Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

MÔ - ĐUN 4 ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC VÌ MỘT TƯƠNG LAI BỀN VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.39 KB, 17 trang )

MÔ - ĐUN 4: ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC VÌ MỘT TƯƠNG LAI
BỀN VỮNG
GIỚI THIỆU
Các mô - đun 1, 2 và 3 đã xây dựng một tầm nhìn về giáo dục, coi giáo dục là một nguồn
sức mạnh cho tương lai trong việc phát triển kiến thức, sự cam kết và các kĩ năng cần thiết
để giải quyết sự phát triển không bền vững theo chiều hướng hình xoắn ốc đi xuống. Mô đun này xây dựng từ những ý tưởng định hướng nền giáo dục theo hướng một tương lai
bền vững đã được giới thiệu ở những mô - đun trước.
Mô - đun này giới thiệu sự phát triển của khái niệm Giáo dục vì sự phát triển bền vững
(GDPTBV) và nêu ra nhiều chiến lược khác nhau để định hướng giáo dục trong nhà trường
như một phần then chốt của quá trình xây dựng một tương lai bền vững.
Những ý tưởng được phát triển trong mô - đun này sẽ được tiếp tục trao đổi trong mô - đun
5.

MỤC TIÊU
1. Khám phá bản chất “tổng thể” của các khái niệm “môi trường”, “tương lai bền vững”,
và “giáo dục vì sự phát triển bền vững”;
2. Làm rõ khái niệm GDPTBV;
3. Đánh giá mục tiêu của chuỗi kiến thức, giá trị và các kĩ năng của GDPTBV; và
4. Hiểu rõ những hành động cần thiết để định hướng lại giáo dục vì sự PTBV.

HOẠT ĐỘNG
1. Một tầm nhìn tổng thể
2. Giáo dục vì sự phát triển bền vững
3. Định hướng giáo dục
4. Những mục tiêu của giáo dục vì một tương lai bền vững
5. Hoạt động tổng kết

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Breiting, S., Meyer, M. and Morgensen, F. (2005) Quality Criteria for ESD–Schools:
Guidelines to Enhance the Quality of Education for Sustainable Development, EU–
COMENIUS 3 network ‘School Development through Environmental Education’


(SEED).

69


Fien, J. (ed) (1993) Environmental Education: A Pathway to Sustainability, Deakin University
Press, Geelong.
Fien, J. (2002) Education and Sustainability: Reorienting Australian Schools for a
Sustainable Future, Tela Papers, No. 8. Australian Conservation Foundation,
Melbourne.
Hren, B. and Birney, A. (2004) Pathways: A Development Framework for School
Sustainability, WWF, Godalming, Surrey.
Huckle, J. (2008) ‘Sustainable development’, in Arthur, J., Davies, I. and Hahn, C. (eds) The
Sage Handbook of Education for Citizenship and Democracy, Sage Publications,
London, Chapter 26.
Reid, A. et al. (2008) Participation and Learning: Perspectives on Education and the
Environment, Health and Sustainability, Springer, Dortrecht.
Scott, W. and Gough, S. (eds) (2003) Key Issues in Sustainable Development and Learning:
A Critical Review, Routledge Falmer, London.
Scott, W. and Gough, S. (2003) Sustainable Development and Learning, Framing the Issues,
Routledge Falmer, London.
Sterling, S. (2002) Sustainable Education: Re–visioning Learning and Change, Green Books,
Bristol.
Sterling, S. et al (2005) Linking Thinking: New Perspectives on Thinking and Learning for
Sustainability, WWF Scotland.
United Nations Conference on Environment and Development (1992) Promoting education
and public awareness and training, in Agenda 21, Chapter 36.
UNESCO (1997) Educating for a Sustainable Future: A Transdisciplinary Vision for
Concerted Action.
UNESCO (2002) Education for Sustainability – From Rio to Johannesburg: Lessons learnt

from a decade of commitment

XÂY DỰNG MÔ - ĐUN
Phần này do John Fien viết cho UNESCO, dựa trên những tài liệu và hoạt động trong
chương trình Giảng dạy vì một thế giới bền vững (UNRSCO - UNEP chương trình Giáo dục
môi trường toàn cầu) và Học tập vì một môi trường bền vững (UNESCO - ACEID)

70


HOẠT ĐỘNG 1: TẦM NHÌN TỔNG THỂ
Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.
Các mô - đun 1, 2 và 3 đã đưa ra nhiều trao đổi về nội dung và ý nghĩa của PTBV, trong đó
PTBV không chỉ là bảo tồn thiên nhiên – bền vững về sinh thái – mà còn là sự bền vững văn
hóa, xã hội, kinh tế. Hoạt động 1 sẽ tổng hợp những nội dung này thành những giá trị và
nguyên tắc tạo nền tảng cho một tương lai bền vững.
Hoạt động 1 dựa trên từ khóa “môi trường” và chỉ ra rằng môi trường hàm chứa ba hệ thống
– tự nhiên, xã hội, kinh tế.
Cách nhìn tổng thể về “môi trường” này phản ánh một cách tiếp cận có tên gọi là “tư duy hệ
thống”, đây là cách nhìn mọi mặt của thế giới trong mối quan hệ tương tác với nhau và thông
qua các phương thức phụ thuộc lẫn nhau giữa các hệ thống.
Cách nhìn tổng thể về ‘môi trường’ bao gồm:


Hệ thống tự nhiên cung cấp các nguồn tài nguyên – không khí, nước, đất, thực
phẩm – phục vụ cuộc sống của con người và các sinh vật khác.



