Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Đề Án Đầu Tư, Nâng Cấp Thiết Bị Sản Xuất Chương Trình, Truyền Dẫn Phát Sóng Để Chuyển Đổi Kênh Qtv Từ Tiêu Chuẩn Truyền Hình Sd Lên Hd Giai Đoạn 2018-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 64 trang )

Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh

ĐỀ ÁN
ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH,
TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG ĐỂ CHUYỂN ĐỔI KÊNH QTV TỪ TIÊU
CHUẨN TRUYỀN HÌNH SD LÊN HD GIAI ĐOẠN 2018-2020

ĐƠN VỊ LẬP ĐỀ ÁN
ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH QUẢNG NINH
GIÁM ĐỐC

ĐỖ NGỌC BÍCH

Đề án đầu tư, nâng cấp thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng
[1]


Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh
MỤC LỤC

PHẦN 1. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN..............6
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN............................................................6
1. Tổng quan về công nghệ truyền hình ngày nay.........................................6
1.1. Xu hướng công nghệ, kỹ thuật truyền hình........................................6
1.1.1. Về công nghệ, kỹ thuật................................................................6
1.1.2. Về nội dung thông tin..................................................................6
1.1.3. Về Truyền dẫn phát sóng.............................................................6
1.1.4. Xu hướng thiết bị thu xem truyền hình........................................7
1.2. Giới thiệu truyền hình độ phân giải cao HDTV.................................8
2. Xu hướng phát triển truyền hình độ phân dải cao HDTV tại Việt Nam..10
3. Kết luận...................................................................................................11


II. CĂN CỨ PHÁP LÝ.....................................................................................12
PHẦN 2. THỰC TRẠNG ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH QUẢNG NINH
.............................................................................................................................14
I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ.........................................................................14
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ................................................................14
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy............................................................................14
2. Biên chế...................................................................................................14
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH.................................................................15
1. Thời lượng sản xuất, phát sóng...............................................................15
2. Nội dung chương trình............................................................................15
2.1. Chương trình Thời sự.......................................................................16
2.2. Các chương trình chuyên đề, chuyên mục.......................................16
2.3. Chương trình PT-TH tiếng dân tộc..................................................17
2.4. Trang Thông tin điện tử qtv.vn.........................................................17
2.5. Đặc san song ngữ Hoa Sen..............................................................17
2.6. Hợp tác sản xuất, phát sóng chương trình.......................................17
2.7. Phát triển nội dung trên nền tảng công nghệ thông tin...................17
IV. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT........18
1. Trụ sở của Đài........................................................................................18
2. Trang thiết bị kỹ thuật.............................................................................19
Đề án đầu tư, nâng cấp thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng
[2]


Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh
2.1. Trang thiết bị kỹ thuật sản xuất chương trình..................................19
2.1.1. Trường quay..............................................................................19
2.1.2. Thiết bị tiền kỳ...........................................................................19
2.1.3. Thiết bị hậu kỳ...........................................................................20
2.2. Thiết bị truyền dẫn phát sóng..........................................................21

2.2.1. Thiết bị phát sóng tự động........................................................21
2.2.2. Thiết bị phát sóng mặt đất........................................................22
2.3. Hiện trạng phủ sóng Truyền hình Quảng Ninh................................22
2.3.1. Phát sóng tương tự (Analog) mặt đất.......................................22
2.3.2. Truyền hình số mặt đất..............................................................23
2.3.3. Phát sóng trên hệ thống Truyền hình trả tiền...........................24
2.3.4. Phát sóng trên vệ tinh Vinasat..................................................25
2.4. Thiết bị thu xem................................................................................25
2.5. Đánh giá hiện trạng thu xem truyền hình Quảng Ninh của người
dân trong tỉnh..........................................................................................26
V. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CƠ SỎ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
CỦA ĐÀI PTTH QUẢNG NINH.....................................................................29
PHẦN 3. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU ĐỀ ÁN......................................................32
I. QUAN ĐIỂM...............................................................................................32
II. MỤC TIÊU.................................................................................................33
1. Mục tiêu chung........................................................................................33
2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................33
PHẦN 4. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN...............................................34
I. ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, TỔNG
KHỐNG CHẾ VÀ HỆ THỐNG LƯU TRỮ TRUNG TÂM THEO TIÊU
CHUẨN HDTV................................................................................................34
1. Yêu cầu chung về kỹ thuật, công nghệ....................................................34
2. Mô hình hệ thống thiết bị sản xuất chương trình, tổng khống chế và hệ
thống lưu trữ trung tâm theo tiêu chuẩn truyền hình HD...........................35
3. Yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ của các thiết bị cần đầu tư..36
3.1. Hệ thống thiết bị tiền kỳ...................................................................36
3.1.1. Camera lưu động......................................................................36

Đề án đầu tư, nâng cấp thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng
[3]



Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh
3.1.2. Yêu cầu thiết bị của trường quay và xe truyền hình lưu động
HD.......................................................................................................36
3.2. Hệ thống hậu kỳ...............................................................................37
3.3. Hệ thống Tổng khống chế................................................................37
3.3.1. Hệ thống Phát sóng tự động.....................................................37
3.3.2. Hệ thống thiết bị Tổng khống chế.............................................38
3.4. Hệ thống lưu trữ trung tâm và quản lý trung tâm MAM..................38
3.4.1. Hệ thống lưu trữ.......................................................................38
3.4.2. Hệ thống MAM quản lý tư liệu..................................................40
4. Dự kiến quy mô đầu tư hệ thống thiết bị sản xuất chương trình, tổng
khống chế và hệ thống lưu trữ trung tâm để chuyển đổi tiêu chẩn phát sóng
kênh QTV từ SD lên tiêu chuẩn truyền hình HD.........................................40
II. PHỦ SÓNG TRUYỀN HÌNH QUẢNG NINH TRÊN CÁC HẠ TẦNG
TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG..........................................................................41
1. Truyền dẫn..............................................................................................41
2. Phát sóng trong tỉnh, trong nước và nước ngoài....................................42
3. Triển khai Đề án Số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến
năm 2020.....................................................................................................42
5. Lộ trình mở rộng diện phủ sóng truyền hình Quảng Ninh giai đoạn 2017
- 2020..........................................................................................................43
III. HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN XEM TRUYỀN HÌNH QUẢNG NINH................45
1. Hỗ trợ người dân xem truyền hình số mặt đất DVB-T2 giai đoạn 20182020.............................................................................................................46
2. Hỗ trợ người dân xem truyền hình số vệ tinh DVB-S2 giai đoạn 20182020.............................................................................................................46
IV. XÂY DỰNG CÁC CÁC DỰ ÁN THÀNH PHẦN ĐỂ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
.........................................................................................................................47
1. Dự án đầu tư, nâng cấp thiết bị sản xuất chương trình, tổng khống chế
và hệ thống lưu trữ trung tâm theo tiêu chuẩn truyền hình HD.................47

2. Dự án phủ sóng truyền hình Quảng Ninh giai đoạn 2018 – 2020..........47
3. Dự án hỗ trợ người dân Quảng Ninh xem truyền hình giai đoạn 20182020.............................................................................................................48
V. TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN............................................48
1. Tổng hợp Kinh phí:.................................................................................48
Đề án đầu tư, nâng cấp thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng
[4]


Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh
2. Phân khai Kinh phí thực hiện Đề án.......................................................49
PHẦN 5. LỘ TRÌNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.............................................51
I. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN.................................................................51
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN............................................................................51
1. Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh...............................................51
2. Sở Thông tin và Truyền thông.................................................................51
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư...........................................................................52
4. Sở Tài chính............................................................................................52
5. UBND các huyện, thành phố, thị xã.......................................................52
PHẦN 6. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN.................................................53
I. HIỆU QUẢ KINH TẾ..................................................................................53
II. HIỆU QUẢ VỀ CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA, XÃ HỘI.....................................53
PHẦN 7. KẾT LUẬN...........................................................................................55
PHẦN 9. CÁC PHỤ LỤC...................................................................................56

Đề án đầu tư, nâng cấp thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng
[5]


Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh
PHẦN 1.

