Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại cơ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP của tổ CHỨC THƯƠNG mại THẾ GIỚI WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.42 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI

-----o0o-----

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHÓA 31 (2005 – 2009)
ĐỀ TÀI

CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ
CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI - WTO

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. BÙI THỊ MỸ HƯƠNG

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THỊ NGỌC NHẢN
MSSV: 5054855
Lớp: LUẬT THƯƠNG MẠI 2 - K31

Cần Thơ, 04/2009


LỜI CẢM ƠN
Bốn năm đại học là một khoảng thời gian tương đối dài cho
thời sinh viên. Tuy nhiên, để có thể có được những kiến thức
phục vụ cho công việc sau này, thì trong bốn năm đó, chúng tôi
phải cố gắng học tập tích cực để hoàn tất chương trình học mà
nhà trường quy định. Những mong đợi giờ đã đến, chúng tôi bắt
đầu làm Luận văn tốt nghiệp, một công việc cuối cùng mà


chúng tôi phải làm. Đây có thể được xem là một kỷ niệm, một
dấu ấn mà chúng tôi muốn gửi lại ngôi trường đã gắn kết với
thời sinh viên. Để có thể hoàn thành tốt chương trình học, tôi rất
cảm ơn gia đình tôi đã tạo điều kiện cho tôi đi học. Tôi chân
thành cảm ơn các Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy, truyền tải
những kiến thức hữu ích trong các học phần. Để cho Luận văn
được hoàn thành tốt tôi rất cảm ơn cô Bùi Thị Mỹ Hương giúp
đỡ tôi trong việc tìm kiếm tài liệu, hướng dẫn cách viết luận
văn. Tôi rất cảm ơn những người bạn của tôi, những người đã
giúp đỡ tôi trong học tập cũng như chia sẽ những niềm vui, nỗi
buồn trong cuộc sống.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................


MỤC LỤC
Trang
CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG BÀI ....................................................... 1
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... 2
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI
THẾ GIỚI ................................................................................................................ 5
1.1 Khái quát về tổ chức thương mại thế giới – WTO ........................................... 5
1.1.1 Sự ra đời của WTO ........................................................................................... 5
1.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của WTO ...................................................................... 7
1.1.2.1 Nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử .......................................... 7
1.1.2.2 Nguyên tắc mở cửa thị trường .................................................................... 8
1.1.2.3 Nguyên tắc minh bạch hóa ......................................................................... 9
1.1.2.4 Nguyên tắc tăng cường cạnh tranh công bằng ............................................10
1.1.2.5 Nguyên tắc khuyến khích cải cách và phát triển kinh tế .............................11
1.2 Cơ cấu tổ chức của tổ chức thương mại thế giới – WTO ................................12
1.2.1 Hội nghị bộ trưởng ...........................................................................................12
1.2.2 Đại hội đồng ....................................................................................................13

1.2.3 Hội đồng các cấp ..............................................................................................13
1.2.4 Tiểu ban ...........................................................................................................14
CHƯƠNG II. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC
THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI ............................................................................ 15
2.1 Mặt hạn chế trong cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT và sự cần
thiết ra đời một cơ chế giải quyết tranh chấp thiết thực và hữu hiệu – cơ
chế của WTO .................................................................................................. 15
2.2 Cơ quan và nguyên tắc giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại
thế giới ............................................................................................................ 17
2.2.1 Các cơ quan của WTO liên quan đến quá trình giải quyết tranh chấp ......... 17
2.2.1.1 Cơ quan giải quyết tranh chấp – DSB .................................................. 17


2.2.1.2 Ban hội thẩm ...................................................................................... 19
2.2.1.3 Cơ quan phúc thẩm ............................................................................. 20
2.2.2 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp của WTO ......................................... 22
2.3 Thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO .................................................. 23
2.3.1 Giai đoạn tham vấn và hòa giải ................................................................. 23
2.3.2 Giai đoạn giải quyết tranh chấp tại Ban hội thẩm ....................................... 26
2.3.3 Giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm ............................................................ 30
2.3.4 Giai đoạn thi hành phán quyết và khuyến nghị .......................................... 31
2.4 Một vụ kiện điển hình được giải quyết theo cơ chế của WTO .................. 35
CHƯƠNG III. CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VỚI CƠ CHẾ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO .............................................................. 37
3.1 Tình hình giải quyết tranh chấp của các nước đang phát triển theo cơ
chế giải quyết tranh chấp của WTO ............................................................... 37
3.1.1 Vị trí của các nước đang phát triển trong WTO ......................................... 39
3.1.2 Các nước đang phát triển trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO ..........41
3.2 Đánh giá cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đối với các nước đang
phát triển nói riêng và các quốc gia nói chung .....................................................43

3.2.1 Ưu điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO ......................................44
3.2.2 Hạn chế của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO .......................................47
3.3 Kinh nghiệm đối với Việt Nam ........................................................................51
3.3.1 Xác định rõ những khó khăn cần phải đối mặt ................................................51
3.3.2 Xác định rõ cơ hội Việt Nam gia nhập WTO ..................................................53
3.3.3 Đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi để tham gia quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế ............................................................................................................. 55
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 59


Đề tài: Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG BÀI


1. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO ): World Trade Organization
2. Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT): General Agreement Trade
and Tarrif
3. Tổ chức Thương mại quốc tế (ITO): International Trade Organization
4. Đối xử tối huệ quốc (MFN): Most Favoured Nation
5. Đối xử quốc gia (NT): Nation Treatment
6. Hội nghị bộ trưởng (MC): Ministerial Conference
7. Đại hội đồng (GC): General Council
8. Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB): Dispute Settle Body
9. Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp (DSU): Dispute Settlement Understanding
Tên chính thức của DSU là Understanding on rules and procedures governing the
settlement of disputes annex 2 of the WTO Agreement - Thỏa thuận về các quy tắc thủ

tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp, phụ lục 2 của Hiệp định WTO

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhản

Trang 1


Đề tài: Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

LỜI NÓI ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Tổ chức Thương mại thế giới – WTO chính thức thành lập vào ngày 1/1/1995
trên cơ sở Hiệp định chung về thuế quan và thương mại – GATT với mục tiêu điều tiết
thương mại quốc tế làm cho nền thương mại ngày càng tự do và bình đẳng. Đây được
xem là một thành công đặc biệt trong sự phát triển thương mại và pháp lý cuối thế kỷ
XX. Một tổ chức với một cơ chế vừa được coi là một chế định có đặc thù, vừa là điểm
nổi bậc của hệ thống thương mại toàn cầu. Cơ chế đó không chỉ đơn thuần giải quyết
êm thấm các tranh chấp mà nó cũng là công cụ bảo đảm sự tin cậy về mặt pháp lý đối
với các cam kết của các chính phủ. Bất kỳ một quốc gia nào nếu như vi phạm những
quy định mà WTO đưa ra, không còn cách nào khác ngoài việc quốc gia này phải đối
mặt với rất nhiều những trừng phạt về thương mại.
Tất cả các quốc gia thành viên khi có tranh chấp phát sinh đều có thể đưa ra
WTO để giải quyết. Tuy nhiên, cơ chế này chủ yếu lại có lợi cho các nước phát triển.
Hệ thống giải quyết tranh chấp này cho phép nước thắng kiện tiến hành trả đũa đối với
nước thua kiện. Chính vì vậy, các nước phát triển – cường quốc thương mại- có đủ sức
mạnh về kinh tế, chính trị mà tự khẳng định mình. Có thể nói đến Mỹ, EU hoặc Nhật

