Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại một số vấn đề PHÁP lý DỊCH vụ CUNG ỨNG LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI
----------

LUẬT VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 34: 2008 – 2012

Đề tài:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ
DỊCH VỤ CUNG ỨNG LAO ĐỘNG

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. CAO NHẤT LINH
Bộ môn: Luật Thương mại

LÂM HOÀNG VŨ
MSSV: 5085860
Lớp: Luật Thương mại 2 – K34

Cần Thơ, 05/2012


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình Đại học và viết Luật văn này,
người viết nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt
tình của quí thầy cô Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ
tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và nghiên


cứu.
Xin trân thành cám ơn Thầy Cao Nhất Linh, người đã tận tâm
chỉ dẫn và góp ý kiến quý báu hướng dẫn người viết hoàn
thành tốt luận văn.
Mặc dù, với nỗ lực và lòng nhiệt huyết, đam mê trong nghiên
cứu khoa học Luật, cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả
năng lực, sự hiểu biết của mình. Tuy nhiên không thể tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp
quí báu của quí thầy cô và các bạn.
Cần Thơ, tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Lâm Hoàng Vũ


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN

.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

tháng

năm


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

tháng


năm


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................1
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỊCH VỤ CUNG ỨNG LAO ĐỘNG ........4
1.1. Các khái niệm .........................................................................................................4
1.1.1. Dịch vụ ...............................................................................................................4
1.1.2. Lao động.............................................................................................................5
1.1.3. Cung ứng lao động .............................................................................................6
1.1.4. Dịch vụ cung ứng lao động ................................................................................7
1.1.5. Sự ra đời loại hình kinh doanh dịch vụ cung ứng lao động ...............................9
1.2. Các chủ thể tham gia hoạt động dịch vụ cung ứng lao động............................10
1.2.1. Doanh nghiệp, cá nhân có đăng ký kinh doanh hoạt động dịch vụ cung ứng
lao động – nhà cung cấp (bên cung).................................................................11
1.2.2. Người sử dụng lao động – khách hàng (bên cầu) ............................................12
1.2.3. Người lao động – nguồn cung ứng...................................................................12
1.2.4. Mối quan hệ giữa các chủ thể ..........................................................................14
1.3. Hợp đồng cung ứng dịch vụ ....................................................................................... 15
1.3.1. Đặc điểm chung về hợp đồng cung ứng dịch vụ..............................................15
1.3.2. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng cung ứng dịch vụ....................................16
Chương 2: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CÁC CHỦ THỂ TRONG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
CUNG ỨNG LAO ĐỘNG ………………………………………………………………..18

2.1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ cung ứng lao động.19
2.1.1. Nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ cung ứng
lao động ............................................................................................................19
2.1.1.1. Cung cấp dịch vụ .......................................................................................19
2.1.1.2. Trách nhiệm vật chất khi vi phạm hợp đồng cung cấp dịch vụ .................. 20

2.1.2. Các quyền của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ cung ứng lao động...............21
2.1.2.1. Quyền ngưng, từ chối cung cấp dịch vụ ........................................................ 22
2.1.2.2. Quyền hủy bỏ hợp đồng dịch vụ ..................................................................... 23


2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ cung ứng lao động .....................23
2.2.1. Quyền của bên sử dụng dịch vụ .......................................................................23
2.2.2. Nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ.........................................................................24
2.2.2.1. Tiếp nhận và sử dụng dịch vụ ......................................................................... 24
2.2.2.2. Thanh toán tiền thuê dịch vụ ........................................................................... 25
2.3. Mối quan hệ giữa hai bên (nhà cung cấp, khách hàng) với người lao động ...26
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT
NAM VỀ DỊCH VỤ CUNG ỨNG LAO ĐỘNG………………………………….......27
3.1. Thực trạng hoạt động cung ứng lao động ở Việt Nam......................................27
3.2. Thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về dịch vụ cung ứng
lao động ..................................................................................................................31
3.2.1. Tiêu cực và những lợi ích hoạt động dịch vụ cung ứng lao động đem lại.......32
3.2.2. Yêu cầu đặt ra và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về dịch vụ cung ứng
lao động ở Việt Nam ........................................................................................34
KẾT LUẬN ..................................................................................................................39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


Một số vấn đề pháp lý dịch vụ cung ứng lao động

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thương mại dịch vụ có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc
gia và đang ngày càng tỏ ra ưu thế, thu hút sự quan tâm của Tổ chức Thương mại thế giới

(World Trade Organization – WTO) cũng như của các nước trong đó có Việt Nam. WTO
đã đưa thương mại dịch vụ là một trong các nội dung đàm phán quan trọng được điều
chỉnh bằng một văn kiện pháp lý riêng rẽ - Hiệp định GATS (General Agreement on
Trade in Servicies), trong đó có đưa ra các nguyên tắc quốc tế chung để điều chỉnh hoạt
động thương mại dịch vụ trên phạm vi toàn cầu. Dịch vụ cho thuê nhân viên không nằm
ngoài những nguyên tắc của GATS. Ở Việt Nam, cho thuê nhân viên là một khái niêm
còn khá mới mẻ, trong biểu cam kết dịch vụ WTO của Việt Nam tại phân ngành E xuất
hiện cam kết “cho thuê không kèm theo người điều kiển”1. Có cung tất nhiên phải có cầu.
Có những đơn vị cung cấp máy móc, phương tiện, thiết bị…cho thuê nhưng không kèm
người điều khiển thì tất nhiên phải có các đơn vị cung cấp người điều khiển. Hoạt động
“cho thuê lại lao động” không ngoài mục đích đó2. Vấn đề cho thuê lại lao động đã được
đề cập trong Dự thảo (sửa đổi) Bộ Luật Lao động3, tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại
pháp luật vẫn chưa thừa nhận loại hình kinh doanh dịch vụ này. Trên thực tế, dịch vụ cho
thuê lại lao động đã diễn ra từ năm 2001, và ngày càng phát triển. Vậy hình thức pháp lý
của dịch vụ thuê lại lao động trên thực tế có được chấp nhận trong ngành nghề kinh doanh
dịch vụ ở Việt Nam hay không, để thuận tiện trong nghiên cứu về tính pháp lý của hoạt
động cho thuê lại lao động có giống với giới thiệu việc làm của Trung tâm giới thiệu việc
làm hay như doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm hay không, người viết chọn tên
đề tài “Một số vấn đề pháp lý dịch vụ cung ứng lao động” làm Luận văn tốt nghiệp cho
mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đối tượng của đề tài “Một số vấn đề pháp lý dịch vụ cung ứng lao động” là những
hoạt động giới thiệu việc làm và cung ứng lao động giữa nhà cung cấp và người sử dụng
lao động có nhu cầu sử dụng lao động. Trong đề tài, người viết tập trung tìm hiểu những

1

Phụ lục 5
Luật sư Nguyễn Duy Hùng – Luật sư điều hành của IPIC Group, Thông qua chế định “Cho thuê lại lao động” –
Một nhu cầu bức thiết, ngày 12/12/2011

