Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Đánh giá mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở các xã ven biển huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế và đề xuất giải pháp thích ứng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.36 MB, 25 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ LÀI

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU ĐỐI VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở CÁC XÃ VEN
BIỂN HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG

Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

THỪA THIÊN HUẾ, NĂM 2017


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ LÀI

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU ĐỐI VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở CÁC XÃ VEN
BIỂN HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG

Demo Version - Select.Pdf SDK

Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên


Mã số: 60 44 02 17

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN HOÀNG SƠN

THỪA THIÊN HUẾ, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng công bố trong bất kì một công trình nào
khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lài

Demo Version - Select.Pdf SDK


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn, tác giả xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc đối với sự hướng dẫn
tận tình của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Hoàng Sơn.
Xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm, các thầy giáo bộ môn Địa lý Tự nhiên Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Huế.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo đã giảng dạy cho lớp cao học Địa lí

Tự nhiên - Khóa 24.
Xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban ngành huyện Phú Lộc đã tạo điều
kiện và nhiệt tình giúp đỡ cho việc thực nghiệm của luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp, cùng các bạn học viên lớp Địa lý Tự nhiên, Khóa 24 trường Đại học Sư
phạm, Đại học Huế…đã luôn sẻ chia, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và hoàn thiện luận văn.

Demo Version - Select.Pdf SDK
Thừa Thiên Huế, tháng 8 năm 2017

Nguyễn Thị Lài


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. 4
DANH MỤC BIỂU BẢNG................................................................................................. 5
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................... 7
A. MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 9
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................9
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................10
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................10
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................10
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................11
3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................11
3.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................11
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ............................................................11
4.1. Quan điểm nghiên cứu ................................................................................11
4.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................13

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...........................................................15
5.1. Ý nghĩa khoa học .........................................................................................15
5.2. Ý nghĩa thực tiễn .........................................................................................15
Demo Version - Select.Pdf SDK
6. Tổng quan các công trình nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất
nông nghiệp có liên quan đến đề tài ......................................................................16
6.1. Trên thế giới ................................................................................................16
6.2. Ở Việt Nam .................................................................................................17
6.3. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế ...............................................................................19
7. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................20
B. NỘI DUNG .................................................................................................................... 22
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ TÁC
ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ...................... 22
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ............................................................22
1.1.1. Biến đổi khí hậu .......................................................................................22
1.1.2. Tình trạng dễ bị tổn thương đối với biến đổi khí hậu ..............................22
1.1.3. Thích ứng với biến đổi khí hậu ................................................................25
1.1.4. Kịch bản biến đổi khí hậu.........................................................................25
1.1.5. Khái niệm tính dễ bị tổn thương...............................................................25
1.2. Các vấn đề cơ bản về đánh giá tính dễ bị tổn thương .....................................30
1.2.1. Các hợp phần của tính dễ bị tổn thương ...................................................30
1.2.2. Xây dựng phương pháp xác định tính dễ bị tổn thương ...........................30
1


1.2.2.1. Phương pháp tích hợp bản đồ ............................................................30
1.2.2.2. Phương pháp chuẩn hóa các biến .......................................................31
1.3. Biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam .................................................31
1.3.1. Biến đổi khí hậu trên thế giới ...................................................................31
1.3.1.1. Biến đổi khí hậu trong quá khứ..........................................................31

1.3.1.2. Biến đổi khí hậu trên thế giới hiện nay ..............................................32
1.3.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam....................................................................33
1.4. Kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam ...........................................................36
1.4.1. Kịch bản biến đổi nhiệt độ .......................................................................36
1.4.2. Kịch bản biến đổi về lượng mưa ..............................................................37
1.4.3. Kịch bản nước biển dâng ..........................................................................37
1.4.4. Kịch bản biến đổi của một số hiện tượng khí hậu cực đoan ....................38
CHƯƠNG 2. BIỂU HIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở CÁC XÃ VEN BIỂN HUYỆN
PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ........................................................................... 40
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội các xã ven biển huyện Phú
Lộc .........................................................................................................................40
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên................................................................40
2.1.1.1. Vị trí địa lý .........................................................................................40
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo ...............................................................41
2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu ...............................................................................41
2.1.1.4.
Thủy văn
............................................................................................
44
Demo
Version
- Select.Pdf SDK
2.1.1.5. Tài nguyên đất....................................................................................45
2.1.2. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................46
2.1.2.1. Dân cư và nguồn lao động .................................................................46
2.1.2.2. Tình hình phát triển các ngành kinh tế ..............................................48
2.1.2.3. Hiện trạng sử dụng đất ở các xã ven biển huyện Phú Lộc .................50
2.2. Biểu hiện biến đổi khí hậu ở các xã ven biển huyện Phú Lộc ........................51
2.2.1. Sự thay đổi của nhiệt độ trong quá khứ và hiện tại ..................................53
2.2.2. Sự thay đổi lượng mưa trong quá khứ và hiện tại ....................................55

2.2.3. Nước biển dâng ........................................................................................56
2.2.4. Một số hiện tượng khí hậu cực đoan liên quan đến biến đổi khí hậu tác
động đến các xã ven biển huyện Phú Lộc ..........................................................57
2.2.4.1. Bão và áp thấp nhiệt đới ....................................................................57
2.2.4.2. Lũ lụt ..................................................................................................59
2.3. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dân ở vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên
Huế đến năm 2100 .................................................................................................61
2.3.1. Lựa chọn kịch bản biến đổi khí hậu cho tỉnh Thừa Thiên Huế ................61
2.3.2. Kịch bản thay đổi nhiệt độ .......................................................................62
2.3.3. Kịch bản thay đổi lượng mưa ...................................................................65
2


