Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Sự phát triển của kế toán thế giới và kế toán Việt Nam. Các vấn đề đặt ra với kế toán Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.86 KB, 15 trang )

Đề tài:
Sự phát triển của kế toán thế giới và kế toán Việt Nam. Các vấn đề đặt
ra với kế toán Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế
quốc tế
I. Lịch sử phát triển của kế toán trên thế giới
Không giống như phần lớn các nghề nghiệp hiện đại khác, kế toán có lịch
sử phát triển lâu đời. Đã có không ít các cuộc hội thảo bàn về lịch sử phát triển
của kế toán mà một trong những nội dung được đề cập thường xuyên nhất là quá
trình ra đời và phát triển của phương pháp ghi sổ kép gắn liền với đóng góp của
vị thầy tu kiêm nhà toán học người Ý Luca Pacioli.
Lịch sử của kế toán gắn liền với sự ra đời và phát triển của hoạt động
thương mại của con người mà cốt lõi là sự ra đời và phát triển của chữ viết cũng
như việc sử dụng các con số và phép tính. Có ý kiến cho rằng kế toán phát triển
nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại nảy sinh do những sự thay đổi của môi
trường và nhu cầu xã hội. Một số khác lại cho rằng chính sự phát triển của kế
toán mới tạo điều kiện cho sự phát triển của thương mại vì chỉ thông qua việc sử
dụng các phương pháp kế toán chính xác và đầy đủ, hoạt động sản xuất kinh
doanh hiện đại mới có thể phát triển rực rỡ, đáp ứng được yêu cầu của chủ thể
kinh doanh và xã hội. Tuy nhiên, dù khác nhau song hai ý kiến trên đều thống
nhất ở một điểm, đó là sự gắn bó chặt chẽ giữa lịch sử phát triển của kế toán với
hoạt động sản xuất kinh doanh của con người.
1. Thời Cổ đại
* Kế toán ở vùng Mesopotamia Cổ đại:
Khoảng thế kỷ 36 trước Công nguyên, nền văn minh Át-xi-ri, Babylon và
Xume phát triển rực rỡ ở thung lũng Mesopotamia - nhờ điều kiện tự nhiên thuận
lợi mà trở thành vùng nông nghiệp trù phú. Đây cũng là nơi xuất hiện những ghi
chép cổ xưa nhất về hoạt động buôn bán. Khi người nông dân đã trở nên giàu có,
các hoạt động kinh doanh dịch vụ và các ngành công nghiệp nhỏ phát triển ở khu
vực lân cận thung lũng Mesopotamia. Thành phố Babylon và Ninevah trở thành
các trung tâm thương mại của vùng, trong đó Babylon được xem như là tiếng nói
của kinh doanh và chính trị của cả vùng Cận Đông. Có hơn một ngân hàng ở


Mesopotamia sử dụng thước đo tiêu chuẩn là vàng và bạc và cho phép một số
giao dịch bằng tiền gửi ngân hàng.
Trong suốt kỷ nguyên này, tồn tại các quy tắc pháp lý quy định về việc ghi
chép tài sản và các giao dịch liên quan đến tài sản. Vì thế, gần như toàn bộ các
giao dịch được ghi lại và được mô tả bởi các bên liên quan trong suốt thời kỳ
này. Nhiệm vụ của người thực hiện việc ghi chép kế toán khá đơn giản, nhưng
lại bao quát. Ngoài việc ghi lại trọn vẹn một giao dịch, anh ta còn cần chắc chắn
rằng các giao dịch thoả thuận đó đáp ứng được yêu cầu pháp lý áp dụng cho các
giao dịch thương mại.
Ở Mesopotamia, các giao dịch được ghi chép lại trên mảnh gốm sứ. Mảnh
gốm được nung theo hình dạng và kích thước tuỳ theo nội dung của các giao
dịch. Mỗi giao dịch được ghi chép lại theo những nội dung sau: tên của các bên
tham gia buôn bán, loại hàng hoá buôn bán và giá cả cùng những điều cam kết
quan trọng khác. Sau đó, mỗi bên sẽ chứng nhận sự hiện diện của họ cũng như
thoả thuận giữa họ lên mảnh gốm bằng cách ấn mạnh lên mảnh gốm “dấu” riêng
của họ. Người ghi chép tài sản sau đó sẽ hong khô mảnh gốm để đảm bảo những
điều ghi chép trên mảnh gốm không thể bị thay đổi.
* Kế toán ở Ai Cập, Trung Hoa, Hy Lạp và Roma cổ đại
- Kế toán ở Ai Cập cổ đại cũng phát triển theo cách tương tự như ở
Mesopotamia. Tuy nhiên, người Ai Cập sử dụng giấy làm từ cói thay vì gốm, do
đó việc ghi chép chi tiết trở nên dễ dàng hơn. Ở Ai Cập, người ghi sổ kế toán
phải lưu trữ cẩn thận các tài liệu ghi chép của mình trong một nơi gọi là kho lưu
trữ sau khi những tài liệu đó đã được kiểm tra bởi một hệ thống soát xét nội bộ
chặt chẽ. Chính do hệ thống kiểm tra này mà những người ghi sổ kế toán phải
luôn trung thực và cẩn thận vì họ sẽ bị xử phạt nếu vi phạm các điều luật liên
quan. Mặc dù những ghi chép như vậy rất quan trọng nhưng kế toán Ai Cập cổ
xưa chưa bao giờ tiến bộ xa hơn công việc liệt kê đơn giản trong suốt hàng nghìn
năm tồn tại của nó. Có lẽ nguyên nhân cốt yếu là do sự mù chữ và thiếu một loại
tiền kim loại thích hợp đã cản trở sự phát triển của nó. Trên thực tế, người Ai
Cập sử dụng vàng và bạc với tư cách là vật trao đổi ngang giá chung. Tuy nhiên,

