Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP hợp ĐỒNG MUA bán HÀNG hóa NGOẠI THƯƠNG NHỮNG lưu ý CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.33 KB, 55 trang )

Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT KINH DOANH & THƯƠNG MẠI

LUẬN VĂN CỬ NHÂN LUẬT

NIÊN KHÓA 1999-2003

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA
BÁN HÀNG HĨA NGOẠI THƯƠNG NHỮNG
LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Giáo viên hướng dẫn:

Đặng Thò Thu Thảo
CBGD Bộ môn Luật Thương

Sinh viên thực hiện:

Huỳnh Văn Vũ

MSSV: 5992574
Lớp Luật thương mại
K25

CẦN THƠ –7/ 2003

Huỳnh Văn Vũ



1


Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật

MỤC LỤC
Lời nói đầu ..............................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HĐMBHHNT

Trung

1.1 Khái quát chung về HĐMBHHNT
3
1.1.1 Khái niệm ......................................................................................................3
1.1.2 Đặc điểm của HĐMBHHNT .........................................................................5
1.1.3 Vai trò HĐMBHHNT ....................................................................................6
1.2 Những giai đoạn chủ yếu hình thành HĐMBHHNT ......................................6
1.2.1 Chào hàng ......................................................................................................6
1.2.1.1 Đề nghị chào hàng ....................................................................................6
1.2.1.2 Chấp nhận chào hàng ................................................................................7
1.2.1.3 Chào hàng mới..........................................................................................8
1.2.2 Thời điểm và địa điểm ký kết HĐMBHHNT..................................................9
1.3 Nội dung các điều khoản chủ yếu của hợp đồng..............................................9
1.3.1 Điều khoản về tên hàng ..................................................................................10
1.3.2 Điều khoản về quy cách phẩm chất ................................................................10
1.3.3 Điều khoản về số lượng..................................................................................11
1.3.4 Điều khoản về số lượng .................................................................................11
1.3.5 Điều khoản về giá cả ......................................................................................12
1.3.6 Điều khoản về phương thức thanh toán...........................................................12

1.4 Xác định luật áp dụng cho HĐMBHHNT.........................................................13
1.4.1 Các hệ thống luật điều chỉnh hợp đồng...........................................................13
Luật
áp dụng
giảiThơ
quyết @
tranhTài
chấpliệu
hợp đồng
tâm1.4.2
Học
liệu
ĐHtrong
Cần
học........................................15
tập và nghiên cứu
1.4.2.1 Luật do các bên lựa chọn...........................................................................15
1.4.2.2 Luật do cơ quan thụ lý tranh chấp quyết định............................................16
1.4.2.2.1 Luật nơi cơ quan thụ lý (xét xử) ..........................................................17
1.4.2.2.2 Luật nơi ký kết hợp đồng.....................................................................18
1.4.2.2.3 Luật nơi thực hiện hợp đồng...............................................................19
1.4.2.2.4 Luật nơi cư trú hoặc quốc tịch của các bên .........................................19

Chương 2: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG
HĐMBHHNT VÀNHỮNG LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM
2.1 Xác định trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng ...................................................21
2.1.1 Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng.....................................................21
2.1.1.1 Điều kiện có hiệu lực của HĐMBHHNT...................................................21
2.1.1.2 Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng ...............................................23

2.1.2 Các nguyên tắc trong thực hiện hợp đồng ....................................................24
2.1.3 Xác định trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng..............................24
2.2 Các biện pháp giải quyết tranh chấp từ HĐMBHHNT....................................25
2.2.1 Thương lượng (khiếu nại) ...............................................................................25
2.2.2 Hòa giải .........................................................................................................28
2.2.3 Xét xử trước trọng tài thương mại..................................................................32
Huỳnh Văn Vũ

2


Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật

Xác định thẩm quyền xét xử của trọng tài thương mại..............................33
Thủ tục tố tụng.........................................................................................33
Thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài ..........................................34
Một số vấn đề về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước
ngoài tại Việt Nam ..................................................................................34
2.2.3.5 Một số điểm về giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Việt Nam ................35
2.2.4 Xét xử trước tòa án thương mại .....................................................................37
2.2.4.1 Xác định thẩm quyền ...............................................................................37
2.2.4.2 Trình tự xét xử .........................................................................................38
2.2.4.3 Thi hành phán quyết của tòa án thương mại ..............................................39
2.3 Thực tiễn tranh chấp HĐMBHHNT có doanh nghiệp Việt Nam.......................41
2.3.1 Tranh chấp mà doanh nghiệp Việt nam là bên bị kiện ....................................42
2.3.2 Tranh chấp mà doanh nghiệp Việt nam là bên khởi kiện.................................45
2.4 Một số lưu ý doanh nghiệp Việt Nam................................................................47
2.2.3.1
2.2.3.2
2.2.3.3

2.2.3.4

2.4.1 Cố gắng thỏa thuận trong hợp đồng điều khoản luật áp dụng lúc ký kết ....................48

2.4.2 Khi hợp đồng có tranh chấp nên lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp
một cách phù hợp ..........................................................................................48
2.4.3 Cung cấp đầy đủ chứng cứ, lập luận hợp lý trong quá trình giải quyết tranh chấp
................................................................................................................................49
2.4.4 Tuân thủ đúng quy định tố tụng của nước có Tòa án hoặc đúng quy tắc tố tụng
của trung tâm trọng tài khi đi kiện ..................................................................50
KẾT LUẬN ...............................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................52

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Huỳnh Văn Vũ

3


Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật

LỜI NÓI ĐẦU
*****

Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng phát triển ở
mọi quốc gia mọi khu vực trên thế giới, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là điều
kiện tiên quyết để quốc gia phát triển. Việt Nam cũng không là trường hợp ngoại
lệ, cũng không thể nằm ngoài tiến trình đó. Chính vì thế văn kiện đại hội Đảng lần
thứ IX đã xác định “phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên

ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và
bền vững ,phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Với
đường lối chính sách của Đảng như trên, nước ta đã đạt được những thành tựu
đáng kể trong hoạt động kinh tế đối ngoại ,Việt nam đã trở thành thành viên của
ASEAN (1995) ,APEC (1998) ,ký kết được hiệp định thương mại song phương
Việt nam -Hoa kỳ (2001) và đang trong tiến trình thực hiện APTA và gia nhập
WTO.

Thực hiện chính sách chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng và phát
triển quan hệ thương mại với các nước, các doanh nghiệp Việt nam đang tích cực
tham gia vào hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt là trong lĩnh vực mua bán hàng
hóa xuất nhập khẩu với thương nhân nước ngoài .Trong những năm qua kim
ngạch xuất nhập khẩu của Việt nam tăng đáng kể thế mạnh là các mặt hàng xuất
khẩu như gạo, cà phê, cao su, thủy hải sản, dầu thô,..., góp phần quan trọng vào
việc phát triển kinh tế đất nước.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trong hoạt động ngoại thương đặc biệt là họat động mua bán hàng hóa
ngoại thương, những doanh nghiệp Việt Nam cũng như thương nhân nước ngoài
đã cố gắng thực hiện đúng những quy định của hợp đồng nhằm đảm bảo lợi ích
của chính mình cũng như của phía đối tác, đảm bảo uy tín trên thương trường.Tuy
nhiên trong thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng do những yếu tố chủ quan hay
khách quan làm hợp đồng phát sinh những tranh chấp và những tranh chấp đó cần
phải được giải quyết tốt để đảm bảo lợi ích cho các bên. Nhưng do hạn chế về
chuyên môn nghiệp vụ của doanh nghiệp, cũng như hệ thống pháp luật về thương
mại quốc tế của Việt Nam chưa được hoàn thiện và mở rộng, mà những tranh chấp
được giải quyết theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài còn doanh
nghiệp Việt Nam bị nhiều thiệt thòi . Nhận thức được những bất cập đó người viết
chọn đề tài GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG
HÓA NGOẠI THƯƠNG - NHỮNG LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP VIỆT

NAM làm luận văn tốt nghiệp nhằm tìm hiểu những thực tiễn tranh chấp và giải
quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương giữa thương
nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài. Từ đó rút ra những điều doanh
nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi tham gia vào hoạt động ngoại thương, nhằm giúp
cho doanh nghiệp có những tư liệu tham khảo và làm kinh nghiệm trong trường
hợp có tranh chấp, từ đó góp phần hạn chế những tranh chấp cũng như cho việc
giải quyết tranh chấp tốt hơn sau này.
Trong phạm vi nghiên cứu người viết sử dụng những phương pháp lý luận
đã học kết hợp với các phương pháp tổng hợp, so sánh tài liệu và phỏng vấn trực
tiếp để nghiên cứu đề tài.
Huỳnh Văn Vũ

4


Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật

Do kiến thức hạn chế nên trong đề tài chỉ nghiên cứu đến một số vấn đề lý
luận chủ yếu về hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương, rút ra một số hạn chế
về luật và những điều doanh nghiệp cần chú ý.Từ đó đi đến giải quyết tranh chấp
phát sinh từ hợp đồng đó. Có thể khái quát như sau:
Chương1: Những vấn đề lý luận chung về hợp đồng mua bán hàng hóa
ngoại thương.
Chương 2: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại
thương và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam”.
Rất mong sự đóng góp phê bình của quý thầy cô, các bạn và những ai có
quan tâm.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


