Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2005 2015 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.05 MB, 19 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ ANH TOẠI

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP HUYỆN QUẢNG ĐIỀN,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
GIAI ĐOẠN 2005 - 2015
Demo Version - Select.Pdf SDK
Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 60310501

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ VĂN TIN

Thừa Thiên Huế, năm 2017

i


LỜI CAM ĐOAN
-----------

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
thông tin và số liệu mà tôi sử dụng trong luận văn là trung thực. Các luận
điểm, dữ liệu được trích dẫn đầy đủ, nếu không là ý tưởng hoặc kết quả
tổng hợp của chính bản thân.


Huế, ngày 20 tháng 10 năm 2017
Học viên thực hiện

Lê Anh Toại

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy
giáo TS. Lê Văn Tin đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình hoàn
thành đề tài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Khoa Địa lý, Trường
Đại học Sư phạm Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm
tôi học tập.
Xin chân thành cám ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa
Thiên Huế, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng
Điền, Uỷ ban nhân dân huyện Quảng Điền đã cung cấp tài liệu cần thiết
cho tôi thực hiện đề tài luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót về nội dung và hình thức. Tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóngDemo
góp củaVersion
quý Thầy,- Cô
và các anhSDK
chị học viên để đề tài luận văn hoàn
Select.Pdf
thiện hơn.

Cuối cùng xin kính chúc quý Thầy, Cô và các anh chị học viên sức
khỏe và thành công trong sự nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Lê Anh Toại

iii


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. ii
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... iii
MỤC LỤC ............................................................................................................. 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. 4
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. 6
A. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 7
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài ...................................................................... 7
3. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 8
4. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................... 8
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 13
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................... 16
7. Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 16
B. PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 17
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU
BIẾN ĐỘNG
SỬ DỤNG
ĐẤT- NÔNG

NGHIỆP
Demo
Version
Select.Pdf
SDK............................................ 17
1.1. Cơ sở lí luận nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp ............... 17
1.1.1. Một số khái niệm ............................................................................... 17
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất nông nghiệp ............................................. 18
1.1.3. Phân loại đất nông nghiệp ................................................................. 19
1.1.4. Sử dụng đất nông nghiệp ................................................................... 23
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất nông nghiệp ..... 24
1.1.6. Ý nghĩa thực tiễn trong đánh giá biến động sử dụng đất nông nghiệp27
1.2. Cơ sở công nghệ hệ thông tin địa lý nghiên cứu biến động sử dụng đất
nông nghiệp .......................................................................................................... 28
1.2.1. Khái niệm, thành phần, chức năng của hệ thống thông tin địa lý ..... 28
1.2.2. Thuật toán phân tích chồng lớp ......................................................... 30
1.2.3. Vai trò của hệ thông tin địa lý trong đánh giá biến động sử dụng đất
nông nghiệp .......................................................................................................... 31
1.3. Cơ sở thực tiễn nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp ........... 32
1.3.1. Tình hình biến động sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam .............. 32

1


1.3.2. Tình hình biến động sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế ...... 35
Chương 2. BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN
QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 ........ 36
2.1. Tổng quan về huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ....................... 36
2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên ...................................................... 36
2.1.2. Nguồn tài nguyên .............................................................................. 39

2.1.3. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội...................................................... 40
2.1.4. Đánh giá chung đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quảng Điền .. 45
2.2. Nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế ................................................................................................... 46
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Quảng Điền năm 2015 ...................... 46
2.2.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2015 ......................................................................... 53
2.3. Nguyên nhân biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền .. 77
2.4. Đánh giá chung về biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2015 .............................................. 81
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
BỀN VỮNG Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ................. 83
3.1. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững .................................... 83
3.1.1. Cơ sở đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp ......................... 83
Demo
Version
SDK
3.1.2. Định
hướng
sử dụng- Select.Pdf
đất nông nghiệp
ở huyện Quảng Điền ............. 85
3.2. Giải pháp thực hiện định hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp ở
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ............................................................ 90
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch ..................................................................... 90
3.2.2. Giải pháp về chính sách, tổ chức quản lý .......................................... 92
3.2.3. Giải pháp kĩ thuật .............................................................................. 95
3.2.5. Giải pháp thị trường .......................................................................... 98
3.2.6. Giải pháp về nguồn nhân lực ............................................................. 99
3.2.7. Giải pháp về tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước

các cấp ................................................................................................................ 100
3.2.8. Giải pháp tuyên truyền, vận động ................................................... 100
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 101
1. KẾT LUẬN .................................................................................................. 101
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 101
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 102
E. PHỤ LỤC

