Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Thuyết Minh Phương Án Tái Sử Dụng Và Xử Lý Nước Thải Cao Su 74 – Binh Đoàn 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.59 KB, 16 trang )

Viện Hóa học - Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam

THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN TÁI SỬ DỤNG
VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU 74 – BINH ĐOÀN 15
A. PHƯƠNG ÁN TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI
1. Thuyết minh phương án công nghệ tái sử dụng nước thải


Hệ thống xử lý được thiết kế với công suất 700 m3/ngày.



Tất cả nước thải từ dây chuyền chế biến mủ tạp được thu gom về bể điều

hòa, được làm trong, khử mùi hôi, đưa về bể trữ nước phục vụ sản xuất.


Lượng nước dư không sử dụng hết hoặc do phải thay thế một phần bằng

nước sạch (nhằm đảm bảo yêu cầu chất lượng của sản phẩm) sẽ được đưa ra hồ
không kè bờ để nuôi cá. Trong hồ đó sẽ tiến hành thả thêm các loại bèo hoặc trồng
thêm một số loại thực vật nổi (theo kiểu bè nổi) để tạo cảnh quan và thêm nguồn
thức ăn cho cá. Cá nuôi trong hồ dự định là loại rô phi hay cá trắm cỏ.


Làm trong nước và khử mùi hôi được thực hiện với các hóa chất thích hợp.

Giá thành hóa chất sử dụng cho mục đích trên ước tính khoảng 800 đồng/1 m 3
nước thải.



Để phục vụ hệ thống tái sử dụng nước thải sẽ không tiến hành thêm phần

xây dựng cơ bản mà sử dụng hệ thống bể đang bẫy mủ cao su có sẵn (12 bể, diện
tích 190 m2, thể tích sử dụng khoảng 480 m3). Hệ thống bể trên sẽ được cải tạo
thành hai bể: một bể chứa nước đầu ra ( bể điều hòa chứa nước chưa xử lý) và một
bể chứa nước sau khi đã xử lý quay lại phục vụ sản xuất. Từ bể chứa nước sau xử
lý có đường ống dẫn nước nối ra hồ không kè bờ (hồ số 4 và 5 trong sơ đồ công
nghệ). Nước đưa vào hồ được phân bố đều dọc theo chiều rộng của hồ.

Mr Lê Ngọc Lộc – 0973 335599

1


Viện Hóa học - Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam
Công nghệ xử lý dòng thải trên thể hiện trong sơ đồ 1.

Sơ đồ 1: Sơ đồ công nghệ hệ thống tái sử dụng nước thải phân xưởng mủ tạp
2. Hạng mục thực hiện
Hệ thống tái sử dụng nước thải bao gồm 3 hạng mục chính là:xây dựng cơ bản,
mua sắm trang thiết bị, lắp ráp và vận hành hệ thống. Danh mục các phần xây dựng
cơ bản, vật tư, thiết bị và hóa chất chủ yếu được liệt kê trong bảng 1.

Mr Lê Ngọc Lộc – 0973 335599

2


Viện Hóa học - Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam
Bảng 1. Danh mục phần xây dựng cơ bản, thiết bị, vật tư, hóa chất cho hệ thống tái sử

dụng nước thải

Stt
1

2

3

4
5

5

6

7

Hạng mục/vật tư, thiết bị
Bể điều hòa
- Kích thước bể: dài x rộng x cao = 11 x 8,5 x 2,6 m
- Cải tạo bể theo thiết kế
Bể thu nước sau xử lý
- Kích thước bể: dài x rộng x cao = 11 x 8,5 x 2,6 m
- Cải tạo bể theo thiết kế
Bể lắng
- Kích thước bể: dài x rộng x cao = 8 x 4 x 3 m
- Bể đổ BTCT
Xây dựng cống hộp nắp bê tông (kích thước: dài x
rộng x cao: 900 x 0.6 x 1) dẫn nước thải ra ngoài hồ

và phân bố nước trong hồ 4, 5.
Cải tạo hệ thống mương dẫn nước, tách riêng nước
mưa.
Bơm định lượng hóa chất
- Q: 50- 120 l/h
- H: 10 - 15m H20
- Xuất xứ: Ý hoặc tương đương
Bơm nước thải
- Q: 40 – 45m3/h
- H: 8 - 12m H20
- Xuất xứ: Ý hoặc tương đương
Máy khuấy
- Tốc độ: 50 – 80 vòng/phút.