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Tổng quan về công nghệ truyền hình ngày nay.
1.1. Xu hướng công nghệ, kỹ thuật truyền hình.
1.1.1. Về công nghệ, kỹ thuật.
Công nghệ tương tự đang được ứng dụng trong sản xuất chương trình,
truyền dẫn, phát sóng đã và đang chuyển đổi sang công nghệ số và tiến tới hội tụ
trên hạ tầng viễn thông băng rộng.
Xu hướng hội tụ sâu rộng của công nghệ thông tin vào công nghệ truyền
hình đã dẫn tới sự chuyển đổi quy trình sản xuất chương trình từ nền tảng dựa
trên băng từ trước đây sang nền tảng dựa trên file.
Hình thành các trung tâm dữ liệu phát thanh truyền hình (PTTH) đã được
số hóa và nối mạng để chia sẻ, dùng chung.
Xu hướng chuyển đổi công nghệ truyền hình từ truyền hình độ phân giải
tiêu chuẩn (SDTV) sang truyền hình có độ phân dải cao (HDTV) và hướng tới
truyền hình có độ phân giải siêu cao UHDTV (4K UHDTV).
1.1.2. Về nội dung thông tin.
Nội dung các kênh chương trình tổng hợp ngày càng chuyên biệt hóa với
sự phát triển của cac kênh có nội dung chuyên biệt, hướng đối tượng nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhiều đối tượng khác nhau.
Nội dung chương trình thuần Việt sẽ từng bước cạnh tranh với các chương
trình nước ngoài và sẽ dần chiếm vai trò chủ đạo trong việc đáp ứng nhu cầu
tiếp nhận thông tin và giải trí của người dân Việt nam.
Việc sản xuất các chương trình PTTH dần được chuyên môn hóa, theo đó
các chương trình thời sự sẽ do các đài PTTH trực tiếp sản xuất, các chương trình
giải trí sẽ được xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào sản xuất
các chương trình này.
1.1.3. Về Truyền dẫn phát sóng.
Chương trình truyền hình sau khi được phát sóng từ Đài truyền hình sẽ
được phân phối tới headend của nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, vệ tinh,

số mặt đất, IPTV, OTT bằng công nghệ truyền dẫn trên nền tảng IP với chi phí
thấp hơn thay cho phương thức truyền dẫn cáp quang hay vệ tinh trước đây.
Chuyển đổi sang truyền dẫn phát sóng số: Chương trình truyền hình được
phân phối tới người xem trên các hạ tầng truyền dẫn phát sóng công nghệ số như
Đề án đầu tư, nâng cấp thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng
[6]


Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh
số mặt đất DVB-T2 (theo Quyết định 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số
mặt đất đến năm 2020), số vệ tinh, cáp số cho phép đảm bảo chất lượng cao hơn
so với công nghệ tương tự, đặc biệt là xem được chương trình truyền hình độ
phân giải cao (HDTV).
Phân phối đa nền tảng (multi platform): Cùng một chương trình được
phân phối trên nhiều nền tảng truyền dẫn khác nhau bao gồm mặt đất, vệ tinh,
cáp và các nền tảng online gồm IPTV, OTT, website, social media cho phép
người xem thưởng thức chương trình truyền hình mọi lúc, mọi nơi và với các
thiết bị xem có kích thước màn hình khác nhau (tivi, máy tính bảng, điện thoại
thông minh,...).
1.1.4. Xu hướng thiết bị thu xem truyền hình.
Hiện nay các Đài truyền hình đều phân phối chương trình đến tất cả các
hạ tầng truyền dẫn phát sóng bao gồm các chương trình quảng bá (miễn phí) và
các chương trình trả tiền. Để xem được các Chương trình truyền hình được phân
phối trên các hạ tầng truyền dẫn công nghệ số như số mặt đất DVB-T2, số vệ
tinh, cáp số người xem cần có thêm các đầu thu giải mã kỹ thuật số cho vệ tinh,
đầu thu kỹ thuật số truyền hình cáp, đầu thu kỹ thuật số mặt đất DVB-T2. các bộ
giải mã này thường do các nhà phân phối dịch vụ truyền hình cung cấp hoặc bán
trên thị trường với giá rẻ từ 500.000-700.000đ. Sau khi có thiết bị giải mã, người
dân có máy thu hình sẽ xem được nhiều chương trình truyền hình quảng bá (70

kênh) miễn phí, nếu trả phí từ 70.000-100.000đ/tháng có thể xem thêm 100 kênh
truyền hình trả tiền.
Trên các hạ tầng truyền dẫn phát sóng hiện nay vẫn bao gồm các kênh SD
và HD, tuy nhiên xu hướng người xem ngày nay là xem các chương trình HDTV
và đây là xu hướng tất yếu. Vì vậy từ năm 2010 các hãng sản xuất Tivi lớn trên
thế giới như Samsung, Sony, LG, Sharp, Panasonic... đã ngừng sản xuất tivi
công nghệ đèn hình CRT khung hình 4:3, thay vào đó là Tivi công nghệ số với
độ phân giải từ HD đến siêu nét UHD với khung hình 16:9 với các công nghệ
như LCD, Plasma, LED, OLED. Hiện nay, Tại Việt Nam 100% Tivi bán tại các
siêu thị điện máy lớn đều là tivi công nghệ LCD, LED, OLED với khung hình
16:9 hỗ trợ công nghệ HDTV.
Các doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng hiện nay đã dừng cung cấp đầu
thu công nghệ SD mà thay vào đó là đầu thu hỗ trợ công nghệ SD và HD; 100%
đầu thu truyền hình cáp của VTVcab và Viettel bán ra đều hỗ trợ HD. Từ cuối
năm 2014 Tổng công ty VTC cũng đã ngừng kinh doanh đầu thu vệ tinh SD mà
thay vào đó là đầu thu vệ tinh công nghệ HD. Các đầu thu truyền hình số mặt
đất của AVG bán ra 100% hỗ trợ chuẩn HD. Ngay cả 04 gói thầu cung cấp tổng
cộng 461,893 đầu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 hỗ trợ hộ nghèo và cận
nghèo theo chương trình số hoá chính phủ khi nhà nước thực hiện ngắt sóng
Đề án đầu tư, nâng cấp thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng
[7]


Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh
truyền hình Analog tại 4 thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng
vào ngày 1/1/2016 cũng yêu cầu đầu thu phải hỗ trợ công nghệ HD.
Các phương thức xem truyền hình qua Internet, OTT đều hỗ trợ độ phân
giải HD, thậm chí một số nội dung truyền hình theo yêu cầu VOD đã được sản
xuất và truyền tải với phân giải 4K/UHD
1.2. Giới thiệu truyền hình độ phân giải cao HDTV.