2.3.4. Kịch bản nước biển dâng ..........................................................................67
CHƯƠNG 3. TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP Ở CÁC XÃ VEN BIỂN HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ ..................................................................................................................................... 70
3.1. Xác định các biến............................................................................................70
3.2. Xây dựng và chuẩn hóa các biến ....................................................................71
3.2.1. Các biến của chỉ số nhạy cảm (S) ............................................................72
3.2.1.1. Chỉ số tiếp cận giao thông ..................................................................72
3.2.1.2. Ảnh hưởng của các khu dân cư ..........................................................73
3.2.1.3. Ảnh hưởng của các khu công nghiệp .................................................73
3.2.1.4. Mức độ phụ thuộc của cộng đồng ......................................................73
3.2.2. Các biến của chỉ số phơi nhiễm (E) .........................................................78
3.2.2.1. Nước biển dâng đến 2050 ..................................................................78
3.2.2.2. Biến đổi nhiệt độ đến 2050 ................................................................78
3.2.2.3. Biến đổi lượng mưa đến 2050 ............................................................79
3.2.3. Các biến của chỉ số khả năng thích nghi (AC) .........................................83

3.2.3.1. Độ dốc ................................................................................................83
3.2.3.2. Đa dạng sinh học ................................................................................83
3.3. Xác định trọng số ............................................................................................83
3.4. Tính giá trị chỉ số dễ bị tổn thương ................................................................86
Demo Version - Select.Pdf SDK
3.4.1. Các chỉ số chính (S,E,AC)........................................................................86
3.4.2. Chỉ số tổn thương (V)...............................................................................86
3.5. Đề xuất giải pháp thích ứng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp ở các xã
ven biển huyện Phú Lộc ........................................................................................91
3.5.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất các giải pháp ........................................91
3.5.1.1. Cách tiếp cận với thích ứng ...............................................................91
3.5.1.2. Nguyên nhân của tính dễ bị tổn thương hiện tại ................................92
3.5.2. Đề xuất giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông
nghiệp ở các xã ven biển huyện Phú Lộc ...........................................................93
3.5.2.1. Nhóm giải pháp công trình ................................................................93
3.5.2.2. Nhóm giải pháp phi công trình ..........................................................95
C. KẾT LUẬN.................................................................................................................... 98
1. Kết luận ..............................................................................................................98
2. Kiến nghị............................................................................................................99
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 100
E. PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 103

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nội dung viết tắt


BĐKH

:

Biến đổi khí hậu

IPCC

:

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

KT - XH

:

Kinh tế - xã hội

NBD

:

Nước biển dâng

RCP

:

Kịch bản nồng độ khí nhà kính đặc trưng


RCP4.5

:

Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp

RCP8.5

:

Kịch bản nồng độ khí nhà kính cao

SXNN

:

Sản xuất nông nghiệp

Demo Version - Select.Pdf SDK

4


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Một số định nghĩa của các tác giả về thuật ngữ “tính dễ bị tổn thương” trong
các lĩnh vực khác nhau ....................................................................................................... 26
Bảng 1.2. Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các vùng
khí hậu của Việt Nam ......................................................................................................... 34

Bảng 1.3. Kịch bản NBD theo các kịch bản RCP cho dải ven biển Việt Nam .............. 38
Bảng 2.1. Cơ cấu các loại đất huyện Phú Lộc .................................................................. 45
Bảng 2.2. Dân số 6 xã ven biển huyện Phú Lộc năm 2016 ............................................. 47
Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế theo ngành các xã ven biển huyện Phú Lộc ........................... 48
Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất các xã ven biển huyện Phú Lộc ................................. 50
Bảng 2.4. Diễn biến thiên tai ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế từ 2005 - 2016 ............. 52
Bảng 2.5. Nhiệt độ tháng 1, nhiệt độ tháng 7, nhiệt độ trung bình năm trongcác thập kỷ
gần đây (C) .......................................................................................................................... 53
Bảng 2.6. Số cơn bão đổ bộ vào Thừa Thiên Huế từ 1950-2009 .................................... 58

Demo Version - Select.Pdf SDK

Bảng 2.7. Đặc trưng của bão vào Thừa Thiên Huế theo các pha ENSO (1950-2009) .. 59
Bảng 2.8. Đỉnh lũ trung bình 10 năm tại các trạm ở TT-Huế thời kì 1978-2016........... 60
Bảng 2.9. Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ cơ sở ở Thừa Thiên
Huế ...................................................................................................................................... 62
Bảng 2.10. Biến đổi của nhiệt độ trung bình các mùa (0C) so với thời kỳ cơ sở tại Huế .... 64
Bảng 2.11. Biến đổi của lượng mưa năm (%) so với thời kỳ cơ sở tại Thừa Thiên Huế.... 65
Bảng 2.12. Biến đổi của lượng mưa theo mùa (%) so với thời kỳ cơ sở ........................ 67
Bảng 2.13. Mực NBD theo các kịch bản từ Đèo Ngang-Đèo Hải Vân .......................... 68
Bảng 2.14. Nguy cơ ngập đối với tỉnh Thừa Thiên Huế.................................................. 69
Bảng 3.1. Các biến được sử dụng trong đánh giá............................................................. 70
Bảng 3.2. Chuẩn hóa các biến ........................................................................................... 72
Bảng 3.3. Mực NBD theo các kịch bản từ Đèo Ngang-Đèo Hải Vân ............................ 78