Đơn vị

Số lượng

m3

240

m3

240

m3

90


m

900

m

500

Chiếc

4

Chiếc

2

Máy

3

Thùng

3

Hệ

1

Tủ


1

- Xuất xứ: Việt Nam
Thùng pha hóa chất
8

- V = 1,5m3
- Chất liệu: Composite
Hệ thống ống, van liên kết nội bộ

9

- Đường ống dẫn nhựa PVC – D60, D90 và phụ
kiện
Tủ điện điều khiển, động lực

10

Mr Lê Ngọc Lộc – 0973 335599

3


Viện Hóa học - Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam
11
12

Trồng thủy thực vật trong hồ 4, 5
Khảo sát, thiết kế


m2

250

-

-

QUY CÁCH THI CÔNG, LẮP ĐẶT CÁC BỂ XỬ LÝ, CẢI TẠO HỒ
Stt

Hạng mục

1

Quy cách thiết kế
Hệ thống tái sử dụng nước thải
- V xây dựng 90m3
- Quy cách: Bể gồm 3 ngăn. Ngăn phân phối nước
đầu vào, ngăn lắng có côn thu bùn, ngăn thu nước
đầu ra.

Bể lắng ngang

Nước được phân phối đều trong ngăn phân phối
trước khi chảy sang ngăn lắng. Nước thu đầu ra
được thu đều trên mặt tiếp giáp với ngăn thu và
chảy vào ngăn thu. Phần bùn cặn sinh ra được lắng,
giữ lại dưới phần côn thu bùn. Bùn thu được định
kỳ xả bỏ về bể ủ bùn.

Cải tạo đường phân phối, dẫn, thu nước:

2

- Chi tiết phân phối nước vào ao: Lắp đặt đoạn ống
D125 dọc theo chiều rộng của ao kết nối vuông góc
với ống dẫn nước tới ao. Đoạn ống phân phối nước
này khoan các lỗ có khoảng cách đều nhau ở mặt
Cải tạo hồ
(Xem sơ đồ, bàn
vẽ đính kèm)

bên phía ngoài ao để phân phối nước đều trên toàn
đoạn ống.
- Chi tiết ống dẫn nước thông giữa các ao: lắp đặt
các chi tiết ống dẫn nước theo thiết kế. Đảm bảo
nguyên tắc thu nước ở dưới tầng nước mặt, dẫn
sang sao tiếp theo.
- Chi tiết ống thu nước thoát ra khỏi ao: lắp đặt chi
tiết theo thiết kế, đảm bảo thu đều nước dọc theo
chiều đặt ống thu, thu nước ở tầng nước dưới mặt.

Mr Lê Ngọc Lộc – 0973 335599

4


Viện Hóa học - Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam
3. Giá thành vận hành
- Chi phí hóa chất: 150 đ/m3

- Chi phí điện năng: 400 - 450 đ/m3
- Chi phí nhân công vận hành và chi phí bảo dưỡng: 100 – 150 đ/m3
Giá thành vận hành: ước tính 600 – 700 đ/m3.

Mr Lê Ngọc Lộc – 0973 335599

5


Viện Hóa học - Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam

B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN MỦ TƯƠI
1. Thuyết minh phương án công nghệ xử lý
Hệ thống xử lý nước thải mủ cao su được thiết kế với công suất 500 m3/ngày.
Hệ thống xử lý bao gồm các công đoạn xử lý: điều hòa, tách chất rắn trong
nguồn thải, sân phơi chất thải rắn (sân phơi bùn), xử lý sinh học yếm khí, xử lý sinh
học hiếu khí kết hợp với thiếu khí, lắng thứ cấp, ủ bùn thải (xác vi sinh vật), ổn định
nước thải.
Bể điều hòa.
Tất cả các nguồn thải từ xưởng chế biến mủ tươi được thu gom về một bể điều
hòa có dung tích khoảng 160 m3. Nước thải về bể điều hòa chảy tự nhiên nhờ chênh
lệch áp suất thủy tĩnh (dự định đặt bên ngoài hàng rào hiện nay).
Tách chất thải rắn.
 Nước từ bể điều hòa được bơm lên bể lắng sơ cấp sau khi được hòa trộn với
hóa chất thích hợp. Các chất rắn trong nguồn thải (cao su và các thành phần không
tan khác) sẽ lắng xuống đáy bể, được đưa về sân phơi bùn theo chu kỳ nhờ đường
ống dẫn và van điều khiển. Nước thải sau khi lắng chứa không quá 5 % chất không
tan so với trước khi lắng. Lượng cao su trong dòng thải sẽ được thu hồi tại bể lắng,
ước tính lượng thu hồi đạt trên 95%.
 Phần cao su lắng trong bể sẽ được xả ra sân thu hồi mủ cao su. Tại sân thu hồ