3
Dự thảo 3 Bộ Luật Lao động (sửa đổi) 08/02/2010
2

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Lâm Hoàng Vũ
-1-


Một số vấn đề pháp lý dịch vụ cung ứng lao động

quy định về điều kiện cho phép nhà cung cấp được quyền tuyển chọn, cung ứng lao động
trên thị trường lao động, cũng như quyền và nghĩa vụ các bên trong hoạt động dịch vụ
cung ứng lao động.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra giải pháp giúp các bên tham gia hoạt động
cung ứng lao động được đảm bảo quyền lợi và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với
nhau nhằm đảm bảo hài hòa ba mối quan hệ (1. Nhà cung cấp – Người lao động, 2. Nhà
cung cấp – Người sử dụng lao động, 3. Người lao động – Người sử dụng lao động), và
theo đó đặt ra những yêu cầu cần thiết, đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
dịch vụ cung ứng lao động.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài “Một số vấn đề pháp lý dịch vụ cung ứng lao
động”, người viết tập trung tìm hiểu và phân tích những quy định về thương mại dịch vụ
nói chung, dịch vụ cung ứng lao động nói riêng. Mặc dù, cung ứng lao động chưa phải là
hoạt động kinh doanh được pháp luật thừa nhận, nhưng có nhiều nhà cung cấp đã đăng ký
và được cấp giấy phép giới thiệu việc làm được phép cung ứng lao động. Để làm rõ vấn
đề, người viết tìm hiểu những quy định về tổ chức dịch vụ việc làm4, Luật Người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, các văn bản hướng dẫn điều kiện, thủ tục thành lập
và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm5 và những văn bản có liên quan trong vấn đề

thuộc điều kiện bắt buộc đăng ký kinh doanh dịch vụ việc làm6. Người viết không nghiên
cứu tìm hiểu Nhà cung cấp là các tổ chức sự nghiệp có thu của Nhà nước, mà tập trung
chú trọng tới Nhà cung cấp dịch vụ là các doanh nghiệp hoạt động vì mục đích sinh lợi từ
hoạt động dịch vụ cung ứng lao động.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu và hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất, người viết đã sử dụng một
vài phương pháp để làm công tác phục vụ cho việc nghiên cứu như sau:
 Phương pháp nghiên cứu luật viết dùng để tìm hiểu các quy định của pháp luật
thương mại dịch vụ hiện hành;

4

Bộ Luật Lao động 1994 (sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007)
Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/2/2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động
của tổ chức giới thiệu việc làm và Nghị định số 71/2008/NĐ-CP ngày 05/6/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP
6
Thông tư số 02/2006/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 12/4/2006 Hướng dẫn việc ký quỹ tại Ngân hàng
đối với doanh nghiệp giới thiệu việc làm.
5

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Lâm Hoàng Vũ
-2-


Một số vấn đề pháp lý dịch vụ cung ứng lao động

 Phương pháp phân tích chứng minh, so sánh đối chiếu, vân dụng các quy định

của pháp luật thương mại dịch vụ về vấn đề đăng ký cấp giấy phép hoạt động cung ứng
dịch vụ, xác định chủ thể được phép cung ứng dịch vụ lao động trên thị trường lao động;
 Phương pháp tổng hợp thống kê, sử dụng các trang web để tìm hiểu và sưu tầm
tài liệu, đồng thời vận dụng các tài liệu của các nhà nghiên cứu, các tạp chí chuyên ngành
về vấn đề nghiên cứu và những vấn đề có liên quan nhằm bổ sung kiến thức về mặt lý
luận và tìm hiểu thực trạng của hoạt động cung ứng lao động để tìm ra những vướng mắc
trong việc áp dụng pháp luật thương mại dịch vụ nói chung và các văn bản điều chỉnh
hoạt động giới thiệu việc làm có liên quan tới cung ứng lao động.
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài “Một số vấn đề pháp lý dịch vụ cung ứng lao động” bao gồm phần mở đầu,
phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung của đề tài được chia làm ba chương như
sau:
 Chương 1: Khái quát chung về dịch vụ cung ứng lao động
 Chương 2: Địa vị pháp lý của các chủ thể trong hoạt động dịch vụ cung ứng lao
động
 Chương 3: Thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về dịch vụ cung ứng
lao động

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Lâm Hoàng Vũ
-3-


Một số vấn đề pháp lý dịch vụ cung ứng lao động

Chương 1:

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỊCH VỤ CUNG ỨNG LAO ĐỘNG
1.1. Các khái niệm về dịch vụ cung ứng lao động

1.1.1. Khái niệm về dịch vụ
Định nghĩa về dịch vụ trong kinh tế học được hiểu là những thứ tương tự như hàng
hoá nhưng phi vật chất. Theo quan điểm này, bản chất của dịch vụ là sự cung ứng để đáp
ứng nhu cầu như: dịch vụ du lịch, thời trang, chăm sóc sức khoẻ, lao động...và mang lại
lợi nhuận.
Theo GATS (General Agreement on Trade related Services)7, dịch vụ có thể được coi
là một loại hình thương mại đặc thù, cung cấp những sản phẩm phi vật thể nhằm đáp ứng
một nhu cầu nhất định của khách hàng. Do sự da dạng về chủng loại cùng với tính vô hình
của dịch vụ, tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã phân loại 12 ngành dịch vụ và 155
ngành dịch vụ chi tiết hơn8. Theo đó, thương mại dịch vụ bao gồm các dịch vụ ở bất kỳ
khu vực nào trừ dịch vụ do yêu cầu của Chính phủ, là những dịch vụ không dựa trên kinh
doanh hoặc cạnh tranh.
Ở Việt Nam, trong cuộc sống ngày nay chúng ta biết đến rất nhiều hoạt động trao đổi
được gọi chung là dịch vụ và ngược lại dịch vụ bao gồm rất nhiều các loại hình hoạt động
và nghiệp vụ trao đổi trong các lĩnh vực và ở cấp độ khác nhau. Đã có nhiều khái niệm,
định nghĩa về dịch vụ:
Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu
nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công9.
Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam: Dịch vụ là những hoạt động phục vụ nhằm thoả
mãn những nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt10.

7

TS. Lê Đăng Doanh nguyên Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung Ương: Tầm quan trọng của ngành dịch vụ và
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 321, tháng 2/2005, tr.5
8
Các loại dịch vụ đó là: Dịch vụ kinh doanh (Businees services); Dịch vụ liên lạc (Communication services) ; Dịch
vụ xây dựng và thi công (Constuction and engineering services); Dịch vụ phân phối (Distribution service): Dịch vụ
môi trường (Environmental services): Dịch vụ tài chính (Fincial services): Các dịch vụ liên quan tới sức khỏe và dịch
vụ xã hội (Health related services and social services); Các dịch vụ du lịch và liên quan tới du lịch (Tuorism and

travel-related services): Các dịch vụ giải trí và thể thao (Recreational, cultural and sporting services): Các dịch vụ
vận tải (Transport services); Các dịch vụ khác (Other services)
9

Hoàng Phê: Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, Nxb. Đà Nẵng 2005
Từ khóa “dịch vụ”: , 01/12/2011

10

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Lâm Hoàng Vũ
-4-


Một số vấn đề pháp lý dịch vụ cung ứng lao động

Theo GS.TS. Hồ Văn Tĩnh - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh quan niệm về
dịch vụ: Dịch vụ là toàn bộ các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người
mà sản phẩm của nó tồn tại dưới hình thái phi vật thể11.
Tóm lại, có nhiều khái niệm về dịch vụ được phát biểu dưới những góc độ khác nhau
nhưng tựu chung thì: “Dịch vụ là các sản phẩm đầu ra được sản xuất (tạo ra) theo đơn
đặt hàng và chúng không thể được mua bán, trao đổi tách biệt khỏi quá trình sản xuất ra
chúng; các quyền sở hữu không thể thiết lập trên các dịch vụ, và vào thời điểm quá trình
sản xuất ra chúng được hoàn thành, dịch vụ được cung cấp ngay cho khách hàng tiêu
dùng”12. Giữa dịch vụ và hàng hóa cũng có những điểm tương đồng nhất định và có
những mối liên hệ ở các cấp độ khác nhau. Có thể nhận biết dịch vụ qua các đặt trưng
sau: tính vô hình, không xác lập được quyền sở hữu trên dịch vụ; khó tiêu chuẩn hóa; quá
trình sản xuất, cung ứng và tiêu thụ xảy ra đồng thời, dịch vụ không thể cất giữ và lưu kho
bãi được13.

