Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh phú yên (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 16 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ KIM HẠNH

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
KHAI THÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN
Chuyên ngành: Địa lý học
Mã-số:
60 31 05 01
Demo Version
Select.Pdf
SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN TƯỞNG

Huế, năm 2017

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực,
được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố
trong bất kỳ một công trình nào khác.



Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Hạnh
Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


L ời Cảm Ơn

Lời Cảm Ơn
Để luận văn này đạt kết quả tốt đẹp, tôi đã nhận được sự hỗ trợ,
giúp đỡ của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình. Với tình cảm
sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình
học tập và nghiên cứu đề tài.
Trước hết tôi xin gửi tới các thầy cô khoa Địa lý trường Đại học Sư
phạm Huế lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc.
Với sự quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, đến nay
tôi đã có thể hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo TS.
Nguyễn Tưởng đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt
luận văn này trong thời gian qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Sở văn hóa thể thao và du
lịch Tỉnh Phú Yên, phòng VHTT thị xã Sông Cầu, phòng VHTT huyện
Tuy An, các Khoa Phòng ban chức năng đã trực tiếp và gián tiếp giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Demo
- Select.Pdf

SDK còn hạn chế của một
Với điều kiện
thờiVersion
gian cũng
như kinh nghiệm
học viên, luận văn này không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để có
điều kiện bổ sung, hoàn thiện hơn luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 9 năm 2017
Học viên

Nguyễn Thị Kim Hạnh

iii


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA ........................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ 5
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ 5
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 2

3. Giới hạn của đề tài ............................................................................................... 3
4. Lịch sử nghiên cứu .............................................................................................. 3
5. Các quan điểm nghiên cứu................................................................................... 5

Demo Version - Select.Pdf SDK

6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 7
7. Cấu trúc đề tài ...................................................................................................... 8
NỘI DUNG .................................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ LỄ HỘI
TRUYỀN THỐNG ....................................................................................................... 9
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch và lễ hội truyền thống ................................................... 9
1.1.1. Du lịch............................................................................................................ 9
1.1.2. Lễ hội truyền thống ...................................................................................... 13
1.1.3. Mối quan hệ giữa du lịch và lễ hội truyền thống ......................................... 17
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch lễ hội ................................... 20
1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá lễ hội phục vụ mục đích du lịch ................................ 23
1.2. Cơ sở thực tiễn về du lịch và lễ hội truyền thống .............................................. 24
1.2.1. Tình hình khai thác lễ hội truyền thống phục vụ mục đích du lịch ở một số
nước trên thế giới ................................................................................................... 24

1


1.2.2. Tình hình khai thác lễ hội truyền thống phục vụ mục đích du lịch ở Việt
Nam ........................................................................................................................ 27
CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN ...................................................... 30
2.1. Khái quát chung về tỉnh Phú Yên ...................................................................... 30
2.1.1. Vị trí địa lí .................................................................................................... 30

2.1.2. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................ 30
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội ............................................................. 32
2.1.4. Tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên ................................................................. 36
2.2. Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu có thể khai thác phục vụ phát triễn du lịch
................................................................................................................................... 38
2.2.1. Lễ hội lịch sử cách mạng ............................................................................. 38
2.2.2. Lễ hội tín ngưỡng tôn giáo – văn hóa du lịch .............................................. 40
2.2.3. Lễ hội cầu an theo mùa vụ - Lễ hội văn hóa du lịch; ngành nghề ............... 42
2.2.4. Lễ hội dân gian ............................................................................................ 43
2.3. Hiện trạng khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên

Demo Version - Select.Pdf SDK
...................................................................................................................................
47
2.3.1. Về quy hoạch phát triển lễ hội ..................................................................... 47
2.3.2. Về tổ chức quản lí lễ hội .............................................................................. 49
2.3.3. Về đầu tư tuyến, điểm du lịch lễ hội ............................................................ 50
2.3.4. Về xây dựng sản phẩm du lịch lễ hội .......................................................... 51
2.3.5. Về môi trường du lịch lễ hội ........................................................................ 52
2.3.6. Về cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch lễ hội......................................... 53
2.3.7. Về số lượt khách và doanh thu của du lịch lễ hội ........................................ 54
2.4. Đánh giá hiệu quả thực trạng khái thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du
lịch tỉnh Phú Yên ....................................................................................................... 56
2.4.1. Kết quả đạt được .......................................................................................... 56
2.4.2. Hạn chế, tồn tại ............................................................................................ 58
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế và tồn tại ............................................................ 59

