Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại bảo vệ QUYỀN SỐNG của TRẺ EM ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 133 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT KINH DOANH – THƯƠNG MẠI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHÓA 33 (2007 – 2011)
ĐỀ TÀI

BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
Ths. Thạch Huôn

SINH VIÊN THỰC HIỆN
Lê Thị Ngọc Yến
MSSV: 5075320
Lớp: LK0765A3 - K33

------------ Cần Thơ, Tháng 04/2011 ------------


Luận văn: BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM

LỜI CẢM ƠN

Thắm thoát bốn năm học qua mau, cánh cửa đại học đang từ từ khép lại
lưu giữ bao kỷ niệm tuổi học trò, và hành trang mỗi chúng em mang theo khi rời
ghế giảng đường là những tri thức mà Thầy Cô bao ngày qua đã tận tâm truyền
dạy. Lời cảm ơn sâu sắc nhất em xin dành cho cha mẹ, những người đã sinh ra
em, cho em khôn lớn, dìu dắt em trưởng thành để bước vào một tương lai tươi
đẹp như ngày hôm nay. Lời cảm ơn thứ hai em xin được gửi đến Quý Thầy Cô


khoa Luật – Đại học Cần Thơ đã mang đến cho em một nguồn kiến thức quý
báu và những bài học làm người đáng trân trọng. Đặc biệt, em xin gửi lời cám
ơn chân thành nhất đến Thầy Thạch Huôn, người đã tận tình hướng dẫn em
trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Bằng tất cả tấm lòng thành của
mình, em xin chúc Thầy Cô luôn có được nhiều sức khỏe và thành công trong
công tác giảng dạy!

GVHD: Th.s THẠCH Huôn

2

SVTH: LÊ Thị Ngọc Yến


Luận văn: BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

GVHD: Th.s THẠCH Huôn

3

SVTH: LÊ Thị Ngọc Yến


Luận văn: BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
GVHD: Th.s THẠCH Huôn

4

SVTH: LÊ Thị Ngọc Yến



Luận văn: BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
GVHD: Th.s THẠCH Huôn

5

SVTH: LÊ Thị Ngọc Yến


Luận văn: BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
GVHD: Th.s THẠCH Huôn

6

SVTH: LÊ Thị Ngọc Yến


Luận văn: BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................9
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................9
2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 10
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 10
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................11
5. Kết cấu đề tài ........................................................................................................11
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TRẺ EM: ...........................................13
1.1 Lịch sử phát triển của vấn đề quyền trẻ em:......................................................13
1.1.1 Giai đoạn trước năm 1776:............................................................................13
1.1.2 Giai đoạn 1776 – 1745: .................................................................................13

1.1.3 Giai đoạn 1945 – 1989: .................................................................................13
1.1.4 Giai đoạn 1989 đến nay:................................................................................14
1.2 Những vấn đề đặc trưng của quyền trẻ em:.......................................................14
1.2.1 Các khái niệm liên quan:................................................................................14
1.2.1.1 Trẻ em:............................................................................................... 14
1.2.1.2 Quyền trẻ em:.....................................................................................16
1.2.1.3 Quyền sống của trẻ em: ......................................................................17
1.2.2 Bản chất của quyền trẻ em:............................................................................18
1.2.2.1 Bản chất xã hội:..................................................................................18
1.2.2.2 Bản chất pháp lý:................................................................................19
1.2.3 Đặc điểm của quyền trẻ em:...........................................................................19
1.2.4 Các chủ thể tham gia vào vấn đề quyền trẻ em: .............................................20
1.3 Sơ lược về Công ước của Liên Hiệp quốc về Quyền trẻ em năm 1989:.............21
1.3.1 Những nguyên tắc chung về quyền trẻ em: .....................................................21
1.3.1.1 Không phân biệt đối xử: .....................................................................21
1.3.1.2 Lợi ích tốt nhất dành cho trẻ em: ........................................................22
1.3.1.3 Quyền được sống còn và phát triển:....................................................22
1.3.1.4 Lắng nghe và tôn trọng y kiến của trẻ em: ..........................................23
1.3.2 Nội dung chính của Công ước về quyền trẻ em 1989:.....................................24
1.3.2.1 Nhóm quyền được sống còn: .............................................................. 24
1.3.2.2 Nhóm quyền được bảo vệ:..................................................................27
1.3.2.3 Nhóm quyền được phát triển: ............................................................. 28
1.3.2.4 Nhóm quyền được tham gia:............................................................... 30
Chương 2: PHÁP LUẬT QUỐC GIA VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ
BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA TRẺ EM:................................................................ 34
2.1 Những quy định chung của pháp luật về bảo vệ quyền sống của trẻ em – Thực
tiễn áp dụng: ............................................................................................................34
2.1.1 Những quy định của pháp luật: ......................................................................34
2.1.2 Các biện pháp tổng thể thực hiện Công ước về quyền trẻ em: ........................38
2.1.3 Những chính sách tiêu biểu trong việc bảo vệ quyền trẻ em: ..........................40

2.1.3.1 Tăng cường sức khỏe bà mẹ và trẻ em:...............................................40
2.1.3.2 Trường học thân thiện với trẻ em:.......................................................42
2.1.3.3 Đối thoại mở và tăng cường nhận thức cộng đồng:............................. 43
GVHD: Th.s THẠCH Huôn

7

SVTH: LÊ Thị Ngọc Yến


Luận văn: BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM

2.1.3.4 Thúc đẩy kỹ năng làm cha mẹ của các bậc phụ huynh: .......................46
2.2
Pháp luật và thực tiễn về bảo vệ quyền sống đối với những trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt:...........................................................................................................47
2.2.1 Trẻ em khuyết tật:...........................................................................................47
2.2.1.1 Những quy định quốc tế: ....................................................................47
2.2.1.2 Luật pháp, chính sách và hoạt động thực tiễn của Việt Nam:..............49
2.2.2 Trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi: .................................................................55
2.2.2.1 Những quy định quốc tế: ....................................................................55
2.2.2.2 Luật pháp, chính sách và hoạt động thực tiễn của Việt Nam:..............58
2.2.3 Trẻ em bị lạm dụng và bóc lột tình dục: .........................................................61
2.2.3.1 Những quy định quốc tế: ....................................................................61
2.2.3.2 Luật pháp, chính sách và hoạt động thực tiễn của Việt Nam:..............64
2.2.4 Trẻ em đường phố:.........................................................................................71
2.2.4.1 Những quy định quốc tế: ....................................................................71
2.2.4.2 Luật pháp, chính sách và hoạt động thực tiễn của Việt Nam:..............72
2.2.5 Trẻ em phải lao động trong điều kiện độc hại nguy hiểm: .............................. 75
2.2.5.1 Những quy định quốc tế: ....................................................................75

2.2.5.2 Luật pháp, chính sách và hoạt động thực tiễn của Việt Nam:..............76
2.2.6 Trẻ em bị ảnh hưởng của HIV/AIDS:.............................................................. 79
2.2.6.1 Những quy định quốc tế: ....................................................................79
2.2.6.2 Luật pháp, chính sách và hoạt động thực tiễn của Việc Nam: .............79
2.2.7 Trẻ em là nạn nhân của nạn bạo hành: ..........................................................84
2.2.7.1 Những quy định quốc tế: ....................................................................85
2.2.7.2 Luật pháp, chính sách và hoạt động thực tiễn của Việc Nam: .............88
Chương 3: NHỮNG TỒN TẠI TRONG VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA
TRẺ EM Ở VIỆT NAM VÀ TIẾN TRÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ: ..........................93
3.1 Những mặt tồn tại trong vấn đề bảo vệ quyền sống của trẻ em ở Việt Nam – Kiến
nghị:
............................................................................................................93
3.1.1 Độ tuổi của trẻ em: ........................................................................................93
3.1.2 Cách tiếp cận với vấn đề bảo vệ trẻ em: .........................................................93
3.1.3 Tình trạng nghèo ở trẻ em:.............................................................................99
3.1.4 Tình trạng bất bình đẳng giới: ..................................................................... 101
3.1.5 Vấn nạn bạo hành trẻ em: ............................................................................ 104
3.1.6 Tái hòa nhập xã hội với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt:................................. 107
3.1.7 Giáo dục kỷ năng sống cho trẻ em:............................................................... 113
3.2 Hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ quyền sống của trẻ em: .......................... 115
3.2.1 Pháp luật – Chính sách: ............................................................................... 115
3.2.2 Hỗ trợ kinh tế và phúc lợi xã hội: ................................................................. 117
3.2.2.1 Hỗ trợ về vốn: .................................................................................. 117
3.2.2.2 Hỗ trợ kỷ thuật: ................................................................................ 118
3.2.2.3 Hoạt động của UNICEF: .................................................................. 119
3.2.2.4 Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ:......................................... 120
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 123