Dưới góc độ pháp lý như theo Luật Thương mại 2005 không định nghĩa dịch vụ mà
đưa ra khái niệm cung ứng dịch vụ (khoản 9 Điều 3): Cung ứng dịch vụ là hoạt động
thương mại, theo đó một bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ
cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách hàng) có nghĩa
vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
1.1.2.
Khái niệm về lao động
“Lao động là những hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm làm thay
đổi những vật thể tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người”14.
Ngôn ngữ học định nghĩa về lao động: Lao động được hiểu là hoạt động có mục đích
của con người nhằm tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội15.
Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam: Lao động là quá trình hoạt động tự giác,
hợp lí của con người, nhờ đó con người làm thay đổi các đối tượng tự nhiên và làm cho
chúng thích ứng để thỏa mãn nhu cầu của mình16.
Theo nghĩa rộng, lao động là hoạt động thực tiễn nào đó do con người tiến hành với
một mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với lợi
11

ThS. Đỗ Văn Tính: Thương mại dịch vụ - Lý luận và thực tiễn, Tạp chí Cộng sản, số 108 năm 2006
, Nguyễn Như Phát, Phan Thảo Nguyên: Pháp luật về thương mại dịch vụ Việt Nam và hội nhập kinh tế quốc tế,
Nxb. Bưu Điện, 10/2006, tr. 9, 13.
12 13

14

Bộ Giáo Dục và Đào tạo: Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác – Lênin (Tái bản lần 2 có sửa đổi, bổ sung), Nxb
Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2008, tr. 21
15
Hoàng Phê, Viện Ngôn ngữ học: Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng 2005, tr. 545
16

Từ khóa “lao động”: , 01/12/2011

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Lâm Hoàng Vũ
-5-


Một số vấn đề pháp lý dịch vụ cung ứng lao động

ích của mình. Lao động là sự vận dụng sức lao động trong quá trình tạo ra của cải vật
chất; là quá trình kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm hoặc
dịch vụ17.
Tóm lại, lao động là hoạt động hữu ích của con người nhằm sáng tạo ra của cải vật
chất, tinh thần cần thiết để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, của một nhóm người, của cả doanh
nghiệp hoặc là của toàn xã hội.
Mối quan hệ chặt chẽ với khái niệm lao động là khái niệm về sức lao động. Sức lao
động hay năng lực lao động là “toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong
một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi
sản xuất ra một giá trị nào đó”18. Trong mọi xã hội, sức lao động đều là yếu tố của sản
xuất nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hóa với hai điều kiện:
 Người lao động tự do về thân thể, tức là có quyền tự chủ về sức lao động của mình;
 Người lao động không có tư liệu sản xuất và chỉ có thể bán sức lao động để sinh
sống.
Sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt, không hữu hình như một sản phẩm mà vô
hình như một loại dịch vụ được trao đổi bởi chính chủ thể sở hữu nó theo nhiều hình thức
khác nhau như: theo hợp đồng lao động, hợp đồng cung ứng lao động giữa bên cầu lao
động (người sử dụng lao động trực tiếp sử dụng lao động) và bên cung lao động (doanh
nghiệp hoạt động cung ứng lao động với nguồn lao động được tuyển chọn hoặc không
qua tuyển chọn),…

1.1.3.
Khái niệm cung ứng lao động
Căn cứ nguyên tắc cung – cầu lao động, có thể khái niệm chung về cung ứng lao động:
Cung ứng lao động hay cung cấp nguồn lao động là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu
công việc của người sử dụng lao động trong khoảng thời gian nào đó (không xác định
hoặc xác định) được thể hiện qua việc trao đổi sức lao động với lợi ích vật chất hay phi
vật chất. Trên thị trường lao động, hoạt động cung ứng lao động thể hiện rõ nét qua việc
tuyển chọn và dự tuyển lao động từ hai phía người sử dụng lao động và người lao động.
Với tính năng động của thị trường lao động, việc trao đổi sức lao động còn có thể
thông qua một tổ chức trung gian làm công việc kết nối cung – cầu lao động đáp ứng nhu

17

Bộ Giáo Dục và Đào tạo: Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác – Lênin (Tái bản lần 2 có sửa đổi, bổ sung), Nxb
Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2008, tr. 16
18
Bộ Giáo Dục và Đào tạo: Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác – Lênin (Tái bản lần 2 có sửa đổi, bổ sung), Nxb
Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2008, tr. 21

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Lâm Hoàng Vũ
-6-


Một số vấn đề pháp lý dịch vụ cung ứng lao động

cầu công việc của người sử dụng lao động và việc làm của người lao động, như một hành
vi thương mại, được gọi là dịch vụ cung ứng lao động.
1.1.4.

Khái niệm dịch vụ cung ứng lao động
1.1.4.1. Khái niệm
Từ những khái niệm về lao động, dịch vụ, cung ứng lao động, người viết đưa ra khái
niệm về dịch vụ cung ứng lao động như là một hoạt động thương mại, mà bên cung ứng
thực hiện công việc cung ứng loại hàng hóa đặc biệt – sức lao động cho bên sử dụng dịch
vụ có nhu cầu sử dụng sức lao động đó. Bên cạnh những đặc điểm về loại hình dịch vụ
nói chung, hình thức kinh doanh dịch vụ cung ứng lao động có một số đặc điểm sau:
 Hoạt động chính của dịch vụ cung ứng lao động là cung ứng sức lao động trên
thị trường lao động;
 Doanh nghiệp cung ứng lao động phải có được nguồn cung ứng, tức là có
nguồn lao động từ những người lao động;
 Khách hàng – người trực tiếp sử dụng lao động là những đối tượng có nhu cầu
sử dụng lao động theo yêu cầu đặt ra cho doanh nghiệp hoạt động cung ứng lao động đối
với sức lao động (thỏa thuận giữa người sử dụng lao động với doanh nghiệp hoạt động
dịch vụ cung ứng lao động về trình độ, kỹ thuật, kinh nghiệm,.. đối với sức lao động).
Ở Việt Nam, khái niệm dịch vụ cung ứng lao động chỉ dừng lại ở phạm vi giới thiệu
việc làm hay dịch vụ việc làm không mang tính chất kinh doanh, vì hoạt động này được
xem như hoạt động thuộc chính sách tạo việc làm do các tổ chức sự nghiệp có thu của
Nhà nước hoạt động19.
Thực vậy, có thể nói đây là hình thức cho thuê lao động (chưa được pháp luật điều
chỉnh). Xét về bản chất hoạt động cho thuê lao động, khi doanh nghiệp hoạt động loại
hình kinh doanh dịch vụ này, họ tuyển lao động phổ thông, hay lao động có trình độ cao
theo nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất và ký hợp đồng lao động với số lao động này, sau
đó cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất theo hợp đồng cung ứng lao động. Các doanh
nghiệp sản xuất bố trí việc làm cho người lao động nhưng không quản lý người lao động.
Doanh nghiệp sản xuất trả tiền công cho người lao động và phí dịch vụ cho doanh nghiệp
cung ứng lao động (Tiền công thông thường được tính ở mức từ 35.000 – 60.000
đồng/người lao động/ngày thực làm. Bởi vậy, các doanh nghiệp cung ứng lao động trích
từ khoản tiền trên 15% – 25% phí dịch vụ cho mình)20.
19