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nội dung

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

KTXH

Kinh tế - xã hội

UBND


Ủy ban nhân dân

Demo Version - Select.Pdf SDK

3


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Biến động sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam thời kỳ 2005 - 2015 .............34
Bảng 1.2. Biến động đất đai ở Thừa Thiên Huế thời kì 2005 - 2015 .................. 35
Bảng 2.1. Dân số phân theo đơn vị hành chính của huyện Quảng Điền năm 2015 ....... 41
Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Quảng Điền năm 2015..... 47
Bảng 2.3. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Quảng Điền năm 2015 ..... 50
Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất theo đơn vị hành chính .. của huyện Quảng Điền
năm 2015 ............................................................................................................................. 57
Bảng 2.5. Bảng ma trận chuyển đổi loại đất nông nghiệp năm 2000 và năm 2015 .... 58
Bảng 2.6. Biến động sử dụng đất nông nghiệp của huyện Quảng Điền .............. 61
giai đoạn 2005 - 2015 ........................................................................................... 61
Bảng 2.7. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp giai
đoạn 2005 - 2015 .................................................................................................. 63
Bảng 2.8. Diện tích đất trồng cây hằng năm năm 2005 chuyển sang đất nông
nghiệp năm 2015 phân theo đơn vị hành chính ................................................... 64

Demo Version - Select.Pdf SDK

Bảng 2.9. Diện tích đất trồng cây lâu năm năm 2005 chuyển sang đất nông
nghiệp năm 2015 phân theo đơn vị hành chính ................................................... 65
Bảng 2.10. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản năm 2005 chuyển sang đất nông

nghiệp năm 2015 phân theo đơn vị hành chính ................................................... 66
Bảng 2.11. Diện tích đất rừng phòng hộ năm 2005 chuyển sang đất nông nghiệp
năm 2015 phân theo đơn vị hành chính ............................................................... 67
Bảng 2.12. Diện tích đất nông nghiệp khác năm 2005 chuyển sang đất nông
nghiệp năm 2015 phân theo đơn vị hành chính ................................................... 68
Bảng 2.13. Diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp ............ 69
giai đoạn 2005 - 2015 ........................................................................................... 69
Bảng 2.14. Diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp ở huyện
Quảng Điền giai đoạn 2005 - 2015 phân theo đơn vị hành chính ....................... 71
Bảng 2.15. Diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất chưa sử dụng ................ 72
giai đoạn 2005 - 2015 ........................................................................................... 72

4


Bảng 2.16. Diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất chưa sử dụng ở huyện
Quảng Điền giai đoạn 2005 - 2015 phân theo đơn vị hành chính ....................... 74
Bảng 2.17. Diện tích đất chưa sử dụng sang đất nông nghiệp huyện Quảng Điền
giai đoạn 2005 - 2015 ........................................................................................... 75
Bảng 2.18. Diện tích đất chưa sử dụng chuyển sang đất nông nghiệp ở huyện
Quảng Điền giai đoạn 2005 - 2015 phân theo đơn vị hành chính ....................... 77
Bảng 2.19. Một số nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp ở huyện Quảng Điền . 78
Bảng 2.20. Nhu cầu sử dụng của một số loại hình sử dụng đất của huyện Quảng
Điền giai đoạn 2005 - 2015 .................................................................................. 79

