Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Nghiên cứu giải quyết các mâu thuẫn trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông hương, tỉnh thừa thiên huế (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 15 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẬU NGỌC HẢI

NGHIÊN CỨU GIẢI QUYẾT CÁC MÂU THUẪN
TRONG VIỆC KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
TRÊN LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Demo Version - Select.Pdf SDK
CHUN NGÀNH: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

MÃ SỐ: 60 44 02 17

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN HỒNG SƠN

Thừa Thiên Huế, năm 2016

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực
và chưa từng được công bố. Nếu có kế thừa kết quả nghiên cứu
của người khác thì được trích dẫn rõ ràng. Nếu có gì sai trái tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.


Tác giả

Đậu Ngọc Hải
Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


Để có thể hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học - PGS.TS Nguyễn
Hoàng Sơn - người Thầy đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ Địa lý Tự
nhiên cũng như các thầy cô giáo khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm
Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu tại trường.
Xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban ngành: Sở TN &
MT ThừDemo
a ThiêVersion
n Huế; -sSelect.Pdf
ở NN & SDK
PTNT Thừa Thiên Huế;
Trung tâm quan trắc TN & MT Thừa Thiên Huế; Trung tâm
KT - TV Thừa Thiên Huế; Chi cục Thủy lợi và phòng chống lụt
bão tỉnh Thừa Thiên Huế đã cung cấp số liệu, các thông tin cần thiết
để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 9 năm 2016

Tác giả luận văn
Đậu Ngọc Hải
iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Mục lục ........................................................................................................................ 1
Danh mục các bảng ..................................................................................................... 5
Danh mục hình vẽ, bản đồ........................................................................................... 6
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 7
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 7
2. Mục tiêu và nhiệm vụ .......................................................................................... 8
3. Giới hạn của đề tài .............................................................................................. 9
4. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................ 9
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 12
6. Đóng góp và điểm mới của đề tài ..................................................................... 12
7. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................. 12
NỘI DUNG .............................................................................................................. 13

Demo Version - Select.Pdf SDK

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 13
1.1. Các khái niệm liên quan ................................................................................. 13
1.1.1. Tài nguyên nước...................................................................................... 13
1.1.2. Mâu thuẫn và bản chất của mâu thuẫn .................................................... 13
1.2. Các mâu thuẫn và nguyên nhân gây mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài

nguyên nước trên thế giới .............................................................................. 13
1.2.1. Các mâu thuẫn chủ yếu trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước ........ 13
1.2.2. Các nguyên nhân cơ bản tạo nên các mâu thuẫn trong sử dụng tài
nguyên nước ........................................................................................... 17
1.2.3. Kinh nghiệm giải quyết các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài
nguyên nước trên thế giới ....................................................................... 18
1.3. Những vấn đề mâu thuẫn trong khai thác sử dụng tài nguyên nước ở
Việt Nam ........................................................................................................ 23
1.3.1. Những hạn chế trong khai thác sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam ... 23

1


1.3.2. Những vấn đề mâu thuẫn trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước
ở Việt Nam ............................................................................................. 24
1.4. Tình hình nghiên cứu tài nguyên nước ở Việt Nam....................................... 24
1.5. Tình hình nghiên cứu tài nguyên nước ở lưu vực sông Hương ..................... 27
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ CÁC MÂU
THUẪN TRONG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN
LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ................................... 32
2.1. Đánh giá tiềm năng tài nguyên nước trên lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa
Thiên Huế ....................................................................................................... 32
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa
Thiên Huế ............................................................................................... 32
2.1.2. Đánh giá tiềm năng tài nguyên nước trên lưu vực sông Hương, tỉnh
Thừa Thiên Huế ...................................................................................... 53
2.2. Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Hương,
tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................................................................... 65
2.2.1. Phân vùng sử dụng nước ......................................................................... 65
2.2.2. Hiện trạng sử dụng nước mặt trên lưu vực sông Hương......................... 67


Demo Version - Select.Pdf SDK

2.2.3. Hiện trạng khai thác nước dưới đất ......................................................... 69
2.3. Đánh giá các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu
vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế ......................................................... 70
2.3.1. Các mâu thuẫn liên quan đến số lượng nước .......................................... 70
2.3.2. Các mâu thuẫn liên quan đến chất lượng nước ....................................... 76
2.3.3. Các mâu thuẫn liên quan đến cơ chế, chính sách quản lý, khai thác tài
nguyên nước ........................................................................................... 77
2.4. Phân tích các nguyên nhân gây mâu thuẫn trong việc khai thác, sử dụng tài
nguyên nước trên lưu vực sông Hương ......................................................... 79
2.4.1. Phân bố tài nguyên nước không đều ....................................................... 79
2.4.2. Tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh ........................................................ 79
2.4.3. Hệ thống công trình phục vụ khai thác, sử dụng tài nguyên nước còn
nhiều hạn chế .......................................................................................... 80
2.4.4. Sử dụng nước chưa tiết kiệm .................................................................. 80
2.4.5. Quản lý nhà nước về tài nguyên nước phân tán và chưa phù hợp ......... 80

