Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại hợp ĐỒNG vận CHUYỂN HÀNH KHÁCH ở VIỆT NAM lý LUẬN và THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.01 KB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Niên khóa ( 2008 - 2012 )

Đề tài:
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH Ở
VIỆT NAM
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Giảng viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN VĂN KHUÊ

PHẠM THỊ HỒNG CHI
MSSV: 5086023
Lớp: Luật Thương mại 2, K34

Cần Thơ, tháng 4 năm 2012


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................


..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................. 1
3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 1
4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 1
5. Bố cục của đề tài ................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VẬN
CHUYỂN HÀNH KHÁCH
1.1. Khái niệm hợp đồng vận chuyển hành khách ........................................... 3
1.1.1. Đặc điểm……………………………………..………………….…………...4
1.1.2. Phân loại hợp đồng vận chuyển hành khách ......................................... 5

1.1.2.1. Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng đường biển .......................... 5
1.1.2.2. Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng đường hàng không .............. 6
1.1.2.3. Hợp đồng vận chuyển hành khách thủy nội địa ................................... 7
1.1.2.4. Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng đường sắt ............................. 8
1.1.2.5. Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng đường bộ .............................. 9
1.2. Điều kiện để hợp đồng vận chuyển hành khách có hiệu lực................... 10
1.2.1 Chủ thể cuả hợp đồng vận chuyển hành khách.................................... 11
1.2.1.1. Bên vận chuyển. ................................................................................. 11
1.2.1.2. Hành khách ......................................................................................... 13
1.2.2. Khách thể của hợp đồng vận chuyển hành khách ............................... 16
1.2.3. Nội dung của hợp đồng vận chuyển hành khách ................................ 17
1.3. Sự ra đời của hợp đồng vận chuyển hành khách .................................... 18
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VẬN HÀNH
KHÁCH
2.1. Trình tự giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách .............................. 21
2.1.1. Nguyên tắc cơ bản của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách . 21
2.1.2. Hình thức giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách ...................... 22
2.2. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng vận chuyển hành khách
............................................................................................................................. 25
2.2.1. Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hành khách ............................... 25


2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên vận chuyển ............................................... 25
2.2.2.1. Nghĩa vụ của bên vận chuyển ........................................................... 25
2.2.2.2. Quyền của bên vận chuyển ............................................................... 30
2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của hành khách ..................................................... 32
2.2.3.1. Nghĩa vụ của hành khách .................................................................. 32
2.2.3.2. Quyền của hành khách……………………………………………………35
2.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ............................................................. 37
2.3.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên vận chuyển ....................... 37

2.3.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của hành khách ............................. 47
2.4. Trường hợp chấm dứt hợp đồng vận chuyển hành khách ..................... 47
2.4.1. Đương nhiên chấm dứt hợp đồng vận chuyển hành khách ................ 47
2.4.2. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách .... . 48
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN GIAO KẾT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VẬN
CHUYỂN HÀNH KHÁCH VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
3.1. Thực tiễn ...................................................................................................... 50
3.1.1. Thuận lợi ................................................................................................ 50
3.1.2. Khó khăn ................................................................................................ 53
3.2. Đề xuất hoàn thiện ...................................................................................... 57
KẾT LUẬN…………………………………………………………………......61


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở nước ta đã khiến cho nhu cầu đi lại của người dân tăng lên,cùng với nó là sự phát
triển của các hình thức vận chuyển hành khách bằng các phương tiện vận tải như ôtô,
xe máy, tàu hỏa, tàu biển, máy bay… Các hình thức đó được thực hiện bởi các doanh
nghiệp nhà nước, các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Để
thống nhất quản lý vận tải, bảo đảm sự bình đẳng về trách nhiệm; quyền và nghĩa vụ
của các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển hành khách, bảo đảm lợi ích của hành
khách. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về các điều kiện kinh
doanh của các phương tiện giao thông, về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp
đồng vận chuyển hành khách.Vậy những quy định đó là gì? Và thực tiễn việc giao kết
thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách ở Việt Nam như thế nào? Đó chính là
nguyên nhân mà người viết chọn thực hiện đề tài “ Hợp đồng vận chuyển hành khách ở
Việt Nam- Lý luận và thực tiễn”.
2. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Luận văn chủ yếu tìm hiểu cơ sở lý luận chung về hợp đồng vận chuyển hành
khách và các quy định của pháp luật liên quan đến hợp đồng vận chuyển hành khách.
Việc nghiên cứu nhằm làm rõ những quy định của pháp luật về hợp đồng vận
chuyển hành khách, đồng thời tìm ra những bất cập, vướng mắc phát sinh trong thực
tiễn thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách ở Việt Nam. Từ đó đưa ra một số ý
kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nửa các quy định của pháp luật về hợp đồng vận
chuyển hành khách trong pháp luật dân sự hiện hành.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này người viết áp dụng phương pháp phân tích luật viết để tìm hiểu
các quy định của pháp luật về hợp đồng vận chuyển hành khách, phương pháp tổng
hợp và phân tích thông tin, số liệu, đánh giá bình luận kết hợp với việc tham khảo giáo
trình, ý kiến của giảng viên hướng dẫn, cập nhật thông tin từ sách, báo, website.