Demo Version - Select.Pdf SDK

5



DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Các thành phần của GIS ....................................................................... 29
Hình 1.2. Chồng lớp bản đồ theo phương pháp cộng........................................... 30
Hình 1.3. Công cụ Intersect .................................................................................. 31
Hình 1.4. Công cụ Clip ......................................................................................... 31
Hình 2.2. Cơ cấu sử dụng đất huyện Quảng Điền năm 2015 (%)........................ 47
Hình 2.3. Sơ đồ phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ...... 54
Hình 2.4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền năm 2005 .... 56
Hình 2.5. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền năm 2015 .... 57
Hình 2.6. Sơ đồ phương pháp xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất nông nghiệp ..... 59
Hình 2.7. Bản đồ biến động sử dụng đất nông nghiệp của huyện Quảng Điền giai
đoạn 2005 - 2015 .................................................................................................. 60
Hình 2.8. Cơ cấu biến động đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp
giai đoạn 2005 - 2015 ........................................................................................... 69
Hình 2.9. Cơ cấu biến động đất nông nghiệp chuyển sang đất chưa sử dụng giai

Demo Version - Select.Pdf SDK

đoạn 2005 - 2015 .................................................................................................. 72
Hình 2.10. Cơ cấu biến động đất chưa sử dụng chuyển sang đất nông nghiệp giai
đoạn 2005 - 2015 .................................................................................................. 75

6


A. MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở văn hóa, kinh tế - xã hội (KTXH),

an ninh quốc phòng. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành kinh tế của xã hội. Tuy
vậy, đối với từng ngành cụ thể đất đai có vị trí khác nhau.
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đối mặt với sức ép của gia
tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH) diễn ra
nhanh chóng cùng với việc sử dụng đất nông nghiệp thiếu bền vững đã gây sức
ép lớn lên quá trình sử dụng đất và vấn đề sử dụng đất đai trở thành vấn đề sống
còn của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nghiên cứu sự thay đổi trong quá trình sử
dụng đất nông nghiệp là căn cứ khoa học để đưa ra những chính sách sử dụng đất
đai phù hợp sao cho tiết kiệm và có hiệu quả.
Quảng Điền là một huyện vùng trũng của tỉnh Thừa Thiên Huế, chiếm diện
tích hơn 163 km2. Đây là địa bàn quần tụ dân cư rất sớm. Hoạt động cư dân chủ
yếu là kinh Demo
tế nông Version
nghiệp như
các xã QuảngSDK
Thọ, Quảng Phước, Quảng Phú,
- Select.Pdf
Quảng An, Quảng Thành. Trong những năm qua dưới tác động của sự phát triển
kinh tế, sự gia tăng nhanh dân số, đặc biệt là quá trình CNH - HĐH đã kéo theo
sự biến động về quỹ đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở
huyện. Sự biến động này diễn ra theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực, có
tác động lớn đến môi trường tự nhiên và KTXH. Nhận thức được tầm quan trọng
của sự biến động sử dụng đất đối với sự phát triển KTXH, tôi chọn đề tài
“Nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2015” làm đề tài nghiên cứu luận văn.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu
Đánh giá biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2015. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân và kiến nghị các
định hướng và giải pháp nhằm sử dụng đất nông nghiệp hợp lý và hiệu quả.


7


2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về biến động sử dụng đất nông nghiệp.
- Ứng dụng hệ thống tin địa lý (GIS) để thành lập bản đồ biến động sử dụng
đất nông nghiệp huyện Quảng Điền giai đoạn 2005 - 2015.
- Phân tích nguyên nhân gây biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng
Điền. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp khai thác, quản lý và phát triển bền
vững đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Về không gian
Địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Về thời gian
Biến động sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2005 - 2015.
3.3. Về nội dung
- Nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền.
- Nguyên nhân gây biến động sử dụng đất nông nghiệp.
- Đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý đất nông nghiệp ở huyện Quảng Điền.

