Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Thế giới biểu tượng trong lĩnh nam chích quái (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.81 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐINH THỊ LỆ PHƯƠNG

THẾ GIỚI BIỂU TƯỢNG
TRONG LĨNH NAM CHÍCH QUÁI
Demo Version - Select.Pdf SDK

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Huế, năm 2017


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐINH THỊ LỆ PHƯƠNG

THẾ GIỚI BIỂU TƯỢNG
TRONG LĨNH NAM CHÍCH QUÁI

Demo
Version
- Select.Pdf
SDKVIỆT NAM
Chuyên
ngành:


VĂN HỌC

Mã số: 60220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGÔ THỜI ĐÔN

Huế, năm 2017
i


Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn “Thế giới
biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái” ngoài sự nỗ lực hết mình của
bản thân, tôi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành, lòng biết ơn sâu sắc
đến thầy giáo - TS. Ngô Thời Đôn, người đã tận tình hướng dẫn, động
viên khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Đồng thời, tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy, cô giáo trong khoa
Ngữ Văn, phòng tư liệu, thư viện trường Đại Học Sư Phạm Huế, phòng
tư liệu, Thư viện trường Đại học Khoa học Huế, Thư viện tổng hợp tỉnh
Demo
- Select.Pdf
SDK bè, đồng nghiệp đã tận
Thừa Thiên
Huế, Version
cùng gia đình,
người thân,bạn
tình giúp đỡ để tôi hoàn thành đề tài này.

Qua đây, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người bạn đời của
tôi, anh Hoàng Hữu Tuấn đã luôn bên cạnh tôi, động viên, ủng hộ tôi, hỗ
trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện luận văn, cũng như hoàn thành khóa học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 9 năm 2017
Học viên thực hiện
Đinh Thị Lệ Phương

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những kết quả
nghiên cứu trên đây không trùng với bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Nếu
sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận văn của mình.

Demo Version - Select.Pdf SDK

iii


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...........................................................................................4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 8
5. Đóng góp của Luận văn ............................................................................................... 9
6. Cấu trúc Luận văn .......................................................................................................9
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................10
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỂU TƯỢNG VÀ TÁC PHẨM
LĨNH NAM CHÍCH QUÁI ..........................................................................................10

Demo Version - Select.Pdf SDK

1.1. Khái lược về biểu tượng..........................................................................................10
1.1.1. Biểu tượng ...........................................................................................................10
1.1.2. Biểu tượng và các hướng nghiên cứu ..................................................................13
1.1.3. Biểu tượng trong văn học ....................................................................................18
1.2. Lĩnh Nam chích quái và sự hình thành dòng truyện ngắn tự sự trung đại Việt Nam........ 21
1.2.1. Khái lược về văn xuôi trung đại Việt Nam .........................................................21
1.2.2. Sự xuất hiện của Lĩnh Nam chích quái trong dòng truyện ngắn tự sự Trung đại
Việt Nam........................................................................................................................24
Chương 2. HỆ THỐNG CÁC BIỂU TƯỢNG TRONG LĨNH NAM CHÍCH QUÁI ... 29
2.1. Biểu tượng liên quan đến thị tộc, bộ lạc .................................................................29
2.1.1. Biểu tượng vật tổ Rồng - Tiên ............................................................................29
2.1.2. Biểu tượng liên quan đến nền văn minh nông nghiệp lúa nước ..........................36
2.2. Biểu tượng nhiên thần ............................................................................................ 41
2.2.1. Biểu tượng thần Cây Đá ......................................................................................42
2.2.2. Biểu tượng Nước .................................................................................................47
1


2.2.3. Biểu tượng thần Đất............................................................................................. 53
2.3. Biểu tượng về nhân thần và các con số thiêng .......................................................54

2.3.1. Biểu tượng về nhân thần ......................................................................................54
2.3.2. Biểu tượng về các con số thiêng .........................................................................56
Chương 3. BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN
HỌC DÂN GIAN NHÌN TỪ HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG TRONG LĨNH NAM
CHÍCH QUÁI ...............................................................................................................60
3.1. Bản sắc văn hóa dân gian nhìn từ hệ thống biểu tượng trong Lĩnh Nam chích
quái ............................................................................................................................... 60
3.1.1. Về văn hóa vật chất ............................................................................................. 62
3.1.2. Về văn hóa tinh thần ............................................................................................ 65
3.1.3. Những biểu tượng điển hình của văn hóa – lịch sử Việt Nam trong Lĩnh Nam
chích quái ......................................................................................................................70
3.2. Sự ảnh hưởng của văn học dân gian qua hệ thống biểu tượng của Lĩnh Nam chích
quái ............................................................................................................................... 76
3.2.1. Dấu ấn văn học dân gian nhìn từ phương diện thể loại – đề tài .........................76

