Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết đỗ bích thúy (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.24 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LƢU THỊ NHUNG

THẾ GIỚI BIỂU TƢỢNG
TRONG TIỂU THUYẾT ĐỖ BÍCH THÚY

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Demo Version - Select.Pdf SDK

Mã số: 60220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS-TS. HOÀNG THỊ HUẾ

THỪA THIÊN HUẾ, NĂM 2017

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng
tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất cứ một công
trình nào khác.
Học viên



Lƣu Thị Nhung

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


Được sự phân công của khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Huế và
giáo viên hướng dẫn PGS.TS Hoàng Thị Huế. Tôi đã thực hiện và hoàn thành
đề tài “Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy”.
Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Hoàng Thị
Huế, người đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Đồng thời, xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, những người đã đem lại cho tôi
những kiến thức bổ trợ vô cùng hữu ích trong những năm học vừa qua. Tôi
cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại
học, Đại học sư phạm Huế – Đại học Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình
họcVersion
tập.
Demo
- Select.Pdf SDK
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
luôn giúp đỡ, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Huế, ngày 25 tháng 9 năm 2017
Học viên
Lƣu Thị Nhung

iii



MỤC LỤC
Trang phụ bìa ............................................................................................................. i
Lời cam đoan .............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. i
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài .....................................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................9
5. Đóng góp của luận văn ............................................................................................9
6. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................10
NỘI DUNG ..............................................................................................................11

CHƢƠNG 1. KHÁI LƢỢC VỀ BIỂU TƢỢNG, HÀNH TRÌNH SÁNG
TẠO VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA ĐỖ BÍCH THÚY ............ 11
Demo
Select.Pdf
SDK
1.1. Giới thuyết
kháiVersion
niệm biểu-tượng
......................................................................
11
1.1.1. Biểu tượng ....................................................................................... 11
1.1.2. Biểu tượng văn hóa ......................................................................... 13
1.1.3. Biểu tượng trong văn học................................................................ 15
1.2. Hành trình sáng tạo và quan niệm nghệ thuật của Đỗ Bích Thúy .....................17


1.2.1. Hành trình sáng tạo của Đỗ Bích Thúy........................................... 17
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật của Đỗ Bích Thúy....................................... 22
CHƢƠNG 2. CÁC DẠNG THỨC

BIỂU TƢỢNG TRONG TIỂU

THUYẾT ĐỖ BÍCH THÚY ......................................................................... 30
2.1. Những biểu tượng chuyển tải ước mơ, khát vọng về cuộc đời và tình yêu .......30

2.1.1. Biểu tượng cánh chim ..................................................................... 30
2.1.2. Biểu tượng cây cột đá ..................................................................... 36
2.1.3. Biểu tượng hoa anh túc ................................................................... 40
2.2. Những biểu tượng chuyển tải sự giao thao, khúc xạ văn hóa ............................47

1


2.2.1. Biểu tượng cây sồi .......................................................................... 47
2.2.2. Biểu tượng sông, suối ..................................................................... 54
2.2.3. Biểu tượng Vùng đất Hà Nội .......................................................... 58
CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG BIỂU TƢỢNG TRONG
TIỂU THUYẾT ĐỖ BÍCH THÚY .............................................................. 66
3.1. Không gian, thời gian nghệ thuật .......................................................................66

3.1.1. Không gian nghệ thuật .................................................................... 66
3.1.1.1. Không gian hiện thực đời thường .......................................... 66
3.1.1.2. Không gian tâm tưởng ........................................................... 70
3.1.2. Thời gian nghệ thuật ....................................................................... 72
3.1.2.1. Thời gian đồng hiện ............................................................... 72

3.1.2.2. Thời gian hồi ức ..................................................................... 75
3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật ...................................................................78

3.2.1. Ngôn ngữ nghệ thuật ....................................................................... 78
3.2.1.1. Ngôn ngữ đậm màu sắc văn hóa ............................................ 78
Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
3.2.1.2.
Ngôn
ngữ giàu
hình ảnh .........................................................
82

3.2.2. Giọng điệu nghệ thuật ..................................................................... 86
3.2.2.1. Giọng điệu cảm thương, xót xa.............................................. 86
3.2.2.2. Giọng điệu triết lý .................................................................. 89
KẾT LUẬN ..............................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................97