GVHD: Th.s THẠCH Huôn


8

SVTH: LÊ Thị Ngọc Yến


Luận văn: BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
“Triển vọng tương lai của bất cứ dân tộc nào cũng được đo một cách trực tiếp
bằng triển vọng hiện tại của thế hệ trẻ ở dân tộc đó” – Đó là câu nói của Cố Tổng
thống Mỹ John F. Kennedy vào năm 1963 khi đánh giá tầm quan trọng của thế hệ trẻ
đối với việc xây dựng và phát triển của mỗi đất nước. Thế hệ trẻ, bắt đầu với trẻ em, là
những chủ nhân tương lai của đất nước, là trụ cột xã hội, là những người sẽ quyết định
vận mệnh của dân tộc. Sự phát triển của trẻ em chính là tấm gương phản ánh sự phát
triển của thế giới trong tương lai. Nhưng do đặc thù còn non nớt về thể chất và trí tuệ,
trẻ em thật sự là những người dễ bị tổn thương nên cần được quan tâm bảo vệ và chăm
sóc đặc biệt. Chính vì lẽ đó, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều dành sự quan tâm đặc biệt
đến thế hệ trẻ của mình. Từ quan điểm quan tâm, chăm sóc và bảo vệ trẻ em vì tính
chất nhân đạo, nhân văn và truyền thống tốt đẹp của mỗi quốc gia, vấn đề bảo vệ trẻ
em đã nâng lên một tầm nhìn mới khi được phát triển thành cụm từ “quyền trẻ em” và
đã mang tính quốc tế khi Công ước của Liên Hiệp quốc về Quyền trẻ em được ban
hành năm 1989. Đây là Công ước về quyền con người có số quốc gia thành viên đông
nhất từ trước đến nay, điều đó đã một lần nữa khẳng định tầm quan trọng và sự quan
tâm của các quốc gia đối với trẻ em.
Việt Nam đã phê chuẩn Công ước này ngày 20/02/1990 mà không có một bảo
lưu nào, là nước thứ hai trên thế giới và nước đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công ước,
đó là sự cam kết mạnh mẽ của Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề bảo vệ trẻ em. Qua
hơn 20 năm thực hiện, chúng ta đã có những kết quả rõ rệt về sự phát triển của trẻ em
với những cải thiện đáng kể về điều kiện sống, học tập, tham gia và phát triển. Tuy

nhiên, so với vị trí là một trong những nước đầu tiên phê chuẩn Công ước, thì tình
trạng của trẻ em Việt Nam hiện nay thật sự gây cho chúng ta nhiều trăn trở. Vì trong
lĩnh vực quyền con người, vẫn còn tồn tại khoảng cách giữa các nguyên tắc và thực
tiễn, giữa các cam kết và thực thi, nhưng ai cũng có thể lập luận rằng khoảng cách này
trong lĩnh vực quyền trẻ em là lớn hơn cả. Thực tế, những vụ bạo hành trẻ em liên tiếp
xảy ra, tình trạng trẻ em bỏ học tham gia thị trường lao động, trẻ em lang thang, trẻ em
đường phố ngày càng gia tăng và chỉ số phát triển trẻ em thuộc hàng thấp so với tiêu
chuẩn chung của thế giới là những thực trạng đáng lo ngại về tình hình trẻ em ở Việt
Nam hiện nay. Chính vì vậy, việc xây dựng một môi trường sống tốt đẹp cho trẻ
em,bảo đảm cho trẻ em có được một cuộc sống chất lượng, có sự phát triển hài hòa về
thể chất, nhân cách và trí tuệ đang rất cần sự quan tâm của xã hội và trở nên cần thiết
hơn bao giờ hết. Đặc biệt, hiện nay chúng ta đang trong quá trình hội nhập, mở ra cho
GVHD: Th.s THẠCH Huôn

9

SVTH: LÊ Thị Ngọc Yến


Luận văn: BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM

trẻ em Việt Nam cơ hội gặp gỡ và giao lưu với bạn bè quốc tế, điều đó càng đòi hỏi
các em phải được trang bị một hành trang vững vàng để bước ra thế giới.
Việc xây dựng một cuộc sống có chất lượng, làm tiền đề cho sự phát triển toàn
diện của trẻ em, đi đến xây dựng một đất nước giàu mạnh chính là mục tiêu của bất cứ
quốc gia nào. Để làm được điều đó, mỗi trẻ em sinh ra đều phải được tạo cơ hội sống,
làm tiền đề cho việc thực hiện tất cả các quyền năng còn lại của trẻ. Chính vì lẽ đó,
Quyền sống của trẻ em được xem là Quyền cơ bản nhất, là Quyền cố hữu của mỗi trẻ
em. Nhưng do sự non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em chưa thể hoàn toàn tự bảo vệ
mình trước những hành vi xâm phạm và có nguy cơ xâm phạm tới quyền sống của trẻ.

Vì thế, bảo vệ quyền trẻ em nói chung và bảo vệ quyền sống của trẻ em nói riêng luôn
cần sự quan tâm của toàn xã hội.
Với sự tham gia của nhiều tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ, vấn
đề bảo vệ quyền trẻ em không chỉ là vấn đề riêng của mỗi quốc gia, mà là một vấn đề
mang tính quốc tế sâu sắc. Điều đó không chỉ tác động đến hệ thống pháp luật của
quốc gia, mà còn có ảnh hưởng đến mối quan hệ khá phức tạp giữa quốc gia với các tổ
chức trên thế giới và với các quốc gia khác. Do tính sâu rộng của vấn đề có liên quan
tới nhiều chủ thể đặc biệt, với những quy định pháp luật khác nhau trong nội tại, vấn
đề quyền trẻ em chịu sự điều chỉnh của ngành luật công pháp quốc tế luôn là vấn đề
đáng quan tâm.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền trẻ em, đặc biệt là bảo vệ
quyền sống của trẻ và tính cấp thiết của vấn đề, cùng với mong muốn tạo một môi
trường sống tốt đẹp hơn cho trẻ em Việt Nam, người viết chọn đề tài: “Bảo vệ quyền
sống của trẻ em ở Việt Nam”.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ nội dung của đề tài, người viết tập trung nghiên cứu những
vấn đề chung nhất về vấn đề bảo vệ quyền sống của trẻ em trên cơ sở phân tích những
quy định của pháp luật về vấn đề này được ban hành đến ngày 08/4/2011, bao gồm
những quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Từ những quy định của
pháp luật đối chiếu với thực tiễn áp dụng cũng như tình trạng của trẻ em hiện nay,
người viết sẽ đưa ra những kiến nghị và hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền
sống của trẻ em hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu:
Vì tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ quyền sống của trẻ em và tính cấp thiết
của đề tài, người viết đặt ra mục tiêu nghiên cứu như sau:
- Thứ nhất: tìm hiểu những lý luận chung nhất về vấn đề bảo vệ quyền trẻ em
nói chung trên cơ sở xem xét các giai đoạn phát triển và đặc trưng của vấn đề; song
GVHD: Th.s THẠCH Huôn

10


SVTH: LÊ Thị Ngọc Yến


Luận văn: BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM

song đó là những nghiên cứu sơ lược về Công ước của Liên Hiệp quốc về Quyền trẻ
em để ta có thể có một cái nhìn tổng quát về Công ước. Thông qua những vấn đề này,
người viết muốn nhấn mạnh Quyền sống của trẻ em là một quyền quan trọng, bao trùm
toàn bộ Công ước và có ảnh hưởng đến tất cả các quyền còn lại.
- Thứ hai: phân tích một cách tổng quát các quy định của pháp luật quốc gia
hiện hành, có đối chiếu với các văn bản pháp luật đã hết hiệu lực và những quy định
của quốc tế về vấn đề này cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật ở nước ta trong thời
gian qua, qua đó rút ra những tồn tại, thiếu sót cần khắc phục. Từ những phân tích này,
người viết muốn đưa ra những kiến nghị và hướng giải quyết để hoàn thiện pháp luật
về bảo vệ quyền sống của trẻ em.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành tốt luận văn này, người viết đã sử dụng những phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu, sách vở;
- Phương pháp phân tích luật viết;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu thực tế;
- Phương pháp trừu tượng khoa học.
5. Kết cấu đề tài:
Luận văn có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về quyền trẻ em
Chương 2: Pháp luật quốc gia và thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền
sống của trẻ em

