Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Khảo sát, đánh giá hiện trạng khai thác và quản lý nguồn nước trên lưu vực sộng Đồng Nai chảy qua huyện Vĩnh Cửu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
LỚP DH08QM
Tiểu luận môn Quản lý tài nguyên nước
Đề tài
Khảo sát, đánh giá hiện trạng khai thác và quản lý nguồn nước
trên lưu vực sông Đồng Nai chảy qua huyện Vĩnh Cửu
GVHD: Nguyễn Trần Liên Hương NHÓM: Nguyễn Thị Loan
Hoàng Tiến Trung
Dương Tướng Quân
Trần Quang Vũ
Nguyễn Văn Phong
Từ Nguyễn Hoàng Thành
Võ Đăng Khoa
Nguyễn Anh Xuân
Nguyễn Thanh Trung
TP Hồ Chí Minh
3/2011
TIU LUN MễN QUN Lí TI NGUYấN NC
MC LC
I.1 V trớ a lý ............................................................................................................................................ 4
I.2 iu kin kinh t -xó hi ...................................................................................................................... 5
I.2.1 Din tớch, dõn s, giao thụng ....................................................................................................... 5
I.2.2 Cỏc n v hnh chớnh .................................................................................................................. 5
II. Hin trng khai thỏc v qun lý ................................................................................................................ 6
II.1 Hin trng khai thỏc ........................................................................................................................... 6
II.1.1 Khai thỏc s dng thy in ........................................................................................................ 6
II.1.2 Khai thỏc s dng thy sn ......................................................................................................... 8
II.1.3 Khai thỏc s dng cỏt ................................................................................................................ 11
II.1.4 Khai thỏc s dng ti tiờu cho nụng nghip ........................................................................... 13
II.1.5 Khai thỏc s dng cho cụng nghip .......................................................................................... 14


II.1.6 Khai thỏc s dng cho sinh hot ............................................................................................... 14
II.2 Hin trng qun lý ti nguyờn nc ................................................................................................. 15
III.Nhng vn cũn tn ti ....................................................................................................................... 16
III.1 Tn ti trong khai thỏc ..................................................................................................................... 16
III.2 Tn ti trong qun lý ....................................................................................................................... 18
IV. Kt lun ................................................................................................................................................. 19
V.Kin ngh .................................................................................................................................................. 19
VI. Ti liu tham kho ................................................................................................................................. 21
Phieỏu tham khaỷo yự kieỏn coọng ủong ......................................................................................... 22
Hỡnh 1: Nh mỏy thy in Tr An.................................................................................................................6
Hỡnh 2: p trn Nh mỏy thy in Tr An.................................................................................................7
Hỡnh 3: ỏnh bt cỏ bng xung in trờn sụng ng Nai on chy qua Tr An, Mó (huyn Vnh Cu).
......................................................................................................................................................................9
NHểM 3_DH08QM Trang 2
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Hình 4: Xà lang chở cát..............................................................................................................................11
Hình 5 : Sử dụng nước sông tưới tiêu cho nông nghiệp............................................................................13
Hình 6: Xáng cạp, xà lan lớn vẫn ngang nhiên neo đậu, thi nhau móc cát ngay giữa ban ngày................17
Mở Đầu
Hiện nay tình hình khai thác sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Đông Nai nói chung,
khu vực huyện Vĩnh Cửu nói riêng còn rất nhiều bất cập. Hiện tượng khai thác cát trộm
trên sông còn diễn ra rất mạnh, tình hình khai thác sử dụng nguồn nước cho các hoạt
NHÓM 3_DH08QM Trang 3
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
động sinh hoạt của người dân còn chưa được hợp lý. Sự quản lý của các cơ quan còn
nhiều hạn chế và lỗ hỏng. Chính vì vậy nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Khảo sát, đánh
giá hiện trạng khai thác và quản lý nguồn nước trên lưu vực sông Đồng Nai chảy qua
huyện Vĩnh Cửu”. Đề tài sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về công tác quản lý của các cơ
quan và các hoạt động sử dụng nguồn nước của dòng sông Đồng Nai chảy qua huyện
Vĩnh Cữu, đồng thời đưa ra một số kiến nghị để nguồn nước tại lưu vực được sử dụng