Demo Version - Select.Pdf SDK

4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
4.1. Trên thế giới

Trên thế giới đặc biệt là ở các nước đang phát triển, việc nghiên cứu biến
động sử dụng đất nông nghiệp được tiến hành thường xuyên.
- Ở Trung Quốc
Erik Lichtenberg,Chengri Ding (2006) trong một nghiên cứu về vấn đề sử

dụng đất hiệu quả, an ninh lương thực và bảo tồn đất nông nghiệp ở Trung Quốc
cho biết: Chính phủ Trung Quốc đã quan tâm về khả năng tiếp tục nuôi dưỡng một
lượng dân số ngày càng tăng kể từ giữa những năm 1990. Họ đã hướng vào mục
tiêu chuyển đổi đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích phát triển công nghiệp
và dân cư, đặc biệt là ở khu vực nông nghiệp hiệu quả nhất. Tại Trung Quốc, chỉ
có khoảng 1/3 tổng diện tích đất của có thể được sử dụng hiệu quả cho nông
nghiệp [20].

8


- Ở Cộng hòa Clombia
Áp dụng phương pháp thống kê truyền thống, William E.Rees (1997) trong
một nghiên cứu với tựa đề “Nông nghiệp đô thị” đã đưa ra nhận định, chúng ta
sống trong một thế giới ngày càng “đô thị”. 75% dân cư trong các nước công
nghiệp đã được sống ở các thị trấn, thành phố trực thuộc Trung ương và đô thị hóa
đã trở thành một hiện tượng toàn cầu trong nửa thế kỷ qua. Từ năm 2000, khoảng
một nửa gia đình của nhân loại sẽ trở thành cư dân thành phố. Nhu cầu về đất đai
trong quá trình đô thị hóa là rất lớn, để đáp ứng nhu cầu đó, một diện tích đất nông
nghiệp đáng kể đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Vấn đề đảm bảo an ninh lương
thực trong hiện tại và tương lai dồn vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng diện tích đất
nông nghiệp hiện có [23].
- Ở Mỹ: Báo cáo của Monterey County (1999) đăng trên Land Watch, Tiểu
bang California (Mỹ) cho biết dưới ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đất nông
nghiệp đang bị suy thoái. Trong nền kinh tế thị trường, đất nông nghiệp đang phải
chịu sức ép về khả năng cạnh tranh với các mục đích sử dụng khác. Vì vậy, một
diện tích lớn đất nông nghiệp tốt nhất thế giới bây giờ trở thành những nơi có thể

Demo
Version

Select.Pdf
SDK
kiếm tìm được
lợi nhuận
kinh tế- cao
như các bãi
đỗ xe và trung tâm mua sắm rực
rỡ sắc màu xung quanh vùng ngoại ô của các thành phố ở khắp mọi nơi. Sản xuất
lương thực toàn cầu dường như bị trì hoãn ngay cả khi nhu cầu và giá cả lương thực
tăng với tốc độ chưa từng có trong giai đoạn gần đây. Mặc dù nhu cầu tăng cao,
nhưng diện tích sản xuất ngũ cốc bình quân đầu người đã thực sự bị suy giảm kể từ
giữa những năm 1980. Thực tế cho thấy diện tích đất bị suy thoái nghiêm trọng và
mất khả năng sản xuất đã lên đến con số 86 triệu hecta [22].
- Bằng phương pháp điều tra và phân tích thống kê, FAO (2010) đã công bố
nghiên cứu về hiệu quả sử dụng phân bón và đất nông nghiệp. Nghiên cứu đã
khẳng định rằng, trong 3 thập kỷ tới, mức tăng sản xuất sẽ không nhỏ hơn về con
số tuyệt đối so với 3 thập kỷ đã qua, mặc dù tốc độ tăng trưởng sẽ thấp hơn đáng
kể. Do khan hiếm đất nông nghiệp, để đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực
phẩm, người dân tìm cách để thu được nhiều sản phẩm hơn từ đất nông nghiệp.
Đất nông nghiệp bị khai thác quá mức, quá nhiều hóa chất được đưa vào đất

9


trồng để nhanh đem lại sản phẩm thỏa mãn mong muốn của con người, tình trạng
đó đã tạo ra nguy cơ thoái hóa đất, ô nhiễm đất trồng và nguồn nước, đe dọa tính
bền vững của hệ sinh thái và môi trường [21].
Gần đây các quốc gia đã ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu
biến động sử dụng đất nông nghiệp. Và đặc biệt là ứng dụng GIS kết hợp với
công nghệ Viễn thám đã đem lại hiệu quả hết sức to lớn.