Bản khi phải đối đầu với một sự đe dọa từ một nước thứ ba nào đó, thì xem như với họ
không có một sự lo sợ nào. Ngược lại, các nước đang phát triển sẽ bị thiệt hại rất nhều
nếu bị các cường quốc thương mại tiến hành trả đũa.
Để gia nhập WTO, Việt Nam phải nghiên cứu cơ cấu tổ chức cũng như chức
năng của tổ chức này, các hiệp định đa phương của WTO, những quyền lợi, nghĩa vụ,
những ưu đãi mà Việt Nam phải gánh vác và được hưởng. Hơn thế nữa, Việt Nam phải
tìm hiểu kỹ cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để vận dụng nhằm giải quyết các
tranh chấp phát sinh, đồng thời cũng chứng minh xem cơ chế giải quyết tranh chấp này
có hiệu quả hay không, có đảm bảo khôi phục được quyền lợi của nước bị vi phạm hay
không?. Từ đó xem xét có nên đưa các tranh chấp ra giải quyết theo cơ chế của WTO
hay không và cần phải làm gì khi tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp đó.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế
giới và việc tìm ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế là một nội dung cần được quan tâm.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhản

Trang 2


Đề tài: Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Tổ chức thương mại thế giới là tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên
tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Cho nên có rất nhiều vấn đề cần phải
được làm rõ, chẳng hạn như: tác động của việc gia nhập WTO hay là WTO đã mang
lại cho các quốc gia thành viên những lợi ích gì hoặc WTO thuận lợi và thách thức cho
các Doanh nghiệp Việt Nam… Nhưng vì, nhằm phục vụ cho mục đích nêu trên, người

viết chỉ nghiên cứu về vấn đề “Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO”. Tuy nhiên,
do hạn chế về thời gian cũng như khả năng hiểu biết về đề tài này nên phạm vi của
Luận văn chỉ dừng lại ở mức cơ bản. Do đó, người viết xin cung cấp một số vấn đề cơ
bản, thường thức về WTO cũng như một số vấn đề về nguyên tắc giải quyết tranh
chấp, thủ tục giải quyết tranh chấp của cơ chế này. Đồng thời, chỉ dừng lại ở mức
tương đối về tình hình giải quyết tranh chấp đối với các nước đang phát triển mà chưa
thể đi sâu vào nghiên cứu quá trình giải quyết tranh chấp của các quốc gia thành viên
phát triển cũng như đang phát triển.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Như đã đưa ra ý kiến trên, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là một chế
định đặc thù hay nói đúng hơn là một cơ chế có tầm quan trọng mang tính quốc tế.
Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, các quốc gia thành viên xảy ra tranh chấp là
điều khó tránh khỏi. Và khi tranh chấp phát sinh, tất cả họ đều có thể đưa ra cơ chế
này để giải quyết. Tuy nhiên, liệu cơ chế này có mang lại lợi ích cho các quốc gia đó
không, đặc biệt là cho các quốc gia thành viên đang phát triển. Mục tiêu mà người viết
nghiên cứu đề tài này chính là, thứ nhất, sinh viên thực hiện chỉ mong muốn hiểu thêm
về tổ chức thương mại thế giới, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp cũng như các thủ
tục của quá trình giải quyết tranh chấp, thứ hai, từ đó góp phần hiểu biết thêm về phía
Việt Nam, một quốc gia đang phát triển trong việc giải quyết tranh chấp khi có tranh
chấp phát sinh. Đồng thời, rút ra được những bài học kinh nghiệm để hoàn thiện hơn
khi tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đi đến viết luận văn, trên cơ sở thu thập tài liệu có
liên quan. Từ đó, góp phần hoàn thiện bài Luận văn được tốt hơn, người viết đã trình
bày thông qua phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin từ những nguồn tài
liệu có được.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhản

Trang 3



Đề tài: Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

5. Kết cấu của đề tài
Các thuật ngữ viết tắt trong bài
Mục lục
Lời nói đầu
Chương I. Những vấn đề cơ bản về Tổ chức Thương mại Thế giới
Chương II. Cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới
Chương III. Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ
chức Thương mại Thế giới
Tài liệu tham khảo
Trong quá trình nghiên cứu, phân tích đề tài mặc dù người viết đã cố gắng hoàn
thành tốt luận văn đến mức có thể. Nhưng do gặp khó khăn trong vấn đề thu thập tài
liệu và do chưa có kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết về đề tài, nên luận văn còn
nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý tận tình của quý thầy cô cùng các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhản

Trang 4


Đề tài: Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương


CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ
GIỚI
WTO với tư cách là một tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế giới
và kế tục GATT, tiếp tục theo đuổi và phát huy những gì mà GATT đã đạt những
thành tựu to lớn trong thời gian hoạt động. Tổ chức thương mại thế giới đã và đang
cố gắng đẩy mạnh vai trò của mình trên trường quốc tế, WTO đặt ra những mục
tiêu đầy tham vọng là thúc đẩy tiến trình tự do hóa thương mại trên toàn cầu; nâng
cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các nước thành viên và giải
quyết các bất đồng, tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn
khổ hệ thống thương mại đa phương. Sự vận hành của WTO đã và sẽ có tác dụng to
lớn đối với tương lai lâu dài của kinh tế thế giới cũng như kinh tế của từng quốc
gia. Góp phần đạt được những mục tiêu trên, WTO có những chức năng cơ bản như
là giải quyết tranh chấp về thương mại giữa các nước thành viên; Rà soát những
chính sách thương mại; Quản lý việc thực thi các hiệp định đã được ký kết; Quản lý
Ban thư ký WTO, trụ sở đặt tại Geneva và một chức năng nữa là hợp tác, kết hợp
với các tổ chức thương mại khác như Ngân hàng thế giới (WB), quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF) cũng như các tổ chức quốc tế khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Như vậy, WTO được ra đời như thế nào, hoạt động dựa trên những nguyên tắc
gì, là câu hỏi của rất nhiều bạn đọc. Vấn đề này, người viết xin cung cấp một số thông
tin cơ bản, thường thức và tương đối có hệ thống về WTO.
1.1 Khái quát về tổ chức thương mại thế giới –WTO
WTO là chữ viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade
Organization) – tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa
các quốc gia trên thế giới. Về cơ bản, WTO là sự kế thừa và phát triển của GATT chứ
không thay thế GATT, góp phần tiếp tục thể chế hóa và thiết lập trật tự mới trong hệ
thống thương mại đa phương của thế giới.
1.1.1 Sự ra đời của WTO
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) có tiền thân là tổ chức hiệp định chung
về thế quan và mậu dịch (GATT). GATT là một tổ chức được thành lập tạm thời sau

thế chiến hai, theo gương các tổ chức đa phương khác tham gia vào hợp tác kinh tế
quốc tế đáng chú ý là tại Hội nghị Brittơn Ut (Bretton Woods), và hai tổ chức Ngân
hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế. Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc, thể
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhản

Trang 5


Đề tài: Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

lệ, luật chơi cho thương mại quốc tế nhằm điều tiết các lĩnh vực về công ăn việc làm,
thương mại hàng hóa, khắc phục tình trạng hạn chế, ràng buộc các hoạt động này
phát triển, 23 nước sáng lập GATT đã cùng một số nước khác tham gia Hội nghị về
thương mại và việc làm và dự thảo Hiến chương La Havana để thành lập Tổ chức
Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Đồng
thời, các nước này đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý
những biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụng tràn lan trong thương mại quốc tế từ
đầu những năm 30, nhằm thực hiện mục tiêu tự do hóa mậu dịch, mở đường cho kinh
tế và thương mại phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của
nhân dân các nước thành viên.
Hiến chương thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) nói trên đã được
thỏa thuận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và việc làm ở Havana từ
11/1947 đến 23/4/1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê chuẩn,
nên việc hình thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) đã không thực hiện
được. Mặc dù vậy, kiên trì mục tiêu đã định, và với kết quả đáng khích lệ đã đạt
được ở vòng đàm phán thuế quan đầu tiên là 45.000 ưu đãi về thuế áp dụng giữa
các bên tham gia đàm phán, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng mậu dịch thế giới, 23
nước sáng lập đã cùng nhau ký hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại

(GATT), chính thức có hiệu lực vào 1/1948.
Từ đó tới nay, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan. Tuy
nhiên, từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ hiệp định Uruguay(1986-1994) do thương mại quốc
tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện tích hoạt động, đàm phán
không chỉ về thuế quan mà còn tập trung xây dựng các hiệp định hình thành các chuẩn
mực, luật chơi điều tiết các hàng rào phi quan thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở
hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư có liên quan tới thương mại, về thương mại hàng
nông sản, hàng dệt may, về cơ chế giải quyết tranh chấp. Với diện điều tiết của hệ
thống thương mại đa biên được mở rộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan và
Thương mại (GATT) vốn chỉ là một sự thỏa thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính
chất tùy ý đã tỏ ra không thích hợp. Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrkesh (Maroc), các
bên đã kết thúc hiệp định thành lập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). WTO chính
thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động từ
1/1/1995. Về cơ bản, WTO là sự kế thừa và phát triển của GATT. Sự ra đời của WTO
giúp tạo ra cơ chế pháp lý điều chỉnh thương mại thế giới trong các lĩnh vực mới là
dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ, đồng thời đưa vào khuôn khổ thương mại đa phương
trong hai lĩnh vực dệt may và nông nghiệp.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhản

Trang 6


Đề tài: Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

1.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của WTO
Hiệp định WTO bao gồm 29 văn bản pháp lý riêng biệt, bao trùm mọi lĩnh vực
từ nông nghiệp đến ngành dệt may, từ dịch vụ đến việc mua sắm của chính phủ, các

quy tắc xuất xứ và sở hữu trí tuệ. Ngoài ra còn có 25 tuyên bố bổ sung, quyết định và
văn bản ghi nhớ ở cấp bộ trưởng, quy định những nghĩa vụ và cam kết khác của các
thành viên WTO, đặc biệt là một số nguyên tắc cơ bản của tổ chức này. Tất cả tạo nên
một hệ thống thương mại đa biên.
1.1.2.1 Nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử
Là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO, thể hiện qua hai chế độ là đối
xử tối huệ quốc – MFN và đối xử quốc gia – NT
Đối xử MFN nghĩa là một thành viên sẽ dành cho sản phẩm của các thành viên
khác sự đối xử bình đẳng. Thông thường, nguyên tắt MFN được qui định trong các
hiệp định thương mại song phương. Khi nguyên tắc MFN được áp dụng đa phương đối
với tất cả các nước thành viên WTO thì cũng đồng nghĩa với nguyên tắc bình đẳng và
không phân biệt đối xử vì tất cả các thành viên sẽ dành cho nhau sự “ đối xử ưu đãi
nhất ”. Đối xử tối huệ quốc trong WTO không có tính chất áp dụng tuyệt đối.
Mặc dù được coi là “hòn đá tảng” trong hệ thống thương mại đa phương,
Hiệp định GATT – 1947 và WTO vẫn duy trì một số ngoại lệ và miễn trừ quan
trọng. Ví dụ, Điều XXIV của GATT qui định các thành viên trong các hiệp định
thương mại khu vực được phép dành cho nhau sự đối xử ưu đãi cao hơn, mang tính
chất đối xử với các thành viên khác. Hay có sự ngoại lệ dành cho các thành viên là
những nước chậm phát triển.
MFN được tất cả các thành viên trong GATT/WTO công nhận là nguyên tắc
nền tảng, nhưng thực chất đã có rất nhiều sự tranh chấp liên quan đến việc áp
dụng nguyên tắc này. Do việc không tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc MFN của
những nước phát triển cũng như những nước đang phát triển. Khi đó thì vi phạm
của các nước đang phát triển dễ bị phát hiện và bị kiện nhiều hơn những nước
phát triển.
Đối xử NT quy định phải dành cho hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp nước
ngoài sự đối xử bình đẳng như dành cho hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp trong
nước. Phạm vi áp dụng của nguyên tắc này đối với hàng hóa, dịch vụ và sở hữu trí
tuệ có khác nhau. Đối với hàng hóa,sở hữu trí tuệ việc áp dụng là một nghĩa vụ
chung, có nghĩa là sẽ có sự đối xử bình đẳng đối với hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhản

Trang 7


Đề tài: Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

sau khi đã đóng thuế quan hoặc được đăng ký bảo hộ so với hàng hóa và quyền sở
hữu trí tuệ trong nước.
Về nguyên tắc, các thành viên không được áp dụng những hạn chế số lượng
nhập khẩu, trừ những ngoại lệ được quy định rõ ràng trong các Hiệp định của
WTO. Một trong những ngoại lệ quan trọng đối với nguyên tắc này là vấn đề trợ
giá cho sản xuất hoặc xuất khẩu hay nhập khẩu. Điều này được quy định lần đầu
tiên tại Điều VI và Điều XVI Hiệp định GATT – 1947 và sau này được điều chỉnh
trong thỏa thuận vòng Tokyo 1979 và hiện nay trong thỏa thuận vong đàm phán
Urugoay về trợ cấp và các biện pháp chống trợ cấp. Thỏa thuận này có một khác
biệt lớn so với GATT – 1947 và thỏa thuận Tokyo ở chỗ nó được áp dụng cho cả
các nước phát triển và đang phát triển.
Việc áp dụng nguyên tắc NT đã gây ra rất nhiều tranh chấp giữa các bên ký kết
GATT/WTO bởi do nếu các nước dễ chấp nhận nguyên tắc đối xử bình đẳng với tất cả
các nước khác thì tất cả các nước đều muốn dành một sự bảo hộ nhất định đối với sản
phẩm nội địa. Tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa những hàng hóa nhập khẩu
và hàng hóa nội địa cùng loại là mục tiêu chính của nguyên tắc NT.
Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia đều giống nhau ở chỗ không mang tính
phân biệt đối xử. Tuy nhiên, cả hai đều khác nhau ở đối tượng hướng tới. Tối huệ quốc
hướng tới hàng hóa ở ngoài nước, dành sự công bằng cho những đối tượng ở ngoài biên
giới. Đối xử quốc gia hướng tới hàng hóa đã qua nhập khẩu, không phân biệt đối xử khi

hàng hóa đã nhập khẩu qua biên giới. Đây là hai nguyên tắc nền tảng quan trọng nhất
của hệ thông thương mại đa phương, đảm bảo tuân thủ một cách nghiêm túc những cam
kết về mở cửa thị trường của tất cả những ai đã là thành viên chính thức của WTO.
1.1.2.2 Nguyên tắc mở cửa thị trường
Hay còn gọi là “tiếp cận thị trường”, thực chất là tự do hóa thương mại, mở
cửa thị trường cho hàng hóa dịch vụ đầu tư nước ngoài.Trong một hệ thống thương
mại đa phương, khi tất cả các bên tham gia chấp nhận mở cửa thị trường của mình
thì điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu mở cửa.
Về mặt pháp lý, “tiếp cận thị trường” thể hiện nghĩa vụ có tính chất ràng buộc thực
hiện những cam kết về mở cửa thị trường mà nước này đã chấp nhận khi đàm phán
gia nhập WTO.
Để thực thi được mục tiêu tự do hóa thương mại và đầu tư, mở cửa thị
trường, thúc đẩy trao đổi, giao lưu, buôn bán hàng hóa, việc tất nhiên là phải cắt

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhản

Trang 8


Đề tài: Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

giảm thuế nhập khẩu, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan (cấm, hạn chế, hạn
nghạch, giấy phép…).
Trên thực tế, lịch sử của GATT và sau này là WTO cho thấy rằng đó chính là
lịch sử của cả một quá trình đàm phán cắt giảm thuế quan, rồi bao trùm cả đàm
phán dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, rồi dần dần đi đến lĩnh vực mới như thương
mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ… Tất nhiên, khi mở cửa thị trường không chỉ có thuận
lợi mà còn đưa lại những khó khăn. Mỗi nước có một nền kinh tế phát triển khác

nhau, “sức chịu đựng” của mỗi nền kinh tế trước sức ép của hàng hóa tràn vào là
khác nhau,chính vì vậy, đòi hỏi phải không ngừng từng bước điều chỉnh nền sản
xuất trong nước.
1.1.2.3 Nguyên tắc minh bạch hoá:
Là nguyên tắc mang tầm quan trọng của WTO. Mục tiêu của nguyên tắc này là
các nước thành viên phải có nghĩa vụ đảm bảo tính ổn định và có thể dự báo trước
được về các cơ chế, chính sách, quy định thương mại của mình nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho nhà đầu tư, kinh doanh nước ngoài có thể hiểu, nắm bắt được lộ trình
thay đổi về chính sách, nội dung các cam kết về thuế, phi thuế của nước chủ nhà để từ
đó các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có thể dễ dự đoán và hoạch định kế hoạch kinh
doanh mà không bị đột ngột thay đổi làm tổn hại đến kế hoạch kinh doanh. Nói đúng
hơn là các doanh nghiệp nước ngoài, các nhà đầu tư tin chắc rằng hàng rào thuế quan,
phi thuế quan của một nước sẽ không bị tăng hay thay đổi một cách tùy tiện. Đây là
một nỗ lực của hệ thống thương mại đa biên nhằm yêu cầu các nước thành viên của
WTO tạo ra một môi trường thương mại ổn định, minh bạch và dễ dự đoán. Nội dung
của nguyên tắc này bao gồm các công việc như sau:
Về các thoả thuận cắt giảm thuế quan:Bản chất của thương mại thời WTO là
các thành viên dành ưu đãi, nhân nhượng thuế quan cho nhau. Song để chắc chắn là
các mức thuế quan đã đàm phán phải được cam kết và không thay đổi theo hướng tăng
thuế suất, gây bất lợi cho đối tác của mình, sau khi đàm phán, mức thuế suất đã thoả
thuận sẽ được ghi vào một bản danh mục thuế quan. Ðây gọi là các mức thuế suất ràng
buộc. Nói cách khác, ràng buộc là việc đưa ra danh mục ấn định các mức thuế ở mức
tối đa nào đó và không được phép tăng hay thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho các
doanh nghiệp nước ngoài. Một nước có thể sửa đổi, thay đổi mức thuế đã cam kết,
ràng buộc chỉ sau khi đã đàm phán với đối tác của mình và phải đền bù thiệt hại do
việc tăng thuế đó gây ra.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhản

Trang 9



Đề tài: Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

Về các biện pháp phi thuế quan: Biện pháp phi thuế quan là biện pháp sử
dụng hạn ngạch hoặc hạn chế định lượng khác như quản lý hạn ngạch. Các biện pháp
này dễ làm nảy tình trạng tham nhũng, lạm dụng quyền hạn, bóp méo thương mại, gây
khó khăn cho doanh nghiệp, làm cho thương mại thiếu lành mạnh, thiếu minh bạch,
cản trở tự do thương mại. Do đó, WTO chủ trương các biện pháp này sẽ bị buộc phải
loại bỏ hoặc chấm dứt. Ðể có thể thực hiện được mục tiêu này, các hiệp định của WTO
yêu cầu chính phủ các nước thành viên phải công bố thật rõ ràng, công khai ("minh
bạch") các cơ chế, chính sách, biện pháp quản lý thương mại của mình. Ðồng thời,
WTO có cơ chế giám sát chính sách thương mại của các nước thành viên thông qua Cơ
chế rà soát chính sách thương mại.
1.1.2.4 Nguyên tắc tăng cường cạnh tranh công bằng:
Trên thực tế, WTO tập trung vào thúc đẩy mục tiêu tự do hóa thương mại song
rất nhiều trường hợp, WTO cũng cho phép duy trì những quy định về bảo hộ. Nói
đúng hơn, đây là một hệ thống các nguyên tắc mở trong hoạt động cạnh tranh công
khai, công bằng và không bị bóp méo. Thế nên, WTO đưa ra nguyên tắc này nhằm
đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, hạn chế các tác động tiêu cực của các biện
pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp, hay dành các đặc quyền
cho các doanh nghiệp nhất định hoặc các biện pháp bảo hộ khác.
Chẳng hạn, các quy tắc về không biệt đối xử được đưa ra để đảm bảo hoạt động
thương mại bình đẳng; tương tự các quy tắc về chống phá giá và trợ cấp cũng nhằm
mục đích đó. Các nguyên tắc của GATT trước đây được thông qua để đặt nền tảng cho
chính phủ của nước đưa ra thuế bù trừ đối với hai dạng “cạnh tranh không bình đẳng”
đã được mở rộng và giải thích trong các hiệp định của WTO. Hiệp định về nông
nghiệp của WTO đưa ra nhằm gia tăng sự công bằng trong thương mại nông sản. Còn

về sở hữu trí tuệ, các điều kiện cạnh tranh của nó sẽ được cải thiện tạo môi trường
cạnh tranh bình đẳng và công bằng cho tất cả các quốc gia thành viên. Còn nhiều ví dụ
khác về các điều khoản của WTO được đưa ra để đẩy mạnh cạnh tranh công bằng và
không bị bóp méo.
Theo đó, để thực hiện nguyên tắc này, WTO quy định trường hợp nào là cạnh
tranh bình đẳng, trường hợp nào là cạnh tranh không bình đẳng từ đó các thành viên
của WTO có thể được phép hay không được phép áp dụng các biện pháp như trả đũa,
tự vệ, chống bán phá giá…

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhản

Trang 10


Đề tài: Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

1.1.2.5 Nguyên tắc khuyến khích cải cách và phát triển kinh tế:
Đây là nguyên tắc dành cho các thành viên đang phát triển và các nước đang
chuyển đổi một số ưu đãi. Do đó, nhu cầu và lợi ích của các nước này luôn được tính
đến trong mọi hoạt động của WTO. Chính vì vậy, WTO có các qui định dành cho các
nước này nhiều thời gian hơn, điều kiện linh hoạt hơn và một số ưu đãi đặc biệt hơn để
điều chỉnh nền kinh tế trong quá trình thực hiện các cam kết tự do hoá của mình. Tuy
nhiên, việc chiếu cố này không phải mặc nhiên, mà có được là trên cơ sở đàm phán với
các thành viên WTO.
Các nước thành viên, trong đó có các nước đang phát triển, thừa nhận rằng tự do
hoá thương mại và hệ thống thương mại đa biên trong khuôn khổ của WTO đóng góp
vào sự phát triển của mỗi quốc gia. Song các thành viên cũng thừa nhận rằng, các
nước đang phát triển phải thi hành những nghĩa vụ của các nước phát triển. Nói cách

khác, "sân chơi" chỉ là một, "luật chơi" chỉ là một, song trình độ "cầu thủ" thì không hề
ngang nhau.
Trong khi đó, hiện số thành viên của WTO là các nước đang phát triển và các
nước đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế chiếm hơn 3/ 4 số nước thành viên
của WTO. Do đó, WTO đã đưa ra nguyên tắc này nhằm khuyến khích phát triển và cải
cách kinh tế ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi bằng cách dành
cho những nước này những điều kiện đối xử đặc biệt và khác biệt để đảm bảo sự tham
gia sâu rộng hơn của các nước này vào hệ thống thương mại đa biên.
Ðể thực hiện nguyên tắc này, WTO dành cho các nước đang phát triển, các
nước có nền kinh tế đang chuyển đổi những linh hoạt và ưu đãi nhất định trong việc
thực hiện các hiệp định của WTO.
Chẳng hạn, WTO cho phép các nước này một số quyền và không phải thực
hiện một số quyền cũng như một số nghĩa vụ hoặc cho phép các nước này một thời
gian linh động hơn trong việc thực hiện các hiệp định của WTO, cụ thể là thời gian
quá độ thực hiện dài hơn để các nước này điều chỉnh chính sách của mình. Ngoài
ra, WTO cũng quyết định các nước kém phát triển được hưởng những hỗ trợ kỹ
thuật ngày một nhiều hơn.
Tóm lại, với những nguyên tắc nêu trên, rõ ràng là WTO đã không áp đặt các
chính sách, cũng không vạch đường chỉ lối cho các thành viên trong việc thực hiện các
chính sách thương mại, mà là một tổ chức chịu sự điều hành của các thành viên 1.

1

Tổng hợp từ Sách Tìm hiểu về WTO của UB Hợp tác kinh tế Quốc tế; Những trang vàng WTO.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhản

Trang 11



Đề tài: Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

1.2 Cơ cấu tổ chức của tổ chức thương mại thế giới
WTO hoạt động với một cơ cấu tổ chức như sau:
Cấp cao nhất là Hội nghị Bộ trưởng – MC, có quyền quyết định mọi vấn đề phát
sinh từ các hiệp định;
Cấp thứ hai là Đại Hội đồng – GC, vừa là cơ quan thường trực của WTO vừa là
cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO;
Cấp thứ ba là Hội đồng các cấp, gồm các Hội đồng Thương mại hoạt động ở
nhiều lĩnh vực khác nhau;
Cuối cùng là các tiểu ban trực thuộc Đại hội đồng và các Hội đồng.
Ngoài ra, còn có ban thư ký đứng đầu là Tổng Giám đốc thực hiện chức năng
hành chính.
1.2.1 Hội nghị bộ trưởng
Là cơ quan quyết định cao nhất của WTO, họp ít nhất hai năm một lần. Hội
nghị có sự tham gia của tất cả các thành viên WTO. Các thành viên này có thể là
một nước hoặc một liên minh thuế quan ( chẳng hạn như là Cộng đồng châu Âu ).
MC có quyền ra quyết định đối với bất kì vấn đề trong các thỏa ước thương mại
đa phương của WTO.
Hội nghị bộ trưởng lần đầu tiên họp ở Singapo năm 1996 lập thêm 3 nhóm
làm việc về quan hệ thương mại và đầu tư, quan hệ thương mại và cạnh tranh, và
tính minh bạch trong mua sắm của Chính phủ.
Hội nghị bộ trưởng lần hai họp ở Giơnevơ vào năm 1998 đã quyết định
WTO phải nghiên cứu thêm về thương mại điện tử.
Hội nghị bộ trưởng lần ba được tổ chức vào ngày 30 tháng 11 đến ngày 03
tháng 12 năm 1999 tại Xiatơn, Hoa Kỳ.
Hội nghị bộ trưởng lần tư tại Đôha được tổ chức vào các ngày 9 – 13 tháng
11 năm 2001.

