Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại vấn đề bảo vệ môi TRƯỜNG tại KHU CÔNG NGHIỆP THỰC TRẠNG tại KHU CÔNG NGHIỆP hòa PHÚ TỈNH VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT KINH DOANH-THƯƠNG MẠI

---o0o---

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
(Khóa: 2008-2012)

VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG
NGHIỆP. THỰC TRẠNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP
HÒA PHÚ-TỈNH VĨNH LONG

Giảng viên hướng dẫn:
Võ Hoàng Yến

Sinh viên thực hiện:
Lê Vũ Linh
MSSV: 5085970
Lớp: Luật TM2 – K34

Cần Thơ, tháng 4 năm 2012


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………


QUY ƯỚC TỪ VIẾT TẮT
1. KCN

- Khu công nghiệp


2. QCVN

- Quy chuẩn Việt Nam

3. BTNMT

- Bộ Tài nguyên và Môi trường

4. UBND

- Ủy ban nhân dân

5. TTLT

- Thông tư liên tịch

6. BNV

- Bộ Nội vụ

7. TCVN

- Tiêu chuẩn Việt Nam


Vấn đề bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp. Thực trang tại Khu công nghiệp
Hòa Phú - Vĩnh Long

Mục lục
Mục lục ................................................................................................................... 1

Lời Nói Đầu ............................................................................................................ 3
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 3
2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4
3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4
5. Bố cục Luận văn ................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU
CÔNG NGHIỆP ....................................................................................................... 5
1.1. Khái niệm về môi trường và khu công nghiệp ................................................ 5
1.1.1. Khái niệm về môi trường.............................................................................. 5
1.1.2. Khái niệm khu công nghiệp .......................................................................... 7
1.2. Khái quát về tình hình môi trường tại khu công nghiệp ................................. 8
1.3. Sự cần thiết bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp ..................................... 13
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG
NGHIỆP .................................................................................................................. 16
2.1. Trách nhiệm của ban quản lý trong việc bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp
.................................................................................................................................. 16
2.2. Trách nhiệm quản lí nhà nước tại khu công nghiệp của Ủy ban nhân dân các
cấp……………………………………………………….…………………………19
2.3. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp 24
2.3.1. Trách nhiệm pháp lý chung của doanh nghiệp ........................................... 24
SVTH: Lê Vũ Linh

GVHD: Võ Hoàng Yến
1


Vấn đề bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp. Thực trang tại Khu công nghiệp
Hòa Phú - Vĩnh Long
2.3.2. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong vấn đề đánh giá tác động môi trường26

2.3.3. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tuân thủ tiêu chuẩn môi trường29
2.4. Xử lý doanh nghiệp vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường tại khu công
nghiệp ....................................................................................................................... 31
2.4.1. Trách nhiệm hành chính ............................................................................. 33
2.4.2. Trách nhiệm dân sự .................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG
NGHIỆP HÒA PHÚ – TỈNH VĨNH LONG ........................................................ 41
3.1. Hiện trạng môi trường tại khu công nghiệp Hòa Phú-tỉnh Vĩnh Long ......... 41
3.1.1. Hiện trạng môi trường nước ....................................................................... 41
3.1.2. Hiện trạng về môi trường không khí .......................................................... 46
3.1.3. Thực trạng vấn đề chất thải rắn trong khu công nghiệp ............................. 48
3.2. Những vấn đề tồn tại và bất cập về bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp Hòa
Phú – Tỉnh Vĩnh Long .............................................................................................. 51
3.2.1. Những thực trạng đang tồn tại về bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp Hòa
Phú – Tỉnh Vĩnh Long .............................................................................................. 51
3.2.2. Những bấp cập của pháp luật Việt Nam về vấn đề bảo vệ môi trường tại Khu
công nghiệp Hòa Phú................................................................................................ 54
3.2.3. Một số đề xuất của bản thân nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường tại
khu công nghiệp ....................................................................................................... 55
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 59

SVTH: Lê Vũ Linh

GVHD: Võ Hoàng Yến
2


Vấn đề bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp. Thực trang tại Khu công nghiệp
Hòa Phú - Vĩnh Long


Lời Nói Đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, với đường lối đổi mới của Đảng, cùng với quá trình công nghiệp hóa
đất nước, mô hình khu công nghiệp đã và đang phát triển nhanh về số lượng với quy mô lớn và
rộng khắp. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục
mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế nước nhà.
Tuy nhiên, song song với những đóng góp của khu công nghiệp cho nền kinh tế nước ta thì
bản thân nó cũng đã và đang gây bao nhức nhối cho công tác bảo vệ môi trường. Một trong
những vấn đề bức xúc nhất hiện nay là vấn đề xử lý chất thải, đặc biệt là đang diễn ra ở các
khu công nghiệp bỡi lẽ khi thực hiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp trong khu công
nghiệp luôn đặt nặng vấn đề lợi nhuận lên hàng đầu, tất cả mọi kế hoạch đều hướng đến một
mục tiêu duy nhất là lợi nhuận. Do đó, họ không quan tâm hoặc ít quan tâm đến việc phải bỏ
kinh phí của mình ra để đầu tư công nghệ xử lý chất thải để bảo vệ môi trường. Vì vậy, họ cứ
vô tư xả thải thẳng ra môi trường, coi môi trường là nơi chứa chịu chất thải khổng lồ và sức
chứa vô tận, vẫn đến môi trường ngày càng bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng. Bên cạnh
đó, khu công nghiệp là nơi tập trung sản xuất nhiều ngành, đa nghề sản sinh ra nhiều loại chất
thải (đặc biệt là chất thải nguy hiểm) ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sẽ rất nguy hiểm
nếu công tác bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp không được quan tâm đúng mức thì môi
trường sẽ ngày càng bị ô nhiễm, suy thoái. Từ đó, cho thấy vấn đề bảo vệ môi trường khu
công nghiệp đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường
như hiện nay. Như vậy, thách thức lớn nhất và cơ bản nhất hiện nay đối với nhà nước là phải
làm thế nào để hài hòa giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, giữa phát triển kinh tế xã hội
với bảo vệ môi trường, giữa lợi ích của thế hệ hiện tại và lợi ích của thế hệ tương lai. Vì thế,
vấn đề bảo vệ môi trường khu công nghiệp đã và đang trở thành một đòi hỏi bức thiết nhất hiện
nay. Vì vậy, để giúp việc quản lí bảo vệ môi trường khu công nghiệp có thể tốt hơn, giảm thiểu
tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp gây
ra. Cho nên người viết đã chọn đề tài “Vấn đề bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp. Thực
tiễn tại khu công nghiệp Hòa Phú-tỉnh Vĩnh Long”

