Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CHỦ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.1 KB, 8 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ
VỀ CHỦ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG
MẠI
1. Khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại
Xuất phát từ bản chất kinh tế cũng như bản chất pháp lý của hoạt động nhượng quyền
thương mại (NQTM), hợp đồng NQTM cũng giống như các loại hợp đồng thông thường
khác, là sự thoả thuận của các bên trong quan hệ NQTM về những vấn đề chính trong nội
dung của quan hệ này. Đây chính là cơ sở phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên trong hoạt
động nhượng quyền và cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp có thể sẽ phát sinh trong quá
trình các bên thực hiện hợp đồng.
Theo Hiệp ước EEC, “Hợp đồng NQTM là một thoả thuận trong đó, một bên là bên
nhượng quyền cấp phép cho một bên khác là bên nhận quyền khả năng được khai thác một
“quyền thương mại” nhằm mục đích xúc tiến thương mại đối với một loại sản phẩm hoặc
dịch vụ đặc thù để đổi lại một cách trực tiếp hay gián tiếp một khoản tiền nhất định. Hợp
đồng này phải quy định những nghĩa vụ tối thiểu của các bên, liên quan đến: việc sử dụng
tên thông thường hoặc dấu hiệu của cửa hàng hoặc một cách thức chung; việc trao đổi
công nghệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền; việc tiếp tục thực hiện của bên
nhượng quyền đối với bên nhận quyền trong việc trợ giúp, hỗ trợ thương mại cũng như kỹ
thuật trong suốt thời gian hợp đồng NQTM còn hiệu lực” [1].
Có thể nói, hợp đồng NQTM là một loại hợp đồng chứa đựng những đặc điểm tổng hợp
của rất nhiều loại hợp đồng khác nhau. Hợp đồng NQTM có chứa đựng những yếu tố của
hợp đồng li -xăng, đó là sự hướng tới việc sử dụng một số đối tượng của quyền sở hữu
công nghiệp như sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp. Bên cạnh đó, hợp
đồng này còn có những điểm tương đồng với hợp đồng chuyển giao công nghệ khi mà
trong nội dung của hợp đồng luôn xác định rõ việc bên nhượng quyền phải chuyển giao,
cung cấp, hướng dẫn cho bên nhận quyền các công nghệ đi kèm và các tài liệu hướng dẫn
vận hành công nghệ đó. Không những thế, bóng dáng của các hợp đồng cung ứng, hợp
đồng đại lý phân phối cũng hiện hữu trong hợp đồng NQTM. Với tính chất tổng hợp này,
hợp đồng NQTM và các vấn đề cụ thể liên quan tới chúng đã đặt việc nghiên cứu trước
ngưỡng cửa của sự phức tạp.
Mặc dù Hiệp hội NQTM của nước Đức đã đưa ra một khái niệm chính thức về hoạt động


NQTM, nhưng pháp luật thương mại của nước này lại không đề cập đến khái niệm hợp
đồng NQTM với tư cách là một loại hợp đồng đặc thù. Trong con mắt của người Đức, hợp
đồng NQTM chỉ là một loại hợp đồng hợp tác để phân phối sản phẩm. Tuy nhiên, do được
nhìn nhận là một loại thoả thuận theo chiều dọc giữa các tác nhân kinh tế (giữa nhà sản
xuất và người bán lẻ), hợp đồng NQTM lại trở thành một đối tượng xem xét của pháp luật
cạnh tranh [2]. Đối với nước Đức, hợp đồng NQTM chỉ được nhận biết thông qua sự so
sánh chúng với các hợp đồng phân phối hàng hoá, dịch vụ với các đặc tính: thứ nhất, trong
hợp đồng nhượng quyền, quan hệ cung ứng hàng hoá, dịch vụ từ phía bên nhượng quyền
cho bên nhận quyền không nhất thiết phải tồn tại với lý do bên nhận quyền có thể tự mình
sản xuất ra sản phẩm; thứ hai, bên nhượng quyền trao toàn bộ “quyền thương mại” dưới
một thể thống nhất cho bên nhận quyền; thứ ba, bên nhận quyền vẫn có tên thương mại của
mình trong con mắt pháp luật, mặc dù dịch vụ hoặc hàng hoá mà bên này cung cấp trên thị
trường lại không mang tên thương mại đã đăng ký với nhà nước.
Cũng tương tự như nước Đức, Cộng hoà Pháp cũng không ban hành một luật riêng cho
hoạt động NQTM. Ở đây, các án lệ, các quy định của Hiệp hội NQTM Pháp được coi là
luật lệ chính điều chỉnh hoạt động NQTM. Nói đến NQTM, người Pháp luôn nhắc tới một
vụ án nổi tiếng có liên quan - vụ Pronuptia de Paris - trong đó nội dung tranh chấp chính
liên quan đến các thoả thuận của một hợp đồng nhượng quyền từ một hãng bán áo cưới nổi
tiếng của Pháp và một cá nhân với tư cách là bên nhận quyền. Sau này, nghĩa là sau thời
điểm có phán quyết của Toà án về vụ Pronuptia vào năm 1986, hầu hết các vụ tranh chấp
liên quan đến hợp đồng NQTM đều được các Toà án ở Pháp và trong khối Cộng đồng
chung châu Âu xem xét dưới góc độ của án lệ Pronuptia. Khi giải quyết tranh chấp đối với
Pronuptia, Toà Phúc thẩm Paris đã lần đầu tiên công nhận hiệu lực của hợp đồng NQTM
với tính chất không phải một dạng hợp đồng phân phối sản phẩm mà là hợp đồng theo đó,
một bên có thể mở rộng mạng lưới, kiếm tìm lợi nhuận mà không cần đầu tư bằng tiền của
chính mình [3]. Như vậy, ở Pháp, đây là lần đầu tiên hợp đồng NQTM được nhìn nhận
đúng với bản chất của nó. Có thể nói, hầu hết những khái niệm về hợp đồng NQTM ra đời
sau này ở một số nước châu Âu đều dựa trên những đặc điểm chính mà các chủ thể của án
lệ Pronuptia đã thoả thuận. Một thực tế là, không phải quốc gia nào cũng có khái niệm
riêng biệt để nhận biết hợp đồng NQTM. Tuy nhiên, bằng cách này hay cách khác, loại

