Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.98 KB, 39 trang )

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP
PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG
2.1. Đặc điểm các doanh nghiệp và lao động trong các doanh nghiệp tại
tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1. Số lượng, chất lượng các doanh nghiệp hoạt động tại tỉnh Thừa
Thiên Huế
Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đặc biệt Việt
Nam đã là thành viên của WTO các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và
doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế nói riêng ngày càng phát triển số lượng, nâng
cao chất lượng và đa dạng về các ngành nghề.
2.1.1.1. Về số lượng
Thực hiện Luật doanh nghiệp những năm qua số lượng doanh nghiệp đăng
ký và hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ngày một tăng về số lượng.
Theo báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, tổng số lượng doanh
nghiệp vào năm 2006 là 1955 doanh nghiệp. Năm 2007 số doanh nghiệp tăng
lên 2400 doanh nghiệp. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước là cổ phần
hóa doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp nhà nước ngày càng giảm, các công ty
cổ phần, trách nhiệm hữu hạn ngày càng tăng. Đến cuối năm 2008 số doanh
nghiệp tiếp tục tăng lên 2854 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa
chiếm 96% số doanh nghiệp của tỉnh. Thực hiện cơ chế mở cửa đầu tư, số doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng về số lượng lẫn chất lượng.
Từ năm 2006 đến năm 2007, số doanh nghiệp giải thể có xu hướng giảm
dần. Tuy nhiên cuối năm 2008 doanh nghiệp giải thể có xu hướng tăng lên.
Nguyên nhân do ảnh hưởng của lạm phát, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, mặc
dầu đã gặp khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, song các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề
xã hội như; tạo thu nhập, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động
và góp phần thu ngân sách cho tỉnh.
2.1.1.2. Về chất lượng
1 1


Các doanh nghiệp trong tỉnh nhìn chung năng động và thích ứng với những
thay đổi của thị trường, giữ gìn phát huy các ngành nghề truyền thống, phát triến
các sản phẩm hàng hóa. dịch vụ cho thị trường, tham gia tích cực vào khâu phân
phối các sản phẩm cho thị trường cả nước và thế giới đáp ứng được nhu cầu của
người tiêu dùng, có sức len lỏi vào thị trường một cách năng động, linh hoạt đáp
ứng nhu cầu đa dạng của thực tiễn sản xuất kinh doanh nên sức cạnh tranh của
doanh nghiệp từng bước được nâng cao, số doanh nghiệp kinh doanh có lãi luôn
chiếm tỷ lệ cao, bình quân hằng năm có gần 90% doanh nghiệp kinh doanh có
lãi, nộp ngân sách của các doanh nghiệp qua các năm đều tăng 8- 9 % , hằng
năm các doanh nghiệp thu hút và tạo việc làm khoảng 1000 lao động.
Các doanh nghiệp trong tỉnh luôn được sự quan tâm chỉ đạo và kịp thời xử
lý tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp. Tuy nhiên so với các
doanh nghiệp trên toàn quốc, các doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế năng lực sản
xuất hạn chế do vốn tự có ít, trình độ công nghệ, máy móc kỹ thuật lạc hậu, các
doanh nghiệp phân bố không đồng đều, phát triển chủ yếu ở thành phố Huế và
thị trấn Phú Bài, cơ cấu ngành nghề còn thiên về đầu tư vào các ngành nghề đòi
hỏi ít vốn đầu tư như thương mại, dịch vụ mà chưa chú trọng đầu tư dài hạn vào
lĩnh vực sản xuất. Mặt khác, sự liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau
còn thấp dẫn đến chất lượng, hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh thấp. Do
ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khu vực và biến động giá cả nguyên vật liệu
nên các doanh nghiệp rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư làm ảnh
hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.2. Số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp
hoạt động tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Hiện nay, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, quá trình xây dựng
và phát triển của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và cổ phần hóa
doanh nghiệp, đội ngũ lao động trong doanh nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế
phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng và đa dạng về cơ cấu.
2.1.2.1. Về số lượng
Theo niên giáp thống kê 2005, 2006, 2007 tỉnh Thừa Thiên Huế, tổng số