Truyền hình số ra đời bắt đầu với truyền hình độ nét tiêu chuẩn Standard
Definition SD, truyền hình SDTV hiện nay có độ phân giải cao nhất là 720 điểm
chiều ngang x 576 điểm chiều dọc (720x576). Truyền hình số HD là viết tắt của
cụm từ tiếng Anh High Definition Television nghĩa là Truyền hình độ nét cao
hay truyền hình độ phân giải cao được thương mại hoá từ những năm 90 của thế
kỷ trước với 2 độ phân giải chủ yếu: 1920 điểm ảnh chiều ngang và x1080 điểm
chiều dọc (1920x1080) hoặc 1280 điểm ảnh chiều ngang và 720p điểm ảnh
chiều dọc (1280x720).
Bảng 1. So sánh công nghệ truyền hình số SD và công nghệ truyền hình số
HD: (theo ITU recommendation BT.601 và ITU recommendation BT.709)
Công nghệ SD
STT Tiêu chí
(Standard
Definition)
1
Xu hướng công Công nghệ cũ
nghệ

Công nghệ HD
(High
Definition)
Công nghệ mới

2

576p,
720p,
1080i, 1080p
16:9
Hiển thị thêm 20%

thông tin trên màn
ảnh rộng 16:9

Chế độ Định 480p
hiển thị dạng
Tỉ lệ 4:3
hiển
thị
Hiển 345.600
thị tối ảnh
đa tới

Số
dòng
quét

720 x 480

điểm 2.073.600
ảnh

Đánh giá

điểm Số điểm ảnh cao
hơn sẽ tạo được độ
phân giải cao hơn
rất nhiều, hình ảnh
mịn hơn, hiển thị
sắc nét và rõ ràng
hơn.


1920 x 1080

Đề án đầu tư, nâng cấp thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng
[8]


Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh
STT Tiêu chí

Công nghệ SD
(Standard
Definition)
Chỉ hỗ trợ tới
tối đa là Stereo,
dải hẹp hơn so
với HD.

3

Âm thanh

4

Hình ảnh

Hình ảnh chất
lượng kém hơn
rất nhiều so với
HD.

Độ phân giải
thấp:
- Mệt, mỏi mắt
- Mất tập trung

5

Xử lý hình động

Kém hơn:
- Hình nhoè,
không rõ
- Chất lượng hội
nghị giảm

6

Độ nét và thật Kém hơn:
của màu sắc
- Màu sắc của
hình ảnh không
nét
- Màu không

Công nghệ HD
(High
Đánh giá
Definition)
Cho âm thanh với
dải rộng nhất với

tất cả các loại
thiết bị media hỗ
trợ
Hifi(Wideband
High Fidelity).
Hỗ trợ hoàn toàn
âm thanh nổi.
Cho chất lượng
hình ảnh tươi và
rõ nét nhất ở mức
30-60
khung
hình/ giây bằng
khả năng của
Camera HD.
Độ phân giải cao
hơn:
- Đỡ mệt mỏi…
- Duy trì sự chú ý
& tập trung
Tốt hơn:
- Hình ảnh rõ hơn
- Rất quan trọng
cho các nhóm
lớn, phòng họp,
và xử lý ảnh
động.
Tốt hơn:
- Hình ảnh nét
- Màu sắc như

đời thật
- Cực kỳ quan

Đề án đầu tư, nâng cấp thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng
[9]


Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh
STT Tiêu chí

Công nghệ SD
(Standard
Definition)
thật

Công nghệ HD
(High
Đánh giá
Definition)
trọng trong các
ứng dụng đòi hỏi
độ chính xác về
màu sắc

Từ bảng so sánh, số lượng các chi tiết ảnh của truyền hình số HD cao hơn
nhiều so với truyền hình số SD, dẫn đến việc truyền hình số HD sẽ cho các hình
ảnh có độ phân biệt chi tiết cao hơn rất nhiều so với truyền hình số SD trên các
màn hình có kích thước lớn có hỗ trợ truyền hình số HD. Đặc biệt công nghệ
truyền hình số HD cho khung hình 16:9 phù hợp với các loại tivi màn hình
mỏng hiện nay như LCD, LED…Chất lượng hiển thị truyền hình số HD vượt

trội so với SD, hình ảnh không bị méo, bẹt,… Sự chuyển đổi sang sang truyền
hình số HD thực sự là một bước đột phá lớn trong ngành công nghiệp truyền
hình, tương tự như sự chuyển đổi từ TV đen-trắng sang TV màu trước đây.
2. Xu hướng phát triển truyền hình độ phân dải cao HDTV tại Việt Nam.
Làn sóng số hoá đang vươn mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu. Tại Việt Nam,
chúng ta cũng đang từng ngày được chứng kiến sự làn sóng này trên các đài phát
thanh truyền hình toàn quốc mà đi đầu là đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và
đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV). Ngày 16/2/2009, Thủ tướng
Chính phủ đã ký quyết định số 22/2009/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch
truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020. Theo đó, đến năm
2020, sẽ từng bước phát triển công nghệ truyền hình Internet (IPTV) và công
nghệ truyền hình có độ phân dải cao (HDTV).
Truyền hình số bắt đầu được thương mại hoá từ những năm 90 của thế kỷ
trước, bắt đầu với công nghệ là SD và sau đó là công nghệ HD. Tại Việt Nam,
đơn vị tiên phong trong việc chuyển đổi truyền hình số HD là Đài Truyền hình
kỹ thuật số VTC với việc phát sóng 8 kênh truyền hình HDTV, trong đó có 3
kênh do VTC sản xuất là VTC HD1, VTC HD2, VTC HD3 vào ngày
06/01/2009 trên vệ tinh Vinasat. Vào giai đoạn này, thiết bị đầu cuối thu truyền
hình số HD đang đắt đỏ nên việc chuyển đổi không sang truyền hình số HD
không nhiều. Trong những năm gần đây làn sóng chuyển đổi sang truyền hình số
HD mới bắt đầu diễn ra trên phạm vi rộng. Năm 2013 Đài Truyền Việt Nam
chính thức phát sóng 2 kênh VTV3 và VTV6 theo chuẩn HD, tính đến năm
2016, Đài Truyền hình Việt Nam đã phát sóng tổng cộng 9 kênh tín hiệu chuẩn
HD đó là VTV1 HD, VTV2 HD, VTV3 HD, VTV4 HD, VTV5 HD, VTV6 HD,
VTV7 HD, VTV8 HD, VTV9 HD.

Đề án đầu tư, nâng cấp thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng
[10]



Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh
Ngày 19/5/2013, Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh (HTV) phát sóng theo
chuẩn HD với 2 kênh đầu tiên là HTV7 HD và HTV9 HD, trở thành Đài truyền
hình địa phương đầu tiên phát sóng HD.
Đầu năm 2016, Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh long đã chính thức
phát sóng kênh THVL1 HD và THVL2 HD.
Các kênh truyền hình như kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam (có
logo là QPVN), kênh truyền hình Quốc Hội, Các kênh truyền hình như An Ninh
TV, kênh truyền hình Nhân Dân, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã phát
sóng theo tiêu chuẩn HD. Các đài truyền hình địa phương như: Hải Phòng, Hải
Dương, Thái Bình, Nghệ An, Phú Thọ....đã hoàn thiện hệ thống sản xuất, tổng
khống chế, lưu trữ...để phát sóng theo tiêu chuẩn HD.
3. Kết luận.
Thế giới truyền thông đang thay đổi nhanh chóng với làn sóng Internet
thứ hai - Internet trên di dộng, kéo theo sự thay đổi nhu cầu xem truyền hình của
người xem. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong kỷ nguyên Internet không chỉ còn
giữa các Đài Truyền hình với nhau mà tiềm tàng nhất chính là các mạng xã hội,
Internet, báo điện tử,... Do đó, nâng cao chất lượng chương trình cả về nội dung
và chất lượng âm thanh hình ảnh là cách tốt nhất để giữ và kéo khán giả về với
truyền hình. Chuyển đổi sang công nghệ HD là xu hướng tất yếu mà các đài
Phát thanh và Truyền hình phải hướng tới nếu không muốn bị đào thải và sụt
giảm số lượng người xem, doanh thu quảng cáo.
Trước yêu cầu phát triển mới của tỉnh, Đài Phát thanh Truyền hình Quảng
Ninh cần phải vươn lên đáp ứng vai trò của một cơ quan báo chí chủ lực, thực
hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước
tới các tầng lớp nhân dân; phát huy vai trò to lớn của nhân dân trong phát triển
KT-XH; quảng bá hình ảnh, góp phần thu hút các nguồn lực trong và ngoài tỉnh
vì sự giàu mạnh của quê hương, đất nước.
Bám sát định hướng trên, Đài PT-TH Quảng Ninh xác định rõ mục tiêu
cần thiết phải chuẩn hóa tiêu chuẩn kỹ thuật các chương trình từ khâu tiền kỳ,