hợp đồng này vẫn được phân biệt với các loại hợp đồng khác như hợp đồng li -xăng hay
hợp đồng đại lý phân phối sản phẩm.
Như vậy, hợp đồng NQTM là một tập hợp các thoả thuận của các bên chủ thể, trong đó các
bên phải đề cập đến ít nhất một số vấn đề chủ yếu liên quan đến:
• thứ nhất, sự chuyển giao các yếu tố của quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ từ
bên nhượng quyền sang bên nhận quyền nhằm khai thác thu lợi nhuận;
• thứ hai, sự hỗ trợ của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền trong suốt quá
trình thực hiện hợp đồng;
• thứ ba, nghĩa vụ tài chính cũng như các nghĩa vụ đối ứng khác của bên nhận quyền
đối với bên nhượng quyền.
Với khái niệm này, hợp đồng NQTM đã thể hiện được đúng bản chất pháp lý của hoạt
động NQTM, giúp cho công chúng có thể dễ dàng phân biệt được loại hợp đồng thương
mại đặc biệt này với một số loại hợp đồng khác có cùng một hoặc một số tính chất nhất
định.
Ở Việt Nam, pháp luật không đưa ra định nghĩa về hợp đồng NQTM mà chỉ quy định về
hình thức của loại hợp đồng này tại Điều 285 Luật Thương mại năm 2005. Như vậy, có thể
hiểu, trên phương diện pháp luật, hợp đồng NQTM là một loại hợp đồng được các thương
nhân ký kết trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại, mà cụ thể ở đây chính là thực
hiện hoạt động NQTM. Vì vậy, hợp đồng này cũng phải có những đặc điểm chung của hợp
đồng được quy định ở chương VI của Bộ luật Dân sự và đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà
pháp luật dân sự đặt ra dưới góc độ của một loại giao dịch dân sự. Thêm vào đó, về cơ bản,
nó phải thể hiện được bản chất của giao dịch NQTM đã được định nghĩa tại Điều 284 Luật
Thương mại năm 2005.
Không đưa ra định nghĩa cụ thể về hợp đồng NQTM nói chung, nhưng Nghị định số
35/2006/NĐ-CP ngày 31/03/2006 của Chính phủ lại nêu định nghĩa về các dạng đặc biệt
của hợp đồng NQTM như: “hợp đồng phát triển quyền thương mại” (Khoản 8 Điều 3)
hoặc “hợp đồng NQTM thứ cấp” (Khoản 10 Điều 3). Đây là các dạng biến thể của hợp
đồng NQTM, thể hiện sự đa dạng về hình thức và phương thức NQTM nên việc đưa ra
định nghĩa cụ thể về những loại hợp đồng này trong luật là rất đúng đắn. Tuy nhiên, khi
giải thích về nghĩa của cả hai loại hợp đồng nói trên, các nhà làm luật vẫn sử dụng thuật

