Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.72 KB, 2 trang )
Hồ sơ mật của CIA: Giờ phút định mệnh
Kỳ 12: Kịch bản cứu Nam Việt Nam của Đại sứ Pháp Mérillon
TP - Kế hoạch di tản người Mỹ khởi động từ ngày 21/4/1975. Liên tục suốt ngày đêm, máy bay C-
141 và C-130 chở những người không quan trọng đi trước.
Nhưng ngày 23/4, nguồn tin của bộ phận CIA ở Vùng 3 chiến thuật đóng ở Biên Hòa báo về cho Polgar
biết Tỉnh trưởng Lưu Yêm biển thủ tiền từ ngân khố và đưa gia đình chuồn ra nước ngoài. Vì muốn tránh
sự hoảng loạn của Sài Gòn có thể dẫn đến thảm họa quân Mỹ đụng độ với binh lính VNCH, Đại sứ Martin
phải ra sức làm chậm lại cuộc di tản.
Trong khi đó, Đại sứ Martin vẫn liên tục điện về cho Kissinger để yêu cầu Nhà Trắng nhờ Liên Xô đám
phán với Bắc Việt ngừng bắn hai tuần để Mỹ thực hiện kế hoạch di tản quy mô, sau khi Thiệu từ chức.
Nhưng Kissinger chưa trả lời mà lại lệnh cho Polgar và Phái bộ Mỹ làm mọi cách để hỗ trợ cho nội các
của ông già Trần Văn Hương, lại vừa tập trung thực hiện nhanh chóng cuộc di tản.
Polgar phản ứng lệnh này là “chẳng gì có thể hỗ trợ được ông Hương khi mà Mỹ không còn B-52 đem ra
bầu trời Hà Nội”.
Theo Polgar, tất cả tướng lĩnh và nội các VNCH lúc này chẳng ai nghe lời ông già Hương nữa. Và Đại sứ
Pháp Mérillon thì vận động được hầu hết tướng lĩnh ủng hộ tướng Big Minh, tức Dương Văn Minh lên làm
Tổng thống VNCH. Thậm chí, lúc này còn có tới bốn tướng của Pháp có mặt tại Sài Gòn với tư cách cá
nhân để giúp quân đội VNCH lập kế hoạch phòng thủ Sài Gòn.
Trong tình thế này, muốn thực hiện cuộc di tản an toàn, tòa đại sứ Mỹ phải duy trì sự tồn tại chế độ Sài
Gòn càng lâu càng tốt. Vì vậy, Đại sứ Martin đành chấp nhận quan điểm của Đại sứ Pháp Mérillon là ủng
hộ Dương Văn Minh thay thế Trần Văn Hương. Thật sự thì ông Minh chẳng có ảo tưởng gì về cái ghế tổng
thống VNCH- lúc này chẳng còn là quyền lực và địa vị. Dù vậy vẫn còn một tia hy vọng góp phần đưa Nam
Việt Nam đến một kết thúc bớt được những đổ máu vô ích.
Đại sứ Pháp Mérillon đến gặp ông Minh tại nhà riêng. Pháp là quốc gia duy nhất lúc đó có tòa đại sứ đồng
thời tại Sài Gòn và Hà Nội, một thế ngoại giao rất thuận lợi để đóng vai trò trung gian trong kết thúc chiến
tranh Việt Nam. Đại sứ Pháp Mérillon, tin rằng Paris có thể đóng vai trò trung gian với Hà Nội để thương
thuyết một giải pháp chính trị nếu ông Minh làm Tổng thống VNCH.
Thời gian còn lại không còn nhiều nhưng ông Hương vẫn không chịu rời khỏi cái ghế quyền tổng thống của
mình bất kể áp lực từ các sứ quán Pháp và Mỹ. Bám vào lập luận mình thay Thiệu đúng theo hiến pháp,
ông Hương buộc những người muốn thay ông cũng phải thông qua hiến pháp và quốc hội.
Tướng Dương Văn Minh lúc