Hệ thống xã hội và văn hóa bao gồm gia đình, cộng đồng và các hệ thống liên quan

để hỗ trợ mọi người chung sống cùng nhau theo những cách phù hợp với văn hóa.



Hệ thống kinh tế cung cấp nghề nghiệp, kế sinh nhai (việc làm và thu nhập) cho con
người.

Câu hỏi 1: Mô tả tính chất liên kết, phụ thuộc của các mảnh ghép được trình bày trên
hình vẽ
Cách nhìn tổng thể về môi trường đôi khi còn được gọi là “la bàn sự bền vững”
HỆ THỐNG TỰ NHIÊN
Những câu hỏi về môi trường tự nhiên và mối quan hệ giữa đất, biển và các sinh vật sống
AI QUYẾT ĐỊNH?

HỆ THỐNG KINH TẾ

Những câu hỏi về chính sách và
quyền lực:

Những câu hỏi về tiền,
thương mại, viện trợ, quyền
sở hữu, mua và bán.

Ai lựa chọn và đưa ra quyết
định? Ai được hưởng lợi và mất
lợi ích khi có các quyết định này,
với chi phí như nào?

71



HỆ THỐNG XÃ HỘI
Những câu hỏi về con người, các mối quan hệ, truyền thống, văn hóa, và cách sống, và
bao gồm cả những câu hỏi như giới tính, chủng tộc, tầng lớp, sự khuyết tật và độ tuổi có
ảnh hưởng như thế nào đến các mối quan hệ xã hội
Điều đáng buồn là khi tìm hiểu về các vấn đề thực tế toàn cầu được nêu trong mô - đun 1,
“la bàn bền vững” không phải lúc nào cũng được áp dụng tốt, và rất nhiều quá trình phát
triển không hướng đến một tương lai bền vững.
Một tương lai bền vững đòi hỏi những thay đổi cơ bản về giá trị của con người và cách vận
hành của xã hội. Theo báo cáo của UNESCO:
Việc có đạt được sự bền vững hay không hoàn toàn phụ thuộc vào những thay đổi
hành vi và lối sống của con người, vào những thay đổi cần được thúc đẩy bằng sự
chuyển đổi các giá trị sống và bám sâu vào các quy tắc văn hóa, đạo đức tạo nên
hành vi. Không có những thay đổi này, thậm chí ngay cả những hệ thống pháp luật
công minh nhất, công nghệ sạch nhất, những nghiên cứu công phu nhất sẽ không
thành công trong việc hướng xã hội đi tới mục tiêu bền vững lâu dài.
Nguồn: UNESCO (1997) Educating for a Sustainable Future: A Transdisciplinary Vision for
Concerted Action, paragraph 103
Dưới đây là một số những giá trị hay nguyên tắc giúp chúng ta đi tới một tương lai bền vững
hơn:
Bảo tồn
Cần bảo tồn để đảm bảo hệ thống tự nhiên có thể tiếp tục nuôi dưỡng sự sống cho mọi sinh
vật, kể cả nguồn tài nguyên duy trì hệ thống kinh tế.
Hòa bình và công bằng
Là kết quả khi con người có thể sống hợp tác, hòa thuận với nhau và có những nhu cầu cơ
bản được thỏa mãn một cách đầy đủ và hợp lí.
Phát triển hợp lí
Là sự cần thiết để con người có khả năng nuôi sống bản thân họ theo cách lâu dài. Một sự
phát triển không hợp lí sẽ cản trở mối quan hệ giữa kinh tế với các hệ thống khác trong môi
trường

Dân chủ
Cho con người quyền phát biểu thẳng thắn, công bằng về cách thức quản lí những hệ thống
tự nhiên, xã hội và kinh tế nên như thế nào.
Một số nhóm nhấn mạnh chỉ có ba nguyên tắc – gọi là “3 chữ ‘E’ của PTBV”, Equity – Công
bằng, Ecology – Sinh thái và Economy – Kinh tế. Những nguyên tắc đó đôi khi được mô tả
trong các bản báo cáo hay giải trình ‘bộ ba cốt lỗi bền vững” – đây là bản đo lường sự bền

72


vững của một tổ chức hay dự án với những giá trị bền vững xã hội, bền vững sinh thái và
bền vững kinh tế, hay một số người gọi tên là nguyên tắc “con người – hành tinh – lợi
nhuận”. Một vài nhóm khác lại chia nhỏ 3 nguyên tắc này thành 6 hoặc 8 nguyên tắc được
trình bày lần lượt ở các mô – đun 21 và 22.
Rõ ràng điều quan trọng ở đây không phải là số lượng chính xác những nguyên tắc. Số
lượng đó sẽ đa dạng và khác nhau giữa các quốc gia, cộng đồng bởi vì mục tiêu PTBV
không giống nhau ở nhiều nơi trên thế giới; và các xã hội khác nhau có những ưu tiên và
tầm nhìn khác nhau về tương lai bền vững.
Điều quan trọng là tương lai bền vững – dù ở bất cứ dạng thức hay định nghĩa nào – thì
cũng được quyết định bởi con người trong mối liên hệ với truyền thống, văn hóa và giá trị.
Tuy nhiên, chúng ta cần nhận thức rằng những mô hình phát triển không bền vững lại đang
thống trị