Demo
Version
- Select.Pdf
3.2.2. Dấu ấn văn
học dân
gian biểu
hiện qua các SDK
motip dân gian .............................. 83
PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 90

2


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trên thế giới ngày nay “chúng ta sống trong một thế giới của những kí hiệu,
và kí hiệu của kí hiệu”, có thể thấy người ta trở lại ưa chuộng các biểu tượng. Nó tồn
tại ở khắp nơi và giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống của con người
chúng ta. “Biểu tượng nhô lên như môt lời trách cứ thường xuyên đối với khả năng suy
xét và cảm nhận của chúng ta”. Chính vì thế mà việc nghiên cứu, giải mã biểu tượng
được nhiều ngành khoa học quan tâm: khoa lịch sử các nền văn minh và các tôn giáo,
khoa ngôn ngữ học, khoa văn hóa nhân chủng học, khoa phê bình nghệ thuật, khoa
tâm lý học, khoa y học .v.v. Và đặc biệt là văn học. Bởi bản chất của văn học là phản
ánh đời sống hiện thực bằng hình tượng, mà cao hơn nữa đó chính là biểu tượng, nó
luôn dồn nén các tầng nghĩa, hàm ẩn, dung chứa và khu biệt bởi tính biểu tượng.
Trong văn chương, ngôn ngữ là dấu hiệu biểu hiện đầu tiên của tính cá nhân, tinh thần
dân tộc vì thế biểu tượng trong văn chương được biểu đạt qua mã ngôn ngữ và chuyển
hóa thành biểu tượng nghệ thuật - vừa lưu giữ các giá trị văn hóa, tồn tại như các biểu

- Select.Pdf
tượng thẩm mỹ,Demo
cổ mẫuVersion
- vừa chuyển
tải, sáng tạoSDK
văn hóa.
1.2. Trong kho tàng văn học Trung đại Việt Nam, Lĩnh Nam chích quái là một
tác phẩm được kết tinh từ những tri thức về cội nguồn dân tộc. Những biểu
tượng Hồng Bàng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Bọc trăm trứng, Mười tám đời các vua
Hùng… đã trở thành vốn văn hóa hiển nhiên của nhiều thế hệ nhân dân nước Việt. Có
thể thấy từ các bậc đại nho tài cao học rộng, tràn trề tinh thần ái quốc, yêu tha thiết
truyền thống văn hóa dân tộc từ Trần Thế Pháp qua Vũ Quỳnh, Kiều Phú, Đặng Minh
Khiêm đến Đoàn Vĩnh Phúc, và sau này là Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú… đều tiếp cận
tác phẩm với một thái độ thành kính, ngưỡng vọng. Lĩnh Nam chích quái dường như
tương đồng với số phận của nền văn hóa Đại Việt, nền văn hóa dân tộc: thăng trầm

chìm nổi, đối diện với những thử thách sống còn của thiên tai nhân họa, nhưng vẫn
mang trong mình một sức sống mãnh liệt, một khả năng tái sinh, trường tồn với non
sông đất nước Việt Nam.
1.3. Việc sử dụng biểu tượng trong quá trình sáng tác văn chương không phải là
một điều mới mẻ. Tuy nhiên con đường sáng tạo của người nghệ sĩ lại bắt mạch khơi
3