4. Phạm vi nghiên cứu
Vì thời gian phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài có hạn nên người viết chỉ tập
trung nghiên cứu một số nội dung cơ bản về hợp đồng vận chuyển hành khách trên cơ
sở các quy định của Bộ luật dân sự 2005 và thực tiễn việc thực hiện hợp đồng vận
chuyển hành khách ở Việt Nam.
5. Bố cục của đề tài
Đề tài được chia thành ba chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về hợp đồng vận chuyển hành khách
Chương 2: Quy định của pháp luật về hợp đồng vận chuyển hành khách
Chương 3: Thực tiễn giao kết thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách và
hướng hoàn thiện
Đây là lần đầu tiên người viết thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học độc
lập. Mặt khác do trình độ kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót
nhất định. Người viết mong được sự ủng hộ cũng như ý kiến đóng góp của quý thầy cô,
các bạn sinh viên và những ai quan tâm đến vấn đề này nhằm giúp cho người viết hoàn
thiện hơn đề tài của mình. Chân thành cảm ơn.



CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN
HÀNH KHÁCH

1.1. Khái niệm hợp đồng vận chuyển hành khách
Hợp đồng vận chuyển hành khách được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005
từ Điều 527 đến điều 534. Hợp đồng vận chuyển hành khách là một loại hợp đồng dân
sự rất phổ biến, công việc phải thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách được
đặc trưng bởi bốn yếu tố: Đối tượng vận chuyển là hành khách, hành lý từ một vị trí
này sang một vị trí khác; người vận chuyển là người hoạt động chuyên nghiệp; người
vận chuyển hoàn toàn chủ động trong mối quan hệ với người thuê vận chuyển trong
việc hoạt động cung ứng dịch vụ vận chuyển; và việc vận chuyển được thực hiện với
sự hỗ trợ của một phương tiện vận chuyển.
Hợp đồng vận chuyển hành khách là một loại hợp đồng dịch vụ, theo quy định tại
Điều 518 BLDS năm 2005 thì hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó
bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ
phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Cụm từ hợp đồng dịch vụ được hiểu như là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó
bên làm dịch vụ cam kết thực hiện công việc nhất định theo yêu cầu của bên thuê dịch
vụ, còn bên thuê dịch vụ tiếp nhận kết quả công việc và trả tiền công.
Việc chuyên chở hành khách không nêu lên nhiều vấn đề pháp lý phức tạp như
việc chuyên chở tài sản, giữa người chuyên chở và hành khách hợp đồng được thành
lập do sự thỏa thuận giữa hai bên, sự thỏa thuận này rất đơn giản bởi vì đề nghị giao
kết hợp đồng của người chuyên chở có tính cách thường trực nghĩa là lúc nào cũng sẵn
sàng tiếp nhận hành khách, còn hành khách chỉ cần có hành động tỏ ý nhờ đến dịch vụ
của người chuyên chở là hợp đồng được thành lập giữa hai bên.
Từ những phân tích như trên và theo quy định tại Điều 527 BLDS năm 2005 thì
khái niệm hợp đồng vận chuyển hành khách được định nghĩa như sau:



Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận
chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, còn
hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển.
Khái niệm hợp đồng vận chuyển hành khách được quy định tại Điều 527 BLDS
năm 2005 mang tính chất chung cho tất cả các loại hình vận chuyển sử dụng các loại
phương tiện vận chuyển khác nhau. Theo quy định tại điều này, hợp đồng vận chuyển
hành khách là một trong những hợp đồng dân sự thể hiện sự thỏa thuận giữa hai bên,
theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyên chở hành khách và hành lý đến địa điểm
đã định theo thỏa thuận, còn hành khách phải trả cho bên vận chuyển cước phí vận
chuyển theo thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định phù hợp với quãng đường đi, cũng
như phù hợp với từng loại phương tiện vận chuyển khác nhau.
1.1.1. Đặc điểm
Hợp đồng vận chuyển hành khách là một loại hợp đồng dân sự rất phổ biến do
tính chất phức tạp và tính rủi ro cao của quá trình vận tải, phương tiện vận tải, nên loại
hợp đồng này ngoài những đặc điểm pháp lý cơ bản như là loại hợp đồng song vụ có
thanh toán, là hợp đồng có đền bù thì còn có những đặc điểm riêng phù hợp với từng
loại phương tiện vận chuyển và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế- xã hội cũng
như nhu cầu sử dụng của nhân dân. Điển hình như một số đặc điểm sau:
- Địa điểm thực hiện hợp đồng do nhà nước quy định (nhà ga, bến tàu). Đối với
một số phương tiện như máy bay, tàu hỏa, tàu thủy bên vận chuyển và hành khách
không được phép tự thỏa thuận về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình vận
chuyển.
- Giá cước vé do nhà nước quy định. Hành khách muốn đi lại trong nước bằng các
phương tiện vận tải phải mua vé và xuất trình vé với người quản lý phương tiện vận tải
trước khi xuất phát và hành khách phải tuyệt đối chấp hành các điều lệ vận chuyển
hành khách bằng các phương tiện vận tải mà hành khách đã mua vé. Đối với hành
khách từ Việt Nam muốn ra nước ngoài bằng phương tiện là tàu bay thì phải mua vé và
phải xuất trình vé và các loại giấy tờ tùy thân mà pháp luật quy định cho người quản lý

phương tiện trước khi xuất phát và hành khách phải tuyệt đối chấp hành các điều lệ vận
chuyển hành khách bằng đường hành không.