lao động trong các doanh nghiệp vào năm 2005 là 38601 người , trong đó khu
vực trong nước là 35277 người, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 3324
2 2
người, chiếm 8.6% tổng số lao động trong các doanh nghiệp tại Thừa Thiên
Huế. Năm 2006 con số lao động làm việc trong doanh nghiệp có xu hướng tăng
lên 40261 người, tăng 2020 người so với năm 2005, trong đó số lao động trong
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm, do nhu cầu sắp xếp và chuyển
đối lại doanh nghiệp, chiếm 0,79% tổng số lao động trong doanh nghiệp.
Do số lượng các doanh nghiệp ngày càng tăng về số lượng lẫn chất lượng,
nhu cầu tuyển dụng lao động các doanh nghiệp tiếp tục tăng lên vào năm 2007 là
48445 người, tăng 7824 lao động so với năm trước. Bên cạnh đó, ở địa bàn tỉnh
số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều và có chất lượng
hơn so với doanh nghiệp trong nước, nên số lao động tăng lên 3658 người làm
trong khu vực này.
Đến cuối năm 2008, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp tại Thừa
Thiên Huế là 58.600 người, trong đó tổng số người đã đăng ký hợp đồng lao
động là 52.447 người chiếm 89.5%, còn 5% số lao động thuộc đối tượng phải ký
hợp đồng lao động nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động chưa thực hiện.
Số lao động này tập trung ở một số doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp FDI, ở các
doanh nghiệp tư nhân có số lượng 20 người trở xuống. Với sự cạnh tranh các
doanh nghiệp, các doanh nghiệp FDI có lợi thế so với các doanh nghiệp trong
nước, đến cuối năm 2008 số lao động làm trong các công ty này là gần 15000
người, thu hút ngày càng nhiều lao động trẻ, tay nghề cao, phần lớn được đào
tạo cơ bản và có trình độ chuyên môn. Tuy gặp khó khăn về việc làm và đời
sống nhưng lực lượng lao động trong các doanh nghiệp FDI hằng năm cò nhiều
đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế.
2.1.2.2. Về chất lượng
Chất lượng trong các doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế được nâng
cao về nhiều mặt. Nhìn chung tuổi đời của công nhân – viên chức lao động trong
các doanh nghiệp còn trẻ, chủ yếu là 20 – 35 tuổi, bình quân tuổi nghề là 10 đến

15 năm. Trình độ học vấn cao hơn trước, trình độ phổ thông trung học cao hơn
trước chiếm 58 % , công nhân trực tiếp sản xuất đã được nâng lên từ 45% vào
1998 đến 70 % năm 2007. Công nhân kỹ thuật và công nhân có tay nghề bậc thợ
cao (5-7) chiếm 20%, đa số tập trung ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
3 3
ngoài. Số có trình độ đại học vấn trên đại học chiếm 19 % .
Xét ở góc độ chung nhất, lực lượng lao động làm việc trong các doanh
nghiệp Thừa Thiên Huế chủ yếu là lao động làm việc giản đơn, tỷ lệ lao động
qua đào tạo thấp, năng xuất lao động không cao..., năng lực cán bộ quản lý
doanh nghiệp không được đào tạo chính quy, hạn chế về quản trị doanh nghiệp,
thiếu kỷ năng, thiếu kiến thức tiếp thị và thiếu thông tin, việc quản lý doanh
nghiệp còn lạc hậu.
2.1.2.3. Về cơ cấu lao động
Theo số liệu tổng kết của Chi cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, trong các
ngành nghề công nghiệp, xây dựng, dịch vụ - du lịch, số lao động có xu hướng
phát triển, giảm dần ở khu vực nông lâm ngư nghiêp, cụ thể là: Nông lâm ngư
nghiệp chiếm 1,75%. Thương mại dịch vụ 38%, công nghiệp xây dựng chiếm
72%. Lực lượng lao động có xu hướng tăng lên và chiếm tỷ lệ lớn gần 60% tổng
số lao động làm việc trong doanh nghiệp, nhất là trong các ngành thương mại
dịch vụ, may mặc, chế biến thủy hải sản- số lao động tuy khó khăn về việc làm
và đời sống, nhưng hiện nay có xu hướng tăng cao, hàng năm tạo thêm thu nhập
cho gia đình, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội tỉnh phát triển. Đội ngũ lao động
trong các doanh nghiệp không ngừng nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng,
năng động sáng tạo tiếp cận với khoa học tiên tiến, công nghệ hiện đại góp phần
tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá trị kinh tế lớn.
Bên cạnh những bước tiến vượt bậc nói trên, đội ngũ công nhân lao động
trong doanh nghiệp còn bộc lộ những mặt yếu kém cơ bản. Trình độ học, tay
nghề của người lao động còn thấp chưa theo kịp với sự phát triển của khoa học
kỹ thuật. Điều kiện sống, làm việc và nghỉ ngơi của người lao động còn thấp,
kiến thức pháp luật - đặc biệt pháp luật lao động còn hạn chế.