- Năm 1971, ở Beclin (Cộng hòa Liên bang Đức) đã sử dụng các ảnh hàng
không chụp liên tiếp nhau để kiểm soát sự chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất
đô thị (Dueker và cộng tác viên, 1971).
- Năm 1987, Manfred Ehlers và công tác viên cũng nghiên cứu biến đổi sử
dụng đất giai đoạn 1975 - 1986 thông qua giải đoán ảnh hàng không năm 1975
và xử lý ảnh số ảnh vệ tinh SPOT năm 1986.
- Ở Malaysia
Khi thành lập bản đồ biến động đất nông nghiệp của huyện Rawang thuộc
tỉnh Selangor, trung tâm viễn thám Kalaysian đã sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh
Landsat TM chụp năm 1988 và năm 1995 trên khu vực nghiên cứu rộng 441km2.

Demo
Select.Pdf
Ảnh chụp
năm Version
1988 được- nắn
chỉnh hìnhSDK
học theo bản đồ địa hình, sau đó
ảnh chụp năm 1995 được nắn theo ảnh 1988 theo phương pháp nắn ảnh về ảnh có
sai số trung phương nhỏ hơn 0,5 pixel. Sử dụng tất cả các kênh để tổ hợp màu
giả. Dùng phương pháp phân loại trực tiếp ảnh đa thời gian và thành lập bản đồ
lớp phủ. Tìm ra thông tin về sử dụng đất từ các lớp phủ, tác giả kết hợp với dữ
liệu bản đồ và các tri thức cơ sở sau đó biểu diễn chúng theo đúng quy phạm.
Cuối cùng kết hợp bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp để thành lập bản
đồ biến động sử dụng đất nông nghiệp.
- Ở Hy Lạp
Thành lập bản đồ biến động lớp phủ và bản đồ biến động sử dụng đất tỷ lệ
lớn từ tư liệu ảnh viễn thám đã được nghiên cứu thực nghiệm trên khu vực đảo
Levos thuộc Địa Trung Hải. Khu vực nghiên cứu rộng 163000ha, thu thập được
tư liệu ảnh gồm 6 thời điểm kéo dài trong 27 năm. Gồm ảnh Landsat MSS1975,

TM 1987, TM 1995, TM 1999, ETM 2000, ETM 2001.

10


4.2. Ở Việt Nam
Nhiều công trình nghiên cứu được các chuyên gia triển khai với nhiều
phương pháp khác nhau. Trong đó có sử dụng phương pháp điều tra nhanh biến
động sử dụng đất nông thôn có sự tham gia của người dân (Participatory Rural
appraisal - PRA). PRA được sử dụng trong giai đoạn đầu của dự án “Tác động
của biến đổi khí hậu đến biến đổi sử dụng đất và thay đổi sinh kế cộng đồng ở
đồng bằng sông Hồng” của Trung tâm quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu, Đại
học Quốc gia Hà Nội. Trình tự tiến hành theo các bước chính: Chọn điểm và
thông qua các thủ tục, cho phép của chính quyền địa phương; tiền trạm điểm để
khảo sát; điều tra chọn mẫu để thu thập thông tin: không gian, thời gian (giai
đoạn 2005 - 2011), đặc điểm KTXH; tổng hợp số liệu và phân tích các vấn đề
phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.
Việc kết hợp viễn thám GIS trong đánh giá biến động sử dụng đất nông
nghiệp cũng đã được thực hiện bước đầu mang lại nhiều kết quả. Cụ thể như các
đề tài:
- Phan Thanh Bình (2014), Ứng dụng ảnh viễn thám và công nghệ GIS để