Lê Quang Trung: Trung tâm giới thiệu việc làm – Sự hình thành và phát triển, Tạp chí Lao động và Xã hội, số
268+269, từ 01- 31/8/2005, tr. 22-23
20
Phan Huy Hồng, Phạm Thị Thu: Hoạt động cho thuê lao động - Một điều chỉnh Pháp luật theo hướng cho phép,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 109, tháng 11/2007, tr. 45

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Lâm Hoàng Vũ
-7-


Một số vấn đề pháp lý dịch vụ cung ứng lao động

Về cơ bản dịch vụ cung ứng lao động và dịch vụ “nhận khoán việc” có những điểm
giống và khác nhau. Qua nghiên cứu, người viết đưa ra quan niệm về hai loại hình dịch vụ
này như sau: Khoán việc được hiểu là một số công việc cần làm và được trả công. Theo
đó, bên giao khoán việc giao công việc cho bên nhận khoán việc thực hiện công việc hoặc
một số công việc theo hợp đồng giao khoán việc hay hợp đồng khoán việc. Dưới quan
niệm này cho thấy dịch vụ “nhận khoán việc” là một “biến tướng” của dịch vụ cung ứng
lao động với mục đích đối phó, theo đó, doanh nghiệp sử dụng lao động thay vì ký kết
hợp đồng cung ứng lao động với doanh nghiệp cho thuê lao động đã ký kết hợp đồng
khoán một số gói việc cho các doanh nghiệp này21. Ví dụ: Doanh nghiệp ký hợp đồng với
công ty bảo vệ để công ty bảo vệ đưa lao động của mình đến bảo vệ doanh nghiệp, thì đây
là nhận khoán việc, vì công ty bảo vệ chỉ cung ứng dịch vụ bảo vệ, không cho thuê nhân
viên (vệ sĩ) của mình22. Các các tổ chức, doanh nghiệp đó không sử dụng vệ sĩ như sử
dụng lao động trong sản xuất kinh doanh. Vệ sĩ không chịu sự quản lý, chỉ đạo, bố trí
công việc hay chịu sự điều động của họ mà vệ sĩ thực hiện nhiệm vụ do công ty bảo vệ
giao cho23.

1.1.4.2. Vai trò của dịch vụ cung ứng lao động trong vấn đề giải quyết việc làm cho
người lao động và tạo nguồn nhân lực cấp thiết cho doanh nghiệp.
Dịch vụ cho thuê lại lao động trong chừng mực nhất định được xem như giải
pháp tiết kiệm, hiệu quả trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu lớn về nguồn nhân lực lao
động giản đơn nhưng quen việc trong những trường hợp có có sự điều chỉnh tăng kế
hoạch sản xuất tức thời hoặc trong lúc cao điểm như các dịp trước Tết. Nó cũng tỏ ra hợp
lý đối với doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động, nhưng có gián đoạn về thời gian do
đặc thù của chu trình sản xuất. Hoạt động dịch vụ cung ứng lao động trên thực tế mang lại
lợi ích kinh tế cho cả ba bên: doanh nghiệp cho thuê, doanh nghiệp thuê lại lao động và
người lao động cho thuê lại:
Doanh nghiệp cho thuê lao động là các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc
làm, bản thân các doanh nghiệp này cũng muốn mở rộng phạm vi của hoạt động dịch vụ
việc làm, nhất là hoạt động cho thuê lại lao động - một lĩnh vực hoạt động mà theo họ là
21

Minh Chánh: Chấm dứt cho thuê lao động chuyển sang hợp đồng…”khoán việc”!?,
15/12/2011.
22
Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 14/2001/NĐ-CP ngày 25/4/2001 của Chính phủ về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo
vệ; Mục V.8, V.11 Thông tư số 07/2001/TT-BCA ngày 18/9/2001 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số
14/2001/NĐ-CP
23
Phan Huy Hồng, Phạm Thị Thu: Hoạt động cho thuê lao động - Một điều chỉnh Pháp luật theo hướng cho phép,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 109, tháng 11/2007, tr. 48.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Lâm Hoàng Vũ
-8-



Một số vấn đề pháp lý dịch vụ cung ứng lao động

thức thời, phù hợp với sự vận động tất yếu của thị trường lao động, mang lại nguồn thu
không nhỏ cho các doanh nghiệp dịch vụ việc làm.
Doanh nghiệp thuê lại lao động có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí về
nhân lực, thời gian và tài chính cho việc tuyển chọn, quản lý lao động, giải quyết lao động
dôi dư...Đồng thời, doanh nghiệp thuê lại lao động cũng không phải trực tiếp “đối diện”
với những rủi ro xảy ra đối với người lao động, vừa tránh được phiền hà, vừa đỡ tốn kém.
Với những công việc có tính chất thời vụ hoặc có tính chất tương tự thì các doanh nghiệp
sẽ không bị rơi vào tình trạng “thừa người, thiếu việc” mà vẫn phải thanh toán lương cho
người lao động như sử dụng lao động trong biên chế chính thức của doanh nghiệp.
Bản thân những người lao động (được sử dụng để cho thuê lại) cũng có thể
yên tâm về việc làm và thu nhập trong suốt thời gian có hợp đồng lao động với doanh
nghiệp cho thuê lao động, kể cả trong trường hợp tạm thời không có việc làm do gián
đoạn việc cho thuê lại, đây có thể là giải pháp cho một lực lượng lao động không muốn
hoặc không thể kiếm được công việc ổn định. Đó là những người lao động có nghề trong
một số lĩnh vực, không muốn gắn bó với một đơn vị cụ thể. Đó là những người lao động
vừa bị “thải ra” từ một số doanh nghiệp do thực hiện việc sắp xếp lại nhưng chưa tìm
được một công việc ổn định và thường xuyên. Đó là những sinh viên tìm kiếm một công
việc trong thời gian rất ngắn. Trong chừng mực nào đó, dịch vụ cho thuê lại lao động mở
ra cơ hội việc làm cho những đối tượng này.
1.1.5.
Sự ra đời loại hình kinh doanh dịch vụ cung ứng lao động
Trên thế giới xuất phát từ các quốc gia, nhiều doanh nghiệp (người sử dụng lao động)
đang thu hút nguồn lao động hay có nhu cầu về sức lao động được tuyển chọn hoặc không
qua tuyển chọn. Một mặt người sử dụng lao động tự tuyển dụng lao động, mặt khác có thể
tuyển dụng lao động thông qua khâu trung gian từ một Trung tâm tổ chức sự nghiệp của
Nhà nước thực hiện chính sách giải quyết việc làm hay như tổ chức tư nhân hoạt động
như một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ với những yêu cầu, tiêu chuẩn do người sử

dụng lao động đặt ra đối với người lao động. Như vậy “cầu” về lao động xuất hiện, về
mặt kinh tế học khi cầu xuất hiện thì “cung” lao động cũng dần xuất hiện sau đó. Nắm bắt
được nguyên lý Cung – Cầu, nhằm mục đích kinh doanh các doanh nghiệp đưa ý tưởng
hoạt động thương mại dưới hình thức giới thiệu việc làm cho người lao động và tuyển
dụng lao động cho các đối tượng đang có nhu cầu về lao động. Cho thuê nhân viên và
dịch vụ cho thuê nhân viên là một xu hướng thịnh hành từ những thập niên 60-70 của thế
kỷ 20 tại Mỹ và các nước Tây Âu. Ở các nước phát triển, hàng năm, nhu cầu thuê nhân