2.1.3. Về tình hình việc làm, tiền lương, đời sống của người lao động.
2.1.3.1. Về việc làm
Trong những năm gần đây, do Nhà nước có nhiều cơ chế, chính sách khuyến
khích và đào tạo cho các thành phần kinh tế phát triển nên có nhiều doanh nghiệp
được thành lập tại Thừa Thiên Huế tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
Trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, trên toàn tỉnh có gần 3000 lao
4 4
động được nhận vào làm việc tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của
lạm phát và sự suy thoái của nền kinh tế thế giới nên các doanh nghiệp trên đại bàn
tỉnh liên tiếp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh và thị trường tiêu thụ...
Đầu năm 2009, toàn tỉnh có hơn 1800 lao động bị thôi việc hoặc nghỉ việc tạm thời.
2.1.3.2. Về tiền lương
Theo báo cáo của Sở thương binh lao động xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế,
tiền lương của người lao động trong các doanh nghiệp tương đối ổn định và tăng
hơn so với các năm trước đây. Ở các doanh nghiệp nhà nước tiền lương ổn định
hơn các loại hình doanh nghiệp khác, bình quân 2400.000 đồng/ tháng/ 1 người,
doanh nghiệp dân doanh bình quân 1.900.000 đồng/ tháng/ 1 người, doanh
nghiệp FDI bình quân 1.600.000 đồng/ tháng/ 1 người.
Điều đáng quan tâm ở đây là sự chênh lệch thu nhập của người lao động
trên cùng một địa bàn, tronng cùng một ngành nghề, giữa người lãnh đạo và
người lao động trực tiếp. Hiện nay, mức thu nhập của người lao động có tăng
hơn so với những năm trứơc. Tuy nhiên, so với các tỉnh khác thì mức thu nhập
của người lao động như vậy vẫn còn thấp so với các tỉnh khác.
2.1.3.3. Về điều kiện làm việc
Nhìn chung các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có trang thiết bị công nghệ
tương đối tốt, nhưng điều kiện làm việc của công nhân còn kém, tình trạng công
nhân phải lao động thủ công nặng nhọc. Hơn thế nữa, công nhân còn phải làm
việc trong điều kiện môi trường độc hại như: nóng, ồn, bụi, độ rung vượt tiêu
chuẩn cho phép; phương tiện bảo hộ lao động kém chất lượng, tai nạn lao động
còn thường xuyên xảy ra. Theo báo cáo của Thanh tra Sở lao động thương binh

và xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế tại địa bàn tỉnh bình quân hàng năm có gần 100
vụ tai nạn lao động và đang có xu hướng tăng nhanh trong thời gian tới.
2.1.4. Về quan hệ lao động và tranh chấp lao động
2.1.4.1. Về quan hệ lao động
Trong những năm vừa qua, người lao động ngày càng hiểu biết về pháp
luật lao động nhưng vẫn còn hạn chế do tình trạng làm việc không ổn định. Tình
trạng người sử dụng lao động tìm cách tăng giờ làm, giảm tiền lương, tăng định
mức lao động, bớt xén các khoản an sinh xã hội vẫn xảy ra thường xuyên.
5 5
Các quy định về ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội
quy lao động bị người sử dụng lao động vi phạm hoặc không sử dụng. Đa số
người lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI chỉ có hợp đồng thời vụ
hoặc hợp đồng dưới một năm dù công việc đang làm ổn định trong nhiều năm.
Tình trạng trên đã dẫn đến người lao động còn gặp nhiều thiệt thòi và khó khăn
trong cuộc sống.
2.1.4.2.Tranh chấp lao động
Theo tổng kết của Tòa án nhân dân và Sở lao động thương binh xã hội tỉnh
Thừa Thiên Huế, trong những năm vừa qua tình trạng tranh chấp lao động xảy ra
ngày càng nhiều, bình quân mỗi năm có 11 vụ. Nguyên nhân là người sử dụng
lao động không thực hiện đúng theo hợp đồng lao động và Bộ luật lao động quy
định. Mặt khác, do trình độ hiểu biết pháp luật lao động của người lao động còn
hạn chế ít được thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Đa số các doanh
nghiệp nhất là các doanh nghiệp FDI chưa thành lập Ban chấp hành công đoàn,
có thành lập thì hoạt động của Ban chấp hành công đoàn chua phát huy hết chức
năng của mình.
Tình hình trên cho thấy, với sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và
tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, các doanh nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế phải
thường xuyên đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, trang bị những tư liệu sản xuất kỹ
thuật mới để cạnh tranh với các tỉnh bạn. Bên cạnh đó, người lao động trong các
doanh nghiệp cần phải nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, pháp luật và trình