phương pháp đo lường giá trị đơn không thể mô tả tất cả hàng hoá, do đó làm
cho việc tích luỹ và tổng kết tài sản trở nên khó khăn, ảnh hưởng đến sự phát
triển của cả hệ thống kế toán.
- Kế toán ở Trung Hoa trước Công Nguyên được sử dụng cho mục đích
đánh giá hiệu quả của chương trình Chính phủ và những người vận hành chương
trình đó.
- Vào thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên, người Hy Lạp đã áp dụng “kế toán
công khai” để tạo điều kiện cho toàn thể công dân theo dõi tình hình tài chính
chính phủ. Thành viên của Hiệp Hội Nhân dân Athens lập ra những quy tắc pháp
lý cho vấn đề tài chính và quản lý thu chi của hệ thống công thông qua sự giám
sát của 10 nhân viên kế toán Nhà nước. Có lẽ sự đóng góp quan trọng nhất của
Hy Lạp là việc sáng tạo ra tiền kim loại vào khoảng năm 600 trước Công
Nguyên. Việc sử dụng rộng rãi tiền kim loại trong một thời gian dài đã có tác
động đến sự phát triển của kế toán. Hoạt động ngân hàng ở Hy Lạp cổ đại đạt
được sự phát triển nhiều hơn các xã hội trước. Các ngân hàng giữ sổ ghi chép,
tiền cho vay, và thậm chí thực hiện các giao dịch chuyển tiền cho các cư dân ở
các thành phố cách xa nhau thông qua các ngân hàng trong cùng hệ thống.
- Kế toán ở Roma phát triển từ việc ghi chép truyền thống của các gia đình
được thực hiện bởi người chủ gia đình. Việc ghi chép này vốn nhằm mục đích
phục vụ cho việc tính thuế và xác định vị thế cũng như quyền lực của mỗi gia
đình. Ở Roma duy trì một hệ thống chứng từ và cân đối chính xác đối với các
hoạt động thu chi của chính phủ được dưới sự thực hiện người quản lý ngân sách
quốc gia. Hệ thống kế toán công được kiểm tra thường xuyên bởi các nhân viên
kiểm tra sổ sách và những người quản lý ngân sách quốc gia phải bàn giao lại
toàn bộ công việc cho người kế nhiệm của mình và cho Thượng viện La Mã
trước khi thôi việc. Một trong những cách tân của kế toán La Mã là việc sử dụng
ngân sách thường niên nhằm phối hợp các hoạt động tài chính khác nhau của nhà
nước, hạn chế chi tiêu để đạt được mức thu mong muốn và số thuế thu được
trong một đơn vị quản lý sau khi xem xét khả năng chi trả của dân cư.
2. Thời Trung đại

