Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại QUY CHẾ PHÁP lý về tài CHÍNH TRONG CÔNG TY cổ PHẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.92 KB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 35 (2009 – 2013)


Giáo viên hướng dẫn
Đoàn Nguyễn Minh Thuận

Sinh viên thực hiện
Trần Xuân Nữ
MSSV: 5095450
Lớp: Luật Thương mại 3 – K35

Cần Thơ, 5/2013


Quy chế pháp lý về tài chính trong công ty cổ phần

LỜI CẢM ƠN
---*--Lời cảm ơn đầu tiên, em xin được gửi đến gia đình và bạn bè
đã giúp đỡ, động viên cũng như tạo điều kiện về tinh thần lẫn vật
chất để em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Cần
Thơ, quý thầy cô Khoa Luật, đặc biệt là t hầy cô Bộ môn Luật
Thương mại, những người đã truyền thụ kiến thức và giúp đỡ em
trong bốn năm học vừa qua.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Đoàn
Nguyễn Minh Thuận đã tận tình giúp đỡ, cung cấp những kiến thức


quý báo và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến Thư viện Thành phố
Cần Thơ, Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ, Thư viện
Khoa Luật, các trang mạng thông tin điện tử... những nơi em có thể
tìm được nguồn tư liệu cho bài làm của mình.
Mặc dù nhận thấy bản thân cũng đã có nhiều cố gắng trong
quá trình nghiên cứu, tuy nhiên, sẽ không tránh khỏi những thiếu
xót và hạn chế. Vì vậy, người viết rất mong nhận được sự đóng góp
của quý thầy cô để nội dung trong bài luận văn được hoàn thi ện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

SVTH: Trần Xuân Nữ


Quy chế pháp lý về tài chính trong công ty cổ phần

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
---*--.....................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

năm 2013

SVTH: Trần Xuân Nữ



Quy chế pháp lý về tài chính trong công ty cổ phần

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
---*--.....................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

năm 2013

SVTH: Trần Xuân Nữ


Quy chế pháp lý về tài chính trong công ty cổ phần

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
---*--.....................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

năm 2013

SVTH: Trần Xuân Nữ



Quy chế pháp lý về tài chính trong công ty cổ phần

MỤC LỤC
Trang

LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 ......................................................................................................4
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG
TY CỔ PHẦN ..................................................................................................4
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ...................................................4
1.1.1 Khái niệm về công ty cổ phần ...............................................................................4
1.1.2 Đặc điểm của công ty cổ phần...............................................................................6
1.1.3 Phân loại công ty cổ phần......................................................................................7
1.1.4 Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần ..............................................8
1.1.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần trên thế giới .........................8
1.1.4.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần ở Việt Nam ........................11
1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ..........13
1.2.1 Khái quát về tài chính nói chung trong công ty cổ phần .................................13
1.2.1.1 Khái niệm về tài chính trong công ty cổ phần .................................................13
1.2.1.2 Chức năng của tài chính trong công ty cổ phần ..............................................14
1.2.1.3 Vai trò của tài chính trong công ty cổ phần ....................................................17
1.2.2 Khái quát về vốn nói riêng trong công ty cổ phần ............................................18
1.2.2.1 Khái niệm về vốn trong công ty cổ phần .........................................................18
1.2.2.2 Đặc điểm của vốn trong công ty cổ phần .......................................................19
1.2.2.3 Vai trò của vốn trong công ty cổ phần ............................................................25
1.2.3 Pháp luật điều chỉnh nội dung về tài c hính trong công ty cổ phần .................26

CHƯƠNG 2 .................................................................................................... 29
PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN .............. 29

2.1 CHẾ ĐỊNH HÌNH THÀNH VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN .....................29

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

SVTH: Trần Xuân Nữ


Quy chế pháp lý về tài chính trong công ty cổ phần
2.1.1 Chủ thể góp vốn công ty cổ phần ........................................................................29
2.1.2 Tài sản góp vốn công ty cổ thần..........................................................................31
2.1.3 Cách thức góp vốn công ty cổ thần ....................................................................33
2.1.4 Thời gian góp vốn công ty cổ phần .....................................................................34
2.2 NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VỀ TÀI CHÍNH ..............36
2.2.1 Hoạt động huy động vốn công ty cổ phần ..........................................................36
2.2.1.1 Huy động vốn công ty cổ phần thông qua chào bán cổ phần ..........................36
2.2.1.2 Huy động vốn công ty cổ phần thông qua phát hành trái phiếu .....................41
2.2.1.3 Huy động vốn công ty cổ phần thông qua vay vốn từ cá nhân hay tổ chức ....45
2.2.2 Hoạt động mua lại cổ phần .................................................................................45
2.2.2.1 Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông .....................................................45
2.2.2.2 Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty ..................................................47
2.2.2.3 Điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại ...............................48
2.2.3 Hoạt động chuyển nhượng cổ phần ....................................................................49
2.3 CHI TRẢ CỔ TỨC TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN .............................................51
2.3.1 Điều kiện chi trả cổ tức trong công ty cổ phần .................................................52
2.3.2 Các cách chi trả cổ tức trong công ty cổ phần ..................................................53
2.3.2.1 Chi trả cổ tức bằng tiền ...................................................................................53
2.3.2.2 Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu ...........................................................................55
2.3.2.3 Chi trả cổ tức bằng tài sản ..............................................................................57
2.3.3 Mức trả cổ tức trong công ty cổ phần ................................................................57


CHƯƠNG 3 .................................................................................................... 59
THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN QUY CHẾ
PHÁP LÝ VỀ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ................... 59
3.1 THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT TRONG HUY ĐỘNG VỐN CÔNG TY CỔ
PHẦN THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ...........................................59

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

SVTH: Trần Xuân Nữ


Quy chế pháp lý về tài chính trong công ty cổ phần
3.1.1 Thực trạng và đề xuất trong hoạt động huy động vốn công ty cổ phần thông
qua phát hành cổ phiếu ...................................................................................................59
3.1.2 Thực trạng và đề xuất trong hoạt động huy động vốn công ty cổ phần thông
qua phát hành trái phiếu .................................................................................................62
3.2 THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT VỀ CHI TRẢ CỔ TỨC TRONG CÔNG TY CỔ
PHẦN ................................................................................................................................67
3.2.1 Thực t rạng và ý kiến đề xuất về việc thực hiện các quyết định trả cổ tức
trong công ty cổ phần ......................................................................................................67
3.2.2 Thực trạng và ý kiến đề xuất về phương thức trả cổ tức trong công ty cổ
phần ...................................................................................................................................68
3.2.3 Thực trạng và ý kiến đề xuất về quyền nhận cổ tức được đảm bảo ng hiêm
túc, được thực hiện một cách đơn giản, thuận tiện ......................................................69
3.3 THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN VỀ TÀI CHÍNH
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ......................................................................................70
3.3.1 Thực trạng và đề xuất nhằm hoàn thiện quy chế pháp lý trong hoạt động
công bố thông tin công ty cổ phần ..................................................................................70
3.3.2 Thực trạng và đề xuất nhằm hoàn thiện quy chế pháp lý trong thực hiện
quản lý, kiểm soát tài chính công ty cổ phần .................................................................72


KẾT LUẬN..................................................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