2



CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN
ĐẾN NĂM 2025 .......................................................................................................... 60
3.1. Cơ sở xây dựng các định hướng......................................................................... 60
3.1.1. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 ..................... 60
3.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Phú Yên đến năm 2020 .................. 62
3.1.3. Tầm nhìn phát triển du lịch Phú Yên đến năm 2025 ................................... 65
3.2. Định hướng khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú
Yên ............................................................................................................................ 66
3.2.1. Định hướng về khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị lễ hội truyền
thống ...................................................................................................................... 66
3.2.2. Định hướng kết hợp du lịch lễ hội với các hoạt động du lịch khác ............. 68
3.2.3. Định hướng tổ chức một số tuyến điểm du lịch gắn với lễ hội truyền thống
............................................................................................................................... 68
3.3. Giải pháp thực hiện ............................................................................................ 72
3.3.1. Giải pháp về tổ chức quản lí ........................................................................ 72

Demo
Version
- Select.Pdf SDK
3.3.2. Giải pháp
về vốn
..........................................................................................
73
3.3.3. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch.......................................................... 74
3.3.4. Giải pháp về tiếp thị và mở rộng thị trường ................................................ 77
3.3.5. Giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch lễ hội .......................................... 78
3.3.6. Giải pháp nguồn nhân lực ............................................................................ 79
3.3.7. Giải pháp về xã hội ...................................................................................... 80
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 84
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Nguyên văn

Viết tắt

1

BVHTT

Bộ văn hóa thông tin

2

CHHT – CSVCKT

Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật

3

DL


Du lịch

4

DLLH

Du lịch lễ hội

5

ĐHSP

Đại học sư phạm

6

LH

Lễ hội

7

LHTT

Lễ hội truyền thống

8

KT – XH


Kinh tế - xã hội

9

TNDL

10

SPDL

Sản phẩm du lịch

11

Tr.

Trang

12

VHTT

Văn hóa thể thao

13

VHTTDL

Văn hóa thể thao du lịch


14

UBND

Ủy ban nhân dân

Tài nguyên du lịch
Demo Version - Select.Pdf
SDK

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Điều kiện khí hậu của Phú Yên phục vụ phát triển du lịch lễ hội ............... 31
Bảng 2.2: Phân bố dân cư trong tỉnh Phú Yên năm 2015 ............................................ 33
Bảng 2.3: Tổng hợp lễ hội có quy mô lớn được tổ chức thường xuyên tại Phú Yên .. 50
Bảng 2.4: Cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Phú Yên từ năm 2011 đến năm 2016 ......... 53
Bảng 2.5: Doanh thu du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2010 – 2016 ............................. 55
Bảng 3.1: Dự báo khách du lịch đến Phú Yên thời kì 2017 – 2020 ............................ 64
Bảng 3.2: Dự báo chỉ tiêu về doanh thu du lịch .......................................................... 65

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tình hình dân số Phú Yên từ năm 2010 – 2016 ...................................... 33
Biểu đồ 2.2: Tình hình khách du lịch đến tỉnh Phú Yên giai đoạn 2010 – 2016 ......... 55

Demo Version - Select.Pdf SDK

DANH MỤC CÁC HÌNH
1. Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Phú Yên

2. Hình 2.2. Bản đồ tài nguyên lễ hội tỉnh Phú Yên
3. Hình 3.1. Bản đồ định hướng tuyến điểm lễ hội tỉnh Phú Yên

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, ngành du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống
văn hóa – xã hội của con người và rất có ý nghĩa lớn đối với hoạt động KT - XH
của nhiều nước trên thế giới.
Khi nền kinh tế phát triển mạnh làm cho nhu cầu người dân tăng lên, đặc biệt
là nhu cầu về du lịch. Du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế quan
trọng của nhiều nước trên thế giới. Khi du lịch phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển
của các ngành kinh tế khác, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế của các vùng, địa
phương, khu vực và lãnh thổ trên toàn thế giới. Đối với nhiều quốc gia ngành du
lịch đã đóng góp khá lớn cho nền kinh tế quốc dân, là ngành kinh tế mang tính
chiến lược trong phát triển KT - XH.
Với xu thế chung của thế giới, du lịch nước ta đang có những bước phát triển
ngày càng vượt bậc. Ngành du lịch Việt Nam đang dần khai thác nhiều tiềm năng
du lịch có hiệu quả. Tính đến năm 2015, du lịch Việt Nam đã thu hút được 7,9 triệu