5


Bảng 3.4. Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ cơ sở ở Thừa Thiên
Huế ...................................................................................................................................... 78

Bảng 3.5. Biến đổi của lượng mưa năm (%) so với thời kỳ cơ sở tại Thừa Thiên Huế ... 79
Bảng 3.6. Trọng số của các chỉ số ..................................................................................... 83
Bảng 3.7. Diện tích và tỷ lệ mức độ tổn thương của các xã ven biển huyện Phú Lộc,
tỉnh Thừa Thiên Huế .......................................................................................................... 91
Bảng 3.8. Nhận thức của người dân về các hiện tượng BĐKHở địa phương ................ 92
Bảng 3.9. Tỉ lệ người dân có tiếp cận các nguồn thông tin về BDKH của các xã nghiên
cứu ....................................................................................................................................... 95

Demo Version - Select.Pdf SDK

6


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 2.1. Bản đồ hành chính các xã ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế ... 40
Hình 2.2. Nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 2005 - 2016 .............................................. 54
Hình 2.3. Tỷ lệ phần trăm ý kiến của người dân về sự thay đổi nhiệt độ trung bình khu
vực ....................................................................................................................................... 54
Hình 2.4. Lượng mưa trung bình năm giai đoạn 2005 - 2016 ......................................... 56
Hình 2.5. Tỷ lệ ý kiến người dân về sự thay đổi lượng mưa trung bình năm khu vực .. 56
Hình 2.6. Kịch bản biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (0C) ở Bắc Trung Bộ ........... 63
Hình 2.7. Kịch bản biến đổi lượng mưa năm (%) ở khu vực Bắc Trung Bộ ................. 66
Hình 2.8. Bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực NBD 100 cm,tỉnh Thừa Thiên Huế ....... 69
Hình 3.1. Bản đồ chỉ số tiếp cận giao thông của các xã ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh
Thừa Thiên Huế .................................................................................................................. 74
Hình 3.2. Bản đồ chỉ số ảnh hưởng của các khu dân cư của các xã ven biển huyện Phú
Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế .................................................................................................. 75

Demo Version - Select.Pdf SDK


Hình 3.3. Bản đồ chỉ số ảnh hưởng của các khu công nghiệp của các xã ven biển huyện
Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế .......................................................................................... 76
Hình 3.4. Bản đồ chỉ số mức độ phụ thuộc vào công đồng của các xã ven biển huyện
Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế .......................................................................................... 77
Hình 3.5. Bản đồ mực NBD đến năm 2050 của các xã ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh
Thừa Thiên Huế .................................................................................................................. 80
Hình 3.6. Bản đồ mực NBD đến năm 2100 của các xã ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh
Thừa Thiên Huế .................................................................................................................. 81
Hình 3.7. Bản đồ chỉ số lượng mưa đến năm 2050 của các xã ven biển huyện Phú Lộc,
tỉnh Thừa Thiên Huế .......................................................................................................... 82
Hình 3.8. Bản đồ chỉ số độ dốc của các xã ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên
Huế ...................................................................................................................................... 84

7


Hình 3.9. Bản đồ chỉ số đa dạng sinh học của các xã ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh
Thừa Thiên Huế .................................................................................................................. 85
Hình 3.10. Bản đồ chỉ số nhạy cảm S của các xã ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Thiên Huế............................................................................................................................ 87
Hình 3.11. Bản đồ chỉ số phơi nhiễm E của các xã ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Thiên Huế............................................................................................................................ 88
Hình 3.12. Bản đồ chỉ số khả năng thích ứng AC của các xã ven biển huyện Phú Lộc,
tỉnh Thừa Thiên Huế .......................................................................................................... 89
Hình 3.13. Bản đồ chỉ số nhạy cảm V của các xã ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Thiên Huế............................................................................................................................ 90

Demo Version - Select.Pdf SDK


8


A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) hay sự ấm lên toàn cầu được coi là một trong những
thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21. Theo Liên minh Quốc tế Bảo tồn
Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên, viết tắt là IUCN (International Union
for Conservation of Nature and Natural Resources), Việt Nam là một trong năm
quốc gia chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu. Mực nước biển dâng,
nhiệt độ tăng, sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan được dự đoán sẽ xảy ra
với tần suất, cường độ nhiều hơn, sẽ tác động nghiêm trọng đến con người và nền
kinh tế Việt Nam. Đối với một quốc gia có đường bờ biển dài và hai đồng bằng
châu thổ lớn là đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long thì những mối đe
dọa do mực nước biển dâng cao, bão, lũ lụt, xói lở bờ biển và xâm nhập mặn… là
thực sự nghiêm trọng. Điều này đã, đang và sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sinh kế của
người dân ven biển sống phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhạy cảm
với BĐKH. Người dân ven biển là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước tác
động của BĐKH do họ có năng lực thích ứng hạn chế và thường sinh sống ở những

Demo
- Select.Pdf
vùng địa lý dễ
bị tổnVersion
thương nhất
bởi thiên tai,SDK
trong khi lại thiếu các nguồn lực cần
thiết để đương đầu với các rủi ro này. Hơn nữa, họ thường làm việc trong những
lĩnh vực nhạy cảm với BĐKH như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và hầu như
không có cơ hội để chuyển đổi nghề nghiệp.