hậu kỳ đến khâu truyền dẫn phát sóng (TDPS) theo tiêu chuẩn HDTV, tiếp tục
mở rộng diện phủ sóng truyền hình Quảng Ninh trên tất cả các mạng dịch vụ
truyền dẫn số (phát sóng số mặt đất, Internet, truyền hình cáp, truyền hình vệ
tinh,...), tăng cường quảng bá, tuyên truyền và hỗ trợ người dân xem truyền hình
Quảng Ninh nhất là các gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo và đồng bào
dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa trong tỉnh. Đây là nhiệm vụ trọng yếu để tạo
tiền đề thực hiện nâng cao chất lượng nội dung chương trình, thu hút người xem
và mở rộng phạm vi phủ sóng không chỉ theo phạm vi địa lý mà hướng tới chất
lượng phủ sóng, cụ thể là chỉ tiêu số lượng người xem trên phạm vi cả nước và
quốc tế, góp phần tăng cường đưa thông tin tuyên truyền về các thành tựu kinh
tế - chính trị - xã hội của tỉnh nhà đến với người xem, tạo cơ hội thu hút đầu tư
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Đề án đầu tư, nâng cấp thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng
[11]


Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh
Đề án “Đầu tư, nâng cấp thiết bị sản xuất chương trình, truyền dẫn
phát sóng để chuyển đổi kênh QTV từ tiêu chuẩn truyền hình SD lên HD
giai đoạn 2018-2020” được xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất và nâng cao chất lượng phát sóng chương trình truyền hình Quảng Ninh
(QTV) để góp phần tích cực vào sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh theo tinh
thần quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và nâng cao chất lượng thông tin quảng bá
các thành tựu kinh tế - chính trị - xã hội của tỉnh nhà đến với đồng bào cả nước
và quốc tế.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về “Quy định
cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập”;

- Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/1/2016 của Chính phủ về quản lý,
cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình;
- Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ
“Về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
- Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 về việc phê duyệt Quy
hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh truyền hình đến năm 2020; Quyết định
số 01/2015/QĐ-TTg ngày 07/01/2015 về việc Sửa đổi, bổ sung Quyết định số
22/2009/QĐ-TTg ngày 16/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh truyền hình đến năm 2020; Quyết
định 125/2009/QĐ-TTg ngày 23/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Quy
hoạch phổ tần số Vô tuyến điện quốc gia;
- Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 19/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh truyền hình Việt Nam
đến năm 2020;
- Quyết định 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đến năm
2020; Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ
sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2451/QĐ-TTg;
- Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày 27 tháng 7 năm
2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chức
năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài phát thanh truyền hình
thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Đài truyền thanh truyền hình thuộc Ủy ban nhân
dân cấp huyện;
- Thông tư số 18/2016/TT-BTTTT về Quy định danh mục kênh chương
trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu
của quốc gia và của địa phương;
Đề án đầu tư, nâng cấp thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng
[12]



Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh
- Báo cáo những nội dung cơ bản về Đề án quy hoạch phát triển và quản
lý báo chí toàn quốc đến năm 2025;
- Quyết định số 1865/QĐ-THVN ngày 17/12/2012 của Đài THVN về việc
ban hành Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất và phân phối chương trình
truyền hình độ phân giải cao (HDTV) của Đài THVN;
- Quyết định số 1844/QĐ-UB ngày 10/6/2011 của UBND tỉnh Quảng
Ninh v/v quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Đài
Phát thanh truyền hình tỉnh; Quyết định 750/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm
2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy của
Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ninh;
- Quyết định số 974/2007/QĐ-UBND ngày 29/03/2007 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Quảng Ninh “Về phê duyệt qui hoạch phát triển sự nghiệp truyền thanh,
phát thanh truyền hình Quảng Ninh giai đoạn 2007-2010 định hướng đến năm
2020”;
- Quyết định số 1940-QĐ/TU ngày 20/3/2015 của Tỉnh ủy Quảng Ninh
“Về việc phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế của Đài Phát
thanh Truyền hình Quảng Ninh”;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh
lần thứ VI nhiệm kỳ 2015 – 2020;
- Thông báo số 318-TB/TU ngày 23/8/2016 của Tỉnh ủy Quảng Ninh
thông báo “ Ý kiến kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại buổi làm việc với Đài
Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh”.
- Căn cứ Văn bản số 4858/UBND-VX4 ngày 05/7/2017 của Ủy ban nhân
dân tỉnh về việc lập đề án tổng thể chuyển đổi tiêu chuẩn phát sóng THQN từ
chuẩn truyền hình SD lên chuẩn truyền hình HD,

PHẦN 2.

THỰC TRẠNG ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH
QUẢNG NINH

Đề án đầu tư, nâng cấp thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng
[13]


Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh
I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh là đơn vị sự nghiệp có thu, trực
thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, đến nay Đài đang tự chủ một phần kinh phí hoạt
động thường xuyên hàng năm, phần còn lại được cấp từ nguồn ngân sách tỉnh.
Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh là cơ quan thông tin đại chúng
tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước là cầu nối
giữa Đảng, Chính quyền với nhân dân và là diễn đàn của nhân dân các dân tộc
tỉnh Quảng Ninh.
Đài Phát thanh và truyền hình Quảng Ninh chịu sự quản lý nhà nước về
báo chí, về truyền dẫn và phát sóng của Bộ Thông tin Truyền thông;
Đài Phát thanh và truyền hình Quảng Ninh có chức năng, nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy và biên chế thực hiện theo Quyết định số 1844/QĐ-UB ngày
10/6/2011 của UBND tỉnh Quảng Ninh; Quyết định 750/QĐ-UBND ngày 16
tháng 3 năm 2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc kiện toàn cơ cấu tổ chức
bộ máy của Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ninh. Ngoài ra còn thực hiện
một số nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo sự phân công của UBND
tỉnh.
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy.
Ban giám đốc: 01 Giám đốc, 03 Phó Giám đốc và 12 phòng chuyên môn
gồm: Phòng Tổ chức Hành chính; Phòng Kế hoạch Tài vụ; Phòng Dịch vụ
Quảng cáo; Phòng Kỹ thuật Sản xuất chương trình; Phòng Kỹ thuật Truyền dẫn

Phát sóng; Phòng Biên tập Chương trình Truyền hình; Phòng Thời sự; Phòng
Chuyên đề; Phòng Văn nghệ Giải trí; Phòng Biên tập Phát thanh; Phòng Thông
tin điện tử; Phòng Quốc tế.
2. Biên chế.
Tính đến ngày 30/6/2017, Đài Phát thanh và truyền hình Quảng Ninh có
tổng số 209 người, trong đó 151 viên chức và 58 lao động hợp đồng.
Bộ phận kỹ thuật (bao gồm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng và kỹ thuật sản
xuất chương trình) có 64 lao động. Trong đó có trình độ Thạc sỹ: 05; Đại học:
36; Cao đẳng: 13; Trung cấp và CN nghề: 10.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Thời lượng sản xuất, phát sóng.
Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ninh đang duy trì sản xuất và phát
sóng 2 kênh phát thanh và 2 kênh truyền hình:
- QNR1 - Kênh phát thanh thời sự chính trị tổng hợp phát sóng 18h/ngày

Đề án đầu tư, nâng cấp thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng
[14]


Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh
- QNR2 - Kênh phát thanh văn hóa - du lịch - đối ngoại phát sóng
18h/ngày
- QTV1 – Kênh thời sự chính trị tổng hợp phát sóng 24h/ngày.
- QTV3 – Kênh giải trí quảng bá phát sóng 24h/ngày.
Thời lượng chương trình do Đài sản xuất đạt 50-60% thời lượng phát
sóng.
Ngoài ra Đài đang xuất bản 01 Trang thông tin điện tử qtv.vn và một đặc
san in song ngữ tiếng Việt và tiếng Trung.
2. Nội dung chương trình.
Các chương trình của Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh luôn bám sát

định hướng tuyên truyền, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, không sai sót về lập
trường quan điểm, tư tưởng chính trị của Đảng, Nhà nước và của tỉnh. Đài tập
trung tuyên truyền công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ chính trị của
tỉnh; thông tin về hoạt động của các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị; quảng
bá tiềm năng, thế mạnh và các giá trị văn hóa đặc trưng của các địa phương, dân
tộc trong tỉnh; giới thiệu gương người tốt - việc tốt, phản ánh những vấn đề cuộc
sống đặt ra và dư luận xã hội quan tâm; thông tin dự báo thời tiết; quảng bá các
ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng của đất nước và của tỉnh.
Các chương trình hiện phát sóng bằng 4 thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Anh,
tiếng Trung và tiếng dân tộc Dao. Ngoài các bản tin thời sự hàng ngày, Đài cũng
sản xuất các chuyên đề, chuyên mục và nhiều chương trình văn hóa, văn nghệ,
thiếu nhi, truyền hình thực tế với nội dung hấp dẫn, hình thức thể hiện hiện đại
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng. Bên cạnh đó, Đài đã cố
gắng nâng cao chất lượng nội dung thông tin bằng chương trình truyền hình,
phát thanh trực tiếp nhằm đảm bảo tính thời sự và khả năng tương tác với khán,
thính giả.

Bảng 2. Hiện trạng các kênh chương trình của
Đài PTTH Quảng Ninh

Đề án đầu tư, nâng cấp thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng
[15]


Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh
TT

Chỉ tiêu

I


Phát thanh

1

Kênh phát thanh

2

Thời lượng Phát
thanh

II

1

Tiêu chí thống kê

Số
lượng

Tổng số kênh phát thanh

2

Thời lượng chương trình tự sản xuất
(%)

50


Tổng thời lượng phát sóng (Giờ/ngày)

36

Số kênh truyền hình

2

Thời lượng chương trình tự sản xuất
(%)

50

Tổng thời lượng phát sóng (Giờ/ngày)

48

Truyền hình
Thời lượng truyền
hình

2.1. Chương trình Thời sự.
Thời sự truyền hình: Hàng ngày, Đài PTTH Quảng Ninh sản xuất và phát
sóng 7 bản tin thời sự truyền hình, mỗi bản tin từ từ 10 - 25 phút và được phát
sóng trên cả 2 kênh QTV1 và QTV3 (QTV1: 7 bản tin; QTV3: 4 bản tin)
Thời sự phát thanh: Có 8 bản tin thời sự phát thanh trên kênh
QNR1/ngày, mỗi bản tin từ 15 - 30 phút. 13 bản tin thời sự trên kênh
QNR2/ngày, mỗi bản tin 5 phút.
Thời sự quốc tế: Đài sản xuất 5 bản tin thời sự quốc tế/ngày và 13 bản tin
thời sự Quảng Ninh bằng tiếng nước ngoài/tuần (tiếng Anh, Trung, Pháp).

Chương trình thời sự đã cập nhật kịp thời và phản ánh sâu hơn các sự kiện
chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, các vấn đề được dư luận quan tâm.
2.2. Các chương trình chuyên đề, chuyên mục.
Hàng tháng duy trì sản xuất và phát sóng trên 70 chuyên đề, chuyên mục,
phóng sự, phim tài liệu.... trên 2 kênh truyền hình; 65 chuyên đề, chuyên mục
trên 2 kênh phát thanh.
Các chuyên đề, chuyên mục đã ngày càng gắn kết hơn với nhiệm vụ tuyên
truyền của các ngành, lĩnh vực; đánh giá, phát hiện các vấn đề của đời sống
chính trị- xã hội tại địa phương. Mảng văn nghệ-giải trí có nhiều đổi mới cả về
chất lượng nội dung và cách thức thể hiện; trong đó có nhiều chương trình được
dàn dựng công phu, đòi hỏi năng lực sản xuất lớn như: Ca nhạc, tiểu phẩm, các
chương trình truyền hình thực tế, giao lưu – tọa đàm...
2.3. Chương trình PT-TH tiếng dân tộc.
Sản xuất và phát sóng các chương trình PT-TH tiếng Dao với 6 chương trình
Truyền hình tiếng Dao/tháng (25 – 30 phút/số), đồng thời gửi phát sóng trên kênh
Đề án đầu tư, nâng cấp thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng
[16]


Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh
VTV5 - Đài THVN và 3 chương trình phát thanh tiếng Dao/tuần (15 phút/số).
Chương trình phản ánh các tin tức chính trị xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa, xóa
đói giảm nghèo, gương đồng bào dân tộc làm kinh tế giỏi tại các địa phương trong
tỉnh... tới 6,8 vạn người Dao tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đông đảo bà con trong
cả nước.
2.4. Trang Thông tin điện tử qtv.vn.
Nội dung phong phú, tính cập nhật cao, thu hút được số lượng lớn độc
giả. Ngoài trang chủ, còn có 2 chuyên trang tiếng Việt; 2 chuyên trang tiếng
nước ngoài (tiếng Anh và tiếng Trung). Tích hợp phát thanh, truyền hình trực
tuyến và theo yêu cầu. Ngoài ra còn có kênh truyền hình Quảng Ninh trên

Youtube.
2.5. Đặc san song ngữ Hoa Sen.
Đặc san hợp tác giữa Đài PTTH Quảng Ninh và Đài Phát thanh nhân dân
Quảng Tây nhằm quảng bá về tiềm năng phát triển kinh tế, nét đặc sắc về văn
hóa, du lịch của Việt Nam và Trung Quốc.
2.6. Hợp tác sản xuất, phát sóng chương trình.
Đài duy trì tốt mối quan hệ hợp tác với các cơ quan báo chí trong và ngoài
nước. Thường xuyên hợp tác, trao đổi chương trình, trao Đổi đoàn với Đài Phát
thanh nhân dân Quảng Tây, Đài Truyền hình Quảng Tây- Trung Quốc; Đài phát
thanh truyền hình tỉnh GangWoon- Hàn Quốc... và một số cơ quan, đài, báo
quốc tế khác để mở rộng giao lưu, học tập kinh nghiệm nâng cao năng lực các
mặt công tác của Đài.
Phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam thực
hiện các chương trình thời sự và chương trình truyền hình tiếng dân tộc (kênh
VTV5). Duy trì việc trao đổi chương trình phát sóng hàng tháng, hàng quý với
các Đài PTTH địa phương trong cụm thi đua số 2 và các Đài kết nghĩa như: Đài
Vĩnh Phúc, Đài Hà Giang, Đài Quảng Bình, Đài Đồng Nai, Đài Hòa Bình...
Hàng năm, Đài PTTH Quảng Ninh đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác tuyên
truyền với các ngành, các địa phương trong tỉnh, các công ty truyền thông...
nhằm tuyên truyền sâu rộng về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
của tỉnh.
2.7. Phát triển nội dung trên nền tảng công nghệ thông tin.
Từ năm 2009, chương trình phát thanh, truyền hình Quảng Ninh đã phát
trực tuyến hai kênh trên trang tin điện tử www.qtv.vn, từ năm 2015 có thêm
kênh truyền hình trên mạng chia sẻ video tại địa chỉ
www.youtube.com/quangninhtv. Đài PTTH Quảng Ninh cũng đang sản xuất các
nội dung số chia sẻ trên mạng xã hội như Facebook.