- Thời gian vận chuyển ngắn hay dài phụ thuộc vào lộ trình và phương tiện vận
chuyển. 1
1.1.2. Phân loại hợp đồng vận chuyển hành khách
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường làm cho nhu cầu đi lại tăng lên và cùng
với nó là sự phát triển của hình thức vận chuyển hành khách bằng các phương tiện vận
tải như tàu hỏa, ôtô, tàu thủy, máy bay, tương ứng với các phương tiện vận tải đó thì
hợp đồng vận chuyển hành khách bao gồm các loại sau:
- Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng đường biển
- Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng đường hàng không
- Hợp đồng vận chuyển hành khách thủy nội địa
- Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng đường sắt
- Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng đường bộ
1.1.2.1.Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng đường biển

Cảng Sài Gòn

Những quy định về hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển
được quy định từ Điều 123 đến Điều 137 Bộ luật hàng hải nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Theo đó hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý được hiểu như
sau: Hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển là hợp đồng được
Ví dụ: Hành khách từ Thành phố Hồ Chí Minh muốn đi Hà Nội có thể đi bằng tàu hỏa hoặc bằng tàu bay. Tuy
nhiên thời gian vận chuyển bằng tàu hỏa sẽ dài hơn thời gian vận chuyển bằng tàu bay.

1



giao kết giữa người vận chuyển và hành khách, theo đó người vận chuyển dùng tàu
biển vận chuyển hành khách, hành lý từ cảng nhận khách đến cảng trả khách và thu
tiền công vận chuyển hành khách, tiền cước hành lý do hành khách trả.
Người vận chuyển là người trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp
đồng vận chuyển hành khách và hành lý với hành khách.
Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn
bộ hoặc một phần việc vận chuyển hành khách và hành lý.
Hành khách là người được vận chuyển trên tàu biển theo hợp đồng vận chuyển
hành khách hoặc người được người vận chuyển đồng ý cho đi cùng phương tiện vận
tải, động vật sống được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
Hành lý là đồ vật hoặc phương tiện vận tải được vận chuyển theo hợp đồng vận
chuyển hành khách bằng đường biển, trừ các trường hợp sau đây:
+ Đồ vật và phương tiện vận tải được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng
hóa;
+ Động vật sống.
Hành lý xách tay là hành lý mà hành khách giữ trong phòng mình hoặc thuộc sự
giám sát, chăm sóc, kiểm soát của mình.
Hợp đồng chính là cơ sở để xác định quan hệ pháp luật giữa người vận chuyển và
hành khách vé đi tàu là bằng chứng về việc ký kết hợp đồng
Chứng từ vận chuyển hành khách và hành lý bao gồm:
+ Vé đi tàu là bằng chứng về việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách
+ Giấy nhận hành lý là bằng chứng về việc hành lý của hành khách đã được gửi.
1.1.2.2. Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng đường hàng không.
Những vấn đề liên quan đến hợp đồng vận chuyển vận chuyển hành khách, hành
lý bằng đường hàng không được quy định tại mục 4 chương VI từ Điều 143 đến Điều
150 Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006. Theo đó: Hợp đồng vận chuyển
hành khách bằng đường hàng không là sự thỏa thuận giữa người vận chuyển và hành
khách, theo đó người vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đến và
hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển



Hành khách lên tàu bay

Vé hành khách, Điều lệ vận chuyển, bảng giá cước vận chuyển và các thỏa thuận
khác bằng văn bản giữa hai bên là tài liệu của hợp đồng vận chuyển hành khách, hành
lý.
Vé hành khách là chứng từ vận chuyển hành khách bằng đường hàng không và là
bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, các điều kiện của hợp đồng, vé hành khách
được xuất cho cá nhân hoặc tập thể bao gồm các nội dung:
+ Địa điểm xuất phát và địa điểm đến;
+ Chỉ dẫn ít nhất một địa điểm dừng thỏa thuận trong trường hợp vận chuyển có
địa điểm xuất phát và địa điểm đến ở lãnh thổ của cùng một quốc gia và có một hoặc
nhiều địa điểm dừng thỏa thuận ở lãnh thổ của một quốc gia khác.
Người vận chuyển phải cấp cho hành khách thẻ hành lý đối với mỗi kiện hành lý
ký gửi.
1.1.2.3. Hợp đồng vận chuyển hành khách thủy nội địa
Những vấn đề liên quan đến hợp đồng vận chuyển hành khách đường thủy nội địa
được quy định từ điều 81 đến Điều 85 Luật giao thông đường thủy nội địa năm 2004.
Theo đó: Hợp đồng vận tải hành khách là sự thoả thuận giữa người kinh doanh vận tải
và người thuê vận tải về vận tải hành khách, hành lý từ cảng, bến nơi đi đến cảng, bến


nơi đến, trong đó xác định quan hệ về nghĩa vụ và quyền lợi của các bên. Hợp đồng
vận tải hành khách được lập thành văn bản hoặc theo hình thức khác mà hai bên thoả
thuận.