GIÁO DỤC: SỨC MẠNH CỦA TƯƠNG LAI
Giáo dục có vai trò chính như một nguồn sức mạnh cho tương lai. Như UNESCO phát biểu:
Mọi người đều đồng ý rằng giáo dục là phương tiện hiệu quả nhất mà xã hội có để
đương đầu với những thách thức của tương lai. Thực vậy, chính giáo dục sẽ định
hình thế giới của ngày mai. Càng ngày, sự tiến bộ càng phụ thuộc vào sản phẩm của
những trí tuệ được giáo dục: dựa trên nghiên cứu, phát minh, cải tiến và ứng dụng.
Tất nhiên, những trí tuệ và tài năng được giáo dục không chỉ cần thiết trong các

phòng thí nghiệm hay viện nghiên cứu, mà còn cần thiết trong mọi khía cạnh của
cuộc sống. Việc tiếp cận với giáo dục thực sự chính là điều kiện tiên quyết cho sự
tham gia tích cực vào cuộc sống của thế giới hiện đại ở mọi cấp độ. Một điều chắc
chắn là giáo dục không phải là câu trả lời cho mọi vấn đề. Nhưng giáo dục, với định
nghĩa rộng nhất, phải là phần chủ chốt trong mọi nỗ lực nhằm xây dựng và kiến tạo
những mối quan hệ mới giữa con người với con người và nhằm thúc đẩy mạnh mẽ
hơn nữa các yêu cầu bảo vệ môi trường.
Nguồn: UNESCO (1997) Educating for a Sustainable Future: A Transdisciplinary Vision for
Concerted Action, paragraph 38
Giáo dục có thể đảm bảo rằng mọi công dân, từ trẻ em đến người già, có kiến thức về
những thay đổi cần thiết, có khả năng xây dựng tầm nhìn về các tương lai, có cam kết thực
hiện dân chủ, có các kĩ năng cần thiết và có động lực để hành động tích cực để tạo ra thay
đổi. Đó chính là giáo dục vì sự PTBV.

73


HOẠT ĐỘNG 2: GIÁO DỤC VÌ SỰ PTBV
Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.
Từ các mô – đun 1, 2 và 3, bạn hãy suy ngẫm về các định nghĩa giáo dục vì sự PTBV trong
sổ tay học tập.
Câu hỏi 2: Nhớ lại về các suy nghĩ của bạn từ các mô - đun này (ví dụ câu hỏi 9 trong
mô -đun 1) và viết ra định nghĩa bạn hiểu giáo dục vì sự PTBV có nghĩa là gì.
Câu hỏi 3: Để phân tích định nghĩa của bạn, hãy xác định các từ và cụm từ khóa đề
cập đến (i) giáo dục và (ii) tương lai bền vững.
Cân nhắc về (i) và (ii) trong định nghĩa của bạn với suy nghĩ dưới đây của Karsten Schnack,
một triết gia Đan Mạch, cho các giáo viên.
Đó không và cũng không thể là nhiệm vụ của trường học phải giải quyết các vấn đề
chính trị của một đất nước. Đó không phải là nhiệm vụ cải thiện thế giới thông qua
các hoạt động của học sinh. Những hoạt động này cần được đánh giá dựa trên nền

tảng những giá trị tạo thành và theo những tiêu chuẩn giáo dục. Một trường học, với
tư cách là một trường học, không thể trở thành ‘xanh’ chỉ bởi việc bảo tồn năng
lượng, thu nhặt pin hay phân loại rác. Điều chủ chốt phải là những điều học sinh học
được khi tham gia những hoạt động như vậy.
Nguồn: Schnack, K. (1996) Internationalisation, democracy and environmental education, in
S. Breiting and K. Nielsen (eds), Environmental Education Research in the Nordic Countries,
The Royal Danish School of Educational Studies, Copenhagen, trang 11.
Câu hỏi 4: Theo bạn, ông Schnack muốn nhìn thấy và nhấn mạnh điều gì ở bất kì định
nghĩa nào về giáo dục vì sự PTBV? Bạn có đồng ý với ông không? Tại sao?
Karten Schnack tin rằng giáo dục là một trong những chiến lược xã hội cần thiết để giúp thay
đổi xã hội. Chúng ta đã xem ba chiến lược ở hoạt động 1. Ví dụ như những chiến lược kinh
tế: sản xuất và tiêu thụ bền vững, các loại thuế “xanh”, v.v…
Giáo dục là một quá trình song song và bổ trợ cho những chiến lược này – nhưng giáo dục
cũng có đặc trưng riêng biệt. Đó là giáo dục được thiết kế để phát triển năng lực con người
để cho con người có thể tham gia vào các chiến lược khác.
Như vậy, giáo dục vì sự PTBV là việc xây dựng năng lực cho con người. Giáo dục vì sự
PTBV là việc phát triển các khả năng để con người hành xử như một công dân có kiến thức
và trách nhiệm hơn là những kết quả ngắn hạn hoặc dài hạn từ hoạt động học sinh khi học
về các kĩ năng này.
Schnack rất có thể phát biểu rằng những định nghĩa về giáo dục vì sự PTBV cần nhấn mạnh
vào các khía cạnh giáo dục này.

