Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại NHỮNG điểm mới của LUẬT NUÔI CON NUÔI năm 2010 SO v ới CHẾ ĐỊNH NUÔI CON NUÔI TRONG LUẬT hôn NHÂN và GIA ĐÌNH năm 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.79 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP

-----

-----

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHÓA 34 (2008 – 2012)

Đề tài:
NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT NUÔI CON NUÔI NĂM 2010
SO VỚI CHẾ ĐỊNH NUÔI CON NUÔI
TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Mỹ Linh

Đặng Thị Kiều Trang
MSSV: 5086007
Lớp: Luật Thương Mại 1 – K34

Cần Thơ, tháng 5/2012


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


....................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
............................................................................... …………………………………


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

....................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
................................................................................................................................/.


MỤC LỤC
Lời nói đầu
Trang
1. Tính cấp thuyết của đề tài ............................................................................................ 1
2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2
5. Kết cấu đề tài............................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT NUÔI CON NUÔI
1.1. Khái niệm nuôi con nuôi......................................................................................... 4
1.2. Bản chất của việc nuôi con nuôi ............................................................................. 5
1.2.1. Bản chất xã hội của việc nuôi con nuôi............................................................. 5
1.2.2. Bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi........................................................... 6

1.3. Nguyên nhân, ý nghĩa của việc nuôi con nuôi........................................................ 7
1.3.1. Nguyên nhân của việc nuôi con nuôi ................................................................ 7
1.3.2. Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi......................................................................... 8
1.4. Sơ lược nguồn gốc ra đời của pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi.................... 9
1.4.1. Thời kỳ từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 1959 ............................... 9
1.4.2. Thời kỳ từ Hiến pháp năm 1959 đến Hiến pháp năm 1980 ............................. 10
1.4.3. Thời kỳ từ Hiến pháp năm 1980 đến Hiến pháp năm 1992 ............................. 12
1.4.4. Thời kỳ từ Hiến pháp năm 1992 đến nay ........................................................ 13

CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ NHỮNG ĐIỂM MỚI
CỦA LUẬT NUÔI CON NUÔI NĂM 2010 SO VỚI LUẬT HÔN NHÂN VÀ


GIA ĐÌNH NĂM 2000
2.1. Các nguyên tắc để đảm bảo giải quyết việc nuôi con nuôi.................................. 16
2.1.1. Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em
được sống trong môi trường gia đình gốc .........................................................16
2.1.2. Việc nuôi con nuôi phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng,
không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.........................17
2.1.3. Chỉ cho làm con nuôi của người nước ngoài khi không thể tìm được
gia đình thay thế trong nước ............................................................................22
2.2. Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi ............................................23
2.2.1. Người nhận nuôi là cá nhân độc thân ............................................................. 24
2.2.2. Người nhận nuôi là một cặp vợ chồng ............................................................ 25
2.3. Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi................................................ 28
2.4. Trình tự, thủ tục nhận con nuôi ........................................................................... 30
2.4.1. Nộp hồ sơ....................................................................................................... 30
2.4.2. Xem xét hồ sơ ................................................................................................ 32

2.4.3. Đăng ký và giao nhận ..................................................................................... 33
2.5. Nuôi con nuôi thực tế............................................................................................ 34
2.6. Hiệu lực của việc nuôi con nuôi............................................................................ 36

CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG LUẬT NUÔI CON NUÔI
NĂM 2010 VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN
3.1. Những mặt tích cực khi áp dụng Luật nuôi con nuôi vào cuộc sống .........40
3.2. Những bất cập về các quy định mới ban hành trong Luật nuôi con
nuôi năm 2010 và giải pháp hoàn thiện ..........................................................41
3.2.1. Trường hợp vợ chồng nhận nuôi con nuôi ...........................................41


3.2.2. Đối với người được nhận nuôi là con liệt sĩ, con thương binh, con
của người có công với cách mạng.....................................................................42
3.2.3. Thời hạn đăng ký đối với nuôi con nuôi thực tế ...................................43
3.2.4. Mối quan hệ con nuôi với cha mẹ nuôi và các thành viên khác trong
gia đình người nuôi .........................................................................................44
3.2.5. Điều kiện về tư cách đạo đức đối với người nhận nuôi con nuôi............47
3.2.6. Trường hợp quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi chấm dứt theo quy định
của khoản 4 Điều 25 Luật nuôi con nuôi ...........................................................48
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Những điểm mới của Luật nuôi con nuôi năm 2010 so với chế định
nuôi con nuôi trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nuôi con nuôi là chế định pháp lý quan trọng trong hệ thống pháp luật của

nhiều quốc gia và trong pháp luật quốc tế. Công ước của Liên hiệp quốc về quyền
trẻ em đã khẳng định: “Để phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em
cần được trưởng thành trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc,
yêu thương và thông cảm”. Với tư cách là một quốc gia thành viên của Công ước,
Nhà nước ta luôn có những chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, luôn quan
tâm đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhất là trẻ em mồ côi, bị tàn tật, bị
cha mẹ bỏ rơi, không được sống trong môi trường gốc của mình.
Việc nuôi con nuôi phải xuất phát từ mục đích quan trọng là vì lợi ích của
người được nhận làm con nuôi, nhằm mang lại cho đứa trẻ được nhận làm con nuôi
một mái ấm gia đình, được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và cũng từ
nhu cầu tình cảm của người nhận nuôi, nhằm thiết lập quan hệ tình cảm gắn bó giữa
cha mẹ và con cái. Bên cạnh đó, vấn đề tạo điều kiện cho mọi trẻ em điều có quyền
bình đẳng được sống và phát triển lành mạnh sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển
của trẻ. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết không phải bất kỳ trẻ em nào được sinh ra
cũng có một mái ấm gia đình đầy hạnh phúc và yêu thương. Vì vậy, việc quan tâm,
chăm sóc và bảo vệ đối với những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn lại càng có ý nghĩa
thiết thực.
Xuất phát từ ý nghĩa xã hội và mục đích nhân đạo của việc nhận nuôi con
nuôi, là giúp cho trẻ em lang thang cơ nhỡ, trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi, nên Nhà nước
ta đã ban hành Luật nuôi con nuôi năm 2010, tạo điều kiện và cơ chế pháp lý cho
trẻ em được nhận làm con nuôi và cũng như tạo điều kiện cho các em có được cuộc
sống ổn định vừa giảm bớt gánh nặng cho xã hội.
Luật nuôi con nuôi năm 2010 ra đời được đánh giá là có nhiều điểm mới, đã
góp phần đáp ứng đầy đủ được những nhu cầu cấp thiết của thực tế hiện nay. So với
các đạo luật trước kia chẳng hạn như Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, thì Luật
nuôi con nuôi đã thể hiện được sự tiến bộ của mình trong vấn đề điều chỉnh chế
định nuôi con nuôi. Và để hiểu rõ thêm về sự tiến bộ đó nên người viết đã chọn đề
tài “Những điểm mới của Luật nuôi con nuôi năm 2010 so với chế định nuôi con
nuôi trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000” làm luận văn tốt nghiệp của
mình.


GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

1

SVTH: Đặng Thị Kiều Trang


Những điểm mới của Luật nuôi con nuôi năm 2010 so với chế định
nuôi con nuôi trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian:
Đề tài nghiên cứu này được thực hiện trong khoảng thời gian từ: tháng
01/2012 đến tháng 04/2012
- Nguồn thông tin và tài liệu:
Chủ yếu từ các văn bản luật, giáo trình các trường đại học, báo tạp chí
chuyên ngành và internet.
- Về nội dung:
Đề tài chỉ nghiên cứu giới hạn trong phạm vi chế định nuôi con nuôi không
có yếu tố nước ngoài.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài “Những điểm mới của Luật nuôi con nuôi năm 2010 so với chế
định nuôi con nuôi trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000” người viết nghiên
cứu nhằm mục tiêu:
- Tìm hiểu những vấn đề chung về nuôi con nuôi ở Việt Nam.
- Đi sâu tập trung phân tích từng điều luật cụ thể, tính hiệu quả, những mặt
hạn chế về các điểm mới và khác của chế định nuôi con nuôi. Từ đó, đưa ra kiến
nghị cũng như hướng giải quyết nhằm góp phần hoàn thiện Luật nuôi con nuôi.
- Đồng thời, trao dồi và ôn lại những kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học
tập.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành tốt bài viết, tác giả đã chọn các phương pháp phân tích truyền
thống như: phương pháp phân tích luật viết, kết hợp với phân tích phát triển và phân
tích lịch sử. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp diễn dịch, quy nạp, so sánh, đối
chiếu… nhằm đi sâu vào từng điều luật hiện hành để tìm ra những điểm mới và
khác cũng như mặt hạn chế. Từ đó có những kiến nghị và hướng giải quyết cho vấn
đề đặt ra.
5. Kết cấu đề tài
Đề tài có kết cấu gồm 3 phần chính: Lời mở đầu; phần nội dung và phần kết
luận. Trong đó, phần nội dung người viết sẽ nghiên cứu trong tổng thể 3 Chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về Luật nuôi con nuôi
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

2

SVTH: Đặng Thị Kiều Trang


Những điểm mới của Luật nuôi con nuôi năm 2010 so với chế định
nuôi con nuôi trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
Chương 2. Quy định của pháp luật hiện hành và những điểm mới của Luật
nuôi con nuôi năm 2010 so với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
Chương 3. Đánh giá về những điểm mới trong Luật nuôi con nuôi năm 2010
và một số đề xuất nhằm hoàn thiện
Qua đây, người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy cô
Khoa Luật, trường Đại Học Cần Thơ đặc biệt là cô Nguyễn Thị Mỹ Linh – người đã
tận tình hướng dẫn người viết hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Mặc dù, đã có
nhiều cố gắng, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được của đề tài vẫn còn những
thiếu sót nhất định do người viết còn hạn chế về trình độ, khả năng và điều kiện
nghiên cứu. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng bạn đọc!

Chân thành cảm ơn!

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

3

SVTH: Đặng Thị Kiều Trang


Những điểm mới của Luật nuôi con nuôi năm 2010 so với chế định
nuôi con nuôi trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT NUÔI CON NUÔI
Theo người viết để đi sâu vào phân tích những điểm mới của Luật nuôi con
nuôi năm 2010 so với chế định nuôi con nuôi trong Luật hôn nhân và gia đình năm
2000, thì trước tiên cần phải làm rõ khái niệm liên quan đến nuôi con nuôi, cũng
như bản chất, ý nghĩa và sơ lược về nguồn gốc ra đời của pháp luật Việt Nam về
nuôi con nuôi.
1.1. Khái niệm nuôi con nuôi
Nuôi con nuôi là một khái niệm mang tính chất gia đình, khi phát sinh quan
hệ này xuất hiện hai chủ thể người nhận nuôi con nuôi và người được nhận nuôi con
nuôi, cùng xác lập mối quan hệ gia đình. Nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật
và tuân thủ các điều kiện về nuôi con nuôi. Nuôi con nuôi là một quyền và được
pháp luật ghi nhận và bảo vệ1. Đồng thời quy định rõ trong các văn bản quy phạm
pháp luật khác.
Nuôi con nuôi – một hiện tượng xã hội, một chế định pháp lý đã xuất hiện từ
lâu trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ
con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi…; dựa trên ý
chí chủ quan của các chủ thể tham gia vào quan hệ nuôi con nuôi2.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000:

“Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con
nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con
nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội”.
Theo Điều 3 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định: “Nuôi con nuôi là việc
xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm
con nuôi. Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi đối với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. Con nuôi là người được nhận làm con nuôi
sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký”. Quan hệ cha mẹ và con
giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con là quan hệ cha mẹ và con đặc
biệt, vì quan hệ này không phát sinh trên cơ sở quan hệ huyết thống mà được thiết
lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo nguyện vọng của các
đương sự và sự tuân thủ các quy định của pháp luật về các điều kiện xác lập quan hệ
1
2

Điều 44 – Luật dân sự năm 2005.
Tập thể tác giả, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình – Đại học luật Hà Nội, trang 171.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

4

SVTH: Đặng Thị Kiều Trang


Những điểm mới của Luật nuôi con nuôi năm 2010 so với chế định
nuôi con nuôi trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Như vậy, quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi là quan hệ
ràng buộc một người vào một hoặc hai người khác, những người có liên quan không
có quan hệ huyết thống với nhau như cha mẹ - con ruột, nhưng người nuôi xem như

cha mẹ của người được nuôi, dù không sinh ra người được nuôi; người được nuôi
về phần mình, coi người nuôi như cha mẹ ruột. Đó là quan hệ cha mẹ con không
được xác lập bằng con đường sinh sản mà theo quyết định của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền trên cơ sở đáp ứng nguyện vọng của các đương sự, đặc biệt là của
người nuôi3. Việc xác lập quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi là cơ sở để xác định
quyền và nghĩa vụ giữa hai bên và việc nuôi con nuôi chỉ có giá trị pháp lý khi đã
được đăng ký theo quy định của pháp luật.
1.2. Bản chất của việc nuôi con nuôi
1.2.1. Bản chất xã hội của việc nuôi con nuôi
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Là câu nói quen thuộc để nói đến vai
trò quan trọng của trẻ em trong việc xây dựng và phát triển thế giới tương lai. Trẻ
em là điểm tựa vững chắc là trụ cột trong việc đào tạo nguồn nhân lực của đất nước.
Ngày nay khi mà đời sống của con người ngày càng được nâng cao vị thế con người
ngày càng được khẳng định thì việc quan tâm, chăm sóc trẻ em ngày càng được chú
trọng. Đây là trách nhiệm không chỉ riêng của mỗi người mà còn là mối quan tâm
của xã hội. Bất kỳ ai trong chúng ta điều có trách nhiệm trong việc chăm sóc và bảo
vệ quyền lợi của trẻ em.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 cũng khẳng
định: “Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ chăm sóc và giáo dục”. Bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, thể hiện
tấm lòng nhân đạo, tình thương người, giúp các em có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi,
lang thang, sống cơ nhỡ không được chăm sóc và giáo dục. Với việc nhận các em
này làm con nuôi sẽ tạo cho các em có một mái ấm gia đình, một môi trường ổn
định để phát triển.
Mặt khác việc nuôi con nuôi không chỉ thể hiện tính nhân đạo mà qua đó
thấy được sự quan tâm của nhà nước đối với những chủ nhân tương lai sau này.
Nhận nuôi con nuôi còn giúp cho Nhà nước tạo môi trường xã hội ổn định nhằm
tránh được những tệ nạn xã hội có thể xảy ra.
3