Demo
Version
Select.Pdf
SDK
đánh giá biến
động sử
dụng đất- huyện
Phú Vang,

tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn
2005 - 2013, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Nông lâm Huế.
- Hà Nhật Đức, (2016), Ứng dụng GIS và viễn thám thành lập bản đồ biến
động sử dụng đất tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 2015, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Nông lâm Huế.
- Bùi Thị Thanh Hương (2006), Nghiên cứu biến động hiện trạng sử dụng
đất tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1995 - 2005, Luận văn Thạc sĩ khoa học.
- Nguyễn Phúc Khoa, Huỳnh Văn Chương, Trần Thanh Đức, Phạm Hữu Ty
(2015), Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên vùng
đất dốc ở khu vực miền núi huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, Tạp chí Nông
nghiệp phát triển nông thôn, số 01, trang 28 - 36.
- Trần Văn Lành (2016), Đánh giá biến động sử dụng đất bằng công nghệ
Viễn thám và GIS tại thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định, Luận văn Thạc sĩ
khoa học, Trường Đại học Nông lâm Huế.

11


- Nguyễn Hoàng Khánh Linh (2012), Đánh giá sự thay đổi đất và nhiệt độ
bề mặt đô thị bằng ảnh viễn thám trên địa bàn thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên
Huế, Trường Đại học Nông lâm Huế.
- Trần Ngọc Nam (2016), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sĩ Khoa học,
Trường Đại học Nông lâm Huế.
- Dương Chí Nhân (2016), Ứng dụng công nghệ Viễn thám và GIS đánh giá
biến động đất đai dưới tác động của đô thị hóa tại thành phố Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình giai đoạn 2001 - 2014, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Trường Đại học
Nông lâm Huế.
- Hoàng Thành Oai, Hoàng Văn Hùng (2012), Đánh giá tiềm năng đất đai
và định hướng đất sản xuất nông nghiệp xã Quảng Thuận, huyện Bạch Thông,
tỉnh Bắc Cạn, Tạp chí khoa học Đại học Thái Nguyên, tập 97, số 9, trang 11 - 19.

- Phạm Gia Tùng (2011), Ứng dụng GIS và viễn thám xây dựng bản đồ biến
động quỹ đất lúa do tác động của biến đổi khí hậu tại huyện Phú Vang, tỉnh
Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000 - 2010, Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp, Trường

Demo Version - Select.Pdf SDK

Đại học Nông lâm Huế.

Các đề tài nghiên cứu trên nhìn chung đã tiến hành nghiên cứu sâu về đất
đai. Các kết quả nghiên cứu là cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho việc
định hướng và sử dụng đất đạt hiệu quả cao cũng như đã xác định các chỉ tiêu
đánh giá biến động sử dụng đất trong điều kiện cụ thể của từng vùng. Một số đề
tài đã ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS để nghiên cứu, đánh giá biến động
sử dụng đất và đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc nghiên
cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp áp dụng trên phạm vi không gian rộng
lớn nên tính thực tiễn của nó chưa cao. Do vậy, trong thời gian tới phải tiến hành
nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp mang tính cụ thể hơn, thực tiễn
hơn cho từng địa phương, có như vậy mới đem lại hiệu quả cao trong việc sử
dụng đất nông nghiệp một cách hiệu quả và bền vững.

12


5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm lịch sử
Sự biến động trong khai thác, sử dụng tài nguyên, sự thay đổi các mô hình
sản xuất qua các thời kỳ lịch sử phản ánh trình độ và khả năng khai thác tự nhiên
của xã hội loài người. Đánh giá biến động sử dụng đất nông nghiệp nhằm sử
dụng hợp lý đất nông nghiệp phù hợp với nhu cầu của thị trường trong một giai