nguồn từ đời sống văn hóa dân tộc và nhân loại từ thuở hồng hoang, khai sinh sự sống
cho đến ngày nay. Trải qua bao nhiêu thế kỉ, bao nhiêu thế hệ nhà văn vẫn luôn tìm tòi,
sử dụng, khai thác và sáng tạo biểu tượng trong đời sống văn hóa cũng như trong sáng
tạo văn chương. Bên cạnh những khó khăn, thách thức đặt ra trong quá trình tìm hiểu,
nghiên cứu và sáng tạo thì nó cũng mời gọi đối với người đọc khi tìm tòi và giải mã
biểu tượng trong tác phẩm văn chương đưa chúng ta trở về và hòa vào mạch nguồn
văn hóa sâu rộng, lâu dài của các dân tộc, của toàn nhân loại.
Tìm hiểu biểu tượng chúng tôi nhằm tìm ra những giá trị tiềm ẩn, khuất lấp sau
từng biểu tượng cũng như mối liên hệ giữa chúng, để có thể hiểu được bản chất, ý nghĩa
của tự nhiên, hiện thực và truyền thống văn hóa cũng như cơ sở gắn kết của cả một cộng
đồng. Điều đó có ý nghĩa thiết thực cho việc tìm hiểu, đánh giá, giải mã tác phẩm, khẳng
định giá trị của tác phẩm, góp phần giữ gìn bản sắc thẩm mỹ, nghệ thuật của Lĩnh Nam
chích quái trong văn học buổi đầu dân tộc. Qua đó góp phần đóng góp cho văn học Việt
Nam một diện mạo mới, góc nhìn mới thông qua thế giới biểu tượng. Đó là lí do chúng
tôi chọn đề tài luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Demo Version - Select.Pdf SDK

Lịch sử vấn đề nghiên cứu đã đạt được một số thành tựu tiêu biểu và một số ý
kiến nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu như:
2.1. Về tác phẩm Lĩnh Nam chích quái

Nguyễn Đăng Na trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời Trung Đại, Tập 1, có
viết về nội dung và nghệ thuật của Lĩnh Nam chích quái “Cần chú ý rằng tác phẩm tuy
ghi là “quái” nhưng Trần Thế Pháp và cả những tác giả sau ông, luôn ý thức “nhặt”
(chích) những truyện có quan hệ “cương thường và phong hóa” với mục đích “khuyến
thiện, trừng ác, bỏ ngụy theo chân”. Đó là nhận xét của Vũ Quỳnh trong lời tựa cho
Lĩnh Nam chích quái lục. Về hình thức nghệ thuật của tác phẩm, Vũ Quỳnh hoàn
toàn có lý khi ông viết: Việc tuy quái mà không dối trá, văn tuy dị mà không yêu
hoang" [15, 34-35].
Trần Đình Sử trong cuốn Thi Pháp văn học trung đại Việt Nam đã cho rằng: Lĩnh
Nam chích quái là một tiểu thuyết chí quái [21, 282], bởi theo Trần Đình Sử thì “người
ta có thể dùng tên gọi “tiểu thuyết” với nội hàm mới để chỉ bất cứ tác phẩm tự sự nào
4


có tính nghệ thuật được ghi theo thể loại của sử” [21, 282-283].
Đinh Gia Khánh trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII,
nói đến sự ảnh hưởng của văn học dân gian cũng như sự quan tâm của Nhà nước tới
văn học “ảnh hưởng của văn học dân gian không phải chỉ thúc đẩy Lê Thánh Tông
quan tâm đến dã sử khi giao cho Ngô Sĩ Liên biên soạn bộ sử chính thức của nhà
nước, mà chủ yếu là động lực của việc biên soạn và bổ sung thêm Việt điện U Linh và
Lĩnh Nam chích quái [9, 165].
Nguyễn Đăng Na trong cuốn Giáo trình văn học trung đại Việt Nam tập 2 thì: Lĩnh
Nam chích quái gồm những loại truyện dân gian, tiêu biểu cho loại thứ nhất có tác phẩm
Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp [16, 32]. Trong xu hướng phát triển của văn
xuôi tự sự, ông còn xếp Lĩnh Nam chích quái vào xu hướng dân gian và phần lớn là
truyện có tính chất truyền thuyết [16, 41].
Trần Viết Thiện trong bài nghiên cứu “Tín ngưỡng dân gian và diễn trình trở lại
của yếu tố huyền thoại trong văn xuôi Việt Nam đương đại”đã có những nghiên cứu về
“Tín ngưỡng dân gian và diễn trình vận động dòng văn xuôi huyền thoại trong văn học
Việt Nam”, từ những tín ngưỡng trong dân gian, sự dung hòa giữa Phật giáo Ấn Độ và tín