độ chuyên môn nghiệp vụ là một nhiệm vụ quan trọng đối với các doanh nghiệp
và người lao động đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.
2.2. Thực trạng áp dụng tiền lương trong các doanh nghiệp tại Thừa
Thiên Huế
2.2.1. Những kết quả đạt được
Cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội của toàn tỉnh nói chung và các doanh
nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh nói riêng. Hằng năm các doanh nghiệp
thu hút, tạo việc làm và nguồn thu nhập chủ yếu cho hàng chục nghìn lao động.
Các doanh nghiệp thực hiện việc trả lương cho người lao động trong những năm
qua đã đạt được những kết quả sau:
2.2.1.1. Tiền lương và tiền thưởng cho người lao động
6 6
Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả
cao. Mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người lao động, đảm bảo đựơc cuộc
sống tối thiểu nhất cho người lao động, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh luôn
luôn quan tâm đến tiền lương của người lao động.
Theo niên giáp thống kê Thừa Thiên Huế và báo cáo tổng kết của Sở lao
động thương binh và xã hội Thừa Thiên Huế, tiền lương của người lao động qua
các năm được tăng theo giá thị trường, bình quân thu nhập của người lao động
đươc thể hiện qua bảng sau.
Đơn vị : 1000 đồng
Loại hình doanh nghiệp
Năm
Thu nhập bình quân(đồng/tháng/người)
2005 2006 2007 2008
Doanh nghiệp nhà nước 1481 2036.4 2285 2400
Doanh nghiệp dân doanh 935 1113.4 1384 1900
Doanh nghiêp FDI 1581 1325,4 2017 1600
Qua số liệu và biểu đồ trên ta thấy, bình quân tiền lương của người lao động
tăng lên qua các năm, đặc biệt là trong các doanh nghiệp nhà nước và doanh

nghiệp dân doanh, trung bình tăng hằng năm khoảng 305.000 đồng/tháng, doanh
nghiêp FDI có xu hương tăng lương nhanh qua các năm nhưng không đồng đều.
Điều đó cho thấy một điều đáng mừng các doanh nghiệp trong nước có tính
cạnh tranh cao và ngang bằng với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nứơc ngoài.
Mặc dù so với các doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố lớn thì tiền lương
còn thấp nhưng nếu tiền lương cứ duy trì như vậy thì người lao động an tâm với
nguồn thu nhập của mình, đảm bảo được cuộc sống, và làm việc có hiệu quả hơn.
Về tiền thưởng cho người lao động: Trong những năm qua ngoài tiền lương
cố định mà người lao động nhận được từ các doanh nghiệp, người lao động còn
được nhận thêm khoản tiền thưởng (chủ yếu là thưởng vào dịp tết dương lịch và
tết nguyên đán). Theo báo cáo sơ bộ của phòng lao động- tiền lương( Sở lao
động thương binh và xã hội Thừa Thiên Huế ) vào cuối năm 2008 tiền thưởng
7 7
của các doanh nghiệp như sau: Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI có tiền thưởng cao nhất- có doanh nghiệp thưởng tới 123 triệu
đồng/người, bình quân 1,6 triệu đồng/ người. Trong khối doanh nghiệp nhà
nước người nhận tiền thưởng cao nhất là 9 triệu đồng/ người, bình quân là 1,5
triệu đồng/người, ở doanh nghiệp dân doanh mức thưởng cao nhất đạt 15 triệu
đồng/người, bình quân của khối này là 1,4 triệu đồng/người.
2.2.1.2. Về công tác thực hiện các quy định về tiền lương, thu nhập của
người lao động
Để nâng cao uy tín của doanh nghiệp và hiệu quả trong công tác chi trả tiền
lương cho người lao động, các doanh nghiệp đang hoạt động tại Thừa Thiên Huế
đã tập trung xây dựng thang lương, bảng lương, quy chế trả lương và thưởng
cho người lao động phù hợp với từng thời kỳ, thực hiện theo mục tiêu “trả đúng,
trả đủ, trả kịp thời” cho từng đối tượng lao động. Vì vậy các doanh nghiệp tại
Thừa Thiên Huế luôn luôn không ngừng tiếp cận các văn bản pháp luật điều
chỉnh về tiền lương để đảm bảo nguyên tắc của pháp luật lao động là “Bảo vệ
người lao động”.
Về việc xây dựng thang lương, bảng lương để làm cơ sở ký kết và thỏa