SVTH: Trần Xuân Nữ


Quy chế pháp lý về tài chính trong công ty cổ phần

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có nhiều lý do để người viết chọn "Quy chế pháp lý về tài chính trong công ty cổ
phần" làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình. Một phần xuất phát từ sự hiểu biết cũng
như sự yêu thích đề tài mang tính chủ quan của người viết, phần khác là do nhu cầu thiết
yếu cần hoàn thiện về mặt pháp luật với cơ chế về tài chính công ty cổ phần (CTCP)
trong nền kinh tế hội nhập của nước ta với nền kinh tế thế giới.
Lý do thứ nhất đó chính là bản thân người viết có thể vận dụng và thể hiện những
kiến thức chuyên ngành Luật thương mại mà người viết được học và nghiên cứu trong
quá trình học tập tại trường. Và kể từ khi biết rằng trong hoạt động thương mại, CTCP đã
có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế nước nhà thì người viết cũng mang
nhiều sự ưu ái đối với loại hình doanh nghiệp này.
Lý do thứ hai là trong quá trình đào sâu tìm hiểu các hoạt động diễn ra trong
CTCP, người viết nhận thấy so với các loại hình doanh nghiệp khác CTCP có nhiều lợi
thế hơn hẳn. Những lợi thế hơn hẳn này xuất phát từ những lợi ích và đặc điểm pháp lý
mà pháp luật quy định cho CTCP. Một trong số đó là CTCP có lợi thế hơn hẳn về cấu
trúc vốn và tài chính rất linh hoạt. Về tài chính, trong CTCP nó đóng vai trò rất quan
trọng cho sự tồn tại và phát triển của công ty; công ty sẽ không thể được thành lập và tồn
tại nếu không có vốn; vốn và tài chính là yếu tố quyết định và chi phối toàn bộ hoạt động,

quan hệ nội bộ cũng như quan hệ với các đối tác bên ngoài công ty. Theo quy định của
pháp luật về doanh nghiệp, CTCP có thể gia tăng khả năng thu hút vốn đầu tư cho kinh
doanh của công ty bằng cách quy định và phát hành các loại cổ phiếu và trái phiếu ra
công chúng. Tuy nhiên, hành lang pháp lý đối với CTCP chưa đảm bảo về vấn đề tài
chính của công ty, cụ thể hơn là chưa thật sự tạo nhiều thuận lợi, an toàn trong hoạt động
huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, quyền lợi được nhận cổ tức chính đáng
của cổ đông và trong vấn đề về an toàn tài chính của CTCP.
Nhằm muốn tìm hiểu rõ ràng hơn về tầm quan trọng và đóng góp một số ý kiến đề
xuất để khắc phục những bất cập còn tồn tại trong quy chế pháp lý về tài chính CTCP
như đã nêu ở trên, nên khi chọn đề tài nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp, người viết đã
chọn cho mình đề tài với tên gọi: "Quy chế pháp lý về tài chính trong công ty cổ phần" .
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Loại hình doanh nghiệp là CTCP với ưu điểm vượt trội về lợi thế hơn hẳn trong số
các loại hình doanh nghiệp, đã đóng góp không ít vào nhu cầu đầu tư và phát triển cho
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

Trang 1

SVTH: Trần Xuân Nữ


Quy chế pháp lý về tài chính trong công ty cổ phần
kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, nếu pháp luật còn tồn tại bất cập về cơ chế tài chính CTCP,
chưa đảm bảo an toàn cho công ty cũng như cho các nhà đầu tư như hiện nay thì nhu cầu
ấy về lâu dài sẽ không còn đáp ứng được nữa. Vì sẽ đánh mất uy tín công ty, đánh mất
niềm tin của nhà đầu tư khi quyền và lợi ích của họ không được đảm bảo, công ty bị tổn
thất rất lớn lực hút của xã hội đầu tư vào doanh nghiệp mình. Vì thế, mục tiêu khi nghiên
cứu đề tài mà người viết muốn hướng đến đó chính là:
Tìm hiểu về đề tài "Quy chế pháp lý về tài chính trong công ty cổ phần" thông
qua đó để có thể thấy được những lợi ích và đặc điểm pháp lý về tài chính mà pháp luật

qui định cho CTCP cũng như những tồn tại chưa được khắc phục ảnh hưởng đến quyền
và lợi ích của chủ thể liên quan trong các hợp đồng, giao dịch của công ty nói riêng, ảnh
hưởng đến nhu cầu đầu tư phát triển của nền kin h tế xã hội nước ta nói chung, từ đó phát
huy hơn nữa những mặt được và đề ra giải pháp khắc phục những mặt chưa được của
pháp luật về tài chính trong CTCP.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong đề tài nghiên cứu "Quy chế pháp lý về tài chính trong công ty cổ p hần",
người viết tìm hiểu về lý luận, quy định của pháp luật có liên quan và thực trạng quá trình
áp dụng các quy định pháp luật đó vào thực tế về "tài chính" của riêng loại hình doanh
nghiệp là "công ty cổ phần", bao gồm các nội dung về hình thành vốn, nh ững hoạt động
tài chính và việc chi trả cổ tức trong CTCP.
Bên cạnh đó, với đề tài này, người viết tập trung tìm hiểu thêm về thực tiễn áp
dụng quy định pháp luật với ưu điểm đã đạt được cần phát huy hơn nữa cũng như nhược
điểm cần khắc phục, thông qua đó xin được đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm đóng góp
một phần vào việc hoàn thiện pháp luật tài chính trong CTCP.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài luận văn này, người viết đã sử dụng một số phương pháp sau đây:
Phương pháp sưu tầm tài liệu. Với phương pháp này đã giúp người viết tìm hiểu
được rất nhiều xung quanh đề tài như công ty cổ phần, tài chính trong CTCP, pháp luật
điều chỉnh về tài chính CTCP, những hoạt động trong công ty về góp vốn, huy động vốn,
chi trả cổ tức. Từ đó thấy được thuận lợi cũng như hạn chế mà các quy định pháp luật về
tài chính trong CTCP mang lại cho hoạt động đầu tư kinh doanh của công ty, quyền và
lợi ích của các chủ thể có liên quan khác.
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, tổng hợp dữ liệu: Đây là phương pháp
cần thiết và quan trọng trong nghiên cứu. Phương pháp này giúp người viết đánh giá
chính xác sự vật, hiện tượng đảm bảo tính chính xác trong nghiên cứu. Trước khi nghiên
cứu đề tài, người viết đã tiến hành thu thập tư liệu, tài liệu có liên quan đến đối tượng từ
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

Trang 2


SVTH: Trần Xuân Nữ


Quy chế pháp lý về tài chính trong công ty cổ phần
những nguồn khác nhau như sách, báo, tạp chí các loại, truy cập internet... để bổ sung
cho các vấn đề nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn.
Ngoài ra, người viết còn sử dụng một số phương pháp phân tích luật viết như
phương pháp phân tích câu chữ, diễn dịch, liệt kê, ... để từ đó làm nổi bậc thêm vấn đề.
5. Bố cục đề tài
Để thuận lợi cho việc tra cứu, tìm hiểu nội dung bài luận văn ngoài phần mở đầu,
kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài luận gồm ba chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về tài c hính trong công ty cổ phần.
Trong phần này người viết sẽ nêu những khái quát chung về công ty cổ phần, tài chính
trong CTCP và pháp luật điều chỉnh nội dung về tài chính trong CTCP.
Chương 2. Pháp luật về tài chính trong công ty cổ phần. Ở chương này ngườ i
viết xin trình bày các quy định pháp luật trong vấn đề tài chính liên quan đến CTCP, đó
là những chế định về hình thành vốn, những hoạt động về tài chính và việc chi trả cổ tức
trong CTCP.
Chương 3. Thực trạng và đề xuất nhằm hoàn thiện quy chế pháp lý v ề tài chính
trong công ty cổ phần. Ở chương ba này người viết nêu ra những thực trạng đang diễn ra
hiện nay, những bất cập về quy chế pháp lý tài chính trong CTCP ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của công ty cũng như quyền và lợi ích tài chính hợp pháp c ủa chủ sở
hữu, chủ nợ. Từ đó xin được đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm khắc phục và hoàn thiện
các chế định về tài chính trong CTCP, bảo đảm được lợi ích cho các bên có liên quan.