ngữ “hợp đồng NQTM” để làm cầu nối. Như vậy, việc pháp luật thương mại không đưa ra
định nghĩa về hợp đồng NQTM mà lại dùng chính thuật ngữ này để giải thích cho các thuật
ngữ khác có liên quan là chưa đảm bảo tính hệ thống và tính chính xác cần phải có đối với
các quy định pháp luật trong bối cảnh hiện nay.
2. Chủ thể của hợp đồng NQTM
Trong quan hệ NQTM tồn tại hai chủ thể quan trọng, đó là bên nhượng quyền và bên nhận
quyền. Về cơ bản, hợp đồng NQTM chính là những thoả thuận của hai chủ thể này về nội
dung của hoạt động nhượng quyền. Do NQTM là một hoạt động thương mại đặc thù nên
hầu hết các nước đều quy định chủ thể của quan hệ nhượng quyền phải là thương nhân, tồn
tại một cách hợp pháp, có thẩm quyền kinh doanh và có quyền hoạt động thương mại phù
hợp với đối tượng được nhượng quyền. Những đặc trưng về mặt chủ thể này của hợp đồng
NQTM đã làm cho hợp đồng loại này có những tính chất khác biệt so với các loại hợp
đồng khác. Đặc biệt, quan hệ nhượng quyền không chỉ dừng lại giữa bên nhượng quyền và
bên nhận quyền, mà đôi khi, trong quan hệ này còn có thể xuất hiện thêm bên nhận quyền
thứ hai. Theo đó, bên nhận quyền thứ hai là bên nhận lại quyền kinh doanh thương mại của
bên nhượng quyền từ bên nhận quyền thứ nhất. Trong trường hợp này, các bên lại phải có
những thoả thuận, ứng xử phù hợp với quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các bên, nhất là
bên nhượng quyền. Như vậy, dưới góc độ pháp luật, bên nhượng quyền trong hợp đồng
NQTM là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả bên nhượng quyền thứ nhất và
bên nhượng lại quyền. Bên nhận quyền là thương nhân nhận quyền thương mại để khai
thác, kinh doanh, bao gồm cả bên nhận quyền thứ nhất (bên nhận quyền sơ cấp) và bên
nhận quyền thứ hai (bên nhận quyền thứ cấp).
Pháp luật thương mại Việt Nam cũng chỉ ra các đối tượng có thể trở thành chủ thể của một
quan hệ NQTM, bao gồm: bên nhượng quyền, bên nhận quyền, bên nhượng quyền thứ cấp,
bên nhận quyền sơ cấp và bên nhận quyền thứ cấp (Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 3, Nghị định
số 35/2006/NĐ-CP). Theo đó, hoạt động NQTM có thể được thực hiện dưới nhiều hình
thức: ở hình thức cơ bản nhất, tồn tại các bên nhượng quyền và bên nhận quyền; ở hình
thức phức tạp hơn, các bên nhận quyền sơ cấp có thể được thực hiện việc nhượng lại
quyền thương mại cho các bên nhận quyền thứ cấp và trở thành bên nhượng quyền thứ cấp.
Quy định này đáp ứng được tính đa dạng với rất nhiều biến thể mà hoạt động NQTM chứa

đựng.
Ngoài ra, pháp luật về NQTM của Việt Nam cũng có những quy định cụ thể về điều kiện
đặt ra đối với các thương nhân thực hiện hoạt động NQTM, đó cũng chính là những điều
kiện về mặt chủ thể của hợp đồng NQTM. Theo Điều 5, Điều 6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP
thì thương nhân NQTM chỉ được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều
kiện:
• Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã hoạt động được ít nhất 01
năm (nếu thương nhân Việt Nam là bên nhận quyền sơ cấp từ bên nhượng quyền
nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức NQTM ít
nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại);
• Đã đăng ký hoạt động NQTM với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật (Sở Thương mại, Sở Thương mại - du lịch cấp tỉnh đối với hoạt động NQTM
mang tính nội địa; Bộ Thương mại đối với hoạt động NQTM có yếu tố nước ngoài);
• Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại (không thuộc
danh mục hàng hoá cấm kinh doanh; nếu thuộc danh mục hàng hoá kinh doanh có
điều kiện thì phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật).
Theo các quy định này thì điều kiện đặt ra đối với thương nhân nhượng quyền khá khắt
khe và phức tạp. Trong khi đó, đối với thương nhân nhận quyền, điều kiện chủ thể này
dường như đơn giản hơn và nhiều khi, pháp luật chỉ quy định thương nhân nhận quyền
được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với
hoạt động NQTM.
Trên thực tế, pháp luật của một số nước đưa ra những yêu cầu khá khắt khe đối với bên
nhượng quyền, hầu hết những quy định này tập trung vào khả năng tài chính, thời gian hoạt
động, số lượng các cơ sở kinh doanh đã có… Thực chất mục đích của các yêu cầu khắt khe
được đặt ra đối với bên nhượng quyền là để cho bên nhận quyền, ở một mức độ nhất định
nào đó, tránh khỏi nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro trong kinh doanh. Dưới góc độ kinh
tế, trong quan hệ NQTM, bên nhượng quyền bắt buộc phải có một hệ thống và cơ sở kinh
doanh có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hệ thống kinh doanh này phải có sự trải
nghiệm thị trường đủ để tạo ra một giá trị “quyền thương mại” hợp lý và tạo niềm tin cho
bên nhận quyền. Với lợi thế có sẵn đó, trong quan hệ với bên nhận quyền, bên nhượng