Chương 3: Những tồn tại trong vấn đề bảo vệ quyền sống của trẻ em ở Việt
Nam và Tiến trình hợp tác quốc tế

GVHD: Th.s THẠCH Huôn

11

SVTH: LÊ Thị Ngọc Yến


Luận văn: BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM

Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TRẺ EM
1.1 Lịch sử phát triển của vấn đề quyền trẻ em
1.1.1 Giai đoạn trước năm 1776:
Từ lâu, trẻ em đã được xem là một trong những nhóm người dễ bị tổn thương
của xã hội, được xã hội quan tâm bảo vệ, thể hiện qua các chính sách xã hội cũng như
các quy định của pháp luật đương thời. Ở châu Âu, vào thế kỷ XIV đã xuất hiện những
dự án công cộng dành cho trẻ em, như: bệnh viện Spedale Degli Innocenti ở Florent,
Italia. Cũng trong thời kỳ này, ở châu Á, Bộ luật Hồng Đức của nước Đại Việt đã quy
định trách nhiệm của dân chúng và các quan lại địa phương phải giúp đỡ trẻ em tàn tật,
trẻ mồ côi không nơi nương tựa; bảo vệ, chăm sóc trẻ lạc, đồng thời quy định về trừng
trị tội gian dâm với trẻ em gái; tội buôn bán phụ nữ, trẻ em; giảm án và hoãn thi hành
với phụ nữ có thai, đang nuôi con nhỏ…
Mặc dù vậy, những quy định này là xuất phát từ tình thương, lòng nhân đạo
hoặc sự che chở, chứ không phải dưới góc độ là bảo vệ quyền của trẻ em. Cho nên,
thuật ngữ “quyền trẻ em” chưa thực sự xuất hiện trong thời kỳ này, việc bảo vệ trẻ em
về cơ bản chưa mang tính phổ biến, thống nhất, quy chuẩn và ràng buộc về nghĩa vụ
với mọi đối tượng trong xã hội1.

1.1.2 Giai đoạn 1776 – 1945:
Cuộc cách mạng tư sản nổ ra và thành công ở nhiều nước trên thế giới, với mục
đích lật đổ chế độ phong kiến, lập ra một chế độ dân chủ mới, trong đó quyền con
người và quyền công dân được tôn trọng tuyệt đối. Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên
trên thế giới của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776 đã nêu: “Chúng tôi cho rằng
những sự thật sau đây là hiển nhiên, rằng tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng,
rằng Tạo hóa cho họ những Quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những
Quyền ấy có Quyền được Sống, Quyền Tự do và Quyền Mưu cầu Hạnh phúc.”. Bản
tuyên ngôn đã lần đầu tiên phát biểu về quyền của con người trong xã hội, mở đầu cho
thế hệ quyền con người thứ hai của nhân loại. Qua đó cũng bước đầu gợi lên ý tưởng
về quyền của trẻ em – một nhóm người trong xã hội. Nhưng khái niệm về quyền trẻ
em chưa thật sự phát triển trong thời kỳ này, không tách biệt mà được gắn chung với
quyền con người, như một nhóm người của xã hội. Nhưng trẻ em là một nhóm xã hội
đặc biệt, đặc trưng bởi sự non nớt, chưa phát triển đầy đủ về cả thể chất lẫn tinh thần,
cho nên cần sự bảo vệ đặc biệt và cần những quyền riêng đặc biệt để khẳng định vai
trò của mình trong xã hội.
1

Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, 2009, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.328

GVHD: Th.s THẠCH Huôn

12

SVTH: LÊ Thị Ngọc Yến


Luận văn: BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM

Đến đầu thế kỷ thứ XX, sau một loạt biến cố lớn trong lịch sử nhân loại, đặc

biệt là Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1919) đã cướp đi sinh mạng hàng
triệu con người, khiến cho biết bao trẻ em ở châu Âu lâm vào hoàn cảnh khó khăn, mồ
côi, bệnh tật, thương tích, đói khát, không nhà cửa… Tình trạng này đã dẫn đến sự
thành lập của hai tổ chức Cứu trợ trẻ em đầu tiên trên thế giới ở Anh và Thụy Điển vào
năm 1919. Đây là những tổ chức phi chính phủ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận,
nó ra đời với mục đích ban đầu nhằm giúp đỡ những trẻ em là nạn nhân của chiến
tranh. Bốn năm sau, năm 1923, người sáng lập tổ chức Cứu trợ trẻ em ở Anh, trong
báo cáo của mình đã nêu Tuyên bố gồm 7 điểm nêu lên sự cần thiết về bảo vệ các
quyền của trẻ em, và đây là lần đầu tiên thuật ngữ “Quyền trẻ em” chính thức xuất
hiện. Tuyên bố đã nêu những quyền cơ bản của trẻ em, cũng như sự cần thiết dành một
sự chăm sóc đặc biệt cho trẻ em. Năm sau, năm 1924, tại hội nghị Genève (Thụy Sĩ)
bản tuyên bố đã được chính thức thừa nhận, trở thành Bản Tuyên ngôn về quyền trẻ
em đầu tiên trên thế giới, đánh dấu một mốc quan trọng trong vấn đề bảo vệ quyền trẻ
em và khẳng định vị thế của trẻ em trong đời sống nhân loại.
1.1.3 Giai đoạn 1945 – 1989:
Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945) với sự tham gia của hầu hết
các châu lục (trừ châu Nam Cực) đã cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người trên
thế giới. Tình hình đó đòi hỏi một tổ chức liên chính phủ có đủ uy tín và thực lực để
ổn định, giữ gìn hòa bình chung của nhân loại. Chính vì thế một tổ chức liên minh các
nước đã ra đời, với tên gọi Liên Hiệp Quốc vào ngày 24 tháng 10 năm 1945. Trong
Hiến chương thành lập của mình, Liên Hiệp Quốc đã khẳng định một trong những mục
đích hoạt động của tổ chức, ngay tại điều 1 của Hiến chương: “Thực hiện sự hợp tác
quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân
đạo, và trong việc khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và
các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính,
ngôn ngữ hoặc tôn giáo.”. Và tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền con người đã lần
nữa được tái khẳng định trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền 1948, đã nêu
lên các quyền và sự bình đẳng quyền của con người trong xã hội, bên cạnh đó cũng
khẳng định một sự bảo trợ đặc biệt dành cho trẻ em: “Phụ nữ trong thời kỳ sinh nở và
trẻ em có quyền đòi hỏi sự chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt. Tất cả trẻ em sinh ra do hôn

nhân hay ngoài hôn nhân đều được xã hội bảo trợ như nhau.”2. Các tuyên bố này đều
bắt đầu với khẳng định “mọi người sinh ra đều có quyền...”, đã thừa nhận sự bình
đẳng của trẻ em đối với người lớn, cũng là một chủ thể của quyền, chứ không chỉ là
một đối tượng đặc biệt cần sự bảo vệ. Điều này mở màn cho một giai đoạn phát triển

2

Lê Diên, bản dịch Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền 1948, Đoạn 2, điều 25.