SVTH: Lê Vũ Linh


GVHD: Võ Hoàng Yến
3


Vấn đề bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp. Thực trang tại Khu công nghiệp
Hòa Phú - Vĩnh Long
2. Phạm vi nghiên cứu
Do khuôn khổ thời gian cho phép và do yêu cầu của một đề tài Luận văn tốt nghiệp nên
người viết chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề sau đây: thứ nhất: trình bày những vấn đề khái quát
chung nhất về bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp; thứ hai: người viết chỉ đi vào việc phân
tích trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp; riêng đối
với Cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, tác giả chỉ phân tích một số trách nhiệm của
Ủy ban nhân dân các cấp; Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp và một số văn bản pháp luật có liên quan; thứ ba: về
thực tiễn bảo vệ môi trường doanh nghiệp tại khu công nghiệp, người viết tìm hiểu thực trạng
bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp Hòa phú-tỉnh Vĩnh Long.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp
trong khu công nghiệp và thực tiễn bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp tại hòa phú, người
viết tìm ra những tồn tại, vướng mắc trong vấn đề bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp, từ
đó đề ra những đề xuất nhằm hoàn thiện, hướng đi tốt cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp
trong công tác bảo vệ môi trường.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, người viết đã sử dụng phương pháp đi từ chi tiết đến tổng hợp,
đồng thời kết hợp nhiều phương pháp khác như phương pháp phân tích, thu nhập, liệt kê, so
sánh…nhằm làm rõ nội dung của vấn đề người viết muốn đề cập đến.
5. Bố cục Luận văn
Luận văn gồm có 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp trong khu công

nghiệp
Chương 2: Pháp luật về bảo vệ môi trường doanh nghiệp trong khu công nghiệp
Chương 3. Thực tiễn bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp Hòa Phú- tỉnh Vĩnh Long
Kết luận

SVTH: Lê Vũ Linh

GVHD: Võ Hoàng Yến
4


Vấn đề bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp. Thực trang tại Khu công nghiệp
Hòa Phú - Vĩnh Long
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. Khái niệm về môi trường và khu công nghiệp
1.1.1. Khái niệm về môi trường
“Môi trường” là một thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng pháp là “Environner” có nghĩa là “bao
quanh hoặc chu trình kép kín”. Thuật ngữ này được nhiều Quốc gia sử dụng khá phổ biến
trong những năm đầu thập niên 60 thế kỷ XX, cụ thể như: “Umwelt” (German); “Mileu”
(Dutch); “Medioambiente” (Spanish); “Okruzhayuchaiia” (Russian); “Kankyo” (Japanese)1.
Trong từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary 8th edition, định nghĩa “môi trường”
là “những điều kiện, hoàn cảnh ảnh hưởng, tác động lên cách ứng xử và sự phát triển của một
người nào đó, hoặc một thứ gì đó; những điều kiện tự nhiên mà một ai đó, hoặc một thứ gì đó
tồn tại trong nó” (nguyên văn: environment- the conditions that affect the behaviour and
development of sb/sth; the physical conditions that sb/sth exists in).
Theo từ điển môi trường (Dictioary of environment) của Gurdey Rej (1981) và cuốn
(Encycloppedia) of Environment science and Engineering của sybil và các đồng sự thì: “Môi
trường là hoàn cảnh vật lý, hóa học, sinh học đó được gọi là môi trường bên ngoài. Còn các
hoàn cảnh vật lý, hóa học, sinh học trong cơ thể gọi là môi trường bên trong. Dịch bào trong tế

bào, thì dịch bào là môi trường của tế bào cơ thể.
Theo từ điển bách khoa Larouse, thì môi trường được mở rộng hơn “là tất cả những gì bao
quanh chúng ta hoặc sinh vật”. Nói cụ thể hơn đó là yếu tố tự nhiên và nhân tạo diễn ra trong
không gian cụ thể, nơi đó có sự sống hoặc không có sự sống. Các yếu tố đều chịu ảnh hưởng
sâu sắc của những định luật vật lý mang tính tổng hợp hoặc chi tiết như luật hấp dẫn vũ trụ,
năng lượng phát xạ, bảo tồn vật chất…Trong đó, hiện tượng hóa học, và sinh học là những đặc
thù cục bộ. Môi trường bao quanh tất cả nhân tố tác động qua lại trực hoặc gián tiếp với sinh
vật và quần xã sinh vật.
Theo một số tác giả như Joe Whiteney, 1993 thì định nghĩa môi trường một cách đơn giản
hơn: “môi trường là tất cả những gì ngoài cơ thể, có liên quan mật thiết và có ảnh hưởng đến
sự tồn tại của con người như: đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời, rừng, biển, tầng Ozon và
sự đa dạng của các loài.

1

Ths. Kim Oanh Na, Luật môi trường, trường Đại học Cần Thơ-Khoa luật 2010, trang 1

SVTH: Lê Vũ Linh

GVHD: Võ Hoàng Yến
5


Vấn đề bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp. Thực trang tại Khu công nghiệp
Hòa Phú - Vĩnh Long
Môi trường theo định nghĩa thông thường “là toàn bộ điều kiện tự nhiên và xã hội, trong đó
con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ con người hay sinh vật ấy2.
Môi trường được hiểu là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra
xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác tài
nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người3.

Vậy môi trường sẽ được hiểu như thế nào, nhất là dưới góc độ pháp lí thì sao? Theo Khoản
1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 (có hiệu lực 01/07/2006) thì môi trường được định
nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiện và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
Như vậy môi trường ở đây không phải là thế giới tự nhiện nói chung bất kỳ mà là thế giới tự
nhiên đặt trong mối quan hệ mật thiết với sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài
người nói chung. Qua đó, nó nêu bật được vai trò của môi trường trong xã hội loài người cũng
như mối quan hệ giữa con người đối với môi trường nói chung. Khái niệm này mang tính bao
quát rất rộng và đầy đủ, bao gồm cả môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân
tạo trong đó:
· Môi trường tự nhiên chính là toàn bộ các điều kiện tự nhiên bao quanh con người và cơ
thể sống khác, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại gắn bó và ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội ở trong những điều kiện
nhất định. Nó bao gồm các yếu tố như: đất, nước, không khí, hệ sinh thái động thực vật và
những điều kiện khác ảnh hưởng tới đời sống con người…
·

Môi trường xã hội là tổng hợp tất cả các yếu tố về xã hội có liên quan và tác động tới

đời sống con người, bao gồm những nhân tố liên quan tới việc hình thành nên nhân cách, lối
sống, nếp sống sinh hoạt của mỗi cá nhân, có ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới việc hình
thành nhân cách và lối sống cá nhân.
· Môi trường nhân tạo là toàn bộ các yếu tố nhân tạo (do chính con người tạo nên) bao
quanh con người, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của con
người và nhiều cơ thể sống khác. Nó bao gồm: các công trình thủy lợi, những làng mạc được
hình thành từ bao đời lịch sử, hồ nước, hệ thống sông ngòi, vườn hoa, công viên…do chính
con người tạo ra.