Bến tàu

Vé hành khách là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận tải hành khách. Vé
hành khách phải theo mẫu quy định, trong đó ghi rõ tên, số đăng ký của phương tiện;

tên cảng, bến nơi đi; bến nơi đến; ngày, giờ phương tiện rời cảng, bến và giá vé.
Việc miễn, giảm vé, ưu tiên mua vé và hoàn trả vé hành khách thực hiện theo quy
định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
1.1.2.4. Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng đường sắt
Những vấn đề liên quan đến hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng
tàu hỏa được quy định tại các Điều 91, Điều 93, Điều 97, Điều 98, Điều 99 Luật đường
sắt năm 2005. Theo đó: Hợp đồng vận tải hành khách là sự thoả thuận giữa doanh
nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt với hành khách, người gửi bao gửi về vận chuyển
hành khách, hành lý, bao gửi, theo đó doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt nhận
vận chuyển hành khách, hành lý, bao gửi từ nơi đi đến nơi đến. Hợp đồng vận tải hành
khách, hành lý, bao gửi xác định quan hệ về nghĩa vụ và quyền lợi của các bên và được
lập thành văn bản hoặc hình thức khác mà hai bên thoả thuận.


Ga xe lửa

Vé hành khách là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận tải hành khách. Vé
hành khách do doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách phát hành theo mẫu đã
đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
1.1.2.5. Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng đường bộ
Hợp đồng vận chuyển bằng đường bộ là sự thỏa thuận giữa người vận chuyển và
hành khách, theo đó người vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm
đã thỏa thuận và hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển.

Bến xe Mỹ Đình (Hà Nội)


Hợp đồng vận chuyển hành khách mà phổ biến nhất là hình thức vận chuyển hành
khách bằng ôtô có hợp đồng được xác lập trên cơ sở thỏa thuận giữa người vận chuyển
và hành khách. Vé là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách

Tương ứng với các loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ôtô được
quy định tại Điều 66 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì hợp đồng vận chuyển
hành khách bao gồm:
+ Hợp đồng vận chuyển hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến

đến với lịch trình, hành trình nhất định.
+ Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm
dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động
nhất định.
+ Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo
yêu cầu của hành khách. Cước vận chuyển tính theo đồng hồ tính tiền.
+ Hợp đồng vận chuyển hành khách không theo tuyến cố định được thực hiện
theo hợp đồng vận tải.Giá cước vận chuyển do các bên thỏa thuận.
+ Hợp đồng vận chuyển hành khách du lịch theo tuyến, chương trình và địa điểm
du lịch.
Ngoài ra, còn có hợp đồng vận chuyển hành khách bằng các phương tiện vận tải
đường bộ khác như xe máy, xe đạp, xích lô… Hợp đồng được xác lập trên cơ sở thỏa
thuận và giá cước vận chuyển cũng do các bên thỏa thuận.
* Nhìn chung các loại phương tiện vận tải đều có thể đem lại nguồn nguy hiểm
cao độ vì thế trong hợp đồng vận chuyển hành khách nói chung pháp luật luôn có
những quy định chủ yếu xoay quanh nghĩa vụ của các bên chủ thể nhằm bảo vệ lợi ích
của các chủ thể tham gia vào hợp đồng vận chuyển hành khách khi có thiệt hại xảy ra
và điều này sẽ được người viết giới thiệu ở chương 2 của luận văn.
1.2. Điều kiện để hợp đồng vận chuyển hành khách có hiệu lực pháp luật
Để một hợp đồng vận chuyển hành khách có hiệu lực pháp luật thì phải đảm bảo
các điều kiện về:
-

Chủ thể


-

Khách thể


-

Nội dung

1.2.1. Chủ thể của hợp đồng vận chuyển hành khách
Chủ thể của hợp đồng vận chuyển hành khách bao gồm bên vận chuyển và hành
khách
1.2.1.1. Bên vận chuyển
Bên vận chuyển là các cơ quan, doanh nghiệp, hộ gia đình, các cá nhân tham gia
vận chuyển hành khách. Tùy thuộc vào mỗi loại phương tiện vận chuyển, pháp luật có
những quy định riêng đối với vận chuyển cụ thể như:
- Đối với phương tiện vận chuyển bằng xe máy, xe ôtô
+ Bên vận chuyển là các cá nhân họ phải có năng lực pháp luật và năng lực hành
vi dân sự đầy đủ, người vận chuyển bằng xe máy phải có giấy tờ đăng ký xe máy, và có
độ tuổi đúng theo quy định của pháp luật, người lái xe ôtô phải có bằng lái xe phù hợp,
phải tham gia các khóa học đạo đức lái xe đối với tài xế. Khi thực hiện việc chuyên chở
hành khách , người lái xe ôtô, xe máy, xe đạp, xích lô phải tuân theo quy định của Luật
giao thông đường bộ năm 2008.
+ Doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng ôtô phải bảo đảm các điều kiện sau:
• Đăng ký kinh doanh ngành vận tải bằng ôtô theo quy định của
pháp luật
• Bảo đảm số lượng và chất lượng phương tiện phù hợp với loại
hình kinh doanh
• Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với
phương án kinh doanh của doanh ngiệp, hộ kinh doanh

• Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp phải
có trình độ chuyên môn chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên
• Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, của hộ kinh
doanh, bảo đảm yêu cầu phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi
trường
- Đối với phương tiện vận chuyển là tàu hỏa:


Bên vận chuyển ở đây là doanh nghiệp vận tải đường sắt do nhà nước thành lập
hoạt động theo quy định của Luật đường sắt năm 2005. Trong đó, yêu cầu cơ bản của
nhân viên đường sắt ( nhất là nhân viên thực hiện nhiệm vụ chạy tàu) là phải chấp hành
đầy đủ các quy định của pháp luật về giao thông đường sắt, phải được đào tạo, kiểm
tra, sát hạch, cấp bằng, giấy phép lái máy hoặc chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ theo
tiêu chuẩn của Bộ Giao thông vận tải. Phương tiện giao thông đường sắt hoạt động trên
đường sắt phải có ký hiệu, số hiệu và các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, đầu máy và các
phương tiện tự chạy trên đường sắt còn phải có còi và đèn chiếu sáng.
-

Đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không:

Doanh nghiệp vận tải hàng không bao gồm doanh nghiệp vận tải hàng không do
nhà nước thành lập như Vietnam Airlines( Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam) và
các doanh nghiệp khai thác tàu bay khác như: Jetstar Pacific Airlines( Công ty cổ phần
hàng không Jetstar Pacific Airlines), Indochina Airlines…v.v.
Doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, giấy phép
kinh doanh hàng không phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Điều kiện về tổ chức bộ máy: Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 76/ 2007/
NĐ- CP ngày 9- 5- 2007 của Chính Phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt
động hàng không chung thì hãng hàng không kinh doanh vận chuyển hàng không phải
bảo đảm về điều kiện tổ chức bộ máy cụ thể như sau :

“1. Có tổ chức bộ máy quản lý đủ năng lực giám sát hoạt động khai thác tàu bay,
bảo dưỡng tàu bay, huấn luyện bay, khai thác mặt đất, phát triển sản phẩm, tiếp thị và
bán dịch vụ vận chuyển hàng không, hệ thống thanh toán tài chính.
2. Người phụ trách các hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều này phải có
chứng chỉ chuyên môn phù hợp được Bộ giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.”
+ Điều kiện về vốn pháp định: Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không
phải tuân thủ quy định của pháp luật về vốn pháp định.
Ví dụ: Vốn pháp định đối với hãng hàng không kinh doanh vận chuyển hàng
không được quy định tại Điều 8 Nghị định 76/ 2007/ NĐ- CP ngày 9- 5- 2007 của
Chính Phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung cụ
thể như sau:


Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay
• 500 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận
chuyển hàng không quốc tế
• 200 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận
chuyển hàng không nội địa.
Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay
• 800 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận
chuyển hàng không quốc tế;
• 400 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận
chuyển hàng không nội địa
Khai thác trên 30 tàu bay:
• 1000 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận
chuyển hàng không quốc tế;
• 500 tỷ đồng Việt Nam đối với d0anh nghiệp chỉ khai thác vận
chuyển hàng không nội địa
Vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung: 50 tỷ đồng
Việt Nam.

Điều kiện về vốn pháp định được quy định cho các doanh nghiệp kinh doanh vận
tải hàng không có ý nghĩa rất quan trọng vì với quy định này đòi hỏi các doanh nghiệp
phải thực sự có tiềm lực về tài chính đủ để duy trì và thanh toán cho các nhà cung ứng
dịch vụ.
1.2.1.2. Hành khách
Hành khách là người được chuyên chở trên phương tiện vận chuyển
Để bảo đảm an toàn tính mạng cho hành khách, bảo đảm trật tự công cộng và vệ
sinh môi trường, đối với một số hành khách nhất định, theo quy định tại khoản 2 Điều
530 BLDS năm 2005 bên vận chuyển có quyền từ chối chuyên chở hành khách trong
các trường hợp sau:
+ Hành khách không chấp hành quy định của bên vận chuyển hoặc có hành vi làm
mất trật tự công cộng, cản trở công việc của bên vận chuyển, đe dọa đến tính mạng, sức


khỏe, tài sản của người khác hoặc có những hành vi khác không bảo đảm an toàn trong
hành trình; trong trường hợp này hành khách không được trả lại cước phí vận chuyển
và phải chịu phạt vi phạm, nếu điều lệ vận chuyển có quy định
+ Do tình trạng sức khỏe của hành khách mà bên vận chuyển thấy rõ rằng việc
vận chuyển sẽ gây nguy hiểm cho chính hành khách đó hoặc những người khác trong
hành trình;
+ Để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.
Hành lý, tùy theo mỗi loại phương tiện vận chuyển mà bên vận chuyển có thể vận
chuyển cùng hành khách những loại hành lý nhất định. Hành lý bao gồm hành lý xách
tay và hành lý ký gửi.
- Đối với xe đạp, xe máy hoặc xe xích lô, người điều khiển xe cũng như người
được chở trên xe không được mang, vác các vật cồng kềnh hạn chế tầm nhìn của người
lái, hoặc sử dụng ô ( theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm
2008)
- Đối với ôtô vận chuyển hành khách: Hàng hóa xếp trên xe phải được xếp đặt
gọn gàng không gây cản trở cho việc điều khiển xe và phải chằng, buộc chắc chắn bảo