GVHD: Th.s THẠCH Huôn

13

SVTH: LÊ Thị Ngọc Yến


Luận văn: BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM

mạnh mẽ của vấn đề quyền trẻ em, dẫn đến sự ra đời của Tuyên ngôn của Liên Hiệp
quốc về quyền trẻ em năm 1959. Tuyên ngôn về quyền trẻ em 1959 với 10 nguyên tắc
đã nêu lên những quyền cơ bản nhất dành cho trẻ em, như: không bị phân biệt đối xử,
quyền được sống và phát triển, quyền được chăm sóc, giáo dục,... bao gồm cho cả
những trẻ em bị khuyết tật về thể xác và tinh thần. Một số nguyên tắc sau này đã trở
thành nguyên tắc cơ bản trong hoạt động bảo vệ trẻ em trên toàn thế giới, và Tuyên
ngôn cũng là tiền đề cho Liên Hiệp quốc xây dựng và ban hành Công ước của về
quyền trẻ em 1989.
1.1.4 Giai đoạn 1989 đến nay:
Năm 1989 đánh dấu sự ra đời của văn kiện pháp lý cơ bản và toàn diện nhất về
quyền trẻ em3 - Công ước về quyền trẻ em của Liên Hiệp quốc ngày 20/11/1989. Công
ước đã chính thức khẳng định trẻ em là một chủ thể của quan hệ pháp luật và quan hệ

xã hội. Từ đây, việc bảo vệ quyền trẻ em không còn chỉ nằm ở góc độ tình thương hay
như một sự che chở, mà nó trở thành nghĩa vụ của chủ thể này đối với quyền của chủ
thể khác. Công ước khẳng định về quyền của trẻ em được bảo vệ sự sống còn, quyền
được chăm sóc, quyền được giáo dục, quyền được tự do phát biểu ý kiến của mình…
Trẻ em được đối xử bình đẳng như người lớn và cũng được hưởng nhiều sự ưu đãi đặc
biệt. Đây là công ước về quyền con người của Liên Hiệp quốc có sự tham gia đông
đảo nhất của các quốc gia, hầu hết các quốc gia thành viên đã tham gia công ước này,
chỉ trừ Hoa Kỳ và Somali4. Điều này phần nào đã khẳng định sự quan tâm của toàn thế
giới đến trẻ em và quyền trẻ em. Từ đây, nhiều tổ chức liên chính phủ cũng như phi
chính phủ về bảo vệ quyền trẻ em đã tiếp tục ra đời, xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế
giới với sứ mạng bảo vệ sự sống còn và phát triển của trẻ em.
1.2 Những vấn đề đặc trưng của quyền trẻ em:
1.2.1 Các khái niệm:
1.2.1.1 Trẻ em:
Về mặt sinh học, trẻ em là một con người ở giữa giai đoạn sơ sinh và trưởng
thành, đó là bất kỳ ai trong tuổi thơ ấu, đôi khi bao gồm cả tuổi vị thành niên, và cũng
còn được gọi là người chưa thành niên. Theo sinh học, giai đoạn trẻ em cũng có thể
3

Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, 2009, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lý do Mĩ chưa phê chuẩn Công ước vì có quan điểm khác nhau về các nhóm quyền con người. Trên thực tế,
Mĩ chỉ coi trọng và nhấn mạnh các nhóm quyền dân sự, chính trị mà không thừa nhận quyền kinh tế, xã hội và
văn hóa là quyền con người. Vì thế cho đến nay, Mĩ vẫn chưa tham gia Công ước quốc tế về các quyền kinh tế,
xã hội và văn hóa năm 1966. Trong khi Công ước quốc tế về quyền trẻ em lại đề cập tới các quyền trẻ em trên cả
2 phương diện: quyền dân sự, chính trị và quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Hơn nữa, Công ước quốc tế về
quyền trẻ em cấm các quốc gia thành viên áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên, trong khi
hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên vẫn được áp dụng ở 1 số bang của Mĩ.
- Còn với Somali chưa phê chuẩn Công ước là do tình hình nội chiến, Chính phủ không ổn định.
4


GVHD: Th.s THẠCH Huôn

14

SVTH: LÊ Thị Ngọc Yến


Luận văn: BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM

chia thành những giai đoạn nhỏ: sơ sinh, nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, dậy thì. Nói
chung, khái niệm “trẻ em” là hướng tới một đứa trẻ.
Về mặt xã hội, theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, thì: “Trẻ em là một
cấu trúc xã hội có giới hạn thay đổi theo thời gian và địa lý, sự thay đổi này tác động
lên những thay đổi về thể chất và tinh thần.”5
Về mặt pháp lý, Công ước về quyền trẻ em 1989 tại điều 1 có quy định: “Trong
phạm vi của Công ước này, trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp
luật pháp áp dụng với trẻ em đó qui định tuổi thành niên sớm hơn.”. Theo quy định
này, ta có thể thấy rõ 2 điểm: thứ nhất, trẻ em cũng là người; thứ hai, là quy định về độ
tuổi của trẻ em. Trẻ em cũng là người, đó là một trong những nguyên tắc khi nói về
quyền trẻ em. Về độ tuổi, nếu quốc gia tham gia công ước không có quy định nào khác
về độ tuổi của trẻ em, thì trẻ em là những người dưới 18 tuổi. Nhưng nếu pháp luật
quốc gia áp dụng cho trẻ em đó có quy định khác hơn về độ tuổi thành niên của trẻ em,
thì tuổi này cũng không được lớn hơn 18 tuổi.
Cơ sở xác định tuổi của trẻ em:
Đô tuổi là cơ sở duy nhất để xác định một người có phải là trẻ em hay không.
Việc xác định này có ý nghĩa vô cùng quan trọng để xác định quyền và nghĩa vụ của
người đó trong đời sống xã hội và đời sống pháp lý, từ những quyền dân sự cơ bản,
quyền lao động đến những vấn đề liên quan tới hình sự, đặc biệt là để đặt một người
trong sự bảo hộ về quyền trẻ em. Nhưng xung quanh vấn đề này vẫn còn nhiều tranh
cãi.

Thứ nhất, độ tuổi này là độ tuổi sinh học hay tuổi pháp lý? Tại điều 7 của Công
ước về quyền trẻ em 1989 có quy định là trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau
khi sinh, điều này nhằm thống nhất giữa tuổi sinh học va tuổi pháp lý của trẻ em.
Nhưng nếu như trẻ em đó khi sinh ra không được đăng ký hoặc thời gian đăng ký trễ
hơn hay sớm hơn so với thời gian sinh ra, thì làm thế nào để xác định chính xác một
người đủ điều kiện để đặt trong sự bảo hộ về quyền trẻ em? Đến thời điểm hiện tại, để
xác định độ tuổi trong các mối quan hệ pháp luật, ta vẫn dựa vào các giấy tờ hộ tịch
(giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy báo tử) hay các giấy tờ tương tự, mà căn cứ
gốc vẫn là giấy khai sinh. Nếu một người được dự đoán là trẻ em tham gia vào quan hệ
pháp luật, nhưng không có giấy tờ hộ tịch, thì ta phải nhờ đến giám định để xác định
độ tuổi của người đó, nhưng điều này chỉ mang tính tương đối, và kết luận cuối cùng
cũng là mang ý nghĩa pháp lý. Suy cho cùng, khi cần xác định độ tuổi của một người,
thì căn cứ cơ bản nhất vẫn là giấy tờ hộ tịch, và xác định độ tuổi của trẻ em cũng là
5

Nguyên văn:“L’« enfance » est une construction sociale dont les contours varient selon les époques et la
géographie, et ces variations ont une incidence sur la vulnérabilité aux traumatismes.”, trích: Rapport mondial
surla prévention des traumatismes chez l’enfant 2008, p.1

GVHD: Th.s THẠCH Huôn

15

SVTH: LÊ Thị Ngọc Yến


Luận văn: BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM

mang ý nghĩa pháp lý. Do vậy, độ tuổi của trẻ em được đề cập ở đây, là độ tuổi pháp
lý.