Thời kỳ kéo dài hàng nghìn năm kể từ khi đế quốc La Mã sụp đổ cho đến
trước thời điểm ra đời của cuốn sách đầu tiên của Luca Pacioli mang tên
“Summa” được coi là thời kỳ đình trệ của kế toán. Các hoạt động kế toán diễn ra
ngoài lãnh thổ của Italy thường không được đề cập đến trong các phần tổng kết
lịch sử. Tuy nhiên, như nhà lịch sử Michael Chatfield đã quan sát thấy, thông tin
kế toán thời trung cổ đã trở thành một trong những nền tảng của việc quản lý và
các kỹ thuật hạch toán cũng đã có cơ hội phát triển nhanh chóng. Nhiệm vụ trung
tâm của kế toán thời kỳ này là nhằm giúp cho Chính phủ và chủ sở hữu tài sản
quản lý tài sản theo trình độ từ thấp lên cao.
* Sự ra đời của phương pháp ghi sổ kép
Qua các giai đoạn phát triển của kế toán ở các quốc gia khác nhau, có thể
thấy kế toán sử dụng phương pháp ghi đơn, đơn giản và mang tính liệt kê mô tả
nhiều hơn. Nguyên nhân cốt yếu là thiếu chữ viết và tiền giao dịch thích hợp.
Phương pháp ghi sổ kép ra đời vào thế kỷ 14 ở Italy gắn liền với đóng góp
của Luca Pacioli dựa trên cơ sở thống nhất 7 nhân tố tiền đề:
Tài sản riêng: quyền thay đổi sở hữu tài sản bởi vì ghi sổ được xem là việc ghi
chép về tài sản và quyền tài sản thực.
- Vốn: thể hiện năng lực của cải, bởi vì nếu không có nó hoạt động thương
mại sẽ không thể thực hiện được.
- Thương mại: sự trao đổi hàng hoá ở mức phổ biến, bởi vì hệ thống thương
mại với quy mô nhỏ không thể tạo ra áp lực kinh doanh dẫn tới sự ra đời của một
hệ thống có tổ chức thay thế cho việc ghi chép đơn thuần.
- Tín dụng: giá trị hiện tại của hàng hoá trong tương lai.
- Chữ viết: một hệ thống ghi chép thường xuyên bằng một ngôn ngữ thông
dụng.
- Tiền tệ: mẫu số thông dụng cho trao đổi.
- Số học: làm phương tiện để tính toán lượng giá trị giao dịch.
Trong số những nhân tố trên, có một số nhân tố trên thực tế đã tồn tại ở thời
cổ đại. Tuy nhiên, chỉ tới thời trung cổ chúng mới xuất hiện đầy đủ và đủ mạnh
để thúc đẩy con người tới sự sáng tạo ra phương pháp ghi sổ kép. Nhờ đó,

thương mại và trao đổi buôn bán đã được đẩy lên tầm phát triển mới và loài
người đã tìm được phương pháp xác định lợi nhuận chuẩn xác hơn.
Kể từ Pacioli, phương pháp ghi sổ đã được thay đổi. Chuỗi những sự kiện
trong chu kỳ kế toán và các trình tự đặc biệt được Pacioli miêu tả trong cuốn “De
Computis” khá quen thuộc với kế toán viên hiện đại. Trên thực tế, sự khác nhau
giữa trình tự kế toán hiện đại với phương pháp kế toán của Pacioli là sự bổ sung
và trình độ tinh vi hơn xuất phát từ nhu cầu của quy mô hoạt động kinh doanh
lớn hơn. Theo Luca Pacioli, một thương nhân thành công phải hội tụ được 3 thứ:
đủ vốn, người ghi sổ có năng lực và hệ thống kế toán cho phép anh ta có được
những thông tin về tình hình tài chính của mình một cách nhanh nhất. Pacioli
đưa ra hệ thống gồm các thành phần sau:
- Bản ghi: nhằm ghi chép lại các nghiệp vụ phát sinh theo thứ tự phát sinh.
Các nghiệp vụ này có thể được ghi sổ theo nhiều đơn vị tiền tệ khác nhau được
chấp nhận ở thời kỳ đó và sau đó được quy đổi ra đồng tiền hạch toán chung.
- Nhật ký: bao gồm ghi nợ, có và phần giải thích nội dung nghiệp vụ được
ghi sổ. Không tính tổng quy mô nghiệp vụ phát sinh và không ghi đối ứng.
- Sổ cái: đây là bộ phận gần giống nhất với kế toán hiện đại. Cột số tiền và
cột ngày tháng giống y hệt như trong sổ kế toán hiện nay, với các mục bao gồm
các đoạn ngắn, ghi nợ ở bên trái và ghi có ở bên phải của trang sổ được đôi. Sau
khi sổ kế toán được thiết lập, hai được chéo sẽ được kẻ xuyên suốt mỗi lần ghi
sổ, một từ trái sang phải khi ghi nợ và một từ phải sang trái khi ghi có.
Kết thúc chu trình kế toán là việc lên bảng cân đối thử. Các số dư bên nợ
trên sổ cái được ghi vào bên trái của bảng cân đối còn các số dư bên có trên sổ
cái được ghi vào bên phải của bảng cân đối. Nếu việc ghi sổ đã được thực hiện
chuẩn xác thì bảng cân đối sẽ cân giữa hai bên.
3. Thời Cận đại và Đương đại
* Thế kỷ 19 ở Scotland, Anh và Mỹ
Scotland được coi là nơi sinh của kế toán hiện đại. Đây là nơi sản sinh các
nguyên tắc kế toán và cũng là nơi có những hội kế toán công khai lâu đời nhất.
Kế toán trở nên có vai trò đặc biệt quan trọng với những ảnh hưởng không thể

phủ nhận đến sự phát triển kinh tế.
Sau Scotland, kế toán phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Vào
giữa thế kỷ 19, Anh đã trở thành một nước công nghiệp dẫn đầu về sản xuất than
đá, sắt và dệt may, đồng thời trở thành trung tâm tài chính của thế giới. Sự phát
triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính đặt ra yêu cầu về kế toán phá sản ở cả

×