2


CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT CÁC MÂU THUẪN
TRONG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN LƯU VỰC
SÔNG HƯƠNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ...................................................... 82
3.1. Cơ sở khoa học giải quyết các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài
nguyên nước trên lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế ...................... 82
3.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
đến năm 2020.......................................................................................... 82
3.1.2. Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 ......................... 82

3.1.3. Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Thừa Thiên Huế
đến năm 2020.......................................................................................... 83
3.2. Nguyên tắc chung về sử dụng tài nguyên nước ............................................. 84
3.2.1. Cần phải gắn chặt với các biện pháp quản lý và bảo vệ hệ thống
sinh thái lưu vực ..................................................................................... 84
3.2.2. Quản lý sử dụng theo phương thức tổng hợp và thống nhất ................... 84
3.2.3. Coi trọng giá trị kinh tế của tài nguyên nước và có biện pháp để
phát huy tối đa giá trị kinh tế của tài nguyên nước ................................ 86
3.2.4. Cần có sự tham gia của tất cả các thành phần có liên quan trong

Demo Version - Select.Pdf SDK

quản lý tài nguyên nước ......................................................................... 86
3.2.5. Động viên sự tham gia của phụ nữ và đáp ứng các yêu cầu của họ
trong khi xây dựng các chính sách về nước ........................................... 87
3.3. Đề xuất giải pháp giải quyết các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng
tài nguyên nước trên lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế ................. 87
3.3.1. Các giải pháp giải quyết mâu thuẫn liên quan đến số lượng nước ......... 87
3.3.2. Các giải pháp giải quyết mâu thuẫn liên quan đến chất lượng nước ...... 90
3.3.3. Các giải pháp giải quyết mâu thuẫn liên quan đến cơ chế, chính sách
quản lý, khai thác tài nguyên nước ......................................................... 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 100
1. Kết luận ........................................................................................................... 100
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 102
PHỤ LỤC

3



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chú thích

BQL

Ban quản lý

KT - XH

Kinh tế - xã hội

KT - TV

Khí tượng - thủy văn

LVS

Lưu vực sông

NDĐ

Nước dưới đất

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PCLB


Phòng chống lụt bão

PTBV

Phát triển bền vững

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QLĐĐ

Quản lý đất đai

TNN

Tài nguyên nước

TN & MT

Tài nguyên và môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân


UBQL

Ủy SDK
ban quản lý
Demo Version - Select.Pdf

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Chỉ tiêu nước cấp cho chăn nuôi .............................................................. 66
Bảng 2.2. Chỉ tiêu dùng nước cho 1 ha nuôi trồng thủy sản ..................................... 66
Bảng 2.3. Chỉ tiêu dùng nước cho công nghiệp lưu vực sông Hương ...................... 67
Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng nước trên lưu vực sông Hương năm 2015 ................ 69

Demo Version - Select.Pdf SDK

5


DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢN ĐỒ
Trang
Hình 2.1: Bản đồ vị trí lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế ........................ 32
Hình 2.2. Bản đồ địa chất lưu vực sông Hương ....................................................... 33
Hình 2.3. Bản đồ phân bố lượng mưa năm lưu vực sông Hương ............................ 37
Hình 2.4. Bản đồ thảm thực vật lưu vực sông Hương ............................................. 38
Hình 2.5. Bản đồ đất lưu vực sông Hương .............................................................. 40
Hình 2.6. Bản đồ tài nguyên nước mặt lưu vực sông Hương .................................. 54

Hình 2.7. Biểu đồ phân phối dòng chảy trên lưu vực sông Hương .......................... 55
Hình 2.8. Bản đồ phân vùng sử dụng nước lưu vực sông Hương ............................ 65
Hình 3.1. Sơ đồ đề xuất hệ thống tổ chức quản trị lưu vực sông Hương ................. 97