đảm không để rơi vãi dọc đường hoặc kéo lê trên mặt đường, không được xếp nhô ra
quá kích thước bo ngoài của xe khách, không được chở hành khách, hành lý vượt qua
trọng tải thiết kế của xe, cấm chở trên xe khách các chất độc hại,dễ nổ, dễ bắt cháy, các
chất nguy hiểm khác, súc vật và vật có mùi hôi, thối hoặc những chất có ảnh hưởng
đến sức khỏe của hành khách. Trọng lượng hành lý xách tay mà hành khách mang theo
người không quá 10 kilôgam. Nếu vượt quá 10 kilôgam hành khách phải trả tiền cước
chuyên chở 2.
- Đối với phương tiện vận chuyển là tàu hỏa: Hành lý xách tay phải có đồ chứa
đựng ,bao bọc cẩn thận, để đúng nơi quy định, hành khách phải tự trông coi, bảo quản
và không được mang theo quá mức quy định. Mỗi hành khách được miễn cước 20
kilôgam hành lý mang theo người 3. Hành khách có hành lý ký gửi, người gửi bao gửi
phải kê khai tên hàng, số lượng hàng, đóng gói đúng quy định, giao cho doanh nghiệp
kinh doanh vận tải đường sắt đúng thời hạn, địa điểm và chịu trách nhiệm về việc kê
Điều 22 Quy định về vận tải hành khách bằng ôtô theo tuyến cố định ban hành kèm theo Quyết định số
16/2007/QĐ-BGTVT ngày 26-3-2007 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải.
3
Điều 99 Luật giao thông đường sắt năm 2005
2


khai của mình. Không được mang theo những hàng hóa sau: Vật nguy hiểm, tử thi, hài
cốt và những chất hôi thối, hàng hóa cấm lưu thông, động vật sống ( trừ động vật nuôi
chơi), nếu mang theo gia cầm, tôm ,cua, cá,…hành khách phải ngồi ở những toa riêng
cho việc chuyên chở những hàng hóa đó, không được mang theo vật cồng kềnh gây trở
ngại cho việc đi lại trên tàu, làm hư hỏng trang thiết bị trên xe.
- Đối với phương tiện vận chuyển là tàu bay: Hành khách không được đưa vũ khí,
chất cháy, chất nổ, các đồ vật nguy hiểm khác vào các khu vực hạn chế khi chưa được
phép của cơ quan có thẩm quyền và phải chịu sự kiểm tra, giám sát an ninh hàng
không. Mỗi hành khách được miễn cước phí vận chuyển hành lý với mức tối thiểu
được ghi trong Điều lệ vận chuyển của doanh nghiệp vận chuyển bằng đường hàng

không 4. Hành lý của mỗi hành khách phải được vận chuyển cùng với hành khách trên
một chuyến bay, trừ các trường hợp: Vận chuyển hành lý thất lạc, hành lý bị giữ lại vì
lý do an toàn của chuyến bay, vận chuyển túi ngoại giao, túi lãnh sự, hành khách bị
chết trong tàu bay và thi thể đã được đưa khỏi tàu bay, hành lý được vận chuyển như
hàng hóa, các trường hợp bất khả kháng.
- Đối với phương tiện vận chuyển đường thủy nội địa:Theo Điều 84 Luật giao
thông đường thủy nội địa quy định: Hành lý ký gửi, bao gửi chỉ được nhận vận chuyển
khi không thuộc loại hàng hóa mà pháp luật cấm lưu thông, có kích thước, trọng lượng
Theo Điều lệ vận chuyển của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam thì hành khách được miễn cước vận chuyển
đối với hành lý như sau:
Hành khách hạng Thương gia được phép mang 02 kiện hành lý xách tay, hành khách hạng Phổ thông được phép
mang 01 kiện hành lý xách tay.
Mỗi kiện hành lý xách tay có trọng lượng không vượt quá 7 kg và có tổng kích thước ba chiều không vượt quá
115cm (tương ứng 56 x 36 x 23 cm (22 x 14 x 9 inches).
Ngoài những hành lý được vận chuyển miễn cước theo quy định ở trên, mỗi hành khách có thể được mang lên
máy bay các vật dụng dưới đây để sử dụng cho mục đích riêng hoặc sử dụng trên máy bay với điều kiện vật dụng
này phải được hành khách tự thu xếp bảo quản:
4