Thấy được những thách thức của BĐKH đối với Việt Nam, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008, thành lập
“Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH”, đây là một trong những
thành công ban đầu quan trọng trong nỗ lực ứng phó với BĐKH của Việt Nam vì
mục tiêu phát triển bền vững.
BĐKH tác động đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề trong đời sống KT XH với những mức độ khác nhau trong đó sản xuất nông nghiệp (SXNN) là lĩnh
vực chịu tác động nặng nề nhất cụ thể làm thay đổi cơ cấu mùa vụ; tác động xấu
đến trồng trọt, chăn nuôi; đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và nguy cơ xuất hiện nhiều
loại bệnh dịch mới trên cây trồng, vật nuôi…

9


Do tác động của BĐKH trong những năm gần đây các xã ven biển huyện Phú
Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều loại thiên tai,
trong đó bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn là những loại thiên tai tác động mạnh và
gây thiệt hại nặng nề nhất ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng trong
SXNN. Ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của người dân, diện tích đất nông nghiệp bị
bỏ hoang hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng ngày một gia tăng. Điều này ảnh hưởng
rất lớn đến vấn đề an ninh lương thực của địa phương, đó cũng là nguy cơ làm gia
tăng tình trạng đói nghèo, tệ nạn xã hội trên địa bàn.
Để cải thiện đời sống cho người dân đồng thời tìm ra hướng đi mới cho nền
nông nghiệp của các xã ven biển trước những ảnh hưởng của BĐKH, cần có các
hình thức tổ chức lãnh thổ SXNN và các mô hình sinh kế phù hợp với BĐKH nhằm
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH), nâng cao chất lượng cuộc sống
cho người dân.
Do đó, việc “Đánh giá mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất
nông nghiệp ở các xã ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất giải
pháp thích ứng” là một vấn đề có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn.


Select.Pdf
2. MụcDemo
tiêu và Version
nhiệm vụ -nghiên
cứu SDK
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm xác định xu hướng và tình trạng dễ bị tổn thương do BĐKH gây ra đối
với hoạt động SXNN ở các xã ven biển huyện Phú Lộc, trên cơ sở đó đề xuất một
số giải pháp thích ứng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giá mức độ tổn thương do ảnh hưởng của
BĐKH đến nông nghiệp.
- Biểu hiện của BĐKH trên địa bàn các xã ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do BĐKH đến hoạt động SXNN ở các
xã ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Đề xuất một số giải pháp thích ứng với BĐKH cho cộng đồng SXNN ở các
xã ven biển huyện Phú Lộc.

10


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng gây tổn thương: Các hiện tượng thời tiết cực đoan, sự thay đổi
nhiệt độ, lượng mưa và nước biển dâng.
- Đối tượng bị tổn thương bao gồm: Cơ sở vật chất và hạ tầng SXNN, đối
tượng SXNN, năng suất, thu nhập, sinh kế.... của các hộ sống ven biển huyện Phú
Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Phạm vi thời gian
- Đề tài tập trung phân tích những biểu hiện của BĐKH trên địa bàn theo
chuỗi số liệu thu thập từ năm 2000 đến năm 2016
- Đánh giá tính dể bị tổn thươngcho hiện tại và đề xuất những định hướng
tương lai theo các kịch bản về BĐKH của tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài tâp trung nghiên cứu tại các xã ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Thiên Huế

Demo
Version
3.2.3. Phạm
vi nội
dung - Select.Pdf SDK
- Nghiên cứu biểu hiện của BĐKH các xã ven biển huyện Phú Lộc, Thừa
Thiên Huế; trong đó tập trung vào sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển
dâng.
- Phân tích, đánh giá mức độ tổn thương do BĐKH đến SXNN ở các xã ven
biển huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế
- Đề xuất các giải pháp thích ứng do BĐKH đối với SXNN ở các xã ven biển
huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Tiếp cận hệ thống theo quan điểm cấu trúc trong địa lý học đó là việc nghiên
cứu cấu trúc thẳng đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc chức năng của hệ thống tự nhiên.
Cấu trúc thẳng đứng là các thành phần cấu tạo như: Địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ

11



nhưỡng, sinh vật và mối quan hệ giữa chúng. Đối với việc nghiên cứu tính dễ tổn
thương do BĐKH ta phải đặt trong mối quan hệ có tính hệ thống với các tai biến
thiên nhiên do quá trình nội lực, ngoại lực, tai biến nhân sinh. Mặt khác cần xem xét
mối quan hệ giữa các tai biến thiên nhiên với nhau, cũng như mối quan hệ giữa các
tai biến thiên nhiên với hoạt động SXNN trên địa bàn các xã ven biển huyện Phú Lộc,
tỉnh Thừa Thiên Huế để từ đó có nhận định đúng, toàn diện, tìm ra nguyên nhân, mối
quan hệ, đánh giá mức độ tác động, đề xuất giải pháp thích ứng hợp lí.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm này xem các yếu tố và hiện tượng của môi trường tự nhiên là một tổ
hợp có tổ chức, giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau. Sự tác động của con
người vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào đó có thể gây ra những biến đổi
lớn trong hoạt động của cả tổng thể. Tuy nhiên, quan điểm này không yêu cầu nhất
thiết phải nghiên cứu tất cả các thành phần mà có thể lựa chọn một số đại diện có vai
trò chủ đạo, là những nhân tố có vai trò quyết định đến các thuộc tính cơ bản nhất của
tổng thể. Áp dụng quan điểm này, đề tài chỉ đánh giá tính tổn thương do BĐKH đến
hoạt động SXNN ở các xã ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Demo
Version
Select.Pdf
SDK
4.1.3. Quan
điểm
lịch sử, -viễn
cảnh
Mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình phát sinh, vận động và biến đổi. Do đó,
khi đánh giá chúng chỉ đúng ở một thời điểm nhất định. Đứng trên quan điểm lịch sử,
phân tích nguồn gốc phát sinh, đánh giá đúng đắn hiện tại sẽ là cơ sở để đưa ra các dự
báo xác thực về xu hướng phát triển trong giai đoạn sắp tới. Vận dụng quan điểm này,