thuận tiền lương với người lao động.
Theo báo cáo của Sở lao động thương binh và xã hội Thừa Thiên Huế đến
cuối năm 2008 đầu năm 2009 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 2854 doanh
nghiệp có đăng ký hoạt động kinh doanh, thuộc diện xây dựng thang bảng lương
áp dụng cho người lao động( không tính hộ gia đình và cá nhân có sử dụng lao
động ). Hiện có 106 doanh nghiệp đã thực hiện việc đăng ký thang lương, bảng
lương với Sở lao động thương binh và xã hội chiếm 3.6% số doanh nghiệp đang
hoạt động, trong đó có 20 doanh nghiệp tự xây dựng thang lương riêng để thực
hiện còn lại đăng ký áp dụng hệ thống thang bảng lương của công ty nhà nước
theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Việc các doanh nghiệp tự
xây dựng thanh lương, bảng lương cho doanh nghiệp mình chủ yếu là các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nứơc ngoài (FDI).
Để thực hiện việc trả lương cho người lao động các doanh nghiệp xây dựng
quy chế trả lương, trả thưởng cho người lao động nhằm khuyến khích người lao
8 8
động nâng cao năng lực, đạt năng suất lao động cao đem lại nguồn thu nhập và
lợi nhuận cao cho người lao động.
Qua thực tế khảo sát việc xây dụng thang bảng lương của các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, các doanh nghiệp áp dụng Nghị định
205/2004/NĐ-CP đều áp dụng đúng với quy định của Nghị định, mức lương bậc
1 đều bằng và cao hơn mức lương tối thiểu. Các doanh nghiệp tự xây dựng
thang bảng lương cho doanh nghiệp mình thì có khác, mức lương bậc 1 cao hơn
mức lương tối thiểu mà Nhà nước quy định.
Thực tế đã chứng minh rằng, khi Nhà nước điều chỉnh pháp luật về tiền
lương tối thiểu chung và tiền lương tối thiểu vùng thì các doanh nghiệp ở Thừa
Thiên Huế cũng điều chỉnh tiền lương cho người lao động để đáp ứng với những
biến động trên thị trường, nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động
dưới tác động của các yếu tố chỉ giá sinh hoạt, điều kiện lao động.
Ví dụ : Công ty TNHH Scanword chi nhánh Huế, Công ty cổ phần cơ khí ô
tô Thừa Thiên Huế đã qua 4 lần điều chỉnh tiền lương thì tiền lương tăng thêm

khoảng 90.000 đồng đến 120.000 đồng/tháng/người qua mỗi lần điều chỉnh.
Theo báo cáo của Phòng lao động tiền lương ( Sở lao động thương binh và xã
hội Thừa Thiên Huế) kể từ ngày 01/01/2009 hai Nghị định 110, 111 của chính phủ
ban hành về sự điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng cho người lao động có hiệu lực
thì trong 3 tháng đầu năm 2009 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 15 doanh
nghiệp có sự điều chỉnh thang bảng lương để phù hợp với Nghị định.
Ngoài tiền lương mà các doanh nghiệp trả cho người lao động, các doanh
nghiệp còn quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm và các phụ cấp khác. Mức tiền
phụ cấp từ 80.000 đến 400.000 đồng/tháng/người.
2.2.1.3. Về hình thức và trả lương trong một số trường hợp khác cho
người lao động:
Theo báo cáo của Sở lao động thương binh và xã hội, tổng số lao động
đang làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức cá nhân thuộc đối tượng đăng ký hợp
đồng lao động là 58.600 người đến hiện nay thì có 52.477 lao động đăng ký hợp
đồng lao động chiếm 89.5 % . Đa phần các doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế đều
áp dụng hình thức trả lương theo theo thời gian, các doanh nghiệp kinh doanh
9 9
các mặt hàng thủy hải sản, may mặc, dày gia có số lượng đơn đặt hàng lớn là kết
hợp hình thức trả lương cho người lao động theo thời gian và theo khoán. Việc
trả lương cho người lao động của các doanh nghiệp đều thực hiện theo tháng, và
địa điểm trả lương là tại nơi làm việc. Các doanh nghiệp luôn trả đủ lương và
đúng cho người lao động. Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế trả lương trực tiếp cho người lao động, chỉ có một số ít doanh nghiệp
trả lương qua thẻ.
Về tình hình các doanh nghiệp trả lưong cho người lao động trong một số
trường hợp khác. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu là
các doanh nghiệp dân doanh, số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa
nhiều. Nhìn chung các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanhthực
hiện việc trả lương làm thêm giờ, làm đêm cho người lao động đúng theo quy
định của pháp luật. Bên cạnh đó khi người lao động đi học, nghĩ chế độ, đi công