74


Câu hỏi 5: Phân tích hai định nghĩa sau về giáo dục vì sự PTBV (hoặc thuật ngữ tương
tự) để đưa ra ý kiến của bạn về sự cân đối giữa điểm nhấn về mục tiêu giáo dục và về
mục tiêu bền vững trong mỗi định nghĩa.
Định nghĩa 1
Giáo dục vì sự bền vững là quá trình học tập suốt đời hướng tới việc công dân có kiến

thức và trách nhiệm, có khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, có hiểu biết về
khoa học và xã hội; và có cam kết thực hiện các hành động cá nhân và hợp tác có trách
nhiệm. Những hành động này sẽ đảm bảo một tương lai có kinh tế thịnh vượng và môi
trường trong lành. Giáo dục vì sự bền vững cũng có tiềm năng trở thành một công cụ để
kết nối tốt hơn giữa trường học và doanh nghiệp, giữa nhà trường và cộng đồng.
Nguồn: Second Nature – An educational NGO in the USA.
Định nghĩa 2
Việc giải quyết vấn đề môi trường và ngăn ngừa vấn đề mới không xảy ra sẽ đòi hỏi sự
hiểu biết và đánh giá đúng mối liên kết giữa lợi ích môi trường và phúc lợi con người.
Tuy nhiên không dễ nhìn thấy nhiều sự liên kết ngay lập tức.
Đây là nơi giáo dục có vai trò quan trọng. Làm cho con người quan tâm đến môi trường
và phát triển, làm cho con người hiểu mối liên kết giữa môi trường và phát triển, khuyến
khích con người đưa ra hành động hợp lí, và trang bị các kĩ năng thiết thực để hành
động – giáo dục là cần thiết để thực hiện tất cả những mục tiêu này.
Nguồn: Towards a Green Future: A Trainer’s Manual on Education for Sustainable
Development, Centre for Environment Education, Ahmedabhad, India.
Câu hỏi 6: Chép lại định nghĩa của bạn về giáo dục vì sự PTBV trong câu hỏi 2. Sau
khi thực hiện hoạt động 2, bạn có thể sửa đổi hay bổ sung để đưa ra một định nghĩa
tổt nhất.

CÁC KHÍA CẠNH KHÁC
Từ những định nghĩa trên, còn có hai điểm khác cần lưu ý về các phương diện hay khía
cạnh của giáo dục vì sự PTBV. Câu hỏi tiếp theo trong sổ tay học tập của bạn sẽ nghiên cứu
các khía cạnh này.
Câu hỏi 7: Giáo dục vì sự PTBV còn có tên gọi nào khác cũng được sử dụng? Có vấn
đề gì trong sự khác nhau về tên không? Tại sao?
Câu hỏi 8: Ngoài các học sinh được giáo dục trong nhà trường, theo bạn còn có đối
tượng nào trong cộng đồng địa phương cần hoặc ít nhất được hưởng lợi từ giáo dục
vì sự PTBV?


75


KHÍA CẠNH VỀ THUẬT NGỮ
“Giáo dục vì sự PTBV”, “giáo dục vì sự bền vững”, và “giáo dục vì tương lai bền vững” là
những thuật ngữ có thể thay thế nhau, mặc dù một số tổ chức vẫn phân biệt riêng.
Việc không có một thuật ngữ cố định là dấu hiệu cho thấy giáo dục này còn tương đối mới
với tư duy giáo dục hiện nay. Sự đa dạng về thuật ngữ nên được coi là tiến triển tích cực vì
điều này có nghĩa rằng trường học, cao đẳng, đại học, các hệ thống giáo dục, giáo viên, hay
bất cứ ai liên quan đều có thể tự do phát triển khái niệm của mình cho phù hợp với ưu tiên
và nhu cầu địa phương

KHÍA CẠNH VỀ ĐỐI TƯỢNG
Các định nghĩa giáo dục vì sự PTBV cũng chỉ ra rằng giáo dục không thuộc riêng của nhà
trường hoặc của các tổ chức giáo dục chính quy. Giáo dục vì sự PTBV quan trọng với tất cả
mọi người, bao gồm cả người trưởng thành trong cộng đồng, những người làm việc trong
kinh doanh, công nghiệp hay chính quyền.
Trong khi chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của các đối tượng đa dạng này, thì ở
đây chương trình Dạy và Học vì một Tương lai Bền vững chỉ tập trung trên lĩnh vực giáo dục
trong nhà trường.
Để tìm thêm thông tin GDPTBV cho các đối tượng khác, hãy tham khảo trên các trang
Internet sau:





University Leaders for a Sustainable Future – một tổ chức quốc tế về định hướng
giáo dục đại học theo hướng bền vững
The International Council for Adult Education – nơi cung cấp nhiều chương trình bổ

ích cho giáo dục người lớn và giáo dục cộng đồng
The World Business Council for Sustainable Development – nơi hỗ trợ các ngành
công nghiệp đang tìm kiếm cách định hướng hoạt động theo hướng bền vững
UNESCO có nhiều chương trình giáo dục cho người lớn, bao gồm giáo dục cho phụ
nữ và thanh niên

76


HOẠT ĐỘNG 3: ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC
Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