đề tài phân tích đặc điểm tự nhiên - KT - XH, hiện trạng BĐKH trên địa bàn các xã ven
biển huyện Phú Lộc với chuỗi số liệu nhiều năm nhằm phản ánh cơ bản nhất đặc điểm
của đối tượng, từ đó tính toán chỉ số tổn thương.
4.1.4. Quan điểm lãnh thổ
Mỗi một công trình nghiên cứu địa lí tự nhiên nói riêng cũng như địa lý nói
chung đều được gắn với một lãnh thổ cụ thể. Các thành phần tự nhiên luôn có sự
thay đổi theo thời gian và phân hoá theo không gian. Vì vậy, khi nghiên cứu một
khu vực cần xác định sự phân hoá không gian theo lãnh thổ và việc đánh giá cần
gắn liền trên một lãnh thổ cụ thể được phân chia. Với quan điểm này, đề tài cần xác

12


định rõ những yếu tố gây nên và biểu hiện của các tai biến thiên nhiên để từ đó xác
định đúng những tai biến thiên nhiên đó gây nên tổn thương gì, mức độ ra sao đối
với hoạt động SXNN ở các xã ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại nhưng
không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu
của chính họ. Do đó, đây vừa là xu thế, vừa là yêu cầu bắt buộc trong bất kì hoạt
động KT - XH nào.
Quan điểm này được tác giả vận dụng xuyên suốt quá trình đánh giá phân tích
hiện trạng và đề xuất giải pháp trong hoạt động SXNN ở địa bàn nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1.Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Bao gồm các tư liệu và bản đồ về các điều kiện tự nhiên, về sự BĐKH, tác
động của BĐKH đến SXNN; các thông tin về dân sinh, KT - XH các xã ven biển
huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế có liên quan đến BĐKH; một số tài liệu thuộc
các chương trình, dự án phát triển KT - XH, phát triển nông nghiệp thích ứng với


Version
- Select.Pdf
SDK
BĐKH vùngDemo
ven biển.
Tất cả các
nguồn tư liệu
có liên quan đến đối tượng và lãnh
thổ nghiên cứu đã được đề tài tiếp cận và vận dụng có chọn lọc trong nghiên cứu.
4.2.2. Phương pháp bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS)
Ứng dụng bản đồ học, kỹ thuật viễn thám trên cơ sở tư liệu ảnh máy bay, ảnh
vệ tinh qua các thời kỳ để đánh giá mức độ biến động các đặc điểm tự nhiên, hoạt
động SXNN do tác động của BĐKH gây ra. Sử dụng hệ thông tin địa lý (GIS) để
cập nhật tài liệu khí tượng, thủy văn, các thông tin về biến động môi trường tự
nhiên trên bề mặt, lưu trữ hệ thống cơ sở dữ liệu, các bản đồ bộ phận giúp cho công
tác nghiên cứu, đề xuất các giải pháp ứng phó và thích nghi với BĐKH và cập nhật
tài liệu một cách thuận tiện, nhanh chóng.
4.2.3. Phương pháp chỉ số trong đánh giá tính dễ bị tổn thương
Đánh giá tính dể bị tổn thương do BĐKH được tiến hành bằng cách xây dựng
các chỉ số dễ bị tổn thương. Lý thuyết và mô hình được tiếp cận theo phương pháp
của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) (2007).

13


Tính dể bị tổn thươngV (Vulnerability) được biểu thị là hàm của mức độ phơi
nhiễm E (Exposure) - mức độ mà BĐKH tác động lên hệ thống; mức độ nhạy cảm S
(Sensitivity) - là mức độ mà hệ thống bị ảnh hưởng và khả năng thích ứng AC
(Adaptative Capacity) - là khả năng của hệ thống có thể điều chỉnh.
Hàm số có dạng:

V= f(E, S,AC)
Trên cơ sở phân tích các chỉ số dễ bị tổn tương, đề tài tiến hành đánh giá tình
trạng dễ bị tổn thương thông qua công thức tổng hợp tính chỉ số tổn thương do
IPCC (2007) đề xuất:
V=1/3(E+S+(1-AC)
Trong đó:
V: chỉ số tổn thương
E: chỉ số mức độ phơi nhiễm
S: chỉ số mức độ nhạy cảm
AC: chỉ số khả năng thích ứng
4.2.4. Phương pháp đánh giá tổng hợp

Demo
Select.Pdf
Chú trọng
đánhVersion
giá tổng -hợp
các nhân tốSDK
gây nên BĐKH dựa trên việc phân
tích xử lý số liệu, tài liệu, các kết quả nghiên cứu… cũng như các tác động tổng hợp
của BĐKH đến SXNN trên địa bàn, từ đó đề xuất các giải pháp thích ứng.
4.2.5. Phương pháp thực địa
Áp dụng phương pháp này nhằm thu thập tài liệu, tìm hiểu thực trạng của
BĐKH và các tác động của nó đến SXNN ở các xã ven biển huện Phú Lộc, tỉnh
Thừa Thiên Huế; khảo sát các mô hình nông - lâm nghiệp thích ứng với BĐKH hiện
có ở địa phương, kiểm tra đối chiếu các tài liệu về tự nhiên và KT - XH ở trên thực
địa. Trong quá trình thực địa, đề tài phối hợp điều tra phỏng vấn hộ nông dân theo
phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA) nhằm thu thập thông tin của cư dân
địa phương. Quá trình nghiên cứu thực địa được tiến hành dựa trên phương pháp
khảo sát theo tuyến và theo điểm cho các mục tiêu đề tài đặt ra. Các kết quả nghiên

cứu ở thực địa là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp và mô hình SXNN
thích ứng với BĐKH ở khu vực nghiên cứu