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

Trang 3


SVTH: Trần Xuân Nữ


Quy chế pháp lý về tài chính trong công ty cổ phần

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH TRONG
CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1.1 Khái niệm về công ty cổ phần
Công ty cổ phần được xem là phương thức phát triển cao nhất của loài người để
huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển. 1
Lần đầu tiên hình thức CTCP được pháp luật nước ta chính thức quy định cụ thể từ khi
Quốc hội ban hành Luật công ty 1990 2 ngày 21/12/1990. Theo quy định của Luật công ty,
CTCP được định nghĩa trước tiên là một doanh nghiệp, trong đó: 3 vốn điều lệ của công ty
được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; số thành viên gọi là cổ đông có thể
là tổ chức, cá nhân 4 và phải có số lượng ít nhất là bảy cổ đông trong suốt thời gian hoạt
động của công ty; cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm
vi phần vốn của mình góp vào công ty; cổ phiếu phân thành hai loại là cổ phiếu có ghi
tên và cổ phiếu không ghi tên, với cổ phiếu không ghi tên cổ đông có quyền tự do chuyển
nhượng cổ phần của mình, còn với cổ phiếu có ghi tên cổ đông chỉ được chuy ển nhượng
nếu được sự đồng ý của Hội đồng quản trị, trừ trường hợp số cổ phiếu có ghi tên của cổ
đông là thành viên Hội đồng quản trị không được chuyển nhượng trong suốt thời gian tại
chức và trong thời hạn hai năm kể từ ngày thôi giữ chức thành viên Hội đ ồng quản trị; tư
cách pháp nhân của công ty sẽ có kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh; ngoài ra công ty được huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán các loại là
cổ phiếu hoặc trái phiếu ra công chúng.
Mặc dù đã phát huy được vai t rò tích cực của mình vào công cuộc phát triển kinh
tế nước nhà nhưng với tính biến đổi liên tục các quan hệ kinh doanh trong thực tiễn, Luật
công ty 1990 đã bộc lộ nhiều bất cập. Để khắc phục tình trạng trên, Quốc hội nước ta đã

thông qua Luật doanh nghiệp 1999 5 để thay thế cho Luật công ty vào ngày 12/6/1999.
Định nghĩa về CTCP trong Luật doanh nghiệp 1999 tuy có thay đổi, bổ sung nhưng
1

Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung, Công ty - Vốn, quản lý và tranh chấp theo luật doanh nghiệp 2005 ,
Nxb.Tri thức, 2009, tr. 126.
2
Luật công ty được Quốc hội khó a VIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 21/12/1990 (sau đây gọi là Luật công ty) có
hiệu lực thi hành từ ngày 15/04/1991.
3
Xem các Điều 1, 2, 18, 30, 39, Luật công ty.
4
Theo quy định tại Điều 1 Luật công ty 1990 thì: cá nhân, tổ chức có quyền tham gia thành lập, góp vốn đầu tư
công ty cổ phần là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân thuộc các thành phần kinh
tế, tổ chức xã hội.
5
Luật doanh nghiệp được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/6/1999 (sau đây gọi là Luật doa nh
nghiệp 1999) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2000.

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

Trang 4

SVTH: Trần Xuân Nữ


Quy chế pháp lý về tài chính trong công ty cổ phần
tương đối không nhiều so với Luật công ty. Điểm giống nhau cụ thể là: vốn điều lệ trong
công ty được chia thành nhiều ph ần bằng nhau gọi là cổ phần; tính chịu trách nhiệm hữu
hạn của cổ đông về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty; cổ đông có thể là

tổ chức, cá nhân; công ty có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng để huy động
vốn; công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh. Những điểm thay đổi bổ sung đó là: số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn
chế số lượng tối đa; cổ đông vẫn có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho
người khác, tuy nhiên trường hợp ngoại lệ được quy định thì không dựa trên cổ phiếu là
có ghi tên hay không mà là cổ phần ưu đãi loại nào và tư cách người nắm giữ cổ phần
phổ thông, theo đó cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
sẽ bị hạn chế quyền tự do chuyển nhượng trong ba năm đầu kể từ ngày công ty được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; công ty có thể huy động vốn bằng cách phát hành
nhiều loại chứng khoán chứ không chỉ là cổ phiếu hay trái phiếu.
Sau năm năm được đưa vào thực thi, nhằm để luật phá t huy tầm quan trọng, phù
hợp hơn với những quan hệ kinh doanh mới, tránh lạc hậu về cách thức tổ chức một công
ty theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế Luật doanh nghiệp 1999 được thay đổi bằng
Luật doanh nghiệp 2005. Không nằm ngoài mục đích trên, L uật doanh nghiệp 2005 đã
được sửa đổi, bổ sung năm 2009 trong kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XII thông qua
ngày 19/6/2009. Đây là văn bản luật được chính thức áp dụng hiện nay ở nước ta, 6 với
những quy định như sau: CTCP được định nghĩa trước tiên là một d oanh nghiệp. Theo
khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài
sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Trong đó: 7
Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông có thể
là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; cổ
đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng
cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp đó là cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ
phần phổ thông của cổ đông sáng lập công ty trong ba năm đầu kể từ ngày công ty được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; CTCP có quyền phát hành chứng
khoán các loại để huy động vốn.


6

Luật Doanh nghiệp năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua
ngày 19 tháng 6 năm 2009 (sau đây gọi là Luật doanh nghiệp) có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2009.
7
Nguyễn Đình Tài, Bài giảng Luật doanh nghiệp 2005 , Nxb. Chính trị Quốc gia, 2008, tr. 185.

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

Trang 5

SVTH: Trần Xuân Nữ


Quy chế pháp lý về tài chính trong công ty cổ phần
1.1.2 Đặc điểm của công ty cổ phần
Ngoài những kiến thức được cung cấp thông qua quy định của pháp luật ở phần
trên. Chúng ta có thể tìm hiểu, khái quát thêm về CTCP qua những đặc điểm được trình
bày như sau: 8
Một là, vốn điều lệ công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là
cổ phần. Vốn điều lệ là số v ốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong
một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Người chủ sở hữu ít nhất một cổ
phần đã phát hành của CTCP được gọi là cổ đông. Mỗi cổ đông có thể mua một hoặc
nhiều cổ phần. Đây là những đặc điểm rất cơ bản của CTCP;
Hai là, công ty cổ phần không chỉ phải có cổ phần phổ thông mà còn có thể phát
hành loại cổ phần khác, đó là những cổ phần ưu đãi, bao gồm: cổ phần ưu đãi biểu quyết,
cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty
quy định;
Ba là, công ty cổ phần đã cho phép các nhà đầu tư có khả năng chuyển đổi mục
tiêu và hình thức một cách rất linh động thông qua đặc điểm là cổ đông có quyền tự do

chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trư ờng hợp đó là cổ phần ưu đãi
biểu quyết và cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập công ty trong ba năm đầu kể từ
ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Bốn là , số lượng cổ đông công ty cổ phần tối thiểu là ba và khác với công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là số lượng thành viên không vượt quá năm mươi,
thì số lượng cổ đông tối đa của CTCP là không hạn chế. Trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác, trong quá trình hoạt động, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của
mình, vì vậy mà thường có một số lượng rất lớn cổ đông trong CTCP. Đặc điểm này đã
góp phần giúp cho cơ cấu tổ chức của công ty được chặt chẽ hơn;
Năm là, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Khác với tính trách nhiệm vô hạn
của các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh và chủ doanh nghiệp tư nhân trong
doanh nghiệp tư nhân, đặc điểm này cho thấy các cổ đông trong CTCP chỉ chịu trách
nhiệm pháp lý hữu hạn đối với phần vốn góp của mình vào công ty;
Sáu là, trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có quyền phát hành chứng
khoán các loại ra công chúng để huy động vốn. Với đặc điểm này, công ty hoàn toàn có
khả năng huy động được một lượng vốn lớn và rộng rãi trong công chúng.