Demo Version - Select.Pdf SDK

lượt khách quốc tế, phục vụ 57 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch đạt
337,83 nghìn tỉ đồng.
Với vị trí nằm trong khu vực Thái Bình Dương, Việt Nam có điều kiện thuận
lợi về kinh tế và giao lưu quốc tế với các nước, có nhiều cảnh quan đẹp và các giá
trị nhân văn phong phú trong đó có văn hóa lễ hội đã sớm hòa nhập vào trào lưu
phát triển du lịch của khu vực và trên thế giới. Lễ hội truyền thống là loại hình sinh

hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của con người được hình thành và phát triển lâu
dài trong quá trình lịch sử. Người Việt Nam từ hàng ngàn đời nay có truyền thống
“Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của
cộng đồng, tôn vinh những hình tượng thiêng liêng, được định danh là những vị
“Thần” - những người có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại. Lễ hội là sự
kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần đối với cộng đồng, dân tộc.
Hòa với xu thế chung đó Phú Yên là tỉnh duyên hải miền trung, phía Bắc
giáp với tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa là hai tỉnh có tiềm năng về

1


du lịch. Với tiềm năng về tài nguyên và đặc điểm thuận lợi của vị trí đã tạo cho Phú
Yên những lợi thế căn bản phát triển kinh tế, trong đó ngành du lịch đang dần trở
thành ngành mũi nhọn và đóng góp ngày càng nhiều trong cơ cấu GDP của tỉnh.
Phú Yên không chỉ nổi tiếng về các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử mà còn
được biết đến bởi các lễ hội nói chung và lễ hội truyền thống nói riêng mang đậm
bản sắc văn hóa dân tộc tạo điều kiện để du lịch Phú Yên phát triển.
Tuy nhiên, hoạt động du lịch của tỉnh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng
vốn có. So với các tỉnh lân cận, hiện trạng khai thác tài nguyên của tỉnh còn thấp,
nhiều tài nguyên chưa được quan tâm khai thác, phát triển đúng mức, đặc biệt là
việc định hướng khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch của Phú
Yên vẫn chưa được thực sự quan tâm, đầu tư đúng mức đáp ứng nhu cầu du khách
trong nước cũng như du khách quốc tế khi đến Phú Yên.
Xuất phát từ nhận thức trên và yêu cầu của thực tiễn cho thấy việc nghiên
cứu đánh giá hiện trạng khai thác các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch tỉnh Phú
Yên từ đó đưa ra định hướng khai thác các lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du
lịch Phú YênDemo
là cấp thiết.
Chính- vì

thế tôi mạnhSDK
dạn chọn đề tài: “ Nghiên cứu hiện
Version
Select.Pdf
trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh
Phú Yên” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu hiện trạng khai thác lễ hội truyền thống tỉnh Phú Yên, để xây
dựng định hướng khai thác các lễ hội truyền thống có hiệu quả nhằm góp phần thúc
đẩy du lịch Phú Yên phát triển nhanh, hợp lí và bền vững.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch và lễ hội truyền
thống.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát
triển du lịch tỉnh Phú Yên.
- Xây dựng định hướng và đề xuất một số giải pháp khai thác, phát triển các
hoạt động lễ hội truyền thống nhằm phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên.