Version
- Select.Pdf
SDKPhật mẫu Man Nương trong tác
ngưỡng thờ TứDemo
Pháp của
người Việt
qua hình tượng
phẩm Lĩnh Nam chích quái. Và cũng trong công trình này, tác giả đã đề cập đến sự “tân
đính”, “tu bổ” của các tác phẩm như Việt điện u linh, cũng như Lĩnh Nam chích quái.
“…Sự kiện cũng lí thú như thế đối với Lĩnh Nam chích quái. Gắn với tuyển tập này, từ
Lĩnh Nam chích quái “nguyên tác” cho đến Lĩnh Nam chích quái tân đính, trùng bổ, san
định, … có thể nhắc đến các tên tuổi: Trần Thế Pháp, Vũ Quỳnh, Kiều Phú, … Sức sống,
phương thức lưu giữ, bảo tồn và chuyển tải của Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái là
một hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam” [,tr 365].
Lê Thái Dũng trong “Tìm hiểu văn hóa thời đại Hùng Vương” đã khai thác từ những
mẫu chuyện được ghi chép trong Lĩnh nam chích quái và Tân đính Lĩnh nam chích quái
nhằm để tìm hiểu về đời sống văn hóa thời Hùng Vương, bên cạnh đó còn có những
truyền thuyết, phong tục, tín ngưỡng trong đời sống văn hóa thời Hùng Vương. Đây là
một công trình nghiên cứu, tìm hiểu kỹ càng về mọi mặt, tiến hành trên mọi phương diện
rộng, đa dạng thông qua những triết lí sâu xa mà cha ông ta đã gây dựng, gửi gắm qua các
truyền thuyết, huyền thoại…
5


2.2. Về những vấn đề liên quan đến biểu tượng trong tác phẩm.
Lĩnh Nam chích quái – điểm nhìn văn hóa của Nguyễn Hùng Vỹ đăng trên Tạp
chí Nghiên cứu Văn học số 8 năm 2006, trang 98-112. Đây là công trình được tác giả
nghiên cứu tổng thể tác phẩm Lĩnh Nam chích quái dưới góc độ văn hóa, những giá trị
văn hóa vật chất và tinh thần, truyền thống của cha ông ta từ thuở sơ khai đến thời kỳ

dựng nước và giữ nước. Công trình nghiên cứu đã đi sâu phân tích kết cấu và nội dung
của các câu chuyện trong Lĩnh Nam chích quái để người đọc hiểu rõ và hiểu sâu hơn
những giá trị văn hóa mà tác phẩm mang lại. Như chính tác giả nhận định:
Trong kho tàng văn học trung đại Việt Nam, Lĩnh Nam chích quái là một tác
phẩm thiêng liêng. Các bậc đại nho tài cao học rộng, tràn trề tinh thần ái quốc, tấm
lòng hiếu cổ (yêu truyền thống văn hóa dân tộc) từ Trần Thế Pháp qua Vũ Quỳnh,
Kiều Phú, Đặng Minh Khiêm đến Đoàn Vĩnh Phúc, và sau này là Lê Quý Đôn, Phan
Huy Chú… đều tiếp cận tác phẩm với một thái độ thành kính, ngưỡng vọng. Số phận
tác phẩm Lĩnh Nam chích quái dường như tương đồng với số phận của nền văn hóa
Đại Việt, nền văn hóa dân tộc: thăng trầm chìm nổi, đối diện với những thử thách
sống còn của thiên tai nhân họa, nhưng vẫn mang trong mình một sức sống mãnh liệt,

Demo
Version
Select.Pdf
SDKviễn trường tồn với non sông đất
một khả năng tạo
sinh ghê
gớm và- cuối
cùng sẽ vĩnh
nước này.
Lĩnh Nam chích quái bình giảng của Trần Đình Hoành và Nguyễn Hữu Vinh xuất
bản năm 2016. Trong công trình nghiên cứu này hai tác giả đã đi sâu và phân tích và
bình giảng những chi tiết, những địa danh, những biểu tượng, hiện tượng có trong tác
phẩm Lĩnh Nam chích quái để người đọc hiểu rõ hơn nội dung của tác phẩm. Đọc Lĩnh
Nam chích quái để hiểu được triết lý sống và chiều kích tâm linh truyền thống của
người Việt từ nghìn năm trước, dĩ nhiên là còn đầy trong dòng máu của mỗi chúng ta
hôm nay. Hiểu Lĩnh Nam chích quái là hiểu được một phần sâu thẳm của chính mình.
Nguyễn Thị Hơng (2010) trong Luận văn thạc sỹ “Đặc điểm nghệ thuật của Tân
đính Lĩnh Nam chích quái” của Trường Đại Học Vinh, công trình nghiên cứu về đặc