Demo Version - Select.Pdf SDK

6


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống
trên Trái Đất và cần thiết cho các hoạt động kinh tế - xã hội (KT - XH) của loài
người. Cùng với các dạng tài nguyên thiên nhiên khác, tài nguyên nước (TNN) là
một trong bốn nguồn lực cơ bản để phát triển KT - XH. Nước trong thế kỷ XXI
được đánh giá là tài nguyên đứng thứ 2 chỉ sau tài nguyên con người. TNN bao gồm
nước trong khí quyển, nước mặt, nước ngầm, nước biển và đại dương, các nguồn
nước hầu hết là tài nguyên tái tạo được. Mặc dù lượng nước trên Trái Đất là khổng
lồ, song lượng nước ngọt cho phép con người sử dụng chỉ chiếm một phần rất nhỏ.
Hơn nữa sự phân bố nguồn nước ngọt không đều theo không gian và thời gian càng
làm cho nước trở thành một dạng tài nguyên đặc biệt, cần phải được bảo vệ và sử
dụng hợp lí.
Lưu vực sông Hương là một vùng rộng lớn nằm ở vị trí trung tâm và bao trùm
phần lớn lãnh thổ tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích khoảng 2830 km2 [9]. Đây là

Demo Version - Select.Pdf SDK

một vùng tập trung nhiều tiềm lực kinh tế của tỉnh, với 68% diện tích tự nhiên, 78%
dân số nhưng đóng góp 75 - 85% giá trị GDP, gần 90% giá trị gia tăng công nghiệp
và 80 - 85% giá trị xuất khẩu … Vùng thượng lưu và vùng trung lưu có nhiều tiềm

năng lớn về phát triển các ngành nông nghiệp như trồng cây công nghiệp, cây ăn
quả, chăn nuôi gia súc, trồng rừng và kinh tế vườn đồi. Vùng hạ lưu nối với các
đầm phá ven biển có thể phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Với tổng
lượng nước trung bình hàng năm khoảng 8,2 tỷ m3 - sông Hương là nguồn cung cấp
nước quan trọng cho hầu hết các ngành kinh tế, các hoạt động sản xuất, sinh hoạt
của người dân Thừa Thiên Huế.
Trong những năm gần đây, do sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế ngày
càng mạnh mẽ dẫn đến nhu cầu nước ngày càng tăng lên. Mặc dù, có tổng trữ lượng
khá lớn nhưng lại phân hóa theo mùa sâu sắc. Trong năm, lượng mưa trên lưu vực
sông Hương được phân hóa thành hai mùa: mùa mưa và mùa ít mưa. Lượng mưa
lớn tập trung trong 4 tháng (9 - 12) chiếm tới 74,4% lượng mưa năm, trong đó tháng
7


10 có lượng mưa lớn nhất chiếm 25,5% lượng mưa năm. Còn 3 tháng (2 - 4) có
lượng mưa trung bình tháng đạt xấp xỉ 50mm, tổng lượng mưa 3 tháng thấp nhất chỉ
đạt 4,89% lượng mưa năm gây nên tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.
Trong những năm qua, số lượng các công trình phục vụ cho khai thác TNN ngày
càng nhiều, các công trình thủy điện xây dựng trên thượng nguồn lưu vực và các
công trình thủy lợi ở vùng hạ lưu đã làm thay đổi chế độ dòng chảy tự nhiên trên hệ
thống sông Hương. Sự phát triển của các ngành công nghiệp, nuôi trồng thủy sản,
du lịch đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây ra những khó khăn
cho các ngành dùng nước. Bên cạnh đó, với xu thế bất lợi của thời tiết - hiện tượng
biến đổi khí hậu toàn cầu, sông Hương cũng thường phải gánh những tác động bất
lợi từ thiên nhiên. Tất cả những điều đó đã gây ra những mâu thuẫn giữa việc phát
triển thủy điện với tưới tiêu cho nông nghiệp, với bảo vệ môi trường vùng hạ lưu;
mâu thuẫn trong việc sử dụng TNN cho các ngành kinh tế: giữa các ngành sử dụng
nước có yêu cầu về chất lượng khác nhau trên cùng một nguồn nước. Mặt khác,
nguồn TNN trên lưu vực sông Hương không theo địa giới hành chính, gây ra những
tranh chấp gay gắt về nguồn nước giữa các địa phương. Việc quản lý TNN vẫn chưa


Demo
- Select.Pdf
có sự phối hợp
đồngVersion
bộ giữa các
cơ quan, ban SDK
ngành trong tỉnh, gây khó khăn trong
việc quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn TNN.
Do vậy, việc “Nghiên cứu giải quyết các mâu thuẫn trong việc khai thác, sử
dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế” là một
vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ
2.1. Mục tiêu
Xác định các vấn đề mâu thuẫn trong việc khai thác sử dụng nguồn nước trên
lưu vực sông Hương, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp giải quyết các mâu thuẫn
để khai thác và sử dụng bền vững TNN.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan vấn đề nghiên cứu giải quyết các mâu thuẫn trong khai thác sử
dụng TNN trên thế giới và Việt Nam.
- Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng TNN lưu vực sông Hương.