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. “Văn hóa là những gì còn lại khi ta quên đi tất cả, là cái còn thiếu khi ta đã
học tất cả” (Edouard Herriot). Nhận thấy phạm vi vô cùng rộng lớn của văn hóa nên
trong những năm trở lại đây, văn hóa đã trở thành đối tượng thu hút được sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn học. Biểu tượng là một yếu tố của văn hóa mà văn

học lại là một nhân tố quan trọng cấu thành nên văn hóa, bởi vậy nghiên cứu biểu
tượng dưới góc độ văn học, tiến hành giải mã nó sẽ là một “cách đọc”, hướng đi đúng
đắn để nghiên cứu sự vận động và phát triển của văn học đương đại. Đồng thời với
cách tiếp cận mang tính chất gợi mở này, nó góp phần đề cao vai trò “đồng sáng tạo”,
phát huy trí tưởng tượng của người đọc, nâng “tầm đón nhận” của người đọc lên một
mức cao hơn. Đây là cách tiếp cận phù hợp với nền văn học hiện nay.
1.2. Từ năm 1975 đến nay, đất nước ta đã bước sang một giai đoạn mới, nền
văn học cũng có những bước chuyển mình nhanh chóng. Văn xuôi đã có những
khởi sắc, bên cạnh các thể loại truyện ngắn, tản văn, tạp văn... phát triển mạnh mẽ,
tiểu thuyết lúc này cũng vươn lên, khẳng định vị trí trung tâm của mình trong nền

Demo Version - Select.Pdf SDK

văn học đương đại. Một lực lượng không nhỏ các nhà văn đã bị thu hút, muốn thử
sức với thể loại này, trong đó tiểu thuyết của các nhà văn nữ là một bộ phận đáng
chú ý. Họ đã nhanh nhạy, táo bạo trong cách viết, tạo nên một luồng sinh khí mới,
có thể kể đến các tác giả tiêu biểu như Phạm Thị Hoài, Dạ Ngân, Y Ban, Lý Lan,
Thuận, Nguyễn Ngọc Tư... trong đó nổi bật là “người đàn bà viết văn từ dòng Nho
Quế” Đỗ Bích Thúy.
Đỗ Bích Thúy là một nhà văn quân đội, sinh ra và lớn lên ở Hà Giang. Các
sáng tác của chị chủ yếu tập trung viết về đề tài miền núi, ngay từ các sáng tác đầu
tay chị đã đạt được nhiều giải thưởng quan trọng về đề tài này. Bằng cách viết dung
dị, nhẹ nhàng mà không kém phần hóm hỉnh sâu sắc, tài năng và phong cách nghệ
thuật của chị đã được khẳng định qua hàng loạt các tác phẩm thuộc nhiều thể loại,
nhất là về thể loại truyện ngắn đã gây được tiếng vang lớn. Mặc dù vậy, đến với thể
loại tiểu thuyết, mới thực sự mở ra một bước ngoặt lớn, đánh dấu bước tiến quan
trọng trong sự nghiệp văn chương của chị. Bóng của cây sồi, Cánh chim kiêu hãnh,

3



Cửa hiệu giặt là hay gần đây nhất là Chúa đất là những cuốn tiểu thuyết gây ấn
tượng sâu sắc trong lòng độc giả, nó mở ra một thế giới nghệ thuật mới, đan xen bởi
nhiều âm thanh của cuộc sống. Nếu như ở ba cuốn tiểu thuyết Bóng của cây sồi,
Cánh chim kiêu hãnh, Chúa đất là điểm nhìn về Hà Giang trong quá khứ và hiện tại
thì Cửa hiệu giặt là lại mở ra một điểm nhìn mới về một Hà Nội giản dị, thanh lịch
và giàu tình người.
Ở lĩnh vực tiểu thuyết, Đỗ Bích Thúy đã có đóng góp không nhỏ cho nền văn
học Việt Nam. Từ những lí do đó, chúng tôi chọn đề tài “Thế giới biểu tượng trong
tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy”. Với việc giải mã các tác phẩm dưới góc nhìn biểu
tượng, chúng tôi mong góp thêm một tiếng nói, một góc nhìn riêng đồng thời cũng
khẳng định những nỗ lực trên hành trình sáng tạo của nhà văn.
2. Lịch sử vấn đề
Đỗ Bích Thúy đến với văn chương là ở cái duyên với nghiệp văn, và còn ở cả
tài năng của một tâm hồn văn chương được biểu hiện từ rất sớm. Chị từng sáng tác
và gửi bài cho báo Tiền Phong từ năm 19 tuổi với tác phẩm đầu tay là Chuỗi hạt
cườm màu xám và đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc. Từ đó đến nay, trải