8

Nguyễn Đình Tài, Bài giảng Luật doanh nghiệp 2005 , Nxb. Chính trị Quốc gia, 2008, tr. 185.

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

Trang 6

SVTH: Trần Xuân Nữ


Quy chế pháp lý về tài chính trong công ty cổ phần

1.1.3 Phân loại công ty cổ phần
Qua quá trình tìm hiểu về công ty cổ phần, 9 căn cứ vào tiêu chí đối tượng có
quyền mua cổ phần khi công ty phát hành cổ phiếu, có thể phân loại CTCP thành: CTCP
nội bộ, CTCP đại chúng và CTCP niêm yết. Đặc điểm của ba loại CTCP này là:
 Công ty cổ phần nội bộ
Là công ty cổ phần chỉ phát hành cổ phiếu trong số những người sáng lập ra công
ty, nhân viên và người lao động trong công ty và các pháp nhân là những đơn vị trực
thuộc những đơn vị trong cùng tập đoàn của đơn vị sáng lập. Đây là loại cổ phiếu ký
danh không được chuyển nhượng hoặc chỉ được chuyển nhượng theo một số điều kiện
nhất định trong nội bộ công ty. Việc tăng vốn của công ty rất hạn chế. Công ty chỉ được
vay vốn từ các tổ chức tín dụng hoặc tích l ũy từ trong nội bộ công ty.
 Công ty cổ phần đại chúng
Là công ty cổ phần có phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng ngoài những đối
tượng nội bộ như CTCP nội bộ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật chứng khoán 10 thì
cổ phiếu là một loại chứng khoán nên phát hành cổ phiếu còn được gọi là phát hành
chứng khoán. Việc phát hành chứng khoán cho một số lượng lớn công chúng đầu tư như
vậy gọi là chào bán chứng khoán ra công chúng, và hoạt động này được thống nhất điều
chỉnh bởi Luật chứng khoán. Phần lớn những CTCP mới thành lập đã bắt đầu như những
CTCP nội bộ. Đến khi công ty phát triển, tiếng tăm đã lan rộng, hội đủ điều kiện, họ có
thể phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng, trở thành một CTCP đại chúng. Khi một
CTCP lần đầu phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng, người ta gọi công ty đó "trở
thành đại chúng". Đợt phát hành đó được gọi là đợt phát hành lần đầu cho công chúng.
 Công ty cổ phần niêm yết
Là công ty cổ phần đại chúng tiếp tục con đường phấn đấu để có đủ điều kiện
được niêm yết tại Sở giao dị ch chứng khoán sẽ trở thành công ty niêm yết. Chứng khoán
của họ sẽ được giao dịch trên các thị trường chứng khoán tập trung. Chúng có thể trở
thành những CTCP hàng đầu của đất nước, có uy tín, tiếng tăm và được hưởng những
điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong huy động vốn.

9


Nguyễn Đình Tài, Bài giảng Luật doanh nghiệp 2005 , Nxb. Chính trị Quốc gia, 2008, tr. 189-190.
Luật chứng khoán năm 2006 được sửa đổi, bổ sung năm 2010 được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua
ngày 24/11/2010 (sau đây gọi là Luật chứng khoán) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011.
10

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

Trang 7

SVTH: Trần Xuân Nữ


Quy chế pháp lý về tài chính trong công ty cổ phần
1.1.4 Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần
1.1.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần trên thế giới
Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh doanh ra đời, tồn tại và phát triển
trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Sự ra đời của CTCP là một phát minh của
loài người trong nền sản xuất xã hội. Nó là phương thức phát triển cao nhất cho đến nay
của loài người để huy động được một lượng vốn lớn cho kinh do anh và qua đó đóng góp
vào sự phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia.
Ở các nước khác nhau, công ty cổ phần có thể có những tên gọi khác nhau. Ở Pháp
là công ty vô danh, ở Anh là công ty với trách nhiệm hữu hạn, ở Mỹ nó được gọi là công
ty kinh doanh, và ở Nhật Bản gọi là công ty chung cổ phần.

11

Theo những nghiên cứu mới nhất về công ty cổ phần 12 thì loại hình công ty này là
ý tưởng cách mạng diễn biến theo một quá trình rất dài, thậm chí đã có ngay từ 3000 năm
trước Công nguyên, từ người Assyria, Phoeni cia rồi người Hy Lạp. Họ đã lập ra những tổ

chức để kinh doanh thương mại ở Địa Trung Hải.
Đến thời của người La Mã, tầng lớp quý tộc lập ra các societas (hội xã) lúc đầu để
phụ các hiệp sĩ thu thuế nông nghiệp, chinh phục các lãnh thổ. Các societas không thay
đổi nhiều mà chỉ là những nhóm tập hợp các cá nhân với các hợp đồng thu thuế ngắn hạn.
Ở tầng lớp thứ dân, những người thợ thủ công và thương gia mở các collegia hay corpora
(công ty), tự bầu ra người quản lý và được cấp phép hoạt động.
Sau khi đế quốc La Mã sụp đổ, Hồi giáo với thế giới Ả Rập nổi lên và phát triển.
Tiếp theo sau là Trung Quốc. Tuy nhiên, tại những nơi này, người ta đã không thiết lập
được những tổ chức giống như công ty, nên đã không phát triển hơn lên được mà trái lại
làm lụi dần.
Thời Trung cổ, hai tổ chức người La Mã để lại đã được phục hồi. Đó là giới
thương gia tại Italia và các công ty của họ, cùng các guild (phường hội) được chính
quyền cấp phép tại miền bắc Âu châu.
Tại Italia, từ thế kỷ thứ IX trở đi, các công ty hàng hải xuất hiện ở Almafi và
Venise. Lúc đầu họ làm theo mô hình của người Hồi giáo, sau đó chuyển về lối cũ để
gom vốn và trông nom việc buôn bán bằng thuyền theo từng chuyến. Sự sắp xếp này rất
hấp dẫn những người có tiền ngồi ở nhà. Họ có thể phân tán rủi ro r a nhiều chuyến hàng
và tránh được sự truân chuyên khi đi biển. Sự hùn hạp dần dần trở nên phức tạp hơn, việc

11

Viện Kinh tế thế giới, Công ty cổ phần ở các nước phát triển – Quá trình thành lập, tổ chức quản lý , Nxb. Khoa học xã
hội, 1991, tr. 5.
12
Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung, Công ty - Vốn, quản lý và tranh chấp theo luật doanh nghiệp 2005 ,
Nxb.Tri thức, 2009, tr. 32-38.