hợp lý hơn
Đề tài được thực hiện vào tháng 3 năm 2011
I. Tổng quan
I.1 Vị trí địa lý
Huyện Vĩnh cửu nằm ở phía bắc tỉnh Đồng Nai, phía bắc giáp huyện Đồng Phú
(Bình Phước), phía tây giáp huyện Phú Giáo và Tân Uyên (Bình Dương), phía đông là
rừng quốc gia Vườn quốc gia Cát Tiên và hồ Trị An, phía nam là huyện Trảng Bom và
thành phố Biên Hòa
Sông Đồng Nai là tên con sông lớn thứ nhì đất Nam Bộ, chỉ thua sông Cửu Long
Nguồn sông chính xuất phát từ cao nguyên Lâm Viên, tỉnh Lâm Đồng. Đoạn trên
sông mang tên sông Đắc Dung. Sông uốn khúc chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam
vượt khỏi miền núi ra đến bình nguyên ở Tà Lài, tỉnh Đồng Nai. Sông Đồng Nai chảy
vào tỉnh Đồng Nai ở bậc địa hình thứ 3 và là vùng trung lưu của sông. Đoạn sông chảy
huyện Vĩnh Cửu chảy êm đềm, lòng sông mở rộng và sâu. Ở khoảng lưu vực này có đập
Trị An chắn dòng sông, tạo nên hồ nước nhân tạo lớn nhất miền Nam, tức hồ Trị An
cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An. Hồ Trị An được khởi công vào năm 1984
và hoàn thành đầu năm 1987. Hồ có dung tích toàn phần 2,765 km³, dung tích hữu ích
2,547 km³ và diện tích mặt hồ 323 km². Hồ được thiết kế để cung cấp nước cho nhà máy
thủy điện Trị An công suất 400MW với sản lượng điện hàng năm 1,7 tỷ kWh.
NHÓM 3_DH08QM Trang 4
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
I.2 Điều kiện kinh tế -xã hội
I.2.1 Diện tích, dân số, giao thông
Huyện có diện tích 1092km
2
và dân số là 110.855 người (năm 2007),mật độ dân
số 0,101 người/km2, huyện ly là thị trấn Vĩnh An nằm trên đường tỉnh lộ 767 và nằm
cạnh phía nam hồ Trị An, cách thành phố Biên Hòa 30km về hướng tây bắc
I.2.2 Các đơn vị hành chính
- Huyện ly: thị trấn Vĩnh An

- Các xã: Bình Hòa, Bình Lợi, Tân Bình, Thạnh Phú, Thiện Tân, Tân An, Trị An,
Hiếu Liêm, Vĩnh Tân, Mã Đà, Phú Lý
I.2.3 Kinh tế, xã hội
- Huyện có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao 65.921 ha có trữ lượng gỗ lớn.
- Có Hồ Trị An 28.500 ha (trong địa phận Vĩnh Cửu là 16.500 ha) là nguồn nước
phong phú phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
- Có tiềm năng khoáng sản phong phú về chủng loại gồm kim loại quý, nguyên
liệu vật liệu xây dựng: cát, đá, keramzit cho sản xuất bê tông nhẹ, puzlan và
laterit nguyên liệu phụ gia cho xi măng.
- Có các cảnh quan nổi tiếng như: Hồ Trị An, khu di tích lịch sử chiến khu Đ, các
khu vườn ăn trái ven sông Đồng Nai thuận lợi cho du lịch sinh thái - tham quan
nghiên cứu.
- Đã quy hoạch Khu công nghiệp Thạnh Phú. Đang quy hoạch cụm sản xuất ngành
nghề tại xã Tân Bình.
NHÓM 3_DH08QM Trang 5
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
II. Hiện trạng khai thác và quản lý
II.1 Hiện trạng khai thác
II.1.1 Khai thác sử dụng thủy điện
II.1.1.1 Nhà máy thủy điện Trị An
Hình 1: Nhà máy thủy điện Trị An
Nhà máy thủy điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai, đoạn chảy qua
huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh 65 km về phía Đông
Bắc.Nhà máy được xây dựng với sự hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Liên Xô từ
năm 1984, khánh thành và đưa vào sử dụng từ năm 1991.Công trình thủy điện Trị An
được khởi công ngày 22-2-1982. Đập hồ Trị An được xây dựng bằng đá hỗn hợp, có
chiều dài 420m, chiều cao 40m, đỉnh đập rộng 10m. Phần đập tràn chịu lực bằng bê tông
dài 150m, có 8 khoang tràn với mỗi khoang rộng 15m và 8 cửa van. Bên cạnh đó có đập
Suối Rộp dài 2.750m, cao 45m và hệ thống đập đất phụ có chiều dài tổng cộng 6.263m.
Nhà máy thủy điện Trị An có 4 tổ máy, với tổng công suất thiết kế 400 MW, sản lượng