mủ cao su sẽ được đưa trở lại xưởng chế biến. Lượng mủ ước tính thu hồi được 1 – 2
kg mủ trên mỗi m3 nước thải tùy thuộc vào dòng thải ra đặc hay loãng.
 Trong giai đoạn tách chất rắn sẽ sử dụng hai loại hóa chất, chúng được hòa trộn
với nước thải trước khi vào bể lắng vì thế nên phải sử dụng bộ điều chỉnh hóa chất,
bơm định lượng và bể khuấy trộn.
 Bể hòa trộn có tổng thể tích 14 m3, sử dụng máy khuấy cơ học.
 Bể lắng sơ cấp có dung tích khoảng 65 m3 và được thiết kế theo kiểu bể lắng
ngang.

Mr Lê Ngọc Lộc – 0973 335599

6


Viện Hóa học - Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam
Sân phơi bùn
Sân phơi bùn có diện tích tổng cộng 20 m2, thể tích 12 m3, cát lọc, đá sỏi 8 m3.
Có thể phải xây dựng mái che. Sân phơi bùn có tác dụng làm khô mủ cao su lấy ra từ
bể lắng sau khi mủ đã lắng đọng trong các ngăn của bể lắng.
Xử lý yếm khí.
 Dòng nước thải sau khi ra khỏi bể tách chất rắn chứa chất ô nhiễm tan chủ yếu
là: chất hữu cơ (COD, BOD), thành phần dinh dưỡng (hợp chất nitơ, photpho), thành
phần vô cơ tan (các loại muối, nếu hàm lượng muối cao thì không thích hợp với mục
đích sử dụng để tưới cho cây trồng).
 Xử lý yếm khí chỉ có tác dụng loại bỏ chất hữu cơ, không có tác dụng loại bỏ
các thành phần khác.
 Nước thải sau khi ra khỏi bể lắng sẽ chảy tự do sang bể xử lý yếm khí. Bể yếm
khí sử dụng kỹ thuật chảy ngược qua nhiều ngăn yếm khí, trong một số ngăn cuối có
chứa vật liệu mang vi sinh.
 Thể tích bể yếm khí dự tính là 300 m3, vật liệu mang vi sinh 40 m3.

 Bùn (giống như bùn thải từ bể phốt) được hút bỏ định kỳ. Nó là nguồn phân
bón có giá trị cao đối với cây trồng.
 Để tăng hiệu quả xử lý, bể yếm khí sử dung chất mang vi sinh có độ xốp lớn,
diện tích bề mặt cao, có khả năng tích lũy vi sinh với mật độ tới 30 kg/ m 3 ( so với
khoảng 10 kg/ m3 khối nếu không sử dụng chất mang).
 Nước thải sau khi ra khỏi bể yếm khí đã loại bỏ được khoảng 80 % COD.
 Trong quá trình vận hành không cần chi phí cho bể yếm khí.
Xử lý hiếu khí kết hợp với thiếu khí.
Nước thải sau xử lý yếm khí được đưa về bể xử lý kết hợp giữa hiếu khí và
thiếu khí (bể xử lý sinh học) nhằm loại bỏ phần chất hữu cơ (COD, BOD) còn dư sau
xử lý yếm khí và loại bỏ phần lớn thành phần nitơ (đạm biến thành khí nitơ). Hệ
thống xử lý kết hợp giữa hiếu khí và thiếu khí thực hiện trên cơ sở kỹ thuật màng vi
sinh chuyển động với dung tích bể khoảng 250 m 3 và 30 m3 chất mang vi sinh. Hệ
thống trên được cấp khí với lưu lượng khoảng 800 m3 không khí/giờ.
Mr Lê Ngọc Lộc – 0973 335599