Huỳnh Văn Vũ

5


Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA
BÁN HÀNG HÓA NGOẠI THƯƠNG

Trung

1.1 Khái quát chung về hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương
1.1.1 Khái niệm:
Hoạt động ngoại thương là sự trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các chủ thể
khác nhau vượt khỏi biên giới của một quốc gia, hoạt động chủ yếu của ngoại
thương là xuất nhập khẩu, hoạt động này phải thông qua một hình thức pháp lý
nhất đinh đó là hợp đồng, hiện nay có rất nhiều tên gọi cho loại hợp đồng này.
Theo công ước Vienne 1980 về mua bán hàng hoá ngoại thương thì đó là hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế hay theo Luật thương mại Việt Nam 1997, đó là hợp
đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài. Mặc dù có nhiều tên gọi
khác nhau, nhưng tựu chung chỉ đề cập đến một loại hợp đồng mua bán có tính
chất quốc tế hay còn gọi là hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương
(HĐMBHHNT).
Theo pháp luật Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa về hoạt động kinh tế đối
ngoại thì "Hợp đồng ngoại thương là tất cả các hoạt động mà trong đó có một
hoạt động có một bên là công dân nước ngoài hoặc pháp nhân nước ngoài và nội
dung của chúng là những hoạt động kinh doanh gắn liền với hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa”. Tư tưởng này cũng được thể hiện trong điều kiện chung về giao
hàng của khối SEV (hội đồng tương trợ kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa cũ

tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thành lập 1957 tại Moscow, đã giải thể sau khi Liên Bang Xô Viết tan rã). Như
vậy, theo quan điểm trên thì trong HĐMBHHNT các yếu tố quốc tế được thể hiện
ở những điểm như: chủ thể tham gia HĐMBHHNT phải có quốc tịch hoặc nơi cư
trú khác nhau; hàng hóa là đối tượng của HĐMBHHNT phải được dịch chuyển
qua biên giới.
Còn theo quan điểm của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì
dấu hiệu quốc tế là bên mua và bên bán phải có trụ sở thương mại ở các nước khác
nhau. Quốc tịch của các bên không phải là yếu tố để phân biệt, cho dù người mua
và người bán có quốc tịch khác nhau nhưng việc mua bán được thực hiện trên cùng
một lãnh thổ quốc gia cũng không được xem là HĐMBHHNT.
Ở Pháp, người ta căn cứ vào hai tiêu chuẩn là pháp lý và kinh tế để xác
định tính chất quốc tế của HĐMBHHNT. Thứ nhất, theo tiêu chuẩn pháp lý thì
hợp đồng được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa(HĐMBHH) quốc tế nếu nó bị
chi phối bởi tiêu chuẩn pháp lý của nhiều quốc gia như quốc tịch, nơi cư trú, nơi
thực hiện nghĩa vụ… Thứ hai, theo tiêu chuẩn kinh tế thì HĐMBHH quốc tế là hợp
đồng tạo ra sự di chuyển qua lại biên giới các giá trị trao đổi tương ứng giữa hai
nước.
Nhìn chung, ở các nước khác nhau thì có những quan điểm khác nhau về
tính chất quốc tế của các chủ thể trong HĐMBHHNT, có quan điểm cho rằng
nguyên tắc quốc tịch của các bên có giá trị xác định tính chất quốc tế trong hợp
đồng, còn quan điểm khác lại dựa vào nguyên tắc trụ sở thương mại của các bên.
Huỳnh Văn Vũ

6


Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật


Theo công ước Lahay 1964 về mua bán hàng hóa quốc tế hữu hình thì
HĐMBHHNT là tất cả các hợp đồng mua bán trong đó các bên ký kết có trụ sở
thương mại ở các nước khác nhau. Như vậy, tính chất quốc tế của HĐMBHHNT
trong công ước thể hiện ở chỗ: chủ thể ký kết hợp đồng là các bên có trụ sở thương
mại tại các nước khác nhau; đối tượng của hợp đồng là hàng hóa phải dịch chuyển
qua biên giới; chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được lập ở các nước khác
nhau. Từ đó ta thấy yếu tố quốc tịch không được đề cập trong công ước Lahay
1964. Tương tự như vậy, tại điều 1 công ước Vienne 1980 của LHQ về mua bán
hàng hóa quốc tế quy định "Công ước này áp dụng cho các bên có trụ sở thương
mại tại các quốc gia khác nhau … quốc tịch của các bên, quy chế dân sự, thương
mại, tranh chấp dân sự hay thương mại của họ không được xét tới trong phạm vi
áp dụng của công ước này". Tuy nhiên, hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương
được ký kết không phải bất cứ lúc nào các bên cũng có trụ sở thương mại (có một
bên không có trụ sở thương mại), do đó tại khoản 2 điều 10 công ước Vienne 1980
quy định "nếu các bên không có trụ sở thương mại thì lấy nơi cư trú thường xuyên
của họ”.

Trung

Ø Quan điểm của Việt Nam
Trước 1975, do đất nước đang trong tình trạng chiến tranh nên hoạt động
ngoại thương không mấy phát triển. Từ đó, việc ban hành các quy chế pháp luật
cho HĐMBHHNT rất hạn chế. Từ 1975-1986 thì tình trạng kinh tế nằm trong thời
kỳ quan liêu bao cấp nên nhà nước độc quyền về ngoại thương, do đó chủ thể tham
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
gia của một bên đó là nhà nước Việt Nam mà đối tác chủ yếu là các nước xã hội
chủ nghĩa. Sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường 1986, lần đầu tiên Việt Nam
ban hành quy chế pháp luật cho hoạt động mua bán hàng hóa ngoại thương
(MBHHNT) với sự quản lý của nhà nước ở tầm vĩ mô (ban hành quy định

127/BNgT/XNK). Sau đó dần dần sửa đổi và gần đây nhất ban hành Luật thương
mại 1997 có hiệu lực từ ngày 1/1/1998 cho phù hợp với tình hình phát triển của đất
nước.
Theo điều 1 quy định 127 BNgT/XNK của Bộ thương nghiệp ngày
18/3/1986 thì "HĐMBHHNT là những cam kết giữa một bên là tổ chức xuất nhập
khẩu với một bên là khách hàng nước ngoài nhằm thiết lập trao đổi, đình chỉ quan
hệ, quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực mua bán trao đổi hàng hóa, mua bán phát
minh sáng chế, bí quyết kỹ thuật, cung ứng dịch vụ gia công …". Quy định này xác
định được yếu tố để phân biệt với HĐMBHH trong nước là một bên phải là khách
hàng nước ngoài, nhưng lại không nêu ra tiêu chuẩn xác định khách hàng nước
ngoài. Về chủ thể, quy đinh này được hiểu một bên là tổ chức xuất nhập khẩu Việt
Nam với một bên là khách hàng không phải là người Việt Nam, điều đó có nghĩa
là xác định trên cơ sở quốc tịch của các bên .
Trong quy chế tạm thời 4791NT/XNK ngày 31/7/1991 của Bộ thương
nghiệp hướng dẫn việc ký HĐMBHHNT đưa ra 3 điều kiện để một hơ đồng mua
bán hàng hóa được thừa nhận là HĐMBHHNT:
Huỳnh Văn Vũ

7


Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật

1- Chủ thể của hợp đồng là các bên có quốc tịch khác nhau;
2- Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng thông thường được di chuyển từ nước
này sang nước khác;
3- Tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một bên hoặc cả các bên tham gia ký kết
Điều 80 Luật thương mại Việt Nam quy định "Hợp đồng mua bán hàng
hóa với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa
một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài". Như

vậy, chủ thể nước ngoài cũng phải là thương nhân. Điều 81 khoản 1 Luật thương
mại Việt Nam1997 quy định "chủ thể về phía nước ngoài là thương nhân với tư
cách pháp lý của họ được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương
nhân đó mang quốc tịch". Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì yếu
tố quốc tịch là căn cứ để xác định tính chất quốc tế của HĐMBHHNT. Pháp luật
Việt Nam quy định yếu tố này chưa thật sự phù hợp với tập quán quốc tế về
HĐMBHHNT. Vì vậy, muốn phát triển kinh tế cần phải hòa nhập chung với tập
quán mua bán quốc tế ta cần căn cứ vào yếu tố trụ sở thương mại của các bên để
xác định tính chất quốc tế của hợp đồng vì nếu chỉ căn cứ vào yếu tố quốc tịch thì
chúng ta đã hạn chế tư cách pháp lý của một số chủ thể có khả năng tham gia vào
HĐMBHHNT. Chẳng hạn như, hai công ty có trụ sở thương mại ở hai nước khác
nhau nhưng có cùng quốc tịch ký kết Hợp đồng mua bán hàng hóa thì không thể
xem đó là Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong khi nhiều nước khác lại công
nhận đó là Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.1.2 Đặc điểm của HĐMBHHNT
Như đã phân tích ở phần khái niệm, các quốc gia khác nhau có những quy
định khác nhau về HĐMBHHNT. Theo pháp luật Việt Nam HĐMBHHNT thực
chất là một hợp đồng mua bán hàng hóa trong luật dân sự. Tuy nhiên nó có một
điểm khác biệt so với hợp đồng mua bán nói chung là nó mang yếu tố quốc tế, từ
đó có những đặc điểm sau:
-Chủ thể tham gia hợp đồng phải có quốc tịch khác nhau
-Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa dịch, dịch vụ di chuyển qua biên giới
-Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên ký kết. Chính
vì thế khi ký kết hợp đồng phải cân nhắc kỹ điều kiện thanh toán để không bị thiệt
thòi khi có sự biến động giữa đồng tiền tính toán với đồng tiền khi thực hiện hợp
đồng .
Một hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ khi có một trong ba yếu tố trên
thì được xem là HĐMBHHNT, phân biệt với các loại hợp đồng khác theo pháp

luật Việt Nam.
Có nhiều hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau có thể áp dụng cho
hợp đồng MBHHNT để điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong hợp đồng, vì
luật áp dụng trong hợp đồng có thể là luật của các bên, hoặc các điều ước quốc tế
song phương hoặc đa phương, có khi cũng là luật của nước thứ ba khi quy phạm

Huỳnh Văn Vũ

8


Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật

xung đột trong các điều ước quốc tế mà quốc gia của hai bên tham gia ký kết dẫn
chiếu đến.