Hội nghị bộ trưởng lần năm được tổ chức vào các ngày 10 – 14 tháng 09
năm 2003 tại Cancun, Mêhicô.
Hội nghị bộ trưởng lần sáu được tổ chức vào các ngày 13 -18 tháng 12 năm
2005 tại Hồng Kông.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhản

Trang 12


Đề tài: Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

1.2.2 Đại hội đồng
Giữa hai kỳ Hội nghị Bộ trưởng, công việc hàng ngày của WTO được đảm
nhiệm bởi 3 cơ quan: Đại Hội đồng, Hội đồng Giải quyết tranh chấp và Hội đồng rà
soát Chính sách thương mại. Tuy tên gọi khác nhau, nhưng thực tế thành phần của 3
cơ quan này đều giống nhau, đều bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương
đương) của tất các thành viên. Điểm khác nhau giữa chúng là được nhóm họp để thực
hiện các chức năng khác nhau của WTO.
∗ Đại hội đồng là cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO tại Geneva, được nhóm
họp thường xuyên. GC bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất
cả các nước thành viên và có thẩm quyền quyết định nhân danh Hội nghị bộ trưởng, chịu
trách nhiệm trước Hội nghị bộ trưởng đối với tất cả công việc của WTO.
∗ Hội đồng giải quyết tranh chấp được nhóm họp để xem xét và phê chuẩn các
phán quyết về giải quyết tranh chấp do Ban hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm đệ
trình. Hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên (cấp đại sứ hoặc
tương đương).
∗ Hội đồng rà soát chính sách thương mại được nhóm họp để thực hiện việc rà

soát chính sách thương mại của các nước thành viên theo cơ chế rà soát chính sách
thương mại. Đối với những thành viên có tiềm lực kinh tế lớn, việc rà soát diễn ra
khoảng hai đến ba năm một lần. Đối với những thành viên khác, việc rà soát có thể
được tiến hành cách quãng hơn.
1.2.3 Hội đồng các cấp.
Các Hội đồng thương mại hoạt động dưới quyền của Đại hội đồng, gồm ba hội
đồng thương mại là: Hội đồng thương mại hàng hóa, Hội đồng thương mại dịch vụ và
Hội đồng Các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại. Mỗi Hội
đồng đảm trách một lĩnh vực riêng. Cũng tương tự như Đại Hội đồng, các Hội đồng
bao gồm đại diện của tất cả các thành viên của WTO. Bên cạnh ba Hội đồng này còn
có sáu ủy ban và cơ quan độc lập khác chịu trách nhiệm báo cáo lên Đại Hội đồng các
vấn đề riêng rẽ như: thương mại và phát triển, môi trường, các thỏa thuận thương mại
khu vực, và các vấn đề quản lý khác. Đáng chú ý là trong số này có Nhóm Công tác về
việc Gia nhập chịu trách nhiệm làm việc với các nước xin gia nhập WTO.
∗ Hội đồng thương mại hàng hóa chịu trách nhiệm đối với các hoạt động
thuộc phạm vi của GATT, tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế
và hàng hóa.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhản

Trang 13


Đề tài: Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

∗ Hội đồng thương mại dịch vụ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc
phạm vi của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), tức là các hoạt động
liên quan đến thương mại quốc tế về dịch vụ.

∗ Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu trí tuệ liên quan đến Thương mại
chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của hiệp định về Các khía cạnh
của Quyền ở hữu trí tuệ liên quan đến Thương mại (TRIPS), cũng như việc phối hợp
với các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ.
1.2.4 Tiểu ban
Tiểu ban chịu trách nhiệm điều hành việc thực thi Hiệp định WTO trong từng
lĩnh vực thương mại tương đương.Tham gia các Hội đồng là đại diện của các thành
viên. Dưới các hội đồng trên là các tiểu ban và cơ quan phụ trách các lĩnh vực chuyên
môn riêng biệt.
Dưới Hội đồng Thương mại Hàng hóa là 11 tiểu ban,1 nhóm công tác, và 1
tiểu ban đặc thù.
Dưới Hội đồng Thương mại Dịch vụ là 2 tiểu ban, 2 nhóm công tác,và 2
tiểu ban đặc thù.
Dưới Hội đồng Giải quyết Tranh chấp của Đại Hội đồng là ban Hội thẩm và
Cơ quan Phúc thẩm.
Ngoài ra, do yêu cầu đàm phán của Vòng đàm phán Doha, WTO đã thành lập
Ủy ban Đàm phán Thương mại trực thuộc Đại Hội đồng để thúc đẩy và tạo điều kiện
thuận lợi cho đàm phán. Ủy ban này bao gồm nhiều nhóm làm việc liên quan đến các
lĩnh vực chuyên môn khác nhau 2.

2

Http: //www.wto.org

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhản

Trang 14


Đề tài: Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO


GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

CHƯƠNG II
CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC
THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
Là một tổ chức quốc tế dựa trên các nghĩa vụ pháp lý GATT trước kia cũng
như WTO hiện nay đều cần có một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả và công
bằng, nhằm đảm bảo để tất cả các nước thành viên dù lớn hay nhỏ, dù là nước phát
triển hay đang phát cũng đều phải tuân thủ “luật chơi chung” của thương mại quốc
tế. Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT – 1947 đã được hầu hết các chuyên gia
về thương mại quốc tế đánh giá rất cao và được công nhận như là một trong những
thành công quan trọng nhất của GATT sau gần 50 năm tồn tại. Tuy nhiên, cơ chế của
GATT cũng tồn tại những nhược điểm, những hạn chế làm giảm tính hiệu quả và
hiệu lực của nó. Chính vì vậy, cần phải có một cơ chế giải quyết tranh chấp thiết thực
hơn và hữu hiệu hơn. Tiếp tục phát huy và không ngừng cải tiến, WTO đã kế thừa và
từng bước rút kinh nghiệm từ những bất cập trong cơ chế cũ, một số cải tiến căn bản
về thủ tục đã được đưa vào cơ chế mới, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao tính
chất xét xử của thủ tục này cũng như tăng cường tính ràng buộc của các quyết định
giải quyết tranh chấp.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được xây dựng trên 4 nguyên tắc. Đó là
công bằng, nhanh chóng, hiệu quả và chấp nhận được đối với các bên tranh chấp, phù
hợp với mục tiêu bảo toàn quyền và nghĩa vụ, phù hợp với các hiệp định thương mại
có liên quan trên cơ sở tuân thủ các qui phạm của pháp luật tập quán quốc tế về giải
thích điều ước quốc tế.
Góp phần trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO không thể không nói đến
sự đóng góp quan trọng của các cơ quan và những nguyên tắc giải quyết tranh chấp
trong hoạt động của cơ chế này. Bên cạnh đó người viết xin trình bày cơ bản một số
nét về thủ tục giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
2.1 Mặt hạn chế trong cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT và sự cần thiết ra