7


Viện Hóa học - Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam
Kỹ thuật xử lý vi sinh trong bể hiếu khí là dạng màng vi sinh chuyển động. Vật
liệu mang vi sinh là loại MBC-1 (độ xốp 90 – 95%, diện tích bề mặt 6000 – 8000
m2/m3 gấp 30 – 40 lần so với các loại vật liệu mang có trên thị trường hiện nay, chỉ có
diện tích bề mặt chỉ từ 150 – 200 m 2/m3) chiếm 15 – 20% thể tích so với nước. Sử
dụng vật liệu trên làm giảm 50 – 60 % thể tích bể và tăng hiệu quả xử lý lên 200 –
300% (so với không sử dụng)
Bể lắng thứ cấp.
Lượng vi sinh nằm bên ngoài chất mang vi sinh sẽ chảy sang bể lắng thứ cấp
và lắng tại đó, một phần được bơm trở lại bể xử lý sinh học, một phần (thừa ra) được
đưa về bể ủ bùn cho tiếp tục phân hủy giống như trong các bể phốt tự hoại. Bể lắng

thứ cấp có dung tích khoảng 80 m3, diện tích bể lắng thứ cấp khoảng 25 m2.
Bể khử trùng
Bể khử trùng có thể tích 18 m 3, sử dụng hóa chất canxi hypocloro dạng chất
rắn.
Bể ủ bùn.
Bùn vi sinh được đưa về bể ủ yếm khí, tại đó bùn được phân hủy thành phân,
sử dụng bón cho cây trồng. Dung tích bể ủ bùn khoảng 40 m3.
Cải tạo hồ số 1, 2, 3
Các bể 1, 2, 3 đang có sẵn được sử dụng làm hồ ổn định nước thải và phòng
ngừa sự cố (đặc biệt cho giai đoạn khởi đầu của vụ sản xuất). Chúng phải được cải
tạo lại về phương thức phân bố nước vào và ra trong từng hồ, nuôi trồng thủy thực
vật:
 Cải tạo đường phân bố nước (vào và ra khỏi từng hồ), mỗi hồ có chiều dài cần
cải tạo là 60 m. Cải tạo bằng cách xây dựng các máng xi mămg phân bố và thu nước
tại mỗi hồ hoặc sử dụng đường ống bằng nhựa có độ dài tương ứng.
 Nuôi trồng một số loại thực vật nổi (các loại bèo).
 Trồng một số loại thực vật thân cứng trên mặt hồ theo kiểu bè thực vật nổi.

Mr Lê Ngọc Lộc – 0973 335599

8


Viện Hóa học - Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải phân xưởng mủ tươi

Sơ đồ 2: công nghệ xử lý dòng thải từ phân xưởng chế biến mủ tươi

Mr Lê Ngọc Lộc – 0973 335599


9


Viện Hóa học - Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam
2. Hạng mục thực hiện
Hệ thống xử lý nước thải bao gồm 3 hạng mục chính là: xây dựng cơ bản, mua
sắm trang thiết bị, lắp ráp và vận hành khởi động hệ thống. Danh mục các phần xây
dựng cơ bản, vật tư, thiết bị và hóa chất chủ yếu được liệt kê trong bảng 2.
Phần xây dựng, thiết bị, nguyên vật liệu chính được thống kê trong bảng 2.
Bảng 2. Danh mục phần xây dựng cơ bản, thiết bị, vật tư, hóa chất cho hệ thống xử
lý nước thải chế biến mủ cao su.
A. Hệ thống điều hòa:
1. 1 bể dung tích 160 m3.
2. Dàn cấp khí chống thối 50 m3 không khí/giờ.
B. Hệ thống tách chất rắn:
1. Bơm nước có công suất 20 – 30 m3/giờ.
2. Bể hòa trộn hóa chất (máy khuấy) có dung tích bể 14 m3.
3. 4 thùng pha và đựng hóa chất có khuấy trộn (sử dụng luân phiên cho hai loại
hóa chất).
4. 4 bơm định lượng (trong đó có 2 chiếc dự phòng) trong đó có một bơm gắn với
thiết bị theo dõi và điều chỉnh pH.
5. 1 bể lắng sơ cấp có dung tích 65 m3.
6. Sân phơi bùn có diện tích tổng cộng 20 m2, thể tích 12 m3, cát lọc, đá sỏi 8 m3.
Có thể phải xây dựng mái che.
C. Hệ thống xử lý yếm khí.
1. Bể xử lý yếm khí có dung tích 300 m3 gồm 6 bể nối tiếp nhau .
2. Vật liệu mang vi sinh: 40 m3.
D. Hệ thống xử lý hiếu khí kết hợp với xử lý thiếu khí.
1. Bể xử lý có tổng dung tích 250 m3 (tối thiểu có 4 bể nối tiếp nhau).
2. Chất mang vi sinh : 30 m3.