2


3. Giới hạn của đề tài
3.1. Về nội dung
Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống phục vụ
phát triển du lịch tỉnh Phú Yên.
3.2. Về không gian
Tỉnh Phú Yên.
3.3. Về thời gian
Nghiên cứu hiện trạng từ 2010 - 2016, xây dựng định hướng phát triển đến

năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025
4. Lịch sử nghiên cứu
4.1. Ở Việt Nam
Nói đến lễ hội ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về lễ hội
truyền thống. Cụ thể:
- Năm 1984, Đặng Văn Lung và Thu Linh đã công bố công trình “Lễ hội
truyền thống và hiện đại”. Sau khi nhìn lại mấy vấn đề về quá trình phát triển của lễ
hội, hai tác giả
đã giành
cả 5 chương
còn lại đểSDK
tìm hiểu đặc trưng và chức năng của
Demo
Version
- Select.Pdf
lễ hội (chương 2), Cấu trúc lễ hội (chương 3), Lễ hội với đời sống (chương 4), Lễ
hội trong thời đại chúng ta (chương 5), Tìm hiểu phương pháp tổ chức lễ hội
(chương 6). Mặc dù các tác giả còn đồng nhất 2 phạm trù lễ hội truyền thống và lễ
hội đương đại, song chuyên luận này vẫn được coi là loại công trình được công bố
đầu tiên về lễ hội. [9,tr.6]
- Bên cạnh đó còn có một số đề tài nghiên cứu về lễ hội: “Lễ hội cổ truyền”
(2005) của tác giả Lê Trung Vũ; “Lễ hội dân gian Việt Nam” của tác giả Vương
Tuyển (2009); “Định hướng khai thác lễ hội của dân tộc Chăm, tỉnh Ninh Thuận
phục vụ mục đích du lịch” của Trần Ngọc Sơn (2007), luận văn thạc sỹ Địa lý, Đại
học sư phạm Huế; “Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở
An Giang” của Hồ Thị Đào (2012), luận văn thạc sĩ du lịch, Đại học khoa học xã
hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội; “Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại
Huế” của Đặng Hùng Sơn (2012), luận văn thạc sĩ du lịch, Đại học khoa học xã hội
và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội; “Nghiên cứu lễ hội truyền thống phục vụ


3


phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế”, của Dương Thị Hàn Ny (2012), luận văn
thạc sĩ Địa lý, Đại học sư phạm Huế; “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch lễ
hội huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế”, của Trần Thị Ái Vân (2016), luận văn
thạc sĩ Địa lý, Đại học sư phạm Huế.
Hội thảo nghiên cứu về lễ hội: “Hội thảo công tác quản lí lễ hội dân gian”
do thanh tra Bộ văn hóa – thể thao và du lịch, hội di sản văn hóa Việt Nam tổ chức
ngày 02/06/2010 tại thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Hội thảo đã xác định
mục đích là đánh giá thực trạng công tác tổ chức quản lý lễ hội ở nước ta hiện nay,
từ đó tìm nguyên nhân của những mặt làm được và những mặt chưa làm được, tồn
tại trong tổ chức và quản lý lễ hội ở nước ta trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề
xuất kiến nghị và đưa ra giải pháp góp phần làm tốt hơn nữa công tác tổ chức và
quản lý lễ hội trong thời gian tới.
4.2. Ở Phú Yên
Nhiều tư liệu, bài viết nghiên cứu các khía cạnh khác nhau về du lịch và du
lịch lễ hội đã được đề tài tham khảo như:
“Tài liệu
giớiVersion
thiệu các -thắng
cảnh cũng
như các điểm du lịch tiêu biểu trên
Demo
Select.Pdf
SDK
địa bàn tỉnh Phú Yên”, Sở thương mại và du lịch Phú Yên, 2004.
“Cẩm nang xúc tiến thương mại và du lịch Phú Yên”, Sở thương mại và du
lịch Phú Yên, 2006.
“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Phú Yên giai đoạn đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2025”, Sở văn hóa thể thao và du lịch, 2012. Đề tài nghiên cứu
đặc trưng của tài nguyên du lịch, thực trạng phát triển du lịch Phú Yên đến năm
2020 và đưa ra các giải pháp phát triển du lịch đến năm 2025.
“Chương trình hành động của tỉnh ủy về đầu tư phát triển đưa du lịch trở
thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh giai đoạn 2016-2020”, (2016), Tỉnh ủy
Phú Yên, Phú Yên.
“Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 - 2015”, (2012),
UBND tỉnh Phú Yên, Phú Yên.
Ngoài ra có nhiều luận văn nghiên cứu về hiện trạng và giải pháp phát triển du
lịch tại Phú Yên như: “Nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Phú Yên