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

Trang 8


SVTH: Trần Xuân Nữ


Quy chế pháp lý về tài chính trong công ty cổ phần
tài trợ được tăng lên và trải ra cho nhiều chuyến, lại có thêm người nước ngoài tham gia,
cơ cấu về quyền sở hữu cũng được thiết lập.
Vào thế kỷ XII, một hình thức tổ chức hơi khác với loại trên một chút đã xuất hiện
ở Florence và một số thị trấn xa bờ biển. Đó là compagnia. Lúc đầu tổ chức này có tính
cách gia đình và hoạt động trên căn bản chịu trách nhiệm liên đới, những người cộng tác
chịu trách nhiệm chung với nhau giá trị món hàng họ nắm giữ. Danh từ compagnia có
gốc Latin là cum và pania, nghĩa là cùng nhau bẻ chiếc bánh. Giống như tổ chức Venise,
compagnia cũng từ từ trở nên tinh vi hơn để thu hút những người ngoài gia đình.
Ở miền bắc Âu châu, các thương gia cũng bắt chước các hình thức kinh doanh mà
người Italia đã đi tiên phong. Có doanh nghiệp ở vùng Ravensberg bên Đức tập hợp ba
gia đình thành công ty, rồi lập ra các chi nhánh ở Barcelone, Genoa và Paris. Các hoạt
động này đã dễ dàng ph át triển vì có luật pháp hỗ trợ.
Từ đầu thời Trung cổ, các luật gia đã mở rộng luật La Mã và luật của giáo hội
Thiên chúa giáo để nhìn nhận sự tồn tại của "pháp nhân". Các pháp nhân này gồm các
trường đại học, thị trấn, tổ chức tôn giáo và các guild của các thương gia lớn và người
buôn bán nhỏ. Những hội đoàn này thực hiện những sự trao đổi tài sản để dùng làm vật
bảo đảm và cung cấp học bổng, là những vật mà cá nhân bị cấm làm. Chúng còn là
phương tiện để chuyển giao các truyền thống và sự giàu có của t hế hệ trước cho thế hệ
sau. Tính bất tử của pháp nhân đã làm cho các vương triều lo ngại. Pháp nhân làm cho
những lợi lộc mà cá nhân thu thập được trong thời phong kiến được luồn lách ra khỏi các
quy định hiện hành, vì pháp nhân không bao giờ già, không ba o giờ chết và không bao
giờ kết hôn với ai.
Dù rất muốn nhưng các nhà cầm quyền lại không có biện pháp nào có thể ngăn
cản sự bành trướng của các pháp nhân. Suốt thời Trung cổ, các guild là hình thức cơ bản
của các tổ chức kinh doanh (từ guild xuất phát t ừ guildan trong tiếng của người Saxon, có

nghĩa là trả tiền). Một guild được phép độc quyền kinh doanh trong phạm vi của một thị
trấn và phải đóng góp một số tiền đáng kể cho chính quyền địa phương.
Các guild liên kết với các "công ty được cấp phép" (chartered company). Công ty
này là một hội của của các thương gia độc lập được chính quyền ban cho độc quyền kinh
doanh tại một thị trường nước ngoài nào đó. Các công ty được cấp phép có cách quản lý
nội bộ giống như các guild. Thỉnh thoảng họ cũng kết hợp thành một tổ hợp (consortia)
để tạo thành sức mạnh mặc cả về giá chuyên chở hoặc giá nguyên liệu.
Đến thế kỷ XVI và XVII, đã có nhiều công ty được phép cấp xuất hiện và mang
tên của các lãnh thổ mà chúng được độc quyền mua bán (chẳng hạn công ty East India
buôn bán ở Ấn Độ, Muscovy ở Nga, Husdon's Bay ở Mỹ). Các công ty được cấp phép là
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

Trang 9

SVTH: Trần Xuân Nữ


Quy chế pháp lý về tài chính trong công ty cổ phần
một nỗ lực phối hợp giữa chính quyền và các thương gia để chinh phục các vùng đất mới
mà Columbus, Magellan và Vasco De Gama đã khám phá; chúng xuất phát từ một số
nước như Anh, Pháp, Hà Lan. Những công ty ấy đã may mắn được vua dành cho độc
quyền mua bán với vùng này vùng nọ trên thế giới.
Các công ty được cấp phép đã tiếp thu hai ý tưởng của thời Trung cổ, là bán cổ
phiếu trên thị trường tự do và tính trách nhiệm hữu hạn cho các hội viên. Vì vậy, chúng
cũng được gọi là CTCP. Chuyện doanh nghiệp bán cổ phiếu để gom vốn đã có từ thế kỷ
XIII. Khắp Âu châu người ta đã từng bán cổ phiếu của các doanh nghiệp khai mỏ và
đóng tàu; tuy nhiên chính các công ty được cấp phép đã đẩy việc bán cổ phần lên tột
đỉnh. Việc cho người đầu tư hưởng một trách nhiệm hữu hạn là quan trọng. Bởi vì quá
trình xâm chiếm thuộc địa chứa đầy rủi ro, nếu không cho người ta hưởng thì không thể
khuyến khích họ bỏ vốn. Người đầu tư phải được bảo vệ.

Các công ty được cấp phép đã phục vụ đắc lực cho chủ nghĩa thực dân Âu châu.
Công ty Đông Ấn (East India Company) được lịch sử cận kim nhắc đến là công ty của
Anh; được thành lập ngày 31/10/1600 bởi một nhóm có 218 người. Nó được phép độc
quyền kinh doanh trong vòng 15 năm ở vùng Đông Ấn, các quốc gia và hải cảng ở Á
châu, Phi châu; được đến tất cả các hải cảng của các đảo, thị trấn, các địa điểm ở Á châu,
Phi châu và Mĩ châu và các địa điểm tương tự khác nằm ngoài Mũi Hảo Vọng và eo biển
Magellan. Sau khi được cấp phép, công ty đó đã cử một đoàn tàu gồm năm chiếc lên
đường. Nó đã chinh phục Ấn Độ, trở thành một "đế quốc" trong một đế quốc; và bị giải
thể ngày 01/6/1874 khi giấy phép lần cuối cùng không được gia hạn.
Ở Mỹ, công ty cổ phần phát triển rất mạnh. Lúc đầu là vì phải xây dựng đường xe
lửa, sau này là để thiết lập mạng lưới phân phối và bán lẻ trên toàn lãnh thổ rộng lớn của
Mỹ. Chính do yêu cầu tài trợ cho các công ty làm đường xe lửa, mà thị trường chứng
khoán ở New York phát triển. Năm 1811, bang New Yor k ban bố luật về tính trách
nhiệm hữu hạn dành cho các công ty sản xuất. Nhờ có luật này, tiền ùn ùn đổ về New
York và tính hữu hạn đó trở thành phổ biến, bởi vì ban nào không dùng đến nó thì không
thu hút được vốn.
Từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX , công ty cổ phần bắt đầu phát triển ở
nhiều lĩnh vực khác nhau như giao thông, vận tải, xây dựng, các ngành chế tạo cơ khí,
ngân hàng, bảo hiểm... ở các nước tư bản phát triển và về sau phát triển rộng rãi ở các nơi
khác trên thế giới. Đến những năm 20, 3 0 của thế kỷ XIX, với sự phát triển nhanh chóng
của khoa học, kỹ thuật, nền kinh tế thế giới có bước phát triển mạnh mẽ, điều đó dẫn đến
nhu cầu phải tập trung những nguồn vốn lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội.
Công ty cổ phần là một trong nh ững công cụ giúp thực hiện nhanh chóng vấn đề tập
trung vốn. Vì vậy, có ý kiến bình luận rằng: "Nếu như cứ phải chờ cho đến khi tích lũy
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