Ts Nguyễn Ngọc Điện, Bình Luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tập 1 – Gia đình, trang
197.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

5

SVTH: Đặng Thị Kiều Trang


Những điểm mới của Luật nuôi con nuôi năm 2010 so với chế định
nuôi con nuôi trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
1.2.2. Bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi
Bản chất pháp lý của việc nhận con nuôi là một sự kiện pháp lý phát sinh
trong quan hệ nuôi con nuôi. Sự kiện đó thể hiện ý chí của hai bên cha mẹ nuôi –
con nuôi bao gồm: ý chí của người nhận nuôi con nuôi; cha mẹ đẻ hoặc người giám
hộ; người được nhận làm con nuôi, với sự thể hiện ý chí đó sẽ xác lập nên mối quan
hệ cha mẹ nuôi – con nuôi. Cụ thể:
- Sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi. Người nhận nuôi con nuôi
phải thể hiện ý chí của mình trong việc mong muốn nhận nuôi đứa trẻ và thiết lập
quan hệ cha mẹ và con với đứa trẻ đó. Ý chí, mong muốn đó của người nhận nuôi
thể hiện qua đơn xin nhận nuôi con nuôi;
- Sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được cho
làm con nuôi. Ý chí của những người này trong việc cho trẻ em làm con nuôi phải
minh bạch, và xuất phát từ sự tự nguyện thật sự của bản thân họ mà không có bất cứ
sự tác động, thúc ép, dụ dỗ, hứa hẹn hoặc một áp lực nào. Nói cách khác, ý chí đó
phải hoàn toàn độc lập. Nội dung của ý chí đó là đồng ý cho con mình làm con nuôi
của người khác. Sự đồng ý đó có thể thể hiện bất cứ lúc nào nhưng nó chỉ có ý
nghĩa sau khi đứa trẻ sinh ra được còn sống;
- Sự thể hiện ý chí của bản thân người con nuôi. Khoản 2 Điều 71 Luật hôn

nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Việc nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm
con nuôi phải được sự đồng ý của trẻ em đó”. Trong trường hợp này đứa trẻ tuy
chưa được coi là có năng lực hành vi đầy đủ nhưng có khả năng nhận thức nhất định
về cuộc sống, có thể nhận biết và bày tỏ thái độ của mình mong muốn hay không
mong muốn làm con nuôi của người khác, cũng như cảm nhận được sự an toàn hay
không an toàn khi được cho làm con nuôi của người khác, khi phải thay đổi môi
trường sống… Do đó, pháp luật quy định đứa trẻ từ đủ 09 tuổi trở lên có quyền thể
hiện ý chí độc lập, quyết định vấn đề có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của mình;
sự đồng ý làm con nuôi của đứa trẻ từ đủ 09 tuổi trở lên là điều kiện bắt buộc để
việc nuôi con nuôi có giá trị pháp lý;
- Trên cơ sở đó nhà nước sẽ xem xét ý chí của các bên và các điều kiện cần
thiết về phía người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi cũng như mục đích
trước khi nhà nước công nhận việc nuôi con nuôi. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
sẽ đăng ký việc nuôi con nuôi và ra quyết định công nhận nuôi con nuôi, với quyết
định công nhận này sẽ phát sinh quan hệ pháp luật cha mẹ và con giữa người nhận
nuôi và đứa trẻ được nhận nuôi.
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

6

SVTH: Đặng Thị Kiều Trang


Những điểm mới của Luật nuôi con nuôi năm 2010 so với chế định
nuôi con nuôi trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
1.3. Nguyên nhân, ý nghĩa của việc nuôi con nuôi
1.3.1. Nguyên nhân của việc nuôi con nuôi
* Nguyên nhân của việc cho làm con nuôi
- Do sinh đẻ nhiều nhưng hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn không đủ điều
kiện để chăm sóc và dạy dỗ con cái. Vì vậy, họ buộc lòng cho con đẻ của mình cho

người khác làm con nuôi. Tuy nhiên cũng không phải do sinh đẻ nhiều mà do gia
đình nghèo khó quá, họ cho con mình làm con nuôi mong cuộc sống sẽ bớt nghèo
khó hơn. Các trường hợp này thường xảy ra ở vùng núi hoặc nông thôn.
- Do đời sống hiện nay ngày càng phát triển, con người trong xã hội cũng
phát triển theo, những lối sống của phương tây dần dần được gia nhập điển hình là
lối “sống thử” hoặc do những nguyên nhân khác như: bị cưỡng hiếp, hiếp dâm…
dẫn đến nhiều cô gái chưa có chồng mà đã có con hoặc mang thai ngoài ý muốn và
không thể phá thai được nên khi sinh con ra họ muốn cho con đi. Đây là những
trường hợp thường gặp xảy ra đối với thành thị. Sau khi sinh con ra họ thường để
con ở những nơi đông người qua lại hoặc ở những nhà có lòng hảo tâm để nhặt về
nuôi hoặc để lại ở nhà hộ sinh và ra đi để họ dễ dàng trong việc lập gia đình
sau này.
* Nguyên nhân của việc nhận con nuôi
- Do những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm con. Họ muốn nhận con nuôi để tạo
sự gắn bó giữa vợ chồng.
- Các cặp vợ chồng tuy đã có con do kinh tế gia đình khá giả và có lòng
thương trẻ con, nên khi gặp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn như: mồ côi cha mẹ, gia
đình đông anh em nhưng mức thu nhập của gia đình thấp. Xuất phát từ lòng thương
người nên họ xin những đứa trẻ này về làm con nuôi.
- Có một số người vì một lý do nào đó mà không muốn kết hôn, nên họ muốn
xin con nuôi về nuôi để cuộc sống của họ sau này bớt hiu quạnh.
- Có những gia đình tuy đã có con nhưng sinh toàn con trai hoặc con gái nên
họ xin con trai hay con gái về nuôi, để gia đình có trai gái đầy đủ.
- Cũng có trường hợp những gia đình vì ít con mà nhất là con một trong gia
đình, do phải đi học hay đi làm xa không ở bên cạnh nên họ nhận con nuôi để lấp
khoảng trống gia đình.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