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Lâm Hoàng Vũ
-9-


Một số vấn đề pháp lý dịch vụ cung ứng lao động

viên tại các công ty đa quốc gia là rất lớn và luôn có chiều hướng tăng lên không ngừng.
Nếu như tại Mỹ trong năm 1992, con số nhân viên thời vụ chỉ chiếm khoảng 17% tổng số
nhân viên nói chung thì tới năm 2000, con số này đã xấp xỉ 50%.24
Để điều chỉnh hoạt động cho thuê lại nhân viên và bảo vệ quyền lợi cho người lao
động thuê lại, chống lao động cưỡng bức, rất nhiều quốc gia đã ban hành luật để điều
chỉnh về vấn đề này ví dụ như: Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc (đã ban hành luật
riêng về vấn đề này), Trung Quốc (có một chương của Luật Hợp đồng lao động),
Singapore đang xây dựng Luật thuê lại lao động dự kiến có hiệu lực năm 2012.
Ở Việt Nam, sự lưu thông sức lao động trên thị trường lao động xuất hiện khá muộn
so với các quốc gia phát triển, chủ yếu là chính sách giải quyết việc làm cho người lao
động thông qua xuất khẩu lao động, tạo việc làm trong nước. Vào cuối những năm 80, đã
hình thành các “Văn phòng giao dịch, giới thiệu việc làm” ở một số thành phố lớn trước
hết là Thành phố Hồ Chí Minh25, do yêu cầu thực tế khách quan của Cung – Cầu lao động
và sự định hướng hỗ trợ của Nhà nước. Đây chính là tiền đề cho sự ra đời và phát triển

của Trung tâm giới thiệu việc làm ở Việt Nam. Đến năm 1992, Nghị quyết 120 của Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) được ban hành, tạo điều kiện cho sự phát triển của hệ
thống này phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Với loại hình kinh doanh
dịch vụ cung ứng lao động còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp trong nước, mãi đến
đầu thế kỷ XX, dịch vụ cho thuê lao động bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên kể từ
khi Việt Nam bắt đầu hội nhập kinh tế thế giới (bước ngoặc quan trọng là Việt Nam gia
nhập Tổ chức Thương mại thế giới - WTO), đã thấm dần quan niệm dịch vụ việc làm do
tổ chức tư nhân hoạt động như một loại hình kinh doanh dịch vụ giới thiệu việc làm và
một số doanh nghiệp bắt đầu tham gia vào hoạt động dịch vụ cung ứng lao động (tập
trung nhiều hơn khu vực Nam Bộ) như một ngành nghề kinh doanh đặc thù dựa trên nhu
cầu về sức lao động của người sử dụng lao động và nhu cầu về việc làm của người lao
động.

1.2. Các chủ thể tham gia hoạt động dịch vụ cung ứng lao động
Có nhiều chủ thể khác nhau tham gia vào các hoạt động đa dạng làm cầu nối giữa
người lao động và người sử dụng lao động, như: các hoạt động giới thiệu việc làm do các
24

ThS. Mai Đức Thiện – Vụ pháp chế, Bộ Lao động Thương binh – Xã hội: Sửa đổ, bổ sung để hoàn thiện Bộ Luật
Lao động, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 167, 3/2010, tr. 34
25
Lê Quang Trung, Trung tâm giới thiệu việc làm – Sự hình thành và phát triển, Tạp chí Lao động và Xã hội, số
268+269, từ 01- 31/8/2005, tr. 22

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Lâm Hoàng Vũ
- 10 -



Một số vấn đề pháp lý dịch vụ cung ứng lao động

cơ quan quản lý nhà nước phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội tổ chức như hội chợ
việc làm hay sàn giao dịch việc làm. Ngoài ra còn có hoạt động của các Trung tâm giới
thiệu việc làm là các đơn vị sự nghiệp có thu ở các địa phương. Hoạt động của các Trung
tâm giới thiệu việc làm được coi thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội, mặc dù là hoạt động có
thu, nhưng như vậy là phi lợi nhuận. Kinh doanh loại hình dịch vụ cung ứng lao động vì
mục đích lợi nhuận cần xét đến các chủ thể trong hoạt động dịch vụ này bao gồm các chủ
thể sau:
1.2.1.
Doanh nghiệp, cá nhân có đăng ký kinh doanh hoạt động dịch vụ cung ứng
lao động – nhà cung cấp dịch vụ (bên cung)
Khái niệm nhà cung cấp dịch vụ là chỉ các thương nhân tham gia vào quá trình sản
xuất, cung cấp dịch vụ trên thị trường với mục đích lợi nhuận. Thương nhân theo pháp
luật Việt Nam là các doanh nghiệp, cá nhân có đăng ký kinh doanh được thành lập và
hoạt động kinh doanh hợp pháp26. Ngoài ra, để tham gia vào thị trường dịch vụ, trong
nhiều ngành dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ còn phải có thương quyền để cung cấp dịch
vụ. “Thương quyền” là quyền tham gia thị trường, quyền cung cấp dịch vụ cho khách
hàng của thương nhân27. Hình thức thể hiện của thương quyền chính là “giấy phép cung
ứng dịch vụ”.
Trong các văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành, cơ sở pháp lý cho phép tổ chức,
pháp nhân, cá nhân được tham gia vào hoạt động giới thiệu việc làm (gọi chung là doanh
nghiệp) là Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 Quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về việc làm. Tuy nhiên, các điều kiện hoạt
động giới thiệu việc làm của doanh nghiệp lại được điều chỉnh bằng Nghị định số
19/2005/NĐ-CP ngày 28/2/2005 Quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của
tổ chức giới thiệu việc làm. Theo Điều 12, 13 Nghị định số 19/2005/NĐ-CP, doanh
nghiệp được cấp phép hoạt động giới thiệu việc làm trên cơ sở hồ sơ đề nghị cấp giấy
phép và chứng minh được việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện về trụ sở, trang thiết bị, ký
quỹ28 và nhân lực. Mặc dù là tổ chức kinh tế, hoạt động vì mục đích sinh lợi, nhưng phạm

vi hoạt động giới thiệu việc làm của doanh nghiệp được cấp phép hoạt động giới thiệu
việc làm giống như của Trung tâm giới thiệu việc làm (so sánh Điều 17 với Điều 7 Nghị
định số 19/2005/NĐ-CP), bao gồm: tư vấn về việc làm, học nghề, chính sách có liên quan
đến quan hệ lao động theo quy định của pháp luật lao động; giới thiệu việc làm cho người
26

Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005
Khoản 1 Điều 75 Luật Thương mại 2005
28
Việc ký quỹ thực hiện theo Thông tư số 02/2006/TT-NHNN ngày 12/4/2006 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn
việc ký quỹ tại ngân hàng đối với doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm
27