Trang 10

SVTH: Trần Xuân Nữ



Quy chế pháp lý về tài chính trong công ty cổ phần
làm cho số tư bản riêng lẻ lớn lên đến mức có thể đảm đương đến việc xây dựng đường
sắt thì có lẽ đến ngày nay thế giới vẫn chưa có đường sắt". 13 Sự ra đời của CTCP đã giúp
cho nhà doanh nghiệp giải quyết được mâu thuẫn về tiền vốn một cách sáng tạo.
1.1.4.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần ở Việt Nam
Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần gắn liền với sự hình thành của thị
trường vốn và thị trường tiền tệ. Chính từ nhu cầu khách quan phát triển kinh tế xã hội
cần có sự liên kết hùn vốn, đồng thời về mặt chủ quan các nhà đầu tư muốn chia sẻ
những gánh nặng rủi ro trong kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận cao hơn đã dẫn đến sự ra
đời của CTCP và cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật cho sự ra đời ấy. 14
Có nhận định nói rằng: "Công ty cổ phần đã phát triển ở hầu hết các nước từ đơn
giản đến phức tạp, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ một ngàn h nghề đến đa ngành, từ
một quốc gia đến nhiều quốc gia thông qua các công ty siêu quốc gia". 15 Đúng như nhận
định này và phân tích ở phần trên, CTCP đã trải qua quá trình phát triển lâu dài, từ phạm
vi ở một nước, một khu vực nhất định đã phát triển thành những công ty đa quốc gia, hoạt
động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ở Việt Nam, luật lệ về công ty lần đầu tiên được quy định trong "Bộ Dân luật thi
hành tại các tòa Nam án Bắc Kỳ", trong đó chương IX nói về hội buôn được chia thành
hai loại là hội người và hội vốn. Trong đó hội vốn được chia thành hai loại là hội vô danh
và hội hợp cổ. Nhìn chung quy định của pháp luật thời kỳ này về CTCP còn rất sơ khai. 16
Dưới thời Pháp thuộc, các quy định của Bộ luật Thương mại Pháp năm 1807,
trong đó có quy định về hình thức CTCP được áp dụng ở cả ba kỳ tại Việt Nam. Đến năm
1944, chính quyền Bảo Đại ban hành Bộ luật Thương mại Trung phần có hiệu lực áp
dụng tại Trung kỳ, trong đó có quy định về CTCP (gọi là công ty vô danh) từ Điều 102
đến Điều 142 và từ Điều 159 đến Điều 171.
Năm 1972, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành Bộ luật Thương mại, trong
đó CTCP được gọi là hội nặc danh với đặc điểm "gồm có các hội viên mệnh danh cổ
đông, chỉ chịu trách nhiệm trong giới hạn phần hùng của mình dưới hình thức cổ phần"
(Điều 236) và "chỉ được thành lập nếu có số hội viên từ bảy người trở lên" (Điều 295).

Các vấn đề pháp lý hình thức liên quan đến hội nặc danh như thành lập, góp vốn, cơ cấu
quản lý... đã được quy định rất chi tiết trong bộ luật này từ Điều 236 đến Điều 278 cũn g
như từ Điều 295 đến Điều 314.
13

Các Mác, Tư bản, quyển 1, tập III, Nxb. Sự thật, 1975, tr. 99.
Từ Thảo, Sự hình thành và phát triển công ty cổ phần trên thế giới và Việt Nam ,
[truy cập ngày 15 -02-2013].
15
Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung, Công ty - Vốn, quản lý và tranh chấp theo luật doanh nghiệp 2005 ,
Nxb.Tri thức, 2009, tr. 118.
16
Lê Thị Châu, Quyền sở hữu tài sản của công ty, Nxb. Lao động, 1997, tr. 17.
14

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

Trang 11

SVTH: Trần Xuân Nữ


Quy chế pháp lý về tài chính trong công ty cổ phần
Ở miền Bắc, sau năm 1954 cho đến khi thống nhất đất nước vào năm 1975 và trên
phạm vi cả nước từ sau năm 1975 đến những năm 80 của thế kỷ 20, với chính sách kinh
tế kế hoạch hoá tập trung, các hình thức công ty nói chung v à CTCP nói riêng hầu như
không được pháp luật thừa nhận. Khái niệm “công ty” trong giai đoạn này không được
hiểu đúng bản chất pháp lý mà chỉ được hiểu theo hình thức kinh doanh. Các hình thức tổ
chức sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn này chủ yếu bao gồ m các nhà máy, xí nghiệp
quốc doanh, hợp tác xã (đối với thành phần kinh tế tập thể) và công ty hợp danh (hình

thành từ quá trình cải tạo công thương nghiệp Xã hội Chủ nghĩa). Trong giai đoạn này,
mặc dù Điều lệ về đầu tư của nước ngoài ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam
(ban hành kèm theo Nghị định 115/CP của Chính phủ ngày 18/4/1977) có đề cập đến
hình thức CTCP khi quy định “ xí nghiệp hoặc công ty hỗn hợp ” có thể thành lập theo
hình thức “công ty vô danh” (một tên gọi khác của CTCP) nhưng lại khôn g có văn bản
pháp luật nào quy định về tổ chức và hoạt động của hình thức CTCP này. Và trên thực tế,
cũng không có xí nghiệp hoặc công ty hỗn hợp nào được thành lập theo hình thức “công
ty vô danh” theo quy định của Điều lệ về đầu tư của nước ngoài năm 197 7 kể trên.
Cho đến khi Luật công ty được ban hành ngày 21/12/1990, hình thức CTCP mới
chính thức được quy định cụ thể. Sau khi Luật công ty ra đời, nhiều văn bản pháp luật
khác nhau đã được ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động
trong các lĩnh vực khác nhau nhưng được tổ chức dưới hình thức CTCP.
Ngày 12/6/1999, Quốc hội đã thông qua Luật doanh nghiệp để thay thế cho Luật
công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân. Sau hơn năm năm được thực hiện, Luật doanh
nghiệp 1999 đã được thay đổi bằng Luật doanh nghiệp 2005. Luật doanh nghiệp 2005
được ban hành với những nội dung một phần kế thừa những mặt tích cực, hợp lý từ quy
định trong các văn bản luật trước, một phần Luật doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung những
điểm còn bất cập, hay không còn ph ù hợp với thực tiễn của những quan hệ kinh doanh,
tránh lạc hậu về cách thức tổ chức.
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay, ngày 19
tháng 6 năm 2009, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản trong đó có nội dung sửa
đổi, bổ sung của Luật doanh nghiệp. Trong văn bản này, tổng cộng có mười chương,
trong đó chế độ pháp lý của CTCP được quy định ở chương thứ tư với năm mươi ba điều
luật. Theo đó, công ty cổ phần vẫn tiếp tục được ghi nhận và được quy định theo hướng
tiếp cận dần đến các chuẩn mực quốc tế về quản trị CTCP.

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

Trang 12


SVTH: Trần Xuân Nữ


Quy chế pháp lý về tài chính trong công ty cổ phần
1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
1.2.1 Khái quát về tài chính nói chung trong công ty cổ phần
Theo Luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài
sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. 17 Vì công ty cổ phần là một loại
hình doanh nghiệp nên tài chính trong CTCP sẽ mang nét đặc trưng của tài chính doanh
nghiệp. Với mối liên quan chặt chẽ đó nên những nội dung khái quát về tài chính trong
CTCP người viết trình bày sau đây được dựa trên cơ sở những kiến thức về tài chính của
doanh nghiệp.
Căn cứ vào đặc điểm hoạt động, tài chính doanh nghiệp chia thành hai bộ phận là:

18

 Bộ phận thứ nhất là tài chính doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thương mại
và dịch vụ
Bộ phận tài chính này còn được gọi là tài chính doanh nghiệp phi tài chính. Doan h
nghiệp phi tài chính là các doanh nghiệp không kinh doanh tiền tệ, bao gồm các doanh
nghiệp, công ty, tổ chức kinh tế trực tiếp sản xuất sản phẩm, kinh doanh hàng hóa và
cung ứng dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
 Bộ phận thứ hai là tài chín h các tổ chức tài chính trung gian
Bộ phận tài chính này còn được gọi là tài chính doanh nghiệp tài chính. Doanh
nghiệp tài chính là doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng,
bao gồm các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, cô ng ty chứng khoán, quỹ tiết
kiệm, quỹ tín dụng, công ty cho thuê tài chính. Doanh nghiệp tài chính còn có tên gọi là
các tổ chức tài chính trung gian.