Trung

1.1.3 Vai trò của HĐMBHHNT
Trong hoạt động ngoại thương thì HĐMBHHNT có vai trò quan trọng về
mặt kinh tế và về mặt pháp lý.
Về mặt kinh tế thì hàng hóa cần được lưu thông giữa các quốc gia, và bao
giờ các nước cũng thu nhiều lợi nhuận từ hoạt động này bởi vì thị trường quốc tế
đa dạng hàng hóa và nhu cầu sẽ lớn hơn so với trong một nước. Hoạt động ngọai
thương ngày nay đã trở thành một lĩnh vực mũi nhọn trong kinh tế đối ngoại của
mọi quốc gia, trao đổi hàng hóa quốc tế đã trở thành hoạt động sống còn của tất cả
các nước vì quốc gia không thể không có mối liên hệ với các quốc gia bên ngoài,
đặc biệt là về mặt kinh tế. Tất cả các hợp đồng mua bán hàng hóa với quốc gia bên
ngoài đều phải thông qua hợp đồng, hình thức của hợp đồng thì do luật của các
nước quy định, nhưng nó bao giờ cũng là sự gặp gỡ ý chí giữa của các bên và một

khi hợp đồng đã giao kết thì ràng buộc các bên, vì thế được xem là hình thức luật
gián tiếp quản lý hoạt động thương mại quốc tế .
Về mặt pháp lý thì HĐMBHHNT là công cụ pháp lý duy nhất và có hiệu
quả để các bên bảo vệ lợi ích của mình. Những tranh chấp đã giải quyết căn cứ vào
hợp đồng và bên nào nắm rõ yếu tố luật pháp chi phối hơn thì bên đó đương nhiên
có nhiều lợi thế. Trong điều kiện nguồn luật điều chỉnh HĐMBHHNT còn nhiều
phứcHọc
tạp, đa
dạng,
nếuCần
khôngThơ
thông @
qua Tài
hợp đồng
quy tập
định và
chi tiết,
chặt chẽ
tâm
liệu
ĐH
liệu để
học
nghiên
cứu
quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm
trọng. Mặt khác, HĐMBHHNT thông thường có giá trị lớn nên dù chỉ một sơ suất
nhỏ đôi khi dẫn đến những thiệt hại không lường.
1.2 Những giai đoạn chủ yếu hình thành HĐMBHHNT
1.2.1 Chào hàng

Một HĐMBHHNT trước khi được ký kết nó bắt đầu bằng một quá trình
thương lượng về những vấn đề mà các bên cùng quan tâm. Khởi đầu của quá trình
đó là sự chào hàng của một bên (chào mua hoặc chào bán ) đối với một hoặc nhiều
bên.
1.2.1.1 Đề nghị chào hàng
Theo quy định chung của pháp luật thương mại quốc tế và của Việt Nam thì
chào hàng là một lời đề nghị giao kết hợp đồng của một bên đối với một hoặc
nhiều bên xác định, thể hiện ý chí muốn bán hoặc muốn mua một số hàng hóa nhất
định. Điều 14 công ước Vienne 1980 về mua bán hàng hóa ngoại thương quy định
"một đề nghị ký kết hợp động gửi cho một hoặc nhiều người xác định được coi là
chào hàng nếu có đủ chính xác và nếu nó chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn
tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó. Một đề nghị là
đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng và giá cả một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này". Hay theo
Huỳnh Văn Vũ

9


Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật

điều 51 Luật thương mại Việt Nam 1997 thì chào hàng là một lời đề nghị giao kết
hợp đồng mua bán hàng hóa trong một thời hạn nhất định được chuyển cho một
hay nhiều người xác định.Trong nội dung chào hàng phải có đầy đủ những nội
dung chủ yếu mà một HĐMBHHNT bắt buộc phải có như tên hàng, số lượng, giá
cả, phương thức thanh toán... Tùy theo quy định pháp luật của các nước mà có sự
khác nhau về nội dung chủ yếu của HĐMBHHNT (sẽ phân tích ở phần 1.3).
Trong thương mại quốc tế có hai loại chào hàng chủ yếu là chào hàng cố
định và chào hàng tự do:
_Chào hàng cố định là việc chào bán hoặc chào mua một lô hàng nhất định

cho một người mua hoặc người bán có nêu rõ thời gian mà bên chào hàng bị ràng
buộc trách nhiệm vào lời đề nghị của mình, thời gian này gọi là thời gian hiệu lực
của chào hàng. Nếu trong thời gian này người được chào hàng chấp nhận hoàn
toàn đề nghị chào hàng thì hợp đồng coi như được ký kết.
_Chào hàng tự do là loại chào hàng mà một bên gửi chào hàng cho một
hoặc nhiều bên nhưng không nêu ra thời gian hiệu lực để người đưa ra chào hàng
bị ràng buộc trách nhiệm vào lời đề nghị của họ. Vì vậy hợp đồng chỉ được coi là
đã ký kết khi bên chào hàng nhận được thông báo việc chấp nhận vô điều kiện của
bên được chào hàng.

Trung

Như vậy về mặt pháp lý bên chào hàng sẽ bị ràng buộc nghĩa vụ của mình
bởi những điều mình đã cam kết trong chào hàng đối với người được chào hàng.
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Tuy nhiên, chào hàng chỉ có giá trị ràng buộc người chào hàng khi nó tới nơi người
được chào hàng. Nếu vì lý do nào đó nó không đến nơi người được chào hàng thì
nó không có giá trị ràng buộc người chào hàng, điều 15 khoản 1 công ước Vienne
1980 quy định “chào hàng có hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng”.
Ngoài ra cũng có những trường hợp bên chào hàng không bị ràng buộc trách
nhiệm vào những cam kết trong chào hàng của mình khi có những điều kiện do
chào hàng hoặc luật áp dụng cho chào hàng quy định1.
1.2.1.2 Chấp nhận chào hàng
Theo quy định của Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam thì một chấp
nhận chào hàng muốn có hiệu lực pháp luật phải đảm bảo các điều kiện sau:
Thứ nhất, bên được chào hàng chấp nhận hoàn toàn mọi điều kiện của chào
hàng, không có sự mặc cả; ngược lại sẽ hình thành nên một chào hàng mới đối với
người được chào hàng là người đã chào hàng ban đầu và nếu người này chấp nhận
chào hàng mới đó thì phải thông báo cho bên kia biết, khi đó hợp đồng được thành

lập. Hình thức của chấp nhận chào hàng do chào hàng, điều ước quốc tế hoặc luật
quốc gia của các bên quy định. Khoản 1 điều 18 công ước Vienne 1980 quy định
1

Điều 16 khoản 1 Công ơức Vienne 1980 quy định thông báo hủy chào hàng tới tau người được chào hàng
trước khi người này gửi thông báo chấp nhân chào hàng
Điều 17 Công ơức Vienne 1980 chào hàng bị hủy trong trường hợp người nhận được đề nghị chào hàng
thông báo cho người chào hàng việc từ chối giao kết hợp đống

Huỳnh Văn Vũ

10


Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật

một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng
ý với chào hàng cấu thành chấp nhận chào hàng, sự im lặng hay bắc tắc vi không
mặc nhiên có giá trị một sự chấp nhận. Theo quy định của Luật thương mại Việt
Nam 1997 thì sự chấp nhận đề nghị chào hàng trong thương mại phải bằng văn
bản.
Thứ hai, sự chấp nhận phải trong thời hạn hiệu lực của chào hàng. Thời hạn
hiệu lực đó được ghi trong chào hàng, nếu không ghi thì thời hạn đó được xác định
theo pháp luật của nước mà người chào hàng mang quốc tịch hoặc theo các điều
ước quốc tế mà các bên tham gia (điều 18 khoản 2 công ước Vienne).
Thứ ba, phải được chính người được chào hàng chấp nhận vì chào hàng có
thể được gửi đến một hoặc một số người nhất định. Đối tượng chào hàng là những
chủ thể này, do đó chỉ có họ mới đủ tư cách pháp lý xác lập với quan hệ chào hàng
cụ thể đó.
Tuy nhiên việc chấp nhận chào hàng sẽ không có giá trị ràng buộc cả hai

bên khi người được chào hàng thông báo cho người chào hàng việc hủy bỏ chấp
nhận chào hàng, điều kiện để thông báo hủy chào hàng có hiệu lực do chào hàng
hoặc luật áp dụng cho hợp đồng đó quy định.

Trung

1.2.1.3 Chào hàng mới
Như đã phân tích trên khi bên được chào hàng nhận được chào hàng
nhưng không chấp nhận vô điều kiện mà mặc cả và đưa ra lời đề nghị mới thì được
xem như là từ chối chào hàng và lời đề nghị mới đó được xem như chào hàng mới
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
của người được chào hàng đối với người đã chào hàng ban đầu. Khoản 1 điều 19
công ước Vienne 1980 quy định “Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận
chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi khác
thì được coi là từ chối chào hàng và được coi là một hoàn giá”.
Tuy nhiên không phải tất cả những trả lời chào hàng có xu hướng chấp
nhận chào hàng nhưng có sự mặc cả hay sửa đổi, bổ sung nội dung chào hàng đều
được xem là chào hàng mới. Chỉ có những trả lời chào hàng theo hướng chấp nhận
nhưng có sự mặc cả hay sửa đổi, bổ sung những điều kiện của chào hàng nhưng nó
đã làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng thì mới được xem là chào
hàng mới. Các điều kiện được xem là làm biến đổi cơ bản nội dung của chào hàng
được quy định khác nhau tùy theo pháp luật của các quốc gia hay điều ước quốc tế,
theo điều 19 công ước Vienne 1980 thì các điều kiện đó là điều kiện về giá cả, điều
kiện số lượng, điều kiện thanh toán, điều kiện phẩm chất, điều kiện thời gian và địa
điểm giao hàng, phạm vi trách nhiệm, điều kiện giải quyết tranh chấp. Theo pháp
luật thương mại Việt nam 1997 thì các điều kiện đó là giá cả, điều kiện số lượng,
điều kiện thanh toán, điều kiện quy cách phẩm chất, điều kiện thời gian và địa
điểm giao hàng.
Một điều lưu rằng một chào hàng được hiểu là chào hàng mới khi nó xuất

phát từ lời đề nghị lại của người được chào hàng trên cơ sở chào hàng ban đầu.Các
chào hàng được đưa ra không trên cơ sở chào hàng ban đầu thì không có giá trị là
chào hàng mới mà chỉ được xem là chào hàng thông thường.
Huỳnh Văn Vũ