Version
- Select.Pdf
qua một quáDemo
trình sáng
tạo không
ngừng nghỉ,SDK
chúng tôi nhận thấy các sáng tác của
chị được giới phê bình đánh giá rất cao, trong đó tiểu thuyết là thể loại được lưu tâm
bàn luận.
2.1. Những bài báo, công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy
nói chung
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, với thể loại tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy đã

cho xuất bản bốn tác phẩm: Bóng của cây sồi, Cánh chim kiêu hãnh, Cửa hiệu giặt
là và Chúa đất. Khi xuất bản, các tác phẩm đều thu hút sự quan tâm đặc biệt của
độc giả và các nhà phê bình văn học.
Bóng của cây sồi là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Đỗ Bích Thúy. Nội dung
truyện xoay quanh sự thay đổi của thung lũng Lao Chải cùng với số phận của những
con người sống ở nơi đây. Với tác phẩm này, tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền đã cảm
nhận rõ Đỗ Bích Thúy là một nhà văn rất nặng nợ với quê hương trong bài viết
“Bóng của cây sồi”: “Phải sống, cảm nhận sâu sắc đời sống, tâm hồn người dân

4


miền núi, hiểu đồng bào như hiểu mình mới có được những dòng như vậy - những
dòng như viết cho chính mình, cho dân tộc mình chứ không phải đứng trong vai dân
tộc khác nhìn vào” [35]. Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Hoàng Linh Giang trong bài
viết “Bóng của cây sồi” cũng đánh giá cao Đỗ Bích Thúy: “Thêm một lần nữa nữ
nhà văn quân đội đã chứng tỏ sự hiểu biết, gắn bó của mình đối với cuộc sống của
những người Tày, người Dao ở vùng cực Bắc Hà Giang” [32], khi đã có một cái
nhìn trực diện viết về cuộc sống hôm nay của vùng đất Lao Chải trước những tác
động của nền kinh tế thị trường. Với tác phẩm đầu tay, Đỗ Bích Thúy đã gây ấn
tượng sâu sắc với bạn đọc bởi những tình cảm chân thành và giản dị mà nhà văn gửi
vào từng trang viết.
Tiểu thuyết Cánh chim kiêu hãnh tiếp tục mạch nguồn về đề tài dân tộc và
miền núi mà nhà văn Đỗ Bích Thúy đã dày công tạo dựng trong hành trình sáng tạo
của mình. Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên viết về đề tài lịch sử của nhà văn. Tác
phẩm khi ra mắt đã được các nhà phê bình và độc giả đánh giá rất cao. Nhà văn
Nguyễn Văn Thọ nhận xét: “Cánh chim kiêu hãnh một lần nữa vượt cạn, đưa vị trí
của nhà văn quân đội này tiến tới những cung bậc mới, làm sáng tỏ hơn một nhà

Demo

Version
Select.Pdf
văn chuyên viết
về những
vùng- rừng
núi phía SDK
Bắc, Việt Bắc, đóng góp cho văn học
một sự sáng tạo trong tâm thức hết sức khiêm cung và chủ âm khai thác một vùng bí
ẩn” [55]. Tác giả Đỗ Ngọc Yên nhận định đây là một cuốn sách không dày nhưng
ẩn chứa nhiều giá trị sâu sắc trong bài viết “Cánh chim non nơi cổng trời biên
cương Tổ quốc”.Tác phẩm đã đem lại một vốn hiểu biết phong phú về lịch sử Hà
Giang, đặc biệt là giúp thế hệ trẻ hôm nay, những người được sinh ra và lớn lên
trong hòa bình, độc lập tự do của đất nước, “hình dung ra được phần nào những khó
khăn vất vả, những hy sinh xương máu trong thời kì gây dựng phong trào cách
mạng chống thực dân Pháp và Nhật ở mảnh đất địa đầu Tổ quốc đầu những năm 40
của thế kỉ XX” và “nó còn giúp ta hiểu biết thêm nhiều phong tục tập quán người
Mông, đặc biệt là những cảnh sắc núi rừng vùng biên cương cực bắc Tổ quốc đẹp
đến nao lòng” [63]. Có thể nói, với một đề tài khá xương xẩu, Đỗ Bích Thúy đã
không làm cho bạn đọc thất vọng và đây thực sự là một cuốn sách đáng để đọc
trong thời buổi loạn sách như hiện nay.