4


nhằm đề xuất giải pháp phát triển bền vững”, (2009), Trần Thị Diệu, luận văn thạc sĩ
khoa học Địa lí, Đại học Khoa học Huế; “Đề xuất giải pháp phát triển bền vững du
lịch sinh thái Phú Yên”, Nguyễn Trần Liên Hương, (2009), luận văn thạc sĩ, Đại học
quốc gia TP Hồ Chí Minh; “Nghiên cứu phát triển các điểm, tuyến du lịch tỉnh Phú
Yên”, (2013), Lâm Thị Thúy Phượng, luận văn thạc sĩ địa lí, ĐHSP Huế; “Tổ chức
lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Yên”,(2014),Trần An Vinh, luận văn thạc sĩ địa lí, ĐHSP
TP Hồ Chí Minh;“Phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên”, (2016), Lê Văn
Đáng, Luận văn thạc sĩ du lịch, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc
gia Hà Nội.
Một số tạp chí liên quan đến lễ hội Phú Yên: “Đặc sắc lễ hội miền biển và
sông nước Phú Yên”, (2013), Tạp chí quê hương;“Phú Yên nhộn nhịp lễ hội truyền
thống sông nước Đà Nông”, (2016), Tạp chí tiêu dùng; “Cầu ngư – lễ hội truyền
thống đặc sắc ở miền biển Phú Yên”, (2016), Tạp chí tri thức Phú Yên.
Như vậy các đề tài, các công trình nghiên cứu về du lịch nói chung và du lịch
lễ hội nói riêng ở tỉnh Phú Yên rất có giá trị về mặt khoa học và có tính ứng dụng
thực tiễn cao,Demo

đóng góp
rất lớn -trong
việc đánhSDK
giá tiềm năng và phát triển cũng như
Version
Select.Pdf
quảng bá cho du lịch tỉnh Phú Yên. Các công trình đều đi vào những khía cạnh nhất
định tuy nhiên các công trình nghiên cứu này chủ yếu chuyên sâu vào nghiên cứu
tiềm năng, thực trạng mà chưa có định hướng cụ thể nào nhằm khai thác tiềm năng
tài nguyên du lịch lễ hội để phục vụ phát triển du lịch có hiệu quả. Hơn nữa hiện tại
chưa có một công trình nghiên cứu nào đánh giá trực tiếp về tiềm năng, hiện trạng
khai thác cũng như định hướng, giải pháp khai thác lễ hội truyền thống phục vụ
phát triển du lịch của tỉnh Phú Yên.
5. Các quan điểm nghiên cứu
5.1. Quan điểm hệ thống
Các đối tượng địa lí trong thế giới khách quan đều có mối quan hệ chặt chẽ,
tác động qua lại và chi phối lẫn nhau. Lễ hội truyền thống là một bộ phận không thể
tách rời văn hóa của một dân tộc, nó được gìn giữ, chọn lọc qua bao thế hệ. Thông
qua các hoạt động lễ hội để biểu hiện nét văn hóa, tính nhân văn của một cộng đồng
người. Vì vậy quá trình nghiên cứu phải có tính hệ thống.

5


5.2. Quan điểm tổng hợp
Du lịch là hoạt động tổng hợp, chịu tác động của rất nhiều yếu tố như tự nhiên,
văn hóa, lịch sử, con người có mối quan hệ qua lại mật thiết, gắn bó với nhau một cách
hoàn chỉnh theo từng sự phân công chức năng. Khi nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội
tại Phú Yên cần nghiên cứu tất cả các hoạt động, xem xét trong mối quan hệ tổng thể
các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường, từ đó tìm ra vấn đề giải quyết.