2
3


Xem từ điển tiếng việt, Nxb Đà Nẵng, trang 618
Tuyên ngôn 1981 của UNESCO

SVTH: Lê Vũ Linh

GVHD: Võ Hoàng Yến
6


Vấn đề bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp. Thực trang tại Khu công nghiệp
Hòa Phú - Vĩnh Long
Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo luôn luôn biến đổi dưới tác
động của những điều kiện và hoàn cảnh xã hội nhất định. Chúng đều có vai trò và ảnh hưởng
to lớn đối với sản xuất, đời sống và có mối quan hệ tác động quan lại lẫn nhau.
Tóm lại, môi trường dù được định nghĩa ở nhiều góc độ khác nhau, từ góc độ pháp lý đến
góc độ khoa học khác, nhưng bản chất của môi trường vốn không thay đổi. Nó là tất cả các yếu
tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, tồn
tại, phát triển của con người và sinh vật; là những gì xunh quanh chúng ta, cho ta cơ sở để sống
và phát triển. Tìm hiểu về khái niệm môi trường giúp ta có cái nhìn đúng đắn về hiện trạng môi
trường hiện nay và quyết tâm ra sức bảo vệ môi trường mà chúng ta sống.
1.1.2. Khái niệm khu công nghiệp
Khu công nghiệp là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào
đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội môi trường. Khu công nghiệp được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật
và pháp lý riêng.
Dưới góc độ pháp luật thì khu công nghiệp được định nghĩa là “khu chuyên sản xuất hàng
công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định,
được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục theo quy định”4.
Đặc điểm pháp lí cơ bản của khu công nghiêp:
— Về không gian: là khu vực có ranh giới địa lý xác định, phân biệt với các vung lãnh thổ

khác và thường không có dân cư sinh sống.
· Về địa lý: các khu công nghiệp đều được xác định ranh giới cụ thể bằng hệ thống hành
rào khu công nghiệp, phân biệt các vùng còn lại của lãnh thổ quốc gia. Mọi hoạt động đầu tư,
sản xuất kinh doanh bên trong hàng rào đó không chỉ được điều chỉnh bởi các quy định pháp
luật hiện hành mà còn tuân thủ quy chế pháp lí riêng và được hưởng các ưu đãi.
· Về chức năng hoạt động: khu công nghiệp là khu vực chuyên sản xuất hàng công
nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho công nghiệp và các tổ chức kinh tế thành lập.
· Về thành lập: khu công nghiệp không phải là khu vực thành lập tự phát mà thành lập
theo quy định của Chính phủ, trên cơ sở quy hoạch đã được duyệt.
Về đầu tư cho xuất khẩu: đây là vấn đề được quan tâm khi đầu tư xây dựng tất cả các khu
công nghiệp. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong khu công nghiệp có thể có khu vực
4

Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 quy định về quy chế khu công nghiệp, khu chê
xuất và khu kinh tế

SVTH: Lê Vũ Linh

GVHD: Võ Hoàng Yến
7


Vấn đề bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp. Thực trang tại Khu công nghiệp
Hòa Phú - Vĩnh Long
hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu (được gọi là khu chế xuất, doanh
nghiệp chế xuất).
1.2. Khái quát về tình hình môi trường tại khu công nghiệp
Tính đến năm 2009, cả nước đã có 249 Khu công nghiệp(KCN) do Thủ tướng Chính phủ ra
quyết định thành lập và tổng diện tích đất tự nhiên 63.173ha; tỷ lệ lắp đầy diện tích đất các
KCN đạt tỷ lệ 48%. Trong 3 năm gần đây, tỷ lệ lắp đầy KCN giảm trung bình khoảng

4%/năm, năm 2008, chỉ đạt 46% , các KCN chủ yếu tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm
với 74,9% tổng số KCN 81,8% tổng diện tích đất tự nhiên các KCN trong cả nước; nguồn thải
từ KCN mặc dù tập trung nhưng thải lượng rất lớn, trong khi đó công tác quản lý cũng như xử
lý chất thải KCN còn hạn chế. Năm 2009, mới có 43,3% các KCN đã đi vào hoạt động có công
trình xử lý nước thải tập trung, nhiều công trình trong số có thực tế hoạt động rất kém,5…
Hiện nay, tình trạng khí thải, nước thải…tại các KCN đang ở mức báo động. Theo số liệu
điều tra cho thấy, cả nước có trên 200 KCN đã đi vào hoạt động song chỉ có 60% doanh nghiệp
vận hành hệ thống xử lý trong KCN và hiệu quả xử lý còn thấp, trong khi tổng lượng nước thải
từu các KCN ước khoảng 1 triệu m3 ngày/đêm (chiếm 35% tổng lượng của cả nước). Hầu hết
doanh nghiệp như hóa chất, phân bón, bia rượu,nước giải khát, giấy…đều phát sinh ô nhiễm.
Lượng chất thải rắn phát sinh tại các KCN hiện lên tới 2,3 triệu tấn/năm, trong đó chất thải rắn
nguy hại chiếm khoảng 20%...Phần lớn các doanh nghiệp chưa quan tâm tới kiểm soát, xử lý
các khí độc hại; hệ thống đo đạc, kiểm soát cũng không được đầu tư6.
Bên cạnh đó, môi trường xung quanh các KCN đang bị suy thoái nghiêm trọng. Khoảng
70% trong số hơn một triệu m3 nước thải/ngày từ các KCN được xả thẳng ra các nguồn tiếp
nhận không qua xử lý. Có đến 57% số KCN đang hoạt động chưa có hệ thống xử lý nước thải
tập trung. Không khí ở các KCN, nhất là các khu công nghiệp cũ, đang bị ô nhiễm, do các nhà
máy trong KCN sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải
trước khi thải ra môi trường. Lượng chất thải rắn ở khu công nghiệp còn rất nhiều bất cập, nhất
là đối với việc quản lý, vận chuyển và đăng kí nguồn thải đối với chất thải nguy hại.
Theo báo cáo hiện trạng khu công nghiệp năm 20097:

5

Báo cáo môi trường quốc gia năm 2009, môi trường khu công nghiệp Việt nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
phần hiện trạng môi trường khu công nghiệp, trang 23
6
Tạp chí môi trường số 12- (122) kỳ 2 tháng 6 năm 2011, Ô nhiễm môi trường khu công nghiệp-những vấn đề
nóng đặt ra, Minh quang, trang 2.
7

/>
SVTH: Lê Vũ Linh

GVHD: Võ Hoàng Yến
8


Vấn đề bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp. Thực trang tại Khu công nghiệp
Hòa Phú - Vĩnh Long
— Hiện trạng môi trường nước
Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, trong đó có 13 hệ thống sông lớn có diện tích
10.000 km3. Tài nguyên nước tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy
của các sông trên thới giới. Tổng lượng dòng chảy năm sông Mê Kông bằng khoảng 500m3,
chiếm khoảng 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trên cả nước, hệ thống sông Hồng
126,5 km3(14,9%) , hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km3 (4,3%), sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng
lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng 9 km3 (1%), các sông còn lại là 94,5 km3 (11,1%)
(Nguồn của Cục quản lí tài nguyên nước)8. Đây là nguồn tài nguyên quý giá, góp phần quan
trong vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Tuy nhiên nước mặt của Việt Nam
đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó đáng kể nhất là tình trạng suy kiệt và ô nhiễm trên
diện rộng.
- Ô nhiễm nước mặt do nước thải các KCN
Cùng với nước thải sinh hoạt, nước thải từ các KCN đã góp phần làm cho tình trạng ô nhiễm
tại các sông, hồ, kênh, rạch trở nên trầm trọng hơn. Những nơi tiếp nhận nước thải của các
KCN đã bị ô nhiễm nặng nề, nhiều nơi nguồn nước không thể sử dụng được cho bất kỳ mục
đích nào.
Tình trạng ô nhiễm không chỉ dừng lại ở hạ lưu các con sông mà lan kên tới cả phần thượng
lưu theo sự phát triển của các KCN. Kết quả quan trắc chất lượng nước cả 3 lưu vực sông
Đồng Nai, Nhuệ - Đáy và Cầu đều cho thấy bên cạnh nguyên nhân do tiếp nhận nước sinh hoạt
từ các đô thị trong lưu vực, những khu vực chịu tác động của nước thải KCN có chất lượng
nước sông bị suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như BOD5, COD, NH4 +, tổng P đều cao hơn quy