5


Vốn được coi là nhà văn của vùng núi cao nguyên Hà Giang, các tác phẩm của
Đỗ Bích Thúy thường viết về đề tài, bối cảnh miền núi. Cửa hiệu giặt là là cuốn
tiểu thuyết đầu tiên viết về Hà Nội, đánh dấu sự chuyển dịch từ đề tài miền núi sang
đô thị trong sáng tác của chị. Tác phẩm được lấy cảm hứng từ những cảm xúc, hoài
niệm trong ngày đầu sống tại thủ đô. Khi ra mắt Cửa hiệu giặt là được coi là “bức
tranh Hà Nội bằng văn xuôi”, “cuốn hộ khẩu thành phố của Đỗ Bích Thúy” [30].

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh chia sẻ Đỗ Bích Thúy đã thích ứng rất nhanh với Hà
Nội qua tác phẩm này khi đã đem đến cho người đọc “sự yêu đời, vui tươi và hóm
hỉnh” và nhận định đây là “một tác phẩm chúng ta không thể bỏ qua” [53].
Mười tám năm gắn bó với Hà Nội, sau những bước chuyển vùng sáng tác về
đô thị, Đỗ Bích Thúy lại tiếp tục quay về với đề tài vốn gắn bó máu thịt - miền núi,
nơi luôn khiến ngòi bút của chị thăng hoa với tác phẩm Chúa đất. Đây là cuốn tiểu
thuyết được sáng tác trong thời gian không dài nhưng lại được các nhà phê bình,
giới văn chương đánh giá cao. Trong bài viết “Đỗ Bích Thúy viết tiểu thuyết trong
vòng 17 ngày”, nhà văn Sương Nguyệt Minh đánh giá văn chương của Thúy “có sự
óng ánh, mượt mà, tới nay chị đã bớt độ lóng lánh nhưng sâu sắc hơn” [58].

- Select.Pdf
Trong Chúa Demo
đất, chị Version
“tạo ra một
hệ thống nhânSDK
vật, mỗi nhân vật một cá tính riêng
biệt, phức tạp” và khẳng định “văn học miền núi không có những Nguyên Ngọc,
Ma Văn Kháng, Đỗ Bích Thúy thì sẽ thiếu vắng biết bao vì họ làm đẹp hơn, sang
hơn cho văn học đề tài miền núi” [58]. Bên cạnh đó nhà phê bình Bùi Việt Thắng
nhận định đây là một tác phẩm hấp dẫn gây ám ảnh cho người đọc trong bài viết
“Chúa đất - Giấc mơ làm người bình thường” khi đã chỉ ra được thành công của Đỗ
Bích Thúy trong việc phục dựng thành công một truyền thuyết cách đây 200 năm
bằng “ngôn từ tiểu thuyết trong một hình hài sinh động” và đề cao “trí tưởng tượng
mãnh liệt, năng lực hư cấu vượt trội của nhà văn” [25] để cho ra đời một tác phẩm
xuất sắc đến như vậy.
Có thể nhận thấy, các bài báo và ý kiến trên đây đều điểm qua những nét cơ
bản về tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy, đồng thời cũng thể hiện sự trân trọng đối với
những đóng góp của chị cho nền văn học đương đại nước nhà. Tuy nhiên, các ý
kiến và đánh giá ở trên đều dừng lại ở cấp độ giới thiệu sách.