quyền sẽ nhận được một khoản vốn không nhỏ thu được từ khoản phí nhượng quyền mà
bên nhận quyền phải trả. Chính vì vậy mà đến lượt mình, pháp luật thương mại cần thiết
phải thiết kế một hệ thống các điều kiện cơ bản mà một doanh nghiệp nhượng quyền phải
đáp ứng khi muốn kinh doanh theo phương thức NQTM. Những yêu cầu về mặt pháp lý
đối với bên nhượng quyền thông thường được nhấn mạnh ở các vấn đề:
• Thứ nhất, về hình thức doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng NQTM với tư cách
là bên nhượng quyền: pháp luật của hầu hết các nước đều yêu cầu tư cách thương
nhân đối với bên này. Có nghĩa là, các đối tượng thuộc diện được trở thành bên
nhượng quyền trong một hợp đồng nhượng quyền không giới hạn ở hình thức tồn
tại của thương nhân, mà chỉ cần có dấu hiệu của một loại chủ thể đặc biệt được điều
chỉnh bởi pháp luật thương mại. Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam và các
nghị định hướng dẫn thi hành luật này không có quy định nào đặt ra các điều kiện
về mặt hình thức tồn tại của thương nhân đối với bên NQTM. Tuy nhiên, ở một số
nước, ví dụ như Trung Quốc, nước này yêu cầu bên nhượng quyền bắt buộc phải là
doanh nghiệp, mọi hình thức tồn tại khác của thương nhân đều không được coi là có
quyền thực hiện việc NQTM [4].
• Thứ hai, thời gian hoạt động của bên nhượng quyền trong lĩnh vực dự định sẽ
nhượng quyền là một khoảng thời gian luật định. Khoảng thời gian này dài hay
ngắn phụ thuộc vào cách nhìn của pháp luật từng nước về sự phức tạp và tính chứa
đựng rủi ro của hoạt động NQTM. Thông thường, thời gian tối thiểu mà pháp luật
thương mại các nước quy định đối với hoạt động của bên nhượng quyền trước khi
thực hiện nhượng quyền là một năm (ví dụ như pháp luật Việt Nam). Ngoại lệ, cũng
có những quốc gia quy định một khoảng thời gian dài hơn là ba năm hoặc năm năm.
Tuy nhiên, có thể nói, việc quy định khoảng thời gian “thử thách” đối với bên
nhượng quyền là bao lâu không ảnh hưởng nhiều đến mức độ thành công hay rủi ro
trong hoạt động bằng phương thức nhượng quyền của bên nhận quyền sau khi hợp
đồng NQTM đã được ký kết. Quy định này chỉ mang tính chất dẫn đường, củng cố
thêm niềm tin và hỗ trợ cho sự lựa chọn thông minh và an toàn của bên nhận quyền.
Khoảng thời gian một năm theo quy định của pháp luật Việt Nam là tương đối
ngắn. Trong khoảng thời gian này, tên thương mại và các công nghệ đặc trưng của

thương nhân không phải lúc nào cũng đã được hình thành một cách trọn vẹn. Tuy
nhiên, với tư cách là một lĩnh vực hoạt động thương mại mới mẻ, NQTM phải được
tạo mọi điều kiện để phát triển một cách tương đối tự do và nhanh chóng. Vì vậy,
quy định khoảng thời gian ngắn để nhận biết giá trị “quyền thương mại” của bên
nhượng quyền cũng là một trong những cách thức tiếp cận có ý nghĩa của pháp luật
thương mại Việt Nam.
Bên nhận quyền phải có tư cách độc lập về mặt pháp lý, tài chính và đầu tư; đồng thời chấp

×