điểm nghệ thuật tác phẩm Tân đính Lĩnh Nam chích quái. Tác giả luận văn chỉ rõ
những giá trị nghệ thuật của những truyện trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái.
“Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật trong Lĩnh Nam chích quái” của Trương
Thị Ngọc Loan – Khóa luận Tốt nghiệp của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Công
6


trình nghiên cứu chỉ rõ những giá trị nhân văn trong truyện Lĩnh Nam chích quái để
người đọc hiểu sâu và rõ hơn về nội dung cốt truyện của tác phẩm.
Trần Thị Hoa Lê trong bài nghiên cứu “ Giải mã tiếng cười nghịch dị, phồn thực
trong văn học trung đại Việt Nam từ hướng tiếp cận biểu tượng văn hóa”. Trong bài viết
này, tác giả đề cập tới truyện Hà Ô Lôi, như một tác phẩm chính thức mở ra tiếng cười
nghịch dị - phồn thực trong văn học viết. Nằm trong Lĩnh Nam chích quái lục - một tác
phẩm văn xuôi chữ Hán ghi chép chuyện lạ dân gian, tương truyền của Trần Thế Pháp đời
Trần (thế kỉ XV) rồi được tăng biên, tục bổ, khảo chính, … liên tiếp sau đó. Tác giả đưa ra
những dẫn chứng về giá trị mà truyện Hà Ô Lôi mang lại. Như Vũ Quỳnh - Kiều Phú thì
đánh giá cao chức năng giáo huấn “răn chúng” theo “cương thường, phong hóa” của Hà
Ô Lôi, bên cạnh đó, ở công trình nghiên cứu của Nguyễn Hùng Vĩ thì hiểu Hà Ô Lôi là
một “trầm tích Phật giáo”…[ 14, 304-305]. Qua đó, tác giả đề xuất một cách nhìn khác ở
góc độ biểu tượng văn hóa và tín ngưỡng dân gian để tìm hiểu rõ hơn về tiếng cười nghịch
dị, phồn thực xuyên thấm trong hình tượng nhân vật Hà Ô Lôi cũng như trong toàn bộ cấu
trúc truyện từ những chi tiết nhỏ nhất.
Tạ Chí Đại Trường trong Thần, người và Đất Việt, tác giả đã có những đóng góp

- Select.Pdf
SDK
về phương phápDemo
nghiênVersion
cứu mới về
tôn giáo và tín

ngưỡng. Tác giả đã nhấn mạnh các
sự liên tục văn hóa, để thấu hiểu, bên trên sự hỗn độn của các dữ kiện thần thoại, hiện
tượng tín ngưỡng trong tính đơn nhất sống động của nó, như là một hoạt động văn hóa
diễn đạt dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó tác giả nhắc tới “Lĩnh Nam chích
quái vì là truyện dân gian, chỉ cần có các dấu vết niên đại đủ làm nên khung truyện,
còn nội dung thì dàn trải ra trong sự phô diễn phần ý thức xã hội… [25, 27]. Và trong
hệ thống thần linh bản địa Việt cổ mà tác giả đề cập tới, thì sự xuất hiện của các Nhiên
thần: các thần Cây đá, thần Sông nước, và các Nhân thần sơ khai như Cao Lỗ, An
Dương Vương, Hai Bà Trưng, .v.v..
Qua những công trình nghiên cứu trên mặc dù chưa đề cập đến vấn đề thế giới
biểu tượng trong tác phẩm một cách có hệ thống và chuyên sâu nhưng những thành
tựu của giới nghiên cứu khoa học về tác phẩm Lĩnh Nam chích quái ở trên là những tư
liệu gợi mở quý giá cho chúng tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài, tìm tòi
và định hướng về thế giới biểu tượng trong văn học Trung đại, mà cụ thể là trong tác
phẩm Lĩnh Nam chích quái. Chúng tôi hy vọng đây là một bước đi hết sức có ý nghĩa
7