TỪ BỐN ĐẾN NĂM TRỤ CỘT HỌC TẬP
Giáo dục đóng vai trò chủ đạo thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia, đáp ứng những nhu
cầu và nguyện vọng trong xã hội. Trong khi mối quan hệ giữa giáo dục và sự PTBV còn trừu
tượng, thì giáo dục chính là chìa khóa khai thông tiềm năng của một quốc gia để phát triển
và đạt được sự bền vững. Đặc biệt khi giáo dục trực tiếp giúp cải thiện năng suất nông
nghiệp, cung cấp kĩ năng làm việc cho những ngành công nghiệp mới, cải thiện vị thế của
phụ nữ trong xã hội, thúc đẩy nhiệm vụ bảo vệ môi trường, xây dựng năng lực ra quyết định
đúng đắn và phù hợp với đạo đức; và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người.
Trong phần mở đầu của chương trình “Học tập: một kho báu tiềm ẩn” (Learning: The
Treasure Within), Jacques Delors – Chủ tịch Uỷ ban giáo dục thế kỉ 21 của UNESCO đã chỉ
rõ các vai trò khác nhau mà giáo dục đóng góp vào những mục tiêu trên. Tuy nhiên, ông
cũng lưu ý rằng tiến trình kinh tế và xã hội diễn biến không đồng đều và thường kéo theo
tâm lí bi quan tràn lan, ảnh hưởng tới triển vọng cho thế hệ tương lai.
Delors mô tả việc giải quyết những khó khăn trong tìm kiếm lối thoát thay thế cho sự phát
triển kinh tế và xã hội hiện nay như là “một trong những thách thức lớn về chính trị và tri
thức” của thế kỉ mới; đồng thời ông đặt ra câu hỏi: “Tại sao những thách thức to lớn này
không trở thành mối quan tâm trong các chính sách giáo dục?”
Ông tiếp tục trình bày:

Điều cần thiết ở đây là tất cả mọi người có trách nhiệm cần quân tâm tới cả mục đích
và công cụ giáo dục… (để phát triển) những phương thức mà nhờ đó các chính sách
giáo dục có thể góp phần cải tạo thế giới tốt đẹp hơn, đóng góp vào quá trình phát
triển con người bền vững, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thực thi dân chủ.
Tài liệu: Education: The Necessary Utopia (Introduction of the Delors Report).
Do đó, Delors cho rằng mục đích giáo dục cần được hài hoà và tích hợp một số thách thức
đầy tính căng thẳng sau:
Sự căng thẳng giữa toàn cầu và địa phương
Giáo dục giúp giới trẻ trở thành những công dân toàn cầu và đồng thời đóng vai trò tích cực
tại cộng đồng địa phương và đời sống quốc gia.
Sự căng thẳng giữa tổng thể và cá nhân
Giáo dục giúp giới trẻ học cách cân bằng những hứa hẹn và những nguy cơ của toàn cầu
hóa, và đồng thời học cách lựa chọn tương lai cho chính bản thân các em, phát huy tiềm
năng trong từng nền văn hóa riêng.

77


Sự căng thẳng giữa truyền thống và hiện đại
Giáo dục giúp giới trẻ nhận thức và trân trọng các giá trị lịch sử, truyền thống văn hóa, kết
hợp với những kĩ năng phân biệt đúng sai và hợp tác, để nhận biết chỗ nào cần thiết thay
đổi và nên cải tiến.
Sự căng thẳng giữa những cân nhắc dài hạn và ngắn hạn
Giáo dục cần giúp giới trẻ học được cách cân bằng giữa mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, và
cần nhận thức toàn diện rằng giải quyết nhiều vấn đề đòi hỏi sự kiên nhẫn và cân nhắc nhu
cầu của thế hệ tương lai.
Sự căng thẳng giữa cạnh tranh và hợp tác
Giáo dục phải giúp giới trẻ phấn đấu đạt được sự hoàn thiện trong mọi hoạt động và đồng
thời phải kết hợp với các nguyên tắc “cạnh tranh” – để có động cơ khuyến khích, “hợp tác” –
để tạo ra sức mạnh; và “đoàn kết” – để tạo ra sự thống nhất.

Sự căng thẳng giữa vật chất và tinh thần
Giáo dục phải giúp giới trẻ cư xử phù hợp với truyền thống văn hóa, tôn trọng và quan tâm
đến hạnh phúc của người khác.
Sự căng thẳng giữa chương trình học cũ và những kiến thức quan trọng mới
Điều đó nghĩa là các mục đích giáo dục phải kết hợp những gì tốt nhất của chương trình học
truyền thống với những nội dung quan trọng mới, “ví dụ, sự tự biết mình, các cách để bảo
đảm sức khoẻ thể chất, tinh thần, các cách để nâng cao hiểu biết và bảo tồn môi trường
thiên nhiên”.
Câu hỏi 9: Sử dụng bản mô tả về 7 sự căng thẳng trong Báo cáo Delors và viết danh
mục 7 mục đích của giáo dục.
Câu hỏi 10: Trong sổ tay học tập, hãy đánh dấu vào mục đích mà bạn thấy phù hợp
với giáo dục vì sự PTBV.
Bản báo cáo của Delors đã nêu ra các mục đích giáo dục cần đáp ứng và hài hòa những
căng thẳng đó. Nếu thành công, giáo dục sẽ trở thành trung tâm của sự phát triển cá nhân,
cộng đồng và dân tộc, hỗ trợ giới trẻ phát triển năng lực; trở nên có trách nhiệm với cuộc
sống của bản thân; quan tâm đến gia đình, bạn bè, những người xung quanh; làm việc hiệu
quả và bền vững; đóng góp các lợi ích xã hội, văn hoá và cộng đồng; giảm thiểu các tác
động tiêu cực từ lối sống cá nhân; và phối hợp với những người khác để trở thành những
công dân tích cực, có ý thức trong bối cảnh địa phương, đất nước và toàn cầu.
Với tất cả các nội dung đó, chương trình “Học tập: một kho báu tiềm ẩn” (Learning: The
Treasure Within) đã đề xuất mục tiêu của giáo dục cần được xây dựng dựa trên 4 trụ cột
chính.
Học để biết – kiến thức, giá trị và những kĩ năng để hiểu biết và tìm kiếm tri thức và kinh
nghiệm.