6


2.2. Những bài báo, công trình nghiên cứu về biểu tƣợng trong tiểu thuyết Đỗ
Bích Thúy nói riêng
Trong bài thảo luận sách văn học “Bóng của cây sồi” đăng trên trang
ngày 03/12/2013 biểu tượng cây sồi đã được nhắc
đến như một phần cuộc sống của Lao Chải: “Đây là những câu chuyện xoay quanh
cuộc sống của những người Dao ở thung lũng Lao Chải - nơi có rất nhiều sồi, sồi
mọc khỏe khoắn và kiêu hãnh từ rừng đại ngàn trở ra cho đến sát với những nương
đồi trồng lúa và sắn. Sồi là một phần cuộc sống của Lao Chải” [33]. Cũng trong bài
viết này thông qua cuộc đời các nhân vật Phù, Kim, Mai, Nhi, Cường, tác giả cũng
chỉ ra được “những trăn trở, giằng xé của Lao Chải trên con đường thay da đổi thịt.
Sức mạnh của đồng tiền và những giá trị vật chất đã giúp người dân ở đây ngày
càng đi lên hay đem theo những bi kịch buồn đến xót xa?” [33]. Tác giả Nguyễn
Thị Thu Hiền trong bài viết “Bóng của cây sồi” đã đi sâu phân tích nhân vật Phù.
Đặt lên vai nhân vật trách nhiệm của một trưởng thôn trong thời đại mới, cùng với
những giằng xé trong tình cảm cá nhân, để rồi đi đến kết luận “Phù là một cây sồi
khỏe được mọc trong những cánh rừng rậm rạp” [35].Tác giả bài báo đã nhắc tới

Demo
Select.Pdf
biểu tượng cây
sồi vàVersion
chọn cách- phân
tích biểuSDK
tượng gắn liền với nhân vật Phù, đây
là một cách tiếp cận hợp lý, mang nhiều tính chất gợi mở.
Trong bài viết “Câu chuyện về tình yêu và cái chết” (in ở cuối tiểu thuyết

Cánh chim kiêu hãnh), một cuốn tiểu thuyết dày gần 200 trang, nhà văn Nguyễn
Văn Thọ đã có những đánh giá khái quát về mặt nội dung, nghệ thuật của cuốn tiểu
thuyết này: “Tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy trên nền tảng “cái đi qua của lịch sử”, dựng
nên câu chuyện như thế, với khá nhiều nhân vật gần gũi với đời sống chưa xa, lại
thổi vào đó không khí của một thời, trong lối dẫn những chi tiết mang đậm tính sắc
tộc, văn hóa vùng miền, những nếp sinh hoạt, ăn ở, tâm lí và biểu hiện tâm lí khá lạ
với độc giả quen thưởng thức văn hóa vùng xuôi” [55]. Đồng thời tác giả cũng nhấn
mạnh tất cả điều đó được kết dẫn bằng hình tượng cái chết của nhân vật Mai, “trong
cận kề cái chết là giấc mơ hóa thân thành loài chim đại bàng kiêu hãnh của một cô
gái tưởng như giun dế, như chó ngựa ở thân phận tôi đòi” [55]. Như vậy, biểu tượng
cánh chim đã được nhà văn Nguyễn Văn Thọ gián tiếp nhắc tới trong bài viết này.

7


Trong bài báo viết về buổi ra mắt Cửa hiệu giặt là vào chiều 24/03/2014 tại
Hà Nội (đăng trên danviet.vn), tác giả Thi Thi nhận định: “Cuốn tiểu thuyết như
những trang nhật ký chụp lại vài lát cắt trong cuộc sống của những người dân nơi
góc phố nhỏ, nó tự nhiên diễn ra mà không chọn lựa thời điểm. Cửa hiệu giặt là
khắc họa một Hà Nội rất quen, với những âm thanh, hình ảnh có thể nhận ra ở bất
kỳ góc phố nào. Đó là bức họa về xã hội Việt Nam thời đô thị hóa, ở đó không phân
biệt tầng lớp, địa vị, tuổi tác, con người cứ sống với nhau bằng chính tâm hồn và sự
yêu thương, chia sẻ của mình” [53]. Dẫu không nhìn tác phẩm từ góc nhìn biểu
tượng nhưng tác giả bài báo cũng đã có cái nhìn khái quát về vùng đất Hà Nội.
Trong bài viết “Bốn đoản khúc về Chúa đất”, nhà phê bình Bùi Việt Thắng đã
nhấn mạnh tới biểu tượng cây cột đá và coi đó là một “nhân vật đặc biệt” quan
trọng: “Trong tiểu thuyết có hai nhân vật được nhân hóa, có sắc thái - đó là con
chim cắt. Và thứ hai là cái cột đá treo người “có hai cái lỗ tai đá được đục ở phía
trên, tròn xoe, cách nhau một sải tay, tính từ cổ tay này tới cổ tay kia” [52]. Còn nhà
phê bình, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý trong bài viết “Đỗ Bích Thúy viết tiểu thuyết