11


Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật

Trung

1.2.2 Thời điểm và địa điểm ký kết HĐMBHHNT
Một hợp đồng một khi được ký kết nó sẽ có giá trị pháp lý ràng buộc trách
nhiệm của các bên. Những lợi ích và trách nhiệm của các bên trong HĐMBHHNT
thường lớn nên cần xác định được thời điểm và địa điểm ký kết hợp đồng có giá trị
để làm cơ sở cho việc thực hiện nghĩa vụ của các bên cũng như cho việc giải quyết
tranh chấp khi phát sinh .
Việc ký HĐMBHHNT của các bên có khi được ký do đàm phán trực tiếp
thì hợp đồng được xem là ký kết tại thời điểm các bên trực tiếp ký vào văn bản,
nơi ký kết hợp đồng là nơi có sự hiện diện của hai bên có thẩm quyền ký kết hợp
đồng ký xác nhận vào hợp đồng. Trong trường hợp ký do đàm phán gián tiếp (qua
mạng, thư tín, fax...) thì thời điểm và nơi ký kết được xác định tùy theo từng hệ
thống pháp luật khác nhau. Theo luật ANH_MỸ thì áp dụng thuyết tống phát, thì
địa điểm ký kết là nơi bên nhận chào hàng có trụ sở hoặc nơi cư trú. Còn theo luật
của PHÁP _ĐỨC thì áp dụng thuyết tiếp thu, nơi ký kết là nơi bên chào hàng có
trụ sở hoặc nơi cư trú (xem chi tiết ở phần xác định luật áp dụng cho hợp đồng ).
Theo điều 403 Bộ luật dân sự Việt Nam thì thời điểm ký kết hợp đồng là thời điểm
bên sau cùng ký vào văn bản hợp đồng, hoặc im lặng nếu chào hàng có quy định
im lặng là trả lời chấp nhận chào hàng. Mặt khác tại Điều 40 BLDS Việt Nam thì

“Địa điểm giao kết hợp đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân
đã đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng nếu không có thỏa thuận khác”. Từ những
quy định trên cho phép hiểu rằng hợp đồng được ký kết kể từ thời điểm bên đưa ra
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
chào hàng nhận được thông báo chấp nhận chào hàng, đây là quy định trên cơ sở
thuyết tiếp thu, điều này thể hiện rõ nét hơn tại điều 55 Luật thương mại Việt Nam
1997 “Hợp đồng mua bán hàng hóa được coi là đã ký kết kể từ thời điểm các bên
có mặt ký vào hợp đồng. Trong trường hợp các bên không cùng có mặt để ký hợp
đồng thì hợp đồng mua bán hàng hóa được coi là đã ký kết kể từ thời điểm bên
chào hàng nhận được thông báo chấp nhận toàn bộ các điều kiện đã ghi trong chào
hàng trong thời hạn trách nhiệm của người chào hàng".
Nơi ký kết hợp đồng là địa điểm mà ở đó hợp đồng được thành lập, nơi này
có sự quy định khác nhau tùy theo hệ thống luật.(sẽ phân tích kỹ ở phần giải quyết
tranh chấp)
Do đó lưu ý doanh nghiệp là khi ký kết HĐMBHHNT thì ngày ký kết phải
chọn ngày có đầy đủ chữ ký của cả hai bên mua và bán, đồng thời nên thỏa thuận
ghi trong hợp đồng nơi ký kết hợp đồng, để làm cơ sở khi thực hiêïn hợp đồng.
1.3 Nội dung các điều khoản chủ yếu của hợp đồng
Như đã phân tích ở trên, các nước khác nhau có thể quy định khác nhau về
nội dung của những điều khoản chủ yếu của HĐMBHNT. Theo điều 50 Luật
thương mại Việt Nam 1997 thì nó có 6 điều khoản bắt buộc là tên hàng, số lượng,
giá cả, quy cách chất lượng, phương thức thanh toán, phương thức giao hàng. Nội
dung của những điều khoản của hợp đồng bao giờ cũng chứa đựng những yếu tố
pháp lý trong đó, do đó khi ghi trong hợp đồng phải rõ ràng và hai bên có thể
Huỳnh Văn Vũ

12



Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật

thống nhất cách hiểu chung về vấn đề đó, tránh tình trạng từ ngữ không rõ ràng sẽ
làm cho một trong các bên hiểu sai ý chí của bên kia.
1.3.1 Điều khoản về tên hàng
Đối tượng của hợp đồng là hàng hoá cần phải được mô tả chính xác, vì đây
là cơ sở để người bán giao đúng hàng mà người mua cần mua và bên mua sẽ trả
tiền đúng loại hàng mà mình cần mua .
Trong HĐMBHHNT môt loại hàng hoá có thể rất đa dạng tên gọi, và còn
đa dạng tên gọi hơn khi nó được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau. Để mô tả
chính xác tên hàng hoá, người ta thường dùng những nguyên tắc sau:
- Ghi tên hàng kèm theo tên thương mại, khoa học
- Ghi tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra nó
- Ghi tên hàng kèm theo tên chủ hàng, nhà sản xuất đặc biệt đối với những sản
phẩm nổi tiếng .
- Ghi tên hàng kèm theo công dụng, tuỳ theo từng loại hàng cụ thể mà có cách
ghi phù hợp không nên ghi chung chung, ví dụ như xe Toyota có nhiều loại, có
loại vận tải hành khách, có loại vận tải hàng hoá...vì vậy cần phải ghi đúng như
Toyota nâng,Toyota vận tải hành khách…

Trung

1.3.2 Điều khoản về quy cách phẩm chất
Trong trường hợp hàng hoá là hàng đặc định thì hai bên có thể thỏa thuận
giao hàng theo điều kiện Telquel (giao hàng ở trạng thái nào thì nhận hàng ở trạng
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thái đó); vì thông thường khi ký kết hợp đồng hàng hoá đã có sẵn, cho nên về mặt
pháp lý thì thời điểm ký kết hợp đồng trùng với thời đĩểm nhận hàng. Từ đó rủi ro
đã chuyển cho người mua nếu hai bên không có thỏa thuận khác, sau đó người

mua không có quyền khiếu nại người bán về quy cách hàng hoá .
Trong trường hợp hàng hoá cùng loại thì do khi ký hợp đồng hàng hoá có
thể chưa có, nên trong hợp đồng cần phải mô tả chi tiết hàng hoá hoặc dẫn chiếu
phẩm chất hàng hoá đến tiêu chuẩn quốc gia hoặc một loại hàng hoá đang lưu
thông trên thị trường. Nếu như trong hợp đồng hai bên không quy định cụ thể về
phẩm chất hàng hoá thì người bán có nghĩa vụ giao hàng ở mức trung bình để xuất
khẩu đối với loại hàng hoá đó ở nước người bán.
Đối với những hàng hóa khó mô tả hoặc khó tiêu chuẩn hóa như hàng mỹ
nghệ, hàng nông sản... thì trong tập quán thương mại các bên thường thỏa thuận
lập 3 mẫu hàng, một giao cho người mua, một người bán giữ, một giao cho bên thứ
ba được hai bên thỏa thuận chỉ định để phân xử khi cần thiết.
Hai bên mua và bán nên cần lập giấy chứng nhận phẩm chất hàng hoá vì đó
là chứng từ xác nhận phẩm chất hàng hoá được lập ra sau khi kiểm tra hàng hoá,
nếu hai bên thoả thuận giấy chứng nhận đó có hiệu lực cuối cùng thì nó là chứng
từ duy nhất để xác định phẩm chất hàng hoá, ngược lại nó chỉ được xem là chứng
từ xác nhận về kiểm tra chất lượng hàng hoá mà thôi.

Huỳnh Văn Vũ

13


Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật

1.3.3 Điều khoản về số lượng
Điều khoản này nhằm xác định mặt lượng của hàng hoá được giao dịch gồm
đơn vị tính số lượng hoặc trọng lượng hàng hoá, phương pháp quy định số lượng
và trọng lượng hàng hoá.
Quy định của các nước trên thế giới về cách tính số lượng trên cơ sở đơn vị
đo lường rất khác biệt nhau, do đó khi xác định số lượng ghi vào hợp đồng cần

chọn những đơn vị phổ biến và dễ hiểu như đơn vị đo chiều dài là met, cm, nhưng
ở Nhật dùng Inchs (1 Inchs=2,56cm), nước khác dùng feet (1feet=0,304met). Đơn
vị đo trọng lượng là tấn, có nước dùng pound(1pound=454kg).
Trong thực tiễn ký kết hợp đồng hiện nay có 2 cách để quy định số lượng:
Thứ nhất, quy định cụ thể số lượng hàng hoá trong giao dịch đối với những
hàng hoá có đơn vị tính như cái, chiếc ..
Thứ hai, là quy định phỏng chừng số lượng áp dụng cho những loại hàng
hoá có đơn vị tính là met, tấn, kg… Trong trường hợp này cần ghi thêm dung sai
cho số lượng hàng hoá giao dịch đó. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết cần ghi
rõ giá của những khoản chênh lệch đó để tránh thiệt hại cho hai bên .
Về phương pháp xác định trọng lượng thông thường có 4 cách là trọng
lượng cả bì (trọng lượng hàng hóa + trọng lượng bao bì), trọng lượng tịnh (trọng
lượng hàng hóa), trọng lượng thương mại (trọng lượng hàng hóa có độ ẩm tiêu
chuẩn, thường áp dụng đối với những mặt hàng dễ hút ẩm có giá trị kinh tế tương
đối cao), trọng lượng thực tế (trọng lượng tại thời điểm nhận hàng).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.3.4 Điều khoản về giao hàng
Việc giao hàng của người bán có thể trực tiếp cho người mua hoặc thông
qua người chuyên chở, do vậy cần phải xác định rõ thời gian giao hàng, phương
thức giao hàng, thông báo giao hàng để làm cơ sở xác định trách nhiệm của các
bên.
Thời gian giao hàng là thời hạn mà người bán buộc phải hoàn thành nghĩa
vụ giao hàng. Trong HĐMBHHNT có ba hình thức quy định thời gian giao hàng là
giao định kỳ (cố định), giao không định kỳ, giao ngay. Nhưng khi ký kết hợp đồng
nên thỏa thuận thời điểm giao hàng cố định, không nên chọn giao hàng không định
kỳ vì nó không cụ thể; còn nếu chọn hình thức giao hàng ngay thì liệu người bán
có đủ hàng hoá và điều kiện để giao hàng. Hình thức giao hàng không định kỳ
thường xảy ra tình trạng một bên cố tình chậm thực hiện nghĩa vụ (ví dụ như thỏa
thuận giao hàng khi nhận được L/C).