chuẩn Việt Nam.
Nước thải từ hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp và khu côn nghiệp là nguồn gây
áp lực lớn nhất đến môi trường nước mặt lục địa. Mỗi ngành sản xuất có đặc trưng nước thải
khác nhau. Nước thải từ ngành cơ khí, luyện kim chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ khoáng;
nước thải ngành dệt, nhuộm, giấy chứa nhiều chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ khó phân hủy và
chất tạo màu; nước thải ngành thực phẩm chứa nhiều chất răn lơ lửng và đặc biệt là chất hữu
cơ dễ phân hủy sinh học (BOD), chất dinh dưỡng như chất nitơ, phốt pho…Nguyên nhân là do
nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nước thải sinh hoạt không được xử lý đã và đang
thải trực tiếp ra các sông. Kết quả quan trắc cho thấy: ô nhiễm nước sông hồ nội thành Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng đang ở mức trầm trọng, các chỉ tiêu quan trắc
đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, thậm chí hàng trăm lần. Nước ngầm ở một số
8

Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010, Chương IV hiện trạng môi trường nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
trang 65

SVTH: Lê Vũ Linh

GVHD: Võ Hoàng Yến
9


Vấn đề bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp. Thực trang tại Khu công nghiệp
Hòa Phú - Vĩnh Long
vùng, đặc biệt là các khu công nghiệp và đô thị có nguy cơ cạn kiệt vào mùa khô và ở một số
nơi đã có dấu hiệu ô nhiễm. Nguyên nhân là do khai thác bừa bãi.
Đa số các KCN đều phát triển sản xuất đa ngành, đa lĩnh vực nên phát thải nhiều loại nước
thải khác nhau. Việc gom và xử lý chung là khó khăn. Mặc dù số lượng các nhà máy xử lý
nước thải tập trung đã tăng lên nhưng theo báo cáo của các BQL các KCN, tại khu vực xung
quanh KCN ở một số địa phương, một số tiêu chuẩn nước thải vượt quá quy định cho phép.

Nguyên nhân là do việc vận hành và kiểm tra vận hành nhà máy xử lý nước thải chưa có quy
định pháp luật cụ thể, cũng như chưa có chế tài xử phạt có tính răn đe cao cho nên một số KCN
không vận hành các trạm xử lý nước thải liên tục.
- Ô nhiễm nước mặt do hoạt động công nghiệp
Sự gia tăng nước thải từ các KCN trong những năm gần đây là rất lớn. Tốc độ gia tăng này
cao hơn nhiều so với sự gia tăng tổng nước thải từ các lĩnh vực trong toàn quốc. Lượng nước
thải từ các KCN phát sinh lớn nhất ở khu vực Đông Nam Bộ, chiếm 49% tổng lượng nước thải
các KCN và thấp nhất ở khu vực Tây Nguyên – 2%.
Chất lượng nước thải đầu ra của các KCN phụ thuộc rất nhiều vào việc nước thải có được
xử lý hay không. Hiện nay, tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải tập
trung chỉ chiếm khoảng 43%, rất nhiều KCN đã đi vào hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai
xây dựng hạng mục này. Nhiều KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng tỷ lệ đấu
nối của các doanh nghiệp trong KCN còn thấp. Nhiều nơi doanh nghiệp xây dựng có hệ thống
xử lý nước thải cục bộ nhưng không vận hành hoặc vận hành không hiệu quả. Thực trạng nên
đã dẫn đến việc phần lớn nước thải của cá KCN khi thải ra ngoài môi trường đều có các thông
số ô nhiễm cao hơn nhiều lần so với quy chuẩn Việt Nam.
Kết quả kiểm tra công tác bảo vệ môi trườn của Chi cục bảo vệ môi trường khu vực Đông
Nam Bộ, Tổng cục Môi trường cho thấy khoảng 6/7 KCN có kết quả kiểm tra nước thải vượt
tiêu chuẩn cho phép, trong đó đáng kể có một số doanh nghiệp trong KCN có nước thải có độ ô
nhiễm cao như Công tu TNHH Việt Nam Northem Viking Technologies tại KCN Tân Thới
Hiệp (nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải như COD vượt mức cho phép 20 lần, Coliform
vượt 18600 lần), Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Bình Tây tại KCN Vĩnh Lộc (xả nước thải có
nồng độ BOD5 vượt mức cho phép gần 145 lần, COD vượt 165 lần, Coliform 1000 lần)
— Hiện trạng ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí ở các KCN mang tính cục bộ, tập trung nhiều ở các KCN cũ, do các nhà
máy trong KCN sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải,

SVTH: Lê Vũ Linh

GVHD: Võ Hoàng Yến

10


Vấn đề bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp. Thực trang tại Khu công nghiệp
Hòa Phú - Vĩnh Long
vấn đề ô nhiễm không khí tại các KCN chủ yếu là ô nhiễm bụi, một số KCN có xuất hiện ô
nhiễm CO, SO2 và NO2.
Ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp
Theo số liệu báo cáo của địa phương và khỏa sát thực tế thì hiện nay nhiều cơ sở sản xuất
trong các KCN đã lắp đặt hệ thống xử lý ô nhiễm khí trước khi thải ra môi trường, mặt khác do
diện tích xây dựng nhà xưởng tương đối rộng, nằm trong KCN, phần nhiều tách biệt với khu
dân cư nên tình trạng khiếu kiện về gây ô nhiễm môi trường do khí thải tại các KCN chưa bức
xúc như đối với các vấn đề nước thải và chất thải rắn.
Các khí thải ô nhiễm phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu do hai nguồn: quá trình
đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho hoạt động sản xuất và sự rò rỉ chất ô nhiễm từ quá trình sản
xuất. Tuy nhiên, hiện nay các cơ sở sản xuất chủ yếu mới chỉ khống chế được các khí thải từ
nguồn điểm. Ô nhiễm không khí do nguồn diện và tác động gián tiếp từ khí thải, hầu như vẫn
không được kiểm soát, lan truyền ra ngoài khu vực sản xuất, có thể gây tác động đến sức khỏe
người dân sống gần khu vực bị ảnh hưởng.
Theo kết quả quan trắc, chất lượng môi trường không khí xunh quanh của nhiều cơ sở sản
xuất trong các KCN về cơ bản là tôt, số liệu quan trắc khí thải các cơ sở đạt quy chuẩn Việt
Nam. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm không khí chủ yếu do hoạt động của các nhà máy thuộc các
KCN cũ, vận hành với công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm hoặc chưa được đầu tư hệ thống xử lý
khí thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài, vì vậy hầu hết các thông số quan trắc như bụi,
CO và SO2 không đạt quy chuẩn Việt Nam.
Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiểm không khí bên trong cơ sở sản xuất của các KCN lại đang là
vấn đề cần quan tâm. Một số loại hình sản xuất trong các KCN (như chế biến thủy sản, sản
xuất hóa chất,…) đang gây ô nhiễm không khí tại chính các cơ sở sản xuất và tác động không
nhỏ đến sức khỏe của người dân lao động bên trong và dân cư gần các cơ sở sản xuất. Tuy
nhiên, không có số liệu để đánh giá chính xác vấn đề này do hiện nay chưa có đơn vị có thẩm