8


- Đánh giá hiện trạng và các mâu thuẫn trong quản lý, khai thác sử dụng TNN
lưu vực sông Hương.
- Đề xuất giải pháp giải quyết các mâu thuẫn trong khai thác và sử dụng TNN
trên lưu vực sông Hương.
3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Giới hạn về không gian
Đề tài nghiên cứu ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Giới hạn về thời gian
Các số liệu được thu thập, điều tra, khảo sát đến hiện trạng năm 2015.
4. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Quan điểm nghiên cứu
Đề tài sử dụng các quan điểm sau vào nghiên cứu:
4.1.1 Quan điểm hệ thống
Hệ thống tự nhiên được cấu thành từ nhiều thành phần có quan hệ chặt chẽ với
nhau theo những quy luật nhất định tạo thành các đơn vị địa tổng thể, mỗi địa tổng
thể lại bao gồm những cấp thấp hơn. Vì vậy, khi nghiên cứu các mâu thuẫn nảy sinh

Demo
- Select.Pdf
trong quá trình
khaiVersion
thác, sử dụng
nước trên SDK
lưu vực sông Hương, phải đặt TNN
trong các hợp phần tự nhiên và trong mối quan hệ với toàn bộ hệ thống tự nhiên để
có những nhận định đúng về đối tượng.
4.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Các đối tượng địa lý tồn tại trên những lãnh thổ nhất định do tác động tổng
hợp của các hệ thống vật chất trong những điều kiện cụ thể nên các đối tượng đó
có những điểm đặc trưng trên mỗi không gian lãnh thổ riêng biệt. Lưu vực sông
Hương có sự phân hóa các thành phần tự nhiên theo chiều ngang lẫn chiều thẳng
đứng. Do các điều kiện phát sinh không đồng nhất trên toàn lãnh thổ nên TNN
cũng có sự phân hóa sâu sắc. Chính sự phân hóa này kéo theo sự đa dạng của các
vùng thủy văn. Khi nghiên cứu hiện trạng sử dụng và những mâu thuẫn trong
khai thác nguồn TNN cần phân chia theo từng vùng sử dụng nước để thấy rõ sự

khác biệt, phân hóa qua đó làm rõ được mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nước
theo các vùng không gian.

9


4.1.3. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp thể hiện sự nhìn nhận đối tượng nghiên cứu một cách
đồng bộ, toàn diện, xem xét chúng là sự kết hợp, phối hợp có quy luật của các yếu
tố tạo thành. TNN của lưu vực sông Hương là kết quả tác động tổng hợp của các
yếu tố như địa chất, địa hình, địa mạo, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật, khí
hậu, thủy văn, hoạt động dân sinh … Đặc điểm của mỗi thành phần ấy cũng chịu tác
động của tất cả các thành phần khác và ngược lại. Vận dụng quan điểm này, khi
đánh giá tiềm năng TNN phải nghiên cứu tổng thể các yếu tố tác động lên lưu vực
cả điều kiện tự nhiên và điều kiện KT - XH.
4.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Các đối tượng địa lý đều có quá trình phát sinh và phát triển, tức là chúng
thường xuyên có những thay đổi, biến động theo thời gian. Các đặc điểm của mỗi
thành phần tự nhiên hay của các lãnh thổ không phải là bất biến nên những đánh giá
về chúng chỉ đúng ở một thời điểm nhất định. Do đó, cần thiết phải có những phân
tích, nhận định về xu hướng phát triển của đối tượng trong tương lai làm cơ sở cho
những định hướng khai thác TNN trên lãnh thổ nghiên cứu. Nói cách khác nghiên

SDKchắc cho việc xác định các mâu
cứu quá khứDemo
và hiệnVersion
tại là cơ -sởSelect.Pdf
khoa học vững
thuẫn trong khai thác, sử dụng nước ở lưu vực sông Hương và là định hướng quy
hoạch sử dụng hợp lí nguồn TNN trong tương lai.