đoạn nhất định. Cần phải nhìn nhận quá khứ để lý giải ở mức độ nhất định cho
hiện tại và dự báo tương lai phát triển cho việc sử dụng đất nông nghiệp.
Đề tài đứng trên quan điểm lịch sử để phân tích sự ảnh hưởng thường xuyên
và có tính chất quyết định của các yếu tố tự nhiên và KTXH đến biến động sử
dụng đất nông nghiệp.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp
Tính tổng hợp được xem là tiêu chuẩn hàng đầu trong đánh giá giá trị khoa
học của các công trình nghiên cứu về các địa tổng thể. Các đối tượng KTXH có
quy luật và đặc thù riêng. Các thành phần cấu thành nó có mối quan hệ hữu cơ,
chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau một cách sâu sắc. Chính sự thâm nhập tác

Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
động lẫn nhau
giữa các
thành phần
đó góp phần
thúc đẩy hay kìm hãm quá trình
sản xuất và phát triển. Vận dụng quan điểm tổng hợp, đề tài chú trọng phân tích
đồng bộ các yếu tố KTXH trong mối quan hệ lẫn nhau, ảnh hưởng đồng thời đến
biến động sử dụng đất nông nghiệp của địa phương; từ đó đề xuất các giải pháp
sử dụng quỹ đất nông nghiệp một cách hiệu quả.
5.1.3. Quan điểm hệ thống
Hệ thống là một thể hoàn chỉnh, phức tạp có tổ chức, tổng hợp hoặc phối
hợp các vật thể hoặc các bộ phận, tạo thành một thể hoàn chỉnh và thống nhất.
Đất nông nghiệp cũng là một hệ thống ở cấp thấp hơn của hệ thống ngành nông
nghiệp, được hình thành bởi các phần tử khác nhau (đất trồng cây lâu năm, đất
lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản). Các phần tử cấu thành nên hệ thống này

không hoạt động đơn lẻ mà có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau và có quan
hệ với các hệ thống khác và ngày càng được mở rộng trong quá trình khai thác và
sử dụng đất nông nghiệp. Bất cứ một thành tố nào của hệ thống thay đổi đều ảnh
hưởng đến các thành tố còn lại và làm thay đổi cả hệ thống.

13


Sự biến động trong sử dụng đất nông nghiệp sẽ ảnh hưởng đến ngành nông
nghiệp nói chung, từ đó ảnh hưởng đến hướng sản xuất hàng hóa. Nó sẽ kéo theo
sự thay đổi của hệ thống các ngành công nghiệp (nhất là công nghiệp chế biến)
và dịch vụ (sự phát triển hệ thống giao thông, các chợ, siêu thị).
5.1.4. Quan điểm lãnh thổ
Nghiên cứu bất cứ đối tượng KTXH nào đều phải gắn với một lãnh thổ nhất
định. Nếu nghiên cứu sự vật, hiện tượng mà tách nó ra khỏi lãnh thổ, nơi mà nó
phát sinh, phát triển thì sẽ đánh mất tính đặc thù của nó đặc biệt là sự vật, hiện
tượng địa lí. Do đó khi nghiên cứu sự biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải xem xét nó trong hệ thống KTXH
của huyện và tỉnh.
5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm phát triển bền vững hiện nay đang là một quan điểm bao trùm
phát triển kinh tế, đặc biệt trong điều kiện của cách mạng khoa học công nghệ và
toàn cầu. Vận dụng vào đề tài thì việc nghiên cứu biến động sử dụng đất nông
nghiệp phải đảm bảo bền vững cả về KTXH và môi trường. Sử dụng quỹ đất nông
nghiệp hợp lí phải dựa trên việc khai thác có hiệu quả sự khác biệt địa lý của lãnh

Demo Version - Select.Pdf SDK

thổ và chú ý đúng mức đến việc bảo vệ môi trường. Khi quy hoạch sử dụng sử dụng
đất nông nghiệp phải tiến hành đánh giá các tác động môi trường, bảo vệ tính đa

dạng sinh học, giảm thiểu các tác hại cho môi trường. Sử dụng hiệu quả đất nông
nghiệp phải đồng thời góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống
của nhân dân. Việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ để
phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu
Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập các tài liệu
liên quan đến nội dung của đề tài bao gồm: các số liệu thống kê về khí tượng,
thủy văn, các chỉ tiêu phát triển KTXH của huyện Quảng Điền. Qua đó tác giả có
cái nhìn toàn diện về thực trạng phát triển KTXH của huyện, đồng thời phát hiện
ra mối quan hệ biện chứng giữa sự biến động diện tích đất nông nghiệp với các
thành phần tự nhiên và KTXH.

