỏ vốn đầu tư vào chứng khoán, nhà đầu tư đã thực hiện một
hạng mục đầu tư trực tiếp, mọi biến động của thị trường đều tác động ảnh hưởng
trực tiếp đến nhà đầu tư. Do đó, những biện pháp vĩ mô cần phải được thực thi
nhằm ổn định thị trường, khuyến khích đầu tư, thông qua đó, bảo đảm sự an toàn
và lợi ích cho nhà đầu tư, khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng
khoán.
Biện
phápliệu
vĩ môĐH
bao Cần
gồm: Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung tâm
Học
2.1.1. Biện pháp kềm chế lạm phát.
Lạm phát là hiện tượng mất cân đối giữa lượng tiền lưu thông và lượng sản
phẩm dịch vụ được cung ứng trên thị trường theo chiều hướng khối lượng tiền tệ
lưu thông nhiều hơn khối lượng hàng hoá trên thị trường.
Khi xảy ra lạm phát, đồng tiền rớt giá, giá cả hàng hoá tăng vọt, người ta
phải dùng một lượng tiền nhiều hơn để trả cho cùng một đơn vị sản phẩm. Công
chúng, thay vì có thể dành một khoản tiền cho mục đích tiết kiệm hay đầu tư thì lại
phải chi tiêu nhiều hơn cho sinh hoạt. Khi đó, chi phí cho sản phẩm cũng tăng
nhưng việc tiêu thụ lại khó (vì giá cả sinh hoạt trở nên đắt đỏ nên người dân hạn
chế chi tiêu) làm cho sản xuất trì trệ.
Đối với nhà đầu tư chứng khoán, như đã phân tích, lợi nhuận mà họ có thể
có bao gồm lợi nhuận danh nghĩa và lợi nhuận thực tê. Lợi nhuận thực tế, cái mà

nhà đầu tư quan tâm, lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của lạm phát. Chỉ số lạm phát
cao đồng nghĩa với việc lợi nhuận thực tế nhà đầu tư thu được càng thấp, thậm chí

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. DƯ NGỌC BÍCH


BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 23

bằng không hay bằng một số âm. Thực tiễn thị trường chứng khoán một số nước
cho thấy, khi chỉ số lạm phát chỉ ở 0,25% thì nhà đầu tư đã bị thiệt hại.
Chính vì vậy, nhà nước luôn luôn tìm cách hữu hiệu nhất nhằm kềm chế lạm
phát. Để làm được điều đó, nhà nước, thông qua ngân hàng trung ương, thực thi
chính sách tiền tệ phù hợp với từng giai đoạn nhất định.
Chính sách tiền tệ là một bộ phận của chính sách kinh tế- tài chính của đất
nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kềm chế lạm phát, thúc đẩy phát triển kinh
tế(11). Khi xảy ra lạm phát, nhà nước, thông qua ngân hàng trung ương sẽ thực thi
chính sách tiền tệ thắt chặc nhằm giảm lượng tiền lưu thông, cân bằng khối lượng
hàng hoá và tiền tệ trên thị trường. Lạm phát tăng đồng nghĩa với việc ngân hàng
phải tăng lãi suất huy động, do đó lãi suất cho vay cũng tăng theo. Điều này sẽ gây
khó khăn cho nhà sản xuất vì họ phải gánh chịu phần lãi suất gia tăng của ngân
hàng. Về nguyên lý nó sẽ tác động trực tiếp đến giá cổ phiếu đang niêm yết trên thị
trường bởi khi đó nhà đầu tư phải cân nhắc xem liệu lợi nhuận mà họ thu được từ
chứng khoán có bù đáp nổi sự trượt giá của đồng tiền hay không và có đủ sức trả
lãi cho
hàng
hayĐH

không.
nữa,@
tỷ Tài
lệ lạm
pháthọc
tăngtập
đồngvà
nghĩa
với lợicứu
Trung
tâmngân
Học
liệu
CầnHơn
Thơ
liệu
nghiên
nhuận của doanh nghiệp giảm xuống do doanh nghiệp phải bỏ thêm vốn đầu tư
vào để sản xuất kinh doanh mà việc tiêu thụ lại khó khăn hơn. Chính vì vậy, tính
thanh khoản của chứng khoán sẽ giảm, nhà đầu tư nào đang nắm giữ chứng khoán
sẽ có nguy cơ bị thiệt hại do phải gánh chịu lãi suất ngân hàng cao, sự mất giá của
đồng tiền, sự rớt giá của chứng khoán…Đồng thời, khi xảy ra lạm phát, nhiều nhà
đầu tư chứng khoán sẽ bán tháo chứng khoán ra, tạo nên mất cân đối cung và cầu,
càng làm cho các loại chứng khoán càng bị giảm giá. Một loạt những yếu tố trên
đều gây ra tổn thất cho nhà đầu tư, làm cho thị trường vận hành không bình
thường. Chính vì vậy, để bảo đảm an toàn cho nhà đầu tư, làm cho thị trường
chứng khoán thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn có hiệu quả,
huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong công chúng, ở tầm vĩ mô, nhà nước thực
thi chính sách kiểm soát nguồn tiền đầu tư vào chứng khoán. Tuy nhiên, việc kiểm
soát nguồn tiền chảy vào thị trường chứng khoán cũng phải được thực hiện một


11

Điều 2 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 1997 (Sửa đổi bổ sung năm 2003)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. DƯ NGỌC BÍCH


BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 24

cách hết sức thận trọng, nếu không, mục tiêu kinh tế xã hội đề ra sẽ không đạt
được.
Việc kiểm soát dòng vốn tín dụng là thật sự cần thiết, nó góp phần hạn chế
việc nhà đầu tư quá mạo hiểm, vay ngân hàng một khối lượng tiền tệ quá lớn cho
đầu tư chứng khoán. Nguyên tắc chung nhằm bảo đảm an toàn khi đầu tư chứng
khoán là đầu tư bằng nguồn tiền tiết kiệm nhàn rỗi chứ không phải là vay tiền để
đầu tư. Thực tế cho thấy, việc kiếm soát luồng vốn của ngân hàng chảy sang thị
trường chứng khoán là cần thiết, vì ngay cả một số nước có thị trường chứng
khoán phát triển như Mỹ hay Nhật Bản cũng thực hiện việc này. Hơn nữa, không
chỉ cần kiểm soát dòng vốn tín dụng chảy sang chứng khoán, mà còn cần kiểm
soát cả kênh cho vay bất động sản. Tuy nhiên, mức độ kiểm soát và phương thức
triển khai như thế nào cho phù hợp còn tùy thuộc vào diễn biến cụ thể của từng thị
trường và cần có thời gian để thẩm định. Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đóng
vai trò là cơ quan thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, điều hành chính sách tiền tệ
linh hoạt nhằm ổn định lãi suất và tỷ giá, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.

Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị triển khai
nhiệm vụ ngân hàng năm 2007 và tăng cường quản lý, giám sát các hoạt động về
chứng khoán(12); Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra chỉ thị số 03/2007/CT –
NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng và các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
thực hiện các giải pháp kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay để đầu
tư, kinh doanh chứng khoán. “Khống chế dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có
giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán ở mức dưới 3% tổng dư nợ tín dụng của tổ
chức tín dụng. Dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh
chứng khoán bao gồm: Cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá đối với các công ty
chứng khoán; Cho vay cầm cố bằng chứng khoán và/hoặc bảo đảm bằng tài sản
khác để đầu tư, kinh doanh chứng khoán đối với các tổ chức khác và cá nhân;
Chiết khấu giấy tờ có giá đối với tổ chức và cá nhân để đầu tư, kinh doanh chứng
khoán”13.
12

Thông báo số 17/TB-VPCP ngày 26 tháng 1 năm 2007, Thông báo số 20/TB-VPCP ngày 29 tháng 1 năm
2007 của Văn phòng Chính phủ
13
Điểm 1.3a mục 1 chỉ thị 03/2007/CT-NHNN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. DƯ NGỌC BÍCH


BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trang 25


Chỉ thị này đã góp phần kiểm soát được dòng vốn chảy vào thị trường
chứng khoán, hạn chế việc nhà đầu tư mạo hiểm vay tiền để đầu tư chứng khoán
một cách ồ ạc. Tuy nhiên, sau một thời gian thực thi lại gặp một số vấn đề bất cập
như nhà đầu tư đã vay tiền mua chứng khoán vào trước khi chỉ thị này có hiệu lực,
khi chỉ thị này có hiệu lực đã làm cho những nhà đầu tư này không thể bán lại số
chứng khoán mình đang giữ; còn những nhà đầu tư khác thì lại không có vốn và
không thể vay vốn đầu tư chứng khoán nên càng làm cho thị trường đi xuống,
người nắm giữ chứng khoán phải chịu thiệt hại ngày một nặng nề.
Thực tế cho thấy rằng, chỉ thị 03 được đưa ra một cách quá nóng vội với
mục đích hạ nhiệt thị trường chứng khoán Việt Nam vốn nóng lên từng ngày ở tầm
vĩ mô là kiểm soát lạm phát; nhưng vấn đề bảo vệ nhà đầu tư chưa được quan tâm
đến. Do đó, nhà nước nên có những chính sách phù hợp hơn nhằm cũng cố thị
trường, đồng thời, bảo vệ nhà đầu tư trước nguy cơ phá sản.
2.1.1. Biện pháp ổn định đầu tư.
Một chính sách đầu tư ổn định sẽ góp phần tạo tâm lý yên tâm cho nhà đầu
tư, thu
được liệu
nguồnĐH
vốnCần
đầu tưThơ
trong @
và ngoài
nước.học
sự ổntập
địnhvà
củanghiên
một chínhcứu
Trung
tâmhútHọc

Tài liệu
sách đầu tư thể hiện ở hai mặt: Sự ổn định của pháp luật và sự bình đẳng trong đầu

Sự ổn định của pháp luật thể hiện ở tầm vĩ mô đó là sự bảo đảm một đạo
luật được thực thi trong một giai đoạn đủ dài, không có sự thay đổi cơ bản nào làm
thay đổi những nội dung chính yếu, chủ đạo của đạo luật đó trong thời gian ngắn.
Chính sách đầu tư có tác động rất lớn đến thị trường chứng khoán. Biểu hiện
là sự khuyến khích hay hạn chế đầu tư ở một lĩnh vực nào đó sẽ làm cho nhà đầu
tư có những quyết định khác nhau. Khi tham gia thị trường chứng khoán, nhà đầu
tư luôn hướng đến lợi ích thu được từ những hạn mục đầu tư; nếu đầu tư vào
ngành, lĩnh vực nhà nước khuyến khích đầu tư thì mức độ an toàn và lợi nhuận sẽ
cao hơn. Do đó, nếu chính sách đầu tư không ổn định sẽ gây tâm lý hoang mang
cho nhà đầu tư, họ có thể có những quyết định sai lầm trong việc mua hay bán
chứng khoán và dẫn đến bốn theo phương thức phát hành
chứng khoán, không bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cũng như sự an toàn cho nhà
đầu tư, những người mua chứng khoán của doanh nghiệp phát hành.
 Tiêu chuẩn về sự ổn định trong hoạt động của tổ chức phát hành.

16

Xem đi ều 12 kho ản 1 v à 2 Luật Chứng khoán 2006.

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. DƯ NGỌC BÍCH


×