14


4.2.6. Phương pháp chuyên gia
Được vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm lấy ý kiến của các nhà khoa
học trong việc nghiên cứu các biểu hiện của BĐKH; các dạng tác động chính của
BĐKH đến SXNN; các giải pháp và các mô hình SXNN thích ứng với BĐKH cho
các xã ven biển huện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời, đề tài còn tham khảo
ý kiến các nhà quản lý của các ngành có liên quan, cán bộ và nhân dân địa phương.
4.2.7. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA)
Trong quá trình thực hiện, đề tài tiến hành tham vấn ý kiến của người dân
thông qua hệ thống bảng hỏi được thiết kế sẵn gồm 28 câu hỏi liên quan đến thông
tin chung về chủ hộ, sinh kế, hoạt động SXNN, biểu hiện của BĐKH và ảnh hưởng
của BĐKH đến SXNN. Việc tham vấn được tiến hành qua các cấp quản lý: từ cấp
tỉnh, huyện, xã, thôn; đồng thời khảo sát trực tiếp với những người dân có tham gia
hoạt động SXNN tại các địa bàn trọng điểm được lựa chọn về các nội dung như
mức độ tổn thất do BĐKH gây ra đối với SXNN, các loại thiên tai tác động mạnh
nhất, tình hình sản xuất, sinh kế, thu nhập của nguời SXNN.Ngoài các phương pháp
trên, đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp phân tích hệ

Demo
thống, phương
pháp Version
thống kê….- Select.Pdf SDK
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện phương pháp đánh giá tính

dễ bị tổn thương cho một hoạt động kinh tế cụ thể trước những tác động của BĐKH,
trên cơ sở đó xác lập các luận chứng khoa học cho việc đề xuất các giải pháp thích
ứng trong hoạt động SXNN đối với BĐKH.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu tham khảo cho nguời dân địa
phương và các cấp quản lý nhằm lựa chọn các giải pháp thích ứng với BĐKH trong
hoạt động SXNN, góp phần giảm thiểu những rủi ro và thiệt hại cho người dân ở
các xã ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đề tài còn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên cao học chuyên
ngành Địa lý tự nhiên.

15


6. Tổng quan các công trình nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến
sản xuất nông nghiệp có liên quan đến đề tài
6.1. Trên thế giới
Sự “BĐKH toàn cầu” đã và đang làm cho môi trường sinh thái, tài nguyên
thiên nhiên đang bị suy thoái, đời sống nhân dân, các hoạt động kinh tế đang bị ảnh
hưởng nghiêm trọng cho nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát
triển. Chính vì vậy, các vấn đề nghiên cứu về nguyên nhân, quy luật, các giải pháp
phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai đã được các quốc gia, các tổ chức quốc tế chú trọng
và đầu tư nghiên cứu.
Các tổ chức UNESCO, UNDP, WHO, FAO… đã chủ trì phối hợp nhiều dự án
để phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, nhiều dự án hỗ trợ nghiên cứu thiên tai, các tổ
chức cứu trợ, giảm nhẹ thiên tai trên toàn thế giới và ở nhiều quốc gia. Ngoài ra còn
có các tổ chức phi chính phủ cũng tham gia thực hiện các dự án bảo vệ môi trường,
giảm nhẹ thiên tai… hiện nay nhiều quốc gia đã thành lập uỷ ban quốc gia phòng
chống và giảm nhẹ thiên tai.
Vào những năm 1998 - 2003, Subbiah và cộng sự thuộc Trung tâm sẵn sàng


Version
Select.Pdf
SDKcứu và ứng dụng một hệ thống
ứng phó vớiDemo
thiên tai
Châu Á -(ADPC)
đã nghiên
thông tin về khí hậu để giảm thiểu các rủi ro thiên tai. Hệ thống thông tin này bao
gồm một chu trình liên tục của các hệ dự báo, sự phổ biến, sự áp dụng và đánh giá
kết quả.
Năm 2005, Burton và Lim, trong công trình “Đạt được sự thích ứng đầy đủ
trong nông nghiệp” đã nghiên cứu sự thích ứng với BĐKH bằng những thay đổi
ngắn hạn trong SXNN như: lựa chọn cây trồng, phương thức trồng linh hoạt.
Ramamasy và Baas (2007) đã nghiên cứu và xuất bản cuốn sách: “Climate
variability and change: adaptation to drought in Bangladesh”, đây là tài liệu quan
trọng cho cán bộ khuyến nông, các nhóm làm việc chuyên về kỹ thuật, quản lý thiên
tai, đại diện cho cộng đồng và các chuyên gia phát triển để ứng phó, thích ứng với
BĐKH, đặc biệt là sự gia tăng thường xuyên của hạn hán ở Bangladesh, đây là một
quốc gia dựa vào nông nghiệp là chủ yếu.