14


Để nghiên cứu mức độ biến động sử dụng đất nông nghiệp cần phải nghiên
cứu định lượng. Chính vì thế cần phải sử dụng phương pháp thống kê toán học để
phân tích, xử lý số liệu, xác định xu hướng phát triển diện tích đất nông nghiệp
theo thời gian. Yếu tố nào có độ biến động lớn thì đóng vai trò quan trọng trong
sự biến động của quá trình mà nó tham gia, từ đó phân tích chiều hướng và
nguyên nhân gây ra biến động sử dụng đất nông nghiệp.
5.2.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Dựa vào những tài liệu thứ cấp, tài liệu sơ cấp thu thập được và qua khảo
sát thực địa ở địa bàn huyện Quảng Điền, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp,
so sánh các kết quả nhằm rút ra những luận điểm của vấn đề nghiên cứu biến
động sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Quảng Điền. Từ đó, vừa đảm bảo tính kế
thừa, vừa tiết kiệm thời gian và công sức nghiên cứu.
5.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Trong khoa học địa lý thực địa là một khâu không thể thiếu, thực địa giúp

sẽ kiểm chứng được kết quả nghiên cứu, bổ sung, so sánh cho đề tài. Vì vậy,
trong quá trình nghiên cứu tác giả tiến hành thực tế địa phương để có được kết

Select.Pdf
SDK
quả tốt nhất.Demo
Cụ thể, Version
tác giả đã -tiến
hành đi thực
địa ở tất cả các xã, thị trấn thuộc
huyện Quảng Điền, đặc biệt là các xã, thị trấn có diện tích biến động đất lớn là xã
Quảng Vinh, Quảng Phú, Quảng Phước và thị trấn Sịa.
5.2.4. Phương pháp bản đồ và hệ thống tin địa lý
Phương pháp bản đồ là một phương pháp truyền thống, được sử dụng phổ
biến trong khoa học địa lý. Trong nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; phương pháp bản đồ được sử dụng
trong tất cả các khâu như: phân tích xử lý số liệu, biên tập bản đồ, lựa chọn các
phương pháp biểu hiện, so sánh, phân tích, đánh giá bản đồ hiện trạng đất nông
nghiệp các năm 2005 và năm 2015 để xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất
nông nghiệp thời kỳ 2005 - 2015.
Phương pháp GIS được sử dụng để chồng xếp bản đồ hiện trạng đất nông
nghiệp năm 2005 và 2015 từ đó thành lập bản đồ biến động sử dụng đất nông
nghiệp thời kỳ 2005 - 2015.

15


5.2.5. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia là phương pháp không thể thiếu
được trong bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào. Dựa trên các tư liệu thu thập, để

các tư liệu sử dụng theo mục đích đề tài cần có quá trình tính toán, xử lý. Quá
trình này cần đến các nhà chuyên môn tư vấn, định hướng và giám định kết quả.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học của việc ứng dụng
GIS trong việc nghiên cứu và thành lập bản đồ biến động sử dụng đất nông
nghiệp. Thấy được hiệu quả của phương pháp này nhằm áp dụng rộng rãi trên
quy mô lãnh thổ nhỏ hơn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu tham
khảo cho các công trình trong nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp
huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế từ 2005 - 2015. Từ đó góp phần cung
cấp thông tin phục vụ điều tra, quy hoạch, bảo vệ phát triển đất nông nghiệp.
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng phụ lục và danh mục tài liệu tham

Demo
- Select.Pdf
SDK
khảo, phần nội
dung Version
của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ nghiên cứu biến động sử
dụng đất nông nghiệp.
Chương 2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2015.
Chương 3. Định hướng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

16




×