1.2.1.1 Khái niệm về tài chính trong công ty cổ phần
Tài chính trong công ty cổ phần là các quỹ bằ ng tiền của công ty cổ phần. Hình
thái vật chất của các quỹ này hoặc là tiền, hoặc là nhà cửa, máy móc thiết bị, nguyên vật
liệu hoặc các loại chứng khoán có giá. Quỹ tiền tệ của CTCP được tạo lập từ nhiều nguồn
tài chính khác nhau và vận động không ngừng để thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh
trong công ty mình.19 Trong công ty cổ phần có những nét đặc trưng về tài chính là: 20
Thứ nhất, tài chính trong CTCP là một trong những hình thức phản ánh những
luồng chuyển dịch giá trị trong nền kinh tế. Luồng chuyển dịch đó chính là sự vận động

17

Khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp.
Lê Thị Mận, Lý thuyết tài chính - tiền tệ , Nxb. Lao động – xã hội, 2010, tr. 18, 19.
19
Lê Thị Mận, Lý thuyết tài chính - tiền tệ , Nxb. Lao động – xã hội, 2010, tr. 73, 74.
20
Võ Đình Toàn, Giáo trình luật tài chính Việt Nam, Nxb. Công an Nhân dân, 2004, tr. 243, 244.
18

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

Trang 13

SVTH: Trần Xuân Nữ


Quy chế pháp lý về tài chính trong công ty cổ phần
của các nguồn tài chính gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP. Sự vận
động của các nguồn tài chính diễn ra theo bốn nhóm quan hệ kinh tế sau đây:
 Các quan hệ trong nội bộ CTCP để tiến hành quá trình sản xuất kinh d oanh;

 Các quan hệ giữa CTCP với Ngân sách Nhà nước;
 Các quan hệ giữa CTCP với hệ thống tín dụng, ngân hàng và các tổ chức thuê mua
tài chính trong việc vay, trả nợ, thuê mua tài sản;
 Các quan hệ giữa CTCP với thị trường trong việc cung ứng các yếu tố vật chất và
dịch vụ sản xuất (đầu vào) cũng như tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ (đầu ra) của quá trình
kinh doanh.
Thứ hai, sự vận động của các nguồn tài chính trong CTCP phục vụ hoạt động sản
xuất kinh doanh của CTCP. Điều đó thể hiện ở chỗ sự chuyển hóa các nguồn tài chính
hướng tới sự hình thành các quỹ, hoặc vốn kinh doanh của CTCP và ngược lại. Sự
chuyển hóa qua lại đó được thực hiện thông qua hệ thống các quan hệ phân phối dưới
hình thức giá trị nhằm tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ, phục vụ cho các mục tiêu sản
xuất kinh doanh của CTCP.
Từ những đặc trưng đã được nêu ở trên có thể rút ra kết luận về tài chính trong
CTCP như sau:
Tài chính trong công ty cổ phần là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị, các
luồng vận động và chuyển hóa các nguồn tài chính t rong quá trình phân phối để tạo lập
hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt tới những mục tiêu kinh doanh của công ty cổ
phần trong khuôn khổ cho phép của pháp luật.
1.2.1.2 Chức năng của tài chính trong công ty cổ phần
Nếu tài chính là một phạm trù k inh tế - lịch sử, sự phát sinh và tồn tại của nó có
tính chất khách quan, thì chức năng của tài chính là những đặc tính vốn có của chúng.
Những chức năng này phát sinh khi phạm trù tài chính xuất hiện và được hoàn thiện cùng
với quá trình phát triển của nề n sản xuất hàng hóa - tiền tệ và Nhà nước. Tài chính trong
doanh nghiệp nói chung hay trong CTCP nói riêng đều thể hiện hai chức năng, đó là: 21
 Chức năng thứ nhất là chức năng phân phối
Bản chất của tài chính là các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trìn h tạo lập và
phân phối các nguồn tài chính. Do đó, chức năng phân phối là chức năng vốn có, nằm sẵn
trong phạm trù tài chính, biểu hiện bản chất của tài chính. Công ty cổ phần là một trong
các chủ thể phân phối tài chính, chính nhờ chức năng này mà các ngu ồn lực tài chính của


21

Lê Thị Mận, Lý thuyết tài chính - tiền tệ, Nxb. Lao động – xã hội, 2010, tr. 13-16.

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

Trang 14

SVTH: Trần Xuân Nữ


Quy chế pháp lý về tài chính trong công ty cổ phần
xã hội được phân phối cho các chủ thể phân phối tài chính nói chung trong CTCP nói
riêng, từ đó đáp ứng cho các nhu cầu khác nhau và những lợi ích khác nhau của CTCP
trong nền kinh tế.
Kết quả của quá trình phân phối tài chính trong cô ng ty cổ phần sẽ hình thành nên
các quỹ tiền tệ của CTCP với các mục đích sử dụng đã được xác định trước đó là quỹ tiền
tệ của CTCP dùng để sản xuất sản phẩm, kinh doanh hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằm
tối đa hóa lợi nhuận.
Phân phối tài chính trong công ty cổ phần có đặc điểm chủ yếu là luôn gắn liền với
việc hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ của công ty. Ngoài ra, còn có hai đặc điểm khác là:
Thứ nhất, phân phối tài chính trong CTCP chỉ diễn ra dưới hình thái giá trị;
Thứ hai , phân phối tài chính trong CTCP bao gồm cả phân phối lần đầu và quá
trình phân phối lại đan xen nhau, trong đó phân phối lại là chủ yếu. Hai loại phân phối
này được thực hiện chủ yếu thông qua các khâu của hệ thống tài chính và hệ thống giá cả.
 Về phân phối lần đầu: là phân phối phầ n thu nhập cơ bản giữa những thành viên
tham gia tạo ra của cải vật chất của xã hội. Phân phối lần đầu được thực hiện trước hết và
chủ yếu tại khâu cơ sở của hệ thống tài chính. Trong phân phối lần đầu, giá trị sản phẩm
xã hội trong khu vực sản xuất sẽ hìn h thành những bộ phận, một phần bù đắp những chi
phí vật chất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất sản phẩm, kinh doanh hàng hóa, cung