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Lâm Hoàng Vũ
- 11 -


Một số vấn đề pháp lý dịch vụ cung ứng lao động

lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập,
phân tích và cung ứng thông tin về thị trường lao động; được dạy nghề theo quy định của
pháp luật. Chủ thể này tham gia vào quan hệ pháp luật lao động với người lao động bằng
hợp đồng lao động và quan hệ pháp luật kinh doanh thương mại với người sử dụng lao
động thông qua hợp đồng dịch vụ việc làm.
1.2.2.
Người sử dụng lao động – khách hàng (bên cầu)
Theo Bộ Luật lao động 1994, sửa đổi, bổ sung qua các năm 2002, 2006, 2007 (sau đây
gọi là BLLĐ hiện hành) Điều 6 đoạn 2 định nghĩa: Người sử dụng lao động là doanh

nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê
mướn, sử dụng và trả công lao động.
Trong đề tài nghiên cứu, người viết không đề cập tới người sử dụng lao động là các cơ
quan Nhà nước, cũng như các tổ chức sự nghiệp có thu của Nhà nước.
Đối với người sử dụng lao động là các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp này phải
đăng ký kinh doanh và được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, có khả năng đảm bảo tiền
công và các điều kiện làm việc cho người lao động. Riêng với doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài thì phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật đầu tư nước ngoài
(như có giấy phép đầu tư,…).
Đối với người sử dụng lao động là cá nhân, hộ gia đình muốn tuyển dụng lao động
phải thỏa mãn những điều kiện luật định như đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực nhận thức, có
khả năng đảm bảo tiền công và điều kiện lao động cho người lao động
Dự thảo 3 Bộ Luật lao động (sửa đổi) 08/02/2010 Điều 3 khoản 2 định nghĩa có phần
mở rộng phạm vi đối tượng là người sử dụng lao động, theo đó thì: Người sử dụng lao
động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá
nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì từ đủ 18
tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
1.2.3.
Người lao động – nguồn cung ứng
Điều 55 Hiến Pháp 1992 quy định: Lao động là quyền, nghĩa vụ của công dân. Như
vậy, công dân là chủ thể của quan hệ pháp luật lao động.
Để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật lao động thì công dân đó phải thỏa mãn hai
điều kiện năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động29

29

ThS. Diệp Thành Nguyên, Giáo trình Luật Lao động, Tủ sách Đại học Cần Thơ 6/2008, tr.15

GVHD: TS. Cao Nhất Linh


SVTH: Lâm Hoàng Vũ
- 12 -


Một số vấn đề pháp lý dịch vụ cung ứng lao động

 Năng lực pháp luật lao động của công dân là khả năng mà pháp luật quy định
hay ghi nhận cho công dân quyền có việc làm, được làm việc, được hưởng
quyền, đồng thời thực hiện nghĩa vụ của người lao động;
 Năng lực hành vi lao động của công dân là khả năng bằng chính hành vi của
bản thân họ tham gia trực tiếp vào quan hệ pháp luật lao động, tự hoàn thành
mọi nhiệm vụ, tạo ra và thực hiện quyền, hưởng mọi quyền lợi của người lao
động.
Năng lực hành vi lao động được thể hiện trên hai yếu tố có tính chất điều kiện là thể
lực và trí lực. Thể lực chính là sức khỏe bình thường của người lao động để có thể thực
hiện được một công việc nhất định, trí lực là khả năng nhận thức đối với hành vi lao động
mà họ thực hiện và với mục đích công việc họ làm. Do đó muốn có năng lực hành vi lao
động con người phải trải qua thời gian phát triển cơ thể (đạt tới độ tuổi nhất định) và có
quá trình tích lũy kiến thức và kỹ năng lao động (học tập và rèn luyện).
Theo BLLĐ hiện hành Điều 6 đoạn 1 có định nghĩa: Người lao động là người ít nhất
đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng. Trong một định nghĩa khác về
người lao động rằng: Người lao động là người từ đủ 15 tuổi, có khả năng lao động, làm
việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự điều hành, quản lý của người sử
dụng lao động30.
Tuy nhiên, đối với một số nghề và công việc được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào
làm việc nhưng phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ, hoặc người đỡ đầu của trẻ
em đó thì việc giao kết hợp đồng đó mới có giá trị. Khoa học pháp lý gọi trẻ em trong
trường hợp này là công dân có năng lực hành vi không đầy đủ (năng lực hành vi một
phần).
Cần phân biệt trường hợp năng lực hành vi lao động không đầy đủ với trường hợp bị

hạn chế năng lực pháp luật, đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Nhìn chung, những
người chưa đến độ tuổi quy định, những người mất trí là những người không có năng lực
hành vi lao động.
Ngoài ra có một số trường hợp bị hạn chế năng lực pháp luật lao động trong những
trường hợp luật định (bị tù giam, bị cơ quan có thẩm quyền cấm đảm nhiệm một chức vụ
hoặc làm một công việc nào đó,…).
Ngoài các đối tượng là công dân Việt Nam, người nước ngoài cũng có thể là chủ thể
của quan hệ pháp luật lao động với tư cách là người lao động. Điều 133 BLLĐ hiện hành:
Người nước ngoài làm việc từ đủ ba tháng trở lên cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
30

Điều 3 khoản 1 Dự thảo 3 Bộ Luật lao động (sửa đổi ) 08/02/2010.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Lâm Hoàng Vũ
- 13 -


Một số vấn đề pháp lý dịch vụ cung ứng lao động

tại Việt Nam phải có giấy phép lao động do cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương cấp; thời hạn giấy phép lao động theo thời hạn hợp đồng
lao động, nhưng không quá 36 tháng và có thể được gia hạn theo đề nghị của người sử
dụng lao động; người nước ngoài lao động tại Việt Nam được hưởng các quyền lợi và
phải thực hiện các nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Đối với các trường hợp người nước ngoài là cán bộ đi làm công tác ngoại giao, các
chuyên gia,…không thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động, các đối tượng này có
văn bản quy định riêng.

1.2.4.
Mối quan hệ giữa các chủ thể
Trong hoạt động dịch vụ cung ứng lao động có cấu trúc pháp lý sau: doanh nghiệp
cung ứng lao động (có giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm) ký hợp đồng lao động với
người lao động nên giữa hai chủ thể này tồn tại quan hệ hợp đồng lao động theo pháp luật
lao động. Doanh nghiệp cung ứng lao động ký “hợp đồng cung ứng lao động” hay “hợp
đồng dịch vụ lao động” với người sử dụng lao động, theo đó, doanh nghiệp cung ứng lao
động cho người sử dụng lao động thuê lại số lao động này. Xét về bản chất, đây là hợp
đồng cho thuê lao động, không được pháp luật hiện hành điều chỉnh. Người sử dụng lao
động sử dụng số lao động này mà không ký kết hợp đồng lao động với họ, trả tiền công
cho họ thông qua doanh nghiệp cung ứng lao động (doanh nghiệp cho thuê lao động).
1.2.4.1. Doanh nghiệp cho thuê lao động (sau đây gọi là nhà cung cấp dịch vụ) với
người sử dụng lao động: đây là mối quan hệ pháp lý về thương mại thông qua hợp đồng
cung ứng dịch vụ.
1.2.4.2. Nhà cung cấp dịch vụ với người lao động: đây là mối quan hệ về lao động
được thể hiện bằng hợp đồng lao động được ký kết giữa nhà cung cấp dịch vụ với người
lao động. Trong mối quan hệ này, nhà cung cấp nhằm mục đích tạo ra nguồn cung ứng
(sức lao động) và người lao động trong vai trò là người đóng góp vào nguồn cung ứng đó,
mặc dù là nhân viên của nhà cung cấp nhưng không làm những công việc cung ứng mà
làm việc theo hợp đồng dịch vụ việc làm cho khách hàng thuê lao động, và “mọi thủ tục
về nhân sự như hợp đồng lao động, trả lương, tiền thưởng, chế độ nghỉ phép, bảo hiểm y