quyền nào tiến hành quan trắc chất lượng môi trường không khí trong khu cực sản xuất của các
KCN.
Mặc dù các doanh nghiệp đã có ý thức thực hiện nhưng trang thiết bị phục vụ công tác này
chủ yếu còn sơ sài, đơn giản, chưa giảm thiểu triệt để ảnh hưởng của khí thải gây ra đối với
môi trường xung quanh. Chất lượng môi trường không khí tại các KCN, đặt biệt là các KCN
được thành lập trên cơ sở các doanh nghiệp cũ có sẵn với công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc
chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí thải đang bị suy giảm. Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi
trường không khí trong các cơ sở sản xuất của các KCN cũng là vấn đề cần được quan tâm. Cụ

SVTH: Lê Vũ Linh

GVHD: Võ Hoàng Yến
11


Vấn đề bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp. Thực trang tại Khu công nghiệp
Hòa Phú - Vĩnh Long
thể như các đơn vị chế biến thủy sản, sản xuất hóa chất đang gây ô nhiễm tại chính các cơ sở
sản xuất đó và đã tác động không nhỏ đến sức khỏe người lao động.
— Hiện trạng môi trường đất
Ô nhiễm đất do các chất ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp, xây dựng và dân sinh
Các hoạt động xât dựng, sản xuất và khai thác mỏ gây ra những tác động về vật lý như xói
mòn, nén chặt đất và phá hủy cấu trúc đất. Các chất thải gây ô nhiễm đất ở đây được chia làm 4
nhóm: chất thải xây dựng, chất thải km loại, chất thải khí, chất thải hóa học và hữu cơ. Bên
cạnh đó, rác thải y tế chiếm tỷ trọng thấp trong thành phần chất thải xả ra môi trường đất,
nhưng tỷ lệ các chất nguy hại cao, một kh xâm nhập vào đất sẽ rất khó phục hồi và khả năng
tái sử dụng loại đất bị ô nhiễm này vào mục đích dân sinh là rất thấp. Nước thải từ các khu vực
tập trung, các kh công nghiệp, khu dân cư không qua xử lý xả thẳng ra môi trường, theo kênh
mương ngấm vào đất, gây ô nhiễm đất và làm thay đổi hàm lượng các chất hóa học trong đất.
Về chất thải nguy hại và chất thải rắn

Một số doanh nghiệp trong KCN không thực hiện đăng ký nguồn thải theo quy định, có
doanh nghiệp tự lưu giữ chất thải, gây ô nhiễm cục bộ. Tại một số địa phương, còn chưa có
doanh nghiệp thu gom, xử lý chất thải nguy hại cho doanh nghiệp thứ cấp trong KCN nên chất
thải nguy hại không được quản lý, xử lý theo quy định, nảy sinh nguy cơ về ô nhiễm môi
trường.
Về chất thải rắn, tại một số KCN chưa có nơi tập kết chất thải rắn để đưa đi xử lý, vì vậy,
khó khăn trong việc thu gom, xử lý. Một số doanh nghiệp trong KCN, KCX tự lưu giữ và xử lý
không đảm bảo tiêu chuẩn.
Ở một số địa phương, việc thực hiện ủy quyền cho ban quản lý các KCN trong quản lý môi
trường chưa triệt để. Do vậy, nảy sinh một số vấn đề như: cơ quan này cấp phép về môi trường
trong khi cơ quan khác là đơn vị kiểm tra (ví dụ: UBND huyện cấp cam kết bảo vệ môi trường,
ban quản lý các KCN kiểm tra việc thực hiện cam kết); việc thanh, kiểm tra về môi trường
chồng chéo và không hiệu quả.
Ý thức doanh nghiệp trong KCN về bảo vệ môi trường đã được cải thiện. Tuy nhiên, việc
đầu tư cho công tác môi trường làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực
tiếp tới lợi nhuận đạt được. Do vậy, tại một số nơi, việc bảo vệ môi trường chưa được doanh
nghiệp tự giác thực hiện, vẫn cần được tuyên truyền thường xuyên, đồng thời có cơ chế thanh,
kiểm tra chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật về môi trường.

SVTH: Lê Vũ Linh

GVHD: Võ Hoàng Yến
12


Vấn đề bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp. Thực trang tại Khu công nghiệp
Hòa Phú - Vĩnh Long
Ô nhiễm môi trường từ các KCN gây tác động xấu tới môi trường sinh thái tự nhiên. Nhất là
nước thải không qua xử lý từ các khu công nghiệp xả thải trực tiếp vào môi trường gây ra
những thiệt hại không nhỏ tới hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại các

khu vực lân cận. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường từ các khu công nghiệp làm gia tăng gánh nặng
bệnh tật, gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh đang lao động tại chính KCN và cộng đồng dân cư
sống gần các KCN đó.
Nói về vấn đề ô nhiễm môi trường KCN, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm
Khôi Nguyên từng nhấn mạnh: “Những thách thức này nếu không được giải quyết tốt sẽ gây ra
thiệt hại về môi trường và biến đổi khí hậu, tác động nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe
cộng đồng hiện tại và tương lai, phá hỏng những thành tựu công nghiệp nói riêng và phát triển
kinh tế, tiến bộ xã hội nói chung ở Việt Nam”9.
Nhìn chung, vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta đang đặt ra ở mức báo động, đang là một
trong những vấn đề bức xúc nhất mà xã hội chúng ta đang phải đối mặt. Hậu quả của ô nhiễm
môi trường trong những năm qua thực tế đã tác động nguy hại đến sức khỏe con người, tác
động rất lớn đến mọi mặt đời sống kinh tế- xã hội nước ta gây ra những tổn thất nặng nề không
thể lường trước được. Chính vì thế, toàn xã hội nhất là các doanh nghiệp tại các khu công
nghiệp cần phải tăng cường tham gia và thực hiện một cách có hiệu quả công tác bảo vệ môi
trường bởi vì chỉ có gắn kết chặt chẽ sự nghiệp phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa với việc bảo vệ môi trường thì đất nước mới phát triển bền vững.
1.3. Sự cần thiết bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp
Môi trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống của con người. Con người tồn tại
được là nhờ có bầu không khí, nguồn nước, môi trường đất và cảnh quan trong sạch, đẹp đẽ,
không bị ô nhiễm. Những yếu tố tự nhiên đó phải trong sạch, tươi đẹp, hài hòa thì mới đảm bảo
chất lượng không gian sống cho con người. Nếu vì nguyên nhân nào đó, chất lượng môi trường
sống giảm đi, hay nói cách khác là môi trường bị ô nhiễm, thì không chỉ sức khỏe con người
suy yếu mà ngay cả sự sống của con người trong môi trường đó tất yếu cũng bị hủy hoại. Hơn
thế nữa, môi trường lại có liên quan tới tương lai của đất nước, dân tộc. Bảo vệ môi trường
chính là để giúp cho sự phát triển kinh tế xã hội được bền vững. Kinh tế- xã hội phát triển giúp
chúng ta có đủ điều kiện để đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập chủ quyền; khi
chính trị được ổn định lại tạo điều kiện tốt để phát triển kinh tế. Bảo vệ môi trường là việc làm
không chỉ có ý nghĩa hiện tại mà quan trọng hơn, cao cả hơn là nó có ý nghĩa cho tương lai. Do