16


Năm 2008, Lyndsay đã công bố công trình nghiên cứu thích ứng với BĐKH
và nâng cao năng lực bảo tồn tài nguyên nước của chính quyền địa phương, chính
phủ, các bên liên quan, các tổ chức quản lý tài nguyên nước tại Ontario, Canada.
Nghiên cứu này đã chỉ ra một số biện pháp thích ứng, nâng cao năng lực quản lý
bằng các thể chế, kế hoạch, chính sách của các cấp chính quyền về các nguồn tài
nguyên nước ở quy mô đầu nguồn thông qua sự hợp tác của các thành phố, tỉnh,

chính phủ các bên liên quan và các thành viên của cộng đồng, bao gồm các vấn đề
sau: Hình thành các mối quan hệ đối tác giữa các cơ quan liên quan; làm rõ vai trò
và trách nhiệm của các bên; chia sẻ thông tin; sự tham gia nhiều hơn và tích cực hơn
của các bên liên quan; xây dựng sự đồng thuận.
Năm 2009, trong công trình nghiên cứu “Đông Nam Á và những hòn đảo ở
Thái Bình Dương: ảnh hưởng của BĐKH đến năm 2030” đã xác định và tóm tắt các
nghiên cứu mới nhất, đánh giá của các chuyên gia liên quan đến tính dể bị tổn thương
do tác động của BĐKH như: mực nước biển dâng (NBD), nhu cầu cấp nước, thay đổi
trong nông nghiệp, huỷ hoại sinh thái, cơ sở hạ tầng và các mẫu bệnh.
6.2. Ở Việt Nam

Version
- Select.Pdf
Nước taDemo
nằm trong
khu vực
khí hậu nhiệtSDK
đới, ẩm, gió mùa; vị trí ven biển nên
hàng năm chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các tai biến thiên nhiên gây thiệt hại to lớn
về tài nguyên, môi trường, đời sống nhân dân và các hoạt động kinh tế. Các chương
trình, dự án, đề tài nghiên cứu vừa qua đã đem lại những giá trị to lớn về khoa học
cũng như ở thực tiễn góp phần phòng tránh giảm nhẹ thiên tai.
Trong công trình “Biến đổi khí hậu Việt Nam trong khoảng 100 năm gần đây”,
thông qua chuỗi các số liệu, Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (1990 đã chứng
minh được sự BĐKH ở Việt Nam về nhiệt độ, lượng mưa, mực NBD và dự báo
được sự BĐKH ở nước ta cũng như đề xuất các chính sách, giải pháp ứng phó với
BĐKH ở Việt Nam.
Năm 2002, Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế Canada (CECI) đã công
bố công trình nghiên cứu: Xây dựng năng lực thích ứng với BĐKH ở miền Trung
Việt Nam (2002 - 2005). Công trình nghiên cứu này nhằm củng cố năng lực để thiết

lập, xây dựng các chiến lược thích ứng cho cộng đồng thông qua việc ứng phó với

17


thiên tai, lồng ghép việc phòng và giảm thiểu rủi ro, thiệt hại vào kế hoạch phát
triển của địa phương.
Năm 2003, dưới sự tài trợ của GEF/UNDP, Viện khí tượng thuỷ văn, Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã đưa ra “Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho công ước
khung của Liên hợp quốc về BĐKH”. Công ước khung này đã thông báo về tình
hình phát thải khí nhà kính của Việt Nam trong năm 1994; nêu lên được những tác
động tiềm tàng của BĐKH và những biện pháp thích ứng cho các ngành KT - XH
của Việt Nam như tài nguyên nước, nông nghiệp, thuỷ sản, năng lượng.
Roger và cộng sự (2006) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa thích ứng với
BĐKH quản lý rủi ro thiên tai và giảm nghèo ở Việt Nam trong báo cáo “Liên kết
BĐKH và quản lý rủi ro thiên tai cho sự giảm nghèo bền vững quốc gia Việt Nam”.
Báo cáo đã xét đến nguy cơ của BĐKH, thiên tai và các tác động tiềm năng của
BĐKH; cách tiếp cận trong quản lý rủi ro thiên tai; cách tiếp cận trong thích ứng với
BĐKH; nghiên cứu điển hình ở Nam Định.
Nguyễn Đức Ngữ (2007), “Biến đổi khí hậu” đã tổng quan được BĐKH toàn
cầu, tác động và các chiến lược ứng phó; đối với Việt Nam nghiên cứu thực trạng

- Select.Pdf
SDKtiềm tàng đối với các ngành, lĩnh
BĐKH, xác Demo
định kịchVersion
bản BĐKH,
những tác động
vực, trong đó có hoạt động SXNN và các chiến lược giảm nhẹ. Tác giả cũng đã đưa
ra những công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và nghị định thư Kyoto.

Uỷ ban liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) (2007) qua phân tích và phỏng đoán
các tác động của NBD đã công nhận ba vùng châu thổ được xếp trong nhóm cực kỳ
nguy cơ do sự BĐKH là vùng hạ lưu sông Mekong (Việt Nam), sông Ganges Brahmaputra (Bangladesh) và sông Nile (Ai cập). Chương trình phát triển của Liên
hợp quốc đánh giá: “Khi nước biển tăng lên 1m, Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất
đai, 11% người dân mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp”.
Nguyễn Hữu Ninh (2007), dựa vào các số liệu hiện có, tác giả đã tổng quan về
BĐKH ở Đồng bằng sông Cửu Long trong báo cáo: “Lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu
Long”. Báo cáo đã tổng quan các vấn đề như: BĐKH và lũ lụt; hiện trạng quản lý
thiên tai và thích ứng BĐKH. Theo báo cáo thì trong tương lai BĐKH sẽ tác động
đến chế độ thuỷ văn và sự phát triển KT - XH của đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù

18


ở khu vực này giàu về tài nguyên và tiềm năng phát triển nhưng nghèo đói ở khu vực
này là rào cản lớn nhất trong thích ứng BĐKH. Các lĩnh vực dễ bị tổn thương, nhất là
nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
Trần Thục và nnk (2008) đã tổng quan được tác động của BĐKH đến nông
nghiệp, công nghiệp, nghề cá, dịch vụ…, đưa ra chi phí phục hồi do BĐKH mang
lại đồng thời các tác giả đã đánh giá, đưa ra rất nhiều các giải pháp thích ứng về tự
nhiên, các ngành nghề, các chính sách, chương trình, kế hoạch KT - XH và gắn sự
thích ứng đó vào mục tiêu quốc gia, các chương trình trọng điểm để phát triển bền
vững của đất nước.
Đào Xuân Học (2008), “Kế hoạch thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực nông
nghiệp và phát triển nông thôn”, tác giả đã đưa ra được những tác động của BĐKH
đến nông nghiệp và PTNT một số vùng dễ bị tổn thương, giới thiệu khung chương
trình hành động thích ứng với BĐKH của ngành, triển khai tổ chức thực hiện và
một số đề xuất, kiến nghị.
Lê Anh Tuấn (2009) đưa ra báo cáo với chủ đề “Tổng quan về nghiên cứu biến
đổi và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt Nam”. Trong bản báo cáo này, tác


- Select.Pdf
giả đã lược Demo
khảo cácVersion
nghiên cứu
các nguy cơSDK
và thách thức của BĐKH với miền
Nam nói riêng và Việt Nam nói chung; sau đó đưa ra các hoạt động nghiên cứu
thích ứng của chính quyền, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức xã
hội và nhân dân địa phương.
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), công bố Kịch bản BĐKH, NBD dưới sự
kế thừa kịch bản BĐKH, NBD những năm trước và tình hình diễn biến thực tế của
BĐKH tại Việt Nam đã đưa ra (1) những biểu hiện BĐKH, NBD trên thế giới và
Việt Nam; (2) xây dựng kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam (Nguy cơ ngập theo
các mực NBD). Đây là định hướng cho Bộ, ngành, địa phương đánh giá tác động
BĐKH và triển khai kế hoạch hành động nhằm thích ứng, giảm thiểu những tác
động tiềm tàng của BĐKH.
6.3. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Là tỉnh vùng duyên hải Miền Trung, Thừa Thiên Huế là tỉnh chịu tác động của
BĐKH, chịu ảnh hưởng nặng nề của nhiều thiên tai như: bão, mưa lớn gây lũ lụt;

19


gió khô nóng gây hạn hán; NBD gây nhiễm mặn ảnh hưởng đến hoạt động SXNN;
do đó, việc nghiên cứu về BĐKH ở tỉnh được nhiều nhà khoa học và các ban ngành
quan tâm.
Năm 2001, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã thực hiện đề án
“Nghiên cứu phương án phục hồi, thích nghi cho vùng cửa sông ven biển Thuận An
- Tư Hiền và đầm phá Tam Giang - Cầu Hai”; mục tiêu đề án nghiên cứu, phục hồi

các hệ sinh thái nhạy cảm nhằm thích nghi tốt hơn với BĐKH ở vùng cửa sông, ven
biển Thừa Thiên Huế.
Chi cục PCLB và QLĐĐ Thừa Thiên Huế (2007), Báo cáo chiến lược phòng
chống và giảm nhẹ thiên tai vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.
Trần Thục, Nguyễn Văn Thắng, Dương Hồng Sơn, Hoàng Đức Cường và nnk
(2011) có công trình nghiên cứu BĐKH và ứng phó với BĐKH ở Việt Nam: Nghiên
cứu chi tiết cho tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề cập đến vấn đề phục hồi sinh thái và
phát triển bền vững trong bối cảnh BĐKH.
Lê Văn Thăng và nnk (2011), đã xuất bản các công trình: “Thích ứng với
BĐKH và các chính sách liên quan ở tỉnh Thừa Thiên Huế”; “Thích ứng với BĐKH

Demo
Version
- Select.Pdf
cấp cộng đồng
và các
chính sách
liên quan ở SDK
Thừa Thiên Huế” (dự án FLC.09.04
và 10.04); “Luậncứ khoa học cho việc lựa chọn và hoàn thiện các mô hình thích
ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ở Miền Trung và đề xuất nhân rộng” (Đề tài
NCKHCN, mã số BĐKH 18, thuộc Chương trình KH&CN phục vụ mục tiêu quốc
gia ứng phó với BĐKH); trong đó đề cập đến BĐKH, các chính sách, mô hình thích
ứng với BĐKH ở Thừa Thiên Huế.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2013), “Quyết định số 313/QĐ-UBND về việc
phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm
2020” trong đó đề cập đến các vấn đề liên quan đến BĐKH, các kế hoạch hành
động của tỉnh và các giải pháp ứng phó, giảm thiểu tác động của BĐKH.
Đề tài đã vận dụng có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước
để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:

20


Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc đánh giá tác động biến đổi khí
hậu đối với sản xuất nông nghiệp.
Chương 2. Biểu hiện biến đổi khí hậu ở các xã ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Chương 3. Đánh giá tính dễ bị tổn thương do tác động biến đổi khí hậu và đề
xuất giải pháp thích ứng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp ở các xã ven biển
huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Demo Version - Select.Pdf SDK

21


×