Địa điểm giao hàng thông thường gắn với biên giới quốc gia, đó là một địa
danh cụ thể. Và phải căn cứ vào những điều kiện thương mại của hợp đồng, ví dụ
khi ký kết theo điều kiện FOB HCM city post thì giao hàng ở cảng thành phố
HCM.
Trong trường hợp các bên giao hàng hoặc nhận hàng ở nhiều địa điểm khác
nhau thì mỗi địa điểm sẽ gắn với một phần nghĩa vụ cụ thể xác định trong hợp
đồng, phần nghĩa vụ đó phải phù hợp với điều kiện thương mại mà hai bên đã thỏa
thuận.
Huỳnh Văn Vũ

14


Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật

Phương thức giao hàng do các bên lựa chọn nhưng phải thông báo cho bên
kia trước khi tiến hành giao hàng.

Trung

1.3.5 Điều khoản về giá cả
Đây là điều kiện không thể thiếu trong HĐMBHHNT, khi ký kết hợp đồng
cần xác định rõ về mức giá, đơn vị tiền tệ để tính giá, đồng thời giá đó phải thể
hiện được bằng tiền. Việc xác định mức giá dựa trên giá cố định hoặc giá quy định
Giá cố định là giá do các bên thỏa thuận ngay trong lúc ký kết hợp đồng và
không thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng. Do đó trước khi ký hợp đồng
cần nghiên cứu kỹ sự biến động về giá cả thế giới, nếu không sẽ dẫn đến thua lỗ
khi thực hiện hợp đồng và sẽ dẫn đến tranh chấp khi có bên không thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ.
Giá quy định là giá không được quy định ngay khi ký hợp đồng, mà được

xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng, ví dụ như hai bên có thể quy định
trong hợp đồng rằng giá cả sẽ được xác định dựa theo giá trên thị trường chính về
mặt hàng đó, ở thời điểm giao hàng, như gạo sẽ căn cứ vào thị trường Băngkok,
Thailan, TPHCM Việt Nam, New York MỸ.
Đồng tiền thanh toán có thể là tiền của nước người bán, người mua, hoặc
tiền của nước thứ ba nhưng thường nó được xác định bằng một số ngoại tệ mạnh
có khả năng chuyển đổi như USD, EURO…
Trong điều kiện về giá cả trong trường hợp cần thiết các bên ký kết hợp
đồng nên đưa vào điều kiện bảo lưu giá cả nhằm hạn chế sự thiệt hại của các bên
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
trong hợp đồng khi có sự biến động giá trên thị trường quốc tế ở một thời điểm
nhất định. Hai bên có thể thỏa thuận tăng hoặc giảm giá hàng theo tỉ lệ tương ứng
với tỉ lệ tăng giảm giá vàng ở thời điểm ký hợp đồng, và điều kiện bảo lưu giá trị
đồng tiền dùng thanh toán trong hợp đồng nhằm bảo vệ người bán khi đồng tiền
thanh toán bị mất giá so với giá vàng, thì người mua sẽ trả thêm một khoản tiền
tăng lên tương ứng .
1.3.6 Điều khoản về phương thức thanh toán
Trong nguyên tắc của MBHHNT, một khi bên bán đã giao hàng thì họ phải
thu được tiền ở người mua. Thực tiễn vẫn xảy ra trường hợp người bán không nhận
được tiền do người mua chậm thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả tiền, từ
đó có khi phát sinh tranh chấp giữa hai bên. Cho nên trong HĐMBHHNT các bên
cần phải quy định điều khoản thanh toán với các yếu tố như phương thức thanh
toán, thời hạn trả tiền, đồng tiền thanh toán.
Phương thức thanh toán là cách thức để người mua trả tiền cho người bán.
Có nhiều phương thức thanh toán như: thanh toán trực tiếp, phương thức nhờ thu,
phương thức tín dụng chứng từ.
- Phương thức thanh toán trực tiếp thực hiện bằng việc chuyển tiền thông
qua ngân hàng(TTR), hoặc có thể chi trả trực tiếp bằng hối phiếu hoặc Sec cho
người bán;


Huỳnh Văn Vũ

15


Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật

Trung

- Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán sau khi
giao hàng xong, ký phát hối phiếu đòi tiền người mua rồi đến nhờ ngân hàng thu
hộ số tiền ghi trên hối phiếu. Có hai hình thức là nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu
kèm chứng từ. Hiện nay phương thức thanh toán nhờ thu được thực hiện theo quy
tắc thống nhất về nhờ thu của Phòng thương mại công nghiệp quốc tế (ICC) URC
522 ngày 01/01/1996.
- Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán mà một ngân
hàng theo yêu cầu của bên mua sẽ trả tiền cho bên bán hoặc cho bất cứ người nào
theo lệnh của bên bán khi họ xuất trình đầy đủ các chứng từ và thực hiện đầy đủ
các yêu cầu của một văn bản gọi là thư tín dụng (L/C_là văn bản cam kết của ngân
hàng sẽ trả tiền cho người bán theo những quy định của nó). Thư tín dụng có hai
loại là loại hủy ngang và loại không được hủy ngang. Loại thư tín dụng hủy ngang
thì ngân hàng phát hành có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không phải
báo trước cho bên hưởng lợi, loại thư tín dụng không hủy ngang thì trong thời hạn
hiệu lực của nó ngân hàng phát hành không có quyền sửa đổi hoặc hủy bỏ nếu
không có sự đồng ý của người hưởng lợi ngay cả trong trường hợp người bán ra
lệnh hủy.
Mỗi cách thanh toán có ưu và nhược điểm riêng nên nếu doanh nghiệp Việt
Nam là người bán thì nên quy định cụ thể trong hợp đồng cách nào đảm bảo nhận
tiền hàng tốt nhất.

Đồng tiền thanh toán có thể trùng với đồng tiền để tính giá hoặc không, nếu
không thì quy đổi ra theo tỷ giá. Đồng tiền thanh toán có thể là tiền của nước
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
người mua, nước người bán hoặc tiền của nước thứ ba.Trong tập quán thương mại
quốc tế người bán thường chọn đồng tiền có giá ổn định còn bên mua thì ngược
lại.
Thời hạn trả tiền là khoản thời gian mà người mua phải thực hiện nghĩa vụ
thanh toán tiền hàng cho người bán theo quy định của hợp đồng. Người mua có thể
trả trước, trả sau, hoặc trả ngay lúc người bán đặt hàng hoá, chứng từ dưới quyền
định đoạt của người mua.
1.4 Xác định luật áp dụng trong HĐMBHHNT
Trước khi giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại
thương, việc đầu tiên cần làm là phải xác định luật nào có thể điều chỉnh nó và khi
giải quyết tranh chấp thì các bên và cơ quan xét xử có thể căn cứ vào hệ thống
pháp luật nào.
1.4.1 Các nguồn luật điều chỉnh HĐMBHHNT
HĐMBHHNT mặc dù được ký kết một cách hoàn chỉnh, quy định đầy đủ
những chi tiết cần thiết nhưng các chủ thể ký kết cũng không thể lường trước hết
những tình huống, những vấn đề có thể phát sinh trong thực tế. Do đó cần phải bổ
sung cho HĐMBHHNT một cơ sở pháp lý cụ thể bằng cách lựa chọn luật áp dụng
cho hợp đồng đó, nghĩa là các bên có thể dựa vào hợp đồng đã ký như là một cơ sở
pháp lý để bảo vệ lợi ích cho chính mình và kiểm tra đốùi tác trong quá trình thực
hiện hợp đồng. Tuy nhiên trong thực tế xảy ra những tình huống tranh chấp do hợp
Huỳnh Văn Vũ

16


Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật


đồng không có quy định hoặc quy định không đầy đủ, trong trường hợp này cần
dựa vào luật điều chỉnh hợp đồng, tức là luật áp dụng cho hợp đồng đó để giải
quyết tranh chấp. Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế, thương mại quốc tế
các bên có quyền tự do thoả thuận chọn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng của
mình, luật đó có thể là luật quốc gia, điều ước quốc tế, hoặc tập quán thương mại
quốc tế.