ứng dịch vụ, phần này hình thành quỹ khấu hao tài sản cố định và quỹ bù đắp vốn lưu
động đã ứng ra; một phần hình thành q uỹ lương để trả lương cho người lao động; một
phần để hình thành quỹ bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thương mại); một phần nộp
thuế cho Nhà nước để hình thành nên quỹ tập trung của Nhà nước và một phần là thu
nhập cho các chủ sở hữu về vốn hay nguồn tà i nguyên.
Kết thúc quá trình phân phối lần đầu sẽ hình thành nên những phần thu nhập cơ
bản của các chủ thể tham gia tạo ra của cải vật chất cho xã hội hay thực hiện các dịch vụ.
Nếu quá trình phân phối dừng lại ở đó thì nhiều nhu cầu cần thiết khác của xã hội sẽ
không được đáp ứng. Do đó, quá trình phân phối lại phát sinh là một nhu cầu khách quan.
 Về phân phối lại: là sự tiếp tục phân phối thu nhập cơ bản đã được hình thành
trong phân phối lần đầu và thực hiện các quan hệ điều tiết thu nhập để đáp ứng nhu cầu
tích lũy và tiêu dùng, cũng như phục vụ các yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của Nhà
nước. Mục đích của phân phối lại là nhằm đảm bảo cho khu vực không sản xuất vật chất
có phần thu nhập thỏa đáng để tồn tại và phát triển theo định hướng của Nhà nước; để
chuyển quyền sở hữu một phần thu nhập từ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vào tay
Nhà nước dưới hình thức thuế; giúp Nhà nước điều hòa các nguồn tiền tệ để đảm bảo
phát triển cân đối giữa các ngành, địa phương; thêm nữa là làm thay đổi quyền sử dụng
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

Trang 15

SVTH: Trần Xuân Nữ


Quy chế pháp lý về tài chính trong công ty cổ phần
các khoản thu nhập đã được hình thành qua phân phối lần đầu, giúp các tổ chức, cá nhân
sử dụng các khoản thu nhập có hiệu quả hơn.
Trong công ty cổ phần, với chức năng phân phối, thông qua quá trình phân phối
lần đầu và phân phối lại, công ty đã thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của mình, giải
quyết thỏa đáng các mối quan hệ trong nền kinh tế như: mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu

dùng, giữa tích tụ và tập trung, mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa công ty với các chủ thể
tham gia phân phối khác.
 Chức nă ng thứ hai là chức năng giám đốc
Chức năng giám đốc của tài chính trong công ty cổ phần là chức năng vốn có bắt
nguồn từ bản chất của tài chính và có quan hệ biện chứng với chức năng phân phối của
tài chính trong CTCP. Giám đốc tài chính trong CTCP là sự k iểm tra sự hình thành và sử
dụng quỹ tiền tệ của CTCP, đảm bảo cho quỹ tiền tệ của công ty trong nền kinh tế được
phân phối hợp lý, sử dụng chúng hiệu quả và thực hiện được mục đích đề ra. Như vậy,
đối tượng của giám đốc tài chính là giám đốc phân phối các nguồn lực tài chính trong xã
hội ở tất cả các khâu của hệ thống tài chính. Đặc điểm của giám đốc tài chính trong
CTCP là giám đốc bằng tiền đối với các hoạt động kinh tế, tài chính của công ty và chủ
thể của giám đốc tài chính trong CTCP cũng là chủ thể p hân phối tài chính trong CTCP
hay là chính CTCP đó.
Giám đốc tài chính đảm bảo duy trì kỷ cương, pháp luật về tài chính, phát hiện, xử
lý, ngăn ngừa những hiện tượng tham ô, gây lãng phí của cải, chỉ ra những sai xót, những
bất hợp lý không có hiệu quả kinh tế nhằm đưa ra các giải pháp để sửa chữa, điều chỉnh
kịp thời, đảm bảo sự lành mạnh các quan hệ kinh tế, tạo điều kiện phát huy toàn bộ khả
năng tiềm tàng của công ty, phục vụ cho sự phát triển công ty, từ đó cũng góp phần làm
phát triển kinh tế - xã hội.
Về nội dung, giám đốc tài chính trong công ty cổ phần là sự xem xét tính cần thiết,
quy mô, tỷ trọng của việc phân phối các nguồn lực tài chính để hình thành quỹ tiền tệ của
CTCP và hiệu quả của việc sử dụng chúng, nhằm đảm bảo cho các quỹ tiền tệ được p hân
phối và sử dụng tối ưu.
Về phạm vi, giám đốc tài chính trong công ty cổ phần được tiến hành từ khâu đầu
đến khâu cuối của quá trình phân phối sản phẩm xã hội. Nó được tiến hành rộng rãi trong
các lĩnh vực khác nhau, thông qua tất cả các khâu của hệ thống tài chính. Công tác kiểm
tra tài chính có thể diễn ra đồng thời với công tác phân phối và cũng có thể diễn ra một
cách độc lập tương đối không đi liền với các hoạt động phân phối. Có thể nói, ở đâu có
sự hoạt động của tiền tệ thuộc phạm trù tài chính th ì ở đó có sự giám đốc tài chính.


GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

Trang 16

SVTH: Trần Xuân Nữ


Quy chế pháp lý về tài chính trong công ty cổ phần
1.2.1.3 Vai trò của tài chính trong công ty cổ phần
Vì là một loại hình doanh nghiệp nên vai trò của tài chính trong công ty cổ phần ắt
sẽ mang những đặc trưng về vai trò của tài chính doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị
trường vai trò của tài chính doanh nghiệp ngày càng được đề cao, nó có ảnh hưởng sâu
sắc đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp có hai
vai trò chủ yếu là: 22
 Thứ nhất là tổ chức huy động - sử dụng vốn có hiệu quả
Tài chính trong doanh nghiệp nói chung hay trong CTCP nói riêng là khâu cơ sở
của hệ thống tài chính, hoạt động tài chính của nó luôn gắn liền với hoạt động sản xuất
kinh doanh, đã góp phần tạo ra thu nhập quốc dân, tăng tích lũy cho nền kinh tế và tậ p
trung vốn cho Nhà nước.
Công ty cổ phần là một đơn vị kinh tế cơ sở, sử dụng trực tiếp các tư liệu sản xuất
kết hợp với sức lao động để tạo ra của cải vất chất cho xã hội, là nơi phát sinh ra các quan
hệ kinh tế thông qua hoạt động mua bán, vay mượn, ph ân phối và trực tiếp thi hành các
chính sách, chế độ, thể lệ kinh tế, tài chính của Nhà nước.
Để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, biện pháp là giảm bớt sự can thiệp của
Nhà nước, mở rộng quyền chủ động của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh và cả
trong tài chính. Vì vậy mà hiện nay, công ty cổ phần cũng như các loại hình doanh
nghiệp khác sẽ tự chịu trách nhiệm về việc huy động vốn, quản lý, sử dụng vốn, doanh
thu, chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, cùng với đó là
tăng cường trách nhiệm của người lãnh đạo trong điều hành kinh doanh.
Để phù hợp và thích nghi với nền kinh tế thị trường, Chính phủ đã quy định nhu

cầu về vốn đối với các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp quốc doanh và doanh
nghiệp ngoài quốc doanh). Và với loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Chính phủ
quy định, ngoài các khoản vốn tự có, vốn do doanh nghiệp tự tích lũy, các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh nói chung hay CTCP nói riêng còn được huy động vốn dưới các hình
thức như phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay vốn, nhận góp vốn liên kết.
Trong công ty cổ phần hay các loại hình doanh nghiệp khác, muốn chi phí huy
động vốn thấp nhất được đảm bảo thì việc huy động vốn vừa phải đáp ứng cho nhu cầu
sản xuất kinh doanh vừa phải lựa chọn hình thức huy động hợp lý. Vì vậy, để định hướng
sự huy động vốn cũng như hạ thấp chi phí nhằm tăng lợi nhuận cần xác định nhu cầu vốn
hợp lý cho hoạt động của doanh nghiệp mình.

22

Lê Thị Mận, Lý thuyết tài chính - tiền tệ, Nxb. Lao động – xã hội, 2010, tr. 76-78.

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

Trang 17

SVTH: Trần Xuân Nữ


×