điện trung bình hàng năm 1,7 tỉ KWh. Hồ thủy điện Trị An là hồ chứa điều tiết hằng
NHÓM 3_DH08QM Trang 6
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
năm, mục đích để phát điện với mực nước dâng bình thường (HBT) 62 m, mực nước
chết (HC) 50 m, mực nước gia cường 63, 9 m. Lưu lượng chạy máy ở công suất định
mức là 880 m3/s, tương ứng 220m3/s cho mỗi tổ máy, cột nước tinh là 53m. Nhà máy
thủy điện được xây với tổng công suất lắp máy 4 tổ x 100 MW = 400 MW, sản lượng
điện hằng năm 1,76 tỉ kW.h. Lưu lượng nước xả lũ qua đập tràn cao nhất theo thiết kế là
18.450 m3/s. Tuyến áp lực chính gồm đập ngăn sông và đập tràn. Đập ngăn sông được
đắp bằng đất đá hỗn hợp, dài 420m, cao 40m, đỉnh đập rộng 10m. Đập tràn xả lũ dài
150m, có 8 khoang tràn, mỗi khoang rộng 15m với 8 cửa van cung được đóng mở bằng
cẩu chân dê 2x125 tấn. Đập chính và các đập phụ tạo nên hồ chứa nước rộng 323 km2
với dung tích tổng cộng 2,76 tỉ m3, dung tích hữu ích là 2,54 tỉ m3, dung tích chết
0,218.109 m3. Công trình thủy điện Trị An còn có ý nghĩa kinh tế tổng hợp với mục đích
chính hòa lưới điện quốc gia cùng với các nhà máy khác cung cấp điện cho phụ tải tòan
quốc. Ngoài ra, là thủy điện đa mục tiêu, công trình còn đảm bảo nước cho sinh hoạt,
nông nghiệp, đẩy mặn và điều tiết lũ...
Hình 2: Đập tràn Nhà máy thủy điện Trị An
NHÓM 3_DH08QM Trang 7
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
II.1.1.2 Hiện trạng “nước ít, điện cầm chừng” :
Hàng năm cứ vào giữa tháng 9 là đỉnh lũ của hồ Trị An (Đồng Nai), nước về đầy
hồ, buộc phải xả tràn. Thế nhưng, năm đã đến cuối tháng 9/2010 hồ vẫn cạn trơ đáy,
khiến việc khai thác thủy gặp rất nhiều khó khăn.
Hồ Trị An là một trong những công trình thủy điện quan trọng của cả nước, lấy
nước từ 2 nhánh sông Đồng Nai chảy qua huyện Vĩnh Cửu và La Ngà đổ về với lượng
nước trữ khoảng 15 tỷ m3/năm. Năm 2010, mưa ít, lượng nước về hồ không nhiều đã
ảnh hưởng rất lớn việc cung cấp điện cho khu vực phía Nam cũng như lưới điện quốc
gia. Trung bình mỗi năm, thủy điện Trị An cung cấp khoảng 1.730 triệu kWh cho lưới
điện quốc gia và vào cao điểm của mùa mưa các tháng 8, 9 và 10 cung cấp khoảng 10

triệu kWh/ngày. Năm 2010, mưa đầu nguồn ít, lượng nước về hồ hiện chỉ đạt trên 50 m,
vượt mực nước chết trên 0,5 m, ít hơn mọi năm hơn 10m nên thủy điện Trị An chỉ chạy
được 4 - 5 triệu kWh/ngày. Đây là trường hợp chưa từng xảy ra trong nhiều năm nay.
Mọi năm vào cuối tháng 8 mực nước ở hồ đạt khoảng 60 m, đỉnh điểm lũ ở hồ
Trị An vào giữa tháng 9 mực nước đạt 61 - 62 m và phải xả tràn về hạ lưu. Tuy nhiên
giữa tháng 9/2010 đã không xảy ra lũ và nước về hồ thấp hơn mọi năm hơn 11 m, hiện
mặt hồ vẫn cạn trơ đáy. Do đó, nhà máy vận hành chỉ chạy được nửa công suất so với
năm 2009, lượng điện cung cấp cho lưới điện quốc gia bị giảm mạnh. Dự báo mùa khô
2010-2011 lượng điện phát sẽ rất hạn chế, tình trạng thiếu điện khó tránh khỏi.
II.1.2 Khai thác sử dụng thủy sản
II.1.2.1 Hiện trạng khai thác
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống
khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020, hồ Trị An ngoài việc tạo thủy điện, cung
cấp điện sử dụng trong vùng, còn có chức năng nuôi trồng, khai thác thủy sản, góp phần
tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn. Thực hiện chương trình đổi mới phương thức
NHÓM 3_DH08QM Trang 8
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
quản lý hồ Trị An, từ qúy IV/ 2009, UBND tỉnh đã quyết định giao cho Khu bảo tồn
thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu quản lý, đầu tư nuôi trồng, khai thác thủy sản hồ Trị An.
Hiện khu vực lòng hồ Trị An có khoảng 800 ghe, 700 bè nuôi cá với hơn 5.000
lao động nuôi trồng, đánh bắt, làm các dịch vụ thuỷ sản.
II.1.2.2 Khai thác bừa bãi và những hệ lụy
Do cuộc sống còn nhiều khó khăn, không có vốn để đầu tư phương tiện đánh bắt,
khai thác nguồn lợi thủy sản nên nhiều người đã chọn cách đánh bắt tôm, cá theo kiểu
hủy diệt. Bất cứ nơi nào có sông rạch, ao hồ thì có người tìm đến khai thác. Họ dùng bất
cứ phương tiện đã bị nghiêm cấm như lưới mắt nhỏ, xung điện, thuốc độc, thuốc nổ…
để đánh bắt cá, tôm. Những năm trước đây, người đánh bắt cá tôm không ngại ngần
dùng thuốc nổ ném xuống sông suối, ao hồ để tận thu nguồn lợi thủy sản. Tuy nhiên, do
sử dụng thuốc nổ gặp nhiều rủi ro, nguy hiểm lại dễ bị cơ quan chức năng truy bắt ráo
riết nên gần đây nhiều người đã chuyển sang cách đánh bắt bằng hình thức dùng xung