78


Học để làm – kiến thức, giá trị và những kĩ năng để chủ động tham gia vào công việc sản
xuất và giải trí.

Học để chung sống – kiến thức, giá trị và những kĩ năng cho hòa bình và hợp tác cộng
đồng, giữa các nền văn hóa và trên quốc tế.
Học để tồn tại – kiến thức, giá trị và những kĩ năng để có được hạnh phúc cá nhân và gia
đình.
Sau khi tìm hiểu mọi phạm vi bao trùm của giáo dục vì sự PTBV, với mục đích của giáo dục
vì sự PTBV là trang bị cho các cá nhân những kĩ năng và năng lực để thay đổi thái độ và
phong cách sống, chúng tôi giới thiệu thêm 1 trụ cột học tập thứ 5:
Học để thay đổi bản thân và xã hội – kiến thức, giá trị và những kĩ năng để tự đánh giá
bản thân và trở thành công dân tích cực.

Câu hỏi 11: Trong sổ tay học tập, bạn hãy vẽ 1 biểu đồ thể hiện 5 trụ cột học tập
Năm trụ cột trên tạo ra nền tảng giáo dục để đáp ứng cả những công cụ học tập cơ bản (ví
dụ: biết chữ, diễn đạt ngôn ngữ, kiến thức về số học và giải quyết vấn đề) và nội dung học
tập cơ bản (như kiến thức, kĩ năng, giá trị và thái độ) mà con người cần có để tồn tại, để
phát triển khả năng, để sống và làm việc có nhân cách, để tham gia đầy đủ vào quá trình
phát triển, để cải thiện chất lượng cuộc sống, để tạo ra các quyết định đúng đắn và để tiếp
tục học hỏi. Những kết quả giáo dục này đã được nêu rõ trong Tuyên bố Toàn cầu về Giáo
dục cho mọi người (World Declaration on Education for All, Jomtien, 1990).
Câu hỏi 12: Phân tích những chiến lược này qua các câu hỏi sau:


Theo bạn, những chiến lược nào sẽ có ý nghĩa quan trọng nhất ở các trường
học ở đất nước của bạn? Vì sao?



Hãy xác định một số kế hoạch và sáng kiến đã áp dụng (hoặc điều bạn tin là
cần áp dụng) để thực thi 1 chiến lược như vậy trên đất nước bạn.




Tương tự áp dụng câu hỏi cho 1 chiến lược mà bạn tin là sẽ có ý nghĩa quan
trọng nhất ở các trường học (i) ở các nước phương Nam và (ii) ở các nước
Phương Bắc.

79


HOẠT ĐỘNG 4: MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC VÌ SỰ PTBV
Mục đích dài hạn của giáo dục vì sự PTBV bao gồm:




Tăng cường hiểu biết về quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các hệ thống tự
nhiên, kinh tế, xã hội, và chính trị ở địa phương, quốc gia và thế giới.
Thúc đẩy sự xem xét thấu đáo và việc ra quyết định đúng đắn được phản ánh
qua lối sống cá nhân
Huy động sự tham gia tích cực của mọi công dân vào PTBV.

Nguồn: Lopez, G. (1997) Putting new bite into knowledge, in I. Serageldin et al. (eds),
Organising Knowledge for Environmentally and Socially Sustainable Development, The
World Bank, Washington DC, p. 10.
Để đạt được những mục tiêu này, giáo dục vì sự PTBV phải:
… kết hợp một số lĩnh vực như giáo dục về môi trường, giáo dục toàn cầu, giáo dục
kinh tế, giáo dục phát triển, giáo dục đa dạng văn hoá, giáo dục bảo tồn, giáo dục
ngoài trời, giáo dục về sự thay đổi toàn cầu và các lĩnh vực khác. Giáo dục vì sự
PTBV có phạm vi rất rộng và bao hàm nhiều khía cạnh các lĩnh vực đã được hình
thành và rất bổ ích trên. Giáo dục vì sự PTBV hàm chứa nhiều nội dung từ các môn
học truyền thống như giáo dục công dân, khoa học, địa lí và các môn khác.

Nguồn: Second Nature
Giáo viên và nhà trường có đóng góp đặc biệt cho giáo dục vì sự PTBV, đẩy mạnh các mục
tiêu giáo dục thông qua việc lựa chọn các nội dung và phương pháp dạy học. Nội dung lựa
chọn để dạy học sẽ ảnh hưởng đến kiến thức được tiếp thu, và các phương pháp lựa chọn
để dạy học sẽ quyết định các kỹ năng và thái độ mà học sinh sẽ phát triển.
Một số tổ chức đã lên danh sách những mục tiêu giáo dục vì sự PTBV về kiến thức, kĩ năng
và thái độ. Sau đây là 3 ví dụ :
Một tổ chức phi chính phủ: một trong những danh sách mục tiêu đầu tiên được xây dựng
từ Learning for a Future, một tổ chức giáo dục của Canada.
Một trường học ở địa phương: Dorset Local Education Authority, một tổ chức địa phương
ở Anh đã xác định các mục đích và mục tiêu giáo dục vì sự PTBV như sau:
Mục đích
Giáo dục cần đạt được những thay đổi sau trong cộng đồng:


Hướng tới những đổi mới trong cách làm việc, cách sống và cách tiêu dùng



Khuyến khích mọi người cân nhắc các giải pháp thay thế

80




Tạo điều kiện mọi người tham gia vào việc ra quyết định




Tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận các kiến thức



Tạo cơ hội cho mọi người tham gia



Thúc đẩy các nguyên tắc hướng tới một xã hội công bằng hơn



Giúp mọi người hiểu được mối quan hệ giữa các vấn đề.