Đề án đầu tư, nâng cấp thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng
[17]



Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh
IV. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT
1. Trụ sở của Đài.
Trụ sở Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh hiện nay tại số 66,
Nguyễn văn Cừ, thành phố Hạ Long được xây dựng hoàn thành vào năm 2001
với diện tích khu đất 3.917 m2, với quy mô cho 93 cán bộ, phóng viên, phục vụ
được nhu cầu sản xuất 01 kênh phát thanh và 01 kênh truyền hình gồm 03 khối,
Khối nhà A cao 11 tầng, diện tích xây dựng 170 m2 là khu làm việc cho các
phòng ban chuyên môn của Đài; Khối nhà B cao 02 tầng, diện tích xây dựng 505
m2 là khu sản xuất chương trình; Khối nhà C cao tương đương khối nhà B, diện
tích xây dựng 190 m2 làm hội trường. Thực trạng của trụ sở Đài hiện nay như
sau:
- Khu A: Khu văn phòng làm việc chính tuy được xây dựng 10 tầng,
nhưng thực trạng công năng sử dụng thấp, không hiệu quả, Diện tích công năng
sử dụng cho các phòng làm việc có diện tích nhỏ không phù hợp với việc tác
nghiệp phát thanh truyền hình hiện đại.
- Khu B: Bao gồm phim trường S1, S2 và các phòng lắp đặt hệ thống
thiết bị kỹ thuật. Thực trạng Khu B nhỏ hẹp không còn đáp ứng nhu cầu của
nhiệm vụ khi thời lượng của chương trình QTV1; QTV3; QNR1 phát sóng
24/24 giờ như hiện nay, công năng sử dụng thấp, dẫn đến điều kiện làm việc quá
tải, tình trạng này đã diễn ra trong nhiều năm. Trên thực tế hiện nay, Đài đang
phải co hẹp các phòng làm việc để dành diện tích cho việc lắp đặt các hệ thống
thiết bị kỹ thuật phục vụ cho 4 kênh chương trình, một số thiết bị thuộc 2 dự án
QTV1 và QTV3 hiện tại chưa có phòng lắp đặt thiết bị.
- Khu C: Hội trường lớn 120 chỗ ngồi, nay đã cải tạo thành phim trường
S6 để tạm thời phục vụ việc sản xuất các sân chơi truyền hình đồng thời kết hợp
làm phòng họp cho toàn cơ quan.
- Khu C mở rộng: Cải tạo, sữa chữa năm 2013 cao 3 tầng diện tích sử

dụng 600 m2 tạm thời đáp ứng nhu cầu làm việc của phòng Thời sự và Phát
thanh.
- Tổng diện tích mặt bằng sân vườn và các khu phụ trợ: 2.877 m2
Ngoài ra, Đài PTTH Quảng Ninh còn đang quản lý, sử dụng các Đài phát
sóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh:
- Trung tâm phát sóng Cột 5: Tổng diện tích 5000 m2, diện tích xây
dựng 300 m2, bao gồm nhà đặt máy lắp 10 máy phát hình, phát thanh của trung
ương và của tỉnh, cột anten 125 m, các nhà phụ trợ đặt máy phát điện, trạm biến
áp, nhà ở của công an bảo vệ.
- Đài phát hình quốc gia Móng Cái: Tổng diện tích 7380 m2, diện tích
xây dựng 520 m2 bao gồm nhà đặt máy lắp 05 máy phát hình, phát thanh của
Đề án đầu tư, nâng cấp thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng
[18]


Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh
trung ương và của tỉnh, cột anten 100 m, các nhà phụ trợ đặt máy phát điện, trạm
biến áp, nhà ở của công nhân vận hành.
- Đài phát sóng Bãi Cháy: Tổng diện tích mặt bằng 2.560 m2, diện tích
xây dựng 150 m2 bao gồm nhà đặt máy lắp 03 máy phát hình, phát thanh của
trung ương và của tỉnh, cột anten 35 m, các nhà phụ trợ đặt máy phát điện, trạm
biến áp, nhà ở của công nhân vận hành.
Trụ sở làm việc của Đài tại số 66, Nguyễn văn Cừ, thành phố Hạ Long
sau nhiều năm sử dụng đến nay đã quá tải về công năng sử dụng và hư hỏng
xuống cấp thường xuyên phải sửa chữa rất tốn kém, mặt khác đến thời điểm này
Đài PTTH Quảng Ninh về con người và công việc của Đài đã tăng gấp 2,5 lần
so với thời điểm 2001. Trụ sở làm việc của Đài đã quá tải ảnh hưởng đến việc
tác nghiệp hàng ngày cũng như nguy hiểm đến an toàn của con người và thiết bị
làm việc bên trong.
2. Trang thiết bị kỹ thuật.

2.1. Trang thiết bị kỹ thuật sản xuất chương trình.
2.1.1. Trường quay.
- Đài PTTH Quảng Ninh hiện có 03 trường quay:
+ Trường quay S1: Sản xuất các bản tin thời sự, các chương trình giao
lưu, tọa đàm.
+ Trường quay S2: Sản xuất các chuyên đề, chuyên mục.
+ Trường quay S6: Sản xuất các chương trình văn nghệ, sân chơi truyền
hình, kết hợp làm phòng họp của Đài.
2.1.2. Thiết bị tiền kỳ.
- Xe truyền hình lưu động: Năm 2004, Đài Phát thanh Truyền hình Quảng
Ninh được UBND tỉnh đầu tư xe truyền hình lưu động (THLĐ) với kinh phí xấp
xỉ 10 tỷ đồng; hệ thống thiết bị trên xe THLĐ bao gồm: 4 bộ Camera kỹ thuật số
IKEGAMI HL-60W, Bàn trộn hình số FORA VPS-400D, các VTR Betacam SP,
thiết bị Slowmotion, Router, Chomakey, sync pulse generator, signal converters,
Audio Mixer...; Hiệu quả của việc đầu tư xe truyền hình lưu động được thể hiện
rất rõ nét, đó là hàng năm xe đã thực hiện thành công xuất sắc hàng trăm cuộc
truyền hình trực tiếp và thu ghi lưu động lớn trên khắp các địa bàn toàn tỉnh, nó
đã góp phần không nhỏ cho công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh
tế, an ninh quốc phòng, văn hoá xã hội của tỉnh.
Tháng 4 năm 2016, trong khi đang triển khai thu ghi lưu động chương
trình xã phường tiên tiến tại Trung tâm tổ chức hội nghị Tỉnh thì xe THLĐ mất
tín hiệu không thu được chương trình; trước sự cố kỹ thuật đó, các cán bộ kỹ sư
của Đài đã kiểm tra và đưa ra kết luận là hỏng bàn trộn hình FORA VPS-400D.
Bàn trộn hình For-A VPS400D, trên xe truyền hình lưu động có vai trò đặc biệt
quan trọng, nó được coi là trái tim, linh hồn của xe; tất cả các nguồn tín hiệu
Đề án đầu tư, nâng cấp thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng
[19]


Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh

hình của Camera đầu vào, nguồn tín hiệu tư liệu vào đều được đưa đến bàn trộn
để tổng đạo diễn lựa chọn, sử dụng kỹ xảo, trộn hình đưa ra sóng với khuôn hình
thích hợp; khi bị hỏng bàn trộn hình xe truyền hình lưu động coi như dừng hoạt
động, mất tín hiệu, mất sóng khi làm truyền hình trực tiếp. Qua hơn 12 năm vận
hành khai thiết bị trên xe THLĐ đã nhiều lần hỏng hóc, sửa chữa, đặc biệt là bàn
trộn hình For-A VPS400D, nay hỏng không có vật tư thay thế sửa chữa; không có
bàn trộn hình mới đúng hãng để thay thế; xe truyền hình lưu động đứng trước
nguy cơ không hoạt động được; các cuộc thu ghi, làm truyền hình trực tiếp của
tỉnh sẽ rất khó khăn triển khai thực hiện được. Với vai trò hết sức quan trọng của
xe truyền hình lưu động, Đài đã đưa ra giải pháp tạm thời cải tiến thay thế bàn
trộn hình For-A VPS400D (Production Switcher) bằng bàn trộn hình Panasonic AV
HS400 (multi format live Switcher) của xe truyền hình lưu động 4 Camera
Ikegame. Hai bàn trộn hình này là 2 thế hệ khác nhau; bàn trộn hình For-A
VPS400D là thế hệ cũ chuẩn tín hiệu ra SD; bàn trộn hình Panasonic AV HS400 là
thế hệ mới chuẩn HD, hiện nay bàn trộn hình này đang lắp đặt khai thác tại
trường quay S1 của Đài để thực hiện tham gia vào thu ghi tọa đàm, giao lưu đối
thoại, văn nghệ giải trí, lấy hình phát thanh viên, làm thời sự trực tiếp; công nghệ
sản xuất của 2 hãng khác nhau; bằng nhiều giải pháp kỹ thuật Đài đã thay thế, bổ
sung, lắp ráp, cân chỉnh các thông số kỹ thuật của các thiết bị và đưa vào vận
hành tạm thời, tiếp tục phục vụ nhiệm vụ chính trị của cơ quan cũng như của
Tỉnh.
- Camera phim trường gồm: 01 bộ Camera chuẩn SD được đầu tư năm
2006 đang lắp đặt tại phim trường S2; 03 bộ Camera chuẩn HD được đầu tư năm
2012 hiện nay vẫn sử dụng cho việc lấy hình MC theo chuẩn SD, chưa sử dụng
được cho sản xuất chương trình HD.
- Cammera lưu động cho phóng viên tác nghiệp:
+ Camera ghi băng từ: 20 chiếc hiện nay cơ bản xuống cấp không sử dụng
được, chất lượng hình ảnh mờ nhạt, ống kính mờ mốc, mòn đầu từ, hệ thống cơ
rệu rã, linh kiện già hóa, hỏng hóc không có vật tư thay thế.
+ Camera kỹ thuật số ghi thẻ nhớ, ghi hình được cả 2 chuẩn SD và HD:

16 chiếc được bổ sung qua nhiều đợt từ năm 2009 -2015; hiện nay chất lượng
ghi hình đảm bảo chất lượng, đáp ứng được ghi hình chuẩn HD. Tuy nhiên để
đáp ứng được việc tự sản xuất 50%-60% thời lượng phát sóng truyền hình, đặc
biệt là khi phát chuẩn HD thì cần bổ sung thêm các Camera chuẩn HD.
2.1.3. Thiết bị hậu kỳ.
- 01 hệ thống thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn số Avid được
đầu tư từ năm 2007 với chuẩn SD, đến năm 2012 một số bộ dựng số có cấu hình
đã bắt đầu không phù hợp với yêu cầu công việc; một số vật tư hỏng hóc thay
thế rất khó mua và rất đắt hoặc không có trên thị trường mua để thay thế do sự
độc quyền của hãng Avid; Đến cuối năm 2012 Đài đã chuyển hệ thống này sang
sử dụng làm dự phòng cho việc sản xuất chương trình kênh QTV1.
Đề án đầu tư, nâng cấp thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng
[20]


Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh
- 01 hệ thống thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn số (Matrox,
Adobe premiere CS4 Pro – VectorBox) kênh QTV3, hệ thống này được đầu tư
năm 2010. Hiện nay hệ thống này chỉ đáp ứng được việc sản xuất chương trình
và truyền dẫn phát sóng theo chuẩn SD kênh QTV3, không đáp ứng được việc
sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng theo tiêu chuẩn HD.
- 01 hệ thống thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn số (Adobe
premiere CS5 Pro - MasterPlay) kênh QTV1; Hệ thống được đầu tư năm 2012,
hiện nay hệ thống đang hoạt động đáp ứng được việc sản xuất chương trình và
truyền dẫn phát sóng chuẩn SD kênh QTV1 và sản xuất được một số chương
trình chuẩn HD.
- Hiện nay, Đài chưa có hệ thống lưu trữ trung tâm để phục vụ sản xuất
chương trình phát thanh, truyền hình, lưu trữ dữ liệu lâu dài; hệ thống có dung
lượng lớn, tốc độ truy cập nhanh, độ an toàn và bảo mật cao.
Bảng 3. Hiện trạng thiết bị sản xuất chương trình

TT

Chỉ tiêu

Tiêu chí thống kê

Công nghệ

Phim trường
1

Thiết bị SXCT
Truyền hình

Số lượng
3

Camera (máy)

Số, Thẻ nhớ

20

Bộ dựng (Bộ)

Số, nối mạng

20

SD


1

Xe truyền hình lưu
động (xe)

2.2. Thiết bị truyền dẫn phát sóng.
2.2.1. Thiết bị phát sóng tự động.
- 01 hệ thống thiết bị phát sóng tự động MasterPlay cho kênh QTV1; Hệ
thống được đầu tư năm 2012, hiện nay hệ thống đang hoạt động đáp ứng được
việc truyền dẫn phát sóng chuẩn SD kênh QTV1.
- 01 hệ thống phát sóng tự động VectorBox cho kênh QTV3, hệ thống này
được đầu tư năm 2010. Hiện nay hệ thống này chỉ đáp ứng được việc truyền dẫn
phát sóng theo chuẩn SD kênh QTV3, không đáp ứng được việc truyền dẫn phát
sóng theo tiêu chuẩn HD.
2.2.2. Thiết bị phát sóng mặt đất.
Chương trình truyền hình Quảng Ninh QTV đang được phát sóng mặt đất
(analog) trên hệ thống 31 máy phát trong địa bàn toàn tỉnh (Tham khảo Phụ lục
1 - Danh mục các máy phát hình (Analog) kênh chương trình truyền hình
Quảng Ninh QTV1 tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tính đến
năm 2015).
Đề án đầu tư, nâng cấp thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng
[21]


Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh
2.3. Hiện trạng phủ sóng Truyền hình Quảng Ninh.
2.3.1. Phát sóng tương tự (Analog) mặt đất
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, chương trình truyền hình Quảng Ninh
đang được phát sóng bằng hệ thống các máy phát sóng mặt đất (Analog) được

phân bổ như phần trên (tham khảo Phụ lục 1 - Danh mục các máy phát hình
(Analog) kênh chương trình truyền hình Quảng Ninh QTV tại các địa phương
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tính đến năm 2015) và được mô tả như bản đồ phủ
sóng dưới đây:

Đề án đầu tư, nâng cấp thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng
[22]


Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh
Căn cứ theo nội dung Thông báo số 135/TB-BTTTT, ngày 21/6/2017 của
Bộ Thông tin và Truyền thông, về kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án số
hóa Truyền hình Việt Nam, tỉnh Quảng Ninh sẽ dừng phát sóng tương tự
(Analog) mặt đất từ ngày 15/8/2017.
2.3.2. Truyền hình số mặt đất
Căn cứ Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất
đến năm 2020; Văn bản số 4110/BTTTT-CTS, ngày 22/11/2016 của Bộ Thông
tin và Truyền thông, V/v ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại các
tỉnh thuộc giai đoạn II của Đề án số hóa truyền hình Việt Nam; Thông báo số
45/TB-BTTTT, ngày 09/3/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông, về kết luận
của Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án số hóa Truyền hình Việt Nam, tỉnh Quảng Ninh
sẽ dừng phát sóng tương tự (Analog) mặt đất từ ngày 15/8/2017 tại Hạ Long Và
Móng Cái.
Thời gian qua Tỉnh Quảng Ninh đã tích cực triển khai Đề án số hóa truyền
dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất của Chính phủ, đã thực hiện công tác tuyên
truyền Đề án số hóa truyền hình trên các phương tiện thông tin truyền thông
cũng như trong việc phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị cơ sở hạ tầng vật
chất kỹ thuật cho các đơn vị truyền dẫn phát sóng.
Tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan làm việc với Công ty Cổ

phần Truyền dẫn phát sóng truyền hình Đồng bằng Sông Hồng (RTB) và đã
cùng thống nhất lựa chọn đơn vị RTB là đơn vị cung cấp hạ tầng truyền dẫn phát
sóng truyền hình số mặt đất cho tỉnh Quảng Ninh.
Do điều kiện địa lý tỉnh Quảng Ninh trải dài, địa hình rất phức tạp, nhiều
đồi núi cao, biên giới, hải đảo nên việc phủ sóng truyền hình số mặt đất DVBT2 là hết sức khó khăn. Để triển khai phát sóng DVB-T2 theo lộ trình của Đề án
số hóa truyền hình của Chính phủ, Quảng Ninh rất cần sự vào cuộc của các cơ
quan đơn vị liên quan, đặc biệt Công ty RTB là đơn vị được Chính phủ chỉ định
đơn vị thực hiện truyền dẫn cho 14 tỉnh thành phố Đồng bằng Bắc bộ.
Thực trạng phát sóng số mặt đất (DVB-T2) hiện nay trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh:
- Năm 2004, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC đã lắp đặt và cho vào hoạt
động một máy phát hình số DVB-T, kênh 6 và kênh 9, công suất 10W trên đài
phát sóng Cột 5; máy có công suất không lớn, diện phủ sóng trong nội bộ thành
phố Hạ Long.
- Năm 2015, Đài THVN đã lắp đặt và cho vào hoạt động một máy phát
hình số DVB-T2, kênh 27, công suất 2KW trên đài phát sóng Cột 5, một máy 2
KW đài phát sóng quốc gia Móng Cái, một máy 1KW ở thị trấn huyện Vân Đồn;
máy có công suất tương đối lớn, chất lượng hình ảnh âm thanh tốt, diện phủ
sóng gần như hết toàn bộ thành phố Hạ Long, thành phố Móng Cái, thị trấn Vân
Đồn và một phần diện tích của huyện thị xã thành phố lân cận; Theo kế hoạch,
Đài THVN trước đó cũng đã lắp đặt và cho vào hoạt động một máy phát hình số
Đầu tư trang thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng

[23]


Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh
DVB-T2, kênh 43, công suất 2KW tại thị xã Kiến An Hải Phòng; diện phủ sóng
gần như hết toàn bộ thị xã Quảng Yên, một phần lớn thành phố Uông Bí và thị
xã Đông Triều và thêm một phần thành phố Hạ Long, Hoàng Bồ. Hiện nay kênh

QTV1 đang được phát sóng miễn phí trên hạ tầng truyền dẫn phát sóng DVB-T2
của Đài THVN.
- Công ty Cổ phần Truyền dẫn phát sóng truyền hình Đồng bằng Sông
Hồng (RTB) đã lắp đặt và cho vào hoạt động một máy phát hình số DVB-T2,
kênh 48, tại thành phố Hải Phòng; diện phủ sóng được phần lớn thị xã Quảng
Yên, một phần lớn thành phố Uông Bí và thị xã Đông Triều. Công ty RTB đang
khẩn trương hoàn thiện hạ tầng mạng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt
đất, đảm bảo vùng phủ sóng và chất lượng phủ sóng truyền hình số mặt đất
DVB-T2 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trước ngày, đáp ứng được các tiêu chí
quy định trong Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến
năm 2020 của Chinh phủ. Sau khi Công ty RTB hoàn thiện hạ tầng mạng truyền
dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Đài PTTH
Quảng Ninh sẽ phát sóng các chương trình truyền hình trên hệ thống này.
- Đến tháng 7/2017, Truyền hình Quảng Ninh (QTV) đã phát sóng trên
các hệ thống truyền hình số mặt đất: Truyền hình số mặt đất DVB-T2 của VTV
tạ Hạ Long, Vân Đồn và Móng Cái; Truyền hình số mặt đất DVB của VTC tại
Hạ Long.
2.3.3. Phát sóng trên hệ thống Truyền hình trả tiền.
Hiện có 5 đơn vị cung cấp dịch vụ Truyền hình trả tiền đang phân phối
các kênh truyền hình Quảng Ninh với mạng lưới phủ khắp các địa bàn tỉnh
Quảng Ninh (tham khảo Phụ lục 2 – Mạng lưới truyền hình trả tiền trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh) (nguồn Sở Thông tin và Truyền thông), cụ thể như sau:
- Viễn thông Quảng Ninh: truyền hình Internet MyTV.
- Viettel Quảng Ninh: truyền hình Internet NextTV.
- Trung tâm TNHH Truyền hình cáp Saigontourist: truyền hình cáp SCTV.
- Công ty CP viễn thông FPT Quảng Ninh: truyền hình Internet OneTV.
- Công ty TNHH Truyền hình cáp Alpha Quảng Ninh: Alpha Quảng Ninh.
Chương trình truyền hình Quảng Ninh (QTV1; QTV3) hiện nay đang phát
sóng trên tất cả các hạ tầng này.
Bảng 4. Số lượng thuê bao truyền hình trả tiền tại Quảng Ninh.

Năm

Số lượng thuê bao

2016

70.000

(Bao gồm các thuê bao truyền hình cáp và truyền hình Internet, các thuê bao này đều xem
được truyền hình Quảng Ninh, nguồn Sở Thông tin và Truyền thông)

Đề án đầu tư, nâng cấp thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng
[24]


Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh
Truyền hình Quảng Ninh còn đang phát sóng trên các hệ thống truyền
hình cáp VTVcab, HTVC, SCTV và trên 40 Công ty truyền hình cáp trong cả
nước, trên các hệ thống IPTV như Mytv, Next tv, Onetv, Viettel, phát trực tuyến
trên trang tin điện tử www.qtv.vn, từ năm 2015 có thêm kênh truyền hình trên
mạng chia sẻ video tại địa chỉ www.youtube.com/quangninhtv.
2.3.4. Phát sóng trên vệ tinh Vinasat
Từ năm 2009, Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh phát sóng qua vệ tinh
Vinasat-1 trong hệ thống VTC, K+, AVG đã góp phần mở rộng diện phủ sóng
trong phạm vi toàn tỉnh và cả nước.
Bản đồ phủ sóng vệ tinh của Đài PTTH Quảng Ninh.
(nguồn VTV cung cấp)

2.4. Thiết bị thu xem.
Để xem các chương trình truyền hình Quảng Ninh, người dân có máy thu

hình có thể sử dụng các phương thức sau:
- Xem truyền hình mặt đất Analog: Thu bằng Anten (tuy nhiên, truyền
hình mặt đất Analog sẽ dừng phát sóng theo lộ trình của Ban chỉ đạo Đề án số
hoá phát sóng truyền hình mặt đất của Chính phủ);
- Xem truyền hình số mặt đất: Thu bằng ti vi có tích hợp bộ giải mã DVBT2 hoặc thông qua bộ giải mã DVB-T2 bên ngoài sau đó kết nối với tivi (đây là
Đề án đầu tư, nâng cấp thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng
[25]


×