Thứ hai, về mức tuổi được xem là trẻ em, thì Công ước về quyền trẻ em của
Liên Hiệp quốc cho phép các quốc gia tự do quy định mức tuổi này, nhưng tuổi trưởng
thành của một người không được vượt quá 18 tuổi. Quy định mở này giúp các quốc
gia có thể tùy thuộc vào các yếu tố nhân chủng học, các chỉ số phát triển tâm sinh lý,
thể lực, trí lực của con người nói chung, cũng như các điều kiện kinh tế – xã hội của
mỗi quốc gia… mà quy định độ tuổi. Bởi vì, quy định độ tuổi trưởng thành càng cao,
thì số trẻ em trong xã hội sẽ càng lớn, phúc lợi xã hội dành cho trẻ em càng nhiều và
nhiều hệ lụy khác dẫn theo. Vì vậy, quy định mở này có thể giúp các quốc gia “tùy cơ
ứng biến”, điều này góp phần giúp Công ước này trở thành Công ước về quyền con
người có số quốc gia thành viên đông nhất thế giới. Nhưng chính vì thế, vấn đề quy
định độ tuổi của trẻ em có sự chưa thống nhất giữa các quốc gia. Trong khi hầu hết các
nước tham gia công ước đều quy định độ tuổi được xem là trẻ em là dưới 18 tuổi, thì ở
một số nước quy định độ tuổi này lại thấp hơn, như: ở Việt Nam là 16 tuổi6. Điều này
hoàn toàn không trái với luật pháp quốc tế, nhưng sẽ gây ra một số khó khăn khi áp
dụng pháp luật khi mà quan hệ pháp luật liên quan đến trẻ em đó có yếu tố nước ngoài.
Ví dụ như: trường hợp một người nước ngoài từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vào Việt
Nam hay một người Việt Nam từ đủ 16 tuổi nhưng dưới 18 tuổi ra nước ngoài, nếu
như mà giữa các nước hữu quan không có một điều ước quốc tế nào; hoặc theo như
Trưởng đại diện của UNICEFT tại Việt Nam Jesper Morch thì đây cũng là một khó
khăn đối với các tổ chức bảo trợ trẻ em khi làm việc ở Việt Nam. Nên chăng, có sự
thống nhất về quy định độ tuổi trẻ em ở các quốc gia.
1.2.1.2 Quyền trẻ em:
Quyền là gì?
Quyền là những đòi hỏi cơ bản và chính đáng của một con người phải được
hưởng hoặc có thể được làm. Quyền được công nhận về mặt pháp lý, nó quy định trách
nhiệm, nghĩa vụ buộc người khác phải tôn trọng, bảo vệ và đáp ứng. Chúng ta đòi hỏi
quyền cho bản thân và những người khác cũng có quyền đòi hỏi cho bản thân họ. Vì
thế tất cả mọi người đều có nghĩa vụ đáp lại tương ứng.
Quyền trẻ em là gì?
Theo một số nhà nghiên cứu, khái niệm về quyền trẻ em vẫn chưa được định

nghĩa rõ ràng, với ít nhất một đề xuất rằng không có định nghĩa hay lý thuyết về quyền
của trẻ em nào được chấp nhận là duy nhất7. Cùng với sự phát triển của xã hội, sự
6

Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004.
Mangold, S.V. (2002) "Transgressing the Border Between Protection and Empowerment for Domestic
Violence Victims and Older Children: Empowerment as Protection in the Foster Care System".
7

GVHD: Th.s THẠCH Huôn

16

SVTH: LÊ Thị Ngọc Yến


Luận văn: BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM

phát triển của thuật ngữ nhân quyền, thì sự đồng thuận về việc định nghĩa quyền trẻ
em đã trở nên rõ ràng hơn trong nhiều năm qua. Một bài viết xuất bản năm 1973 của
Hillary Clinton nói rằng quyền trẻ em là một "cụm từ cần được định nghĩa"8.
Quyền trẻ em về cơ bản là một thuật ngữ pháp lý, được xem như một biện pháp
của pháp luật để bảo vệ trẻ em. Luật về quyền trẻ em được định nghĩa là nơi pháp luật
giao cắt với đời sống của một đứa trẻ. Nó gồm tình trạng phạm tội vị thành niên, quy
trình pháp lý cho trẻ em liên quan tới hệ thống pháp lý hình sự, sự đại diện thích hợp
và các dịch vụ phục hồi hiệu quả; chăm sóc hay bảo vệ trẻ em trong các trung tâm
chăm sóc của nhà nước; đảm bảo giáo dục cho mọi đứa trẻ không cần biết tới nguồn
gốc, nòi giống, giới tính, sự tàn tật, hay khả năng, và chăm sóc sức khoẻ và biện hộ
pháp lý…
Vì vậy, ta có thể hiểu rằng: Quyền trẻ em là những đặc quyền tự nhiên, cơ bản

và chính đáng mà trẻ em được hưởng, được làm, được tôn trọng và thực hiện nhằm
bảo đảm sự sống còn, tham gia và phát triển toàn diện.
Quyền trẻ em chính là biện pháp nhằm đảm bảo cho trẻ em không những là
những người tiếp thu thụ động tình thương hay lòng tốt của bất cứ ai, mà trở thành chủ
thể của quyền.
1.2.1.3 Quyền sống của trẻ em:
Sống là gì?
Theo ý nghĩa sinh học, sự sống của một sinh vật bắt đầu khi nó được tạo thành
và kết thúc khi nó bị phân hủy, trong thời gian tồn tại sự sống đó sinh vật có các biểu
hiện của sự sống, đó là:
+ Trao đổi chất: toàn bộ các hoạt động hóa học của cơ thể sinh vật.
+ Sự nội cân bằng : xu hướng các sinh vật tự duy trì môi trường bên trong ổn
định: các tế bào hoạt động ở mức cân bằng và ổn định ở một trạng thái nhất định.
+ Sự tăng trưởng : tăng khối lượng chất sống của mỗi cơ thể sinh vật.
+ Sự vận động : dễ nhận thấy ở động vật, sự vận động ở thực vật cũng có nhưng
chậm và khó nhận thấy hơn.
+ Sự đáp lại : đáp lại các kích thích khác nhau từ môi trường bên ngoài.
+ Sự sinh sản : bao gồm sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính
+ Sự thích nghi : khả năng cơ thể có thể sống bình thường trong một môi
trường nhất định.
Theo các biểu hiện của sự sống đã nêu, ta có thể thấy 2 cấp độ của sự sống:

8

Rodham, H. (1973). "Children Under the Law". Harvard Educational Review 43: 487–514.

GVHD: Th.s THẠCH Huôn

17


SVTH: LÊ Thị Ngọc Yến


Luận văn: BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM

Thứ nhất, sống là một sự tồn tại, ở đó sinh vật được sinh ra, hiện diện trên hành
tinh bằng một cơ thể có sự trao đổi chất, nội cân bằng, tăng khối lượng chất sống và
vận động. Nếu chỉ dừng lại ở cấp độ này, sinh vật cũng như các phi sinh vật khác, vì
đơn giản đó là những phản ứng hóa học và chu trình vật lí có thể xảy ra ở bất kỳ vật
thể nào. Chỉ khác là nó xảy ra trên một vật thể mà ta gọi là sinh vật.
Thứ hai, đó là sự phát triển, sinh vật không chỉ tồn tại đơn thuần mà nó là tồn
tại và phát triển. “Sinh vật” tức là một vật thể có sự sống, có sinh sản. Nhà sinh học Ba
Lan Bernard Korzeniewski cho rằng: sinh vật là một tổng thể các cơ chế điều chỉnh
hoạt động nhằm bảo tồn nó và nhân nó lên. Sự “nhân nó lên” tức là biểu hiện cho sự
phát triển ấy. Vì vậy, có thể thấy, sinh vật khác với những vật thể khác chính ở sự tồn
tại và phát triển của nó.
Đó là sự sống của sinh vật nói chung. Khi nói đến sự sống ở con người, ta phải
nhìn từ một góc độ khác. Con người có đặc điểm riêng là tầm vóc vật lý – sinh học
hòa lan với kích cỡ tâm lý – văn hóa (theo nhà sinh học Ba Lan Bernard
Korzeniewski). Điều đó có nghĩa là trong sự sống của con người, ngoài yếu tố tồn tại
và phát triển mang ý nghĩa sinh học, ta cần xét đến yếu tố tâm lý, văn hóa và xã hội.
Nói như vậy nhằm khẳng định rằng khái niêm “Sống” của con người không chỉ đơn
thuần là sống còn, tồn tại sinh học mà bao gồm cả sự phát triển về các mặt tâm lý, văn
hóa và xã hội. Hay nói khác hơn, Sống tức là tồn tại và phát triển.
Quyền sống của trẻ em là gì?
Theo như các khái niêm đã nêu ở trên, ta có thể khái quát về quyền sống của trẻ
em như sau:
Quyền sống của trẻ em là những đặc quyền tự nhiên, cơ bản và chính đáng mà
trẻ em được hưởng, được làm, được tôn trọng và thực hiện nhằm bảo đảm sự sống còn
và phát triển của trẻ em.