7


SVTH: Đặng Thị Kiều Trang


Những điểm mới của Luật nuôi con nuôi năm 2010 so với chế định
nuôi con nuôi trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
- Một số người khi gặp hoàn cảnh khó khăn như: mồ côi, bị bỏ rơi… khi
nhận được sự giúp đỡ của người nhận nuôi nên họ muốn được nhận làm con nuôi
của người nuôi với mong ước là để trả ơn.
- Bên cạnh việc nhận nuôi con nuôi vì lòng nhân đạo, tình thương người,
giúp các em có được mái ấm gia đình, một môi trường giáo dục tốt, thì có một số
người lợi dụng việc nuôi con nuôi để nhằm bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục,
buôn bán trẻ em. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích của trẻ em nên
cần sự bảo vệ của pháp luật.
1.3.2. Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi
So với pháp luật dưới chế độ phong kiến, thì ý nghĩa của việc nhận con nuôi
trong Luật nuôi con nuôi Việt Nam là sự phát triển vượt bậc. Nuôi con nuôi ở các
gia đình trong triều đại nhà Lê chủ yếu là nhằm đảm bảo sự kế tục trong việc thờ
cúng tổ tiên, nối dõi tông đường; khuyếch trương quyền thế gia đình; nhận con nuôi
để trừ nợ; nuôi con nuôi vì mê tín dị đoan, để người con nuôi gánh vận đen của gia
đình. Có thể nhận thấy rõ ràng, dưới chế độ phong kiến nuôi con nuôi trước hết vì
lợi ích của người nhận nuôi con nuôi, chứ không xuất phát từ quyền lợi của
người nuôi.
Nuôi con nuôi với ý nghĩa chính là đảm bảo cho người được nhận làm con
nuôi được trông nom nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục phù hợp với đạo đức, với
truyền thống tốt đẹp của nhân nhân ta đó là tình yêu thương, lòng nhân đạo, mối
quan hệ tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người, cùng
với sự quan tâm sâu sắc của Đảng và nhà nước. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại Điều 65 đã quy định: “Trẻ em được gia đình, nhà
nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”. Với quy định trên đã tạo nền tảng

vững chắc cho việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, thể hiện tinh thần trách
nhiệm của toàn xã hội đối với những chủ nhân tương lai của đất nước.
Kế thừa những quy định của Hiến pháp, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em nêu rõ: “Trẻ em không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá
thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, thành phần
tôn giáo, thành phần địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng,
đều được bảo vệ chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của
pháp luật”. Và tại Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
quy định:

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

8

SVTH: Đặng Thị Kiều Trang


Những điểm mới của Luật nuôi con nuôi năm 2010 so với chế định
nuôi con nuôi trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
“Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà
trường cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân. Nhà nước khuyến khích và
tạo điều kiện để các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước góp phần vào sự
nghiệp bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em”.4
Hiện nay, do nền kinh tế xã hội nước ta còn gặp rất nhiều khó khăn, mức
bình quân thu nhập của người dân còn thấp, nhiều trẻ em khi sinh ra bị bố mẹ bỏ
rơi, nhiều em bị dị tật bẩm sinh hoặc vì hậu quả của chiến tranh… Các em phải sớm
tự lo cho cuộc sống của mình, không có một môi trường giáo dục để phát triển tốt
và biết bao gia đình quá nghèo không đủ điều kiện để chăm sóc, giáo dục các em,
với môi trường đó các em dễ dàng gây ra các tệ nạn cho xã hội như: móc túi, trộm
cắp… và sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội. Nếu như các em đó được nhận làm con

nuôi, được hưởng sự chăm sóc và nuôi dưỡng tốt từ phía cha mẹ nuôi thì sẽ đảm
bảo sự phát triển toàn diện, tránh đi vào con đường lầm lỡ. Việc nhận nuôi con nuôi
không chỉ có ý nghĩa tạo mái ấm cho các em mà còn có ý nghĩa lớn đối với
toàn xã hội.
Vì vậy, trong bất cứ điều kiện và hoàn cảnh nào thì việc nuôi con nuôi điều
phải đảm bảo mục đích là “nhằm xác lập mối quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền
vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, đảm bảo cho con nuôi
được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình”5. Bên cạnh việc
tạo mái ấm cho trẻ em, việc nuôi con nuôi còn góp phần đáp ứng nhu cầu chính
đáng của vợ chồng nhận nuôi con nuôi, nhất là những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm
con, những người sống cuộc sống một mình.
1.4. Sơ lược nguồn gốc ra đời của pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi
1.4.1. Thời kì từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 1959
Hiến pháp là cơ sở lý luận quan trọng trong việc bảo vệ quyền của con
người. Trong đó có quyền của trẻ em, xác định được trách nhiệm pháp lý của toàn
xã hội đối với trẻ em. Trong thời kỳ từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm
1959 đây là thời kỳ mang tính chất khai hóa trong pháp luật Việt Nam về vấn đề
nuôi con nuôi, sau cách mạng năm 1945 thắng lợi. Hiến pháp năm 1946 ra đời đã
ghi nhận quyền của trẻ em được chăm sóc và bảo vệ và điều đó được quy định
“…trẻ em cần được chăm sóc về mặt giáo dưỡng”6, từ cơ sở quy định trách nhiệm
4

Điều 2, 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.
Điều 2, Luật nuôi con nuôi năm 2010.
6
Điều 14, Hiến pháp năm 1946.
5