điện hoặc hòa thuốc độc đổ vào nguồn nước để tận thu tôm, cá.
Hình 3: Đánh bắt cá bằng xung điện trên sông Đồng Nai
đoạn chạy qua Trị An, Mã Đà (huyện Vĩnh Cửu).
NHÓM 3_DH08QM Trang 9
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Việc sử dụng xung điện để đánh bắt thủy sản đã cùng lúc vừa tàn sát hàng loạt
tôm, cá trong vùng có tác động của dòng điện, vừa tàn sát môi trường thủy sinh, hủy
hoại thức ăn của các loại khác cùng sống dưới nước. Hiện nhiều loài cá, tôm đã phải
mang dị tật không thể sinh sản và phát triển được nữa.
II.1.2.3 Thiếu nước, khai thác thủy hải sản điêu đứng
Lượng nước về hồ quá ít không chỉ thủy điện Trị An gặp khó khăn mà hàng ngàn
hộ dân sống bằng nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trên hồ cũng điêu đứng. Nhiều ngư
dân đánh bắt thủy sản trên hồ Trị An ở khu phố 1, thị trấn Vĩnh An (huyện Vĩnh Cửu -
Đồng Nai) đã phải bỏ nghề vì nước trên hồ cạn nên cá không sinh sôi nảy nở được, dẫn
đến lượng cá đánh bắt hàng đêm chỉ bằng gần một nửa so với trước đây. Lượng cá đánh
được bán không đủ cho chi phí đánh bắt của ngư dân.
Theo các hộ nuôi trồng thủy sản trên hồ Trị An và sông La Ngà, hiện nay nước
trên hồ Trị An đang dần cạn vì vậy công việc đánh bắt thủy san đang gặp rất nhiều khó
khăn
Trong tháng 9 năm 2010 khu bảo tồn chuẩn bị 1 triệu con cá giống để thả vào hồ
Trị An, tuy nhiên cuối tháng 9 hồ vẫn cạn kiệt như mùa khô nên không thể tiến hành thả
cá. Nếu trong tháng 10 hồ Trị An vẫn cạn không thả được cá giống thì năm sau hồ Trị
An sẽ không còn cá. Vì mùa mưa là lúc nước về đầy hồ, cá từ các sông đổ về sinh sản và
Khu bảo tồn thả thêm hàng triệu con cá giống các loại bổ sung thêm lượng cá trên hồ.
II.1.2.4 Hoạt động thả cá giống phục hồi nguồn lợi thuỷ sản và môi trường hồ Trị An
Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu đã làm lễ thả 1 triệu cá giống các
loại vào hồ Trị An tại bến cảng Trung tâm thủy sản thuộc thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh
Cửu, 4 loại cá giống được thả gồm: cá chép, cá mè, cá trôi và cá trắm với tổng trị giá
khoảng 300 triệu đồng từ nguồn đóng góp của ngư dân đang nuôi trồng và đánh bắt thuỷ
sản trong khu vực lòng hồ Trị An. Nguồn kinh phí chủ yếu được huy động từ các hộ ngư

dân sinh sống quanh khu vực hồ Trị An.
NHÓM 3_DH08QM Trang 10

×