tác các doanh nghiệp luôn trả lương cho người lao động theo tỷ lệ mà pháp luật
tiền lương quy định hoặc hai bên thỏa thuận.
2.2.1.4. Về công tác thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền pháp luật
Thực hiện chủ trương của Bộ lao động thương binh và xã hội, Tổng liên
đoàn lao động Việt Nam và Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở lao động
Thương binh xã hội và Liên đoàn lao động tỉnh..., đã đẩy mạnh công tác thanh tra,
kiểm tra, tuyên truyền pháp luật cho các doanh nghiệp và người lao động trong
quá trình thực thi chế độ, chính sách tiền lương. Công tác thực hiện chế độ, chính
sách tiền lương cho người lao động ngày càng phức tạp, đặc biệt với sự phát triển
kinh tế của thế giới và khu vực, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp về chính
sách tiền lương. Vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền pháp luật được
tăng cường tần suất với nhiều nội dung, hình thức. Trong quá trình triển khai thực
hiện, Sở lao động thương binh và xã hội (đặc biệt là Thanh tra sở) đã thống nhất
xây dựng chương trình kiểm tra, tuyên truyền pháp luật, chủ động kết hợp với các
ban ngành liên quan để thực hiện pháp luật lao động.
Thanh tra Sở lao động thương binh xã hội, kết hợp với các ban nghành liên
quan, 4 năm qua đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 349 doanh nghiệp, trong đó có
99 doanh nghiệp nhà nước, 120 công ty cổ phần và 130 doanh nghiệp khác.
10 10
Hàng năm Phòng chính sách tiền lương - lao động thuộc Sở lao động thương
binh xã hội Thừa Thiên Huế đã tổ chức các lớp tập huấn về chính sách tiền
lương cho các doanh nghiệp.
Tháng 12 năm 2008, Sở lao động thương binh xã hội đã tổ chức tập huấn 5
lớp để triển khai các Nghị định số 110/2008/ND-CP và Nghị định số
111/2008/NĐ- CP ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định mức
lương tối thiểu vùng cho các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cho 150
doanh nghiệp trên 350 số doanh nghiệp được mời tham gia tập huấn; đồng thời
triển khai những nội dung cơ bản trong quan hệ lao động như: Hợp đồng lao
động, thỏa ước tập thể lao động, kỹ năng lao động và trách nhiệm vật chất, tiền
lương, bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và thành lập Hội

đồng hòa giải cơ sở.
Qua quá trình công tác thanh tra, việc xây dựng thang lương, bảng lương
được các đơn vị sử dụng lao động thực hiện tốt, đặc biệt là các doanh nghiệp sử
dụng từ 50 lao động trở lên.
2.2.2. Những tồn tại trong quá trình thực hiện
Trong những năm qua, dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng
chính sách tiền lương trong các doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế vẩn còn nhiều
hạn chế cả về gốc độ pháp lý cũng như ở thực tiển áp dụng.
2.2.2.1. Về mặt pháp luật
* Thứ nhất; về tiền lương tối thiểu và chính sách tiền lương :
Mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định là sự cụ thể hóa quy định của
Bộ luật lao động, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của
người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận mức lương cao hơn và
giải quyết những vấn đề khác cho người lao động theo pháp luật quy định, tạo
điều kiện hình thành giá tiền công trên thị trường, từng bước thực hiện đúng,
tính đủ tiền lương trong giá thành và phí lưu thông trong doanh nghiệp nhà
nước, thúc đẩy quá trình đổi mới trong doanh nghiệp gắn tiền lương với năng
suất lao động hiệu quả sản xuất kinh doanh.
11 11
Hiện nay pháp luật quy định tiền lương tối thiểu áp dụng cho các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế
và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, và tiền lương tối thiểu áp dụng cho các
doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã, tổ hợp tác,trang trại, hộ gia đình có thuê
mướn sử dụng lao động. Trong đó tiền lương tối thiểu được xá định trên cơ sở
nhu cầu của người lao động, hệ thống thang bảng lương hiện hành, thu nhập
quốc dân và đặc biệt là sự tác động ảnh hưởng của các quy luật khách quan của
nền kinh tế thị trường. Trên những cơ sở này, tiền lương tối thiểu trong các loại
hình doanh nghiệp nói trên được xây dựng theo vùng, lãnh thổ nhất định. Việc
xây dựng tiền lương tối thiểu theo nguyên tắc này nó đã tính đến yếu tố đặc thù
của vùng nhưng nó vẫn còn những hạn chế nhất định. Tiền lương tối thiểu chưa