Một túi xách tay, một ví của phụ nữ hay cặp sách, những vật dụng này không được ở dạng đóng gói

thành kiện nếu không sẽ được tính như một kiện hành lý.
Một áo khoác, chăn hoặc khăn quàng.
Một ô che hoặc một ba toong (trừ loại có gậy, hoặc cán ô có đầu nhọn bịt kim loại).
Một máy tính xách tay, một camera loại nhỏ hoặc một ống nhòm.
Một số lượng sách vừa phải và dụng cụ đọc.
Đồ ăn của trẻ em để dùng trên máy bay.
Nôi trẻ em.
Xe đẩy tay gấp lại được.
Một đôi nạng gỗ, các đồ chân, tay giả


phù hợp với phương tiện, được đóng gói đúng quy cách, đã trả đủ cước phí vận tải và
được giao cho người kinh doanh vận tải trước khi phương tiện khởi hành theo thời hạn
do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng. Người có bao gửi phải lập tờ khai gửi hàng hóa,
trong đó kê khai tên hàng hóa, số lượng, khối lượng, tên và địa chỉ người gửi, tên và
địa chỉ người nhận. Người kinh doanh vận tải có trách nhiệm kiểm tra bao gửi theo tờ
khai gửi hàng hóa và xác nhận vào tờ khai gửi hàng hóa. Tờ khai gửi hàng hóa được
lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. Người kinh doanh vận tải có trách nhiệm gửi
giấy báo nhận bao gửi cho người nhận bao gửi.
1.2.2. Khách thể của hợp đồng vận chuyển hành khách
Khách thể của hợp đồng vận chuyển hành khách là quan hệ vận chuyển và được
vận chuyển. Khách thể này được pháp luật dân sự bảo vệ. Bộ luật dân sự năm 2005
Điều 533 có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hợp đồng vận chuyển
hành khách. Cụ thể là:
“1. Trong trường hợp tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách bị thiệt hại
thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định cũa pháp luật
2. Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và
hành lý của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác
3. Trong trường hợp hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển đã thỏa thuận, các

quy định của điều lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc người thứ
ba thì phải bồi thường ”
Theo quy định tại khoản 1 Điều 533 nếu bên vận chuyển vi phạm hợp đồng làm
ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, và hành lý của hành khách thì phải bồi thường
thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định số 10/2007/QĐ-BGTVT
ngày 27/2/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc bồi thường ứng trước
không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không thì người vận
chuyển phải trả tiền bồi thường cho hành khách trong vận chuyển hành khách bằng
đường hàng không tại Việt Nam trong trường hợp do lỗi của người vận chuyển, hành
khách đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng không được vận chuyển hoặc
chuyến bay bị huỷ. Việc bồi thường này được áp dụng đối với các chuyến bay nội địa


thường lệ, chuyến bay quốc tế thường lệ của các hãng hàng không VN và nước ngoài
xuất phát từ Việt Nam.Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 10/2007/QĐ-BGTVT thì
mức tiền bồi thường được quy định như sau:
1. Mức bồi thường đối với chuyến bay nội địa:
a) Chuyến bay có độ dài đường bay dưới 500 km: 100.000 VNĐ;
b) Chuyến bay có độ dài đường bay từ 500 km đến dưới 1.000 km: 200.000 VNĐ;
c) Chuyến bay có độ dài đường bay từ 1.000 km trở lên: 300.000 VNĐ.
2. Mức bồi thường đối với chuyến bay quốc tế:
a) Chuyến bay có độ dài đường bay dưới 1.000 km: 25 USD;
b) Chuyến bay có độ dài đường bay từ 1.000 km đến dưới 2.500 km: 50 USD;
c) Chuyến bay có độ dài đường bay từ 2.500 km đến dưới 5.000 km: 80 USD;
d) Chuyến bay có độ dài đường bay từ 5.000 km trở lên: 150 USD.
Nếu như bên hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển đã thỏa thuận, các quy
định của điều lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc người thứ ba thì
phải bồi thường theo quy định tại khoản 3 Điều 533.
1.2.3. Nội dung của hợp đồng vận chuyển hành khách

Nội dung cơ bản của hợp đồng vận chuyển hành khách là tổng hợp những điều
khoản mà các chủ thể tham gia hợp đồng đã thỏa thuận. Các điều khoản đó xác định
những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng vận chuyển hành
khách. Đây cũng chính là điều khoản cần phải có trong một hợp đồng.
Tùy theo từng loại phương tiện vận tải mà trong hợp đồng vận chuyển hành khách
các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây:
• Đối tượng của hợp đồng;
• Địa điểm nhận khách, giao khách;
• Phương tiện vận chuyển hành khách;
• Quyền và nghĩa vụ của các bên;
• Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng ( nếu có);
• Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
• Giải quyết tranh chấp hợp đồng;


• Hiệu lực của hợp đồng;
• Thời điểm phát sinh hiệu lực.
Trong tất cả các điều khoản nói trên, có những điều khoản đối với phương tiện
vận tải này thì các bên được phép thỏa thuận nhưng đối với phương tiện vận tải khác
thì các bên không được phép thỏa thuận. Ví dụ: Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của
các bên đối với những loại phương tiện vận tải như máy bay, tàu hỏa, tàu thủy bên vận
chuyển và hành khách không được phép tự thỏa thuận về việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ trong quá trình vận chuyển.
Ngoài những nội dung cụ thể nêu trên các bên còn có thể thỏa thuận xác định với
nhau thêm một số nội dung khác.
Những nội dung cơ bản của hợp đồng vận chuyển hành khách được quy định cụ
thể trong Bộ luật dân sự năm 2005 và những quy định này mang tính chất chung cho
tất cả các loại hình vận chuyển sử dụng các loại phương tiện vận chuyển khác nhau.
Việc tìm hiểu và phân tích những quy định của pháp luật về nội dung của hợp đồng vận
chuyển hành khách sẽ được người viết trình bày ở chương 2 của luận văn.