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh


9

SVTH: Đặng Thị Kiều Trang


Những điểm mới của Luật nuôi con nuôi năm 2010 so với chế định
nuôi con nuôi trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
của xã hội về vấn đề quyền lợi của trẻ em được ghi nhận trong bản Hiến pháp chế
định nuôi con nuôi cũng được chú trọng. Bản Hiến pháp đã cho thấy được tầm quan
trọng đó vì đây là vấn khá mới mẻ nên cần được sự quan tâm của toàn xã hội.
Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp lần đầu tiên của nước Việt Nam nên
vấn đề nuôi con nuôi chưa được quy định cụ thể chỉ xoay quanh vấn đề quyền lợi
của trẻ em. Tuy chưa thật sự đầy đủ nhưng bản Hiến pháp đã tạo một bước tiến
thuận lợi cho các chế định về hôn nhân và gia đình trong đó có chế định nuôi con
nuôi. Với lòng thương người, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, sống lang
thang cơ nhỡ thì việc nhận các em về làm con nuôi càng có ý nghĩa hơn, vấn đề về
nuôi con nuôi không dừng lại ở Hiến pháp năm 1946 mà nó cũng được ghi nhận
trong các văn bản như: Thông tư 30-NV/DC năm 1958 thi hành điều lệ đăng ký hộ
tịch đơn giản tại vùng dân tộc ít người do Bộ nội vụ ban hành; Thông tư 87-NV/DC
năm 1958 ấn định thể thức và hướng dẫn thi hành; Nghị định 767/Ttg ngày
08/06/1956 ban hành bản đăng ký hộ tịch; Thông tư số 06/NV-DC-TT ngày
25/05/1956 về việc thi hành đăng ký hộ tịch mới do Bội nội vụ ban hành.
Trong thời kỳ từ năm 1946 đến năm 1959, đây là khoảng thời gian mà đất
nước ta đang trong tình trạng chiến tranh nhân dân cả nước phải cùng nhau chiến
đấu để giành độc lập cho dân tộc. Việc chăm sóc, bảo vệ quyền trẻ em đã được quan
tâm nhưng vấn đề đó chưa được quy định cụ thể, chi tiết. Vì cả nước đang tập trung
nhiệm vụ giải phóng nước nhà.
1.4.2. Thời kỳ từ Hiến pháp năm 1959 đến Hiến pháp năm 1980
Đây là thời kỳ mà nhân dân cả nước cùng nhau đứng lên chống giặc ngoại
xâm, giành độc lập cho đất nước. Bên cạnh đó, các mối quan hệ xã hội, trong lĩnh

vực hôn nhân gia đình được điều chỉnh chủ yếu bằng Luật hôn nhân và gia đình
năm 1959. Sự ra đời Hiến pháp năm 1959 đã đánh dấu được bước phát triển của
pháp luật Việt Nam nói chung và vấn đề nuôi con nuôi nói riêng, đã được nhà nước
ta quan tâm hơn “…nhà nước bảo hộ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em, bảo đảm phát
triển, nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình”7, với các quy định về quyền của trẻ
em, hôn nhân và gia đình việc nuôi con nuôi ngày càng được củng cố nhiều hơn
chính bằng sự ra đời của Hiến pháp năm 1959 là sự ra đời của Luật hôn nhân và gia
đình năm 1959 khẳng định tính quan trọng trong việc điều chỉnh vấn đề hôn nhân và
gia đình, đồng thời vấn đề nuôi con nuôi cũng đã được đề cập đến. Luật hôn nhân
và gia đình năm 1959 đã được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa khóa thứ
7

Điều 24, Hiến pháp năm 1959.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

10

SVTH: Đặng Thị Kiều Trang


Những điểm mới của Luật nuôi con nuôi năm 2010 so với chế định
nuôi con nuôi trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
nhất, kỳ họp thứ 11, thông qua trong phiên họp ngày 29 tháng 12 năm 1959 và được
công bố vào ngày 13/01/1960 là cơ sở đầu tiên cho việc ghi nhận việc nuôi con nuôi
được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình. Luật gồm có 35 Điều, 6 Chương
quy định những vấn đề về nguyên tắc chung; kết hôn; nghĩa vụ và quyền lợi của vợ
chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; ly hôn. Mặt dù đất nước ta trong hoàn cảnh còn
gặp nhiều khó khăn nhưng trên tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường bảo vệ độc lập
của nhân dân ta, vẫn thể hiện được sự quan tâm sâu sắc đến quyền và lợi ích của trẻ

em. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 bắt đầu ghi nhận sự bình đẳng giữa con
trai và con gái “Con trai và con gái có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong gia
đình”8. Vấn đề nuôi con nuôi cũng được chú ý đến với những quy định rất tiến bộ
như: “con nuôi có quyền và nghĩa vụ như con đẻ”; “Cha mẹ không được hành hạ
con cái, không được đối xử tàn tệ với con dâu, con riêng, con nuôi”9.
Trong luật này, chế định nuôi con nuôi được quy định: “Việc nhận nuôi con
nuôi phải được ủy ban hành chính cơ sở nơi trú quán của người nuôi hoặc của đứa
trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch. Tòa án nhân dân có thể hủy bỏ việc công nhận
đó, khi bản thân người con nuôi hoặc bất cứ người nào, tổ chức nào yêu cầu vì lợi
ích của người con nuôi”10. Tuy nhiên, luật chưa quy định gì về các điều kiện cũng
như các quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc nhận nuôi con nuôi, cùng với
Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 là các văn bản pháp lý liên quan như: Nghị
định số 04/CP ngày 16/01/1961 quy định bản điều lệ đăng ký hộ tịch do hội đồng
Chính phủ ban hành; Thông tư 05/NV ngày 21/01/1961 của Bộ nội vụ hướng dẫn
thi hành điều lệ đăng ký hộ tịch mới. Các quy định này đã cụ thể hóa các quy định
và điều kiện nuôi con nuôi so với trước đây.
Ngày 30/04/1975 đất nước ta được hoàn toàn giải phóng do mới giành được
độc lập nên còn gặp nhiều khó khăn, các quy định về quyền trẻ em được giáo dục và
chăm sóc được thừa nhận nhưng trên thực tế quyền lợi của trẻ em còn chưa được
quan tâm đúng mức. Vấn đề nhận nuôi con nuôi còn rất hiếm mặc dù trong xã hội
có rất nhiều đứa trẻ sớm mồ côi, bệnh tật, hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt là nước ta
đang trong thời kỳ xây dựng đất nước.

8

Điều 19, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959.
Điều 18, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959.
10
Điều 24, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959.
9


GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

11

SVTH: Đặng Thị Kiều Trang


Những điểm mới của Luật nuôi con nuôi năm 2010 so với chế định
nuôi con nuôi trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
1.4.3. Thời kỳ từ Hiến pháp năm 1980 đến Hiến pháp năm 1992
Trong giai đoạn này đất nước ta đã hoàn toàn độc lập, nhiều chính sách được
Đảng và nhà nước đưa ra để phát triển xã hội. Hiến pháp năm 1980 của nhà nước
Cộng hòa xã hội Việt Nam cũng đã ra đời, đất nước thống nhất đòi hỏi phải có pháp
luật thống nhất. Vấn đề về bảo vệ và chăm sóc trẻ em ngày càng được quan tâm và
chú trọng. Điều đó khẳng định nhà nước ta đã quan tâm đến quyền lợi của trẻ em
đặc biệt là vấn đề nuôi con nuôi được quy định ngày càng rõ ràng. Việc nhận nuôi
con nuôi nhằm giúp cho các em được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, một môi
trường đầy đủ tình thương để phát triển tốt nhất. Trong khi nền kinh tế của nước ta
còn nhiều biến động, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 không còn phù hợp nữa
đòi hỏi cần ban hành văn bản mới để điều chỉnh.
Trước tình hình đó, tiếp bước Hiến pháp năm 1980, ngày 29/12/1986 là sự ra
đời của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã được Quốc hội khóa VII thông qua.
Trong Luật này gồm 10 Chương, 57 Điều, việc nuôi con nuôi được quy định ở
Chương VI, gồm 6 Điều. Trong đó việc nuôi con nuôi được quy định thành một
Chương riêng từ Điều 34 đến Điều 39 quy định một cách cụ thể các vấn đề về
nguyên tắc, điều kiện cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc nhận nuôi
con nuôi. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định: “Người từ 15 tuổi trở
xuống mới được nhận làm con nuôi. Trong trường hợp con là thương binh, người
tàn tật hoặc làm con nuôi người già yếu cô đơn thì con nuôi có thể trên 15 tuổi.