Mục tiêu
Để đạt được những mục đích trên, giáo dục cần giúp học sinh đạt được các kết quả sau:

Kiến thức

Các giá trị

Các kĩ năng

Quá trình tự nhiên hoạt
động như thế nào

Cam kết tôn trọng mọi sinh vật

Hợp tác làm việc


Sự sống của chúng ta
liên quan tới nhau như
thế nào

Khao khát công bằng xã hội

Tư duy phản biện

Đồng cảm và có ý thức

Đàm phán

Tài nguyên trên Trái đất
có hạn

Hiểu biết về chất lượng cuộc sống

Khả năng tranh luận hợp


Quyền và các nghĩa vụ

Giải quyết vấn đề

Ra quyết định như thế
nào?
Làm thế nào để đáp
ứng nhu cầu con người

Quan điểm của toàn cầu và lòng

trung thành với lợi ích của cộng
đồng thế giới

Khả năng sáng tạo
Nghiên cứu và xử lí số
liệu
Kĩ năng giao tiếp

Một cơ quan chính phủ: Ban Giáo dục vì sự PTBV của Anh đã xây dựng các mục tiêu của
Ban xung quanh 7 chủ đề chính sau:

81




Quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của xã hội, kinh tế và môi trường tự nhiên, từ địa
phương đến toàn cầu



Quyền công dân và quyền quản lí – nghĩa vụ và trách nhiệm, sự tham gia, và cùng
hợp tác



Nhu cầu và quyền lợi của các thế hệ tương lai




Sự đa dạng – văn hóa, xã hội, kinh tế và sinh thái



Chất lượng cuộc sống, sự bình đẳng và công bằng



Sự thay đổi bền vững; phát triển và sức chứa



Sự không chắc chắn và nguyên tắc đề phòng trong hành động.

Bảy chủ đề này có thể được coi là trọng tâm của giáo dục vì sự PTBV. Chủ đề 1 quan tâm
đến tính chất phụ thuộc lẫn nhau trên thế giới. Điều này dẫn đến chủ đề 2 – nhu cầu được
tham gia và hành động khi thực thi quyền công dân và quyền quản lí.
Các chủ đề 3–6 tập trung vào những nội dung chủ chốt của PTBV: (i) nhu cầu và quyền lợi
của các thế hệ tương lai, (ii) tôn trọng sự đa dạng (iii) vấn đề chất lượng cuộc sống, và (iv)
sự thay đổi bền vững. Chủ đề cuối cùng đi theo trình tự logic với các chủ đề trước đó, đề
cập tới hạn chế về kiến thức và cần áp dụng nguyên tắc đề phòng.

PHÂN LOẠI CÁC MỤC TIÊU VỀ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG VÀ GIÁ TRỊ
Lưu ý: Việc sử dụng ví dụ về Ban giáo dục vì sự PTBV tại Anh trong hoạt động này không
có nghĩa rằng các mục tiêu giáo dục PTBV trong ví dụ này là khuôn mẫu. Mà ở đây, ví dụ
này minh hoạ về hệ thống giáo dục cụ thể ở một quốc gia để qua đó khuyến khích sự suy
ngẫm và chiêm nghiệm về xây dựng nội dung mục tiêu giáo dục vì sự PTBV nên như thế
nào để phù hợp với hệ thống giáo dục khác.
Ban giáo dục vì sự PTBV ở Anh xây dựng 3 nhóm mục tiêu: hiểu biết, kĩ năng và các giá trị
tương ứng với từng chủ đề.

Phân loại các mục tiêu vào 3 nội dung.

ĐẶT ƯU TIÊN CHO CHỦ ĐỀ 7: SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN VÀ NGUYÊN TẮC
ĐỀ PHÒNG
Giờ thì bạn đã hiểu đầy đủ về các mục tiêu kiến thức, kĩ năng và giá trị của giáo dục vì sự
PTBV. Sáu chủ đề đầu tiên – quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, quyền công dân và quyền quản lí,
các thế hệ tương lai, sự đa dạng, chất lượng cuộc sống và sự công bằng, phát triển và sự
thay đổi – với các khái niệm tương đối quen thuộc với nhiều giáo viên.
Còn chủ đề 7 – sự không chắc chắn và nguyên tắc đề phòng – có thể không phải là nội dung
quen thuộc. Tuy nhiên, rất quan trọng để giới trẻ hiểu rõ về chủ đề này. Bởi vì tương lai thì