1.2.2 Bản chất của quyền trẻ em:
1.2.2.1 Bản chất xã hội:
Vấn đề quyền trẻ em xuất phát từ những tiến triển trong lĩnh vực xã hội, giáo
dục và tâm lý của hơn 200 năm, từ cuộc các mạng tư sản ở châu Âu vào thế kỷ XVIII
đến khi Công ước về quyền trẻ em ra đời năm 1989. Điều này bao gồm tác động của
giáo dục bắt buộc mang tính thể chế của nhà nước tại các trường học, những tác động
tiêu cực của công nghiệp hóa đối với trẻ em (ví dụ như sử dụng trẻ em làm việc tại các
nhà máy hay hầm mỏ). Song song đó là một cách hiểu mới về sự phát triển của trẻ em,
đi từ các khái niệm và mô hình dạy học mới liên quan đến nuôi dạy trẻ, cùng với nó là
“các phong trào giải phóng trẻ em” trong thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Các phong trào
này đã hỗ trợ mạnh mẽ để tạo ra sự chuyển đổi từ sự tập trung vào tính dễ bị tổn
GVHD: Th.s THẠCH Huôn

18

SVTH: LÊ Thị Ngọc Yến


Luận văn: BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM

thương của trẻ và các nhu cầu bảo vệ các em sang mối quan tâm mới về tính tự quản
của trẻ, năng lực, tính tự quyết và sự tham gia của trẻ, bác bỏ những quan điểm gia
trưởng rằng trẻ em chỉ là các đối tượng để cha mẹ hay người lớn giám sát. Sau cùng,
những tiến triển đó kết hợp lại, tác động mạnh đến tiến trình chính trị bắt đầu từ năm
1978/1979 tại Liên hiệp quốc với việc dự thảo một văn kiện ràng buộc về mặt pháp lý
mới và đầu tiên về quyền con người của trẻ em - Công ước Liên hiệp quốc về quyền
trẻ em (CRC). Ngày 20/11/1989 - ngày mà công ước này được thông qua là ngày quốc
tế về quyền trẻ em được kỷ niệm hàng năm.9
1.2.2.2 Bản chất pháp lí:
Khái niệm về quyền trẻ em đã phát triển từ phong trào quyền con người rộng

lớn hơn. Khi thế giới bắt đầu đề cập đến quyền con người với những tuyên ngôn bắt
đầu bằng “mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng” thì cũng là lúc khái niệm quyền
trẻ em được hình thành với quan điểm trẻ em cũng là một nhóm người trong xã hội.
Khi Tuyên ngôn về quyền con người năm 1948 đề cập đến “trẻ em đòi hỏi một sự
chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt” thì cũng đã gián tiếp xác định trẻ em là một chủ thể đặc
biệt trong vấn đề quyền con người. Do trẻ em có những đặc trưng khác với người
trưởng thành về thể chất và trí tuệ, nên cần phải có những quy chế đặc biệt khác không
giống với khái niệm quyền con người nói chung. Chính vì lẽ đó đã đòi hỏi một sự công
nhận riêng về quyền trẻ em, để trẻ em có thể đảm bảo thực thi quyền con người của
mình một cách cao nhất. Khái niệm “Quyền trẻ em” ra đời đã tạo một cơ sở pháp lý để
trẻ em có thể trở thành một chủ thể độc lập trong quan hệ pháp luật về quyền con
người.
1.2.3 Đặc điểm của quyền trẻ em10:
- Khái niệm về quyền trẻ em gắn liền với khái niệm về quyền con người.
- Các quyền trẻ em là quyền con người – tôn trọng nhân phẩm mà không quan
tâm đến vấn đề tuổi tác.
- Cũng như quyền con người, quyền trẻ em mang tính phổ quát và không thể
chuyển nhượng, có nghĩa là chúng được áp dụng ở khắp nơi và không thể lấy đi.
- Các quyền trẻ em chuyển sự tập trung quan tâm từ cá nhân trẻ sang nhìn nhận
trẻ em với tư cách là một nhóm trong xã hội.

9

Tài liệu giáo dục về quyền con người: “Tìm hiểu về quyền con người” của Trung tâm đào tạo và nghiên cứu về
quyền con người và dân chủ châu Âu (ETC), chủ biên Wolfgang Benedek, 2006, bản dịch của Nhà xuất bản Tư
pháp, Hà Nội, 2008.
10
Tài liệu giáo dục về quyền con người: “Tìm hiểu về quyền con người” của Trung tâm đào tạo và nghiên cứu
về quyền con người và dân chủ châu Âu (ETC), chủ biên Wolfgang Benedek, 2006, bản dịch của Nhà xuất bản
Tư pháp, Hà Nội, 2008.


GVHD: Th.s THẠCH Huôn

19

SVTH: LÊ Thị Ngọc Yến


Luận văn: BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM

- Các quyền trẻ em là tổng hợp và có liên quan lẫn nhau - sẽ không có tự do
ngôn luận nếu không có sự nghiêm cấm bạo lực, sẽ không có quyền giáo dục nếu
không có quyền được hưởng mức sống thỏa đáng.
- Các quyền trẻ em là những quyền mang tính pháp lý - chúng làm rõ các trách
nhiệm và đối tượng chịu trách nhiệm.
- Các quyền của trẻ em đem lại quyền năng cho các em - chúng đòi hỏi phải có
một nền văn hóa tương tác mới với trẻ, dựa trên sự thừa nhận các em là chủ thể và
người sở hữu quyền.
1.2.4 Các chủ thể tham gia vào vấn đề quyền trẻ em:
Từ lâu, vấn đề về chủ thể trong luật quốc tế đã là một vấn đề được xem là phức
tạp, cùng một chủ thể được đề cập, nhưng đôi khi tham gia với tư cách chủ thể của
Công pháp quốc tế, đôi khi tham gia với tư cách chủ thể của Tư pháp quốc tế. Trong
vấn đề về quyền trẻ em cũng không ngoại lệ, chủ thể tham gia rất đa dạng trên cả hai
lĩnh vực Công pháp và cả Tư pháp tùy thuộc vào từng mối quan hệ được đề cập.
Nhưng nhìn chung, ta có thể xem xét đến các chủ thể của luật quốc tế sau đây trong
mối quan hệ về vấn đề quyền trẻ em:
* Quốc gia:
Đây là nhóm chủ thể có vai trò chủ đạo trong việc đưa vấn đề quyền trẻ em vào
thực tiễn thông qua các hoạt động của bộ máy nhà nước. Bằng việc ban hành các văn
bản pháp luật hoặc đưa ra những quy định hay tiền lệ về quyền trẻ em, nhà nước hiện

thực hóa các lý luận về quyền trẻ em của các nhà nghiên cứu. Song song đó, nhà nước
ban hành những chính sách, các biện pháp thực hiện, xây dựng những chương trình
hành động bảo vệ quyền trẻ em. Nếu không có những hoạt động đó của nhà nước, thì
vấn đề quyền trẻ em cũng chỉ là lý thuyết suông, vì suy cho cùng, nếu pháp luật không
cho phép, thì dù có bao nhiêu nghiên cứu cũng không thể nào đưa vào thực tiễn được.
* Các tổ chức liên chính phủ, phi chính phủ có liên quan đến trẻ em:
Đây là những chủ thể có đóng góp hết sức to lớn cho sự phát triển của vấn đề
quyền trẻ em. Những tổ chức này từ khi xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới, qua quá
trình tồn tại và phát triển đã khẳng định tầm ảnh hưởng của mình với nhân dân trên
khắp hành tinh, có tác động tích cực vào chính sách – pháp luật của các quốc gia. Với
tầm ảnh hưởng của mình, các chủ thể này góp phần hết sức quan trọng vào việc bảo vệ
quyền trẻ em ở mọi nơi. Những tổ chức liên chính phủ thường có hoạt động liên quan
đến chính trị của quốc gia, có tác động tích cực vào những quy định pháp luật của các
quốc gia nói chung và vào những quy định về quyền trẻ em nói riêng. Trong khi đó,
các tổ chức phi chính phủ lại hoạt động vì mục tiêu phi chính trị, được thành lập vì
một mục tiêu nhất định, thường mang tính chất hỗ trợ vì sự phát triển cộng đồng, bảo
GVHD: Th.s THẠCH Huôn