9


Tạp chí môi trường số 10- (120) kỳ 2 tháng 5 năm 2011, phát triển khu, cụm công nghiệp gắn với bảo vệ môi
trường, Mai Loan, trang 28

SVTH: Lê Vũ Linh

GVHD: Võ Hoàng Yến
13


Vấn đề bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp. Thực trang tại Khu công nghiệp
Hòa Phú - Vĩnh Long
đó, môi trường rất cần được bảo vệ, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ và duy trì sựu sống của
con người, bảo vệ môi trường chính là góp phần xây dựng, thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển.
Thế nhưng, môi trường ngày nay đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Môi trường vẫn từng
ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của chúng ta làm cho ô nhiễm hơn,
sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những thách thức lớn lao. Trong đó, các khu công
nghiệp là “ những điểm nóng” về tình trạng ô nhiễm môi trường. Thực trạng ô nhiễm môi
trường cùng với hậu quả ghê gớm của nó gióng lên một hồi chuông báo động cho biết rằng: đã
đến lúc vấn đề môi trường cần phải được quan tâm đúng mức và cần phải có những biện pháp
tích cực để bảo vệ môi trường, bởi sự ô nhiễm môi trường đối với tất cả các yếu tố của môi
trường tự nhiên như không khí, nước, đất…ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe con người và là
lực cản đối với sựu phát triển kinh tế- xã hội.
Pháp triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường đang là vấn đề đặt ra không chỉ đối với
các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp mà còn đối với các ngành, các cấp. Trong những năm
gần đây, các khu công nghiệp (KCN) có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Các KCN là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, tăng khả
năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu,
tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, bên những đóng góp tích cực,
quá trình phát triển các KCN ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô
nhiễm môi trường do chất thải, nước thải và khí thải công nghiệp gây ra, tác động đến đời

sống, sức khỏe, sinh hoạt của dân cư, làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến phát triển bền
vững. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp nói chung và KCN
nói riêng đã gây tác động xấu đến các hệ sinh thái tự nhiên. Đặc biệt nước thải sản xuất không
qua xử lý, xả thải trực tiếp vào môi trường gây ra những thiệt hại đáng kể tới sản xuất nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại các khu vực lân cận. Mặc khác, ô nhiễm môi trường này đã
làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh đang lao động tại chính KCN
và cộng đồng dân cư sống gần đó. Đáng báo động là tỷ lệ này có xu hướng gia tăng trong
những năm gần đây và gây ra những tổn thất kinh tế không nhỏ.
Những điều đó đã cho thấy rằng ngành công nghiệp đạng đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm
trọng như gia tăng mức độ ô nhiễm tại khu công nghiệp, suy giảm tài nguyên thiên nhiên tới
mức báo động. Việc tập trung phát triển cơ sở công nghiệp nặng có thể gây ra những vấn đề ô
nhiễm về môi trường cho các địa phương và đe dọa môi trường toàn cầu. Công nghiệp hóa
nhanh có thể gây áp lực lớn tới nguồn tài nguyên khoáng sản, đồng thời gây hại đến sức khỏe
con người. Chính tình trạng ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân quan trọng
làm phát sinh các bệnh hiểm nghèo, đồng thời đẩy tình trạng đối nghèo ngày càng trở nên trầm

SVTH: Lê Vũ Linh

GVHD: Võ Hoàng Yến
14


Vấn đề bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp. Thực trang tại Khu công nghiệp
Hòa Phú - Vĩnh Long
trọng. Hậu quả của ô nhiễm môi trường công nghiệp là vô cùng to lớn. Việc khắc phục ô
nhiễm môi trường là một vấn đề rất phức tạp, lâu dài và đòi hỏi nguồn chi phí lớn. Thực trạng
đáng báo động về môi trường như trên đã đặt ra những vấn đề: bảo vệ môi trường sống trở
thành một vấn đề toàn cầu cấp bách hiện nay. Bởi vì, con người muốn tồn tại trên trái đất có
một môi trường trong lành, sạch đẹp thì không còn cách nào khác là phải bảo vệ môi trường,
tránh mọi hoạt động làm tổn thương, gây hại đến môi trường. Đối với tất cả mọi quốc gia, nhất

là các quốc gia có nền kinh tế đang phát thì việc làm cấp thiết nhất đó là tăng cường công tác
bảo vệ môi trường- nhất là môi trường trong khu công nghiệp, tìm mọi biện pháp xử lý khí
thải, nước và rác thải. Đặc biệt, ở nước ta với nền kinh tế đang trên đà phát triển, đời sống dân
cư còn nghèo nàn lạc hậu, các hoạt động phá hoại môi trường đang diễn ra khá bức xúc thì bên
cạnh việc chấp hành luật bảo vệ môi trường thật nghiêm minh, điều quan trọng hơn cả là phải
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tới từng cá nhân, hộ gia đình, tập thể dân cư và nhất là đối
với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ở khu công nghiệp…Ngay lúc này, bằng bất cứ
giá nào chúng ta cũng phải bảo vệ, giữ gìn một thiên nhiên, môi trường trong lành, sạch đẹp,
cân bằng hệ sinh thái, có như vậy mới tránh khỏi tai họa cho thế hệ mai sau.