82


không ổn định, và không thể biết rõ xu thế tương lai hay tác động từ các quyết định khác
nhau của con người sẽ xảy ra như nào.
Thông thường, chúng ta không có sẵn mọi thông tin khoa học để đưa ra quyết định chắc
chắn về một vấn đề xã hội, kinh tế hay môi trường. Ngay cả với thông tin sẵn có, đôi khi các
nhà khoa học còn không đồng ý về tính chính xác hay ý nghĩa quan trọng của các thông tin
này. Một ví dụ tiêu biểu là hiệu ứng nhà kính, chúng ta thiếu sự chắc chắn về nguyên nhân
và hậu quả của hiệu ứng nhà kính.
Chính vì thế ở đây, “nguyên tắc đề phòng” – cần trở thành một nguyên tắc chủ chốt trong
quá trình đưa ra quyết định của cá nhân cũng như các quyết định chính trị to lớn. Nguyên
tắc đề phòng có nghĩa là nếu có các bằng chứng hợp lý ám chỉ tình hình có thể tồi tệ hơn,
thì cần thực hiện các hành động phòng ngừa thấu đáo để giải quyết vấn đề.
Các đề tài như biến đổi khí hậu và những đề tài khác trong giáo dục vì sự PTBV đòi hỏi học
sinh nhìn nhận và hiểu đúng mức độ quan trọng của sự không chắc chắn và nguyên tắc đề
phòng.
Danh sách sau liệt kê 9 lợi ích giáo dục trong việc dạy cho học sinh hiểu được tầm quan
trọng của sự không chắc chắn và nguyên tắc đề phòng.



Đánh giá đúng sự thay đổi văn hóa



Khả năng lắng nghe cẩn thận



Khả năng suy nghĩ sáng tạo



Hiểu sự đa dạng văn hóa



Tôn trọng các quan điểm khác nhau



Khả năng tư duy phản biện



Nhận thức tích cực trước các vấn đề cấp bách




Đánh giá cao các phương án thay thế



Hiểu được nguyên tắc đề phòng.

Đây là những kết quả học tập rất quan trọng dành cho học sinh và sẽ hết sức bổ ích khi các
em trưởng thành. Theo bạn lợi ích nào là quan trọng nhất? Hãy đánh giá và sắp xếp các lợi
ích giáo dục này theo mức độ quan trọng tương đối.

83


HOẠT ĐỘNG 5: TỔNG KẾT
Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.
Hoạt động tổng kết mô - đun: Hãy nhìn lại các hoạt động và bài tập của mô - đun để kiểm tra
xem bạn đã làm xong chưa. Bổ sung và hoàn tất các phần để kết thúc mô - đun.
Câu hỏi 13: Theo bạn, các mục tiêu giáo dục vì sự PTBV do Ban giáo dục vì sự PTBV
của Anh xây dựng có phù hợp hoặc bổ ích như thế nào cho việc giảng dạy của bạn?
Mô tả và sau đó đưa ra lí do giải thích ý kiến của bạn.
Câu hỏi 14: Thử tưởng tượng rằng hệ thống giáo dục của bạn có mục tiêu giáo dục vì
sự PTBV tương tự như của Dorset Local Education Authority.


Ở góc độ cá nhân, hãy trao đổi suy nghĩ của bạn về các thách thức bạn phải
đối diện khi thích nghi với việc định hướng giáo dục đó.



Ở góc độ toàn thể, trường học sẽ phải đối diện với những thách thức gì?


Những suy nghĩ và cảm nhận này sẽ được khám phá kĩ hơn ở hoạt động 1 và hoạt động 3
của mô - đun 5.

84


Lợi ích giáo dục của sự học tập về sự không chắc chắn
Đánh giá đúng sự thay đổi văn hóa
Hiểu được khái niệm thay đổi văn hóa trong sự dịch chuyển từ sự ổn định của kỉ nguyên
hiện đại đến sự bất ổn định ở kỉ nguyên hậu hiện đại, và điều này sẽ tạo ra cơ hội gì cho
việc xây dựng một xã hội bền vững hơn.
Khả năng lắng nghe thấu đáo
Có khả năng lắng nghe những lí lẽ và cân nhắc những bằng chứng một cách kĩ lưỡng.
Khả năng suy nghĩ sáng tạo
Có khả năng áp dụng tư duy hệ thống và cách suy nghĩ sáng tạo về những nội dung và vấn
đề của PTBV, bao gồm phân biệt được sự phức tạp, những mô hình, hoàn cảnh, mối quan
hệ và phản hồi giữa các yếu tố.
Hiểu sự đa dạng văn hóa
Hiểu được các nền văn hóa ảnh hưởng như thế nào đến quan điểm về môi trường và tài
nguyên; và các quyền lực chính trị kinh tế khác nhau quyết định cách thức quản lí tài nguyên
ra sao.
Hiểu được nguyên tắc đề phòng
Hiểu được giá trị và ích lợi của nguyên tắc đề phòng khi đưa ra các quyết định cá nhân, xã
hội, quyết định kinh tế, khoa học và công nghệ trong tình hình không ổn định.
Tôn trọng các quan điểm khác nhau
Hiểu được con người có những quan điểm khác nhau về vấn đề bền vững và những quan
điểm này có thể mâu thuẫn với nhau.
Khả năng tư duy phản biện
Có khả năng áp dụng tư duy phản biện trong các vấn đề PTBV, bao gồm xem xét các giả

định, quyền lực và các lợi ích liên quan, khám phá các phương án thay thế.
Nhận thức tích cực trước các vấn đề cấp bách
Có thái độ hiểu biết và tích cực trước các vấn đề cấp bách và thách thức của sự bền vững.
Đánh giá cao các giải pháp thay thế
Hiểu được có nhiều con đường để tiến tới lối sống bền vững hơn và sẵn sàng tham gia vào
các nỗ lực hiện thực hoá tương lai bền vững thông qua việc học tập suốt đời và hành động
có ý thức.

85



×