3. Máy cấp khí có công suất 800 m3 không khí/giờ.
4. Hệ thống phân phối khí (khoảng 80 – 100 đĩa loại 320 mm).
E. Bể lắng thứ cấp.

Mr Lê Ngọc Lộc – 0973 335599

10


Viện Hóa học - Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam
1. bơm công suất 20 – 30 m3/giờ cho quay vòng bùn.
2. bể lắng có dung tích 80 m3, diện tích 25 m2.
F. Bể ủ bùn thải.
1. Bể ủ bùn có dung tích 40 m3.
G. Bể khử trùng.
1. Bể khử trùng có dung tích 18 m3.
2. 2 bơm định lượng (trong đó có 1 bơm dự phòng)

Mr Lê Ngọc Lộc – 0973 335599

11


Viện Hóa học - Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam
BẢNG THỐNG KÊ HẠNG MỤC, VẬT TƯ THIẾT BỊ
HỆ XỬ LÝ NƯỚC MỦ CAO SU
Stt

Hạng mục/vật tư, thiết bị


1

Bể điều hòa
- Kích thước: dài x rộng x cao: 7 x x8 x 3 m
- Chất liệu: BTCT
Bể hòa trộn hóa chất
- Kích thước: dài x rộng x cao: 2,5 x x 2,5 x 2,3 m
- Chất liệu: Composite
Bể lắng sơ cấp
- Kích thước: dài x rộng x cao: 8 x 4 x 2 m
- Chất liệu: BTCT
Bể yếm khí
- Kích thước: dài x rộng x cao: 10 x x 10 x 3 m

2

3

4

6

7

8

9

10


10

- Chất liệu: Composite
Bể hiếu khí
- Kích thước: dài x rộng x cao: 10 x x8 x 3,2 m
- Chất liệu: BTCT
Bể lắng thứ cấp
- Kích thước: dài x rộng x cao: 8 x 4 x 2,5 m
- Chất liệu: BTCT
Sân phơi bùn
- Kích thước: dài x rộng x cao: 6 x 3,5 x 0,6 m
- Chất liệu: BTCT
Bể ủ bùn
- Kích thước: dài x rộng x cao: 5 x x4 x 2 m
- Chất liệu: Composite
Bể khử trùng
- Kích thước: dài x rộng x cao: 4 x x3 x 1,5 m
- Chất liệu: Composite
Bơm định lượng hóa chất
- Q: 100 - 120l/h
H: 5 - 10m H20
Xuất xứ: Ý hoặc tg đương

Mr Lê Ngọc Lộc – 0973 335599

Đơn vị

Số lượng

m3


160

m3

14

m3

65

m3

300

m3

250

m3

80

m2

20

m3

40


m3

18

Chiếc

6

12


Viện Hóa học - Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam
11

12
13

14

15

16

Bơm nước thải + bùn (dòng mủ tươi)
Q: 20 – 30 m3/h
H: 8 – 12 m H20
Xuất xứ: Ý hoặc tương đương
Bộ điều chỉnh pH
Xuất xứ: G20

Máy khuấy
- Tốc độ: 50 vòng/phút
- Xuất xứ: Việt Nam
Máy thổi khí
Q: 400 - 600 m3/h
Cột áp: 3 – 3,5 m
Xuất xứ: Đài Loan hoặc tương đương
Đĩa thổi khí
Đường kính: 320 mm
Xuất xứ: Đài Loan hoặc tương đương.