20

SVTH: LÊ Thị Ngọc Yến


Luận văn: BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM

vệ con người nên được chào đón nồng nhiệt ở khắp các quốc gia, vì lẽ đó mà đây
chính là chủ thể đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền trẻ em trên thế
giới.
* Các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quốc gia là thành viên của công ước:
Đây chính là những chủ thể có liên quan trực tiếp đến vấn đề bảo vệ quyền trẻ

em. Những chủ thể này đóng vai trò là người thực hiện bảo vệ quyền. Đó có thể là
những công ty, xí nghiệp có sử dụng lao động trẻ em; có thể là những cơ quan có
quyền lực nhà nước trong việc thực hiện những chính sách, công tác có liên quan đến
trẻ em; và các cá nhân, là những chủ thể hàng ngày hàng giờ và luôn là nhân tố quyết
định trong việc bảo vệ quyền trẻ em. Các cơ quan, tổ chức, quốc gia đều thực hiện các
hoạt động của mình thông qua các cá nhân. Cá nhân ở đây có thể là bất kỳ ai, trong gia
đình, đó là cha mẹ, ông bà, những người lớn tuổi thực hiện bảo vệ quyền cho trẻ em,
đó cũng là chính bản thân các em thực hiện các quyền của mình. Cá nhân, có nghĩa là
tất cả mọi người đang tồn tại, đều là những chủ thể trực tiếp thực hiện quyền trẻ em.
1.3

Sơ lược về Công ước của Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em 1989

Công ước về quyền trẻ em 1989 của Liên Hiệp quốc là một văn kiện quốc tế đa
phương có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý đối với các quốc gia thành viên của công
ước. Một mặt, Công ước thừa nhận sự đặc biệt dẽ bị tổn thương của trẻ em và đặt ra
những nguyên tắc có tính toàn diện nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Mặt
khác, Công ước còn đưa ra sự chú ý đặc biệt đối với trẻ em tị nạn, trẻ em tàn tật, trẻ
em thuộc dân tộc thiểu số, trẻ em bị xâm hại tình dục hay trẻ em bị bóc lột sức lao
động,…
Không giống như những tuyên ngôn, tuyên bố, quy tắc, hướng dẫn hay chương
trính hành động chỉ mang tính chất khuyến nghị, kêu gọi các quốc gia thực hiện, đó là
những luật “mềm”. Công ước mang ý nghĩa ràng buộc về nghĩa vụ pháp lý đối với các
quốc gia đã phê chuẩn hay gia nhập, mà ta có thể xem là luật “cứng”. Và để đảm bảo
rằng các quốc gia thành viên thực hiện đúng với tôn chỉ mà Công ước đề ra, Công ước
cũng quy định thành lập Ủy ban về quyền trẻ em với 18 chuyên gia được đề cử từ các
quốc gia thành viên, nhưng hoạt động độc lập nhằm giám sát các quốc gia thành viên
thực hiện các điều khoản của Công ước.
1.3.1 Những nguyên tắc chung về quyền trẻ em:
1.3.1.1 Không phân biệt đối xử

Đây cũng là nguyên tắc cơ bản và là nền tảng của Công ước – Quyền bình đẳng
của trẻ em. Là con người, các em có quyền hưởng những giá trị tự thân như người đã
trưởng thành, được hưởng các quyền một cách bình đẳng. Theo khoản 1 điều 2 của
GVHD: Th.s THẠCH Huôn

21

SVTH: LÊ Thị Ngọc Yến


Luận văn: BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM

Công ước quy định: “Các quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm các quyền
được nêu ra trong Công ước này đối với mỗi trẻ em thuộc quyền tài phán của họ mà
không có bất cứ một sự phân biệt đối xử nào, bất kể trẻ em, cha mẹ hay người giám hộ
pháp lý của trẻ em đó thuộc chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính
kiến gì khác, nguồn gốc quốc gia, dân tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, xuất thân gia
đình và những mối tương quan khác.”.
Theo đó, việc không phân biệt đối xử này được hiểu không chỉ đối với bản thân
trẻ em, mà còn xét tới cha mẹ, người giám hộ của trẻ em. Dù trẻ em có cha mẹ hay
người giám hộ thuộc chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo hay bất kỳ một
mối tương quan nào khác thì cũng không vì thế mà loại trừ, cấm đoán hay có sự ưu
tiên nào nhằm hoặc có ảnh hưởng tới việc vô hiệu hay tổn hại đến địa vị, công việc
hay các hoạt động khác của trẻ em, đối với bất kỳ quyền và tự do nào. Và càng không
vì những vấn đề này ở chính bản thân trẻ em mà phân biệt đối xử với trẻ. Mọi trẻ em
đều có quyền và cơ hội ngang nhau. Đây là nguyên tắc được thể hiện xuyên suốt trong
Công ước này cũng như nhiều văn kiện khác về quyền trẻ em và quyền con người,
cũng chính là mục tiêu chung của toàn thế giới nhằm xóa bỏ sự chênh lệch giữa người
với người. Mọi người, mọi trẻ em đều có quyền như nhau.
1.3.1.2 Lợi ích tốt nhất dành cho trẻ em

Tại điều 3 khoản 1 của Công ước ghi nhận: “Trong tất cả những hành động liên
quan đến trẻ em, dù do các cơ quan phúc lợi xã hội công cộng hay tư nhân, toà án,
các nhà chức trách hành chính hay cơ quan lập pháp tiến hành thì lợi ích tốt nhất của
trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu.”
Theo đó, mọi hoạt động liên quan đến trẻ em, từ quá trình soạn thảo luật, các
hoạt động của chính quyền, hoạt động của các tổ chức đoàn thể, xã hội, cá nhân đều
phải hướng tới nguyên tắc Lợi ích tốt nhất dành cho trẻ em. Đây là nguyên tắc xuyên
suốt của Công ước, bất kể trong hoàn cảnh, điều kiện nào thì lợi ích của trẻ em cũng
phải được các cơ quan, tổ chức, cá nhân đặt lên trên hết. Việc quy định như vậy là
nhằm đảm bảo sự bảo vệ và chăm sóc cần thiết dành cho trẻ em, đảm bảo cho hạnh
phúc của trẻ em. Nguyên tắc này áp dụng cho tất cả các điều khoản trong Công ước và
là hướng dẫn cho bất cứ trường hợp xung đột các quyền nào trong Công ước.
1.3.1.3 Quyền được sống còn và phát triển
Điều 6 của Công ước đề cập tới hai quyền cơ bản của trẻ em, quyền cố hữu
được sống và quyền được phát triển. Điều 6 ghi nhận: “1. Các quốc gia thành viên
công nhận rằng mọi trẻ em đều có quyền cố hữu được sống. 2. Các quốc gia thành
viên bảo đảm đến mức tối đa có thể được sự sống còn và phát triển của trẻ em.”

GVHD: Th.s THẠCH Huôn

22

SVTH: LÊ Thị Ngọc Yến


Luận văn: BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM

“Sống còn” nhấn mạnh khía cạnh quyền được sống của trẻ em, được bảo đảm
tuyệt đối không bị tước đoạt tính mạng cùng với những nhu cầu tối thiểu để đảm bảo
cho sự sống như: hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ, lương thực, nước sạch, vệ sinh môi