SVTH: Lê Vũ Linh

GVHD: Võ Hoàng Yến
15


Vấn đề bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp. Thực trang tại Khu công nghiệp
Hòa Phú - Vĩnh Long
CHƯƠNG 2
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP
2.1. Trách nhiệm của ban quản lý trong việc bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp
Ban Quản lý là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý
nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực
thuộc Trung ương ; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công
và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu
tư trong khu công nghiệp10.
Giai đoạn trước đây, thì Ban quản lí KCN hoạt động theo Nghị định 36/CP ngày 24 tháng 4
năm 1997 của Chính phủ về ban hành quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao và Quyết định số 62/2002/QĐ- Bộ Khoa học và Công nghệ môi trường ngày 09/08/2002
về ban hành quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp. Trong giai đoạn này, vấn đề về trách

nhiệm bảo vệ môi trường của ban quản lý khu công nghiệp chưa được đề cập đến nhiều trong
các văn bản pháp lý, nghĩa là không có cơ sở pháp lý để ban quản lí thực thi trách nhiệm bảo
vệ môi trường của mình. Ở một số khu công nghiệp, các ban quản lý khu công nghiệp lập ra
phòng quản lý môi trường để thực hiện công tác bảo vệ môi trường hoặc phân công một phòng
chức năng theo dõi về bảo vệ môi trường. Để có cở sở pháp lý hoạt động, ban quản lý chủ
động xây dựng quy chế phối hợp làm việc với sở chức năng quản lý môi trường trình chủ tịch
ủy ban nhân dân thành phố ban hành. Nhìn chung, thời kỳ này nhiệm vụ bảo vệ môi trường của
ban quản lý khu công nghiệp thường tập trung vào một số nội dung sau:
· Xem xét về góc độ môi trường (thông qua đánh giá trình độ công nghệ, thiết bị, nguyên
liệu đầu vào, chất thải và phế liệu đầu ra) khi tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư trước
đây và cấp giấy chứng nhận đầu tư hiện nay. Nếu dự án có tiềm ẩn khả năng gây ô nhiễm đến
môi trường thì trao đổi với công ty phát triển hạ tầng khi đàm phán và yêu cầu chủ đầu tư phải
điều chỉnh, có giải pháp khắc phục hoặc thay đổi công nghệ cho đảm bảo.
· Tuân thủ quy hoạch chi tiết, phân khu chức năng khi cho dự án vào khu và giám sát khi
xây dựng để đảm bảo các dự án hoạt động phát triển bền vững, không tác động xấu đến môi
trường và các dự án xunh quanh.
· Hướng dẫn các chủ đầu tư, các doanh nghiệp tìm hiểu và tuân thủ luật pháp bảo vệ môi
trường.

10

Điều 1, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh

tế

SVTH: Lê Vũ Linh

GVHD: Võ Hoàng Yến
16



Vấn đề bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp. Thực trang tại Khu công nghiệp
Hòa Phú - Vĩnh Long
· Ra các văn bản nhắc nhở, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện công tác bảo vệ môi
trường, khai báo chủ nguồn thải chất nguy hại hoặc khi có hiện tượng vi phạm.
· Quản lý hoạt động dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải công nghiệp; giới
thiệu những đơn vị dịch vụ môi trường có chức năng, đủ năng lực cho doanh nghiệp có nhu
cầu. Các doanh nghiệp khi ký hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ môi trường được yêu cầu
đăng ký hợp đồng tại ban quản lý để theo dõi. Đơn vị cung cấp dịch vụ môi trường đủ thẩm
quyền cấp.
· Phối hợp với sở chức năng của thành phố, tỉnh trong công tác phổ biến tập huấn chuyên
ngành, trong công tác kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường khi được yêu cầu.
· Phối hợp, tạo điều kiện giúp đỡ các đoàn công tác của cán bộ, ngành chức năng, các cơ
quan nghiên cứu khoa học vào khu công nghiệp khảo sát, điều tra số liệu để phục vụ nghiên
cứu khoa học và ra chính sách về môi trường, đồng thời tích cực tham gia ý kiến trong các hội
thảo khoa học về môi trường.
· Thường xuyên trao đổi với các công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp để nắm bắt
tình hình, cùng công ty và cơ quan chức năng giải quyết các khiếu nại liên quan đến môi
trường.
Năm 2002, Bộ Khoa học và Công nghệ và Môi trường đã ban hành quy chế Bảo vệ môi
trường khu công nghiệp kèm theo Quyết định số 62/2002/QĐ- Bộ khoa học công nghệ môi
trường ngày 09/8/2002 về ban hành quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp. Theo quy chế
này, ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh có trách nhiệm:
· Lập dự báo các sự cố môi trường khu công nghiệp, xây dựng kế hoạch phòng chống sự
cố và các biện pháp khắc phục sự cố trình ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc địa bàn
quản lý;
· Phối hợp với sở khoa học, công nghệ và môi trường xây dựng và ban hành các văn bản
hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại cho các khu công
nghiệp thuộc địa bàn quản lý;
· Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các khu công nghiệp thuộc quyền quản lý của mình tổ

chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp11;

11

Điều 35 Quyết định số 62/2002/QĐ – BKHCNMT ngày 09/8/2002 của Bộ Khoa học - Công nghệ - Môi trường
quy định về việc ban hành quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp

SVTH: Lê Vũ Linh

GVHD: Võ Hoàng Yến
17


Vấn đề bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp. Thực trang tại Khu công nghiệp
Hòa Phú - Vĩnh Long
· Phối hợp với thanh tra môi trường của bộ khoa học, công nghệ và môi trường và/hoặc
của sở khoa học, công nghệ và môi trường thực hiện kiểm tra, thanh tra môi trường tại các khu
công nghiệp thuộc địa phương mình12;
Đến năm 2009, khi Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và
cụm công nghiệp được ban hành thay thế cho Quyết định số 62/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 09
tháng 8 năm 2009 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Quy chế bảo
vệ môi trường khu công nghiệp. Theo thông tư này, vai trò ban quản lí khu công nghiệp đã
được tăng cường hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường. Cụ thể như sau: ban quản lý khu công
nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ủy quyền trong việc thẩm định, phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường của các dự án đầu
tư trong khu công nghiệp; giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường
đối với các hoạt động của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ trong KCN và các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN;…Tóm lại, theo quy định của thông tư này và các
văn bản có liên quan trong công tác bảo vệ môi tường khu công nghiệp thì ban quan lý có trách

nhiệm như sau:
l

Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ KCN thuộc thẩm

quyền quản lý của mình thực hiện các quy định về việc bảo vệ môi trường khu công nghiệp.
l

Xây dựng cơ chế phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp

huyện để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao chủ trì trong công tác bảo vệ môi
trường KCN.
Thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận bản cam kết
bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư vào KCN theo ủy quyền của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Trong trường hợp báo cáo đánh giá tác động của dự án xây dựng kết cấu hạ tầng
của khu công nghiệp được phê duyệt sau ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì phải được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận là đã thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung bảo vệ
môi trường nêu trong quyết định phê duyệt và báo cáo đánh giá tác động. Khi đó, ban quản lý
KCN được ủy quyền có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh
l

giá tác động môi trường cho Sở Tài nguyên và Môi trường, kết quả xác nhận cam kết bảo vệ
môi trường cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có KCN.
Chủ trì hoặc phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng liên
quan kiểm tra, xác nhận kết quả chạy thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án đầu
l

12

Điều 42 Quyết định số 62/2002/QĐ – BKHCNMT ngày 09/8/2002 của Bộ Khoa học - Công nghệ - Môi trường

quy định về việc ban hành quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp

SVTH: Lê Vũ Linh

GVHD: Võ Hoàng Yến
18


Vấn đề bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp. Thực trang tại Khu công nghiệp
Hòa Phú - Vĩnh Long
tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và các công trình xử lý chất thải của các dự
án đầu tư xây dựng trong KCN trước khi đi vào hoạt động chính thức theo thẩm quyền.
Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện việc giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý
vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ
tầng kỹ thuật KCN và các cơ quan sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN.
l