phản ánh được giá cả sức lao động, chưa thực sự gắn với mối quan hệ cung cầu
lao động trên thị trường, tốc độ tăng tiền lương nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất
lao động, mức lương tối thiểu còn thấp chưa theo kịp với yêu cầu sinh hoạt cần
thiết để tái sản xuất sức lao động.
Với mức tiền lương tối thiểu trong các doanh nghiệp có vốn đàu tư nước
ngoài pháp luật quy định là 1200.000 đồng/tháng và trong doanh nghiệp còn lại
là 800.000 đồng/tháng áp dụng cho vùng 1 và mức lương tối thiểu là 920.000
đồng/tháng và 650.000 đồng/ tháng áp dụng cho vùng 4. Sự quy định của pháp
luật về tiền lương tối thiểu giữa các vùng vẫn còn chưa hợp lý. Có sự chênh lệch
quá lớn về tiền lương tối thiểu giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI
và các doanh nghiệp trong nước, tiền lương ở vùng 1 của doanh nghiệp trong
nước lạo thấp hơn mức lương ở vùng 4 của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, trong lúc điều kiện sống, giá cả của vùng 1 lại cao hơn rất nhiều so với
vùng 4, hơn thế nữa quy định như vậy làm mất đi sự công bằng giữa các doanh
nghiệp. Bên cạnh đó cùng một vùng có chung một mức giá cả thị trường, cùng
hoạt động trong một môi trường kinh doanh như nhau nhưng pháp luật quy định
về mức lương khác nhau như vậy là chưa phù hợp, chênh lệch đến 400.000
đồng/tháng tạo nên sự phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp
ngoài nước.
Chế độ tiền lương chủ yếu vẫn dựa trên hệ thống phân phối theo việc, gắn
12 12
tiền lương với hệ số tiền lương tối thiểu là như nhau, nên không tạo động lực
làm việc hiệu quả, tạo ra những tác động cản trở, sự chênh lệch về thu nhập giũa
các doanh nghiệp, các chế độ chính sách như phụ cấp, bảo hiểm xã hội, an toàn
lao động vẫn chưa được coi trọng. Chính sách tiền lương chưa được đảm bảo
cho người lao động, đặc biệt là cán bộ, công chức, viên chức. Như vậy mức tiền
lương ở mức trung bình khá trong xã hội, chưa khuyến khích và thu hút người
tài, người làm việc giỏi.
Hầu hết tiền lương trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
nhà nước, cơ chế phân phối tiền lương chưa phân phối theo nguyên tắc thị

trường, còn mang tính bình quân.
* Thứ 2; về hệ thống thang lương, bảng lương.
Hiện nay hệ thống thang lương, bảng lương đã được thu gọn từ hàng chục (
năm 1993) xuống còn 6 hệ thống thang lương, bảng lương. Bao gồm:
- Các thang lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh.
- Các bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh.
- Bảng lương của thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị.
- Bảng lương của Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám
đốc, Kế toán trưởng.
- Bảng lương chuyên gia cao cấp và nghệ nhân.
- Bảng lương viên chức, chuyên môn, nghiệp vụ ở các công ty nhà nước.
Trong đó có quy định doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đàu
tư nước ngoài FDI có trách nhiệm xây dựng thang bảng lương theo tiêu chuẩn,
cấp bậc, chức danh, chuyên môn nghiệp vụ làm cơ sở ký kết hợp đồng lao động
và thỏa ước lao động tập thể.Tuy nhiên các quy định này chưa phù hợp với cơ
chế thị trường vì quan hệ lương tối thiểu- trung bình - tối đa còn mang tính bình
quân. Đặc biệt là thang lương, bảng lương được quy định đối với các công ty
nhà nước chủ yếu áp dụng để đóng bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế chứ chưa theo
cơ chế thị trường.
Trong doanh nghiệp nhà nước đang áp dụng hai thang lương(1 thang lương
6 bậc và một thang lương 7 bậc) chia theo 21 ngành nghề khác nhau. Ngoài ra còn
có các chế độ phụ cấp khu vực, đặc biệt, trách nhiệm, lưu động.... Hệ thống thang
13 13
bảng lương ban hành vẫn chưa dự tính hết được sự phát triển của các ngành nghề,
sự tiến bộ của công nghệ và kỹ thuật của các ngành khi nền kinh tế chuyển sang
nền kinh tế thị trường, mức lương trong các thang lương, bảng lương chỉ chiếm
25- 30% mức lương thực lĩnh của người lao động. Mức lương này chỉ còn giữ vai
trò quan trọng để tính đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và
thực hiện các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động.
Việc xác định phụ cấp lương có sự trùng lặp về các yếu tố của chế độ phụ