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Lâm Hoàng Vũ
- 14 -


Một số vấn đề pháp lý dịch vụ cung ứng lao động


tế, bảo hiểm xã hội, hoặc sự cố tai nạn, đình công (nếu có) đều do phía nhà cung cấp dịch
vụ xử lý”31.
1.2.4.3. Mối quan hệ giữa hai bên (nhà cung cấp và khách hàng) với người lao động:
có thể nói đây là mối quan hệ pháp lý về lao động, nhưng không thông qua hợp đồng lao
động mà được thể hiện bằng một việc, hoặc một số công việc được giao cho làm, và tạo ra
thu nhập từ việc làm đó, hay mối quan hệ này phát sinh trong mối quan hệ giữa hai bên
nhà cung cấp dịch vụ lao động và người sử dụng dịch vụ lao động thông qua hợp đồng
dịch vụ cung ứng lao động.
1.3. Hợp đồng cung ứng dịch vụ
1.3.1.
Đặc điểm chung về hợp đồng cung ứng dịch vụ
Hợp đồng cung ứng dịch vụ hay hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo
đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện hoạt động dịch vụ cho bên sử dụng dịch vụ và nhận
thù lao còn bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán thù lao và có quyền sử dụng dịch
vụ theo thỏa thuận. Theo Điều 518 Bộ Luật dân sự 2005 (BLDS 2005): Hợp đồng dịch vụ
là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên
thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Dấu hiệu quan trọng để phân biệt hợp đồng dịch vụ với các hợp đồng mua bán hàng
hóa là ở chỗ, đối tượng của hợp đồng dịch vụ không là hàng hóa (mà chính là hành vi của
bên cung ứng dịch vụ) là những hoạt động dịch vụ, tùy từng loại dịch vụ mà có những
hành vi cụ thể. Trong cung ứng dịch vụ không có việc chuyển giao quyền sở hữu dịch vụ.
Khi quan hệ cung ứng dịch vụ được hoàn thành, các giá trị của dịch vụ được chuyển vào
các sản phẩm khác còn bản thân dịch vụ không tồn tại. Sự phân biệt này có ý nghĩa quan
trọng trong việc xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật cũng như trong giải quyết tranh
chấp về cung ứng dịch vụ.
Cơ cấu chủ thể của hợp đồng dịch vụ gồm: bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch
vụ. Trong đó, bên cung ứng dịch vụ phải là thương nhân (kinh doanh trong lĩnh vực dịch
vụ), bên còn lại có thể là thương nhân, cũng có thể không phải là thương nhân.
Bên cung ứng dịch vụ sẽ được hưởng thù lao, giá dịch vụ do hai bên tự thỏa thuận.
Trong trường hợp không tự thỏa thuận được thì áp dụng Điều 86 Luật Thương mại

200532.
31

Bộ Lao động – Thương binh và xã hội: Báo cáo đánh giá tác động dự thảo Bộ Luật lao động (sửa đổi), Hà Nội
9/2011, tr. 10

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Lâm Hoàng Vũ
- 15 -


Một số vấn đề pháp lý dịch vụ cung ứng lao động

Ngoài phần thủ tục về hợp đồng nói về các chủ thể ký hợp đồng, không gian và thời
gian ký hợp đồng, những điều kiện cam kết thông thường như các loại hợp đồng khác, nội
dung của hợp đồng dịch vụ phải bao gồm những cam kết chủ yếu sau:
 Nội dung công việc dịch vụ
 Những tài liệu và điều kiện để thực hiện dịch vụ
 Thời gian và yêu cầu chất lượng công việc
 Nghiệm thu công việc
 Giá cả và phương thức thanh toán
 Giao nhận đối tượng dịch vụ
 Bảo hành và bảo quản đối tượng dịch vụ
1.3.2.
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng cung ứng dịch vụ
Bao gồm các điều kiện sau:
 Chủ thể giao kết hợp đồng: chủ thể phải đảm bảo có đủ năng lực pháp luật,
năng lực hành vi, năng lực giao kết. Theo Luật Thương mại 2005, chủ thể của hợp đồng
dịch vụ là nhà cung cấp và khách hàng. Tiêu chí xác định tư cách chủ thể là nhà cung cấp

thường được quy định trong các văn bản chuyên ngành;
 Ý chí: nguyên tắc cơ bản để giao kết hợp đồng dịch vụ tuân theo các nguyên
tắc của pháp luật dân sự về giao kết hợp đồng như: Nguyên tắc tự do ý chí, tự nguyện cam
kết, thỏa thuận; nguyên tắc bình đẳng; nguyên tắc thiện chí, trung thực; nguyên tắc chịu
trách nhiệm dân sự; nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp; nguyên tắc tôn
trọng, bảo vệ quyền dân sự; nguyên tắc tôn trọng lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng;
nguyên tắc tuân thủ pháp luật;…và một số nguyên tắc tùy theo từng loại dịch vụ;
 Đối tượng của hợp đồng cung ứng dịch vụ, pháp luật Việt nam quy định là
“dịch vụ”. Đối tượng của hợp đồng cung ứng dịch vụ phải là công việc có thể thực hiện
được, không bị pháp luật cấm, không trái với đạo đức xã hội33. Tuy nhiên, dịch vụ không
chỉ là các công việc đơn thuần, mà nó còn là sản phẩm có giá trị và giá trị sử dụng. Luật
Thương mại 2005 không đưa ra định nghĩa về dịch vụ, vì vậy, dịch vụ thường được định
nghĩa theo từng lĩnh vực và được quy định trong văn bản chuyên ngành, như: Dịch vụ bưu
chính là dịch vụ nhận gửi, chuyển, phát bưu thẩm, bưu kiện qua mạng bưu chính công
32

Điều 86 “Giá dịch vụ”: Trường hợp không có thoả thuận về giá dịch vụ, không có thoả thuận về phương pháp xác
định giá dịch vụ và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá của
loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương
thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.
33
Điều 519 Bộ Luật Dân sự 2005