Người nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên”11.
Ngoài ra, luật còn quy định việc nhận nuôi con nuôi phải dựa trên sự thỏa
thuận của cả hai vợ chồng và tôn trọng ý chí của người được nuôi “Việc nhận nuôi
con nuôi phải được sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng người nuôi, của cha mẹ đẻ
hoặc người đỡ đầu của người con nuôi chưa thành niên. Nếu nhận nuôi người từ 09
tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó”12. Với những quy định rất tiến
bộ của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã góp phần hoàn thiện chính sách nuôi
con nuôi của nước ta. Cùng với sự tiến bộ đó nhà nước ta không ngừng ban hành
các văn bản có liên quan đến nuôi con nuôi để điều chỉnh như: Nghị quyết số
01/HĐTP ngày 20/01/1988 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân
và gia đình; Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp lệnh thừa kế; Luật
chăm sóc và bảo vệ trẻ em năm 1990 và Nghị định số 374 của Hội đồng bộ trưởng
11
12

Điều 35, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986.
Điều 36, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

12

SVTH: Đặng Thị Kiều Trang


Những điểm mới của Luật nuôi con nuôi năm 2010 so với chế định
nuôi con nuôi trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
ngày 14/01/1991 quy định chi tiết Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em… Các văn bản
quy định khá chi tiết về trình tự thủ tục, thẩm quyền, nhiệm vụ của cơ quan thụ lý

và cả vấn đề về điều kiện cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ
nuôi con nuôi.
Mặc dù vấn đề nuôi con nuôi trong thời gian này có nhiều bước phát triển
hơn so với Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, đã tạo điều kiện cho nhiều trẻ em
có hoàn cảnh khó khăn được nhận làm con nuôi nhưng do luật được ban hành trong
thời gian đất nước ta còn nhiều khó khăn, đời sống xã hội chưa ổn định, đặc biệt nền
kinh tế nước ta đang trong thời kì phát triển, nên luật nhanh chóng đi vào lạc hậu và
không còn phù hợp nữa.
1.4.4. Thời kỳ từ Hiến pháp năm 1992 đến nay
* Từ Hiến pháp năm 1992 đến năm 2000
Đây là thời kỳ đánh dấu bước phát triển của đất nước cũng như các vấn đề xã
hội được pháp luật điều chỉnh. Trong thời kỳ này vấn đề nuôi con nuôi không còn là
vấn đề mới mẻ mà nó là vấn đề được sự quan tâm sâu sắc và phổ biến rộng rãi trong
đời sống xã hội. Cùng với sự quan tâm đó, nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản
quy định cụ thể về vấn đề nuôi con nuôi. Đánh dấu bước phát triển của pháp luật
nước ta nói chung và sự ra đời của Bộ luật dân sự năm 1995 nói riêng, nhằm thay
thế cho một số văn bản trước kia như: Pháp lệnh thừa kế; Luật bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em điều chỉnh vấn đề nuôi con nuôi đã hết hiệu lực. Bộ luật dân sự năm
1995 quy định “Việc nhận con nuôi và được nhận làm con nuôi được thực hiện theo
các điều kiện, trình tự thủ tục do pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật về hộ
tịch quy định”13. Các quy định về thừa kế cho phép con đẻ và con nuôi có quyền
thừa kế theo pháp luật đối với di sản do cha mẹ để lại. Con nuôi và cha mẹ nuôi có
quyền thừa kế di sản của nhau. Việc ban hành Nghị định 83/1998 NĐ-CP ngày
10/10/1998 thay thế cho Nghị định số 04/ CP ngày 16/01/1961 của Chính phủ đã
tạo cơ sở cho việc đăng ký và nuôi nhận con nuôi phù hợp với tình hình mới.

13

Điều 40, Bộ luật dân sự năm 1995.


GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

13

SVTH: Đặng Thị Kiều Trang


Những điểm mới của Luật nuôi con nuôi năm 2010 so với chế định
nuôi con nuôi trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
* Từ năm 2000 đến nay
Đây là thời kỳ đánh dấu bước phát triển của nước ta cũng như các vấn đề xã
hội được pháp luật điều chỉnh, bằng sự kiện Quốc hội khóa X nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đã họp lần thứ 07 từ ngày 09/05/2000 đến ngày 09/06/2000 đã
thông qua Luật hôn nhân và gia đình và có hiệu lực 01/01/2001, Luật gồm 13
Chương, 110 Điều. Bên cạnh đó có những ngành luật ra đời như: Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2004; Bộ luật dân sự năm 2005 và Nghị định 158/2005/NĐ-CP có hiệu
lực ngày 01/04/2006 thay thế Nghị định 83/1998 NĐ-CP ngày 10/10/1998. Từ đây
quy chế pháp lý về chế định nuôi con nuôi đã được cụ thể và hoàn chỉnh hơn. Trong
đó việc nuôi con nuôi được quy định trong Chương VIII với 11 Điều, từ Điều 67
đến Điều 78. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định một cách rõ ràng về
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, nguyên tắc, đối tượng được nhận làm con nuôi
cũng như điều kiện của các bên trong việc nhận nuôi con nuôi. Luật quy định:
“Người được nhận làm con nuôi phải là người từ 15 tuổi trở xuống. Người trên 15
tuổi có thể được nhận làm con nuôi, nếu là thương binh, người tàn tật, người mất
năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn. Một người
chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của hai người là vợ chồng”14. Cũng
giống trong quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 là phải tôn trọng ý
chí của người được nhận nuôi “Việc nhận trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên làm con
nuôi phải được sự đồng ý của trẻ đó”15.
Thời kỳ này đã đánh dấu sự tiến bộ trong quan hệ nuôi con nuôi. Tuy nhiên

đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển, pháp luật điều chỉnh vấn đề nuôi con
nuôi không còn phù hợp nữa, nhiều vấn đề liên quan đến quyền nuôi con nuôi,
quyền được nhận làm con nuôi chưa được quy định đầy đủ, các quy định về nuôi
con nuôi còn nằm trong nhiều văn bản khác nhau sẽ gây khó khăn cho việc áp dụng,
hoạt động quản lý của nhà nước đối với lĩnh vực nuôi con nuôi còn nhiều hạn chế
như: việc nhận nuôi con nuôi không đăng ký tại cơ có thẩm quyền, nên không có cơ
sở pháp lý bảo đảm quyền và lợi ích của người được nhận làm con nuôi, của
cha mẹ nuôi...
Do đó, Luật nuôi con nuôi ra đời nhằm tạo ra khung pháp lý thống nhất, ổn
định, có giá trị áp dụng lâu dài để thu hút sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ của toàn xã
hội đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em. Luật nuôi con nuôi đã
được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua
14
15