trường, y tế, phòng ngừa tai nạn,… với mục tiêu mọi trẻ em sinh ra đều được chăm
sóc, nuôi dưỡng sao cho đảm bảo quyền cố hữu được sống này.
“Phát triển” nhấn mạnh tới khía cạnh đảm bảo một cuộc sống có chất
lượng của trẻ em, được phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, sức khỏe, đạo đức,
văn hóa, xã hội và tâm hồn. Ngay ở lời mở đầu của Công ước, các quốc gia đã ghi
nhận: trẻ em cần được chuẩn bị đầy đủ để sống cuộc sống cá nhân trong xã hội và
phải được nuôi dưỡng theo tinh thần hoà bình, phẩm giá, khoan dung, tự do, bình
đẳng và đoàn kết. Phát triển cũng là mục tiêu chung của việc giáo dục trẻ em, nhằm
hướng tới phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về trí tuệ và thể chất của
trẻ em và chuẩn bị cho trẻ em sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự
do, theo tinh thần hiểu biết, hoà bình, khoan dung, bình đẳng nam nữ và hữu nghị giữa
tất cả các dân tộc, các nhóm chủng tộc,dân tộc, tôn giáo và những người bản địa11.
Tất cả là để đảm bảo khả năng sống sót của trẻ em khi bắt dầu một cuộc sống cá nhân
trong xã hội.
Nhìn chung, khi đề cập tới quyền sống của trẻ em thì không thể nào tách
rời hai nhóm quyền là quyền được sống còn và quyền được phát triển. Sống còn là tiền
đề cho sự phát triển, và ngược lại, phát triển là đảm bảo cho sự sống còn, đảm bảo cho
một cuộc sống có chất lượng của trẻ em. Vì thế, khi đề cập tới quyền sống của trẻ em,
ta có thể hiểu đó là bao gồm cả quyền được sống còn và quyền được phát triển, mục
tiêu chung của Công ước không gì khác hơn là mong mọi trẻ em đều thực hiện được
quyền này, nên trong mọi hoàn cảnh, với bất kỳ hình thức giải thích luật nào, thì
nguyên tắc chung vẫn là đảm bảo cho mọi trẻ em được sống còn và phát triển.
1.3.1.4 Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của trẻ em
Như đã khẳng định, trẻ em cũng là người, cho nên ý kiến của các em
cũng cần được tôn trọng. Vì thế, Công ước đã ghi nhận quyền của trẻ em trong việc
đưa ra ý kiến của mình như là một nguyên tắc cho việc thực hiện quyền trẻ em tại điều
12 khoản 1 của Công ước: “Các quốc gia thành viên phải đảm bảo cho trẻ em có đủ
khả năng hình thành quan điểm riêng mình, được quyền tự do phát biểu những quan
điểm đó về tất cả mọi vấn đề có ảnh hưởng đến trẻ em và những quan điểm của trẻ em
phải được coi trọng một cách thích ứng với tuổi và độ trưởng thành của trẻ em.”.

Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong bất kỳ một bản đánh giá
nào về việc thực hiện quyền trẻ em và lợi ích tốt nhất dành cho trẻ em. Suy cho cùng,
11

Công ước quốc tế về quyền trẻ em của Liên Hiệp quốc 1989, điều 29.

GVHD: Th.s THẠCH Huôn

23

SVTH: LÊ Thị Ngọc Yến


Luận văn: BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM

việc thực hiện quyền trẻ em không thể đưa ra những đánh giá chung chung mà không
có một sự đóng góp thiết yếu từ bản thân đứa trẻ. Chúng ta sẽ không thể nào biết được
đối với các em đó có phải là lợi ích tốt nhất hay không nếu không lắng nghe những
cảm nhận từ chính phía các em. Việc lắng nghe và tôn trọng ý kiến của trẻ em có ý
nghĩa trong việc kiểm tra lại vấn đề thực hiện quyền quyền trẻ em của các quốc gia
hay tổ chức và thể hiện sự công nhận quyền trẻ em của các em. Ngoài ra, đó còn là sự
thể hiện vị trí của các em trong xã hội, thể hiện quyền của các em và tạo cơ hội cho
các em phát triển, biểu lộ khả năng của mình. Nguyên tắc này không chỉ có ảnh hưởng
tới mọi mặt đời sống của trẻ em, mà nó còn thể hiện sự khích lệ việc lắng nghe ý kiến
của trẻ em trên chính trường. Trong tinh thần chung của Công ước, bất cứ một xã hội
dân chủ nào cũng cần lắng nghe và tôn trọng ý kiến của những công dân trẻ của mình,
nếu muốn công nhận quyền lợi của các em.
1.3.2 Nội dung chính của Công ước về quyền trẻ em:
1.3.2.1 Nhóm Quyền được sống còn:
Đây là nhóm quyền được Công ước xem là quyền cố hữu của trẻ em. Đó là

quyền được sống và đảm bảo các nhu cầu tối thiểu để tồn tại.
Do trẻ em là những cá thể non nớt, chưa phát triển đầy đủ về cả thể chất lẫn tinh
thần, không thể tự nuôi sống được bản thân nên có thể nói đây là một khía cạnh vô
cùng quan trọng của Công ước. Vì đơn giản là, trẻ em có được sống, có tồn tại thì
chúng ta mới có cơ hội bàn về vấn đề quyền của trẻ em.
Như đã nói, sống còn là tiền đề cho sự phát triển, và mục tiêu chung của Công
ước là đem đến cho trẻ em một sự chăm sóc đặc biệt, sự bảo vệ và phát triển hài hòa,
cho nên điều 6 của Công ước đã yêu cầu các quốc gia phải đảm bảo ở mức độ cao nhất
có thể sự sống còn và phát triển của các em. Khái niệm “bảo đảm sự sống còn” của trẻ
em ở đây được hiểu không chỉ là được bảo đảm không bị tước đoạt tính mạng, mà còn
là bảo đảm sự sống còn của các em thông qua nhu cầu dinh dưỡng và sự chăm sóc y tế
ở mức độ cao nhất có thể, điều này được hiểu là giảm tỉ lệ chết ở trẻ sơ sinh và trẻ em,
giảm tình trạng suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, cung cấp chăm
sóc sức khỏe ban đầu, cung cấp nước sạch, các hoạt động y tế dự phòng và kế hoạch
hóa gia đình.
Chính vì hiểu nghĩa của việc “bảo đảm sự sống còn” của trẻ em theo
nghĩa rộng như trên, nên mọi điều khoản liên quan đến quyền sống của trẻ em đều
được đề cập tới trong nhóm qyền này:
Điều 2: Không phân biệt đối xử;
Điều 4: Thực hiện các Quyền trẻ em;
Điều 5: Trách nhiệm của cha mẹ đối với trẻ em;
GVHD: Th.s THẠCH Huôn

24

SVTH: LÊ Thị Ngọc Yến


Luận văn: BẢO VỆ QUYỀN SỐNG CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM


Điều 6: Quyền được sống và phát triển;
Điều 7: Quyền có tên và quốc tịch;
Điều 8: Quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc mình;
Điều 9: Quyền được sống cùng cha mẹ;
Điều 18: Quyền được gia đình chăm sóc và nuôi dưỡng;
Điều 19: Quyền được bảo vệ để không bị ngược đãi;
Điều 20: Quyền của trẻ em không gia đình;
Điều 22: Quyền dành cho trẻ em tị nạn;
Điều 23: Quyền của trẻ em khuyết tật;
Điều 24: Quyền được bảo đảm sức khỏe và hưởng các dịch vụ y tế;
Điều 26: Quyền được hưởng an tòan xã hội;
Điều 27: Quyền được có mực sống thỏa đáng;
Điều 28: Quyền được giáo dục;
Điều 29: Nguyên tắc của việc giáo dục;
Điều 30: Quyền của trẻ em dân tộc thiểu số và bản xứ;
Điều 31: Quyền được vui chơi giải trí;
Điều 32: Quyền được bảo vệ khỏi bị bóc lột về kinh tế;
Điều 33: Quyền được bảo vệ khỏi sự lạm dụng ma túy;
Điều 34: Quyền được bảo vệ để không bị khai thác, lạm dụng tình dục;
Điều 35: Quyền được bảo vệ để không bị buôn bán như hàng hóa và bị bắt cóc;
Điều 36: Quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức bóc lột khác;
Điều 37: Quyền được tự do và không bị hành hạ về thể xác;
Điều 38: Quyền được bảo vệ khỏi mọi ảnh hưởng của các cuộc xung đột vũ
trang;
Điều 39: Quyền được hưởng các chế độ chăm sóc phục hồi;
Điều40: Quyền được áp dụng những quy định pháp luật dành riêng cho trẻ em.
Dựa vào các điều luật được liệt kê trên đây, ta có thể phân loại nhóm quyền
sống của trẻ em thành các quyền như sau:
a/ Quyền được đối xử bình đẳng:
Thông qua các điều 2, 4, 20, 22, 23 và 30, Công ước ghi nhận mọi trẻ em đều

có quyền được đối xử bình đẳng với nhau. Đây cũng chính là nguyên tắc đầu tiên của
Công ước mà tác giả đã đề cập. Cụ thể hơn trong nhóm quyền này, Công ước quy định
những quy chế đặc biệt đối với các nhóm trẻ em đặc biệt: trẻ em không gia đình, trẻ
em tị nạn, trẻ em khuyết tật, trẻ em dân tộc thiểu số. Các em chịu nhiều thiệt thòi và có
GVHD: Th.s THẠCH Huôn

25

SVTH: LÊ Thị Ngọc Yến


×