đời một cơ chế giải quyết tranh chấp thiết thực và hữu hiệu – cơ chế của WTO.
Không thể phủ nhận rằng hệ thống giải quyết tranh chấp của GATT là một sự
đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển của hệ thống giải quyết tranh chấp kinh
tế quốc tế. Tuy nhiên, thực tế áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT cũng
cho thấy những hạn chế làm giảm tính hiệu quả và hiệu lực của nó, thể hiện:

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhản

Trang 15


Đề tài: Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

Trước hết, tiến trình giải quyết tranh chấp của GATT không ổn định, không
rõ ràng, dễ bị trì hoãn ở mọi giai đoạn. Nhiều quy định của GATT về giải quyết
tranh chấp chỉ mang tính quy tắc, hướng dẫn cho các bên. Kết quả là bên vi phạm
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với các phán quyết trong Báo cáo của
Ban hội thẩm.
Thứ hai, việc giải quyết tranh chấp theo quy định của GATT chỉ được tiến hành
ở một cấp, tức là chỉ được xem xét thông qua Ban hội thẩm. Các bên tranh chấp không
có quyền kháng cáo, GATT không có Cơ quan phúc thẩm để xem xét lại vụ tranh chấp
một cách thỏa đáng. Do vậy, tính chính xác trong việc giải quyết tranh chấp giữa các
bên không được dảm bảo.
Thứ ba, đây được xem là nhược điểm lớn nhất trong cơ chế giải quyết tranh
chấp của GATT. Toàn bộ hệ thống giải quyết tranh chấp của GATT được đặt trên cơ
sở ra quyết định đồng thuận, nghĩa là cần phải đạt được sự nhất trí của bên bị khiếu
kiện trước khi tiến hành các quy trình cần thiết. Đây chính là nguyên nhân gây chậm
trễ, bế tắc trong việc thông qua báo cáo của Ban hội thẩm. Đồng thời, việc chấp nhận

bản báo cáo và thực thi cũng có thể bị ngăn chặn ở mọi bước, và do vậy, có thể gây
thiệt hại cho quốc gia bị hại vì thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài. Suy cho cùng,
GATT vẫn là tổ chức dựa trên sự đồng thuận và những biện pháp giải quyết tranh chấp
chẳng khác gì gợi ý làm thế nào để giải quyết tranh chấp nhanh chóng hơn.
Thứ tư, việc thực thi phán quyết của Hội đồng GATT dễ bị thất bại, không có
một cơ quan đa phương để giám sát việc thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của
GATT. Với GATT chủ yếu đề cao biện pháp trả đũa, nhưng nó lại cũng rất mơ hồ và
hiếm khi được sử dụng. Vì lẽ đó, cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT bị giảm đi
giá trị hiệu lực đối với các phán quyết.
Thứ năm, thành viên của Ban hội thẩm không đủ năng lực. Thực tế cho thấy,
Ban hội thẩm thường né tránh hơn là đối đầu trực tiếp với khó khăn và những gì mà
Ban hội thẩm tìm được thường không có mấy giá trị trong việc kết thúc tranh chấp.
Mặt khác, Ban hội thẩm không phải là một cơ quan thường trực, không hỗ trợ cho sự
phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT.
Thứ sáu, cơ chế giải quyết tranh chấp trong GATT chưa bảo vệ được lợi ít của
các nước đang phát triển và kém phát triển trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Thứ bảy, việc áp dụng các biện pháp trừng phạt đơn phương ngày càng tăng khi
các yêu cầu cho phép đình chỉ nhượng bộ không được chấp nhận và trên thực tế tình
trạng này đã làm đau đầu Hội đồng GATT.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhản

Trang 16


Đề tài: Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

Với những hạn chế vừa nêu, cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT đã được
thảo luận tại vòng đàm phán Urugoay và một trong những kết quả của vòng đàm phán

này là sự ra đời của Tổ chức thương mại thế giới – WTO. Cùng với sự ra đời của
WTO, cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT cũng được kế thừa và cải tiến. Cơ chế
giải quyết tranh chấp của WTO ra đời, đưa ra những quy định pháp lý nhằm bảo vệ
các quyền và nghĩa vụ của các thành viên theo hiệp định có liên quan. Tuyên bố của
WTO nhấn mạnh rằng, việc xúc tiến nhanh chóng vấn đề giải quyết tranh chấp là rất
quan trọng đối với sự duy trì cân bằng giữa quyền, nghĩa vụ của các thành viên và hiệu
quả hoạt động của WTO. Mục tiêu của cơ chế giải quyết tranh chấp theo Hiệp định
của WTO là “bảo đảm có được kết luận đúng cho việc tranh chấp”, vì vậy, việc tìm
kiếm cách giải quyết mà hai bên cùng có lợi và có thể chấp nhận được đồng thời phù
hợp với điều khoản của WTO là được khuyến khích.
Như vậy, bên cạnh việc kế thừa các giá trị của GATT, WTO đã xây dựng cơ chế
giải quyết tranh chấp mạnh hơn cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT trước đây. Cơ
quan giải quyết tranh chấp của WTO có quyền thành lập Ban hội thẩm, thông qua báo
cáo của Ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm, có quyền giám sát thi hành các khuyến
nghị trong các báo cáo đã được thông qua và có quyền áp đặt các biện pháp trả đũa
nếu một bên không chịu thi hành phán quyết. Phạm vi điều chỉnh của WTO đã được
mở rộng bao gồm hàng loạt các lĩnh vực thương mại như: thương mại hàng hóa,
thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, cơ quan rà soát chính sách thương mại, giải quyết
tranh chấp thương mại quốc tế.
2.2 Cơ quan và nguyên tắc giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO được thực hiện bởi các cơ quan khác
nhau, mỗi một cơ quan có một chức năng riêng biệt, tạo nên tính độc lập trong hoạt
động điều tra và thông qua quyết định trong cơ chế này.
2.2.1 Các cơ quan của WTO liên quan tới quá trình giải quyết tranh chấp
2.2.1.1 Cơ quan giải quyết tranh chấp – DSB
Đóng vai trò trung tâm của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là Cơ quan
giải quyết tranh chấp - DSB, Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm.
Thành lập DSB: WTO không thành lập một cơ quan giải quyết tranh chấp hoàn
toàn độc lập và tách rời khỏi cơ cấu tổ chức của WTO. Điều IV.3 – Hiệp định WTO
quy định về cơ cấu của WTO như sau: “ khi cần thiết hội đồng chung sẽ được triệu

tập để đảm nhiệm phần trách nhiệm của cơ quan giải quyết tranh chấp được quy định
trong các thỏa thuận trong các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhản

Trang 17


Đề tài: Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

chấp. Cơ quan giải quyết tranh chấp có thể có Chủ tịch riêng 3 và có thể tự xây dựng
ra những quy định về thủ tục mà cơ quan này cho là cần thiết để hoàn thành trách
nhiệm của mình”. Như vậy Hội đồng chung WTO vừa là cơ quan thường trực vừa là
cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Hay nói cách khác thành viên của DSB cũng
chính là đại diện của các nước thành viên trong hội đồng chung. DSB có một Chủ tịch
riêng và được hỗ trợ bởi Ban thư ký của WTO trong quá trình tiến hành thủ tục giải
quyết tranh chấp. Ngoài ra Ban thư ký còn có nhiệm vụ giúp đỡ các bên tranh chấp về
mặt pháp lý, mà đặc biệt là các nước đang phát triển.
Chức năng của DSB: Khoản 1 điều 2 của Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp –
DSU quy định “Cơ quan giải quyết tranh chấp được thành lập để thực hiện quy tắc và
thủ tục của Thỏa thuận này và các điều khoản về tham vấn và giải quyết tranh chấp
của các hiệp định có liên quan, trừ khi trong hiệp định có liên quan quy định khác.
Theo đó, DSB có thẩm quyền thành lập Cơ quan phúc thẩm và Ban hội thẩm, thông
qua các báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm, duy trì sự giám sát và thực
hiện các phán quyết, khuyến nghị, cho phép đình chỉ việc thi hành những nhượng bộ
và các nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên quan”. Có thể hiểu một cách đơn giản
về chức năng của DSB như sau:
DSB chịu trách nhiệm đưa một vụ tranh chấp ra xét xử thông qua việc thành lập
Ban hội thẩm;

Việc DSB thông qua báo cáo của Ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm làm cho giá
trị pháp lý ràng buộc các bên có liên phải thực thi;
Giám sát việc thực hiện phán quyết về vụ tranh chấp; cho phép “trả đũa” khi
một thành viên không tuân thủ phán quyết.
DSU quy định DSB là cơ quan giải quyết tranh chấp, nhưng DSB không trực
tiếp tham gia vào quá trình tố tụng để giải quyết vụ việc. DSB chỉ tham gia giai đoạn
đầu tiên là thành lập Ban hội thẩm và giai đoạn cuối cùng là thông qua báo cáo, kết
luận về giải quyết vụ việc. DSU quy định một hệ thống xét xử hai cấp: Ban hội thẩm
và Cơ quan phúc thẩm. Mọi tranh chấp phát sinh sẽ được điều chỉnh theo hai cấp này.
Ngoài ra, Hội nghị Bộ trưởng và Tổng Giám đốc của WTO cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc giải quyết tranh chấp.

3

Là người đứng đầu DSB, được bổ nhiệm theo quyết định đồng thuận của các nước thành viên WTO. Đóng vai
trò mang tính thủ tục trong việc thông báo tin tức cho các thành viên, chủ trì các cuộc họp, đưa ra và giới thiệu
các mục trong chương trình nghị sự, dành quyền phát biểu cho các đại biểu muốn phát biểu, đề xuất quyết định
và công bố nếu quyết định được thông qua. Đồng thời, cũng là người truyền đạt thông tin cho các thành viên lên
DSB.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhản

Trang 18


Đề tài: Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

2.2.1.2 Ban hội thẩm:

Là cơ quan trực thuộc của DSB trong quá trình tham gia giải quyết tranh
chấp tại WTO.
Thành lập Ban hội thẩm: DSB thành lập Ban hội thẩm với mục đích tiến
hành xem xét về một vấn đề tranh chấp cụ thể được đưa ra WTO và sẽ giải tán khi
công việc này hoàn thành. Theo điều 6 của DSU, khi nhận được yêu cầu bằng văn bản
của nguyên đơn, Ban hội thẩm sẽ được thành lập chậm nhất vào ngày cuộc họp tiếp
theo của DSB mà tại đó yêu cầu này, lần đầu tiên được đưa ra như một mục của
chương trình nghị sự DSB, trừ khi tại cuộc họp đó DSB quyết định trên cơ sở đồng
thuận không thành lập Ban hội thẩm. Khi đó, nguyên đơn có yêu cầu thì một cuộc họp
DSB phải được tổ chức với mục đích này trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được yêu
cầu, với điều kiện là phải thông báo cuộc họp trước 10 ngày. Điều này có nghĩa là
không có Ban hội thẩm thường trực tại WTO, mỗi Ban hội thẩm khác nhau sẽ được
thành lập cho một tranh chấp.
Đối với vụ kiện có nhiều nguyên đơn thì Điều 9.1 DSU có quy định: “Khi có hai
hay nhiều thành viên yêu cầu thành lập Ban hội thẩm để giải quyết cùng một vấn đề
thì một Ban hội thẩm duy nhất có thể được thành lập để xem xét những đơn kiện này
có tính đến quyền của tất cả các thành viên có liên quan. Một Ban hội thẩm duy nhất
cần phải được thành lập để xem xét những đơn như vậy nếu khả thi”. Và cũng tại Điều
9 nhưng ở khoản 3 lại chỉ rõ thêm: “nếu có hai hoặc nhiều Ban hội thẩm được thành
lập để xem xét các đơn kiện liên quan đến cùng một vấn đề thì sẽ cố gắng tới mức cao
nhất có thể để chọn các hội thẩm viên chung cho các Ban hội thẩm riêng và sẽ sắp xếp
thời gian biểu phù hợp cho thủ tục tố tụng của những tanh chấp này”.
Như vậy, việc thành lập Ban hội thẩm như trên sẽ giảm bớt được các thủ tục và
chi phí, và đảm bảo tính thống nhất, công bằng trong xử lý các tranh chấp phát sinh có
cùng nội dung.
Thành phần Ban hội thẩm: Được quy định rõ tại khoản 5 Điều 8 DSU như
sau: “Ban hội thẩm sẽ gồm 3 hội thẩm viên, trừ khi các bên tranh chấp đồng ý một Ban
hội thẩm gồm 5 hội thẩm viên, trong vòng 10 ngày kể từ ngày thành lập Ban hội thẩm.
Các thành viên sẽ nhanh chóng được thông báo về thành phần của Ban hội thẩm”.
Các hội thẩm viên được DSB lựa chọn trên cơ sở danh sách các chuyên gia do

ban thư ký WTO giới thiệu. Để bảo vệ quyền lợi cho các nước thành viên là các nước
đang phát triển, khoản 10 điều 8 quy định “trong vụ tranh chấp xảy ra giữa một nước
thành viên phát triển và một thành viên đang phát triển, thì Ban hội thẩm phải có ít
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhản

Trang 19


×