Trung

v Điều ước quốc tế về ngoại thương
Điều ước quốc tế về ngoại thương là những quy phạm của pháp luật của luật
quốc tế mà các bên ký kết có thể áp dụng đầu tiên để giải quyết tranh chấp khi hợp
đồng tranh chấp không quy định đầy đủ về luật áp dụng. Thông thường điều ước
quốc tế về ngoại thương có 2 loại:
Loại thứ nhất đề ra những nguyên tắc pháp lý chung làm cơ sở cho những
hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng, nó
không điều chỉnh cụ thể HĐMBHHNT mà nó chỉ nêu ra những nguyên tắc pháp
lý có tính chất chỉ đạo như nguyên tắc tối huệ quốc ,đãi ngộ như công dân;
Loại thứ hai nó điều chỉnh trực tiếp vào HĐMBHHNT mà cụ thể là quyền
và nghĩa vụ của các bên, loại này nó là công cụ quan trọng giúp các bên có thể giải
quyết tranh chấp từ hợp đồng đã ký kết như công ước Lahay 1964, công ước
Vienne 1980. Tuy nhiên điều ước quốc tế về thương mại quốc tế chỉ có giá trị pháp
lý đối với các bên giao dịch thương mại quốc tế nếu các bên chủ thể này có quốc
tịch hoặc trụ sở thương mại của các quốc gia là thành viên của điều ước quốc tế đó,
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Điểm a khoản 1 điều 1 Công ước Vienne 1980 quy định “công ước áp dụng cho
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa các bên có trụ sở thương mại tại các
quốc gia khác nhau khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của công

ước”. Nếu có sự khác nhau giữa luật quốc gia và điều ước quốc tế thì ưu tiên áp
dụng điều ước quốc tế (điều 1 Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế
17/10/1989). Mặt khác các bên giao dịch cũng có thể thoả thuận áp dụng chúng
nếu họ không có quốc tịch hoặc nơi cư trú ở các nước là thành viên của công ước
(điều 10 công ước Vienne 1980).
v Pháp luật của mỗi quốc gia
Khi một HĐMBHHNTcó tranh chấp nếu không có điều ước quốc tế điều
chỉnh hoặc có nhưng không đề cập hoặc đề cập không đầy đủ về quyền và nghĩa
vụ của các bên trong hợp đồng thì các bên tranh chấp có thể dựa vào pháp luật của
một trong các bên tranh chấp hoặc pháp luật của quốc gia thứ ba để giải quyết
tranh chấp. Tuy nhiên pháp luật của một quốc gia được áp dụng cho hợp đồng
ngoại thương khi trong hợp đồng lúc ký kết các bên có thỏa thuận hoặc sau khi
phát sinh tranh chấp các bên thoả thuận chọn luật đó để giải quyết, hoặc khi có
quy phạm xung đột dẫn chiếu đến .
Trong thực tiễn ký kết hợp đồng hiện nay mặc dù các bên có thoả thuận
chọn luật áp dụng cho hợp đồng. Tuy nhiên các bên bao giờ cũng muốn chọn luật
của quốc gia mình làm luật điều chỉnh hợp đồng để tạo lợi thế khi có tranh chấp .
Huỳnh Văn Vũ

17


Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật

v Tập quán thương mại quốc tế
Tập quán thương mại quốc tế là những quy tắc xử sự được hình thành trong
một thời gian dài, được áp dụng liên tục và có hệ thống, được sự thừa nhận của
đông đảo các quốc gia. Nó có thể là tập quán thương mại quốc tế chung hay tập
quán thương mại khu vực.
Tập quán thương mại quốc tế chung là tập quán thương mại được nhiều

nước thừa nhận và áp dụng mọi nơi, ví dụ như các Incoterms 1936, 1953, 1980,
1990,2 000. Trong đó nó tập hợp các tập quán thương mại quốc tế khác nhau quy
định bán hàng theo điều kiện FOB, CIF, CFR… được nhiều quốc gia sử dụng
trong thương mại.
Tập quán khu vực thì nó chỉ là những thói quen thương mại ở địa phương
nên nó ít được áp dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế.
Tóm lại, tập quán thương mại dù là tập quán chung hay tập quán khu vực
thì nó chỉ có giá trị pháp lý ràng buộc khi các bên có thoả thuận áp dụng ghi trong
hợp đồng hoặc được các điều ước quốc tế về thương mại có liên quan quy định áp
dụng, hoặc được luật trong nước quy định áp dụng.

Trung

1.4.2 Luật áp dụng giải quyết tranh chấp HĐMBHHNT
Trong quan hệ MBHHNT thì hợp đồng thông thường là văn bản thỏa thuận
của các bên, có hiệu lực pháp lý ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia,
đồng thời các chủ thể thường thuộc các nước khác nhau, nên việc ký kết
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
HĐMBHHNT bao giờ cũng liên quan đến lãnh thổ hai nước, có khi nhiều nước.
Do đó khi thực hiện hợp đồng nảy sinh những tranh chấp thì hình thức giải quyết
tranh chấp nào sẽ được chọn và luật nào sẽ áp dụng trong việc giải quyết tranh
chấp cho hợp đồng cụ thể đó. Do vậy khi có tranh chấp thì phải xác định được luật
nào sẽ áp dụng cho quan hệ hợp đồng đó.Thông thường các bên có thỏa thuận
chọn luật ghi trong hợp đồng hoặc sau khi tranh chấp thì thỏa thuận chọn luật áp
dụng, nếu cả hai bên không thỏa thuận thì căn cứ vào những tiêu chuẩn pháp lý
của tư pháp quốc tế để xác định luật áp dụng cho hợp đồng.
1.4.2.1 Luật do các bên lựa chọn
Trong nguyên tắc của hoạt động mua bán hàng hóa ngoại thương thì các
bên có quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng của mình, nguồn

luật này có thể là luật quốc gia, điều ước quốc tế, hoặc tập quán thương mại quốc
tế. Việc thỏa thuận đó có thểû thực hiện trong bất cứ giai đoạn nào của
HĐMBHHNT và nó sẽ có hiệu lực pháp lý ràng buộc trách nhiệm của các bên.
Khoản 1 điều 9 Công ước Vienne 1980 quy định “các bên bị ràng buộc bởi tập
quán mà họ đã thỏa thuận và bởi các thực tiễn mà họ đã thiết lập trong mối quan
hệ tương hỗ” .Song dù là thỏa thuận của các bên nhưng nó cũng có những điều
kiện khi chọn luật. Pháp luật của hầu hết các nước đưa ra những nguyên tắc sau:

Huỳnh Văn Vũ

18


Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật

Thứ nhất luật được chọn phải là luật quốc gia của một nước, có thể là luật
nước người bán hoặc luật nước người mua, hoặc luật nước người thứ ba, chứ
không được tạo ra luật rồi chọn nó .
Thứ hai luật được chọn không trái với luật quốc gia của các bên, nghĩa là
khi luật được chọn đó được áp dụng thì hậu quả của nó không được trái với những
nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia của các bên, những nguyên tắc đó có thể
là trật tự công cộng, an ninh quốc gia. Khoản 2,3 điều 4 Luật thương mại Việt
Nam 1997 quy định “các bên trong hợp đồng được thỏa thuận áp dụng pháp luật
nước ngoài với điều kiện không trái với pháp luật Việt Nam”.

Trung

Hiện nay có một số nước cho phép chọn bất cứ luật nào mà họ muốn như
Pháp, Ý (điều1496 bộ luật dân sự pháp thì trong quá trình phân xử các bên tranh
chấp có quyền thỏa thuận chọn luật để giải quyết tranh chấp, nhưng không có điều

nào giới hạn luật được chọn). Còn ở Việt nam về nguyên tắc các bên có thể thỏa
thuận tự do luật áp dụng cho hợp đồng, tuy nhiên luật đó chỉ được áp dụng nếu
việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với pháp luật Việt Nam
(điều 828 BLDS 1995).
Thực tiễn giải quyết tranh chấp có sự khó khăn khi cho tự do thỏa thuận
chọn luật2 vì khi giải quyết tranh chấp Tòa án hoặc Trọng tài thường áp dụng quy
tắc tố tụng của nước mình, từ đó sẽ không áp dụng được các biện pháp trong tố
tụng, cũng như thi hành án, một khi giữa hai nước không có hiệp định tương trợ tư
pháp hoặc hiệp định thương mại song phương. Mặc khác nó là một sự thử thách
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
lớn đối với thẩm phán Toà án thụ lý, hoặc Trọng tài viên khi họ phải dựa trên pháp
luật nước ngoài để giải quyết.
Ví dụ: công ty Việt nam tranh chấp với công ty Bỉ(có trụ sở thương mại đặt
tại Anh) luật áp dụng trong hợp đồng là luật nước Anh; khi kiện ra Tòa án Việt
Nam thì Tòa án sẽ căn cứ vào luật nước Anh để giải quyết, áp dụng luật tố tụng là
luật Việt Nam. Khi buộc công ty Bỉ thi hành nghĩa vụ (công ty có tài sản ở Anh
)nhưng giữa Việt Nam và Anh không có hiệp định tương trợ tư pháp, cũng không
có hiệp định thương mại song phương do đó quyết định không được thi hành .
Do vậy lưu ý doanh nghiệp Việt Nam khi ký kết HĐMBHHNT với thương
nhân nước ngoài cần nghiên cứu kỹ để xác định luật nào sẽ áp dụng tránh trường
hợp chọn luật một nước mà khi giải quyết tranh chấp thì phán quyết, quyết định
của cơ quan xét xử không có khả năng thi hành, hay cơ quan xét xử đó không có
thẩm quyền, khả năng giải quyết, hoặc trường hợp pháp luật của nước đó dẫn chiếu
đến một hệ thống pháp luật khác mà ở đó có thể doanh nghiệp Việt Nam có thể bị
thiệt thòi khi luật đó được áp dụng.
1.4.2.2 Luật do cơ quan thụ lý tranh chấp quyết định
Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp HĐMBHHNT, khi trong hợp đồng
các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng hoặc có thỏa thuận nhưng cơ quan thụ
2


Các bên chọn luật áp dụng trong hợp đồng là luật của nước thứ ba nhưng khi có tranh chấp một trong các
bên kiện ra tòa án của nước mà một trong hai bên có quốc tịch hoặc nơi cư trú

Huỳnh Văn Vũ

19


Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật

lý (tòa án, trọng tài) thấy có dấu hiệu không hợp lý(do gian dối hoặc sai lầm khi
chọn luật) thì cơ quan xét xử sẽ quyết định luật để áp dụng cho hợp đồng đó dựa
trên sự xem xét các luật liên quan đến hợp đồng cụ thể đó. Việc quyết định đó có
thể sẽ không phù hợp với ý chí của hai bên tranh chấp. Luật áp dụng đó có thể là
luật quốc gia nơi cơ quan thụ lý, luật nơi ký kết hợp đồng, luật nơi thực hiện hợp
đồng hoặc luật nơi cư trú (hoặc quốc tịch) của các bên.