trong quá trình nghiên cứu khoa học của mình, và đóng góp một phần tư liệu nhỏ bé,
gợi mở cho các công trình nghiên cứu sau này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái .
Từ những tìm hiểu, khảo sát trong tác phẩm chúng tôi đi đến nghiên cứu thế giới biểu
tượng trong Lĩnh Nam chích quái để nhằm hiểu rõ hơn về biểu tượng, giải mã biểu tượng
tiêu biểu, nổi bật trong tác phẩm để có cái nhìn sâu sắc toàn diện hơn đối với tác phẩm.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong rất nhiều công trình tuyển chọn, giới thiệu tác phẩm Lĩnh Nam chích quái,
chúng tôi lựa chọn tư liệu Lĩnh Nam chích quái (truyện cổ dân gian sưu tập biên soạn
ở thế kỷ XV) bản của Vũ Quỳnh – Kiều Phú của Nhà xuất bản Văn học Hà Nội năm

2001 để khảo sát.
4. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
chủ yếu sau: Vận dụng lý thuyết biểu tượng, lý thuyết kí hiệu để tiếp cận, phân tích,

Demo
Version
Select.Pdf
miêu tả hệ thống
biểu tượng
trong-tác
phẩm Lĩnh SDK
Nam chích quái
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại :
Việc làm này giúp chúng tôi có các số liệu cụ thể, từ đó có cái nhìn chính xác về
hệ biểu tượng. Phân loại các biểu tượng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích,
giải mã các biểu tượng.Trên cơ sở 20 truyện đã được dịch của Vũ Quỳnh – Kiều Phú
và một số phần Phụ lục, những bản dịch thêm trong những bản Lĩnh Nam chích quái
khác nhằm khảo sát, thống kê, phân loại có tính định hướng các biểu tượng nổi bật
trong tác phẩm.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu:
Thông qua phương pháp này, chúng tôi so sánh, đối chiếu với những tác phẩm
văn học có cùng hơi hướng trong thời kỳ này để thấy được nét độc đáo trong cách xây
dựng biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái.
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống:
Biểu tượng không bao giờ tồn tại độc lập, riêng lẻ. Nó tồn tại trong một hệ thống
hoàn chỉnh. Vì vậy, cần đặt các biểu tượng trong hệ thống nhằm xây dựng một cấu

8



trúc hợp lí để thấy được các mặt nội dung - tư tưởng của tác phẩm.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Phân tích mối quan hệ giữa bề mặt ngôn từ và ý nghĩa biểu trưng. Cần phân
tích các biểu tượng tiêu biểu để từ đó tổng hợp rút ra những kết luận mang tính
khái quát. Từ các biểu tượng đã thống kê, phân loại để làm sáng tỏ sự hình thành biểu
tượng, chỉ ra được ý nghĩa của biểu tượng trong tác phẩm, và trong tiến trình lịch sử
văn học trung đại Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Vận dụng các kiến thức của nhiều ngành khoa học khác nhau như tâm lý, triết
học, ngôn ngữ, văn hóa…để nghiên cứu vì biểu tượng cũng là đối tượng quan tâm của
những ngành này.
5. Đóng góp của Luận văn
Luận văn góp một cái nhìn toàn diện, có hệ thống về thế giới biểu tượng trong
Lĩnh Nam chích quái, chỉ ra những đặc trưng cơ bản của hệ biểu tượng này cũng như
các phương thức cơ bản xây dựng biểu tượng. Qua đó phác thảo nên một bức tranh
tương đối đầy đủ về biểu tượng trong tác phẩm và khẳng định về quá trình cũng như
vai trò sự hình thành của biểu tượng trong văn học trung đại.

Demo Version - Select.Pdf SDK

Kết quả nghiên cứu thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái góp phần
khẳng định vị trí của tác phẩm trong dòng văn học tự sự Việt Nam thời kỳ đầu dựng
nước và giữ nước. Bên cạnh đó còn tạo nguồn tư liệu về nghiên cứu biểu tượng trong
văn học trung đại Việt Nam.
6. Cấu trúc Luận văn
Ngoài Phần Mở đầu, Phần Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phần Nội dung luận văn
được triển khai thành ba chương như sau:
Chương 1. Những vấn đề chung về biểu tượng và tác phẩm Lĩnh Nam chích quái
Chương 2. Hệ thống các biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái

Chương 3. Bản sắc văn hóa dân tộc và sự ảnh hưởng của văn học dân gian nhìn
từ hệ thống biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái

9



×