19

Vật liệu mang vi sinh MBC-1
Kích thước : 1x1x1 cm
Độ xốp : 90 – 95 %
Xuất xứ : VN
Vật liệu mang vi sinh MBC-2
Kích thước : 2x2x2 cm
Độ xốp : 90 – 95 %
Xuất xứ : VN
Thùng pha hóa chất
V: 1,5m3
Chất liệu: Composite
Hệ thống ống, van liên kết nội bộ

20
21

Tủ điện điều khiển, động lực

Nhà điều hành

17

18

2

22

Diện tích: 15 m
Khảo sát, thiết kế

Mr Lê Ngọc Lộc – 0973 335599

Chiếc

3

Bộ

1

Máy

4

máy

3


Đĩa

100

m3

30

m3

40

Thùng

5

Hệ

1

Tủ

1

m2

15

13



Viện Hóa học - Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam
QUY CÁCH THI CÔNG, LẮP ĐẶT CÁC BỂ XỬ LÝ

Stt
Hạng mục
Quy cách thiết kế
Hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su (mủ tươi)
1
Bể điều hòa
- V xây dựng: 160
- Quy cách: Bể điều hòa có bố trí giàn ống phân phối khí
dưới đáy bể nhằm chống phát sinh mùi hôi trong bể. Trong
bể điều hòa có đặt 2 bơm vận hành luân phiên, đẩy nước
2

Bể hòa trộn

sang bể tiếp theo.
- V xây dựng: 14 m3

hóa chất

- Quy cách: Bể gồm 1 ngăn, có sử dụng cánh khuấy để hòa
trộn nước thải với hóa chất, đảm bảo khuấy trộn đều nước
thải và hóa chất.
Xây dựng bể hòa trộn ở cao độ đảm bảo để nước tự chảy

3


4

Bể lắng sơ

được qua các bể tiếp theo và ra khỏi hệ xử lý.
- V xây dựng: 65 m3

cấp

- Quy cách: xây dựng giống bể lắng ngang của hệ thống tái

Bể yếm khí

sử dụng nước thải, thay đổi vể kích thước xây dựng.
- V xây dựng: 300 m3
- Quy cách: bể gồm 6 ngăn, kích thước Dài x Rộng x Cao: 4
x 4 x 3m. Sử dụng vật liệu mang vi sinh MBC-2 trong 3
ngăn sau theo đường đi của nước. Phần đáy các ngăn bố trí
côn thu bùn, bố trí các ống hút bùn chờ sẵn trong các ngăn
phục vụ hút bùn đình kỳ.
Đường đi của nước qua các ngăn là thu nước đều trên mặt
ngăn trước, dẫn xuống, phân phối đều dưới đáy ngăn tiếp

5

Bể hiếu khí

theo chảy ngược lên.
- V xây dựng: 250

- Quy cách: Bể phản ứng hiếu khí bao gồm 4 ngăn, kích
thước Dài x Rộng x Cao: 5 x 4 x 3m
Sử dụng vật liệu mang vi sinh MBC-1 trong các ngăn phản
ứng. Sử dụng đĩa phân phối khí loại hạt mịn dưới đáy các

Mr Lê Ngọc Lộc – 0973 335599

14


Viện Hóa học - Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam
6

7

Bể lắng thứ

ngăn phản ứng.
- V xây dựng: 80 m3

cấp

- Quy cách: Bể lắng ngang.

Sân phơi bùn

Phần bùn cặn vi sinh được xả bỏ định kỳ về bể ủ bùn.
- Diện tích xây dựng: 20 m2
- Quy cách: đặt ống thu nước đáy sân phơi bùn, đổ lớp sỏi
thô trên ống thu nước, đổ lớp sỏi đỡ lớp cát lọc phía trên,

trên cùng là lớp cát lọc. Tạo sẵn các vạch, mức báo độ dầy
của lớp cát để tiến hành bổ sung lớp cát lọc phía trên khi cần

8
9

Bể ủ bùn
Bể khử trùng

thiết.
- V xây dựng: 40 m3
- V xây dựng: 18 m3

Mr Lê Ngọc Lộc – 0973 335599

15


Viện Hóa học - Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam
3. Giá thành vận hành
- Chi phí hóa chất: 200 - 250 đ/m3
- Chi phí điện năng: 1200 - 1300 đ/m3
- Chi phí nhân công vận hành và chi phí bảo dưỡng: 400 – 450 đ/m3
Giá thành vận hành: ước tính 1800 - 2000 đ/m3.

Mr Lê Ngọc Lộc – 0973 335599

16




×