4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng phát triển của thế hệ tương lai, mọi sự lợi dụng quá
mức vào tự nhiên đều dẫn đến tác hại không thể lường hết. Quan điểm này sẽ chi phối
việc đề xuất các giải pháp giải quyết các mâu thuẫn ở hiện tại, khai thác bền vững
TNN, sao cho các hoạt động khai thác, sử dụng TNN không làm tổn hại đến sự tồn tại
và phát triển của các thành phần tự nhiên, đảm bảo nhu cầu của các thế hệ mai sau.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
4.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp
Cơ sở của phương pháp là dựa vào việc phân tích và xử lý số liệu, tài liệu đã

10


thu thập được và các số liệu, tài liệu điều tra, thống kê, nghiên cứu về các hợp phần
tự nhiên trên lưu vực sông Hương. Vận dụng phương pháp này để tiến hành thu
thập và phân tích có chọn lọc tài liệu, công trình của các tác giả đi trước có liên
quan đến việc nghiên cứu TNN trên lưu vực sông Hương, chọn lọc các thông tin có
liên quan chặt chẽ đến đề tài, sử dụng các thông tin đã được kiểm nghiệm, công
nhận và xã hội hóa nhằm tiết kiệm được công sức và thời gian nghiên cứu. Đồng
thời phân tích, so sánh với các tài liệu khảo sát, đo đạc thực tế.
4.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Trong nghiên cứu về thiên nhiên của ngành, điều tra khảo sát thực địa là một
trong những phương pháp không thể thiếu. Trên cơ sở phương pháp này, tiến hành
khảo sát về các công trình khai thác sử dụng TNN trên lưu vực sông Hương. Việc
tiếp cận với đối tượng nghiên cứu cho phép thu nhận và bổ sung trực tiếp những
thông tin về địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật, các yếu tố về thủy
văn, môi trường nước lưu vực sông Hương. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
được chúng tôi tiến hành bằng các tuyến, điểm khảo sát thực địa: tuyến sông Hương

chảy qua thành phố Huế, tuyến sông Bồ, cửa Thuận An, các công trình thủy lợi như

Demo Version - Select.Pdf SDK

đập Thảo Long ...

4.2.3. Phương pháp đối chiếu - so sánh
Phương pháp này thể hiện sự vận dụng quan điểm lãnh thổ trong nghiên cứu
địa lý tự nhiên. TNN có tính liên vùng rõ rệt trong khai thác và sử dụng. Sự tương
đồng về lãnh thổ, các dạng địa hình, đầu mối cung cấp nước … là cơ sở để đề xuất
những giải pháp khai thác nguồn nước theo vùng, lãnh thổ một cách hợp lý nhằm
giảm thiểu những mâu thuẫn, xung đột trong khai thác, sử dụng nguồn TNN.
4.2.4. Phương pháp bản đồ
Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình tiến hành và hoàn chỉnh
đề tài. Nội dung chủ yếu của phương pháp là khai thác thông tin trên các bản đồ đã
được thành lập, nhất là các thông tin về mối quan hệ không gian lãnh thổ của đối
tượng nghiên cứu. Đề tài cũng đã xây dựng các bản đồ như bản đồ tài nguyên nước
mặt, bản đồ địa chất, bản đồ thảm thực vật …

11


4.2.5. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp chuyên gia được vận dụng thông
qua việc xin ý kiến chỉ đạo, góp ý về phương pháp, nội dung nghiên cứu cũng như
các vấn đề lý luận và thực tiễn của các chuyên gia có kinh nghiệm và am hiểu trong
lĩnh vực nghiên cứu TNN và quản lý lưu vực sông.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học:
Góp phần bổ sung hệ thống phương pháp luận về đánh giá các mâu thuẫn

trong khai thác, sử dụng nguồn TNN.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Trên cơ sở dữ liệu của đề tài đánh giá tiềm năng, hiện trạng và làm rõ các mâu
thuẫn trong việc khai thác sử dụng TTN là nguồn thông tin cho các cơ quan ban
ngành trong việc giải quyết các mâu thuẫn để khai thác bền vững nguồn tài nguyên
nước trên lưu vực sông Hương.
6. ĐÓNG GÓP VÀ ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Vận dụng lý luận xác định các mâu thuẫn trong việc khai thác sử dụng

Version
TNN trên địaDemo
bàn nghiên
cứu. - Select.Pdf SDK
- Đề xuất các giải pháp giải quyết các mâu thuẫn trong việc khai thác sử
dụng TNN tại địa bàn nghiên cứu.
7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, đề tài có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đánh giá tiềm năng, hiện trạng và các mâu thuẫn trong khai thác,
sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 3: Đề xuất các giải pháp giải quyết các mâu thuẫn trong khai thác,
sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế

12



×