5.3. Quan điểm lãnh thổ
Đối tượng nghiên cứu phân bố trên phạm vi không gian nhất định và có
những đặc trưng lãnh thổ riêng nên có sự phân hoá về mặt không gian. Khi nghiên
cứu du lịch cũng như nghiên cứu lễ hội truyền thống cần gắn liền với lãnh thổ
nghiên cứu. Các lễ hội truyền thống được nghiên cứu trên cơ sở đặt mối quan hệ
tổng thể giữa các yếu tố, các hợp phần tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội.
5.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Phân tích số liệu, tư liệu trong các thời điểm nhất định để nghiên cứu hiện
trạng phát triển làm cơ sở định hướng khai thác tài nguyên phù hợp với sự vận động
của quy luật Demo
tự nhiênVersion
và quy luật
xã hội.
- Select.Pdf
SDK
Nghiên cứu quan điểm lịch sử - viễn cảnh nhằm tìm hiểu nguồn gốc phát
sinh, lịch sử khai thác, quá trình hoạt động của các lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Từ đó phân tích sự hình thành và phát triển du lịch lễ hội trong xu thế hội nhập nền
kinh tế thế giới và hoàn cảnh thực tế của tỉnh Phú Yên.
5.5. Quan điểm phát triển bền vững
Đây là quan điểm có ý nghĩa đặc thù trong nghiên cứu địa lí kinh tế. Các hoạt
động du lịch phải đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các mặt kinh tế, xã hội và môi
trường. Phát triển du lịch lễ hội không làm phá vỡ cảnh quan môi trường, không làm
thay đổi bản sắc của dân tộc, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương, đồng
thời góp phần bảo tồn và tôn tạo các giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội.
Vì vậy, khi nghiên cứu hiện trạng và đưa ra những định hướng, giải pháp
chúng ta cần phải gắn liền với các nguyên tắc phát triển bền vững nhằm khai thác lễ
hội truyền thống theo hướng có lợi nhất nhưng vẫn đảm bảo tính kế thừa, tính lâu
dài và ổn định.


6


6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Đây là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong quá
trình nghiên cứu. Tiến hành thu thập tài liệu, điều tra những nguồn tư liệu có liên
quan đến đề tài thông qua sách báo, các báo cáo của các cơ quan chuyên ngành từ
các cấp, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các trang web giúp cho việc
nghiên cứu dễ dàng, đạt được mục tiêu đề ra.
6.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Căn cứ nguồn tài liệu thu thập được liên quan đến đề tài nghiên cứu, phân
chúng thành từng loại, nhóm dữ liệu để hiểu chúng một cách chi tiết, đầy đủ và
chọn lọc ra các thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài. Tiến hành liên kết từng
mặt, từng bộ phận các thông tin ấy lại một cách khoa học cụ thể từ đó đạt được mục
tiêu đề ra.
6.3. Phương pháp thực địa
Đề tài nghiên cứu bao giờ cũng xuất phát từ thực tiễn, do đó việc tìm hiểu,
khảo sát thực
tế là hoạt
động cần
thiết giúp người
Demo
Version
- Select.Pdf
SDK nghiên cứu hiểu rõ hơn những
thuận lợi, khó khăn cũng như những vấn đề cần giải quyết trong đề tài nghiên cứu
của mình, tránh được sự chủ quan, áp đặt. Qua đó giúp việc vận dụng kết quả
nghiên cứu vào thực tế một cách nhanh chóng, dễ dàng. Áp dụng phương pháp này
điều tra thực địa một số lễ hội tiêu biểu như: Lễ hội cầu ngư, lễ hội đầm Ô Loan, lễ

hội đền thờ Lê Thành Phương, lễ hội đua ngựa ở An Xuân…
6.4. Phương pháp thống kê
Các nguồn tư liệu, số liệu nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn khác
nhau, sử dụng phương pháp thống kê để tiến hành chọn lọc, phân loại, sắp xếp và
xử lý có hệ thống phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
6.5. Phương pháp ản đ , biểu đ
Bản đồ, biểu đồ là phương pháp đặc trưng trong khoa học địa lí. Trong hoạt
động du lịch, bản đồ là một phương tiện không thể thiếu, bản đồ vừa là nguồn cung
cấp thông tin, vừa là phương tiện giúp người nghiên cứu thể hiện một số kết quả
nghiên cứu. Phương pháp này cho phép tiến hành thu thập các bản đồ hiện trạng tài

7


nguyên du lịch, bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng cơ sở hạ tầng, tiến hành phân
tích và đánh giá tiềm năng du lịch phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Việc trình bày số liệu trên biểu đồ là rất cần thiết vì nó thể hiện một cách trực
quan và sinh động giúp cho người đọc dễ dàng thấy được sự thay đổi, chuyển biến của
ngành du lịch tỉnh Phú Yên cũng như so sánh giữa du lịch Phú Yên với các khu vực
khác
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và lễ hội truyền thống.
Chương 2: Hiện trạng khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch
tỉnh Phú Yên.
Chương 3: Định hướng khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du
lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.

Demo Version - Select.Pdf SDK


8



×