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Lâm Hoàng Vũ
- 16 -


Một số vấn đề pháp lý dịch vụ cung ứng lao động


cộng; dịch vụ viễn thông là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh,
hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối của mạng viễn thông34;
kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi,
theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên
mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người
thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm35;
 Hình thức của hợp đồng được thực hiện với ba hình thức: bằng miệng (lời nói),
hành vi cụ thể, bằng văn bản có chứng thực hoặc không có chứng thực. Theo Điều 74
Luật Thương mại 2005 nói về hình thức của hợp động dịch vụ: Hợp đồng dịch vụ được
thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể; đối với các
loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân
theo các quy định đó. Tuy nhiên, theo quy định của các luật chuyên ngành, hình thức của
hợp đồng dịch vụ thường được yêu cầu thể hiện dưới hình thức văn bản và một số hình
thức khác như cuống vé, vận đơn,…; hình thức hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành
văn bản36; hợp đồng vận chuyển hàng không, hàng hải lại không nhất thiết là ký hợp đồng
mà bằng chứng của việc ký kết hợp đồng là vận đơn chuyển hay cuống vé vận chuyển,
việc mất vận đơn, cuống vé không ảnh hưởng tới giá trị của hợp đồng37. Trong khi đó,
hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông được thể hiện bằng lời nói, phương
thức thanh toán hoặc bằng hành vi cụ thể khác theo quy định của pháp luật38; Đối với dịch
vụ cung ứng lao động thì hình thức hợp đồng dịch vụ phải được xác lập bằng văn bản39.
 Nội dung của hợp đồng cung ứng dịch vụ bao gồm quyền và nghĩa vụ của các
bên giao kết hợp đồng, theo đó bên cung ứng có nghĩa vụ cơ bản như đảm bảo thực hiện
những công việc có liên quan một cách đầy đủ, phù hợp kết quả của công việc với nỗ lực
và khả năng cao nhất40. Bên khách hàng có nghĩa vụ trả tiền và hợp tác trong tất cả những
vấn đề cần thiết khác để bên cung ứng có thể cung ứng dịch vụ một cách thích hợp41. Tuy
nhiên, các văn bản pháp luật chuyên ngành có thể quy định cụ thể về một số điều khoản
chính trong hợp đồng dịch vụ như: hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hàng không trong Bộ
Luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng; hợp đồng xây dựng trong Luật Xây
34


Khoản 1, 7 Điều 4 Pháp Lệnh Bưu chính, Viễn thông
Khoản 1 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm
36
Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm
37
Điều 129 Luật Hàng không dân dụng, Điều 73 Bộ Luật Hàng hải
38
Điều 15 Nghị định 160/2004/NĐ-CP ngày 03/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông
39
Điều 60 Dự thảo 3 Bộ Luật lao động (sửa đổi) 08/02/2010
40
Các Điều 78, 79, 80 Luật Thương mại 2005
41
Điều 85 Luật Thương mại 2005
35

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Lâm Hoàng Vũ
- 17 -


Một số vấn đề pháp lý dịch vụ cung ứng lao động

dựng,…,và thông thường các ngành dịch vụ kinh doanh, tư vấn, dịch vụ xây dựng và dịch
vụ kỹ thuật liên quan, dịch vụ phân phối, các dịch vụ vận tải hàng hóa thường sử dụng
hình thức hợp đồng thông qua đàm phán giữa các bên để giao kết hợp đồng.
Chương 2:


ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC CHỦ THỂ TRONG
HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CUNG ỨNG LAO ĐỘNG
Trong hoạt động dịch vụ cung ứng lao động tồn tại 3 chủ thể (nhà cung cấp, người sử
dụng dịch vụ và người lao động) tạo thành các mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể này
với nhau, đó là các mối quan hệ pháp luật về lao động, thương mại dịch vụ. Trong đề tài,
người viết chú trọng quan tâm tới mối quan hệ thương mại dịch vụ giữa các bên, tuy
nhiên trong quá trình phân tích có nhắc tới quan hệ lao động để nói rõ trách nhiệm của
nhà cung cấp đối với người lao động theo hợp đồng lao động.
Địa vị pháp lý của các bên trong quan hệ pháp luật về thương mại dịch vụ:
Người lao động mong muốn những điều gì khi làm việc? Phải chăng là tiền lương cao,
công việc thích hợp phải làm, thời giờ làm việc hợp lý, thời giờ nghỉ ngơi khích thích tinh
thần làm việc tốt hơn; nơi làm việc phải đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, các
chế độ lao động mà người lao động được hưởng như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và
những phức lợi trong quá trình lao động. Nhưng để có được những mong muốn đó người
lao động trước hết phải giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động theo pháp
luật về hợp đồng lao động, và những thỏa thuận mong muốn khác các bên bổ sung vào
hợp đồng lao động phải không trái với pháp luật và đạo đức xã hội (nếu có). Trong nội
dung của hợp đồng lao động là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của các bên được ghi nhận
trong các điều khoản của hợp đồng: ”Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu
sau đây: công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm
làm việc, thời hạn hợp đồng, vệ sinh lao động, an toàn lao động và bảo hiểm xã hội đối
với người lao động”42.
Trong quan hệ pháp luật lao động, không có chủ thể nào chỉ có quyền hoặc chỉ có
nghĩa vụ; quyền của chủ thể này bao giờ cũng tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể phía
bên kia và ngược lại tạo thành mối liên hệ pháp lý thống nhất trong một quan hệ pháp luật
lao động. Ngoài ra, các bên còn phải thực hiện và tôn trọng các quyền, nghĩa vụ mà pháp

42


Khoản 1 Điều 29 Bộ Luật lao động (hiện hành)

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Lâm Hoàng Vũ
- 18 -


Một số vấn đề pháp lý dịch vụ cung ứng lao động

luật đã quy định để đảm bảo trật tự, lợi ích xã hội, bảo đảm môi trường lao động và môi
trường sống.
Quyền và nghĩa vụ cụ thể của người lao động, người sử dụng lao động được xác định
tùy thuộc mối quan hệ riêng mà họ tham gia, trong hoạt động dịch vụ cung ứng lao động,
người lao động phải giao kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp cung ứng lao động,
doanh nghiệp này phải đảm bảo quyền lợi của người lao động theo hợp đồng lao động,
sau đó tiếp tục giao kết hợp động dịch vụ với một doanh nghiệp khác có nhu cầu sử dụng
số lao động này.
2.1 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ cung ứng lao động
Pháp luật thương mại dịch vụ, về cơ bản đã quy định quyền và nghĩa vụ chung cho
nhà cung cấp dịch vụ theo nguyên tắc đảm bảo lợi ích cho nhà cung cấp và khách hàng
khi sử dụng dịch vụ, các quyền và nghĩa đó là:
2.1.1.
Nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ cung ứng lao
động.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ, nhà cung cấp trước hết
phải đảm bảo thực hiện nghĩa cung cấp dịch vụ của của mình.
2.1.1.1. Cung cấp dịch vụ
Luật Thương mại 2005 Điều 78 quy định: Nhà cung cấp có nghĩa vụ cung ứng các
dịch vụ và thực hiện những công việc có liên quan một cách đầy đủ, phù hợp với thoả

thuận và theo quy định của pháp luật thương mại; bảo quản và giao lại cho khách hàng tài
liệu và phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ sau khi hoàn thành công việc; thông
báo ngay cho khách hàng trong trường hợp thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện
không bảo đảm để hoàn thành việc cung ứng dịch vụ; giữ bí mật về thông tin mà mình
biết được trong quá trình cung ứng dịch vụ nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Cụ thể hơn đối với dịch vụ lao động là một sản phẩm hoàn chỉnh được tuyển chọn theo
yêu cầu của khách hàng (hoặc điều kiện tuyển dụng do doanh nghiệp cung ứng đặt ra đối
với người lao động), việc cung cấp dịch vụ phải diễn ra đồng thời hoặc sau khi có yêu cầu
sử dụng lao động của phía khách hàng, và đòi hỏi nhà cung cấp dịch vụ phải đảm bảo hồ
sơ tuyển dụng phù hợp với yêu cầu của người sử dụng lao động (điểm b khoản 3 Mục I
của Thông tư số 27/2008/TT-BLĐTBXH43).
43

Thông tư số 27/2008/TT-BLĐTBXH ngày 20/11/2008 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung Thông tư số
20/2005/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/2005 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
19/2005/NĐ-CP ngày 28/2/2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm và
Nghị định số 71/2008/NĐ-CP ngày 05/6/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Lâm Hoàng Vũ
- 19 -


×