Trung

1.4.2.2.1 Luật nơi cơ quan thụ lý hợp đồng (xét xử)
Trong HĐMBHHNT, một khi các bên đã lựa chọn cơ quan xét xử thì mặc
nhiên các bên đã lưa chọn luật áp dụng là luật nơi có trụ sở của cơ quan đó. Luật
này có thể bao gồm cả luật tố tụng và luật nội dung hoặc chỉ có luật tố tụng được
áp dụng để giải quyết tranh chấp, còn luật nội dung thì các bên đã thỏa thuận chọn
luật nước khác, hoặc cơ quan xét xử chọn luật nước ngoài bởi những nguyên nhân
sau:
Cơ quan tranh chấp có thể nằm ở nước người mua, nước người bán, hoặc ở
một nước thứ ba, khi đó áp dụng luật sẽ có sự khác:
Khi cơ quan tranh chấp nằm ở nước người bán hoặc nước người mua, thì về

nguyên tắc áp dụng cả luật tố tụng và luật nội dung, vì hợp đồng được ký bao giờ
cũng chịu chi phối của pháp luật quốc gia của các bên. Tuy nhiên, có ngoại lệ là
chỉ có luật hình thức được áp dụng còn luật nội dung các bên thỏa thuận chọn luật
nước ngoài (bao gồm nước không có cơ quan thụ lý hợp đồng và nước thứ ba).
Khi cơ quan giải quyết tranh chấp nằm ở nước thứ ba thì về nguyên tắc chỉ
tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
có luật tố tụng được áp dụng, còn luật nội dung phải áp dụng luật của nước các bên
tham gia hợp đồng hoặc luật của nước khác mà các bên chọn không thuộc nước
thứ ba có cơ quan giải quyết tranh chấp đó.Tuy nhiên có ngoại lệ là các bên lựa
chọn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài (Cụ thể là trọng tài Ad-hoc ) thì có thể
cả luật nội dung và luật hình thức của nước thứ ba có tổ chức trọng tài đó không
được áp dụng để giải quyết tranh chấp cụ thể đó.
Trong trường hợp khác cả luật tố tụng và luật nội dung của nước cơ quan
xét xử không được áp dụng khi các Điều ước quốc tế mà luật trong nước có quy
định áp dụng luật nước ngoài. Khoản 2 Điều 4 Luật thương mại Việt Nam quy
định “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có
quy định áp dụng luật nước ngoài thì áp dụng pháp luật nước ngoài”.
Nhìn chung cơ quan giải quyết tranh chấp thường áp dụng luật nội dung,
còn việc áp dụng luật tố tụng của ước thứ ba rất hiếm khi xảy ra và chỉ trong một
số trường hợp nhất định.
Lưu ý các doanh nghiệp khi khởi kiện ra trọng tài hay tòa án cân nhắc kỹ
xem tòa án hay trọng tài sẽ áp dụng hệ thống pháp luật của nước nào mà mình có
lợi nhất, hạn chế tối đa về sự tốn kém chi phí và thời gian đeo đuổi tranh chấp. Do
đó khuyến cáo các doanh nghiệp nên chọn luật quốc gia, vì doanh nghiệp sẽ am
hiểu hơn, và chi phí cho việc giải quyết tranh chấp thấp hơn khi phải chọn luật
khác.

Huỳnh Văn Vũ


20


Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật

1.4.2.2.2 Luật nơi ký kết hợp đồng

Trung

Nơi ký kết hợp đồng là nơi các bên gặp gỡ trực tiếp hoặc gián tiếp để ký
hợp đồng. Áp dụng luật nơi ký hợp đồng và sự áp dụng dựa trên nguyên tắc lãnh
thổ của tư pháp quốc tế “Quan hệ pháp lý hình thành ở đâu thì pháp luật nơi đó sẽ
áp dụng cho áp dụng cho quan hệ ấy”. Nơi ký kết hợp đồng thông thường là một
địa điểm xác định, các bên ký kết hợp đồng bao giờ cũng biết nơi ấy và pháp luật ở
đó. Vì vậy, nếu HĐMBHHNT không có quy định khác thì áp dụng luật nơi ký kết
hợp đồng để giải quyết các tranh chấp xảy ra khi thực hiện hợp đồng. Theo Phòng
Công nghiệp và Thương mại Việt Nam3 “thì hệ luật này được áp dụng phổ biến
nhất trong thực tiễn mua bán hàng hóa ngoại thương cũng như khi xác định luật
giải quyết ở Trung tam trọng tài quốc tế Việt Nam”. Tuy nhiên nếu các bên gặp gỡ
trực tiếp ký kết hợp đồng thì nơi ký kết dễ dàng được xác định, còn trường hợp ký
kết qua mạng, thư từ, điện tín hoặc ký ở những cuộc gặp gỡ bất ngờ, hội nghị, hội
chợ thì nơi ký kết hợp đồng khó xác định và nếu có xác định được thì nó cũng
không có ý nghĩa gì trong việc xác định áp dụng luật.
Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp mua bán ngoại thương, xác định nơi
ký kết hợp đồng tùy vào sự quy định của từng hệ thống pháp luật.
Theo hệ thống pháp luật của các nước Đức, Pháp, Liên Xô, Thái Lan thì nơi
ký kết hợp đồng là nơi bên đề nghị nhận được trả lời của bên được đề nghị chấp
nhận chào hàng, nghĩa là nơi ký kết là nơi có trụ sở thương mại của bên chào
hàng.Quy định này dựa trên thuyết tiếp thu
tâm

Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Theo hệ thống luật của Anh – Mỹ – Nhật thì nơi ký kết hợp đồng là nơi mà
bên được đề nghị chấp nhận đề nghị chào hàng, tức là nơi cư trú của bên được
chào hàng.Quy định này dựa trên thuyết tống phát
Theo Điều 40 BLDS Việt Nam “Địa điểm giao kết hợp đồng là nơi cư trú
của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng nếu
không có thỏa thuận khác”. Điều 55 Luật thương mại Việt Nam 1997 “trong
trường hợp các bên không cùng có mặt để ký hợp đồng thì HĐMBHHNT được coi
là đã ký kết kể từ thời điểm bên chào hàng nhận được thông báo chấp nhận toàn bộ
các điều kiện trong chào hàng”. Như vậy theo quy định của Bộ luật dân sự 1995 và
Luật thương mại 1997 về chào hàng dựa trên thuyết tiếp thu, do đó nơi ký kết hợp
đồng là nơi bên chào hàng có nơi cư trú.
Theo Điều 11 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1998 “Hợp đồng được
coi là đã hình thành và có hiệu lực pháp lý từ thời điểm các bên ký vào văn bản
hoặc các bên nhận đựơc tài liệu giao dịch thỏa thuận về tất cả các điều khoản chủ
yếu của hợp đồng”. Theo quy định của pháp lệnh có thể hiểu một đề nghị giao kết
hợp đồng được bên đề nghị ký sẵn và gửi cho bên được đề nghị, nếu bên được đề
nghị chấp nhận toàn bộ thì coi như hợp đồng được thành lập. Như vậy nơi ký kết
hợp đồng là nơi bên chấp nhận chào hàng có nơi cư trú.

3

Hỏi đáp qua Website: www.VCCI.org.vn

Huỳnh Văn Vũ

21


Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật


Từ những quy định trên của pháp luật Việt Nam mặc dù cùng hệ thống
phapù luật điều chỉnh cùng vấn đề lại quy đinh khác nhau thậm chí trái ngược
nhau, đây là một điều rất nguy hiểm vì nó sẽ làm cho các bên tranh chấp giải thích
khác nhau và cơ quan xét xử đặc biệt là Tòa án sẽ áp dụng tùy tiện khi giải quyết
tranh chấp làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên. Do đó về mặt quản lý nhà nước
cần nhanh chóng sửa đổi pháp lệnh cho phù hợp với các quy định khác của luật
dân sự và luật thương mại vì suy cho cùng thì pháp lệnh hợp đồng kinh tế được
xây dựng trên chế độ pháp lý chung về hợp đồng của luật dân sự.
Lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam, khi ký kết HĐMBHHNT nên cố gắng
thỏa thuận luật áp dụng, không được thì nên tìm hiểu kỹ pháp luật nơi đó trước khi
ký kết. Trong trường hợp phải ký hợp đồng trên mạng, thư tín … nên đưa vào điều
khoản nơi ký kết hợp đồng là nơi nào để làm cơ sở áp dụng luật khi có tranh chấp
phát sinh.
1.4.2.2.3 Luật nơi thực hiện hợp đồng

Trung

Theo nguyên tắc chung của Luật tư pháp quốc tế về HĐMBHHNT thì hợp
đồng được quy định nghĩa vụ được thực hiện ở đâu thì tranh chấp phát sinh từ
nghĩa vụ đó sẽ áp dụng pháp luật nơi đó để giải quyết. Vì nơi thực hiện hợp đồng
là nơi mà đối tượng có hiệu lực của hợp đồng sẽ được thực hiện, nơi này là một
địa điểm có thực chứ không trừu tượng. Nguyên tắc này được áp dụng nhiều ở các
nước Anh, Đức, Thụy Sỹ, Mỹ để giải quyết tranh chấp HĐMBHHNT. Hiện nay
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
luạât Việt Nam cũng đang áp dụng nguyên tắc này, điều 834 BLDSVN quy định
“Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của
nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác”.
Tuy nhiên trong một hợp đồng sẽ có nhiều nghĩa vụ để thực hiện và mỗi

nghĩa vụ có thể thực hiện ở những nơi khác nhau (nước người bán, nước người
mua). Do đó khi áp dụng luật để giải quyết tranh chấp thì sẽ có nhiều hệ thống luật
khác nhau được áp dụng cho những phần nghĩa vụ khác nhau của hợp đồng. Từ đó
vô hình hình chung một hợp đồng mà phải áp dụng nhiều hệ thống pháp luật dẫn
đến khó khăn cho cơ quan xét xử nhất là Toà án trong quá trình tiến hành các biện
pháp tố tụng. Vì vậy, nó ít được các cơ quan xét xử áp dụng.
Cho nên các doanh nghiệp cần lưu ý khi ký kết HĐMBHHNT với các đối
tác mà pháp luật nước đó quy định tranh chấp sẽ giải quyết bằng pháp luật nơi ký
kết hợp đồng; đặc biệt là nên chọn luật nước mình hoặc một nước khác trung lập
như Thụy Sỹ, Australia, Thụy Điển.
1.4.2.2.4 Luật nơi cư trú hoặc quốc tịch của các bên:
Trong hoạt động thương mại quốc tế hiện nay, HĐMBHHNT có thể được
ký kết giữa các bên có cùng quốc tịch hoặc khác quốc tịch tùy theo sự quy định
của từng hệ thống luật.