cấp với các chế độ phụ cấp khác đã làm giảm tác dụng của chế độ phụ cấp.Ví dụ
như; theo Nghị định 205/2004/ NĐ- CP của Chính phủ ngày 14 tháng 12 năm
2004 quy định về phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp trách nhiệm công việc,
phụ cấp khu vực đèu có chung một hệ số phụ cấp là 0.1- 0.2- 0.3 so với mức
lương tối thiểu chung. Quy định như thế này là quá thấp và có sự trùng lặp giữa
các chế độ phụ cấp đã mất đi tác dụng của nó. Chẳng hạn, một lao động làm việc
trong môi trường độc hại, nguy hiểm thì với mức phụ cấp cao nhất so với múc
lương tối thiểu chung như hiện nay là 260.000, trong đó các chế độ phụ cấp khác
lại cao hơn như phụ cấp thu hút...
Trong Nghị định 205/2004/ NĐ- CP của Chính phủ có sự trùng lặp giữa
bảng B.15 công nhân viên ngành du lịch, dịch vụ quy định mức lương của chức
danh phục vụ bàn, nhưng ở thang lương A1-1 du lịch, dịch vụ khác quy định mức
lương của phục vụ bàn. Ở thang lương A1-1 quy định mức lương bậc 1 của phục
vụ bàn là 391500 đồng nhưng ở bảng lương B15 quy định mức lương bậc 1 phục
vụ bàn là 493000 đồng. Từ đó thấy rằng có sự chồng chéo lẫn nhau giữa hai hệ
thống thang lương, bảng lương quy định về nhân viên phục vụ bàn, điều đó đã
dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng trả lương cho người lao động.
Về quan hệ tiền lương giữa thang lương và bảng lương của khối trực tiếp sản
xuất, giữa lao động nặng nhọc độc hại, có nơi chưa hợp lí đặc biệt bảng lương
B.10 quy định nhân viên trên tàu là lao động nặng nhọc, nguy hiểm xếp loại IV,
bậc cuối cùng của chức danh này có hệ số mức lương 3.17 lại thấp hơn bậc cuối
cùng của tất cả chức danh nhóm 1(lao động bình thường) của thang lương A1 có
hệ số mức lương là 3.60. Sự quy định của pháp luật như vậy đã dẫn đến không
công bằng trong việc trả lương cho người lao động.
14 14
* Thứ ba; doanh nghiệp tự xây dựng thang lương, bảng lương còn
nhiều bất cập.
Gần như 100% các cuộc đình công xảy ra ở các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ trước đến nay đều có
nguyên nhân từ tranh chấp về tiền lương. Trong khi nhà nước chỉ quy định

nguyên tắc và hướng dẫn các phương pháp để các doanh nghiệp tự xây dựng
thang lương, bảng lương nhằm làm cơ sở ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước
lao động tạp thể, xác định đơn giá tiền lương và trả lương cho người lao động.
Nên thực tế đã dẫn đến nhiều tồn tại, bất cập. Ví dụ như, có doanh nghiệp FDI ở
Thừa Thiên Huế đưa ra thang bảng lương mà bậc lương sau cao hơn bậc lương
trước là 5000 đồng, người lao động chỉ tăng lương 3 lần thì lương thực lĩnh cũng
được tăng 15000 đồng.
Bên cạnh đó, các thang lương, bảng lương ở các doanh nghiệp dân doanh
và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên thực tế cũng còn nhiều bất cập
khi pháp luật quy định cho các doanh nghiệp này tự xây dựng thang lương, bảng
lương, cụ thể là: bảng lương chưa có sự phân biệt mức lương bậc một với mức
lương tối thiểu, mức lương công việc có điều kiện lao động bình thường với
công việc nặng nhọc, độc hại, khoảng cách ngạch lương, bậc lương chưa khuyến
khích được người lao động nâng cao trình độ, tay nghề.
Thứ tư, ở Việt Nam hiện nay còn tồn tại nhiều cơ chế tiền lương giữa
các loại hình doanh nghiệp.
Ở Việt Nam hiện nay về thực hiện cơ chế tiền lương chưa tạo ra một sân
chơi chung trong việc trả lương, việc quy định của pháp luật như thế này có sự
phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Điều này
đã dẫn đến những điều bất cập là: Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các
doanh nghiệp trong việc thu hút lao động, và làm giảm đi sự yếu thế của các
doanh nghiệp trong nước.
Ví dụ: Ở Việt Nam vẫn còn hai cơ chế tiền lương cho doanh nghiệp nội địa
và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI. Đó là pháp luật Việt Nam quy
định hai hệ thống mức lương tối thiểu cho hai loại hình doanh nghiệp trên. Nhà
nước chưa tạo một “sân chơi” chung về tiền lương tối thiểu cho các loại hình
15 15

×