1.3. Sự ra đời của hợp đồng vận chuyển hành khách
Trước đây khi xã hội chưa phát triển, đời sống vật chất của con người còn thấp.
Việc giao lưu đi lại gặp nhiều khó khăn và chủ yếu là bằng đường bộ, đường xá chưa
được hoàn thiện, việc đi lại của người dân dựa vào các phương tiện thô sơ như xe ngựa,
xe bò…và chỉ đi được những quãng đường ngắn. Trong giai đoạn này pháp luật chưa
có quy định gì về việc vận chuyển hành khách và hợp đồng vận chuyển hành khách,
việc vận chuyển thường do các cá nhân thực hiện mang tính chất tự phát ai có phương
tiện đều có thể làm và giữa bên vận chuyền và bên được vận chuyển không ràng buộc
với nhau về quyền và nghĩa vụ chỉ đơn thuần là việc vận chuyển và trả tiền công, các
bên hoàn toàn không có cơ sở để tin tưởng chắc chắn là lợi ích của mình sẽ không bị
xâm phạm và khi có tranh chấp thì phải tự giải quyết với nhau.
Khi xã hội phát triển, đời sống vật chất của con người ngày càng cao, nhu cầu
giao lưu, đi lại tăng lên, và cùng với nó là sự phát triển của hình thức vận chuyển hành
khách bằng các phương tiện vận tải như tàu hỏa, tàu thủy, ô tô, máy bay và tương ứng
với các loại phương tiện vận tải là sự hình thành của hợp đồng vận chuyển hành khách.
Ngoài cá nhân thì các tổ chức, các doanh nghiệp cũng tham gia vào hoạt động vận


chuyển hành khách. Do tính chất phức tạp và tính rủi ro cao của quá trình vận tải,
phương tiện vận tải nên pháp luật có nhiều quy định đối với hợp đồng vận chuyển hành
khách.
Những vấn đề liên quan đến hợp đồng vận chuyển hành khách nói chung được
quy định lần đầu tiên trong Bộ luật dân sự năm 1995 và có 8 Điều luật điều chỉnh
những vấn đề liên quan đến hợp đồng vận chuyển hành khách. Đây là những quy định
mang tính chất chung cho tất cả các loại hình vận chuyển sử dụng các phương tiện vận
chuyển khác nhau.Trong đó đã quy định rất cụ thể về trách nhiệm của bên vận chuyển
và bên được vận chuyển, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng. Vì
vậy các bên hoàn toàn có cơ sở tin tưởng quyền và lợi ích của mình sẽ được pháp luật
bảo vệ.
Đến khi Bộ luật dân sự năm 2005 thay thế bổ sung cho Bộ luật dân sự năm 1995.

Tuy không thay đổi nhiều về các quy định chung của hợp đồng vận chuyển hành
khách. Tuy nhiên với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta như hiện nay đã khiến cho nhu cầu vận chuyển của cá nhân, tổ chức
phát triển mạnh mẽ, các phương tiện tham gia vào vận chuyển hành khách cũng rất đa
dạng ( như: xe buýt, taxi) nên bên cạnh những quy định của Bộ luật dân sự thì nhiều
văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành điều chỉnh những vấn đề liên quan đến
hợp đồng vận chuyển hành khách tương ứng với các loại phương tiện vận tải. Khác với
những quy định của Bộ luật dân sự 1995, ngoài những quy định cụ thể trong một số
trường hợp Bộ Luật dân sự 2005 cho phép các bên tham gia vào hợp đồng vận chuyển
hành khách được thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ.
Ví dụ: Về nghĩa vụ của bên vận chuyển.
Tại khoản 5 Điều 532 BLDS năm 1995 quy định: “ Hoàn trả lại cho hành khách
cước phí vận chuyển, nếu hành khách đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và trả
lại vé đúng thời hạn theo điều lệ vận chuyển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành.” Còn theo quy định tại khoản 5 Điều 529 BLDS năm 2005 quy định: “ Hoàn trả
lại cho hành khách cước phí vận chuyển theo thỏa thuận. Trong trường hợp pháp luật
có quy định thì theo quy định của pháp luật.”
Những quy định của pháp luật về hợp đồng vận chuyển hành khách đã tạo sự
thông thoáng hơn trong hoạt động kinh doanh ngành vận chuyển hành khách của các cá


nhân, tổ chức,doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi giao lưu, đi
lại.


×