Huỳnh Văn Vũ

22


Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật

Trung

Trong hệ thống pháp luật của những nước có nền kinh tế phát triển như
Anh, Mỹ, Pháp, Nhật thừa nhận HĐMBHHNT được ký kết giữa các chủ thể có trụ
sở thưong mại đóng ở các nước khác nhau mà yếu tố quốc tịch không xét đến. Quy
định này hiện nay đang phù hợp với tập quán thương mại quốc tế. Từ đó khi giải
quyết tranh chấp luật áp dụng sẽ là luật quốc gia có trụ sở thương mại chính của
các bên, bởi nó được xem là nơi cư trú thường xuyên của thương nhân đó, nếu

không có trụ sở thương mại thì lấy nơi cư trú thường xuyên của họ (khoản 2 điều
10 công ước Vienne). Mặt khác, nếu hợp đồng được ký giữa các bên có cùng quốc
tịch thì mặc nhiên các bên đã đặt HĐMBHHNT dưới sự điều chỉnh của luật quốc
gia mà mình có quốc tịch.
Còn theo pháp luật Việt Nam thì một hợp đồng chỉ được xem là
HĐMBHHNT khi các bên ký kết có quốc tịch khác nhau. Theo Điều 80 Luật
thương mại Việt Nam 1997 “Hợp đồng mua bán ngoại thương được ký giữa
thương nhân Việt Nam vơi thương nhân nước ngoài”, “tư cách pháp lý của thương
nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang
quốc tịch” và đương nhiên ta thấy tư cách pháp lý của thương nhân Việt Nam đươc
xác định theo luật quốc tịch Việt Nam.
Từ sự khác nhau giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước trong việc
xác định luật áp dụng trong hợp đồng MBHHNT, do vậy các doanh nghiệp nên cố
gắng thỏa thuận với bên kia chọn luật của một nước thứ ba áp dụng giải quyết
tranh chấp, hoặc thỏa thuận chọn tập quán thương mại quốc tế chung và yêu cầu cơ
quan xét xử chấp nhận khi đã thụ lý. Mặt khác, Chính phủ Việt Nam cần tích cực
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
trong việc đàm phán và ký kết hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương
để làm cơ sở luật cho doanh nghiệp Việt Nam khi hội nhập khu vực và quốc tế.

Huỳnh Văn Vũ

23


Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật

CHƯƠNG 2: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HĐMBHHNT
VÀ NHỮNG LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.1 Xác định trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng
HĐMBHHNT một khi được ký kết thì có hiệu lực pháp lý ràng buộc trách
nhiệm của các bên, việc thực hiện nó đòi hỏi các bên phải nghiêm chỉnh và thiện
chí thì mới đảm bảo được quyền lợi của các bên; ngược lại nó sẽ gây ra thiệt hại,
tạo nên hệ quả xấu trong quan hệ thương mại của các chủ thể kinh doanh thương
mại quốc tế. Việc thực hiện hợp đồng phải tuân thủ các nguyên tắc và các quy định
của pháp luật. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong quá trình thực
hiện hợp đồng có thể sẽ có nhiều vi phạm xảy ra, vấn đề là phải xác định mức độ
trách nhiệm của các bên trong trường hợp đó. Và việc đầu tiên cần làm là phải xác
định thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng

Trung

2.1.1 Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng
2.1.1.1 Điều kiện có hiệu lực của HĐMBHHNT
HĐMBHHNT giữa doanh nghiệp Việt Nam với thương nhân nước ngoài
cũng như những hợp đồng khác phải được giao kết trên cơ sở tự nguyện của các
bên tham gia đồng thời nó phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật về hình thức hợp
đồng, chủ thể hợp đồng, nội dung của hợp đồng thì nó mới có hiệu lực. Theo pháp
luật thương mại quốc tế và Việt nam thì mỗi HĐMBHHNT được xem là có hiệu
lực pháp
khi cóĐH
đủ 3Cần
điều kiện
sau @
: Tài liệu học tập và nghiên cứu
tâm
Họclýliệu
Thơ
_ Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp: HĐMBHHNT có giá trị pháp lý

khi nó được thể hiện dưới một hình thức pháp lý nhất định, pháp luật của đa số các
nước bắt buộc hình thức của hợp đồng phải được thể hiện dưới dạng văn bản thì nó
mới có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, cũng theo pháp luật một số nước Anh, Mỹ,
Pháp, Ý thì hợp đồng được giao kết dưới một hình thức khác ngoài văn bản cũng
xem là có giá trị pháp lý: tại điều 109 Bộ luật thương mại Pháp thì hợp đồng giữa
các bên có thể được chứng minh bằng lời nói; điều 11 công ước Vienne 1980 quy
định " hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương không cần phải được ký kết hoặc
xác nhận bằng văn bản hay tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp
đồng, hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách kể cả bằng lời khai của
nhân chứng ".
Ngày nay trong tập quán thương mại quốc tế, thì HĐMBHHNT được thể
hiện dưới 2 dạng là hình thức ký kết bằng văn bản và hình thức thỏa thuận
miệng.
Ở Việt Nam thì hình thức của hợp đồng yêu cầu phải lập thành văn bản
(điều 81 khoản 4 Luật thương mại1997 “Hợp đồng mua bàn hàng hóa với thương
nhân nước ngoài phải lập thành văn bản” hoặc điều 1 pháp lệnh ký kết hợp đồng
kinh tế 1989). Nguyên nhân của việc quy định này là do xuất phát từ tính chất đặc
thù, phức tạp của hoạt động ngoại thương; nhằm phòng ngừa những tranh chấp
phát sinh và tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp nếu có phát sinh.
Theo luật thương mại Việt nam 1997 tại khoản 1 điều 81 có quy định “HĐMBHH
Huỳnh Văn Vũ

24


Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật

với thương nhân nước ngoài phải lập thành văn bản”. Chính vì thế chỉ có hình thức
hợp đồng bằng văn bản mới có giá trị pháp lý, mọi hình thức khác đều không có
giá trị pháp lý ràng buộc thực hiện . Tuy nhiên hình thức của văn bản không chỉ là

văn bản viết cụ thể, tại điều 3 công ước Vienne 1980 thì “điện báo, talex cũng
được xem là hình thức của văn bản”; điều 49 Luật thương mại Việt Nam cũng nêu
rõ “điện báo, talex, fax, email và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được
coi là hình thức văn bản”.

Trung

_ Chủ thể ký kết hợp đồng phải hợp pháp : chủ thể ký kết hợp đồng được
xem là hợp pháp khi có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Chủ thể
này nước ngoài thì có thể là thể nhân hoặc pháp nhân, xác định năng lực pháp luật
và năng lực hành vi căn cứ vào luật quốc tịch của họ. Còn về phía Việt Nam thì
phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo pháp luật Việt Nam (cụ thể
điều 20, điều 94 Bộ luật dân sự Việt Nam)4. Tuy nhiên, không phải tất cả các thể
nhân và pháp nhân Việt nam đều có thể là chủ thể của HĐMBHHNT, theo
NĐ57/CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật thương mại về hoạt dộng ngoại
thương 31/7/1998 tại điều 8 nêu rõ “thương nhân là các thành phần kinh tế được
thành lập theo pháp luật được phép xuất nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã
đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”.
Trong HĐMBHHNT, khi ký kết hợp đồng các bên cần phải xác định thẩm
quyền ký kết, điều này nó có ý nghĩa quan trọng trong vệc xác định xem hợp đồng
có hiệu lực hay không. Thẩm quyền này đối với bên nước ngoài do pháp luật của
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nước mà bên đó có quốc tịch, còn về phía Việt Nam người có thẩm quyền ký kết
hợp đồng phải phải người đại diện có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ký
kết hoặc người có giấy uỷ quyền hợp lệ bằng văn bản của người đại diện hợp pháp.
Do đó khi ký kết hợp đồng thì doanh nghiệp Việt Nam cần xác định xem đối tác có
đủ khả năng tham gia ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật nước họ hay
không, đồng thời phải xác định rõ thẩm quyền của người tham gia ký kết để tránh
những thiệt hại khi thực hiện hợp đồng vì có thể nó sẽ phát sinh tranh chấp.

_ Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp: tính hợp pháp của nội dung hợp
đồng được thể hiện trên hai khía cạnh chính sau:
Thứ nhất, nội dung chủ yếu của hợp đồng phải đầy đủ theo quy định của
pháp luật. Nhưng pháp luật của các nước lại quy định không giống nhau về vấn đề
này. Đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, có khuynh hướng giảm
dần những điều khoản bắt buộc mà chủ yếu mở rộng cho hai bên thoả thuận, cụ thể
ở Anh chỉ bắt buộc hai điều khoản về tên hàng và số lượng. Còn ở Pháp thì chỉ cần
điều khoản về đối tượng của hợp đồng và giá cả là được xem có hiệu lực. Theo
pháp luật Việt nam thì có đến 6 điều khoản bắt buộc là: tên hàng, số lượng, quy
4

Điều 20 BLDS người có đủ năng lực hành vi dân sự từ đủ 18 tuổi trở lên
Điều 94 BLDS tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi có 04 điều kiện: được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thành lập, công nhận; có tài sản độc lập; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; nhân danh mình
tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập

Huỳnh Văn Vũ

25


×