trong vòng 17 ngày” đã nhắc tới một biểu tượng khác trong tác phẩm Chúa Đất. Đó

- Select.Pdf
SDK
là biểu tượngDemo
hoa anhVersion
túc qua việc
phân tích hình
ảnh nhân vật Vàng Chở. Theo nhà
phê bình “nhân vật Vàng Chở kết cục bi thảm nhưng lại hạnh phúc. Cô là bông anh
túc rực rỡ nhất thung lung Đường Thượng, sống hết mình cho tình yêu, không biết
sợ, không ân hận. Đến khi chết, cô vẫn bình thản tỉ mẩn làm cho mình thật đẹp
trước khi bị treo lên cột đá” [58].
Ngoài ra, các bài báo “Một số biểu tượng mang tâm thức Mẫu trong Đội gạo
lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh” và “Biểu tượng giấc mơ trong thơ Nguyễn
Bính, Hàn Mặc Tử” của tác giả Hoàng Thị Huế tuy không nói đến biểu tượng trong
tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúy nhưng đã cung cấp các thao tác khoa học là những
gợi ý quý báu cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, các bài viết, ý kiến, nghiên cứu phê bình
trên đây ít nhiều đề cập đến biểu tượng trong các tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy. Đến
thời điểm hiện tại, chúng tôi nhận thấy chưa có một công trình nghiên cứu nào tìm
hiểu một cách trọn vẹn, sâu sắc, có hệ thống về biểu tượng trong tiểu thuyết Đỗ
Bích Thúy. Với luận văn này, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu thế giới biểu tượng

8


trong tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúy một cách có hệ thống, khoa học nhằm khẳng
định tài năng cũng như những đóng góp của nhà văn trong nền văn học đương đại
của dân tộc.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúy, đối tượng
khảo sát cụ thể là các tác phẩm sau đây:
- Bóng của cây sồi
- Cánh chim kiêu hãnh
- Cửa hiệu giặt là
- Chúa đất
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trọng tâm nghiên cứu của luận văn là thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết Đỗ
Bích Thúy trên phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu

Demo Version - Select.Pdf SDK
chính sau đây:
- Phương pháp so sánh: Để thấy được những nét độc đáo của thế giới biểu
tượng trong tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy, chúng tôi tiến hành so sánh các biểu tượng
có trong tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúy và so sánh với các tác giả khác.
- Phương pháp thống kê, phân loại: Khảo sát tần suất xuất hiện của biểu tượng,
dựa vào kết quả khảo sát luận văn sẽ đi vào phân loại để tìm hiểu thấu đáo hơn các
đặc sắc nghệ thuật cũng như ý nghĩa tư tưởng của tác giả.
Ngoài ra còn vận dụng lí thuyết thuyết văn hóa, lí thuyết biểu tượng để tìm ra
các hình thức biểu đạt trong tác phẩm, đồng thời sử dụng các thao tác phân tích,
tổng hợp trong quá trình triển khai đề tài.
5. Đóng góp của luận văn
- Khẳng định những giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy, vị trí,
phong cách của nhà văn trong nền văn học đương đại Việt Nam từ góc nhìn biểu
tượng trên hai bình diện: nội dung và hình thức nghệ thuật.


9


- Luận văn đóng góp thêm vào việc tìm hiểu tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy. Kết
quả nghiên cứu có thể là tài liệu cho những ai quan tâm và tìm hiểu tiểu thuyết Đỗ
Bích Thúy.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận
văn gồm ba chương:
Chương 1: Khái lược về biểu tượng, hành trình sáng tạo và quan niệm nghệ
thuật của tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy.
Chương 2: Các dạng thức biểu tượng trong tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy.
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng biểu tượng trong tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy.

Demo Version - Select.Pdf SDK

10



×