Điều 68, Luật hôn nhân và gia định năm 2000.
Điều 71, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

14

SVTH: Đặng Thị Kiều Trang


Những điểm mới của Luật nuôi con nuôi năm 2010 so với chế định
nuôi con nuôi trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
ngày 17 tháng 06 năm 2010 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 gồm 05 Chương với
52 Điều, so với các quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về nuôi con
nuôi, Luật nuôi con nuôi có nhiều điểm mới. Luật đã dành Chương 2 từ Điều 14 đến

Điều 27 để quy định cụ thể các điều kiện và nguyên tắc trong việc nhận nuôi con
nuôi. Bên cạnh đó để khắc phục tình trạng trên thực tế vẫn tồn tại việc nuôi con
nuôi chưa đăng ký. Luật quy định nếu nhận nuôi con nuôi mà chưa đăng ký thì kể từ
thời điểm luật này có hiệu lực (ngày 01/01/2011) thì sẽ được đăng ký trong thời hạn
05 năm nếu các bên thỏa các điều kiện được quy định trong luật tại thời điểm phát
sinh quan hệ nuôi con nuôi. Luật nuôi con nuôi đã dành Chương VIII để quy định
về vấn đề nuôi con nuôi. Trên cơ sở kế thừa Luật hôn nhân và gia đình năm 2000,
Luật nuôi con nuôi đã quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc
nhận nuôi con nuôi, việc nhận cũng phải dựa trên sự thỏa thuận ý chí của cả hai vợ
và chồng và có sự tôn trọng ý chí của người nuôi.
Luật nuôi con nuôi năm 2010 với những đổi mới đã góp phần tạo nên sự
thống nhất trong việc điều chỉnh nuôi con nuôi, giúp cho nhiều trẻ em có được mái
ấm gia đình được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục tốt.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

15

SVTH: Đặng Thị Kiều Trang


Những điểm mới của Luật nuôi con nuôi năm 2010 so với chế định
nuôi con nuôi trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ NHỮNG ĐIỂM MỚI
CỦA LUẬT NUÔI CON NUÔI NĂM 2010 SO VỚI LUẬT HÔN NHÂN VÀ
GIA ĐÌNH NĂM 2000
Luật nuôi con nuôi năm 2010 đã được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XII, kỳ họp thứ 07 thông qua ngày 17 tháng 06 năm 2010 và có hiệu lực
ngày 01/01/2011, so với các đạo luật trước kia như Luật hôn nhân và gia đình năm

2000 thì Luật nuôi con nuôi đã đánh dấu được bước tiến quan trọng trong việc điều
chỉnh chế định về nuôi con nuôi. Bên cạnh sự phát triển của luật thì trong quá trình
nghiên cứu người viết đã thấy được Luật nuôi con nuôi năm 2010 có một số điểm
mới và khác biệt hơn so với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, cụ thể sẽ được
trình bày trong phần Chương 2 này.
2.1. Các nguyên tắc để đảm bảo giải quyết việc nuôi con nuôi
2.1.1. Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em
được sống trong môi trường gia đình gốc
Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng giáo dục nếp
sống và hình thành nhân cách của mỗi trẻ em. Do còn non nớt về thể chất và
trí tuệ, nên trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt trong bầu không khí
yêu thương, hạnh phúc và cảm thông của những thành viên trong gia đình.
Trong Lời nói đầu của Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em đã
khẳng định: “tin tưởng rằng, gia đình với tư cách là nhóm xã hội cơ bản và là
môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của tất cả các thành viên
gia đình, đặc biệt là trẻ em cần có sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết có thể đảm
đương đầy đủ các trách nhiệm của mình trong cộng đồng”.
Về nguyên tắc khi giải quyết việc nuôi con nuôi phải tôn trọng quyền
của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc, theo khoản 8 Điều 3
Luật nuôi con nuôi: “Gia đình gốc là gia đình của những người có quan hệ
huyết thống”. Điều này cũng được thừa nhận chung trong cộng đồng quốc tế.
Điều 3, tuyên bố của Liên hiệp quốc về các nguyên tắc pháp lý và xã hội liên
quan đến phúc lợi và bảo vệ trẻ em ghi nhận: “Ưu tiên hàng đầu đối với trẻ
em là phải được cha mẹ đẻ chăm sóc”. Quyền của trẻ em được sống chung
với cha mẹ của mình còn được ghi nhận tại Điều 13 Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em năm 2004: “Trẻ em có quyền chung sống với cha mẹ. Không
ai có quyền cách ly trẻ em với cha mẹ, trừ trường hợp việc cách ly như thế là
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

16


SVTH: Đặng Thị Kiều Trang


Những điểm mới của Luật nuôi con nuôi năm 2010 so với chế định
nuôi con nuôi trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em”. Ngoài ra, khoản 1 Điều 5 Luật nuôi con nuôi
cũng quy định thứ tự ưu tiên khi lựa chọn gia đình thay thế bao gồm: Cha
dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi
được lựa chọn đầu tiên khi cha, mẹ, ông, bà, anh, chị, em ruột của người được
nuôi không có khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc. Vì những người này sẽ đảm
bảo được nguồn gốc cũng như gia đình gốc của đứa trẻ.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 11 Luật nuôi con nuôi còn quy định: “Con
nuôi có quyền được biết về nguồn gốc của mình. Không ai được cản trở con
nuôi được biết về nguồn gốc của mình”. Đây là điều rất cần thiết, vì thực tế,
có nhiều trường hợp nhận nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi không cho con nuôi biết
về nguồn gốc của mình, vì họ sợ quan hệ giữa họ sẽ bị rạn nứt. Tuy nhiên,
việc người nhận nuôi không cho biết nguồn gốc cũng nhằm giúp cho con nuôi
tránh được những cú sốc tâm lý, nhưng việc không cho các em biết được
nguồn gốc của mình sẽ làm cho các em mất đi cội nguồn, mất đi truyền thống
tốt đẹp của người Việt Nam là tìm về cội nguồn của mình, người đã sinh
thành ra mình,… Biết được nguồn gốc còn giúp cho đứa trẻ tránh được những
mối quan hệ sau này có thể xảy ra như: đứa trẻ có tình cảm hoặc kết hôn với
một người nào đó nhưng không may người đó có họ hàng trong phạm vi ba
đời, có cùng dòng máu trực hệ với đứa trẻ, đây không những là điều mà pháp
luật cấm mà nó còn ảnh hưởng đến con cháu sau này. Và điều đó sẽ gây ảnh
hưởng lớn đến tâm lý của người con nuôi.
2.1.2. Việc nuôi con nuôi phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình
đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội

Nuôi con nuôi là một hiện tượng xã hội mang tính nhân đạo, làm phát
sinh quan hệ cha mẹ và con lâu dài, ổn định giữa người nhận nuôi và người
được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi (trẻ em
không có gia đình) được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục một cách tốt nhất
trong môi trường gia đình. Vì vậy, việc nhận trẻ em làm con nuôi, không kể là
trẻ em trai hay trẻ em gái, đều phải hướng đến mục đích đó. Trong quá trình
nuôi con nuôi, lợi ích của trẻ em phải tính đến trước tiên trong mối tương
quan với lợi ích của cha mẹ. Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên
xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

17

SVTH: Đặng Thị Kiều Trang


Những điểm mới của Luật nuôi con nuôi năm 2010 so với chế định
nuôi con nuôi trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất16. Việc nuôi con nuôi
phải thực hiện trên tinh thần tự nguyện của các bên liên quan, không phân biệt
giữa người nhận nuôi là nam hay nữ, độc thân hay đã kết hôn nếu có đủ điều
kiện thì đều được nhận nuôi con nuôi; đồng thời không phân biệt giữa con
nuôi là trai hay gái nếu có đủ điều kiện và đúng đối tượng thì có thể được
nhận làm con nuôi. Tham khảo pháp luật của các nước cho thấy, không nước
nào phân biệt trẻ em là trai hay gái khi được nhận làm con nuôi, cũng không
có quy định ưu tiên cho trẻ em thuộc một giới cụ thể nào. Tương tự, pháp luật
các nước cũng không có quy định phân biệt về điều kiện nuôi con nuôi đối với
người nhận con nuôi là phụ nữ hay đàn ông, cũng không có quy định thuận lợi
hay ưu tiên hơn khi giải quyết việc nuôi con nuôi cho người nhận con nuôi

độc thân thuộc phái nam hay phái nữ. Giống như các lĩnh vực khác, mọi quy
định về nuôi con nuôi điều được áp dụng chung trên nguyên tắc bình đẳng đối
với mọi công dân.
Việc cho trẻ em làm con nuôi, cũng phải đảm bảo quyền được thể hiện
ý kiến, quyền được lựa chọn của trẻ em để tránh tư tưởng áp đặt từ phía người
lớn theo kiểu “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”; đồng thời cũng tính đến nguyện
vọng và lợi ích chính đáng của người nhận con nuôi. Do đó, nếu người nhận
con nuôi thể hiện nguyện vọng chính đáng là muốn nhận trẻ em thuộc một
giới tính nào đó (nam hoặc nữ) làm con nuôi, thì nguyện vọng đó cũng phải
được tôn trọng mà không nên coi đó là sự phân biệt đối xử.
Bên cạnh việc nuôi con nuôi phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của
người được nhận làm con nuôi và người nhận nuôi, tự nguyện, bình đẳng,
không phân biệt nam nữ. Việc nuôi con nuôi còn phải đảm bảo không trái
pháp luật và đạo đức xã hội. Điều 13 Luật nuôi con nuôi quy định các hành vi
bị cấm, đây là một trong những quy định mới được đưa vào, song các hành vi
bị cấm không phải là hành vi mới. Các hành vi bị cấm trước đây được quy
định một cách tản mạn, không làm toát lên được tính phòng ngừa, răn đe của
pháp luật đối với những hành vi xâm hại tới quyền và lợi ích của trẻ em được
cho làm con nuôi, dẫn đến tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật
nhằm mục đích trục lợi, mua bán trẻ em. Tất cả những xu hướng và hiện
tượng đó cần phải được phòng ngừa, ngăn chặn một cách dứt khoát, triệt để
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất của trẻ em, bảo vệ chế độ hôn nhân và

16

Khoản 2 Điều 5 Luật nuôi con nuôi năm 2010.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

18


SVTH: Đặng Thị Kiều Trang


Những điểm mới của Luật nuôi con nuôi năm 2010 so với chế định
nuôi con nuôi trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
gia đình nói chung. Luật nuôi con nuôi đã đưa ra các hành vi bị cấm được quy
định cụ thể như sau:
- Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại
tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em. Hành vi này đã được quy định tại Điều 2 17
của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, Điều 67 Luật hôn nhân và gia đình năm
200018. Hiện tượng nhận trẻ em làm con nuôi sau đó bắt buộc trẻ em lao động
cũng là một hành vi đáng lên án và cần có biện pháp chế tài. Luật nuôi con
nuôi kết hợp quy định cấm này với chế định theo dõi tình hình nuôi con nuôi
trong nước19 là một biện pháp pháp lý an toàn và bảo đảm cho quyền và lợi
ích tốt nhất cho trẻ em. Nhất là khi hành vi trục lợi từ giới thiệu trẻ em làm
con nuôi chưa được xử lý hình sự.
- Giả mạo giấy tờ, hồ sơ để giải quyết việc nuôi con nuôi. Hiện tại, một
số những chủ thể cơ hội, lợi dụng chức vụ hoặc quyền hạn để phát hành
những loại giấy tờ, hồ sơ làm sai lệch nhân thân, nguồn gốc của trẻ em được
cho làm con nuôi. Do vậy, đây là một hiện tượng cần ngăn chặn kịp thời.
- Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi. Việc nhận nuôi con nuôi là
việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa các bên, vì vậy, quyền và nghĩa vụ
phát sinh giữa cha mẹ nuôi và con nuôi cũng là quyền và nghĩa vụ giữa cha
mẹ và con. Con nuôi cũng có đầy đủ mọi nghĩa vụ và quyền trong quan hệ với
cha mẹ nuôi như con đẻ, không có bất kì sự phân biệt nào giữa con nuôi và
con đẻ.
- Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số. Theo quy
định của pháp luật thì mỗi cặp vợ chồng chỉ có thể có hai đứa con, nhằm đảm
bảo điều kiện để chăm sóc và giáo dục con tốt hơn, nhưng theo căn cứ Pháp

lệnh số 03/2003/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày
09/01/2003 về dân số và Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 03 năm
17

Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Khoản 2 Điều 2 quy định:
“Nghiêm cấm lợi dụng việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi nhằm mục đích mua bán, bóc lột sức
lao động, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ và trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác. Nghiêm cấm hoạt
động kinh doanh môi giới kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi nhằm mục đích kiếm lời dưới mọi hình
thức”.
18
Khoản 3 Điều 67 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi
để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác”.
19
Điều 23 Luật nuôi con nuôi quy định thông báo tình hình phát triển của con nuôi và theo dõi việc nuôi con
nuôi: “Sáu tháng một lần trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm
thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ thường trú về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa
nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha mẹ nuôi thường trú
có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện việc nuôi con nuôi”.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

19

SVTH: Đặng Thị Kiều Trang


×