Chủ trì việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, nâng cao
nhận thức bảo vệ môi trường cho đầu tư chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật
l

KCN và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN; tổ chức phong trào thi đua và
khen thưởng các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có thành tích trong việc bảo vệ môi
trường khu công nghiệp.
Tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, kiến nghị về môi trường giữa các cơ sở sản xuất,
kinh doanh dịch vụ trong KCN; chủ trì và phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết các tranh
chấp, kiến nghị về môi trường giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong KCN với bên
ngoài; tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tối cáo về môi trường trong
l


KCN.
l

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo thẩm quyền hoặc được ủy quyền theo quy định của

pháp luật.
Tóm lại, xét về thực tế thì ban quản lý khu công nghiệp là cơ quan có điều kiện nghiên cứu
về hồ sơ dự án ngay từ khi chủ đầu tư bắt đầu trình và cũng là cơ quan thường xuyên giám sát,
quản lý các hoạt động, nhất là các hoạt động về bảo vệ môi trường của dự án trong khu công
nghiệp sau này, do đó vấn đề trao một số quyền hạn nhất định cho ban quản lý khu công
nghiệp là rất cần thiết để quản lý các doạnh nghiệp tại khu công nghiệp.
2.2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp của Ủy
ban nhân dân các cấp
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tếvăn hóa xã hội của đất nước. Vì vậy, mỗi người dân cần phải nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi
trường, đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ
môi trường mà trực tiếp là Ủy ban nhân dân các cấp. Trong quá trình nghiên cứu trách nhiệm
của các chủ thể này trong việc bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp, người viết đã tìm đến
Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/07/2009 quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu
kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp và các văn bản liên quan
khác để xem xét những quy định của pháp luật về trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban
nhân dân các cấp trong việc bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp. Tuy nhiên với mục tiêu

SVTH: Lê Vũ Linh

GVHD: Võ Hoàng Yến
19


Vấn đề bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp. Thực trang tại Khu công nghiệp
Hòa Phú - Vĩnh Long

nghiên cứu đã thể hiện rõ ở phần đầu luận văn, người viết xin phân tích, tổng hợp một vài trách
nhiệm của các chủ thể là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã; người viết không đi sâu vào
từng trách nhiệm cụ thể mà pháp luật quy định. Chủ yếu người viết làm sáng tỏ được trách
nhiệm quản lý nhà nước của chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp,
trong đó có trách nhiệm xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại khu công
nghiệp được chú trọng; đồng thời giới thiệu các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân các
cấp.
Ủy ban nhân dân tỉnh
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất ở địa phương, vì vậy
trách nhiệm bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đặc biệt quan trọng, nó vừa
mang lại môi trường trong sạch, vừa đem lại sự phát triển kinh tế- xã hội cho tỉnh nhà.
Bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp của ủy ban nhân dân cấp tỉnh là nhiệm hết sức nặng
nề và khó khăn. Đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao của các cấp lãnh đạo, đặc biệt cơ quan quản
lí nhà nước về môi trường ở địa phương. Mỗi ủy ban nhân dân tỉnh phải tập trung giải quyết
kịp thời các vấn đề ô nhiễm môi trường hình thành và phát sinh tại khu công nghiệp thông qua
nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Chẳng hạn như, ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm ban
hành quy chế phối hợp giữa ban quản lý với cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh
và cấp huyện trong việc quản lý và bảo vệ môi trường KCN trên địa bàn thuộc thẩm quyền
quản lý của mình13. Và đây có thể coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng có ảnh hưởng
rất lớn đối với công tác bảo vệ môi trường.
Trong công tác bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách
nhiệm tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trường và các nội dung trong bản
báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê của các chủ đầu tư
và kinh doanh hạ tầng KCN và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN theo thẩm
quyền. Chỉ đạo hoặc phối hợp với ban quản lý khu công nghiệp và các cơ quan chức năng có
thẩm quyền kiểm tra, xác nhận kết quả chạy thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của các
dự án tại khu công nghiệp và các công trình xử lý chất thải trước khi đi vào hoạt động.
Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường qua các phương tiện
thông tin để mọi doanh nghiệp tại khu công nghiệp hiểu được và tuân thủ pháp luật môi
trường. Từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp, không thải ra môi

trường các chất thải chưa qua xử lý. Mỗi doanh nghiệp phải có biện pháp xử lý nước thải do
hoạt động sản xuất gây ra và hoàn thành hệ thống xử lý nước thải cục bộ theo quy định trước
13

Khoản 1, Điều 26, Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/07/2009 quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu
kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp

SVTH: Lê Vũ Linh

GVHD: Võ Hoàng Yến
20


Vấn đề bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp. Thực trang tại Khu công nghiệp
Hòa Phú - Vĩnh Long
khi dự án đi vào hoạt động, đấu nối chất thải về tram xử lý chất thải tập trung tại khu công
nghiệp để xử lý, sử dụng những công nghệ hiện đại thay thế những thiết bị lạc hậu, sử dụng
nguyên nhiên liệu thân thiện với môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại khu công
nghiệp. Tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thực hiện nghĩa
vụ về phí xử lý chất thải theo quy định.
Tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các chủ đầu tư dự án có hành
vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và các quy
định khác của pháp luật có liên quan; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan giải
quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh; đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền thì Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ giải quyết hoặc trình Thủ tướng
Chính Phủ xem xét, quyết định.
Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc bảo vệ môi trường
tại địa phương, mỗi Ủy ban nhân dân tỉnh trong cả nước điều phải tiến hành thành lập cơ quan
chuyên môn theo quy định của pháp luật môi trường là Sở Tài nguyên và Môi trường, để quản
lý môi trường được chặt chẽ hơn..

Ủy ban nhân dân cấp huyện
Ủy ban nhân dân cấp huyện do Hội đồng nhân dân huyện bầu ra, là cơ quan chấp hành các
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, cơ quan hành chính địa phương cấp huyện, chịu
trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên.
Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương cấp huyện,
góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước. Trong
công tác bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm kiểm
tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi
trường của các dự án tại khu công nghiệp; chỉ đạo kiểm tra, giám sát kế hoạch vận hành thử
nghiệm các công trình xử lý chất thải của các dự án đầu tư vào khu công nghiệp trước khi đi
vào hoạt động chính thức; . Chỉ đạo tổ chức công tác kiểm tra, thanh tra đột xuất, định kỳ, xử
lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; ; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị
về bảo vệ môi trường đối với khu công nghiệp trong địa bàn huyện theo thẩm quyền, đồng
thời có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện lân cận để giải quyết các vấn đề ô
nhiễm môi trường có liên quan, hoặc đối với các vấn đề vượt quá thẩm quyền của Ủy ban nhân
dân cấp huyện thì báo cáo cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp
giải quyết.

SVTH: Lê Vũ Linh

GVHD: Võ Hoàng Yến
21


×